Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược cho công ty tnhh xuất nhập khẩu ngôi sao sài gòn...

Tài liệu Xây dựng chiến lược cho công ty tnhh xuất nhập khẩu ngôi sao sài gòn

.PDF
43
112
117

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, đất nước ta có nhiều bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.Với chỉ 25 năm mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước đồng thời trở thành thành viên của các tổ chức, diễn đàn cũng như ký kết các Hiệp định quốc tế điển hình là Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD)…(Wikipedia, 2015).Bên cạnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng đều đặn qua các năm.Năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp Việt Nam xuất siêu với tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng với tốc độ xấp xỉ 12,1% so với năm 2014 và đạt được 148 tỷ USD (Bộ Công thương Việt Nam, 2015). Qua quá trình học nhóm sinh viên nhận thấy rằng cần phải nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế mở cửa,hiện nay các công ty xuất nhập khẩu hoặc logistic xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là cầu nối giữa các thị trường trên toàn cầu, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Thông qua đề tài “Xây dựng chiến lƣợc cho Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Ngôi sao Sài Gòn” nhóm sinh viên muốn phân tích rõ hơn về hoạt động của một công ty xuất nhập khẩu cụ thể là quy trình xuất khẩu. Đồng thời nhóm sinh viên muốn so sánh với kiến thức trong giáo trình để đề ra những giải pháp giúp hoàn thiện quy trình này cho công ty. Kết cấu đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Ngôi Sao Sài Gòn Chương 2: Nghiên cứu thị trường Việt Nam. Chương 3: Xây dựng chiến lược. Mặc dù nhóm sinh viên đã cố gắng hoàn thiện tốt bài báo cáo này nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót do thời giạn ngắn và kiến thức hạn hẹp. Nhóm sinh viên rất mong được tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để hoàn thiện bài báo cáo tốt hơn! Nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn! 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGÔI SAO SÀI GÕN. 1.1 Giới thiệu về công ty 1.1.1 Đôi nét về công ty Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu Ngôi Sao Sài Gòn được cấp giấy phép và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/01/2010. Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0311464558. Công ty hoạt động dưới hình thức là một công ty trách nhiệm hữu hạn do hai thành viên góp vốn và sáng lập: Nguyễn Ngọc An (70%) và Phạm Thị Trầm (30%). - Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH XNK NGÔI SAO SÀI GÒN. - Tên viết tắt: SAGO STAR CO., LTD - Trụ sở chính: 485/4 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM. - Chi nhánh: 457/7, Cách Mạng Thánh Tám, Quận 10, TP.HCM. - Điện thoại: 08.62.896.113. - Hotline: 0938.878.113. - Fax: 08.62.896.100. - Email: [email protected] - Website: www.sagostar.com - Mã số thuế: 0311464558. - Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ. 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại và muốn dấn thân mình vào một thị trường công nghệ lớn nhằm góp phần tăng trưởng nền kinh tế; năm 2010, Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Ngôi Sao Sài Gòn đã được cấp giấy phép hoạt động chính thức với vốn điều lệ là 4.000.000.000 VNĐ bởi hai thành viên sáng lập là Nguyễn Ngọc An và Phạm Thị Trầm. Mặt hàng chủ yếu là thiết bị công nghệ hiện đại và tiên tiến như máy in, máy chiếu, máy xay đá,… Năm 2013 doanh thu của công ty đạt 215,28 triệu đồng, mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh khác như buôn bán thực phẩm, xuất khẩu nông sản, thủy sản. Năm 2014 doanh thu tăng vọt lên 465,25 triệu đồng ( tăng 249,97 triệu và gấp đôi doanh thu so với cùng kì năm 2013). Đây là một con số thể hiện tốc độ tăng trưởng cao so với một công ty có tuổi đời còn khá trẻ. Tuy nhiên, năm 2015 vẫn là năm đạt được nhiều thành công đáng kể. Cụ thể là doanh thu năm 2015 là 789,35 triệu đồng (tăng 324,1 triệu đồng so với năm 2014 và 2 tăng 574,07 triệu đồng so với năm 2013). Như vậy, cộng hưởng với tất cả sự gia tăng của các mặt hàng khác, tổng kim ngạch với doanh thu năm 2015 là 789,35 triệu đồng, đạt tỉ lệ là 100%. 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Ngôi Sao Sài Gòn là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xuất khẩu và nhập khẩu nhiều mặt hàng với nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Philipin,…và các thị trường khác. Công ty cố gắng giữ vững uy tín và nâng cao dịch vụ kinh doanh của mình với các hoạt động chính như: - Ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường ngoài nước có nhu cầu. Ký kết các hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài. Hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu ủy thác cho các công ty, tổ chức kinh tế khác theo chức năng và quyền hạn của công ty. Công ty còn “chuyên nhập khẩu phân phối sỉ và lẻ” những sản phẩm như: thiết bị điện máy văn phòng, thiết bị viễn thông; thiết bị trình chiếu hội trường – hội nghị trường học; hệ thống an ninh – camera giám sát; hệ thống báo trộm, báo cháy; cơ điện - điện tử; điện gia dụng; thiết bị ngân hàng…Bên cạnh đó công ty còn cung cấp dịch vụ thay linh kiện máy văn phòng và cho thuê: máy chiếu, màn chiếu; máy photocopy; máy nạp mực. Công ty luôn chịu trách nhiệm trước sự quản lý của các cơ quan nhà nước như: chi cục thuế, chi cục hải quan, cơ quan quản lý ngoại thương,…Và công ty cũng luôn phải chịu trách nhiệm với chính mình về các hoạt động kinh doanh của mình, do bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như nền kinh tế Việt Nam. Vì thế công ty luôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, cũng như có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho Nhà Nước. Chấp hành đúng quy định của Nhà nước cộng với một công ty có mô hình tiêu biểu, tiên tiến, chung tay góp sức để đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển. 1.2 Chƣ́c năng, nhiêm ̣ vu ̣ công ty Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, để các công ty có thể tồn tại và phát triển thì không phải là chuyện đơn giản. Ngôi Sao Sài Gòn nói riêng cũng như tất cả các doanh nghiệp khác nói chung, muốn tồn tại và phát triển cẩn phải định hướng cho mình một lối đi đúng đắn, một chính sách kịp thời,phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho công ty mà vẫn giữ vững chữ tín với khách hàng. 3 Qua việc phân tích và đánh giá ở trên, Ngôi Sao Sài Gòn đã đề ra các phương án chính trong tương lai như: - Luôn duy trì và tuân thủ đúng theo phương châm kinh doanh truyền thống của mình. - Đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống kho bãi vả tăng cường thêm phương tiện vận tải phục vụ cho việc kinh doanh. - Tuyển dụng nhân viên có tay nghề và chuyên môn phù hợp. - Tăng cường hoạt động Maketing , quảng bá rộng rãi hình ảnh công ty, tìm kiếm các đối tác cũng như các thị trường tiềm năng. 1.3 Đinh ̣ hƣớng phát triể n . 1.3.1Mục tiêu ngắn hạn Một là, vào năm 2016 công ty sẽ đẩy mạnh chỉ tiêu xuất khẩu và tăng cường dịch vụ lên con số 1.300.000.000 đồng. Hai là, vào năm 2017 – 2019 Xây dưng thêm chi nhánh ở miền nam Việt Namvà tạo vị thế cạnh tranh lớn nhất nhì ở thị trường Miền Nam, đẩy mạnh hơn nữa về cơ sở vật chất và hạ tầng. Ba là, tiếp tục mở rộng thêm một số ngành và mặt hàng khác để tạo thêm tiềm năng thu nhập và nới rộng đối tác kinh doanh. 1.3.2 Mục tiêu dài hạn Một là, vào năm 2020 sẽ đẩy mạnh doanh nghiệp lên thị trường quốc tế với quy mô lớn hơn, tạo một chi nhánh ở nước ngoài ( cụ thể là Hoa Kỳ ) Hai là, từ năm 2020 đến năm 2048, đẩy mạnh doanh nghiệp lên thành công ty đa quốc gia ( tối thiểu là có mặt tại bốn quốc gia mạnh về xuất nhập khẩu như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức...). Ba là, huấn luyện và đào tạo nhân viên trở thành chuyên nghiệp có thể hoạt động mạnh trên công đồng quốc tế vào năm 2021. 1.4 Cơ cấ u tổ chƣ́c nhân sƣ̣ của công ty . 1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Ngôi Sao Sài Gòn (Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH XNK Ngôi Sao Sài Gòn.). 4 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÕNG KINH DOANH PHÕNG MARKETING PHÓ GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ PHÕNG BỘ PHẬN BỘ PHẬN KẾ TOÁN GIÁM SÁT GIAO NHẬN 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban - Giám đốc: với vai trò là người đứng đầu, thực hiệc việc điều hành, điều phối những công việc kinh doanh hằng ngày, các vấn đề nhân sự và các hoạt động khác; chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật; thay mặt công ty kí kết các văn bản, hợp đồng tài chính thương mại. - Phó giám đốc kinh doanh: là người quản lí, điều phối, lên kế hoạch cho việc kinh doanh; tìm kiếm các khách hàng và thị trường mới tiềm năng nhằm vạch ra định hướng phát triển sản phẩm tiếp theo; tham mưu, hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lí công ty và làm theo chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc. - Phó giám đốc nhân sự: là người chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng và bố trí nhân sự cho phù hợp với khả năng trình độ và nhu cầu công việc cụ thể. - Phòng kinh doanh: là bộ phận chịu trách nhiệm quản lí hệ thống mạng máy vi tính, bảo trì máy móc, thiết bị đảm bảo phục vụ kinh doanh; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc; thực hiện toàn bộ công việc kinh doanh, tìm kiếm đối tác, tổ chức mua bán hàng hóa. - Phòng Marketing: là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích đánh giá các cơ hội, xây dựng tổ chức thực hiện chương trình marketing. Đây là bộ phận hỗ trợ cho Ban Giám đốc và Phòng kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, phát triển và mở rộng thị trường tiềm năng, phát triển sản phẩm mới. - Phòng Kế toán: là bộ phận nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc; thực hiện toàn bộ nhiệm vụ có liên quan đến công tác kế toán tài chính của công ty như: nghiệp vụ thu chi, theo dõi xuất nhập hàng hóa, xuất hóa đơn, tính giá thành, tính toán lãi lỗ, quyết toán thuế,… Cuối mỗi tháng, mỗi quý, phòng kế toán có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính để trình cho Giám đốc và cơ quan nhà nước. - Bộ phận giám sát: là bộ phận hỗ trợ Giám đốc trong việc theo dõi, giám sát và đôn đốc công việc. Ngoài ra, bộ phận này còn thực hiện việc đề xuất với Giám đốc để 5 khen thưởng cũng như xử phạt những bộ phận, cá nhân đối với việc hoàn thành công việc được giao. - Bộ phận giao nhận: là bộ phận chịu trách nhiệm về khâu giao nhận, theo dõi, kiểm tra, quản lí xuất nhập hàng trong và ngoài nước. 1.4.3 Tình hình nhân sự Bảng 1.1: Thống kê tình hình sử dụng nhân sự của công ty Số TT Phòng ban Số ngƣời 1 Ban Giám đốc 4 2 Phòng Kinh doanh 6 3 Phòng Kế toán – Tài chính 6 4 Phòng Marketing 4 5 Phòng nhân sự 4 6 Bộ phận giám sát 5 7 Phòng kĩ thuật 4 8 Bộ phận giao nhận 4 9 Nhân viên lao công 2 39 Tổng (Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH XNK Ngôi Sao Sài Gòn) Ngoài số lượng nhân sự cố định tại các phòng ban như trên thì tùy từng năm, từng giai đoạn cụ thể mà công ty có thể bổ sung hoặc giảm bớt nhân sự cho phù hợp. Ở mỗi phòng ban đều có một người phụ trách chính, một trợ lí hoặc phó phòng phụ giúp việc quản lí, sắp xếp công việc sao cho hợp lí nhất. Các nhân viên trong các phòng ban tuân theo chỉ đạo trực tiếp từ trưởng phòng của mình.Nhìn chung, công ty dành nhiều vị trí cho nhân sự ở trình độ cao đẳng ,đại học và trên đại học,đây cũng là một điều hợp lý khi mà công ty còn mới thành lập cần có nhiều nhân sự có trình độ cao,năng lực tốt giúp đề ra được những bước đi sau này. 1.5 Kế t quả hoa ̣t đông sản xuấ t kinh doanh công ty Qua bảng số liệu trên cho thấy Ngôi Sao Sài Gòn trong ba năm qua đã phát triển rất nhanh mặc dù là công ty mới trên thị trường xuất nhập khẩu.Doanh thu của công ty giai đoạn 2013-2015 không ngừng tăng.Cụ thể là năm 2014 tăng so với năm 2013 là 249.969.740 đồng tương đương với năm 2015 so với năm 2014 cũng có một kết quả kinh doanh khả quan là 324.093.891 .Việc tăng doanh thu dẫn đến việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Đó là năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế là 35.254.258 6 đồng,năm 2014 là 60.695.492 đồng và năm 2015 là 118.304.492 đồng. Và ta cũng thấy rằng con số tăng rất đáng kể đây là một điều đáng mừng của công ty Ngôi Sao Sài Gòn. Để đạt được kết quả như vậy, công ty Ngôi Sao Sài Gòn đã không ngừng nỗ lực trong thời gian qua,sự tính toán về chiến lược kinh doanh cũng như định hướng thị trường đúng đắn đã đưa Ngôi Sao Sài Gòn đi đến kết quả kinh doanh rất khả quan. Công ty Ngôi Sao Sài Gòn đã không ngừng nỗ lực trong ba năm qua. Sự áp dụng một chiến lược kinh doanh đúng đắn,sự tìm hiểu và nắm bắt thị trường kịp thời đã giúp cho Ngôi Sao Sài Gòn có một tầm vóc mới rất khả quan trong tương lai. Với đà phát triển như vậy, Ngôi Sao Sài Gòn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên con đường của mình và thúc đẩy một nền kinh tế đất nước ngày càng vững mạnh. Bảng 1.1 kết quả kinh doanh cùa công ty năm 2013-2015 (Đơn vị tính: VNĐ) Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 215.284.625 35.254.258 35.254.258 465.254.365 60.695.492 60.695.492 789.348.256 118.304.492 118.304.492 28.785.625 45.518.758 84.891.586 (Nguồn: phòng kinh doanh) Tóm tắt lại nội dung chương thứ nhất, nhóm sinh viên đã chỉ ra những vấn đề chung của Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Ngôi Sao Sài Gòn như: Những nét cơ bản về công ty, lĩnh vực hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức – nhân sự, tình hình hoạt động kinh doang cũng như vị thế cạnh tranh cổng công ty trên thị trường để giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về Công ty và bài báo cáo của nhóm viết. 7 CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM 2.1. Vĩ mô Các yếu tố môi trường vĩ mô được thể hiện theo sơ đồ sau: 2.1.1. Kinh tế Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ổn. 8 Hình 1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2004-2014 (đơn vị: %). (Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2014) Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá.Tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng bình quân hàng năm 7 %.Nông nghiệp phát triển liên tục,đặc biệt là sản xuất lương thực.Giá trị công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng:bưu chính viễn thông,đường sá, cầu, cảng, sân bay,điện , thuỷ lợi ..... được tăng cường.Các ngành xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển . Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2015 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng trưởng năm 2014. 9 Năm 2015, “Điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế là GDP đạt 6,68%. Bên cạnh số liệu về sản lượng, các chỉ báo khác về sản xuất công nghiệp cũng cho thấy rõ nét sự phục hồi. Chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất (PMI) liên tục cao trên ngưỡng 50 điểm, đặc biệt ở mức rất cao trong hai quý đầu năm 2015. Mặc dù có giảm nhẹ xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 9 và tháng 11 nhưng nhìn tổng thể hoạt động sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực trong bối cảnh Trung Quốc và các nền sản xuất khác trong khu vực có dấu hiệu suy thoái. Trong năm 2015, ngoài chỉ số PMI do Nikkei công bố, Tổng cục Thống kê đã thực hiện khảo sát theo quý nhằm đánh giá xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Bên cạnh những điểm sáng đáng ghi nhận, năm 2015 nền kinh tế còn tồn tại những hạn chế có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, đáng kể nhất là thu - chi ngân sách. Tổng thu ngân sách năm 2015 còn gặp nhiều khó khăn do suy giảm giá dầu thô. Năm 2015, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 989,69 nghìn tỷ đồng, đạt 108,69% dự toán. Lưu ý là với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), nguồn thu từ hoạt động này dự kiến sẽ giảm dần theo lộ trình cam kết trong thời gian tới. Kinh tế - xã hội nước ta 3 tháng đầu năm 2016 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng chậm và chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh tế Nhật Bản và EU tăng trưởng ở mức thấp, Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi tiếp tục suy giảm. Sự giảm giá của hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá dầu giảm sâu và tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm cùng với biến động khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và Trung Quốc đã tác động đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất khẩu và thu ngân sách nhà nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2016 ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,72%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,13%, đóng góp 2,48 điểm phần trăm; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,23%, làm giảm 0,16 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng quý I năm nay cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012-2014[1], nhưng có dấu hiệu chững lại so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015. Số liệu trên cho thấy, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ tăng 7,52%; hoạt động tài chính, ngân 10 hàng và bảo hiểm tăng 5,99%; vận tải, kho bãi tăng 5,56%; thông tin và truyền thông tăng 8,21%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 4,75%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,43%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây Mỗi năm tạo hơn 1,2 triệu việc làm mới. Tỷ lệ hộ nghèo từ trên 30 % giảm xuống còn 10%.Ngưới có công với nước được quan tâm chăm sóc.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% xuống còn 1,4% 2.1.2. Văn hóa – Tôn giáo Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính: Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Văn hóa Việt Nam phát triển cao hơn so với các nền văn hóa khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hóa vùng Đông Nam Á, vì có chung chủng gốc Nam Á (Mongoloid phương Nam) và nền văn minh lúa nước. Xét về phong tục tập quán người Việt vốn thiết thực, 11 chuộng ăn chắc mặc bền “có thực mới vực được đạo". Việt Nam là quốc gia đa dạng về tôn giáo, Hindu giáo, khổng giáo, đạo giáo, thiên chúa giáo ,phật giáo …nhưng lại không có sự bất hòa hay xung đột giữa các tôn giáo với nhau như các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số lễ hội đặc sắc như: Tết Nguyên Đán, Lễ Hội Đống Đa, Hội Vật Liễu Đôi, , Lễ Hội Chùa Hương, Hội Lim, Lễ Hội Cố Đô Hoa Lư, Lễ Hội Nghinh Voi Ông (Cá Voi) 2.1.3. Chính trị - Pháp luật 2.1.3.1 Chính trị Nhìn chung tình hình chính trị Việt Nam tương đối ổn định. Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam, do đó chính sách về kinh tế, chính trị tương đối ổn định, không có sự tranh chấp nội bộ.Quan hệ đối ngoại luôn được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt.Nước ta tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa , các nước láng giềng, các nước ta bè truyền thống, tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á . Có quan hệ thương mại với hơn 170 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút đợc nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Hệ thống hành chính Việt Nam được phân thành 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã.  Tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm 4 cấp là trung ương, tỉnh, huyện và xã.  Ở cấp Trung ương có Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.  Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ là 5 năm.  Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.  Chính quyền địa phương (cấp tỉnh, huyện và xã) có Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.  Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp hợp thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. 12 2.1.3.2 Pháp luật Các nghĩa vụ pháp lý về đăng ký kinh doanh: Để doanh nghiệp được hoạt động, ta cần đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật và chịu sự quản lý của cơ quan chuyên ngành. Khi thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi vốn điều lệ, thành viên góp vốn,… ta sẽ phải tiến hành những thủ tục nhất định theo quy định. Các nghĩa vụ pháp lý về thuế: Tất cả các loại hình kinh doanh ở Việt Nam đều phải trả thuế. Các loại thuế hiện đang áp dụng rất nhiều:  Thuế môn bài (Nghị định 75/2002/NĐ-CP; Thông tư số 96/2002/TT-BTC; Thông tư số 42/2003/TT-BCT): một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương.  Thuế giá trị gia tăng (Luật số 13/2008/ QH12 của Quốc hội về Luật Thuế giá trị gia tăng): thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được áp dụng đối với các đối tượng: hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này như là chuyển quyền sử dụng đất, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ y tế....  Thuế tiêu thụ đặc biệt (Luật số 27/2008/QH12 của Quốc hội về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt): được áp dụng cho các mặt hàng Nhà nước cần điều tiết (đồ uống, rượu, thuốc lá, các hoạt động giải trí, sản xuất ôtô và xe máy). Đối với tất cả các loại hình kinh doanh áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trị giá gia tăng được miễn trừ.  Thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật số 14/2008/QH12 của Quốc hội về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp): Luật này quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.  Thuế xuất nhập khẩu (Luật số 45/2005/QH11 của Quốc hội về Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu): áp dụng đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. 2.1.4 Dân số - Xã hội 2.1.4.1 Tình hình dân số 13 Dân số Việt Nam năm 2016 có: 93,421,835 ngƣời.Tỷ lệ nam/nữ là 100% tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều ở tất cả nhóm tuổi, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ. Các nhóm tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ chênh lệch giới tính càng lớn, trong đó nhóm tuổi từ 0-4 tuổi hiện đang có tỷ lệ chênh lệch giới tính cao nhất lên đến 111,6% tương đương cứ 100 bé gái thì có 111,6 bé trai. Bảng2.1: thống kê dân số Việt Nam theo tuổi năm 2016 (Nguồn: kế hoạch việt ) 2.1.4.1 Lao động, việc làm Công bố tại họp báo ngày 25/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê –ông Nguyễn Bích Lâm cho biết trong quý đầu năm, cả nước có 53,3 triệu người có việc làm, trong đó khu vực thành thị chiếm 31,4%. "Nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ trọng người có việc làm chiếm tới gần 70% lao động của cả nước” Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016 ước tính là 54.4 triệu người, tăng 1.4% so với cùng thời điểm năm 2015. Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47.8 triệu người, tăng 0.2% 14 so với cùng thời điểm năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 01/2016 ước tính là 53.3 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 ước tính là 2.23%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% (cao hơn 1.73 điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) quý 1/2016 ước tính là 6.47%. Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý 1/2016 là 1.27%. Còn tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 năm nay ước tính là 1.77% (quý 01/2015 tương ứng là 2.43%). Đặc biệt, thanh niên ở khu vực thành thị tìm kiếm việc làm khó hơn ở khu vực nông thôn. Ở nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần thống kê chung dành cho những người trên 25 tuổi. Báo cáo chỉ rõ : “Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 9,51%, tức là cứ 10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần một người thất nghiệp”. 2.1.4.2. Đời sống dân cư và giáo dục Trong tháng 9, cả nước có 3,7 nghìn hộ nghèo, giảm 64,8% so với cùng kỳ năm 2014 ( chiếm khoảng 7,2%). Theo báo cáo sơ bộ, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo tháng 9 năm 2015 là 3443 tỷ đồng. Bên cạnh đó có hơn 7,7 triệu bảo hiểm y tế được cấp phát miễn phí cho các đối tượng chính sách cả nước Theo kết quả điều tra đành giá các mục tiêu trẻ em và Phụ nữ Việt Nam năm 2014( MICS5), số trẻ em đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đạt 96,8%; tiểu học 99,4%; trung học cơ sở 96,4%; trung học phổ thông đạt 94,8%. Kết thúc năm học 2014-2015, cả nước có 554 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng; sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng từ các trường công lập là 470,1 nghìn sinh viên ( chiếm 85% tổng số sinh viên tốt nghiệp). 2.1.5 Môi trƣờng sinh thái Độ phủ rừng, đất canh tác bị chiếm dụng vào những mục đích phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp không chỉ bị thu hẹp về diện tích mà còn bị ô nhiễm. Tệ lạm dụng hoá chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật đã và đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó mét sè vùng đất bị nhiễm độc chất độc da cam, điôxin do hậu quả của chiến tranh. Việc giảm sút về mặt số lượng lẫn chất lượng đất, còngnh sù ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang đụng chạm đến những vấn đề quan 15 trọng nhất của xã hộinh năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sức khoẻ của con người. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2, 6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới .Là một nước nhiệt đới gió mùa, lắm mưa, lại có mét hệ thèng sông ngòi dày đặc, vấn đề nước, lẽ ra, không có gì đáng lo ngại và đáng bàn. Thế nhưng ngày nay, nước ngọt, sạch không chỉ là vấn đề kinh tế -xã hội, mà còn là vấn đề sinh thái - xã hội gay cấn. Nguồn nước ngọt, sạch hiện nay ở nước ta rất khan hiếm, bị thu hẹp và giảm chất lượng do bị ô nhiễm bởi nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. 2.1.6 Kỹ thuật Theo “Chuyện kinh doanh “ – Phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam của AMC Pacific đã nêu ra những vấn đề như sau: Thứ nhất, khung pháp luật cho thị trường khoa học và công nghệ chưa được hình thành đầy đủ, nhất là đối với các hoạt động triển khai, thử nghiệm ứng dụng các công nghệ do các cơ quan khoa học trong nước sáng chế. Chưa có quy định rõ ràng về quyền sở hữu các sản phẩm khoa học, nhất là sản phẩm do ngân sách Nhà nước cấp. Hiệu lực của pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp còn rất kém. Quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là năng lực để thực thi các quyền sở hữu chưa tốt. Khung pháp luật về sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ và chưa có tính hiệu lực cao. Thứ hai, nhu cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ chưa cao. Doanh nghiệp Việt Nam chưa được thông tin đầy đủ về những công nghệ trong nước hiện có, trong khi đó lại rất “sính” nhập các công nghệ nước ngoài. Chúng ta chưa có môi trường cạnh tranh thực sự để buộc doanh nghiệp phải chú trọng đến đổi mới công nghệ. Một mặt, một số doanh nghiệp nhà nước còn được hưởng nhiều ưu đãi do nhà nước tạo ra như độc quyền, tiếp cận nguồn vốn …do đó chưa chú trọng nâng cao tiến bộ công nghệ. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam còn đang chập chững trong cơ chế thị trường và trình độ phát triển còn thấp. Hầu hết các doanh nghiệp bị hạn chế về vốn đầu tư và trình độ lao động khi nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới. Thứ ba, hoạt động chuyển giao công nghệ theo chiều dọc (từ các cơ quan nghiên cứu, các viện, các trường chuyển giao cho các doanh nghiệp trên cơ sở hoàn thiện công nghệ mới) hiện nay còn it, còn nhiều rào cản. Các cơ quan nghiên cứu cũng chưa có “lực đẩy” để gắn kết hơn các công trình nghiên cứu với hoạt động của doanh nghiệp cũng như chưa chú trọng tới việc quảng bá kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có chính sách hữu hiệu thúc đẩy các cơ quan nghiên cứu phát triển ứng dụng kết quả nghiên cứu, công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu và biến 16 kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm có giá trị thương mại. Các kết quả sáng tạo công nghệ của các cơ quan nghiên cứu và của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được chú ý để chính thức công bố và đăng ký để trở thành hàng hóa có thể mua bán được. Thứ tư, hàng hóa cho thị trường khoa học phần lớn do Nhà Nước cấp kinh phí thực hiện theo chế độ giao trực tiếp nên hầu hết các sản phẩm không được định giá hoặc nếu được định giá thì ở mức quá thấp; không có sự cạnh tranh giữa những người bán hàng. Thứ năm, các hoạt động hỗ trợ thị trường công nghệ chưa được tổ chức tốt. Hệ thống thông tin và dịch vụ khoa học và công nghệ chưa làm tốt vai trò trung gian, thúc đẩy sự trao đổi thông tin giữa bên cung cấp công nghệ và bên có nhu cầu đổi mới công nghệ. Việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều thủ tục khó khăn, rườm rà. Việc tổ chức thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp rất kém, điển hình là trong lĩnh vực phần mềm công nghệ thông tin. Hệ thống quản lý, lưu giữ thông tin về kết quả khoa học và công nghệ hiện nay còn rất yếu, chưa có một “ngân hàng” lưu trữ đầy đủ các sản phẩm khoa học và công nghệ, dẫn đến có nhiều đề tài, dự án đã được nghiên cứu nhưng doanh nghiệp hay người có nhu cầu sử dụng kết quả khoa học và công nghệ lại không biết thông tin để tìm đến người “cung cấp” sản phẩm khoa học và công nghệ. Về việc hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Vịêt Nam, hiện nay đang tồn tại hai quan điểm: một là, cho rằng cần xem xét những biện pháp để hình thành và phát triển cả thị trường khoa học và thị trường công nghệ, bởi vì trên thực tế nhiều khi khó có thể tách bạch đâu là hoạt động khoa học, đâu là hoạt động công nghệ; hai là, cho rằng chỉ nên tập trung xây dựng và phát triển thị trường công nghệ trong giai đoạn tới theo Luật khoa học và công nghệ, bởi vì lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở nhiều nước thường do Nhà nước đảm nhiệm là chính. Về lâu dài, Việt Nam cần hình thành và phát triển hai loại thị trường có mối liên hệ mật thiết với nhau này. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường như hiện nay thì ít nhất trong 5 năm tới, Nhà nước cần tập trung tạo điều kiện để hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở nước ta, để các doanh nghiệp, các nhà công nghệ thực sự tìm đến nhau, góp phần giúp doanh nghiệp Việt nam nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của mình. Khác với thị trường các sản phẩm thông thường, là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán, thị trường công nghệ là nơi diễn ra sự trao đổi qua lại các bản quyền, patanh, bí quyết (knowhow) và những dịch vụ liên quan đến công nghệ. 17 2.1.7 Đánh giá qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài STT Yếu tố bên ngoài chủ yếu Trọng số Phân loại Điểm theo trọng số 1 Thị trường đang phát triển 0.10 4 0.4 2 Chính sách chính phủ cho lĩnh vực xuất khẩu và kinh doanh 0.15 1 0.15 3 Địa lý 0.20 4 0.8 4 Nguồn nguyên liệu 0.05 4 0.20 5 Nền kinh tế 0.15 4 0.60 6 Khoa học công nghệ 0.10 4 0.40 7 Trình độ dân số 0.05 2 0.10 8 Quan hệ đầu tư mở rộng 0.10 4 0.4 9 Sinh thái 0.05 1 0.05 10 Thu nhập dân cư 0.05 3 0.15 Tổng cộng 1.00 3.25 Kết luận: Công ty phản ứng tốt đối với môi trường vĩ mô. 2.2 Phân tích môi trƣờng ngành(MT hình ảnh cạnh tranh) Môi trường ngành bao gồm: - Người cung ứng. Các đối thủ tiềm năng. Người mua. Sản phẩm thay thế. 18 2.2.1 Các đối thủ tiềm năng Các đối thủ tiềm năng: Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ, chẳng hạn như: các công ty logistics hình thành nen một công ty mới, chi cục hải quan cạnh tranh mặt hàng nhập về để lấy lợi bằng việc cam kết với các công ty xuất nhập khẩu khác. Đối thủ tiềm năng là những người mà ý tưởng nhảy vào cuộc của họ được hình thành trong quá trình theo dõi, chứng kiến, phân tích và đi đến những nhận định cuộc cạnh tranh hiện đại. Tính không hiện diện như là một bức bình phong che chắn cho hướng suy tính và hành động của đối thủ tiềm năng. Hiện nay, theo xu hướng phát triển của xã hội các công ty cung cấp dịch vụ logistics đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn và phát triển một cách mạnh mẽ, và những công ty logistic này có xu hướng gia nhập và lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và là đối thủ tiềm năng vô cùng mạnh mẽ của doanh nghiệp, vì họ đã rất thành thạo trong việc vận chuyển hàng hóa, cũng như là các thủ tục giấy tờ hải quan Để chống lại các đối thủ tiềm năng này, doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, tạo ra những điểm khác biệt nổi trội trên thị trường, cải tiến hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ Ngoài ra các đối thủ hiện tại cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của môi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong một ngành bao giờ cũng gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối khống chế thị trường. Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam, vì thế các công ty xuất nhập khẩu không ngừng đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng thị trường. Những công ty phát triển mạnh trong ngành phải kể đến như: công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp và đầu tư TP.HCM (IMEXCO), công ty dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu Nam Phương, công ty đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (PISICO)... họ đều là những công ty có uy tín, có vốn đầu tư lớn và hoạt động lâu năm trong nghành, họ là những đối thủ mạnh trong ngành. Ngoài ra, còn có hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác đều là những đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp trong ngành, có thể thấy sự cạnh tranh trong ngành là vô cùng gay gắt và căng thẳng vì số lượng doanh nghiệp quá lớn và doanh nghiệp chúng 19 ta có thể không nhận thấy dc ngay đối thủ cạnh tranh của mình. Do vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh đặc biệt là những đối thủ chính để xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung. 2.2.2 Ngƣời mua Sức ép của người mua: Người mua tranh đua với ngành bằng cách bắt ép giá giảm xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng của doanh nghiệp phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường của nhóm và tầm quan trọng của các hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp Nhóm tập trung hoặc mua với khối lượng hàng hóa lớn, thường là những khách hàng có mối quan hệ hợp tác lâu dài, chiếm phần lớn trong lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp Nhóm khách hàng mua sản phẩm đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt. Người mua chắc chắn có thể tìm được doanh nghiệp khác và sẽ có khả năng đấy doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp khác Khách hàng là người gây sức ép mạnh mẽ đối với sự cạnh tranh của doanh nghiệp, mún giữ được khách hàng của mình doanh nghiệp phải tạo được uy tín với khách hàng và có những chiến lược thu hút khách hàng. 2.2.3 Nhà cung ứng Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quyền lực của nhà cung ứng được thể hiện thông qua sức ép về giá nguyên vật liệu nhằm muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình. Công ty TNHH XNK Ngôi Sao Sài Gòn, ngoài nghiệp vụ xuất nhập khẩu công ty còn sản xuất, phân phối các thiết bị điện máy văn phòng, thiết bị viễn thông... vì sản xuất và phân phối với quy mô lớn và đa dạng nên cần một nguồn nguyên vật liệu khá lớn và số lượng lớn nhà cung ứng nên rủi ro về sức ép của nhà cung cấp là rất lớn và không thể tránh khỏi, để tránh nhà cung ứng gây sức ép doanh nghiệp cần phải lưu ý những điều như: Một là, số lượng nhà cung ứng: nhiều nhà cung ứng sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nguyên vật liệu, nó có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng