Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thắng lợi...

Tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thắng lợi

.DOC
58
162
127

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC Lời mở đầu……………………………………………………………………. Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi……… 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1 Giới thiệu chung 1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển………………………………. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty………………………………………………... 1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh…………………………………………… 1.3.1 Đặc điểm nguồn vốn của công ty 1.3.2 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của công ty 1.3.3 Kết quả doanh thu………..………………………………………………. 1.3.4 Lợi nhuận và nộp ngân sách Chương 2: Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ 3 5 phần thiết bị Thắng Lợi……………………………………………………… 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh 2.1.1 Hệ thống các mục tiêu 2.1.2 Đội ngũ lao động 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý…………………………………………………... 2.1.4 Khả năng tài chính của công ty 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh 2.2 Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh……………………. 2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh 2..2.2 Một số công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh………………………. 2.2.4 Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Thắng Lợi trong 14 thời gian qua…………………………………………………………………… 2.3 Đánh giá công tác xây dựng chiến lược của công ty trong thời gian qua…. 2.3.1 Ưu điểm…………………………………………………………………. 2.3.2 Nhược điểm……………………………………………………………… 2.3.3 Nguyên nhân Chương 3: Một số giải pháp về xây dựng chiến lược kinh doanh tại công 36 37 6 8 11 13 16 17 19 28 38 39 ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi……………………………………………….. 41 3.1 Các định hướng phát triển của công ty 3.1.1 Định hướng ngắn hạn 3.1.2 Định hướng dài hạn……………………………………………………… 42 3.2 Các giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh 3.2.1 Tăng cường phân tích môi trường kinh doanh 3.2.2 Xác định đúng đắn các mục tiêu chiến lược kinh doanh………………… 46 3.2.3 Kết hợp các điểm mạnh, yếu, nguy cơ và cơ hội để có chiến lược phù hợp với công ty 3.3 Tăng cường công tác tổ chức chỉ đạo xây dựng và thẩm định chiến lược Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 47 49 1 Chuyên đề tốt nghiệp kinh doanh…………………………………………………………………….. Phụ 51 lục……………………………………………………………………….50 Kết luận…………………………………………………………………........ Nhận xét……………………………………………………………………….. 58 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, sự phân cực giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngày càng nhanh chóng và quyết liệt hơn. Thị trường không chỉ là chiếc "nôi" cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn là một "đấu trường", vì trên thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay go, khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhằm giành lấy khách hàng. Loại trừ một yếu tố ngẫu nhiên, vấn đề quyết định đến quá trình phát triển và thành công của doanh nghiệp chính là chiến lược thị trường đúng đắn, kịp thời. Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 2 Chuyên đề tốt nghiệp Xét trên góc độ vĩ mô, một đất nước nếu đạt được mục tiêu tổng thể về kinh tế - xã hội - văn hoá... thì cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có hiệu qủa. Thật vậy, nếu không có tầm nhìn của một chiến lược như thế thì chẳng những cái đích phát triển không đạt được, mà đất nước còn rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, rối ren về chính trị và sẽ bị tụt hậu so với thế giới. Còn khi xét ở giác độ vi mô, doanh nghiệp cũng cần phải có một chiến lược thị trường thích ứng với cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khác. Có thể như thế thì các mục tiêu đề ra mới có phương thức, cơ sở khoa học để thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện cơ chế thị trường đang phát triển ở nước ta, sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp đi đôi với sự bùng nổ kinh tế. Sự gay gắt quyết liệt trong cạnh tranh đã làm cho các doanh nghiệp đối đầu với không ít thách thức và khó khăn to lớn. Sự thất bại ngày nay của các doanh nghiệp Việt nam phần lớn là họ chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể, chưa gắn chặt doanh nghiệp với môi trường kinh doanh, mà chỉ là những hoạt động có tính chất kế hoạch ngắn hạn, tạm thời, do đó không thể lường hết được những khó khăn từ nhiều phía. Trong tình hình này, doanh nghiệp nào hoạch định cho mình được một chiến lược thị trường đúng đắn sẽ có lối ra và là bước đường phát triển có hiệu quả trong tương lai. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần thiết bị Thắng Lợi, em thấy yêu cầu cấp bách phải có một chiến lược đúng đắn cho tương lai để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, em đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thắng Lợi” Nội dung của đề tài này gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần thiết bị Thắng Lợi Chương 2: Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Thắng Lợi Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 3 Chuyên đề tốt nghiệp Chương 3: Một số đề xuất về xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần thiết bị Thắng Lợi. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 1.1.1 Giới thiệu chung Công ty TNHH Thắng Lơi ( Victory Co.,Ltd ) được thành lập từ năm 1993 bởi một nhóm các cán bộ của trường đại học Tổng hợp Hà Nội ( nay là Đại học quốc gia Hà Nội ) và một số viện nghiện cứu. Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 4 Chuyên đề tốt nghiệp Hiện nay công ty chuyển hình thức tổ chức thành công ty cổ Phần với tên mới là Công ty Cổ phần thiết bị Thắng Lợi ( Victory Instruments JSC). Với số nhân viên hiện tại là hơn 100 nhân viên, đa số là các tiến sỹ, thạc sỹ và kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại học Quốc gia, Đại học Bách Khoa, Xây Dựng, Giao thông vận tải, Mỏ địa chất. Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã khẳng định được uy tín và vị trí hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật. Trụ sở công ty: Địa chỉ: Số 6 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: 04 39761588 Fax: 04 39761600 Web: www.victory.com.vn Văn phòng đại diện: Địa chỉ: 166/45 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh Tel: 08 3910 4694 Fax: 08 3910 4695 Văn phòng đại diện: Địa chỉ: 176 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng. Tel: 0511 381 1646 Fax: 0511 381 1656. Phương châm của công ty là “ Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với dịch vụ hoàn hảo” công ty đang tập trung mọi nỗ lực để duy trì, phát triển thị phần của công ty trong điều kiện kinh tế thị trường. Với kinh nghiệm lâu năm làm việc với các đối tác nước ngoài, với đội ngũ nhân viên giầu kinh nghiệm là lợi thế lớn cho công ty trong quá trình phát triển. Thắng Lợi là đại diện của các hãng chế tạo thiết bị nổi tiếng thế giới của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và các nước tiên tiến khác. Công ty cung cấp thiết bị và vật tư trong các lĩnh vực sau: Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 5 Chuyên đề tốt nghiệp - Thiết bị giao dục, mô phỏng và thực hành vật lý, hóa sinh và các chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa, xử lý môi trường. - Thiết bị an ninh, bảo vệ, kiểm soát nhân sự - Thiết bị điều khiển, dây truyền công nghệ. - Linh kiện điện, điện tử, cơ khí. - Thiết bị phân tích và thiết bị cơ bản trong thí nghiệm. - Thiết bị nghiên cứu quan trắc, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường. - Thiết bị nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho các ngành nông nghiệp, thủy sản, dược phẩm, thực phẩm và nước giải khát. - Thiết bị cho ngành công nghệ sinh học. - Thiết bị y tế. - Thiết bị nghiên cứu và thử nghiệm vật liệu xây dựng - Thiết bị trắc đạc. - Thiết bị thi công xây dựng. 1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, trải qua nhiều thăng trầm , biến động Công ty Cổ phần thiết bị Thắng Lợi đã và đang vượt qua thử thách, vươn mình trưởng thành và khẳng định vị thế trong sự phát triển của thị trường. Công ty có tên giao dịch quốc tế là Victory Instrument JSC. Tiền thân là công ty TNHH Thắng Lợi, giấy phép thành lập Công ty TNHH Thắng Lợi số 008179GP/TLDN-02 năm 1993. Trụ sở giao dịch đầu tiên tại số 8 Lê Ngọc Hân , quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Ngành nghề kinh doanh: Đại lý bán, ký gửi hàng hóa; dịch vụ chuyển giao công nghệ lắp đặt bảo hành thiết bị khoa học và kỹ thuật. Vốn điều lệ: 210.000.000 VND Đến năm 1996, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh, công ty đã bổ sung ngành kinh nghề kinh doanh: sản xuất lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, dệt may, dệt kim, sản xuất và chế biến đồ gỗ, đồ thủ công mỹ Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 6 Chuyên đề tốt nghiệp nghệ, sản xuất rượu vang và nước giải khát, buôn bán hàng tư liệu sản xuất ( chủ yếu: vật tư, thiết bị về ô tô, khoa học kỹ thuật, điện, điện tử, y tế, giáo dục, xây dựng và thông tin) ; Kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, hàng nông thổ sản, lương thực, thực phẩm, cửa hàng ăn uống, giải khát. Vốn điều lệ là 4.110.000.000 VND ( vốn tăng 3.900.000.000). Trụ sở giao dịch của công ty chuyển về 32 Triệu Việt Vương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đến tháng 11/1997, ngành nghề kinh doanh thay đổi: thôi kinh doanh dệt may, dệt kim, dệt len, sản xuất và chế biến đồ gỗ, đồ thu công mỹ nghệ; sản xuất rượu vang và nước giải khát, nông thổ sản, lương thực, thực phẩm, cửa hàng ăn uống giải khát. Bổ sung ngành nghề: chuyển giao công nghệ, thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện và điều hòa nhiệt độ ( trong lĩnh vực công nghiệp, y tế, giáo dục và dân dụng). Đến tháng 11/2001, tăng thêm vốn điều lệ lên 3.000.000.000 đồng, nâng tổng số vốn điều lệ lên 7.110.000.000 đồng. Tháng 3/2002, ngành nghề kinh doanh bổ sung: kinh doanh trang thiết bị và dụng cụ y tế. Tháng 6/2005 công ty chuển thành công ty cổ Phần thiết bị Thắng Lợi ( Victory Instrument JSC ) , chuyển trụ sở về số 6 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty lúc này tăng lên 21.000.000.000 đồng Đến cuối năm 2008 vốn điều lệ của công ty là 67.543.000.000 đồng. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc Phó G.Đ Phó G.Đ Phó G.Đ Phó G.Đ Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 7 Chuyên đề tốt nghiệp Phòng kinh doanh thiết bị đo lường Điện – Điện Tử Phòng kinh doanh thiết bị Phân tích Hóa – Sinh, môi trường Phòng kinh doanh thiết bị trắc địa, trắc đạc Phòng Kế Toán Trung Tâm bảo hành Phòng Xuất nhập khẩu Phòng hành chính Văn Phòng Đại diện tại HCM Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng Sơ đồ tổ chức công ty tuân theo mô hình trực tuyến, công ty chia các phòng ban theo chức năng và chuyên môn. Công ty có 3 phòng kinh doanh, hai văn phòng đại diện, các phòng ban này là những bộ máy cốt lõi của công ty. Mỗi phòng ban là một bộ phận của công ty, được thành lập theo quyết định của Giám đốc công ty trên tinh thần tinh giản nhằm nâng cao năng lực tổ chức va điều hành hoạt động sản kinh doanh gắn với thị trường. Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định riêng, các đơn vị đều có quyền hạn giống nhau trong phạm vi sau: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về những lĩnh vực được đảm nhiệm. Có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến phạm vi công tác và nhiệm vụ của đơn vị mình. - Bố trí, sắp xếp lao động phù hợp với trình độ và yêu cầu công việc trên cơ sở: chất lượng công tác, tinh giảm biên chế. - Chỉ đạo và kiêm tra nhân viên thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ, công tác được giao, chịu trách nhiệm và sai sót trong bộ phận mình. - Xây dựng, bảo vệ chương trình công tác và biện pháp thực hiện chương trình đó của bộ phận mình trước ban Giám đốc. - Các bộ phận có trách nhiệm phối hợp công tác chặt chẽ với nhau, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của từ phòng ban: Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 8 Chuyên đề tốt nghiệp a. Ban giám đốc có 4 phó giám đốc. Ban giám đốc lãnh đạo chung và chỉ đạo trực tiếp các phòng ban. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Là người điều hành cao nhất, quyết định mọi việc mà các phó giám đốc và các phòng ban trình lên. Giám đốc là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý chung. Phó giám đốc phụ trách phòng điện – điện tử và các mảng điện điện tử ở các chi nhánh Phó giám đốc phụ trách phòng phân tích và các mảng về thiết bị phân tích ở các chi nhánh. Phó giám đốc phụ trách phòng thiết bị trắc địa và mảng về thiết bị trắc địa ở các chi nhánh Phó giám đốc phụ trách chi nhánh Hồ Chí Minh. b. Phòng kinh doanh thiết bị đo lường điện – điện tử và các thiết bị thí nghiệm trong giáo dục, có chức năng kinh doanh các thiết bị điện tử, đo lường, thí nghiệm, phát triển thị trường, duy trì mối quan hệ và tìm kiếm các nhà sản xuất mới trong và ngoài nước về lĩnh vực trên. c. Phòng kinh doanh thiết bị phân tích hóa – sinh và môi trường, có chức năng kinh doanh các thiết bị phân tích, đo lường trong lĩnh vực hóa, sinh và môi trường, duy trì quan hệ và tìm kiếm các nhà sản xuất mới trong và ngoài nước về lĩnh vực phòng quản lý. d. Phòng kinh doanh thiết bị trắc địa, trắc đạc, có chức năng tương tự hai phòng trên nhưng về thiết bị trắc địa, trắc đạc, ngoài ra còn phát triển đại lý, hệ thống bán lẻ các thiết bị thuộc quản lý của phòng. e. Phòng kế toán: Làm kế toán cho tất cả các công việc của công ty. f. Phòng Bảo hành: Bảo hành các thiết bị bán ra cho khách hàng, hỗ trợ các phòng kinh doanh giao hàng, nhận hàng khi có yêu cầu. Phòng xuất nhập khẩu: Nhập khẩu hàng theo yêu cầu của các phòng kinh doanh, các văn phòng đại diện Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 9 Chuyên đề tốt nghiệp g. Phòng hành chính: Giúp việc trực tiếp cho ban giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ về hàng chính trong công ty. h. Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh: Kinh doanh tất cả các thiết bị của cả ba phòng kinh doanh trong địa bàn miền nam. i. Văn Phòng đại diện tại Đà Nẵng: Kinh doanh tất cả các thiết bị của ba phòng kinh doanh chính tại địa bàn miền trung. 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 1.3.1 Đặc điểm nguồn vốn của công ty Bảng 4 Bảng thống kê nguồn vốn Đơn vị ( triệu đồng) Các chỉ tiêu Vốn cố định Vốn lưu động Vốn chủ sở hữu Vốn vay Tổng vốn 2004 7.245 12.345 11.409 12.309 6.345 18.654 2005 2006 2007 15.687 17.390 20.456 2008 8.655 20.802 37.818 47.087 13.422 24.024 34.751 40.781 7.578 12.465 20.457 26.762 21.000 36.489 55.208 67.543 Nguồn: Số liệu tài chính của công ty. Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 10 Chuyên đề tốt nghiệp Nhận xét: Nhìn vào bản thống kê nguồn vốn ta thấy vốn của công ty tăng lên theo từng năm. Từ năm 2006 vốn tăng mạnh mẽ do năm 2005 công ty chuyển đổi hình thức là công ty cổ phần, các năm tiếp theo đó công ty tăng mạnh mẽ về số lượng cổ đông và vốn cũng tăng lên mạnh mẽ. Năm 2008 tổng doanh thu và lợi nhuận đều giảm so với năm 2007, ngoài nguyên nhân chủ qua của công ty thì còn nguyên nhân khách quan là do sự khủng hoảng tài chính toàn cầu, thêm nữa là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ. 1.3.2 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của công ty Sản phẩm Như đã giới thiệu khát quát ở trên, Thắng Lợi là một công ty thương mại chuyên kinh doanh về dòng sản phẩm là thiết bị đo lường, phân tích, trắc địa. Thiết bị nói chung ở đây không chỉ là những thiết bị đơn lẻ mà còn là những hệ thống lớn đo lường và phân tích tổng thể, thường bao gồm gói thiết bị hoặc hệ thống máy đo liên kết với nhau từ nhận tín hiệu đo đến phân tích tín hiệu, ngoại suy ra tương lại… Là đại diện của các hãng chế tạo thiết bị nổi tiếng thế giới của Nhật Bản, Mỹ châu Âu và các nước tiên tiến khác như Hioki - Nhật, Topcon - Nhật, Coleparmer, Davis - Mỹ, B&K – Đan Mạch, AOIP – Pháp...Đa phần là các thiết bị phức tạp, tích hợp công nghệ cao trong sản phẩm nên việc hiểu sản phẩm cũng là một yêu cầu cần thiết. Với đặc điểm trên thì sản phẩm kinh doanh của công ty mang tính kỹ thuật và công nghệ cao, nói cách khác thì là hàng kỹ thuật và công nghệ. Kinh doanh mặt hàng đòi hỏi phải nắm bắt được tính năng, ứng dụng của các sản phẩm đó vào mục đích gì. Mặc dù không trực tiếp sản xuất sản phẩm nhưng do đặc điểm như trên, yêu cầu nhân viên của công ty liên tục cập nhật sản phẩm và công nghệ với số lượng và chủng loại rất phong phú và đa dạng. Dịch vụ - Tư vấn, giới thiệu, lực chọn thiết bị - Lắp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 11 Chuyên đề tốt nghiệp - Bảo hành, sửa chữa thiết bị. Dịch vụ của công ty thường gắn với sản phẩm bán ra của công ty. Đôi ngũ tư vấn, lựa chọn thiết bị là những nhân viên kinh doanh của công ty. Việc tư vấn có thể là tư vấn chọn thiết bị hoặc lựa chon các giải pháp. Phần lắp đặt thường kết hợp giữa các nhân viên kinh doanh với trung tâm bảo hành hoặc các chuyên gia của chính hãng. Khách hàng của công ty với đặc điểm là các đơn vị sử dụng các thiết bị phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất nên có trình độ am hiểu cao về các thiết bị. Các sản phẩm là sản phẩm đặc chủng nên lượng khách hàng so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tiêu dùng là hạn chế hơn rất nhiều. Với đặc điểm sản phẩm nên đa phần công ty bán hàng theo dự án 1.3.3 Kết quả doanh thu Bảng 5: Số liệu bán hàng của Công ty Thắng Lợi. Năm 2004 2005 2006 2007 2008 35.687 15.304 3.585 50.012 20.345 4.128 75.329 23.456 5.690 90.432 30.345 9.718 89.034 25.345 74.485 13.530 104.475 130.495 127.909 Đơn vị ( triệu đồng ) Nguồn thu Bán dự án Bán lẻ Các nguồn khác Tổng Doanh thu 54.576 Nguồn: Tổng hợp số liệu các năm. Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 12 Chuyên đề tốt nghiệp Nhận xét: Công ty chủ yếu bán hàng theo dự án, doanh thu từ dự án chiếm tới 2/3 doanh thu hàng năm của công ty, nguồn bán lẻ chỉ chiếm khoảng từ 20 đến 30 % doanh thu, chính vì thế bán hàng dự án là phần thu quan trọng của công ty, đối tượng khách hàng tập trung là những khách hàng lớn, tiềm năng. Bảng trên cũng cho ta thấy nguồn thu từ các nguồn khác là phần bảo trì, ủy thác nhập khẩu… cũng tăng theo từng năm chứng tỏ việc hậu bán hàng và dịch vụ của công ty ngày càng tốt hơn, nâng uy tín của công ty, tạo thêm lợi thế cạnh tranh. 1.3.4 Lợi nhuận và nộp ngân sách Bảng 6: Số liệu lợi nhuận và nộp ngân sách Lãi ròng 10.908 Nộp thuế 2004 2005 2006 2007 2008 16.398 23.987 28.678 28.453 463 978 1.838 2.363 2.345 Đơn vị ( triệu đồng ) Nguồn: Tổng hợp số liệu hàng năm CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh 2.1.1 Hệ thống mục tiêu của công ty Xây dựng chiến lược cấp công ty dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn để xác định các mục tiêu, hệ thống, giải pháp, chính sách, điều kiện chủ yếu, lâu dài. 2.1.2 Đội ngũ lao động Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 13 Chuyên đề tốt nghiệp Như đã giới thiệu trên, nhân viên trong công ty đa phần là có trình độ đại học trở lên: Đôi ngũ nhân viên bao gồm: 1 Tiến sỹ, 7 thạc sỹ và hơn 90 kỹ sư, cử nhân các trường kỹ thuật, khoa học công nghệ, kinh tế, ngoại thương. Bảng 1: Số lượng lao động của công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi theo giới tính. Đơn vị (người) Năm Giới tính Nam Nữ Tổng 2004 2005 23 50 73 23 55 78 2006 2007 2008 26 27 31 58 66 71 84 93 102 Nguồn: Phòng hành chính công ty Thắng Lợi. Nhận xét: Số lượng lao động của Công ty tăng đều theo các năm, tỷ lệ nam tăng nhanh hơn nữ. Tỷ lệ nam /nữ tăng từ 2.1739 đến 2.29. Bảng 2: Số lượng lao động của công ty cổ phần thiết bị Thắng Lợi theo trình độ. Đơn vị ( người) Năm Trình độ Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng hoặc thấp hơn Tổng 2004 5 64 4 73 2005 2006 2007 2008 1 6 6 6 7 68 74 83 89 4 4 4 5 78 84 93 102 Nguồn: Phòng hành chính công ty Thắng Lợi. Nhận xét: Số lượng lao động tăng theo từng năm, do nhu cầu mở rộng kinh doanh và khai thác thị trường theo chiều sâu. Số lượng tăng chủ yếu là những lao động có trình độ. Bảng 3 Số lượng lao động công ty cổ phần thiết bị Thằng Lợi theo độ tuổi. Đơn vị ( người) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Độ tuổi Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 14 Chuyên đề tốt nghiệp 20 đến 29 30 đến 39 40 đến 49 50 đến 59 Từ 60 trở lên Tổng 53 10 5 5 73 56 61 70 86 12 13 13 15 5 5 5 6 5 5 5 5 78 84 93 102 Nguồn: Phòng hành chính công ty Thắng Lợi. Nhận xét: Độ ngũ nhân viên tăng hàng năm với đội ngũ trẻ tăng chiếm đa số,thêm vào đó đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm gắn bó với công ty lâu dài, là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Nhận xét chung về cơ cấu lao động của công ty Thắng Lợi: Lực lượng lao động có trình độ, trẻ, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, có lợi thế về công việc kinh doanh, giao tiếp, yêu cầu đi công tác xa. Nhân lực chính là một lợi thế cạnh tranh của công ty. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty được tổ chức quản lý theo phương châm lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá các bộ phận cũng như các cá nhân. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và giám đốc về kết quả và các hoạt động kinh doanh của mảng mình phụ trách Các trưởng phòng chịu trách nhiệm trước phó giám đốc phụ trách mảng của mình và và ban giám đốc về kết quả và các hoạt động sản xuất kinh doanh của phòng Các cá nhân chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và phó giám đốc hoặc giám đốc về kết quả và các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.1.4 Khả năng tài chính của công ty Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản cấu thành tiếm năng của doanh nghiệp. Quy mô vốn quyết định loại hình doanh nghiệp, vốn cùng với hoạt động tài chính ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 15 Chuyên đề tốt nghiệp Theo như bảng 4, đến cuối năm 2008 công ty có tổng số vốn là hơn 60 tỷ, thuộc quy mô doanh nghiệp vừa. Cũng theo bảng đó, xét về cơ cấu vốn thì vốn lưu động chiếm khoảng 60% tổng số vốn kinh doanh, như vậy mức độ tài chính của công ty ở mức độ vừa, đáp ứng được nhu cầu của công ty thương mại, tuy nhiên so với mặt bằng chung thì tỷ lệ vốn lưu động như thế là thấp hơn. Xét về nguồn vốn, vốn vay chiếm khoảng 40% tổng lượng vốn kinh doanh của công ty. 2.1.5 Đối thủ cạnh tranh Khách hàng của công ty gồm có: - Các trường đại học, cao đẳng trung học và dạy nghề. - Cơ quan kỹ thuật của các bộ. - Các viện nghiên cứu, các trung tâm công nghệ - Các sở khoa học công nghệ và môi trường, các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Các công ty, nhà máy thuộc các ngành công nghiệp. - Các bệnh viện, trung tâp y tế dự phòng. - Các công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông vận tải - Các công ty tư vấn, khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng. - Các dự án đầu tư trong nước và quốc tế... - Ngoài ra còn rất nhiều các khách hàng nhỏ, lẻ thuộc nhiều thành phần khác có liên quan. Khách hàng của công ty có được do nhân viên Phòng kinh doanh trực tiếp đi tiếp xúc với các khách hàng mới, khách hàng thường xuyên của công ty hay thông qua hội thảo, triển lãm… Công ty cổ phần Thắng Lợi duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ khoa học Công nghệ và Môi Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 16 Chuyên đề tốt nghiệp trường, Học viện kỹ thuật quân sự, các Viên nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, trung tâm đo lường. Vấn đề khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp, nó quyết định đến sự thành bại của công ty khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sự ảnh hưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp gồm hai vấn đề chính sau: - Sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. - Xu hướng và mức độ đòi hỏi chất lượng cao, giá bán. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng thường gây sức ép đối với doanh nghiệp như mặc cả giảm giá, yêu cầu chất lượng ngày càng cao hơn, chế độ hậu mãi tốt hơn. Sức ép đó buộc các doanh nghiệp luôn chủ động trong việc tìm khách hàng, giữ khách hàng. Việc xây dựng một chiến lược thị trường tốt, tạo lập mối quan hệ với khách hàng bằng giá, dịch vụ, chất lượng là những việc thể hiện chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp hiện nay. Thị trường: Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường trong nước. Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty khác trong cùng lĩnh vực trong và ngoài nước. Cụ thể là trong lĩnh vực viễn thông có công ty Schmitd Việt Nam (Hồng Kông), EURO Continent Việt Nam ( Pháp ), FPT, Sytech Việt Nam, Công ty Văn Lang ( Việt Nam ), TST ( Việt Nam). Trong lĩnh vực giáo dục gồm có ECE ( Việt Nam ), Công ty Ngân Giang, Công ty thiết bị giáo dục ( Bộ giáo dục & Đào tạo) Trong lĩnh vực y tế gồm có Công ty Synam ( Việt Nam), công ty Shimadzu Viêt Nam ( Nhật ). Trong lĩnh vực môi trường có công ty EURO Continent Việt Nam ( Pháp ), Công ty Shimadzu Việt Nam ( Nhật ), công ty Schmitd Việt Nam ( Hồng Kông). Ý thức được tầm quan trọng về đối thủ cạnh tranh, Công ty cổ phần Thắng Lợi thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin của các đối thủ về tài chính, Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 17 Chuyên đề tốt nghiệp năng lực sản xuất, nguồn lực vật chất, quản lý nhân sự… để kịp thời đưa ra những giải pháp cho cạnh tranh. Việc nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh là căn cứ quan trọng để công ty xây dựng tốt chiến lược kinh doanh lâu dài. 2.2 Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh: Công ty Thắng Lợi bước đầu xây dựng chiến lược kinh doanh thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh, đề ra căn cứ và phương pháp hoạch định chiến lược thị trường, lưạ chọn chiến lược kinh doanh. Cụ thể như sau: 2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh Như mọi doanh nghiệp khác, Công ty Thắng Lợi không tồn tại đơn độc mà luôn gắn với các điều kiện môi trường. Môi trường kinh doanh là tổng thể những điều kiện có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng không chịu sự điều khiển trực tiếp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại dựa vào môi trường, bất cứ sự thay đổi nào của môi trường đều có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích môi trường kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của Công ty Thắng Lợi để nhận biết và phản ứng kịp thời với những thay đổi đó. Có 3 cấp độ môi trường cơ bản sau: 2.2.1.1 Môi trường kinh tế quốc dân và môi trường kinh tế quốc tế Bao gồm nhiều nhân tố khác nhau tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến chiến lược của một doanh nghiệp. Trong đó 5 nhân tố được coi là tác động mạnh nhất là : môi Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 18 Chuyên đề tốt nghiệp trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường tự nhiên, môi trường chính trị và môi trường văn hoá xã hội. Thứ nhất, đó là sự tác động của môi trường kinh tế. Các yếu tố của môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến công tác xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế của Việt Nam những năm gần đây tương đối ổn định tạo thuận lợi cho Công ty trong việc xây dựng chiến lược thị trường. Thứ hai, đó là sự tác động của môi trường chính trị, luật pháp và Chính phủ. Đó là những yếu tố chính trị, yếu tố luật pháp, hệ thống chính sách của Nhà nước, các quy định, thể lệ, chế độ của Nhà nước… Nhà nước quản lý Doanh nghiệp thông qua các biện pháp điều tiết vĩ mô, các thể lệ, chính sách pháp luật còn các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt những thể lệ chính sách đó để không vi phạm. Sự thay đổi của các chính sách là điều tất nhiên phù hợp với thay đổi liên tục của môi trường. Môi trường chính trị ổn định, các chính sách nhất quán thì sẽ tạo ra môi trường tốt thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, đồng thời có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Thứ ba, đó là sự tác động của môi trường công nghệ. Môi trường công nghệ luôn ảnh hưởng tới chiến lược của công ty. Sự ra đời thay thế của công nghệ mới sẽ cho năng suất cao hơn, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và từ đó ảnh hưởng đến kênh tiêu thụ sản phẩm, lựa chọn thị trường cho sản phẩm đó. Các tiến bộ khoa học không ngừng phát triển cho ra đời những sản phẩm công nghệ cao. Các thiết bị Công ty Thắng Lợi cung cấp cho khách hàng đều có công nghệ cao do các hãng nổi tiếng sản xuất. Thứ tư, đó là tác động của môi trường văn hoá xã hội. Lối sống, thái độ tiêu dùng, dân số, giới tính, trình độ dân trí,... ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược thị trường của Công ty. Thứ năm, đó là tác động của môi trường tự nhiên và hạ tầng cơ sở. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường khí hậu, sinh thái, các yếu tố hạ tầng cơ sở Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 19 Chuyên đề tốt nghiệp như hệ thống cấp thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc ... đôi khi buộc các doanh nghiệp thay đổi chiến lược thị trường của mình. Ngoài các nhân tố nói trên, tuỳ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần tính đến các nhân tố đặc thù của ngành và của doanh nghiệp mình. 2.2.1.2 Môi trường ngành Môi trường ngành bao gồm các nhân tố nằm ngoài doanh nghiệp nhưng có tính chất quyết định đối với tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó của doanh nghiệp. Có thể phân chia các nhân tố đó thành các nhóm cơ bản sau: * Các đối thủ cạnh tranh: Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu xuất hiện cạnh tranh. Trong cạnh tranh, có doanh nghiệp thắng vì có lợi thế so sánh hơn các doanh nghiệp khác về giá cả, về sản phẩm, về phân phối, khuyến mãi. .., có doanh nghiệp thua vì không bán được hàng, vì rủi ro, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp. Chính vì vậy mà việc phân tích các đối thủ cạnh tranh có tầm quan trọng đặc biệt. Doanh nghiệp cần phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu để định lượng được sự phản ứng của họ đối với chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Để phân tích đối thủ cạnh tranh với độ tin cậy cao, cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin về đối thủ cạnh tranh theo các nội dung cần phân tích như về tài chính, năng lực sản xuất, các nguồn lực vật chất, quản lý nhân sự... dưới dạng bảng tổng hợp thông tin. Trong chiến lược kinh doanh nói chung hay chiến lược thị trường nói riêng ,phải phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai để đưa ra chiến lược cạnh tranh trong tương lai hay đưa ra các biện pháp phản ứng nhằm giành lại thế chủ động trong mọi tình huống cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Thắng Lợi có nhiều và mạnh nên việc Công ty chú trọng tới các thông tin về đối thủ cạnh tranh để có một chiến lược hợp lý cho mình. *Khách hàng Sinh viên: Phạm Bá Định – Lớp QTKDTH1 K37 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng