Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát t...

Tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh chợ lớn đến 2015

.PDF
114
151
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- VÕ THỊ CẨM THÚY XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CHỢ LỚN ĐẾN 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp: “XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHỢ LỚN ĐẾN NĂM 2015” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của riêng tôi. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, thực tế khách quan, được sự cho phép và xác nhận của đơn vị nghiên cứu. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy cô Trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là PGS.TS. Trần Huy Hoàng đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Xin cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chợ Lớn (BIDV Chợ Lớn) đã tạo điều kiện và cung cấp các số liệu để tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng12 năm 2012 Tác giả Võ Thị Cẩm Thúy MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Trang LỜI MỞ ĐẦU: ......................................................................................................... 01 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu ............................................................... 01 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 01 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 02 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 02 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................... 03 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................. 04 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1.1. Chiến lược và quản trị chiến lược ..................................................................... 05 1.1.1. Chiến lược ............................................................................................. 05 1.1.1.1 Khái niệm chung ......................................................................... 05 1.1.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh ....... 05 1.1.1.3. Tác dụng của xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng ....... 06 1.1.2. Quản trị chiến lược ................................................................................ 07 1.1.3. Các chiến lược kinh doanh cơ bản ........................................................ 07 1.1.3.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung................................................ 07 1.1.3.2. Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp ................................................ 08 1.1.3.3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ ............................. 08 1.1.3.4. Mối quan hệ với khách hàng ..................................................... 09 1.1.3.5. Hiệu quả mạng lưới ................................................................... 09 1.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh ...................................................... 09 1.2.1. Xác định mục tiêu.................................................................................. 09 1.2.2. Phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh ....................... 09 1.2.2.1. Giai đoạn thu thập và hệ thống hóa thông tin ........................... 09 1.2.2.2. Giai đoạn kết hợp chọn lọc các chiến lược khả thi .................... 14 1.2.2.3. Giai đoạn quyết định.................................................................. 19 1.2.3. Lựa chọn và quyết định chiến lược ....................................................... 19 1.2.3.1. Các căn cứ lựa chọn chiến lược ................................................. 20 1.2.3.2. Nguyên tắc lựa chọn chiến lược ................................................ 20 1.2.3.3. Quyết định chiến lược................................................................ 20 1.2.4. Triển khai thực hiện chiến lược ............................................................ 21 1.2.4.1. Thiết lập các mục tiêu hàng năm ................................................ 21 1.2.4.2. Xây dựng các chính sách và chương trình hành động ............... 21 1.2.5. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược ........................................ 22 1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh .................... 22 1.3.1. Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại một số ngân hàng thương mại 1.3.1.1. Ngân hàng ngoại thương Tp.HCM ...................................................... 22 1.3.1.2. Ngân hàng TMCP Á Châu .................................................................. 24 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của một số ngân hàng thương mại ................................................. 25 Kết luận chương 1: ............................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ LỚN 2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn ... 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ........................................................ 28 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................... 28 2.1.2.2. Bộ máy quản lý .......................................................................... 29 2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu .............................................................. 30 2.1.4. Kết quả kinh doanh qua các năm 2008-2011, ước thực hiện năm 2012 30 2.2. Nội dung cơ bản chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020, thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của BIDV tại Chi nhánh Chợ Lớn ......... 34 2.2.1. Nội dung cơ bản chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 ......... 34 2.2.2. Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của BIDV tại Chi nhánh Chợ Lớn .................................................................................. 36 2.3. Phân tích môi trường kinh doanh ...................................................................... 37 2.3.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của BIDV Chợ Lớn ......................................................................................................... 37 2.3.1.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................ 37 2.3.1.2. Môi trường vi mô ............................................................................... 42 2.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................... 48 2.4. Phân tích yếu tố nội bộ BIDV Chợ Lớn............................................................ 49 2.4.1. Đánh giá tiềm lực thông qua vị thế của BIDV ...................................... 49 2.4.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của BIDV Chợ Lớn ............................ 51 2.4.3. Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) ............................................................... 53 2.5. Phân tích năng lực cạnh tranh của BIDV Chợ Lớn .......................................... 54 2.5.1. Năng lực cạnh tranh của BIDV Chợ Lớn so với các đối thủ ................ 54 2.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) ...................................................... 55 2.6. Xây dựng chiến lược tổng quát cho BIDV Chợ Lớn qua ma trận đánh giá kết hợp các yếu tố bên trong – các bên ngoài (IE) ........................................................ 57 Kết luận chương 2: .................................................................................................... 58 CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ LỚN ĐẾN NĂM 2015 3.1. Chiến lược kinh doanh của BIDV Chợ Lớn đến năm 2015 .............................. 59 3.1.1. Mục tiêu chung, định hướng đến 2015 .................................................. 59 3.1.2. Các mục tiêu cụ thể ............................................................................... 60 3.1.2.1. Định vị thị trường ...................................................................... 60 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực hoạt động giai đoạn 2012 – 2015 ........................................................................................... 61 3.1.2.2.1. Về quy mô hoạt động.............................................................. 61 3.1.2.2.2. Về cơ cấu, chất lượng hoạt động ............................................ 61 3.2. Nhiệm vụ trọng tâm .......................................................................................... 63 3.3. Phân tích và lựa chọn các chiến lược kinh doanh khả thi ................................. 64 3.3.1. Phân tích ma trận SWOT....................................................................... 64 3.3.2. Phân tích ma trận SPACE ..................................................................... 65 3.3.3. Phân tích ma trận định lượng QSPM .................................................... 67 3.3.3.1. Phân tích nhóm chiến lược SO ................................................. 67 3.3.3.2. Phân tích nhóm chiến lược ST .................................................. 69 3.3.3.3. Phân tích nhóm chiến lược WO ................................................ 70 3.3.3.4. Phân tích nhóm chiến lược WT ................................................ 71 3.3.4. Chọn ra các chiến lược được ưu tiên .................................................... 73 3.3.4. Lộ trình thực hiện Chiến lược kinh doanh của BIDV Chợ Lớn............ 73 3.4. Các giải pháp cơ bản nhằm triển khai thực hiện các chiến lược được lựa chọn 74 3.4.1. Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung: ............... 74 3.4.2. Nhóm giải pháp về marketing ............................................................... 76 3.4.2.1 Nghiên cứu thị trường................................................................. 76 3.4.2.2 Thực hiện chiến lược Marketing Mix ......................................... 77 a. Đối với sản phẩm ....................................................................... 77 b. Đối với giá cả............................................................................. 78 c. Đối với phân phối ...................................................................... 78 d. Đối với công tác khuyến mãi, truyền thông .............................. 79 3.4.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và phát triển mạng lưới 80 3.4.3.1 Phát triển nguồn nhân lực ........................................................... 80 3.4.3.2. Phát triển mạng lưới .................................................................. 83 3.4.4. Một số giải pháp quan trọng khác ......................................................... 83 3.4.4.1 Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực quản trị điều hành ...... 83 3.4.4.2. Về công nghệ ............................................................................. 85 3.4.4.3. Giải pháp về quản trị rủi ro ........................................................ 86 3.4.4.4. Giải pháp xây dựng văn hóa tổ chức ......................................... 86 Kết luận chương 3: ................................................................................................... 86 KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ATM Máy thanh toán tự động BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Chợ Lớn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn BIDV Sài Gòn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn GDP Tổng sản phẩm quốc nội EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài IE Ma trận các yếu tố bên trong-bên ngòai IFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước QSPM Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng ROA Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ROE Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu SPACE Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá họat động STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín SWOT Ma trận điểm mạnh-điểm yếu, cơ hội-nguy cơ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TCTD Tổ chức tín dụng VBARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hay Agribank VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hay Vietcombank WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của BIDV Chợ Lớn Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính giai đoạn 2008 - 2012 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và TP.HCM giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.5: Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Bảng 2.6: Hệ thống mạng lưới đối thủ cạnh tranh tại khu vực Quận 6, TP.HCM Bảng 2.7: Kết quả hoạt động năm 2011 của các ngân hàng đối thủ cạnh tranh với BIDV Chợ Lớn Bảng 2.8: Mô hình ma trận đánh giá các yếu tố tác động bên ngoài Bảng 2.9: Quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ và dư nợ tín dụng Bảng 2.10: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của BIDV Chợ Lớn Bảng 2.11: Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của BIDV Chợ Lớn giai đoạn 2012 – 2015 Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 2012 – 2015 Bảng 3.3: Ma trận SPACE Bảng 3.4: Nhóm chiến lược SO Bảng 3.5: Nhóm chiến lược ST Bảng 3.6: Nhóm chiến lược WO Bảng 3.7: Nhóm chiến lược WT DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược tổng quát Hình 1.2: Mô hình tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô Hình 1.3: Mô hình tác động của các yếu tố môi trường vi mô Hình 1.4: Mô hình tác động của các yếu tố bên ngoài Hình 1.5: Mô hình đánh giá các yếu tố bên trong, bên ngoài Hình 1.6: Mô hình ma trận SPACE Hình 1.7: Mô hình ma trận SWOT Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV Chợ Lớn Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2008 – 2012 Hình 2.3: Thị phần huy động vốn của một số NH trên địa bàn Quận 6 năm 2011 Hình 2.4: Thị phần cho vay của một số NH trên địa bàn Quận 6 năm 2011 Hình 3.1: Mô hình ma trận SPACE 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều lợi ích và cơ hội thuận lợi có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế, nhưng còn đó những khó khăn, thách thức to lớn như sức ép cạnh tranh gia tăng, việc liên thông với thị trường quốc tế nên những biến động của thế giới tác động vào Việt Nam nhanh hơn và mạnh hơn. “Từ sông suối ra biển lớn” thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không khỏi bỡ ngỡ, sơ hở và thua thiệt. Do đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hội nhập WTO lâu dài định hướng cho sự phát triển của các ngành kinh tế là hết sức cần thiết. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu tác động đa chiều từ những biến động của thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt sau thời điểm 01/01/2011, khi Việt Nam chính thức mở cửa toàn diện hoạt động ngân hàng theo cam kết gia nhập WTO. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường Việt Nam làm gia tăng cạnh tranh cũng như áp lực đối với các ngân hàng trong nước nói chung. Hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên kết hợp với những nội dung kiến thức được học trong chương trình đào tạo sau đại học của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, tôi xin chọn đề tài về XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHỢ LỚN ĐẾN NĂM 2015 làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là là các vấn đề liên quan đến việc hoạch định chiến lược (xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược). Phân tích cơ sở lý luận, gắn với thực tiễn hoạt động của ngành ngân hàng, từ đó đưa ra chiến lược kinh 2 doanh cụ thể cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Chợ Lớn đến năm 2015. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn, có so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành trên địa bàn. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu các bước trong quá trình xây dựng chiến lược, hệ thống hóa các kiến thức lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh, từ đó làm cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh cho đối tượng nghiên cứu một cách phù hợp. Đề tài của luận văn sẽ tập trung vào những vấn đề nghiên cứu cơ bản sau: - Tìm hiểu khái niệm về chiến lược, tầm quan trọng của hoạch định chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược kinh doanh trong hoạt động của một doanh nghiệp. Nắm được quy trình cơ bản xây dựng và quản trị chiến lược kinh doanh. - Đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài, thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Chợ Lớn, từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến hoạt động của BIDV Chợ Lớn. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng chiến lược kinh doanh của BIDV Chợ Lớn trong đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh đến năm 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin thứ cấp sử dụng số liệu tổng hợp chủ yếu từ BIDV, tham khảo một số tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng, các số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng nhà nước. Thông tin sơ cấp, thu thập tổng hợp từ phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia. Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp mô hình hóa, phân tích nhân quả, thống kê mô tả khi phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh có sự kết hợp sử dụng phương pháp các môn quản trị học. 3 Phương pháp phân tích định lượng dựa trên kết quả số liệu điều tra và sử dụng công cụ thống kê để phân tích. Phương pháp chuyên gia thông qua khảo sát, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện đang làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, BIDV và các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các công cụ ma trận, mô hình phân tích chiến lược phổ biến như SWOT, SPACE, QSPM. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp định hướng chiến lược, kế hoạch, phương thức và các biện pháp riêng cho doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực hợp lý khi thâm nhập thị trường bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh. Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có những điều kiện nội tại thuận lợi, khó khăn khác nhau. Việc hoạch định chiến lược của các ngân hàng giúp cho kế hoạch kinh doanh của ngân hàng đi đúng hướng đề ra. Đề tài này không chỉ giúp ích cho các nhà hoạch định kinh doanh của riêng BIDV Chợ Lớn mà còn hữu ích tham khảo cho những nhà xây dựng chiến lược tại các ngân hàng nói chung. Đặc biệt nó còn hữu dụng đối với các nghiên cứu sinh có quan tâm để xây dựng chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Qua xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng thương mại, nhà hoạch định thường rà soát các cơ chế chính sách liên quan để đưa ra phương thức kinh doanh phù hợp, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị với chính phủ, các cơ quan hữu quan, các nhà hoạch định chính sách để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống quản lý kinh tế, thương mại liên quan đến lĩnh vực tài chính nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh đầy biến động. 4 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, danh mục, kiến nghị và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương chính sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và quản trị chiến lược; Chƣơng 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn; Chƣơng 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh và giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chợ Lớn đến năm 2015. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC 1.1. Chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc 1.1.1. Chiến lược 1.1.1.1. Khái niệm chung “Chiến lược là một chương trình hành động dài hạn nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp” (Trần Huy Hoàng, 2007). Chiến lược kinh doanh thông thường được xác định dưới ba cấp độ:  Chiến lược cấp công ty: Xác định và vạch rõ các mục đích, các mục tiêu và các hoạt động kinh doanh của công ty, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt các mục tiêu của công ty.  Chiến lược cấp kinh doanh: Xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể của thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu chung của công ty.  Chiến lược cấp chức năng: Xác định các giải pháp, kế hoạch cho từng lĩnh vực kinh doanh. “Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hành động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sử dụng hợp lý các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong tương lai” (Trần Huy Hoàng, 2007, trang 17). 1.1.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh Xây dựng chiến lược kinh doanh là một điều hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, chiến lược sẽ giúp các nhà quản lý và nhân viên mọi cấp xác định mục tiêu, 6 nhận biết phương hướng hành động, tập trung vào việc lập kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu đó đồng thời xác định cách thức tổ chức thực hiện. Các doanh nghiệp hiện nay đang kinh doanh và cạnh tranh trong một môi trường toàn cầu hóa đầy biến động, sự biến động thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và xử lý thỏa đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh khốc liệt khi đã trở thành thành viên của WTO. Vì thế nếu không có chiến lược kinh doanh, định hướng cụ thể và rõ ràng sẽ không thể tồn tại và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh. Xây dựng chiến lược là nhằm xác định vị trí hiện tại của mình để biết mình đang đứng ở đâu. Đồng thời phải xác định được thế mạnh của mình là gì, điểm yếu là gì để từ đó tiếp tục phát huy điểm mạnh và hạn chế hoặc dần loại bỏ điểm yếu. Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có các biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. 1.1.1.3. Tác dụng của xây dựng chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng - Là cầu nối giữa hiện tại với tương lai của ngân hàng, đảm bảo cho việc hình thành một chiến lược có hiệu quả và một kết quả mong muốn. - Giúp nhà quản trị có thể nhận ra và tận dụng các cơ hội sẳn có cũng như có thể thích nghi và ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. - Là định hướng giúp cho ngân hàng xác định được phương hướng hoạt động của mình. - Là công cụ để kiểm tra hoạt động quản trị của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng có tính đa dạng do đó phải có những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để kiểm soát các hoạt động đó. 7 1.1.2. Quản trị chiến lược “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường kinh doanh hiện tại, dự báo môi trường tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh hiện tại cũng như tương lai” (Bùi Văn Đông, 2011). Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lƣợc tổng quát Phân tích bên ngoài để xác định các cơ hội và nguy cơ Xác định nhiệm vụ kinh doanh và chiến lược hiện tại Xây dựng các mục tiêu dài hạn Phân bổ nguồn lực Điều chỉnh nhiệm vụ kinh doanh Phân tích bên trong để xác định các thế mạnh và điểm yếu Xây dựng các mục tiêu hàng năm Lựa chọn các chiến lược để theo đuổi Hoạch định chiến lược Đo lường và đánh giá kết quả Xây dựng các chính sách Thực thi chiến lược Đánh giá chiến lược Nguồn: Lê Thị Bích Ngọc, 2007 1.1.3. Các chiến lược cơ bản 1.1.3.1. Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm và/hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác. Các phương án cơ bản của chiến lược tăng trưởng tập trung: 8 Thâm nhập thị trường: Là tìm cách tăng trưởng các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên các thị trường hiện có bằng cách mở rộng tiếp thị để tăng số lượng khách hàng giao dịch, tăng doanh số giao dịch… Phát triển thị trường: Đưa các dịch vụ truyền thống hiện có thâm nhập vào các thị trường mới hay nhóm khách hàng mới như thành lập Chi nhánh, Phòng giao dịch mới ở các thị trường tiềm năng, mở rộng cung cấp dịch vụ cho nhóm khách hàng mới. Phát triển sản phẩm: Đưa thêm các dịch vụ mới, sản phẩm mới vào thị trường hiện có bằng cách cải tiến hay nâng cấp các dịch vụ trước đó với chất lượng cao hơn hay bán thêm, bán chéo các dịch vụ mới đến các khách hàng hiện có như dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ hiện đại… 1.1.3.2. Chiến lƣợc dẫn đầu chi phí thấp Mục tiêu của chiến lược này là sản xuất kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Các giải pháp chủ yếu của chiến lược này bao gồm: Lựa chọn mức khác biệt hoá sản phẩm thấp nhưng không quá thấp hơn so với mức của đơn vị kinh doanh theo đuổi chiến lược khác biệt hoá. Tập trung vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng trung bình trong thị trường đại trà đại chúng. Chú trọng đến việc phát triển các năng lực đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, hoàn thiện công nghệ, máy móc thiết bị, thay thế nguyên vật liệu rẻ tiền mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. 1.1.3.3. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm hay dịch vụ Mục tiêu của chiến lược này là đạt lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể thoả mãn các loại cầu có tính chất độc đáo hoặc nhiều loại nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau của đơn vị kinh doanh. Các giải pháp chủ yếu của chiến lược này bao gồm:  Chọn mức khác biệt hoá sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh.  Khác biệt hoá sản phẩm ở từng phân đoạn thị trường cụ thể. 9  Chú trọng phát triển các hoạt động chức năng như nghiên cứu và phát triển, bán hàng và marketing. 1.1.3.4. Mối quan hệ với khách hàng Đơn vị kinh doanh có thể dùng phương pháp quản lý mối quan hệ với khách hàng để tìm hiểu và nắm bắt rõ nhu cầu khách hàng rõ hơn và phục vụ tốt hơn những khách hàng trung thành, có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Phương pháp cơ bản của chiến lược mối quan hệ với khách hàng là tập trung vào quản lý thông tin khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của họ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Các mục tiêu tổng thể là tìm kiếm, thu hút, giành niềm tin khách hàng mới, duy trì những đối tác đã có, lôi kéo khách hàng cũ trở lại, giảm chi phí tiếp thị và mở rộng dịch vụ khách hàng. 1.1.3.5. Hiệu quả mạng lƣới Hiệu quả mạng lưới là một hiện tượng trong đó giá trị của sản phẩm tăng lên khi bán được nhiều sản phẩm hơn. Khi lựa chọn chiến lược này đơn vị kinh doanh phải chú ý đến sự phù hợp giữa chiến lược và thị trường mục tiêu. 1.2. Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh 1.2.1. Xác định mục tiêu Mục tiêu là những kết quả cụ thể mà đơn vị kinh doanh hay ngân hàng muốn đạt được trong một thời điểm tương lai nhất định. Mục tiêu cần phải được xác định một cách ngắn gọn, dễ hiểu và giới hạn ở một số mục tiêu nhất định Mục tiêu của một chiến lược kinh doanh dài hạn gồm: Mục tiêu thị trường, thị phần cần chiếm lĩnh, trong mỗi loại thị trường nhất định; Thị trường nào ngân hàng cần phải xâm nhập? Mục tiêu về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh; Mục tiêu về quy mô và chất lượng hoạt động; Mục tiêu gia tăng lợi nhuận; Mục tiêu phát triển kinh doanh đối ngoại… 1.2.2. Phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh 1.2.2.1. Giai đoạn thu thập và hệ thống hóa thông tin  Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài _EFE 10 Tất cả các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài vĩ mô và vi mô. Phân tích các yếu tố bên ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ: cơ hội (O) mà doanh nghiệp có thể tận dụng; nguy cơ hay thách thức (T) mà doanh nghiệp phải đương đầu. Nhận diện và đánh giá các cơ hội và những nguy cơ từ môi trường bên ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp để tranh thủ cơ hội đồng thời ứng phó những thách thức nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh.  Phân tích môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô có tác động rất lớn đến sự hoạt động của mỗi doanh nghiệp, nó bao gồm các yếu tố về kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị - pháp luật, công nghệ, nhân khẩu học và toàn cầu hóa… Phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời một phần câu hỏi: doanh nghiệp đang trực diện với những gì? Phân tích yếu tố vĩ mô là một nội dung rất quan trọng trong hoạch định chiến lược. Các yếu tố môi trường bên ngoài chúng ta không thể kiểm soát được nhưng nếu hiểu để nắm bắt hoặc tránh xa hay làm giảm thiểu những tác động của môi chúng với chúng ta sẽ góp phần quyết định thành bại trong kinh doanh.Vai trò của việc phân tích môi trường là: (1) Tạo cơ sở cho việc hoạch định chức năng, nhiệm vụ (hoặc khẳng định lại các chức năng nhiệm vụ đã được hoạch định từ trước) và hoạch định mục tiêu; (2) Giúp doanh nghiệp xác định việc cần để đạt được mục tiêu và chức năng nhiệm vụ đề ra. Hình 1.2: Mô hình tác động của các yếu tố môi trƣờng vĩ mô Kinh tế Dân số Văn hóa xã hội Môi trường vĩ mô Chính trị/ Pháp lý Công nghệ Toàn cầu Nguồn: Bùi Văn Đông, 2011
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất