Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chương trình bán vé cho rạp chiếu phim beta thái nguyên...

Tài liệu Xây dựng chương trình bán vé cho rạp chiếu phim beta thái nguyên

.PDF
93
215
104

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin dành lời cảm ơn thầy cô ở trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông. Đặc biệt, là các thầy cô trong khoa hệ thống thông tin. Những người đã chỉ lối, dẫn đường cho em trên hành trình đi tìm tri thức, những người đã hướng dẫn, dạy bảo em tận tình trong quá trình học tại mái trường. Cùng lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Nông Thị Hoa, người đã hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài đồ án này. Do còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nên chương trình còn nhiều thiếu sót cần được bổ xung.Vậy em mong muốn thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến giúp cho đề tài của em ngày càng được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Sinh viên Hoàng Văn Mười 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi Hoàng Văn Mười xin cam đoan:  Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế trên cơ sở các số liệu thực tế và được thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.  Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào.  Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo.  Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Hoàng Văn Mười 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong thế giới rộng lớn của Internet với hàng tỷ người đang sử dụng hàng ngày, phần lớn trong số họ thường đọc các thông tin quảng cáo dịch vụ trực tuyến khi lướt web và đó là cơ hội để doanh nghiệp quảng cáo tiếp thị cho sản phẩm - dịch vụ của mình trực tuyến trên Internet. Mang phong cách quảng cáo trực tuyến mới mẻ, giao diện bắt mắt, một website sẽ mang lại những lợi thế sau đây: 1. Hình thức thể hiện  Hình thức thể hiện bằng banner, tin tức, hình ảnh quảng cáo sản phẩm, cách làm đó mang lại những lợi ích sau:  Lượng chương trình quảng cáo hiển thị trên một giao diện website là rất lớn, mọi chương trình quảng cáo đều có cơ hội tiếp cận với khách hàng.  Khách hàng vào website với mục đích tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ,nên độ sàng lọc khách hàng là rất cao.  Khách hàng sẽ không phải mệt mỏi vì đọc những trang chữ dài, nên sẽ thu thập được nhiều thông tin cần thiết hơn cho họ. 2. Đối với khách hàng (Người dùng) Không mất công phải mòn mỏi tìm kiến thông tin về sản phẩm, tin tức và dịch vụ mình cần trên mạng, nhất là với nhiều người không thường xuyên tiếp xúc với máy tính - kỹ năng tìm kiếm trên mạng còn hạn chế thì đây là một môi trường tuyệt vời cho họ. Xem được nhiều thông tin hơn, dễ dàng hơn trong việc so sánh các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 3. Đối với nhà cung cấp (Công ty, Doanh nghiệp)  Sàng lọc được khách hàng, không phải tốn chi phí và thời gian cho những người không có nhu cầu.  Dễ dàng được khách hàng biết đến hơn so với cách quảng cáo trên các trang web khách tại Việt Nam.  Chi phí giảm trong khi hiệu quả tăng cao. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Sinh viên Hoàng Văn Mười CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lịch sử ngôn ngữ C# 3 Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này điều là những người nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Turbo Pascal, một ngôn ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp (IDE) cho lập trình client/server. 1.2. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C#.net Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong một ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội đủ những điều kiện như vậy, hơn nữa nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++và Java. C# được xây dựng và kiến trúc bởi Anders Hejlsberg, người đã viết nên trình biên dịch Pascal và có nhiều đóng góp cho Delphi cũng như Java. C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework . C# do Microsoft đề ra là ngôn ngữ hướng đối tượng rất thuần nhất và trong sáng, nó hiện thực hầu hết các tính chất tốt của mô hình hướng đối tượng giống như Java. C# sẽ được dịch ra mã máy để chạy trên nền .Net, nền này cung cấp rất nhiều đối tượng mạnh, phong phú và đa dạng để giải quyết nhiều vấn đề phổ biến trong lập trình. Ngôn ngữ C# chứa các từ khóa cho việc khai báo những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa, và đa hình đây là ba thuộc tính cơ bản của bất cứ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. C# hỗ trợ giao diện (interface), nó được xem như một cam kết với một lớp 4 cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thể thực thi nhiều giao diện. Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ hỗ trợ việc truy cập bộ nhớ trực tiếp sử dụng kiểu con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu ngoặc [] trong toán tử. C# là ngôn ngữ đơn giản C# là ngôn ngữ hiện đại C# là ngôn ngữ hướng đối tượng C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo C# là ngôn ngữ có ít từ khóa C# là ngôn ngữ hướng module C# sẽ trở nên phổ biến Có 2 kiểu ứng dụng chính trong C#.net: Console application, Window application  Console application được thiết kế để chạy các dòng lệnh không hỗ trợ giao diện cho người sử dụng.  Window application được thiết kế để chạy trên màn hình nền có hỗ trợ giao diện cho người sử dụng. Nền tảng về ngôn ngữ C# 1.3. Lớp, đối tượng và kiểu Bản chất của lập trình hướng đối tượng là tạo ra các kiểu mới. Một kiểu biểu diễn một vật gì đó. Giống với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác, một kiểu trong C# cũng định nghĩa bằng từ khoá class(và được gọi là lớp) còn thểhiện của lớp được gọi là đối tượng. Xem Ví dụ1 ta thấy cách khai báo một lớp HelloWorld. Ta thấy ngay là cách khai báo và nội dung của một lớp hoàn toàn giống với ngôn ngữ Java và C++, chỉ có khác là cuối khai báo lớp không cần dấu “;” 5 1.3.1. Phương thức (Main) Các hành vi của một lớp được gọi là các phương thức thành viên (gọi tắt là phương thức) của lớp đó. Một phương thứclà một hàm(phương thức thành viên còn gọi là hàm thành viên). Các phương thức định nghĩa những gì mà một lớp có thể làm. Cách khai báo, nội dung và cách sửdụng các phương thức giống hoàn toàn với Java và C++. Trong ví dụtrên có một phương thức đặc biệt là phương thức Main()(như hàm main()trong C++) là phương thức bắt đầu của một ứng dụng C#, có thể trảvề kiểu voidhay int. Mỗi một chương trình (assembly) có thể có nhiều phương thức Main nhưng khi đó phải chỉ định phương thức Main() nào sẽ bắt đầu chương trình. b) Namespace - .NET cung cấp một thư viện các class rất đồ sộ, trong đó Console là một class nhỏ trong thư viện các class này. - Mỗi class có một tên riêng, vì vậy người lập trình không thể nào nhớ hết tên các class trong .NET. Để giải quyết vấn đề này là việc tạo ra một namespace, namespace sẽ hạn chế phạm vi của một tên, làm cho tên này chỉ có ý nghĩa trong vùng đã định nghĩa. 1.4. Định danh – biến và toán tử trong C# 1.4.1. Định danh Định danh là tên mà người lập trình chỉ định cho các kiểu dữ liệu, các phương thức, biến, hằng, hay đối tượng.... Một định danh phải bắt đầu với một ký tự chữ cái hay dấu gạch dưới, các ký tự còn lại phải là ký tự chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới. Theo qui ước đặt tên của Microsoft thì đề nghị sử dụng cú pháp lạc đà (camel notation) bắt đầu bằng ký tự thường để đặt tên cho các biến, với ký tự đầu tiên là hoa cho cách đặt tên hàm và hầu hết các định danh còn lại 6 Các định danh không được trùng với các từ khoá trong C# 1.4.2. Biến - Dùng để lưu trữ giá trị mang một kiểu dữ liệu nào đó. Khai báo biến: Sau khi khai báo biến phải gán giá trị cho biến [ = ] ; Phạm vi hoạt động của biến là vùng đoạn mã mà từ đấy biến có thể được truy xuất.Trong một phạm vi hoạt động (scope), không thể có hai biến cùng mang một tên trùng nhau. 1.4.3. Hằng Một hằng (constant) là một biến nhưng trị không thể thay đổi được suốt thời gian thi hành chương trình. Đôi lúc ta cũng cần có những giá trị bao giờ cũng bất biến. - Hằng được phân làm 3 loại: + Giá trị hằng (literal) + Biểu tượng hằng (symbolic constants) + Kiểu liệt kê (enumerations) 1.4.4. Toán tử 7 a) Toán tử toán học: + , - , * , / , % b) Toán tử tăng / giảm: += , -= , *= , /= , %= c) Toán tử tăng / giảm 1 đơn vị: ++ , --d) Toán tử gán: = e) Toán tử quan hệ: == , != , > , >= , < , <= f) Toán tử logic: ! , && , || g) Toán tử 3 ngôi: (Điều_Kiện) ? (Biểu_Thức_1) : (Biểu_Thức_2) ; 1.5. Kiểu dữ liệu – Cấu trúc điều kiện – Cấu trúc lặp 1.5.1. Kiểu dữ liệu và xây dựng sẵn Ngôn ngữ C# đưa ra các kiểu dữ liệu xây dựng sẵn rất hữu dụng, phù hợp với một ngôn ngữ lập trình hiện đại, mỗi kiểu dữ liệu được ánh xạ đến một kiểu dữ liệu được hỗ trợ bởi hệ thống xác nhận ngôn ngữ chung (Common Language Specification: CLS) trong MS.NET. Việc ánh xạ các kiểu dữ liệu nguyên thuỷ của C# đến các kiểu dữ liệu của .NET sẽ đảm bảo các đối tượng được tạo ra trong C# có thể được sử dụng đồng thời với các đối tượng được tạo bởi bất cứ ngôn ngữ khác được biên dịch bởi .NET, như VB.NET. Bảng sau sẽ mô tả một số các kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn C# hỗ trợ 8 kiểu dữ liệu số nguyên sau: Name CTS Type Sbyte System.SByte Short System.Int16 Int System.Int32 Long System.Int64 Byte System.Byte Description 8-bit integer Range (min:max) signed -128:127 (-27:27-1) 16-bit signed -32,768:32,767 (-215:215-1) integer 32-bit signed-2,147,483,648:2,147,483,647 (-231:231-1) integer 64-bit signed-9,223,372,036,854,775,808: 9,223,372,036,854,775,807 (-263:263-1) integer 8-bit integer signed 0:255 (0:28-1) 8 Ushort System.UInt16 16-bit signed 0:65,535 (0:216-1) integer Uint System.UInt32 32-bit signed 0:4,294,967,295 (0:232-1) integer Ulong System.UInt64 64-bit signed 0:18,446,744,073,709,551,615(0:264-1) integer Kiểu dữ liệu số dấu chấm di động (Floating Point Types) Name CTS Type Description Significant Range Figures (approximate) 32-bit singleFloat System.Single precision 7 floating- point 64-bit doubleDouble System.Double precision 15/16 floating- point ±1.5 × 10-45 to ± 3.4 × 1038 ±5.0 × 10-324 to ±1.7 × 10308 Quá trình chuyểu đổi kiểu (Type Conversions) Bảng sau hiển thị cách chuyển đổi kiểu implicit được hỗ trợ trong C#. From To Sbyte short, int, long, float, double, decimal Byte short, ushort, int, uint, long, ulong, float, double, decimal Short int, long, float, double, decimal Ushort int, uint, long, ulong, float, double, decimal Int Uint long, ulong long, float, double, decimal long, ulong, float, double, decimal float, double, decimal 9 Float Double Char ushort, int, uint, long, ulong, float, double, decimal 10 * Bảng trình bày các ký tự đặc biệt Kiểu C# Số Kiểu byte .NET Mô tả Byte 1 Byte Số nguyên dương không dấu từ 0 đến 255 Char 2 Char Ký tự Unicode Bool 1 Boolean Giá trị logic true / false sbyte 1 Sbyte Số nguyên có dấu từ -128 đến 127 short 2 Int16 Số nguyên có dấu từ -32768 đến 32767 ushort 2 Uint16 Số nguyên dương không dấu từ 0 đến 65535 int 4 Int32 Số nguyên có dấu từ -2.147.483.647 đến 2.147.483.647 uint 4 Uint32 Số nguyên không dấu từ 0 đến 4.294.967.295 double 8 Double Kiểu dấu chấm động có độ chính xác gấp đôi, giá trị xấp xỉ từ -1.7E-308 đến 1.7E+308, với 15, 16 chữ số có nghĩa decimal 8 Decimal Có độ chính xác đến 28 con số và giá trị thập phân, được dùng trong tính toán tài chính, kiểu này đòi hỏi phải có hậu tố “m” hay “M” long 8 Int64 Kiểu số nguyên có dấu có giá trị trong khoảng -9.223.370.036.854.775.808 đến 9.223.372.036.854.775.807 ulong 8 Uint46 Số nguyên 0xfffffffffffffff 11 không dấu từ 0 đến 1.5.2 Mảng (Arrays) Array là một cấu trúc dữ liệu cấu tạo bởi một số biến được gọi là những phần tử mảng. Tất cả các phần tử này đều thuộc một kiểu dữ liệu. Bạn có thể truy xuất phần tử thông qua chỉ số (index). Chỉ số bắt đầu bằng zero. Có nhiều loại mảng (array): mảng một chiều, mảng nhiều chiều. Cú pháp : type[ ] array-name; thí dụ: int[] myIntegers; // mảng kiểu số nguyên string[]mystring; // mảng kiểu chuỗi chữ Mảng nhiều chiều (Multidimensional Arrays in C#) Cú pháp : Type[,] array-name; Thí dụ muốn khai báo một mảng hai chiều gồm hai hàng ba cột với phần tử kiểu nguyên : Int[,] myRectArray = new int[2,3]; Bạn có thể khởi gán mảng xem các ví dụ sau về mảng nhiều chiều: Int[,] myRectArray = new int[,]{ {1,2},{3,4},{5,6},{7,8}};// mảng 4 hàng 2 cột 1.5.3. Xử lý chuỗi Lớp đối tượng String C# xem những chuỗi như là những kiểu dữ liệu cơ bản tức là các lớp này rất linh hoạt, mạnh mẽ, và nhất là dễ sử dụng. Mỗi đối tượng chuỗi là một dãy cố định các ký tự Unicode. 1.6. Lớp và đối tượng Trong C# tất cả các biến đều là đối tượng. Mỗi một đối tượng đều có các biến thành viên để lưu trữ dữ liệu cho các phương thức(hàm) để tác động lên biến 12 thành viên. Mỗi đối tượng thuộc về một lớp đối tượng nào đó. Các đối tượng có cùng lớp thì có cùng các biến thành viên và phương thức. 13  Lớp Kiểu dữ liệu trong C# được định nghĩa là một lớp (class). Người lập trình tạo ra các kiểu dữ liệu mới bằng cách xây dựng các lớp đối tượng. Một lớp có thể chứa sự kết nối của các dữ liệu (fields), các hoạt động được thực hiện trên dữ liệu (method) và sự truy nhập tới dữ liệu (properties) Cú pháp: [Thuộc tính] [Bổ từ truy xuất] class <Định danh lớp> [: Lớp cơ sở] { thân lớp }  Đối tượng Để khai báo một đối tượng của lớp ta dùng từ khóa new và khai báo nó theo cấu trúc sau: = new ([các giá trị khởi tạo nếu có]) Để truy nhập đến một phương thức ta thông qua tên biến đối tượng và toán tử chấm “.”: . ([danh sách các đối số nếu có]) Đối với các lớp lồng nhau, để truy cập đến những thuộc tính và phương thức của class lồng thì khi khai báo cần chỉ ra lớp chứa đựng nó. Muốn sử dụng biến của lớp chứa thì các biến của lớp dùng để chứa phải khai báo là static và phải khai báo đối tượng chứa nó. 1.6.1. Hàm hủy bỏ (destructor) Dùng để giải phóng vùng nhớ đã cấp phát cho đối tượng khi mà đối tuợng không còn được tham chiếu đến. Hàm hủy bỏ là một hàm không có giá trị trả về có tên trùng tên với class và có thêm kí tự “~”ở trước. Muốn khai báo một destructor chúng ta khai báo nó với cú pháp như sau: 14 class className{ public ~className() { Tuy nhiên, trong ngôn ngữ C# thì cú pháp khai báo trên là một shortcut liên kết đến một phương thức kết thúc Finalize được kết với lớp cơ sở, do vậy khi viết ~ classname() { // Thực hiện một số công việc } Và viết : class1.Finalize() { // Thực hiện một số công việc base.Finalize(); } Thì hai cách viết như thế này sẽ được C# hiểu là như nhau. 1.6.2. Sử dụng các thành viên tĩnh static: Thành viên tĩnh không thể hiện gì cho lớp về cả thuộc tính và phương thức mà nó như là một thành phần của lớp.  Sử dụng phương thức tĩnh: Một phương thức static có phạm vi hoạt động giống như một phương thức toàn cục mà không cần tạo ra bất cứ một thể hiện nào của lớp cả. Toàn cục ở đây hiểu theo nghĩa là toàn cục trong lớp. Gọi một phương thức static: Về bản chất thành phần static là một thành phần của lớp không thể hiện trả về vì vậy không có một tham chiếu this. Một hàm static không thể trực tiếp truy xuất đến các thành viên không static mà phải thông qua một đối tượng thể hiện của lớp đó như sau: Tenlop.tenhamtinh ([danh sach tham so neu co]: 15 Ví dụ diem.hien() là lời gọi đến phương thúc tĩnh có tên là hien() của lớp diem  Sử dụng các phương thức khởi tạo static: Trong khai báo một static constructor không có từ khóa truy cập. Phương thức tĩnh chỉ có thể truy nhập đến thành phần dữ liệu cũng có tính chất tĩnh mà thôi. Nếu trong khai báo lớp có một hàm static constructor thì hàm này sẽ được gọi trước khi bất cứ một thể hiện nào của lớp được tạo ra. Việc sử dụng hàm khởi tạo static cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì chúng ta không thể theo dõi nó được như trong C++ vì thế thường gây ra những hậu quả khó lường. - Khởi tạo private constructor: Việc sử dụng một hàm khởi tạo private trong lớp sẽ có tác dụng ngăn chặn tạo ra bất kì một đối tượng nào của lớp. Hàm khởi tạo private này mặc nhiên, không có tham số gì cả và trống rỗng. Khi đó trong lớp sẽ không có hàm khởi tạo public nên sẽ không khởi tạo được bất cứ một thành viên thể hiện nào. Ví dụ không muốn tạo ra bất kì một đối tượng nào của lớp diem thì trong khi định nghĩa lớp ta sẽ định nghĩa thêm một hàm khởi tạo tầm vực là private như sau: private diem () { // không làm gì cả }  Sử dụng các thuộc tính tĩnh: Trong C# không hề có một biến nào có phạm vi hoạt động toàn cục như trong một số ngôn ngữ lập trình khác ( pascal, C, C++, Visual Basic …) việc sử dụng một biến với mục đích “toàn cục” trở nên là một điều không thể. Biến toàn cục trong các ngôn ngữ khác được hiểu là toàn cục trong ứng dụng nhưng đối với C# thì toàn cục theo nghĩa hiểu của nó là toàn cục trong một lớp và không có khái 16 niệm toàn cục trong toàn bộ chương trình. Nếu ta khai báo một biến thành viên tĩnh của lớp thì biến thành viên tĩnh này có tầm vực hoạt động theo ý nghĩa toàn cục đó. Các biến thành viên tĩnh có hoạt động tích cực trong vai trò này. 17  Lớp tĩnh: Một lớp có thể được xây dựng là một lớp tĩnh và chỉ chứa các thành phần tĩnh mà thôi và nó không cho phép tạo thể hiện của lớp bằng việc sử dụng từ khóa new. Lớp static thường được tải tự động trong Net.Framework khi chương trình hoặc namespace chứa lớp được tải lên.Việc tạo một static class giống với việc tạo ra một lớp mà chỉ chứa một private constructor. Như vậy là có thể kiểm tra chắc chắn và đảm bảo những thành viên của lớp này không thể được tạo ra. 1.6.3. Nạp chồng phương thức Chồng phương thức là việc tạo ra nhiều phương thức trùng tên với nhau nhưng nhận các tham số khác nhau hay trả về dữ liệu khác nhau. Việc phân biệt các hàm này dựa vào dấu ấn: + Khác nhau các tham số: khác nhau về số lượng tham số + Khác nhau về kiểu dữ liệu của tham số, kiểu dữ liệu trả về của phương thức. 1.7. Cấu trúc chương trình C# C# là một ngôn ngữ phân biệt chữ hoa và chữ thường. Dấu ; được dùng để kết thúc câu lệnh. Tất cả các khai báo và câu lệnh thực hiện đều được đặt trong một file với phần mở rộng là cs. 1.7.1 Cấu trúc điều khiển Câu lệnh điều kiện if : Câu lệnh phân nhánh if...else dựa trên một điều kiện. Điều kiện là một biểu thức sẽ được kiểm tra giá trị ngay khi bắt đầu gặp câu lệnh đó. Nếu điều kiện được kiểm tra là đúng, thì câu lệnh hay một khối các câu lệnh bên trong thân của câu lệnh if được thực hiện. Trong câu điều kiện if...else thì else là phần tùy chọn. Các câu lệnh bên trong thân của else chỉ được thực hiện khi điều kiện của if là sai. Do vậy khi câu 18 lệnh đầy đủ if...else được dùng thì chỉ có một trong hai if hoặc else được thực hiện 19 Cú pháp như sau: If(condition) Statement(s) [else Startemant(s)] Câu lệnh switch: Các câu lệnh if nằm lồng rất khó đọc, khó gỡ rối. Khi bạn có một loạt lựa chọn phức tạp thì nên sử dụng câu lệnh switch. Cú pháp như sau: switch (biểu thức) { casce biểu thức ràng buộc: câu lệnh câu lệnh nhảy [default: câu lệnh mặc định] } 1.7.2. Lệnh lặp (Loops): C# cung cấp cho chúng ta 4 vòng lặp khác nhau (for, while, do...while, và foreach) cho phép chúng ta thực hiện một đoạn mã lặp lại đến khi đúng điều kiện lặp. Lệnh for Cú pháp: for (initializer;condition;iterator) statement(s) while (The while Loop) Cú pháp như sau : while(condition) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan