Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của benjamin bloom trog dạy học chủ...

Tài liệu Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của benjamin bloom trog dạy học chủ đề trao đổi nước và khoáng ở thực vật – sinh học 11

.DOCX
21
3
78

Mô tả:

MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 2 1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN.................................................................................3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................6 2.3. Áp dụng phương pháp “Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom trong dạy học chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 1”..........................................................................................................6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến.................................................................................15 3. Kết luận và đề nghị.......................................................................................17 3.1. Kết luận........................................................................................................17 3.2. Đề nghị.........................................................................................................18 Tài liệu tham khảo.............................................................................................20 Một số chữ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm 1. Trung học phổ thông: THPT 2. Học sinh: HS 3. Giáo viên: GV 4. Sách giáo khoa: SGK 5. Phương pháp dạy học: PPDH 6. Phương pháp dạy học tích cực: PPDH TC 7. Lớp thực nghiệm: lớp TN 8. Lớp đối chứng: lớp ĐC 1 1.MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài1 Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, hợp tác và cạnh tranh gay gắt trong khu vực và trên trế giới, ngành giáo dục nước ta đã thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện trong nhiều năm qua. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [6] Như vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là phải dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, hướng người học đi chinh phục tri thức một cách hứng thú. Cuối cùng tri thức ấy phải được người học áp dụng, vận dụng vào cuộc sống một cách tích cực. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ý nghĩa về thực tiễn, có nhiều ứng dụng áp dụng vào đời sống, sinh hoạt, sản xuất. Nhưng thực tế hiện nay, trong các trường phổ thông môn Sinh học chưa được coi trọng đúng mức. Học sinh chỉ ưu tiên tập trung vào các môn thi Đại học, thậm chí mục tiêu tốt nghiệp THPT với môn Sinh chỉ là chống liệt. Nhiều giáo viên không tìm tòi, cập nhật tích lũy thêm những kiến thức áp dụng của môn Sinh học trong thực tiễn đời sống, sản xuất để mở rộng bài học, kích thích hứng hứng thú từ người học. Sĩ số lớp học đông, cơ sở vật chất phục phụ cho dạy học còn thiếu thốn, nên việc triển khai các phươg pháp DHTC hiện đại không thường xuyên, mang tính hình thức. Khiến môn Sinh học dần trở thành một môn học lý thuyết khô khan, không chiếm được hứng thú của người học. Do đó, số lượng HS ham mê, yêu thích môn học này ngày càng giảm dần. Trong tiến trình dạy học, câu hỏi được sử dụng với nhiều vai trò, mục đích khác nhau, như để khơi gợi, tạo tình huống có vấn đề, hay nhằm ddn dắt HS tự tìm tòi, khám phá ra nội dung cần đạt của bài học. Câu hỏi càng chuẩn và phù hợp thì khả năng kích thích sự tò mò và nhu cầu khám phá tri thức của người học càng cao. Quan điểm về các cấp bậc nhận thức của Benjamin Bloom có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn trong giáo dục. Các cấp độ tư duy của thang phân loại Bloom được chia nhỏ từ mức độ thấp dần dần tới mức độ cao. Do vậy, xây dựng hệ thống câu hỏi dựa theo các mức độ phân chia của thang phân loại giúp GV có thể chia nhỏ kiến thức, góp phần làm đơn giản hóa các vấn đề, làm nổi bật trọng 1 Trong mục 1.1 đoạn từ “ Nhằm đáp ...nêu rõ” là tác giả viết, đoạn “Tiếp tục đổi... dạy và học” tác giả tham khảo nguyên văn từ tài liệu số 6 2 tâm bài học, giúp người học nâng cao khả năng tiếp thu, năng lực phán đoán và tư duy. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom trong dạy học chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được hệ thống câu hỏi theo thang phân loại các mức tư duy của Benjamin Bloom nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo các mức độ tư duy trong thang phân loại Bloom. -Khách thể nghiên cứu: HS lớp 11 THPT Sầm Sơn 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Tiến hành nghiên cứu tài liệu về những quan điểm và chính sách của Đảng về giáo dục. - Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học Sinh học, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu SGK, SGV Sinh học lớp 11, nghiên cứu tài liệu sinh lý thực vật để phân tích chủ để “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11”. 1.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Mục đích của thực nghiệm: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của viê ̣c “Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom trong dạy học chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11”. - Chọn lớp thực nghiệm:Tôi chọn lớp 11A1 và lớp 11A3 làm lớp đối chứng còn lớp 11A2 và lớp 11A4 làm lớp thực nghiệm. Bởi vì thực tế theo khảo sát ban đầu kết hợp với dự giờ, thăm lớp, sự đánh giá của GV bộ môn cho thấy khả năng lĩnh hội tri thức của lớp 11A1 và lớp 11A 2 là tương đương, lớp 11A3 và lớp 11A4 tương đương nên tôi đã tiến hành so sánh lớp 11A3 với lớp 11A4, lớp 11A1 với lớp 11A2 để đánh giá hiệu quả của phương pháp. - Tiến hành thực nghiệm:Lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành giảng dạy từ ngày 5/9/2019 đến ngày 15/9/2019. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cở lý luận *Thang phân loại cũ các cấp độ tư duy [10]2 Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn phân loại tư duy theo mục tiêu giáo dục. Lĩnh vực nhận thức, trong đó phần mô tả về tư duy gồm 6 mức độ của ông đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực 2 Tác giả tham khảo từ TLTK số 10 3 cho tới ngày nay. Các mức độ trong thang phân loại của ông được sắp xếp từ mức độ đơn giản nhất, gợi lại kiến thức, đến mức độ phức tạp nhất, đánh giá giá trị và tính hữu ích của một ý kiến. Phân loại Từ khóa Nhớ (Knowledge): Xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, Là sự nhớ lại các dữ liệu đã được học nhận biết, mô phỏng, làm theo, nêu trình trước đây. Đây là mức độ thấp nhất của bày,… kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức. Hiểu (Comprehension): Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ, giải thích, Là khả năng nắm được ý nghĩa của tài lấy ví dụ,… liệu, có khả năng chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác bằng cách giải thích tài liệu và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Áp dụng (Application): Thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng, Là khả năng sử dụng tài liệu đã học dự đoán, chuẩn bị,… vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Phân tích (Analysis): So sánh, đối chiếu, phân chia, phân biệt, Là khả năng phân chia một tài liệu ra lựa chọn, phân tích, chứng minh,… thành các thành phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Tổng hợp (Synthesis): Khái quát hóa, cấu trúc lại,… Là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Đánh giá (Evaluation): Đánh giá, phê bình, phán đoán, tranh Là khả năng xác định giá trị của tài liệu luận, chứng minh, biện hộ,… *Thang phân loại mới với các cấp độ tư duy [10]3 Vào năm 1999, Tiến sĩ Lorin Anderson cùng những đồng nghiệp của mình đã xuất bản phiên bản mới được cập nhật về Phân loại tư duy của Bloom Xem xét lại các miền nhận thức trong việc phân loại học tập và thực hiện một số thay đổi. Trong đó hai thay đổi lớn nhất là: - Thay đổi tên các mức độ tư duy: từ danh từ sang động từ. - Sắp xếp lại các mức độ tư duy một cách khoa học hơn. Phân loại này phản ánh một hình thức tích cực hơn của tư duy. Phân loại Các từ khóa 3Tác giả tham khảo từ TLTK số 10 4 Biết (Knowledge/Remembering): Nhớ lại và tái hiện lại những thông tin đã học. Biết những thuật ngữ, khái niệm cơ bản.Biết những phương pháp, quy trình và nguyên lý cơ bản. Hiểu (Comprehension/Understanding): HS thể hiện sự hiểu thông tin bằng cách chuyển nó sang cách diễn tả khác hoặc nhận ra ở điều kiện đã chuyển đổi. Điều này có thể hiện ở việc: hiểu được sự kiện và nguyên lý, diễn đạt định nghĩa bằng từ riêng của mình, tổng hợp, đưa ra VD gốc, nhận ra 1 VD. Áp dụng (Applying): Sử dụng những thông tin đã học được vào tình huống mới: áp dụng được những khái niệm và nguyên lí vào những tình huống mới.Xây dựng được vào các biểu đồ, đồ thị.Chứng minh được tính đúng đắn của một quy trình hoặc của một phương pháp nào đó. Phân tích (Analyzing): Tách các tài liệu hoặc các khái niệm thành các bộ phận cấu thành để có thể tìm ra mối quan hệ, tổ chức và nguyên lí. Phân tích giữa sự kiện và suy luận. Nhận ra tổ chức và cấu trúc của thông tin, phân tích thông tin thành các bộ phận hợp thành, xác định mối quan hệ giữa các thành phần này. Đánh giá (Evaluaing): Đánh giá giá trị của ý tưởng, tài liệu hay sản phẩm bằng việc phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn và tiêu chí xác định. Xác định (defines), mô tả (describe), nhận ra (identifie), biết (know), dán nhãn (label), liệt kê (list), nối (matche), đặt tên (name), phác thảo (outline), nhắc lại (recall), nhận ra (reproduce), lựa chọn (select), chỉ ra (state)… Hiểu(comprehend), chuyển đổi (convert), bảo vệ (defend), phân biệt (distinguishe), ước tính (estimste), giải thích (explain), mở rộng (extend), khái quát hóa (generalize), đưa ra ví dụ (give an example), chỉ ra (infer), giải thích (interpret), diễn đạt lại (paraphrase), dự đoán (predict), tóm tắt (summarize), dịch (translate)… Áp dụng (apply), thay đổi (change), tính toán (compute), bổ sung (implement), chứng minh (demonstrate), khám phá (discover), chuyển đổi (modify), thực hiện (operate), dự đoán (predict), chỉ ra (show), giải quyết (slove), sử dụng (use)… Phân tích (analyzen), so sánh (compare), tìm sự tương phản (contrast), cấu trúc lại (deconstruct), phân biệt (differentiate), nhận dạng (identify), minh họa (illustrate), phác họa (outline), kết nối (relate), lựa chọn (select), tách biệt (separate)… Kiểm tra (check), đề ra giả thuyết (hypothesize), phê bình (criticize), đánh giá (justufie), thẩm định (appraise), so sánh (copare), kết luận (conclude), tìm sự đối lập (contrast), phân biệt (discriminate), giải thích (explain, interpret), kết nối (relate), tóm tắt (summarize), ủng hộ (support) 5 Sáng tạo (Creating): Xây dựng một mô hình từ các yếu tố đa dạng. Đặt các phần lại với nhau để tạo thành một tổng thể, với sự nhấn mạnh vào việc tạo ra một ý nghĩa hoặc cấu trúc mới. … Thiết kế (design), xây dựng, lập kế hoạch (plan), sản xuất (produse), sáng tạo, tạo ra (creat), sáng chế (divise), kết hợp (combine), giải thích (explain), khái quát hóa (generate), chuyển đổi (modify), cấu trúc lại (rearrange)… 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Thực trạng dạy học Sinh học 11 ở trường THPT Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học đã được triển khai rộng rãi ở các trường PTHT, nhiều phương pháp mới đã dược giáo viên sử dụng như: thực hành, thí nghiệm, vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm, đóng vai, chuyên gia….Nhóm chuyên môn thường xuyên trao đổi, thảo luận về bài dạy ở trên lớp cũng như giáo án của giáo viên, động viên, khích lệ các thầy cô đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực vdn còn hạn chế nhất định do tư duy của học sinh cho rằng môn Sinh học là môn trừu tượng, khó học, học khối B cơ hội chọn trường ít hơn so với các khối khác. Với giáo viên Mục tiêu của việc sử dụng các phương này vdn là tiếp cận nội dung, tức là quan tâm đến việc học sinh học được cái gì, chứ chưa theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Giờ học vdn nặng lí thuyết hàn lâm, kém hiệu quả đặc biệt phần mở rộng kiến thức ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế. Chưa gây được hứng thú, ham muốn, tích cực, tìm tòi khám phá của học sinh. 2.2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 11 ở trường THPT hiện nay. Chương “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” toàn nội dung lí thuyết, khó nhớ. Tư duy học sinh còn thụ động trong cách học; sĩ số lớp đông khó áp dụng các phương pháp hiện đại. Nên đa phần giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp gọi mở, vấn đáp tìm tòi. Tuy nhiên câu hỏi thường được xây dựng theo một quy trình nhất định dựa trên việc tham khảo câu hỏi ở trong sách thiết kế, SGK, ít sáng tạo. Sử dụng câu hỏi vào bài mới, kiểm tra đánh giá nhưng chưa phát huy được tính tích cực của HS, chủ yếu liệt kê kiến thức, ít khai thác câu hỏi ở những mức độ tư duy khác nhau, đặc biệt chưa đạt hiệu quả trong việc kích thích học sinh tìm tòi cập nhật những kiến thức áp dụng thực tế của môn học. Nên đa phần học sinh ngại học và không hứng thú với Sinh học. 2.3. Áp dụng SKKN “Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom trong dạy học chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật Sinh học 11”. 6 Câu hỏi chính là công cụ tương tác giữa giáo viên và học sinh, nó được sử dụng trong tất cả các phương pháp DHTC, ở trong tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Nếu giáo viên có kĩ năng xây dựng, sử dụng hệ thống câu hỏi theo các cấp độ tư duy khác nhau một cách phù hợp sẽ kích thích được sự tò mò, muốn khám phá của học sinh ở cá đối tượng khác nhau. Học sinh yếu không thấy mình bị bỏ rơi, chậm tiến. Học sinh Giỏi không cảm thấy nhàm chán. Với đề tài “Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom trong dạy học chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11”, tôi mong muốn được chia sẻ một cách làm ở một bài dạy cụ thể đã mang lại hứng thú cho HS, nâng cao chất lượng giờ học, thay đổi tình cảm của học sinh với môn học. Bước 1: Chọn phương pháp phù hợp với bài học, đơn vị kiến thức, đối tượng học sinh cụ thể. Bước 2: Xây dựng các bước tổ chức dạy học Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang phân loại tư duy Benjamin Bloom cho trừng đơn vị kiến thức Bước 4: Chọn lựa các câu hỏi đã xây dựng đưa vào bài dạy một cách phù hợp * Cụ thể: 2.3.1. Xây dựng câu hỏi theo các mức độ cho các chủ đề nội dung bài học. Chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật” gồm 3 bài: bài 1: sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ ( mục I và III không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây là rễ). Bài 2: vận chuyển các chất trong cây. (Mục I- không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, mạch rây mà chỉ tập trung dạy đường đi của dịch mạch gỗ, mạch rây. Không giải thích bằng hình 2.4b). Bài 3: thoát hơi nươc.( Mục II.1 – không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garo và hình 3.3, chỉ giải thích cơ quan thoát hơi nước của cây là lá. Mục IV – chú ý cây có cơ chế tự điều hòa về nhu cầu nước.) . Thời lượng 2 tiết, nhưng trong phạm vi đề tài này tôi chỉ giới thiệu tiết 1( bài 1 và bài 2) Chủ đề, nội dung Các Hệ thống câu hỏi mức độ nhận thức Sự hấp Biết 1. Nêu vai trò của nước đối với tế bào. thụ nước (M1) 2. Cho biết các dạng nước tồn tại trong đất, cây hấp thụ và nước tốt nhất dưới dạng nào? khoáng ở 3. Quan sát hình 1.1 và 1.2 mô tả đặc điểm hình thái của rễ hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng? 4. Quan sát hình 1.3, hãy mô tả các con đường xâm nhập 7 Hiểu ( M2) Áp dụng (M3) của nước và ion khoáng ở rễ? 5. Nêu đặc điểm hình thái cấu tạo của rễ cây trên cạn phù hợp với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng? 6. Nêu cơ chế hấp thụ nước ở rễ cây? 7. Rễ cây hấp thụ muối khoáng theo mấy cơ chế? Là những cơ chế nào? Nêu đặc điểm của từng cơ chế. 10. Quan sát hình 1.3 và cho biết vị trí, vai trò của đai Caspari? 11. Kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút. Ảnh hưởng của các tác nhân đó đến sự phát triển của lông hút như thế nào? 1.Tại sao nước có thể vận chuyển thụ động vào được trong rễ? 2. Dịch tế bào ưu trương là do yếu tố nào? 3. Ở con đường gian bào, tại sao dòng vận chuyển không tiếp tục di chuyển ở các khoảng gian bào nữa mà phải chuyển sang con đường tế bào chất? 3.Tại sao trong cấu trúc của rễ có đai Caspari? 4.So sánh hai con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ. Con đường Con đường Đặc điểm gian bào tế bào chất Tốc độ Con đường vận chuyển Được chọn lọc 5. Quá trình hấp thụ muối khoáng diễn ra theo cơ chế chủ động khi nào? 6. Giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng rễ? 1.Rễ cây càng nhiều lông hút thì hiệu quả hút nước càng cao. Vậy nếu rễ cây không có lông hút thì việc hút nước và muối khoáng ở cây diễn ra như thế nào? 2. Ngoài đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước và ion khoáng thì rễ cây còn có đặc điểm biến dạng nào? Giải thích và cho VD. 3. Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? 4. Vì sao một số cây thường xuyên sống trong nước (như cây đước) lại có rễ mọc ngược, nhô lên khỏi mặt đất? 8 Phân tích (M4) Vận chuển các chất trong cây Đánh giá (M5) Sáng tạo (M6) Biết (M1) 5. Tại sao rễ cây ở trong đất khô lại mọc rất sâu? 6. Tại sao mùa đông cần xới tơi đất ở rễ cây? 7. Vì sao trưa nắng tưới nước cây lại héo? 8. Tại sao trong trồng lúa phải làm cỏ, xới đất, sục bùn? 1.Chứng minh rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng? 2. Chứng minh cấu tạo tế bào lông hút phù hợp với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng? 3. Tại sao quá trình hút nước và ion khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ? 4. Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ muối khoáng ở rễ? 5. Phân tích ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến sự phát triển của hệ rễ thực vật? 1.Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của bộ rễ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của thực vật? Hiểu ( M2) Nếu em là một nhà khuyến nông đi phổ biến các biện pháp để tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng cho cây, thì em sẽ đưa ra những lời khuyên gì cho nông dân? 1: Nêu thành phần của dịch mạch gỗ ? 2: So sánh ngấn thủy ngân giữa lúc trước và sau thí nghiệm? 3. Thành phần của dịch mạch rây (M1) 1. Nguyên nhân của sự chếnh lệch ngấn thủy ngân trước và sau thí nghiệm 2. Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá ( sương mai). 3. Cơ chế nào đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây 4. Tại sao dịch mạch rây xuất phát từ tế bào quang hợp? 5. Vì sao dịch mạch rây di chuyển được từ cơ quan nguồn tới cơ quan chứa ( từ lá đến rễ và các cơ quan khác)? Áp dụng (M3) 1. Vẽ đường đi của dòng mạch gỗ? 2.Vẽ sơ đồ đường đi của dịch mạch rây? 3. Mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây Phân tích (M4) 1. khi cạo mủ cao su người ta cắt khoanh mạch gỗ hay mạch rây 2. Hãy chứng minh có áp suất rễ thông qua nghiên cứu hình 2.3 3. Hãy chứng minh có lực hút do thoát hơi nước ở lá thông 9 qua nghiên cứu hình 2.4 Đánh giá (M5) 1.Sự phù hợp trong cấu tạo và chức năng của mạch gỗ 2.Sự phù hợp trong cấu tạo và chức năng của mạch rây 3.So sánh tốc độ vận chuyển của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? 1.Hãy so sánh phương pháp trồng cây thủy canh và trong đât Sáng tạo (M6) 2.3.2. Sử dụng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom trong dạy học chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Sinh học 11. I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 1.Kiến thức Tiết 1 - Nêu được đặc điểm hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được các con đường vận chuyển nước và muối khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. - Giải thích được ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. - Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm: + Con đường vận chuyển + Thành phần của dịch được vận chuyển + Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển Tiết 2 -Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng dến quá trình thoát hơi nước. Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật - Chứng minh đực mối liên quan giữa quá trình hút nước, thoát nước... 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa - Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ - Bồi dưỡng quan điểm duy vật biện chứng thông qua tìm hiểu sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng - Thêm yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá khoa học, liện hệ áp dụng kiến thức vào thực tiễn 4. Năng lực. - Hình thành và phát triển năng lực tư duy logic, giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ, làm việc nhóm. 10 II. Phương tiện - Thí nghiệm trồng cây đậu ở nhà - Hình 1.1, 1.2, 1.3; 2.1, 2.3, 2.4a; 2.6 ,3.1, SGK. - Hình gv vẽ minh họa tế bào khí khổng - Hình sơ đồ 1 cây xanh với các loại mạch ddn và đường di chuyển của các dòng vận chuyển - Máy chiếu III. Phương pháp - Trực quan - tìm tòi bộ phận. - Vấn đáp - tìm tòi bộ phận. - Thảo luâ ̣n nhóm. - Làm việc với SGK - tìm tòi bộ phận. IV. Tiến trình bài giảng 1.Hoạt động khởi động: GV cho học sinh 4 nhóm báo cáo nhanh kết quả thí nghiệm ở nhà: TN: mỗi nhóm trồng 2 chậu cây đậu trong cùng loại đất (gieo hạt và để lại số cây đậu như nhau ở mỗi chậu). Sau khi cây lên được 1 tuần, 1 chậu tưới nước bình thường, 1 chậu không tưới nước. Quan sát, ghi lại hiện tượng theo thời gian 1 lần / ngày. Giải thich hiện tượng? HS: trình bày và giải thích GV: KL: cây đủ nước thì tươi tốt, cây thiếu nước thì bị héo và lâu sẽ chết Vậy cây lấy nước, dinh dưỡng thông qua bộ phận nào? Và vì sao cây héo khi thiếu nước? Chúng ta cùng nghiên cứu “Sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật” 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: I. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rê. 1. Rê là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng (Mục I và III không dạy nhưng lồng ghép vào mục II, chỉ cần giới thiệu cơ quan hấp thụ nước và khoáng chủ yếu là rễ) - GV: từ thí nghiệm đã làm ở nhà, lần lượt đưa ra các câu hỏi: H1. Cây hút nước chủ yếu qua bộ phận nào (M1) HS: rễ là cơ quan hút nước H2. Quan sát hình 1.1 và 1.2 mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. (M1) Lưu ý: với HS có năng lực cao hơn GV có thể thêm những câu hỏi sau, các em có thể về nhà nghiên cứu: H3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lông hút? ( M2) H4. Hãy so sánh hệ rễ của cây trên cạn với hệ rễ của cây thủy sinh. (M3) H5. Rễ cây có càng nhiều lông hút thì hiệu quả hút nước càng cao, vậy rễ cây không có lông hút như sồi, thông thì việc hút nước và muối khoáng sẽ diễn ra như thế nào? (M3) HS: trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn 11 GV khái quát lại kiến thức: - Rễ là cơ quan hút nước của thực vật trên cạn - Rễ phát triển rộng và sâu, có nhiều lông hút giúp thích nghi với việc hút nước 2. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút GV chia lớp thành 6 nhóm ( mỗi nhóm 2 bàn 7 - 8 hs) a. Hấp thụ nước. Nhóm 1,2,3: nghiên cứu mục 2.a, thí nghiệm cây đậu đã làm ở nhà, hoàn thành các câu hỏi sau: H1. Từ kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà và dựa vào kiến thức đã học hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào. (M2) H2. Trong đất, nước tồn tại ở những dạng nào, cây hấp thụ nước tốt nhất ở dạng nào? (M2) H3. Rễ hấp thụ nước theo cơ chế nào? (M1) H4.Tại sao nước có thể xâm nhập được vào trong tế bào lông hút theo cơ chế thụ động? (M2) H5: Cây khó lấy nước trong trường hợp nào? (M4) HS rút ra được nội dung: - Cây hấp thụ nước tự do theo cơ chế thẩm thấu từ nơi có thế nước cao ( dung dịch đất) đến nơi có thế nước thấp(tế bào lông hút -> tế bào phía trong của rễ ) 3. Hấp thụ ion khoáng. Nhóm 4, 5, 6: nghiên cứu mục 2 hoàn thành các câu hỏi sau: H1. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo những cơ chế nào ( M1) H2. Phân biệt cơ chế hút khoáng thụ động và chủ động của cây (M3) H3. Cây chủ động hút khoáng trong trường hợp nào (M2)? Ý nghĩa của cơ chế này (M2)? H4: Sự hút khoáng và hấp thụ nước có liên quan với nhau như thế nào? ( M4) Sau thời gian 4 phút, HS báo cáo kết quả theo nhóm GV gọi nhóm 1, 4 báo cáo, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung nếu có sai lệch HS rút ra được nội dung: - Rễ hút nước theo cơ chế thẩm thấu - Chất khoáng hòa tan được rễ hấp thụ theo 2 cơ chế: + Thụ động: di chuyển từ nơi có nộng độ khoáng cao đến nơi có nồng độ khoáng thấp + Chủ động: phải chi dùng năng lượng 4. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rê GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.3 sgk trả lời các câu hỏi: H1: Nước, khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ theo những con đường nào?( M1) Đặc điểm của mỗi con đường đó.( M1) H2: Sự xuất hiện của đai Caspari ở nội bì có vai trò gì? ( M3) HS: Đai Caspari có vai trò chọn lọc, điều chỉnh dòng vận chuyển khoáng và nước vào trung trụ. H3: Kể tên những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút ( M2) HS: Rút ra nộ dung: 12 - Nước, khoáng được hấp thụ từ đất vào rễ theo con đường không bào và gian bào, khi vào nội bì thì nhập làm một đảm bảo sự thấm hút chọn lọc do sự xuất hiện của đai Caspari GV: Đưa thêm câu hỏi nâng cao để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học nhằm kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh ( có thể giao về nhà) H4: Tại sao rễ cây ở trong đất khô lại mọc rất sâu? ( M3) HS: Rễ kéo dài, đâm sâu để tìm kiếm nguồn nước. H5: Tại sao trồng lúa phải làm cỏ, xới đất, sục bùn? ( M3) HS: giảm cạnh tranh, tăng độ thoáng khí, rễ phát triển, hô hấp tốt tạo điều kiện hút khoáng, nước tốt. H6: Tại sao cần xới tơi đất ở rễ cây? ( M3) HS: tăng độ thoáng khí, rễ phát triển, hô hấp tốt tạo điều kiện hút khoáng, nước tốt. H7: Vì sao trưa nắng tưới nước cây sẽ bị héo? ( M3) HS: đất bị nén, rễ hô hấp kém, khó lấy nước, cây vdn thoát nước nên bị héo Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY (Mục I- không mô tả sâu cấu tạo của mạch gỗ, mạch rây mà chỉ tập trung dạy đường đi của dịch mạch gỗ, mạch rây. Không giải thích bằng hình 2.4b) GV chia 6 nhóm HS yêu cầu nghiên cứu SGK trong 4 phút. Nhóm 1,2,3 nghiên cứu mục I. 2, I .3 hoàn thành nội dung theo PHT 1 Mạch gỗ Thành phần của dịch mạch gỗ Độc lực của dòng mạch gỗ Nhóm 4,5,6 nghiên cứu mục II.2, II.3 hoàn thành nội dung theo PHT 2 Mạch gỗ Thành phần của dịch mạch gỗ Độc lực của dòng mạch gỗ II.Dòng mạch gỗ GV: Yêu cầu HS nhóm 1,2,3 trình bày và bổ sung để hoàn thiện thông tin PHT. Sau khi hoàn thiện nội dung PHT, GV sử dựng hệ thống câu hỏi đã xây dựng giúp học sinh làm rõ các nội dung trong PHT trên. 1.Thành phần của dịch mạch gỗ 13 2.Động lực của dòng mạch gỗ GV: hãy chứng minh có áp suất rễ thông qua nghiên cứu hình 2.3 trả lời các câu hỏi: H1: So sánh ngấn thủy ngân giữa lúc trước và sau thí nghiệm? HS: Ngấn thủy ngân dịch chuyển cao lên sau thí nghiệm H2: Nguyên nhân của sự chếnh lệch ngấn thủy ngân trước và sau thí nghiệm? HS: Dòng nước rỉ ra từ thân cây bị cắt đẩy ngấn thủy ngân dâng lên -> Áp suất rễ HS: Thông qua giải thích hiện tượng HS tự rút ra được nguyên nhân là do áp suất rễ đẩy dòng nước từ rễ lên thân. GV: Hãy chứng minh có lực hút do thoát hơi nước ở lá thông qua nghiên cứu hình 2.4 trả lời các câu hỏi: H5: Quan sát hình ảnh qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá ( sương mai), giải thích hiện tượng. (M4) HS: Nước thoát qua lá gặp không khí ẩm nên ko bay hơi được mà đọng lại trên mép lá, các phân tử nước liên kết nhau tạo nên sức căng bề mặt đã hình thành nên các giọt nước treo ở đầu tận cùng của lá. H6: Yếu tố nào đảm bảo dòng nước liên tục trong cây? ( M2)  3 động lực của dịch mạch gỗ + Áp suất rễ + Lực hút do thoát hơi nước + Lực liên kết giữa các phân tử nước, giữa các phân tử nước với thành mạch H7: Vai trò của dòng mạch gỗ (M3) HS: Ddn nước và khoáng cung cấp cho các tế bào của cơ thể di chuyển theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của những cây cao hàng chục mét. H8: H1:Vẽ sơ đồ đường đi của dịch mạch gỗ? (3) Mạch gỗ của rễ - > mạch gỗ của thân -> mạch ddn của lá -> Dòng mạch rây. Nhóm 4,5,6 nghiên cứu mục II.2, II.3 hoàn thành nội dung theo PHT 2 Mạch rây Thành phần của dịch mạch rây Độc lực của dòng mạch rây HS các nhóm 4,5,6 báo cáo kết quả, bổ sung hoàn thiện nội dung PHT 2 H1:Vẽ sơ đồ đường đi của dịch mạch rây? (3) 14 HS: Tb quang hợp -> hệ thống mạch ddn của lá -> mạch rây ở thân-> rễ, cơ quan dự trữ ( quả, hat...) H2: Nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giũa cơ quan nguồn và cơ quan chứa (M4) HS: Do các tế bào quang hợp tạo ra sacarôzơ, áp suất thẩm thấu ở đây cao; sacarôzơ được vận chuyển đến các tế bào lân cận có nồng độ thấp theo gradien nồng -> động lực của dòng mạch rây. H3: Mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?( M4) HS: Mạch gỗ và mạch rây có sự trao đổi chất với nhau ( vận chuyển ngang) H4: Khi cạo mủ cao su người ta cắt khoanh mạch gỗ hay mạch rây(M5) HS: Cắt mạch rây. Vì mạch rây là mạch vận chuyển các chất hữu cơ do cây tổng hợp, trong đó có chất cao su. Còn mạch gỗ vận chuyển nước và chất khoáng, không có chất cao su. Hoạt động 3: luyện tập 1. Tưới phân đạm với nồng độ cao cho cây sẽ xảy ra hiện tượng gì? Vì sao? (M4) HS: Khi bón phân đạm với nồng độ cao, làm môi trường dung dịch đất ưu trương so với dịch bào ( lông hút) nên cây không lấy được nước thậm chí mất nước-> bị héo Hoạt động 4: mở rộng 1. Nếu là một nhà khuyến nông đi phổ biến các phương pháp giúp tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng cho cây, em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho nông dân? (M6) 2. Tìm hiểu về phương pháp trồng cây trong dung dịch? Phân tích lợi ích của việc trồng cây trong dung dịch? (M5) 5. Rút kinh nghiêm ̣ giờ dạy: ……………………………………………………................................................. ................................................................................................................................. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 2.4.1. Chọn lớp Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi đã khảo sát chất lượng môn Sinh học ở các lớp11A1 ,11A2 ,11A3 và 11A4 ( bài kiểm tra tiến hành ở cuối lớp 10). Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1: kết quả học tập qua khảo sát của lớp 11A1 ,11A2 ,11A3 và 11A4 Điểm yếu Điểm TB – khá Điểm giỏi Sĩ Lớp số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 11 A2 11 A1 11A4 11A3 44 44 44 44 3 4 6 7 6.8 9,0 13,6 13,6 25 25 33 33 56,8 56,8 72,8 75 16 15 6 5 36,4 34,2 13,6 11,4 15 Kết hợp với sự đánh giá của các giáo viên bộ môn khác và qua dự giờ thăm lớp đều cho thấy khả năng lĩnh hội kiến thức ở lớp 11A 3 và 11A4 là tương đương, lớp 11A2 và lớp 11A1 tương đương. Vì vậy tôi đã tiến hành so sánh lớp 11A1 với lớp 11A2 so sánh lớp 11A3 với lớp 11A4, để đánh giá hiệu quả của phương pháp. Trong đó lớp 11A1 và lớp 11A3 tôi dạy theo phương pháp truyền thống ( lớp đối chứng), còn lớp 11A4 và lớp 11A2 dạy theo cách “Xây dựng câu hỏi theo thang phân loại tư duy của Benjamin Bloom”. 2.4.2. Tiến hành Sau khi dạy xong tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra 15 phút như sau: SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT SẦM SƠN MA TRẬN BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN SINH HỌC LỚP 11 I. Câu hỏi trắc nghiệm: 5 điểm (mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm) Câu 1:Cây trên cạn hấp thu nước và ion khoáng của môi trường nhờ cấu trúc nào là chủ yếu? (NB) A.Tế bào biểu bì rễ. B.Tế bào lông hút. B.Tế bào ở miền sinh trưởng của rễ. C.Tế bào ở đỉnh sinh trưởng của rễ. Câu 2:Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?( NB) A.Tế bào mạch gỗ ở rễ. B.Tế bào vỏ rễ. C.Tế bào nội bì. D.Tế bào biểu bì. Câu 3: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là (NB) A. fructôzơ. B. glucôzơ. C. saccarôzơ. D. ion khoáng. Câu 4: Dịch tế bào biểu bì rễ ưu trương hơn so với dung dịch đất do (H) A. Quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút thấp. B. Nồng độ chất tan trong lông hút thấp hơn nồng độ các chất tan trong dịch đất. C. Quá trình thoát hơi nước ở lá và nồng độ chất tan trong lông hút cao. D. Nồng độ chất tan trong lông hút cao hơn nồng độ chất tan trong dịch đất. Câu 5: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? ( VD) A. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. II. Câu hỏi tự luận ( 5 điểm ) Câu 6. a. Phân biê ̣t hai con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ dựa vào tốc độ xâm nhập và tính thấm của tế bào. (H) b. Có người nói hiệu quả của quang hợp ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất trong cây . Ý kiến của em về vấn đề này? (VDT) c. Các biện pháp tăng khả năng hấp thụ nước, khoáng của rễ khi trồng cây? (VDC) ………………Hết………………. 16 SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT SẦM SƠN HƯỜNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN SINH HỌC LỚP 11 I. Câu hỏi trắc nghiệm: 5 điểm (mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án B D C C II.Câu hỏi tự luận ( 5 điểm ). Câu Nội dung 6a - Con đường gian bào: Nước và ion khoáng xâm nhập nhanh và không được chọn lọc - Con đường tế bào chất: Nước và ion khoáng di chuyển chậm và được chọn lọc 6b - Quang hợp tạo ra saccarozo, nguyên nhân tạo động lực vận chuyển của mạch rây. 6c Làm cỏ, xới, xáo, sục bùn( lúa.)... 2.4.3. Kết quả: 5 C Điểm 1.0 1.0 2.0 1.0 2.4.3.1. Kết quả định lượng Lớp thực nghiệm (TN): 11A2, 11A4 Lớp đối chứng (ĐC): 11A1, 11A3 Bảng 2: Kết quả học tập qua nghiên cứu của lớp 11A2, 11A1 ,11 A4, 11A3 Điểm yếu Điểm TB - khá Điểm giỏi Sĩ Lớp số Số lượng % Số lượng % Số lượng % 11 A2 11 A1 11A4 11A3 44 44 44 44 0 3 2 5 0 6,8 4,5 11,4 28 25 24 30 40,9 56,8 60,0 72,7 26 16 18 7 59,1 36,4 40,9 15,9 Qua kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy rằng ở lớp thực nghiệm tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi đều cao hơn so với lớp đối chứng. Ngược lại tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu lại thấp hơn rõ rệt. 2.4.3.2. Kết quả định tính Qua phân tích kết quả thu được từ việc thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp với tinh thần hồ hởi, tích cực, cũng như qua các bài kiểm tra của HS, tôi nhận thấy mức độ hiểu sâu sắc kiến thức đã học, mức độ tư duy, phân tích của HS lớp TN có sự tiến bộ, thành thạo hơn hẳn so với lớp ĐC. Cụ thể ở lớp TN 17 (11A2 , 11A4) đa số các em chọn được đáp án đúng phần trắc nghiê ̣m, phần tự luâ ̣n trình bày khá đầy đủ, còn các em lớp ĐC (11A 1 , 11A3 ) trả lời sơ sài, thiếu logic. Từ những đánh giá trên tôi thấy rằng: Phần lớn những câu hỏi xây dựng có thể áp dụng được trong dạy học chủ đề “Trao đổi nươc và khoáng ở thực vật Sinh học 11”. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn, một số câu hỏi cần chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ HS ở mức độ khác nhau (giỏi, khá, trung bình). 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận Thiết nghĩ không có phương pháp dạy học nào là tối ưu cho mọi bài học và mọi đối tượng học sinh; cũng không nhất thiết phải có phương pháp hiện đại với trang thiết bị hiện đại mới mang lại thành công cho giờ học. Thực tế giảng dạy cho thấy sự phù hợp là yếu tố quan trọng, trong những bài học lí thuyết như “Trao đổi nươc và khoáng ở thực vật - Sinh học 11”, việc xây dựng câu hỏi chia thành nhiều mức độ từ thấp đến cao theo thang phân loại tư duy của Bloom kết hợp với việc tổ chức các hoạt động học tích cực đã giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức một cách hứng thú. Đây là việc làm có ý nghĩa thực tiễn, có tác dụng phát huy cao độ tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS. HS không chỉ nắm vững kiến thức mà còn khắc sâu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, giải thích các hiện tượng sinh học thực tiễn trong cuộc sống. Quá trình nghiên cứu, tôi đã xây dựng thêm hệ thống các câu hỏi nhằm nâng cao khả năng vận dụng của HS. Qua sự nhận xét đánh giá của các thầy cô giáo ở trường THPT Sầm Sơn; qua kết quả dạy học thực tế trên lớp thì đây có thể là tài liệu tham khảo cho GV Sinh học trong quá trình dạy học chủ đề “Trao đổi nươc và khoáng ở thực vật - Sinh học 11” 3.2. Đề nghị Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống câu hỏi không chỉ ở chủ đề “Trao đổi nươc và khoáng ở thực vật - Sinh học 11” mà trong các bài khác của chương trình. Cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, sưu tầm, hệ thống câu hỏi nâng cao khả năng vận dụng của HS trong dạy học Sinh học nói riêng và các môn học nói chung. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do phạm vi và thời gian nghiên cứu hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25/06/2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác 18 Người viết Ngô Thị Hường 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục. [2] Sách giáo viên sinh học 11 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục. [3] Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thục hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, môn sinh học [5] Tài liệu BDTX Module 18 “Phương pháp dạy học tích cực” – Bộ Giáo dục và Đào tạo [6] Nghị Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI. [7] Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.– Bộ Giáo dục và Đào tạo [8] Hướng ddn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 11, NXB Giáo dục. [9] Lí luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục 2003. [10] https://www.intel.vn/content/dam/www/program/education/apac/vn/vi/document s/project-design/skills/thinking-frameworks-bloom.pdf : Thiết kế dự án hiệu quả: Kỹ năng tư duy Phân loại tư duy của Bloom: Một cách nhìn mới 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất