Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại việt nam...

Tài liệu Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại việt nam

.PDF
62
111
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012” TÊN CÔNG TRÌNH: XÂY DỰNG CHỈ SỐ LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 1 Mục Lục Mục Lục .................................................................................................................................. 1 DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG........................................................................................... 3 Lời mở đầu.............................................................................................................................. 4 PHẦN 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 6 PHẦN 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẠM PHÁT CƠ BẢN ..................................... 8 2.1. Khái quát về lạm phát cơ bản. .................................................................................. 8 2.2. Các cách đo lường. .................................................................................................. 10 PHẦN 3. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 13 3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây về khái niệm và cách đo lường lạm phát cơ bản.......................................................................................................................... 13 3.2. Thực tiễn áp dụng lạm phát cơ bản tại một số nước trên Thế Giới...................... 16 3.2.1. Thái lan- lạm phát cơ bản trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu..................... 16 3.2.2. Philippin - lạm phát cơ bản được công bố bên cạnh CPI............................... 17 3.2.3. Ấn độ- lạm phát cơ bản được tính toán từ chỉ số WPI................................... 19 3.2.4. Liên Bang Nga - Lạm phát cơ bản được đo lường bằng phương pháp trung bình có loại trừ (Trimmed mean). ................................................................................. 20 3.2.5. PHẦN 4. 4.1. Mỹ - Chỉ số lạm phát được công bố minh bạch, rõ ràng, kịp thời và đầy đủ. 21 XÂY DỰNG CHỈ SỐ LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM.............. 26 Phương pháp xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam............................... 26 4.1.1. Các cách đo lường lạm phát cơ bản có thể áp dụng tại Việt Nam. ............... 26 4.1.2. Chọn lựa cách tính phù hợp với điều kiện Việt Nam..................................... 26 4.1.3. Cơ sở dữ liệu..................................................................................................... 27 4.2. Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam..................................................... 29 4.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa. ........................................................................................ 29 2 4.2.4. Biến động của các nhóm hàng hóa trong chỉ số CPI...................................... 30 4.2.5. Chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam. ............................................................. 32 4.2.6. Biến động của các chỉ số lạm phát cơ bản và lạm phát CPI. ......................... 32 4.2.7. Kiểm định dự báo. ............................................................................................ 39 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT VÀI NHẬN XÉT. ................................................... 44 5.1. Nhận dạng những vấn đề khó khăn khi sử dụng CPI trong điều hành chính sách tiền tệ................................................................................................................................... 44 5.2. Khuyến nghị một vài giải pháp xem xét lạm phát cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ. ......................................................................................................................... 45 5.3. Kết luận. ................................................................................................................... 47 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 61 3 DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG DANH MỤC HÌNH Hình 1: Lạm phát cơ bản và lạm phát thông thường ở Philippin giai đoạn 2001-2011(17) Hình 2: Lạm phát tại Mỹ giai đoạn 1990-2012............................................................. (22) Hình 3: Lạm phát thông thường và lạm phát cơ bản tại Việt Nam giai đoạn 10/2009 đến 02/2012............................................................................................................................... (36) DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mục tiêu lạm phát của các nước theo lạm phát mục tiêu. .................................. (9) Bảng 2: Chỉ số lạm phát cơ bản tại các quốc gia. ........................................................... (23) Bảng 3: So sánh tỉ trọng từng mặt hàng hai thời kì tính chỉ số CPI............................... (27) Bảng 4: Biến động trong lạm phát CPI: tháng 10/2009 đến tháng 2/2012.................... (29) Bảng 5: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của các chỉ số lạm phát.............................. (32) Bảng 6: Khả năng theo dõi xu hướng lạm phát của các chỉ số ...................................... (33) Bảng 7: Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình ................................................. (34) Bảng 8: Kiểm định khả năng dự báo lạm phát của độ lệch lạm phát hiện tại .............. .(40) Bảng 9: Kiểm định hồi quy ngược................................................................................... (41) Bảng 10: Tỉ trọng của chỉ số lạm phát cơ bản tại một số nước ...................................... (42) 4 Lời mở đầu Lý do chọn đề tài: năm 2011 được xem là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự bất ổn của nền kinh tế Mỹ cũng như sự lo ngại về nợ công ở châu Âu và các sự kiện lớn nhỏ khác đã làm Thế giới trong năm chứng kiến những sự kiện chưa từng có trong lịch sử. Với một mức độ hội nhập lớn, Việt Nam cũng không nằm ngoài sư chi phối đó, thể hiện đó là hàng loạt các chỉ tiêu ta không đạt được. Mà điển hình nhất đó là lạm phát đã đi quá xa so với mục tiêu ban đầu (18.13% so với 7%). Năm 2012, mục tiêu mà Nhà Nước ta đặt ra với chỉ tiêu này là dưới 10%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng đây là một con số quá lí tưởng, nếu không muốn nói là quá khó để có thể đạt được. Bởi vì, họ cho rằng bên cạnh việc thực hiện mục tiêu lạm phát, ta còn phải đối mặt với nhiều mục tiêu khác, cụ thể đó là mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế, việc hồi phục sản xuất kinh doanh và thị trường chứng khoán. Tranh luận này không phải là không có cơ sở, tuy nhiên, động thái đưa khuôn khổ lạm phát mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ lại thể hiện sự quyết tâm cao của ngân hàng Nhà Nước trong việc kiềm chế lạm phát. Và lúc này, một câu hỏi được đặt ra đó là: có phải CPI là chỉ số đo lường đầy đủ và phù hợp nhất để đo lường lạm phát, hay là một chỉ số nào khác, chỉ số không chịu ảnh hưởng của các cú sốc cung có tính chất nhất thời và chỉ số đó được tính toán như thế nào? Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Xây dựng chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam” Mục tiêu nghiên cứu: tìm được chỉ số lạm phát cơ bản phù hợp nhất trong điều kiện tại Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị trong việc áp dụng nó vào thực tế. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp định tính, phân tích, so sánh và định lượng, bằng cách sử dụng các công cụ hổ trợ như Excel, Eview để kiểm định và đưa ra kết luận. 5 Nội dung nghiên cứu: chủ yếu là làm rõ khái niệm lạm phát cơ bản và các cách đo lường đã được sử dụng tại các nước trên Thế giới. Đồng thời phân tích 5 chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam dựa cách tính loại trừ, bao gồm: CPI loại trừ nhóm hàng lương thực - thực phẩm; CPI loại trừ hàng lương thực, giáo dục; CPI loại trừ hàng lương thực, giáo dục, giao thông; CPI loại trừ lương thực – thực phẩm, giáo dục, giao thông và CPI loại trừ lương thực – thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng. Các cách đo lường này được kiểm định dựa vào độ biến động, khả năng theo dõi các xu hướng và dự báo lạm phát trong tương lai. Trong khi chỉ số CPI loại trừ lương thực – thực phẩm, giáo dục, giao thông và CPI loại trừ lương thực – thực phẩm, giáo dục, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng không đáp ứng được yêu cầu theo dõi xu hướng lạm phát thì ba chỉ số còn lại thì thoả mãn tiêu chuẩn này. Bên cạnh đó, hai cách tính đó còn không phù hợp so với ba cách tính còn lại vì tỉ trọng quá thấp. Trong ba chỉ số còn lại, thì chỉ có chỉ số CPI loại trừ lương thực, giáo dục và giao thông thoả mãn được các tiêu chuẩn còn lại. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu (chỉ thu thập được số liệu hàng hóa cấp I, chuỗi số liệu ngắn) nên việc phân tích gặp một số hạn chế. Mặc dù có hạn chế như vậy, nhưng nhìn chung, lạm phát cơ bản theo cách tính trên đã có mức ý nghĩa khá tốt và đại diện cho sự thay đổi giá có tính chất dai dẳng của nền kinh tế. Cuối cùng, phân tích chỉ số không dừng lại ở đó, nó nên được xem xét phục vụ cho việc đưa ra các chính sách. Đóng góp của đề tài: đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng khá cao, bài nghiên cứu đã chỉ ra được chỉ số lạm phát cơ bản phù hợp nhất cho Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra được một vài khuyến nghị thực tế trong việc áp dụng. Hướng phát triển của đề tài: đó là việc xây dựng một chỉ số mới khi thời gian kiểm định dài hơn, cũng như số liệu thu thập được chi tiết hơn. 6 PHẦN 1. GIỚI THIỆU Chính sách tiền tệ hoạt động thông qua việc tác động đến tổng cầu trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vào những lúc nền kinh tế đối mặt với các cú sốc cung dẫn đến biến động lớn trong giá, thì mục tiêu lạm phát của chính sách tiền tệ có thể mắc phải những sai lầm. Theo đó, sự miêu tả chính xác của việc thay đổi giá là tạm thời hay lâu dài mới là điều quan trọng. Điều này là do chính sách tiền tệ luôn có một độ trễ. Nếu sự tăng giá là tạm thời thì nó sẽ tự phục hồi sớm, nó không cần bất kì một hành động chính sách tiền tệ nào. Để giải quyết vấn đề này, nhiều ngân hàng trung ương sử dụng các cách đo lường để loại bỏ các biến động giá nhất thời. Lạm phát cơ bản bằng cách loại bỏ các hàng hóa dễ biến động từ rổ hàng thông thường giúp nhận dạng xu hướng cơ bản trong lạm phát thông thường và tin là sẽ sự báo lạm phát tương lai tốt hơn. Nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như nhiều nước nông nghiệp đang phát triển khác, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cú sốc cung, mà chủ yếu là sự bất ổn trong giá lương thực - thực phẩm. Những năm gần đây, nền kinh tế ta chịu một mức lạm phát cao, dai dẳng và không có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, năm 2011 lạm phát cao ở mức báo động, vượt xa so với mục tiêu ban đầu, mặc dù công cụ lãi suất đã được sử dụng ở mức tối đa. Trong thành phần tăng giá đó, có một bộ phận chịu ảnh hưởng từ cú sốc cung có tính chất tạm thời, và một bộ phận khác thì tiếp tục một cách dai dẳng, mặc dù với những mức độ khác nhau. Lạm phát thấp và ổn định được xem như là một mục tiêu chính yếu của chính sách tiền tệ. Sự thay đổi trong chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI) được xem là lạm phát thông thường và bên trong CPI, lạm phát của những sản phẩm không bao gồm lương thực - thực phẩm được xem là lạm phát cơ bản (Core Inflation) (Mohanty 2011). Tuy nhiên, nhiều ngân hàng trung ương khác lại có nhiều cách tính chỉ số lạm phát cơ bản khác, ví dụ như CPI loại bỏ lương thực- thực phẩm và năng lượng. Do đó, chuyên đề này cố gắng nhận diện được chỉ số lạm phát cơ bản phù hợp nhất trong điều kiện Việt Nam thông qua các cách 7 đo lường mà các nước đã sử dụng, cũng như qua việc phân tích số liệu lạm phát của Việt Nam. Chuyên đề gồm có năm phần. Phần hai sẽ giải thích khái niệm lạm phát cơ bản, ngoài ra nó còn thảo luận những kĩ thuật khác nhau được sử dụng để đo lường chỉ số lạm phát cơ bản. Phần ba sẽ tổng quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả, qua đó sẽ có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về lạm phát cơ bản. Ngoài ra, trong phần này sẽ trình bày kinh nghiệm của các nước trên Thế giới áp dụng chỉ số lạm phát cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ. Phần bốn sẽ tiến hành kiểm định các cách đo lường khác nhau chỉ số lạm phát cơ bản tại Việt Nam. Phần năm sẽ tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra các khuyến nghị chính sách cũng như những hạn chế của chuyên đề và các hướng gợi mở. 8 PHẦN 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẠM PHÁT CƠ BẢN 2.1. Khái quát về lạm phát cơ bản. Không có một định nghĩa duy nhất về lạm phát cơ bản trong các lí thuyết kinh tế. Có những đề nghị khác nhau được đưa ra vì định nghĩa phụ thuộc vào mục đích của phân tích. Eckstein (1981) cho rằng lạm phát cơ bản (core inflation) là “xu hướng tăng giá của chi phí sản xuất” mà “phát sinh trong kì vọng dài hạn của lạm phát theo suy nghĩ của hộ gia đình và các doanh nghiệp”. Khái niệm lạm phát cơ bản đã trở nên phổ biến vào những năm 1970 - giai đoạn lạm phát cao và được đề cập một cách thông thường lúc bấy giờ đó là thành phần của lạm phát mà có thể kéo dài trong một thời gian, và do đó, sẽ hữu ích khi dự báo lạm phát trong ngắn hạn và trung hạn. Hầu hết các cách đo lường cơ bản dựa vào khái niệm là lạm phát chung có thể được chia làm hai phần: phần cơ bản, đại diện cho xu hướng cơ bản của lạm phát như do áp lực của tổng cầu đối với nền kinh tế, và phần không cơ bản, ảnh hưởng đến biến động giá do những cú sốc tạm thời và sự thay đổi giá tương đối (Lafleche, 2006). Chủ tịch Bernanke của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), trong bài báo cáo của mình trước Quốc hội (tháng 7 năm 2007), đã nhấn mạnh rằng lạm phát cơ bản được thúc đẩy bởi một mong muốn là có thể theo dõi và dự báo lạm phát có tính chất dai dẳng: “…giá cả thực phẩm và năng lượng có xu hướng dễ biến động, do đó, lạm phát cơ bản (loại trừ giá cả thực phẩm và năng lượng) có thể là một cách đo lường xu hướng lạm phát tốt hơn so với lạm phát tổng thể…”. Nếu lạm phát cơ bản giữ ổn định, thì một sự biến động của lạm phát ít có khả năng dẩn đến một sự tăng lên trong kì vọng lạm phát, trừ khi những cú sốc cung được xây dựng bên trong những kì vọng của giá. Mặc dù được sử dụng bởi nhiều ngân hàng trung ương, đo lường lạm phát cơ bản thiếu những lí thuyết nền tảng. Cách đo lường lạm phát thông thường dựa vào lí thuyết chi phí sinh hoạt (cost of living) cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho việc đánh giá những cách đo lường lạm phát. Việc chọn lựa rổ hàng và tỉ trọng từng mặt hàng phụ thuộc vào 9 mục đích của chỉ số. Chỉ số giá tiêu dùng đại diện cho chi phí của rổ hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng bởi hộ gia đình. Do đó, ở hầu hết các nước, chỉ số CPI được sử dụng như là một cách đo lường của lạm phát. Và lạm phát cơ bản lại dựa vào CPI để đo lường sau đó. Một vài nhà phân tích đã liên kết lạm phát cơ bản với việc đo lường mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và chính sách tiền tệ. Họ cho rằng, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ (monetary phenomenon) trong dài hạn, do đó, lạm phát cơ bản nên đo lường các thành phần thay đổi giá có liên quan đến các hiện tượng tiền tệ (Bryan và Cecchetti 1994). Bởi vì, biến động giá do kết quả của sự thay đổi trong cầu hàng hóa liên quan hoặc cú sốc cung, không bắt nguồn từ chính sách tiền tệ, vì thế lạm phát cơ bản nên loại trừ sự thay đổi giá liên quan (relative prices change). Tuy nhiên, đo lường lạm phát cơ bản, không thể được xem như là một cách đo lường lạm phát nền tảng mà có thể thay thế cho lí thuyết chi phí sinh hoạt. Do đó, đo lường lạm phát cơ bản thông thể thay thế cho lạm phát thông thường. Tập trung vào lạm phát cơ bản không có nghĩa là ngân hàng Trung ương sẽ không quan tâm đến các thành phần lạm phát đã được loại trừ từ cách đo lường này (ví dụ như thực phẩm và năng lượng). Lạm phát cơ bản chỉ đơn giản là một hướng dẫn thuận tiện để giúp ngân hàng Trung ương đạt được các mục tiêu trong việc kiểm soát lạm phát chung. Hầu hết các nước sử dụng lạm phát cơ bản thêm vào với lạm phát thông thường và nó không có tính chất thay thế. Với 23 nước theo lạm phát mục tiêu, thì chỉ có năm nước lấy lạm phát cơ bản là mục tiêu. Bảng 1: Mục tiêu lạm phát của các nước theo lạm phát mục tiêu. Nước Năm áp dụng Mục tiêu lạm phát Brazil 1999 CPI Chile 1991 CPI Columbia 1999 CPI Mexico 1999 CPI Peru 2002 CPI 10 Indonesia 2000 CPI Hàn Quốc 1998 CPI Philippin 2002 CPI Thái Lan 200 Core CPI (*) Cộng hòa Séc 1998 CPI Hungary 2001 CPI Hà Lan 1998 CPI Israel 1992 CPI Nam Phi 2000 CPI Thổ Nhĩ Kì 2006 CPI Úc 1994 CPI Canada 1991 CPI-X Iceland New Zealand CPI 1990 CPI-X CPI loại trừ lãi suất và thuế gián Thụy Điển 1993 thu Na Uy 2001 CPI loại trừ thuế và năng lượng Thụy sĩ 2000 CPI Anh 1992 CPI Nguồn: IMF (*): CPI loại trừ gạo, bột mì, sản phẩm ngũ cốc, rau quả, tiền điện, gia nấu ăn và xăng. 2.2. Các cách đo lường. Ở phần trước, chúng ta đã có một cái nhìn khái quát về lạm phát cơ bản. Một điều dễ thấy rằng, trong khi ý tưởng lạm phát cơ bản thì hấp dẫn một cách trực quan, thì sự hữu ích về chính sách khi áp dụng nó vào thực tế ở những điểm nào mới là câu hỏi được đặt ra. Không có một hướng duy nhất trong việc hiểu về lạm phát cơ bản và không có một tiêu chuẩn chung nào được chấp nhận. Mặc dù không có một sự đồng thuận nào về cách đo 11 lường phù hợp nhất về lạm phát cơ bản, lý thuyết thường phân các cách đo lường này thành hai nhóm: thứ nhất, đó là đo lường thống kê (ví dụ : trung bình đã loại trừ, trung bình theo tỉ lệ, trung bình di động, chuỗi cấp số nhân, hệ tự hồi quy có cấu trúc…), thứ hai là cách đo lường dựa vào loại trừ. Một cách đo lường tốt nên phải hội tụ cả ba tính chất: Thứ nhất: lạm phát cơ bản nên ổn định và ít biến động hơn lạm phát thông thường. Thứ hai: qua một thời gian dài, tỉ lệ lạm phát cơ bản trung bình nên tương xứng với tỉ lệ lạm phát thông thường trung bình và không có độ lệch mang tính hệ thống giữa chúng. Ngoài ra, lạm phát cơ bản có thể theo dõi được xu hướng lạm phát. Thứ ba: nếu lạm phát cơ bản đại diện cho xu hướng cơ bản của lạm phát, nó có thể dự báo lạm phát tốt hơn với kì vọng rằng lạm phát cơ bản chứa đựng nhiều thông tin về xu hướng lạm phát trong tương lai hơn so với lạm phát thông thường. Mặc dù, cách đo lường thống kê như là trung bình đã loại trừ có một ý nghĩa thống kê tốt hơn, nhưng cách đo lường này thường khó hiểu đối với phần đông dân cư và do đó nó gây khó khăn để giao tiếp hiệu một cách hiểu quả (khó khăn cho ngân hàng Trung ương). Ngược lại, các cách đo lường dựa vào loại trừ được các nhà làm chính sách ưa chuộng bởi vì sự đơn giản của nó. Họ dễ dàng giao tiếp với công chúng khi so sánh với cách đo lường thống kê. Sự phản đối đó là các cách đo lường này thường loại bỏ hoàn toàn những hàng hóa biến động là một phương pháp quá đơn giản và có rủi ro tiềm tàng là loại bỏ vĩnh viễn những thông tin có ý nghĩa. Bên cạnh, mặc dù nó hấp dẫn ở điểm là đơn giản cho người xem, nhưng thường xuyên không đáp ứng được các tiêu chuẩn kinh tế. Các cách đo lường lạm phát cơ bản dựa vào kĩ thuật thống kê cung cấp chuỗi dữ liệu lạm phát cơ bản hay hơn, mặc dù nó cũng không được hỗ trợ bởi nhiều lí thuyết kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các nước sử dụng lạm phát cơ bản trong việc thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu hay sử dụng lạm phát được công bố chính thức thường lựa chọn phương pháp loại trừ. Khi làm như vậy, mục tiêu của các nhà làm chính sách là giữ cách đo lường đơn giản, dễ hiểu và giao tiếp hiệu quả với công chúng về xu hướng lạm phát và các quyết định chính sách. 12 Chúng ta sẽ hiểu rõ những cách đo lường này hơn trong phần tổng quan các kết quả nghiên cứu và thực tiễn áp dụng lạm phát cơ bản ở các nước trên Thế giới sau đây. 13 PHẦN 3. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LẠM PHÁT CƠ BẢN TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 3.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây về khái niệm và cách đo lường lạm phát cơ bản. Như đã đề cập trong phần trước, mặc dù lạm phát cơ bản đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên Thế giới và thuật ngữ lạm phát cơ bản cũng không còn xa lạ với nhiều người nhưng lại không có một khái niệm và cách đo lường duy nhất về lạm phát cơ bản. Năm 1991, Bryan và Pike đề nghị tính toán lạm phát trung bình thông qua một số loại giá đơn lẻ. Cách tiếp cận này được thúc đẩy bởi việc quan sát chuỗi giá cả riêng lẻ (những hàng hóa trong CPI) có xu hướng cho thấy một độ lệch đáng kể giữa chúng, một thực tế cũng được ghi nhận bởi Ball và Mankin(1992). Ball and Mankiw (1992) phân tích mô hình quyết định giá và phân phối thay đổi giá, cung cấp một vài lí thuyết hỗ trợ cho cách đo lường lạm phát cơ bản. Bài nghiên cứu này dựa vào quan sát phân phối chéo của sự thay đổi giá bất thường. Sử dụng mô hình thống kê với danh sách chi phí, hai ông cho thấy rằng những cú sốc cung riêng lẻ làm tăng một cách tạm thời lạm phát trung bình. Họ đề nghị là phân phối thay đổi giá sẽ bị lệch và hỗ trợ một ý tưởng đó là giá trị của phần nối thêm trong phân phối chéo đại diện cho những cú sốc tạm thời. Tiếp cận của Ball và Mankiw tập trung vào những cú sốc cung và xem đây là nguồn gốc duy nhất của những cú sốc giá tương đối. Sử dụng những mô hình tương tự, Roger (1995) và Bakhshi và Yates (1999) cung cấp một giải thích khác cho phân phối bất thường (non-normal) của sự thay đổi giá. Họ tranh luận rằng, nếu không được điều chỉnh thì những cú sốc phía cầu cũng có thể sẽ làm thay đổi giá tương đối. Tuy nhiên, trước đây tất cả giá trong mô hình của họ đều được điều chỉnh với những cú sốc cầu, lạm phát cơ bản trung bình đã được thay đổi. Do đó, họ tranh luận rằng những cú sốc cầu ngoài ra có thể là nguyên nhân của những độ lệch tạm thời trong phân phối thay đổi giá. Hơn thế 14 nữa, một sự tăng trong độ lệch của phân phối thay đổi giá có thể được quan tâm như là một chỉ số dự báo lạm phát dai dẳng trong tương lai và không nên lờ đi. Họ đã không loại bỏ những giải thích của Ball và Mankiw (cho rằng những cú sốc cung là nguyên nhân gây lệch tạm thời trong phân phối thay đổi giá), mà họ đề nghị những nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi lạm phát dai dẳng. Điều này ngụ ý rằng nên xem xét một cách cẩn thận khi tính lạm phát cơ bản theo cách loại trừ. Cùng giai đoạn trên, Bryan và Cecchetti (1993) được biết đến với cách đo lường trung bình đã loại trừ (Trimmed mean) và trung vị theo tỉ trọng (Weighted median) cho việc tính toán lạm phát cơ bản. Trong bài nghiên cứu có tiêu đề “Measuring core inflation”, hai ông cho rằng “đo lường lạm phát tổng hợp cho một sự kiện tiền tệ thì khó khăn, vì còn các hiện tượng phi tiền tệ, như là các cú sốc của các bộ phận đặc biệt, có thể ảnh hưởng tạm thời đến biến động giá mà từ đó có ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số lạm phát tổng hợp...”, hai ông cũng đưa ra ví dụ, đó là “trong giai đoạn thời tiết xấu, giá cả lương thực tăng lên do cung giảm, làm tăng tạm thời trong chỉ số lạm phát tổng hợp. Và bởi vì thay đổi giá cả này không phải do yếu tố tiền tệ cơ bản, cơ quan tiền tệ nên tránh đưa ra các quyết định dựa vào biến động này”. Hai ông đề xuất sử dụng trung bình loại trừ 15 % tỉ trọng trong phân phối chéo của tỉ lệ thay đổi giá cả hàng hóa cá nhân để nâng cao hiệu quả trong việc ước lượng chỉ số lạm phát cơ bản như là một thước đo xu hướng trung tâm. Điều này có nghĩa là các quan sát được sắp xếp và trung bình của tỉ lệ 85% ở trung tâm được tính toán, 7.5% cao nhất và 7.5% thấp nhất được bỏ đi. Nghiên cứu của Quah và Vahey(1995) được xem là tài liệu tham khảo tiêu chuẩn cho cách tiếp cận hệ tự hồi quy có cấu trúc (SVAR) để ước lượng lạm phát cơ bản. Tác giả đã sử dụng SVAR hai biến gồm lạm phát CPI và đầu ra thực. Định nghĩa của họ về lạm phát cơ bản đó là “thành phần của lạm phát được đo lường mà không tác động đến đầu ra thực trong trung và dài hạn - phù hợp với một đường cong Philip dạng thẳng đứng…”. Cách đo lường của hai ông có một giả định đó là những thay đổi được quan sát chịu sự tác động của hai loại rối loạn. Loại thứ nhất (rối loạn lạm phát cơ bản) thì không có tác động đến sản lượng thực trong trung và dài hạn, trong khi loại thứ hai có thể có tác động. Họ kết luận rằng, loại thứ nhất có thể được điều chỉnh một cách nhanh chóng bởi nền 15 kinh tế thực nhưng ảnh hưởng dai dẳng đến tỉ lệ được đo lường. Tuy nhiên, họ cũng chia sẽ nhiều điểm bất lợi trong cách tính, đó là khi những dữ liệu mới được sử dụng để tính toán, cách đo lường thường được sửa đổi, gây khó khăn cho ngân hàng Trung ương trong việc giao tiếp với công chúng. Năm 2006, trong bài nghiên cứu “An alternative measure of core inflation”, Micheal Perdensen tranh luận rằng, cách tính TMVC (loại bỏ những hàng hóa biến động nhất) là sự kết hợp của hai cách tính đã tồn tại trước đó. Ông cho rằng, sự kết hợp ý tưởng của hai cách tính trung bình có loại trừ và chỉ số Edgeworth cho ra một cách tính mới đó là TMVC. Ông cho rằng, TMVC loại bỏ những hàng hóa biến động nhất ra khỏi chỉ số CPI, điều này phù hợp với ý tưởng chính của cách tính trung bình có loại trừ. Bên cạnh đó, trong chỉ số Edgeworth, những hàng hóa nào có biến động mạnh nhất sẽ có tỉ trọng thấp nhất, nguyên tắc này đã được giữ lại trong cách tính TMVC, vì những hàng hóa biến động mạnh nhất đã được loại trừ ra khi tính toán. Cũng trong năm 2006, Jamie Armour trong bài nghiên cứu có tên là “An evaluation of core inflation” đưa ra tranh luận của mình và sử dụng số liệu của Canada để tính toán. Ông cho rằng, hầu hết các cách tính truyền thống của lạm phát cơ bản đều làm cho chỉ số trở nên ổn định và ít biến động hơn. Sau đó, ông phân tích các cú sốc mà nước Canada gặp phải kể từ năm 1998. Theo đó, giá dầu được xem là bất ổn định nhất trong thời kì đó, cùng với giá điện và giá bảo hiểm. Từ sự phân tích này, ông đưa ra cách tính chỉ số lạm phát cơ bản theo cả hai phương pháp là thống kê và loại trừ. Đồng thời, ông tính toán lạm phát cơ bản theo một cách mới, đó là cách đo lường Cutler. Trong cách tính này, tỉ trọng của các loại hàng hóa tỉ lệ với sự thay đổi giá của nó. Hàng hóa nào giảm giá sẽ có tỉ trọng là 0%. Những năm gần đây, hầu hết các nghiên cứu về lạm phát cơ bản chủ yếu không tập trung vào việc tìm ra những khái niệm và các đo lường mới, mà tập trung vào việc phân tích các cách đo lường đã được đưa ra trước đây. Qua những số liệu thực tế cụ thể của một quốc gia, họ tính toán chỉ số lạm phát cơ bản theo nhiều cách khác nhau đó, sử dụng các công cụ kiểm định để chọn ra một cách đo lường phù hợp nhất. 16 Trong bài nghiên cứu “Comparing measures of core inflation” của Clark, ông tranh luận rằng, bên cạnh chỉ số lạm phát cơ bản được tính toán bằng cách loại trừ ra từ CPI thực phẩm và năng lượng, thì còn có nhiều cách tính khác có thể phù hợp hơn. Ông sử dụng số liệu lạm phát ở Mỹ và tính toán 5 chỉ số lạm phát cơ bản khác nhau, bao gồm: CPI loại trừ thực phẩm và năng lượng, CPI loại trừ năng lượng, CPI loại trừ 8 loại hàng hóa biến động mạnh nhất, cách tính trung bình có loại trừ và trung vị theo tỉ trọng. Ông kiểm định các chỉ số này dựa vào hai tiêu chuẩn đó là: khả năng theo dõi xu hướng và khả năng dự báo lạm phát trong tương lai. Sau kiểm định, ông cho rằng: hai cách tính trung bình có loại trừ và CPI loại trừ năng lượng là hai cách tính lạm phát cơ bản phù hợp nhất. Một hướng khác cũng được nhiều các tác giả nghiên cứu đó là việc xây dựng một chỉ số lạm phát cơ bản cho một quốc gia cụ thể. Các bài nghiên cứu này có giá trị ứng dụng cao và thể hiện đó là hàng loạt các nước đã đưa lạm phát cơ bản vào xem xét trong việc đưa ra chính sách tiền tệ quốc gia. Phần tiếp sau đây sẽ trình bày một cách ngắn gọn về thực tiễn áp dụng lạm phát cơ bản của các nước trên Thế giới để từ đó có cái nhìn rõ ràng trong việc xây dựng chỉ số cho Việt Nam. 3.2. Thực tiễn áp dụng lạm phát cơ bản tại một số nước trên Thế Giới. 3.2.1. Thái lan- lạm phát cơ bản trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Thái Lan là một trong những nước hiếm hoi sử dụng lạm phát cơ bản khi thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Và chỉ số lạm phát cơ bản được tính toán và sử dụng ở Thái Lan có từ rất sơm (1987). Phương pháp mà ngân hàng Trung ương Thái Lan sử dụng để tính chỉ số lạm phát cơ bản là phương pháp loại trừ từ chỉ số CPI. Từ khi được đưa vào tính toán đến nay, các hàng hóa được loại trừ ra khỏi CPI của Thái Lan có nhiều sự thay đổi, và hiện nay, Thái Lan đang sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản được tính bằng cách loại trừ khỏi CPI thực phẩm tươi sống và năng lượng, bao gồm: gạo, bột mì, sản phẩm ngũ cốc, rau quả, trái cây, tiền điện, ga nấu ăn và xăng(chiếm 24.7%). Tuy nhiên, cần biết rằng, việc chọn lựa lạm phát cơ bản như là một mục tiêu trung gian, còn CPI vẫn được xem là mục tiêu cuối cùng, và hai chỉ số này có mối liên hệ chặc chẽ với nhau. 17 Tranh luận cho rằng sử dụng CPI thay vì sử dụng lạm phát cơ bản như là mục tiêu cuối cùng dựa vào sự khác nhau trong mối quan hệ của hợp đồng và pháp lí đến cấu trúc tiền lương, khoản thanh toán xã hội và lãi vốn. Dĩ nhiên, vì hợp đồng và những mối quan hệ pháp lí không được đề cập trong trung và dài hạn. Nếu ngân hàng Trung ương bị thuyết phục rằng lạm phát cơ bản tốt hơn, thì họ nên nổ lực tác động đến người làm công, người thuê công và nhà lập pháp để chuyển đổi. Khi ngân hàng Trung ương Thái Lan đi theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu vào mùa xuân năm 2000, thì lạm phát cơ bản được xem là mục tiêu trung gian dựa vào kinh nghiệm trước đó.Vì lạm phát cơ bản có những đặc tính được mong đợi hơn khi so sánh với lạm phát thông thường, đó là: biến động thấp hơn và khả năng dự báo cao hơn. Do đó, lạm phát cơ bản được xem là mục tiêu trung gian còn CPI được xem là mục tiêu cuối cùng của ngân hàng Trung ương Thái Lan khi điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu. 3.2.2. Philippin - lạm phát cơ bản được công bố bên cạnh CPI. Ở Philippin, lạm phát cơ bản được đưa ra một định nghĩa chính thức và được chấp nhận một cách rộng rãi. Ban điều hành thống kê quốc gia (NSBC) của Philippin thông qua nghị quyết số 6/NSBC năm 2003, đã chọn một định nghĩa chính thức và phương pháp tính toán lạm phát cơ bản ở Philippin dựa vào phương pháp loại trừ. Theo đó, lạm phát cơ bản được tính toán hằng năm bởi NSO (Cơ quan thống kê quốc gia), lạm phát cơ bản chính thức tại Philippin được định nghĩa là tỉ lệ thay đổi CPI thông thường sau khi loại trừ nhóm hàng thực phẩm và năng lượng. Định nghĩa chính thức này là kết quả của cuộc thảo luận kĩ thuật nội bộ giữa Cơ quan thống kê quốc gia (NSO), Ban điều hành thống kê quốc gia (NSBC), Cơ quan phát triển kinh tế quốc gia (NEDA), Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thống kê (SRTC), Ủy ban năng suất và tiền lương quốc gia (NWPC), Bộ thương mại và công nghiệp (DTI) và ngân hàng Trung ương Philippin. Theo họ, phương pháp loại trừ nên được chọn để tính lạm phát cơ bản bởi vì: nó dễ hiểu hơn khi so sánh với các phương pháp khác, nó minh bạch hơn và dễ dàng tính toán bởi bất cứ ai từ chỉ số CPI, có thể được đưa ra cùng lúc với CPI và nó phù hợp với thực tiễn quốc tế của việc loại trừ thực phẩm và năng lượng ra khỏi CPI. 18 Lạm phát cơ bản được cho là một khái niệm tương đối mới đối với người dân Philippin nói chung, nên những người làm chính sách tin rằng sự đơn giản của phương pháp loại trừ có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc giúp công chúng hiểu rõ và do đó, giúp xây dựng độ tín nhiệm trong việc sử dụng lạm phát cơ bản. Những hàng hóa được loại trừ khi tính chỉ số lạm phát cơ bản bao gồm: gạo (9.4%), bắp (0.9%), trái cây và rau quả (5.3%), dầu khí (1.3%), dầu hỏa (0.3%), dầu, xăng, diesel (1.3%). Tổng những hàng hóa được loại trừ trên chiếm tỉ trọng 18.4% trong chỉ số CPI. Danh sách những hàng hóa được loại trừ sẽ được xem lại bởi NSBC và Ủy ban kĩ thuật về thống kê giá (TCPS) khi CPI được tính toán lại. Vào tháng 2 năm 2004, cơ quan thống kê quốc gia Philippin lần đầu tiên công bố một chỉ số lạm phát cơ bản chính thức, bên cạnh chỉ số CPI. Và chỉ số này không phải là chỉ số thay thế chỉ số lạm phát thông thường, mà là một chỉ số bổ sung. Trong khuôn khổ lạm phát mục tiêu, thì mục tiêu lạm phát hằng năm vẫn dựa vào chỉ số lạm phát thông thường. Ngân hàng Trung ương Philippin sử dụng lạm phát cơ bản như là một chỉ số bổ sung để theo dõi biến động giá hàng tiêu dùng. Theo đó, nó sẽ phục vụ cho việc phân tích chính sách tiền tệ. Hình 1: Lạm phát cơ bản và lạm phát thông thường ở Philippin giai đoạn 2001-2011 Nguồn: “Core Inflation and the Estimation of Core Inflation” năm 2011, Ban nghiên cứu kinh tế Philippin. 19 3.2.3. Ấn độ- lạm phát cơ bản được tính toán từ chỉ số WPI. Hầu hết các nước trên Thế giới sử dụng CPI như là một cách đo lường cho lạm phát thông thường. Do đó, đo lường lạm phát cơ bản ở hầu hết các nước dựa vào CPI. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, không có một cách đo lường lạm phát riêng lẻ nào phản ánh được những áp lực lạm phát của nền kinh tế mở. Được sử dụng để đo lường lạm phát thông thường đó là chỉ số giá hàng bán buôn (WPI). Mặc dù có bốn chỉ số giá hàng tiêu dùng, thiết lập mục tiêu vào những nhóm dân cư khác nhau và không có chỉ số nào trong số đó đo lường được áp lực lạm phát nền kinh tế mở. CPI (nông thôn), CPI (thành thị), và CPI (cả nước) đã được đưa ra gần đây, tuy vậy chuỗi dử liệu thời gian được phản ánh trong chuỗi chỉ số CPI mới đó thì không có ý nghĩa. Như đã nói, không có một kĩ thuật duy nhất để đo lường lạm phát cơ bản. Tuy nhiên, vì mục đích của chính sách, hầu hết ngân hàng Trung ương sử dụng cách đo lường loại trừ vì nó dễ dàng cho việc giải thích. Với mục đích của chính sách tiền tệ, cách đo lường dựa vào loại trừ được công nhận là đơn giản và có ý nghĩa ứng dụng. Và do đó, cách đo lường này được chọn tại Ấn Độ. Một nghiên cứu gần đây nhất về lạm phát cơ bản ở Ấn Độ đã được công bố. Trong bài nghiên cứu “Measures of Core Inflation in Indian- An Empirical Evaluation ”, tác giả (Janak Raj và Sangita Misra) đã nghiên cứu và tính toán sáu chỉ số lạm phát cơ bản bằng cách loại trừ các mặt hàng từ chỉ số WPI, bao gồm: WPI loại trừ thực phẩm, WPI loại trừ năng lượng, WPI loại trừ thực phẩm và năng lượng, hàng sản xuất không thực phẩm, WPI loại trừ năng lượng, kim loại cơ bản và sản phẩm kim loại, và WPI loại trừ năng lượng, nhóm kim loại và thực phẩm chính. Các cách đo lường này được kiểm định về độ biến động, khả năng theo dõi xu hướng và khả năng dự báo. Trong khi WPI loại trừ thực phẩm cùng với WPI loại trừ thực phẩm và năng lượng không đáp ứng tốt yêu cầu về tính biến động, thì bốn cách còn lại lại thỏa mãn những điều kiện liên quan đến độ biến động, khả năng theo dõi xu hướng và dự báo trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ có chỉ số sản xuất không thực phẩm mới đáp ứng được tiêu chuẩn: trong thời gian dài, tỉ lệ lạm phát trung bình của chỉ số lạm phát cơ bản tương xứng với chỉ số lạm phát thông thường. Do đó, ngân hàng Trung ương đã sử dụng nó như là một
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan