Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng các mô hình 3 chiều dùng camera cầm tay...

Tài liệu Xây dựng các mô hình 3 chiều dùng camera cầm tay

.PDF
76
151
78

Mô tả:

Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .................................................................................................8 2.1. Các vấn đề liên quan đến bài toán dựng mô hình 3 chiều ........................................8 2.1.1. Thị giác máy ..................................................................................................8 2.1.2. Thị giác lập thể ..............................................................................................9 2.1.3. Hình học epipolar và một số ma trận biến đổi.............................................10 2.1.4. Phân cấp các phép biến đổi.........................................................................14 2.2. Các kĩ thuật trong bài toán dựng mô hình 3 chiều...................................................16 2.2.1. Qui trình dựng mô hình 3 chiều...................................................................16 2.2.2. Trích chọn đặc trưng....................................................................................19 2.2.3. Bài toán đối sánh..........................................................................................22 2.2.4. Tìm ma trận cơ bản F...................................................................................28 2.2.5. Chỉnh sửa ảnh ..............................................................................................30 2.2.6. Khôi phục độ sâu .........................................................................................32 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ DỰNG MÔ HÌNH 3 CHIỀU TỪ CẶP ẢNH CHỤP...................................................................................................................................34 3.1. Mô hình bộ công cụ dựng mô hình 3 chiều từ cặp ảnh............................................34 3.2. Điểm góc SUSAN....................................................................................................34 3.2.1. Một vài khái niệm ........................................................................................34 3.2.2. Thuật toán tìm điểm góc SUSAN ................................................................36 3.3. Đối sánh điểm góc SUSAN .....................................................................................39 3.3.1. Tìm tập ứng cử viên.....................................................................................39 3.3.2. Tìm tập các cặp đối sánh tương ứng ............................................................40 3.4. Thuật toán tính ma trận cơ bản sử dụng RANSAC .................................................42 3.5. Chỉnh sửa ảnh bằng phương pháp chuyển đổi sang tọa độ cực ...............................43 3.5.1. Các đường epipolar định hướng ..................................................................44 3.5.2. Ma trận đồng hình tương thích H và ma trận cơ bản F................................45 3.5.3. Xây dựng ảnh chỉnh sửa ..............................................................................45 Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ 3.6. Đối sánh miền dựa vào cửa sổ tương quan ..............................................................48 3.7. Thuật toán tam giác tối ưu tính độ sâu cho một cặp điểm ảnh đối sánh..................52 3.7.1. Tính ma trận camera từ ma trận cơ bản F ....................................................52 3.7.2. Tính độ sâu...................................................................................................53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN...............................................59 4.1. Tiền xử lý.................................................................................................................59 4.2. Đối sánh ảnh và khôi phục thông tin 3 chiều...........................................................60 4.2.1. Chỉnh sửa ảnh ..............................................................................................60 4.2.2. Đối sánh ảnh và lấy độ sâu ..........................................................................61 KẾT LUẬN..........................................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................65 Tài liệu Tiếng Anh:......................................................................................................65 Mã nguồn và công cụ hỗ trợ: .......................................................................................67 PHỤ LỤC ............................................................................................................................68 1. Một số định nghĩa ....................................................................................................68 2. Một số thuật toán .....................................................................................................69 A. Thuật toán 8 điểm được chuẩn hoá tính F ...........................................................69 B. RANSAC (RANdom Sample Consensus)...........................................................71 C. Không gian rỗng phải (Right Null-Space)...........................................................71 Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Hệ thống thị giác của con người ............................................................................9 Hình 2.2. Liên hệ của cặp điểm đối sánh x, x’ ....................................................................11 Hình 2.3. Một số thuật ngữ ..................................................................................................11 Hình 2.4. Qui trình dựng mô hình 3 chiều từ chuỗi các ảnh đầu vào. ...............................16 Hình 2.5. Độ chênh lệch và mối quan hệ với độ sâu ...........................................................18 Hình 2.6. Dựng mô hình 3 chiều từ cặp ảnh........................................................................19 Hình 2.7. Các dạng đặc trưng khác nhau của ảnh................................................................21 Hình 2.8. Đối sánh ảnh ........................................................................................................22 Hình 2.9. So sánh một số thuật toán đối sánh dựa trên miền...............................................25 Hình 2.10. Tìm điểm tương ứng x’ của x qua mặt phẳng π ...............................................29 Hình 2.11. Ràng buộc epipolar ............................................................................................31 Hình 2.12. Chỉnh sửa ảnh ....................................................................................................32 Hình 2.13. Mối liên hệ giữa độ chênh lệch và độ sâu..........................................................33 Hình 3.7. Đối sánh không đối xứng.....................................................................................41 Hình 3.12. Biểu diễn đối sánh giữa các cặp điểm của ảnh trái và phải ...............................50 Hình 3.13. Khoảng cách tới đường epipolar nhỏ nhất.........................................................52 Hình 4.1. Cặp ảnh gốc .........................................................................................................59 Hình 4.2. Các điểm góc SUSAN của ảnh bên phải .............................................................59 Hình 4.3. Cặp ảnh chỉnh sửa................................................................................................61 Hình 4.4. Mô hình 3 chiều kết quả. .....................................................................................62 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân cấp các phép biến đổi .................................................................................15 Bảng 2.2. Một số thuật toán đối sánh dựa trên miền ...........................................................25 Bảng 3.1. Tóm tắt thuật toán tìm điểm góc SUSAN ...........................................................38 Bảng 3.2. Thủ tục tìm ra cặp đối sánh tốt nhất. ...................................................................42 Bảng 3.3. Thuật toán sử dụng RANSAC.............................................................................43 Bảng 3.4. Chiến lược tối ưu hoá ..........................................................................................54 Bảng 3.5. Thuật toán tam giác tối ưu tìm điểm 3 chiều X...................................................58 Thuật toán tính ma trận F.....................................................................................................69 Ma Thị Châu 1 Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, việc dựng mô hình 3 chiều từ các ảnh 2 chiều thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điều đó một phần là do yêu cầu của các kĩ thuật này trong các ứng dụng tăng lên như trong các lĩnh vực bảo tồn cổ vật, phân tích hiện trường phạm tội, thiết kế kiến trúc, xử lý phim, trò chơi 3 chiều…Bên cạnh đó, phần cứng đồ họa có giá thành hạ, năng lực tính toán nâng cao cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển các phương pháp cũng như kĩ thuật mô hình hoá và dựng lại mô hình 3 chiều. Hơn nữa, camera cầm tay là thiết bị số hóa tiện dụng, sẵn có và rẻ tiền cho nên việc cung cấp thông tin đầu vào dùng camera là rất dễ dàng. Bài toán dựng mô hình 3 chiều từ chuỗi các ảnh đầu vào là bài toán xây dựng thông tin 3 chiều từ thông tin của các ảnh 2 chiều. Một cách toán học, cấu trúc 3 chiều được dựng lại từ các phép chiếu 2 chiều . Bên cạnh đó các ảnh đầu vào lại là các ảnh texture tự nhiên nhất do vậy cấu trúc 3 chiều đạt được rất hiệu quả. Rất nhiều nhà nghiên đã phát triển các phương pháp và kĩ thuật khác nhau để giải quyết bài toán này. Chúng tôi tập trung tìm hiểu qui trình dựng mô hình 3 chiều từ cặp ảnh đầu vào, các phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật triển khai từng bước trong qui trình này. Từ đó, chúng tôi xây dựng bộ công cụ dựng mô hình 3 chiều của cảnh hay đối tượng với đầu vào là 2 ảnh màu chụp chung một cảnh hay một đối tượng đó. Với nội dung nghiên cứu nêu ra ở trên, chúng tôi mong muốn sau khi hoàn thành đề tài hiểu biết thêm về xu thế phát triển của các ứng dụng 3 chiều, các hướng nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực này. Đặc biệt chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu về qui trình dựng mô hình 3 chiều từ chuỗi các ảnh đầu vào (số lượng ban đầu là 2) và kết quả thu được là bộ công cụ triển khai thành công qui trình được nêu ra. Mở đầu Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ Luận văn bao gồm bốn chương: Chương một: Giới thiệu về bài toán dựng mô hình 3 chiều nói chung và bài toán dựng mô hình 3 chiều từ chuỗi các ảnh nói riêng, các đặc trưng và các xu thế phát triển. Đồng thời chúng tôi cũng nêu ra mục tiêu và hướng giải quyết của luận văn đó là giải quyết bài toán dựng mô hình 3 chiều từ các ảnh 2 chiều được chụp bởi camera cầm tay. Chương hai: Nêu những vấn đề, khái niệm và mô hình toán học liên quan đến bài toán dựng mô hình 3 chiều từ ảnh 2 chiều. Đồng thời, nêu tổng quan, phân tích và so sánh các kỹ thuật, phương pháp giải quyết bài toán này. Chương ba: Xây dựng bộ công cụ dựng mô hình 3 chiều từ cặp ảnh chụp. Lựa chọn những kỹ thuật, phương pháp, thuật toán phù hợp để triển khai bộ công cụ. Chương bốn: Đưa ra một số kết quả thử nghiệm của các module cài đã được cài đặt. Ma Thị Châu 3 Luận văn thạc sỹ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Đồ hoạ 3 chiều được nghiên cứu ở các trường đại học từ những năm 1970 và được thương mại hoá khi Hollywood chú ý đến những nghiên cứu này vào những năm 1980 [10]. Hình ảnh chuyển động lúc sơ khai là nghành công nghiệp xa xỉ và chỉ được sử dụng hạn chế đối với các công cụ tài chính. Cùng với sự phát triển của các gói phần mềm chuẩn của mô hình hoá và chuyển động, 3 chiều dần xuất hiện trong công nghệ truyền hình và các video chuyên nghiệp. Hay nói cách khác, nghệ thuật 3 chiều đã tìm được chỗ đứng trong các dịch vụ đa phương tiện. Việc sử dụng mô hình 3 chiều cho mục đích hiển thị ngày càng trở nên quan trọng. Những năm vừa qua, trong lĩnh vực thị giác máy, người ta chú trọng nhiều đến vấn đề điều khiển và điều hướng robot, tuy nhiên gần đây, hướng quan tâm đã có sự thay đổi. Người ta chú trọng nhiều đến vấn đề tương tác và hiển thị. Các mô hình 3 chiều có tính chân thực cao là thành phần không thể thiếu khi mô phỏng và hiển thị sự vật, sự kiện. Đồ họa 3 chiều trải rộng trên nhiều ứng dụng như trong trò chơi điện tử, công nghiệp làm phim, trình chiếu đối tượng trong thực tại trộn phục vụ cho y tế, quân sự, hàng không, giáo dục… Trong trò chơi điện tử, đồ hoạ 3 chiều thực sự bộc lộ đặc tính ưu việt của nó đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Chất lượng đồ hoạ cũng như khả năng đáp ứng thời gian thực của các ứng dụng 3 chiều thay đổi nhanh chóng do sự thay đổi chóng mặt của các thiết bị phần cứng cũng như công nghệ. Tiếp đó, là sự bùng nổ của các ứng dụng 3 chiều trên Internet. Do vậy, đồ hoạ 3 chiều đã ngày càng trở nên quen thuộc. Hơn 3 thập kỉ qua, mô hình hoá và chuyển động 3 chiều được chuẩn hoá trong các phần mềm thương mại. Maya, 3Dstudio Max, Softimage hay Lightwave [27] là những gói ứng dụng điển hình được sử dụng trong giáo dục cũng như công nghệ 3 chiều. Tất cả những gói ứng dụng này đều tương tự hoặc liên quan đến các kĩ năng của nghệ thuật đồ họa truyền thống nhưng áp dụng trong môi trường kĩ thuật số: mô hình hoá tương tự như nghệ thuật điêu khắc, texturing liên quan đến kĩ thuật vẽ hoặc minh hoạ. Giới thiệu Ma Thị Châu 4 Luận văn thạc sỹ Một hạn chế lớn nhất của các kĩ thuật dựng mô hình 3 chiều truyền thống là giá thành cao khi mà người ta vẫn phải thao tác thủ công và sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Các thiết bị dùng cho thiết kế và hiển thị đồ họa như máy quét laze, màn hình hiển thị và các thiết bị số hoá khác là các thiết bị đắt tiền, yêu cầu sự cẩn trọng khi sử dụng, sự phức tạp khi điều khiển. Do vậy, người ta tiến hành “mềm hóa” trong dựng mô hình 3 chiều. Các thuật toán được áp dụng nhiều hơn trong việc lấy thông tin 3 chiều của đối tượng, các nguồn dữ liệu để lấy thông tin 3 chiều cũng phong phú hơn. Khôi phục lại thông tin 3 chiều sử dụng camera cầm tay trong khi thiếu thông tin về môi trường chụp ảnh (camera, ánh sáng,…) là một thử thách lớn. Bởi vì, khi sử dụng camera cầm tay, vị trí và hướng quay của camera rất tự do. Do vậy, các khung nhìn của các ảnh cũng tự do. Tuy nhiên, nếu dựng mô hình 3 chiều từ ảnh 2 chiều thành công thì ý nghĩa của nó rất lớn, bởi vì, thiết bị phần cứng rẻ tiền và sẵn có. Ban đầu người ta tiến hành đối sánh dựa trên sự quan sát. Các điểm đối sánh tương ứng dưới dạng các điểm điều khiển được lựa chọn cần có sự tương tác với con người. Do vậy tiêu tốn thêm thời gian đồng thời số lượng các điểm đối sánh không nhiều. Một hướng giải quyết khác là người ta điều khiển môi trường chụp ảnh: Ví dụ, gắn camera ở một vị trí cố định rồi cho đối tượng cần chụp lên bàn xoay hay gắn nhiều camera cố định xung quanh đối tượng cần chụp như vậy ảnh thu nhận được có các góc độ khác nhau và xác định được các tâm chiếu, các thông số trong/ngoài của camera nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình khôi phục điểm 3 chiều. Tuy nhiên với cách này, ta lại phải tiêu tốn thời gian và thủ tục để hiểu chỉnh camera. Trong những năm gần đây, người ta quan tâm đến việc lấy thông tin 3 chiều từ các khung nhìn không được hiệu chỉnh (uncalibrated view). Các kĩ thuật tự hiệu chỉnh chiếm phần lớn thời gian [9,18,12], các phương pháp này bắt nguồn từ hình học epipolar và trifocal tensor [15,26] nhờ đó các điểm đối sánh tương ứng được tự động tính toán dễ dàng hơn. Giới thiệu Ma Thị Châu 5 Luận văn thạc sỹ Thông tin 3 chiều được trích chọn từ ảnh yêu cầu rất ít sự tương tác với người dùng. Dựng mô hình 3 chiều từ ảnh là phương pháp phát triển dưới sự kết hợp của đồ họa, thị giác máy và nhiếp ảnh. Con người thu nhận thông tin 3 chiều nhờ sự quan sát đối tượng bằng hai mắt hay nói cách khác hai khung nhìn khác nhau. Trong lĩnh vực thị giác máy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng rất nhiều trong việc cung cấp khả năng “quan sát” tương tự con người cho máy tính. Ban đầu, họ hướng tới ngành robot và tự động hóa nhằm mục đích cho phép robot tự điều hướng khi đi qua môi trường mới. Gần đây hướng nghiên cứu dịch chuyển sang hiển thị trực quan và giao tiếp đồng thời có sự kết hợp nhiều hơn với lĩnh vực đồ họa. Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà nghiên cứu là cung cấp các thuật toán để có thể tự động lấy được thông tin từ chuỗi các ảnh. Mười năm trở lại đây, người ta thường nhấn mạnh đến hình học đa ảnh, đa khung nhìn [15] và cho phép nhiều cách tiếp cận linh hoạt trong việc lấy thông tin 3 chiều từ các ảnh khác nhau. Thực tế, hướng hiển thị trực quan đã phát triển từ trước nhưng dưới một ngữ cảnh khác, dựa trên nghệ thuật nhiếp ảnh. Nửa cuối thế kỉ 19, các ảnh chụp đã được sử dụng lấy thông tin 3 chiều để tạo bản đồ, đo đạc các công trình. Cách tiếp cận dựa trên ảnh được đưa ra có rất nhiều ưu điểm. Cảnh cần mô hình hóa được chụp ở các khung nhìn khác nhau. Các thiết bị để thu nhận đầu ảnh đầu vào lại sẵn có như các máy ảnh kĩ thuật số, các máy quay camera. Mối quan hệ giữa các ảnh được tính toán tự động từ thông tin lấy được trực tiếp của ảnh thông qua các thuật toán. Do vậy không cần đến các số đo khung cảnh, hay các thủ tục hiệu chỉnh thiết bị bằng tay như các kĩ thuật truyền thống nữa. Xu thế hiện nay là cải tiến việc tự động hoá trong nhận dạng và dựng mô hình 3 chiều của đối tượng từ các ảnh. Bên cạnh đó cách tiếp cận dựa trên ảnh này lại rất linh hoạt ở chỗ rất dễ dàng mô hình đối tượng có kích cỡ nhỏ cũng như mô hình một khung cảnh rộng lớn. Lấy thông tin 3 chiều từ các ảnh 2 chiều thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Điều đó một phần là do yêu cầu của các kĩ thuật này trong các ứng dụng tăng lên như trong các lĩnh vực bảo tồn cổ vật, phân tích hiện trường phạm tội, thiết kế kiến trúc, xử lý phim, trò chơi 3 chiều…Bên cạnh đó, phần cứng Giới thiệu Ma Thị Châu 6 Luận văn thạc sỹ đồ họa có giá thành hạ cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển các phương pháp cũng như kĩ thuật mô hình hoá và dựng lại mô hình 3 chiều. Bài toán dựng mô hình 3 chiều từ chuỗi các ảnh đầu vào là bài toán xây dựng thông tin 3 chiều từ thông tin của các ảnh 2 chiều. Một cách toán học, cấu trúc 3 chiều được dựng lại từ các phép chiếu 2 chiều. Bên cạnh đó các ảnh đầu vào lại là các ảnh texture tự nhiên nhất do vậy cấu trúc 3 chiều đạt được rất hiệu quả. Mục đích của luận văn là tìm hiểu các kĩ thuật xử lý ảnh và xây dựng phương pháp dựng mô hình 3 chiều tự động chỉ sử dụng đầu vào là các ảnh. Hai ảnh của cùng đối tượng hay cùng cảnh được chụp bởi camera cầm tay qua một qui trình xử lý lấy ra thông tin 3 chiều của đối tượng. Mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu một số đặc trưng nổi bật của các phương pháp, kĩ thuật dựng mô hình 3 chiều nhằm mục đích kết hợp các kĩ thuật thành một qui trình trọn vẹn tạo ra mô hình 3 chiều có ý nghĩa và đáp ứng được một số các ứng dụng. Các kĩ thuật, phương pháp đề cập đến đều áp dụng trên việc dựng lại mô hình của đối tượng, cảnh không được hiệu chỉnh. Khi đó, tất cả các tham số bao gồm tham số trong/ ngoài của camera, cấu trúc 3 chiều của cảnh đều được tính toán từ thông tin của các ảnh thông qua các thuật toán. Từ đó, chúng tôi triển khai một số module giải quyết bài toán dựng mô hình 3 chiều của cảnh hay đối tượng với đầu vào là 2 ảnh màu chụp chung một cảnh hay một đối tượng đó. Đề tài được phát triển với sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu: thu thập, phân tích, phân loại và đặc tả dữ liệu; nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và lập trình theo công nghệ hướng đối tượng. Chương 2 của luận văn giới thiệu một số vấn đề liên quan đến bài toán dựng mô hình 3 chiều, tổng quan qui trình dựng mô hình 3 chiều, một số kĩ thuật đã và đang được nghiên cứu và triển khai trong dựng mô hình 3 chiều. Trong chương 3, chúng tôi xây dựng bộ công cụ dựng mô hình 3 chiều từ cặp ảnh đầu vào. Các kĩ thuật được dùng để triển khai bộ công cụ bao gồm thuật toán tìm Giới thiệu Ma Thị Châu 7 Luận văn thạc sỹ điểm góc SUSAN, thuật toán tính ma trận cơ bản sử dụng RANSAC, kĩ thuật chỉnh sửa ảnh dựa trên chuyển đổi sang hệ trục tọa độ cực, kĩ thuật đối sánh toàn ảnh và thuật toán tam giác tối ưu tìm độ sâu cho một cặp đối sánh. Chương 4 của luận văn bao gồm một số kết quả thử nghiệm của các module tạo nên bộ công cụ. Chương 5 là phần kết luận. Trong phần này, chúng tôi tổng kết những gì đã đạt được, nêu lên hạn chế của luận văn và định hướng phát triển tiếp của đề tài. Giới thiệu 8 Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN Các camera được chế tạo nhằm mô phỏng hệ thống thu nhận hình ảnh của con người. Trong chương 2 này, chúng tôi giới thiệu về cách tiếp nhận hình ảnh của camera và các biểu diễn toán học liên quan, qua đó hình dung được quá trình thu nhận và tổng hợp hình ảnh đối tượng của camera cũng như của con người. Tiếp theo chúng tôi giới thiệu tổng quan về các kĩ thuật, phương pháp liên quan đến tổng hợp thông tin 3 chiều từ ảnh chụp. 2.1. Các vấn đề liên quan đến bài toán dựng mô hình 3 chiều 2.1.1. Thị giác máy Thị giác được định nghĩa là quá trình khám phá thế giới thông qua hình ảnh [19]. Thị giác mô tả cái gì sẽ được hiển thị và vị trí hiển thị. Quá trình này sử dụng đầu vào là các ảnh và đầu ra là các thông tin 3 chiều mô tả thế giới xung quanh. Thị giác máy là các thực thi quá trình thị giác trên máy tính nhằm mục đích xây dựng các khung cảnh 3 chiều, phục hồi khoảng cách, độ sâu… từ các ảnh. Các kĩ thuật sử dụng trong thị giác máy được chia làm hai loại chính: Thị giác tích cực (active vision) và thị giác thụ động (passive vision) [19]: - Thị giác tích cực: Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quan sát và mô tả đối tượng. Thị giác tích cực bao gồm các kĩ thuật liên quan đến xử lý ánh sáng, sử dụng các nguồn sinh năng lượng như nguồn laze. Ánh sáng sinh ra từ các nguồn sáng sẽ được phản xạ trên bề mặt đối tượng và được thu nhận bởi các bộ cảm biến của camera. Thông tin về ánh sáng thu nhận được là yếu tố quan trọng trong việc trích chọn và phản ánh thông tin 3 chiều. Tuy nhiên, các kĩ thuật này gặp một số khó khăn khi xử lý ánh sáng như: cần phải phân biệt giữa ánh sáng xung quanh và ánh sáng điểm, màu của đối tượng có thể xung đột với màu nguồn sáng, ví dụ khi quan sát đối tượng màu đỏ với ánh sáng màu đỏ. Tổng quan 9 Ma Thị Châu - Luận văn thạc sỹ Thị giác thụ động: trong các kĩ thuật này, ánh sáng không trực tiếp được sử dụng trong các thuật toán. Hầu hết các kĩ thuật loại này có tên gọi chung là thị giác lập thể (stereo vision). Bài toán chính trong thị giác lập thể là đi tìm các điểm đối sánh tương ứng giữa các ảnh từ đó khôi phục lại thông tin 3 chiều. Nguyên lý cơ bản trong phục hồi thông tin 3 chiều là nguyên lý tam giác (triangulation principle) [19]. Tức là, mối liên hệ giữa 3 yếu tố cơ bản, khi lấy thông tin 3 chiều, 3 yếu tố này tạo thành 3 đỉnh của tam giác. Trong thị giác tích cực, tam giác được hình thành bởi nguồn sáng, đối tượng và camera. Trong thị giác thụ động, tam giác được tạo bởi đối tượng và 2 camera. 2.1.2. Thị giác lập thể Thị giác lập thể dựng lại thông tin 3 chiều từ ít nhất 2 ảnh hai chiều khác nhau. Thị giác lập thể là các kĩ thuật lấy thông tin 3 chiều mô phỏng lại cách tổng hợp hình ảnh của hệ thông thị giác của con người. Hệ thống thị giác của con người dựa trên hai mắt và hệ thống thần kinh (hình 2.1). Hình 2.1. Hệ thống thị giác của con người Mỗi mắt “quan sát” đối tượng ở một khung nhìn và sinh ra một ảnh 2 chiều. Sự khác biệt về vị trí của hai mắt tạo ra sự sai khác giữa 2 ảnh của đối tượng. Dựa vào sự khác biệt này, bộ não sinh ra các thông tin 3 chiều như khoảng cách, góc, hình dáng và kích cỡ của đối tượng. Ví dụ dưới đây minh hoạ rõ việc quan sát tại các vị Tổng quan 10 Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ trí khác nhau sẽ tạo ra các hình ảnh khác nhau mặc dù cùng chung một đối tượng: Giữ ngón tay trỏ cách sống mũi khoảng 10 cm, nhắm một mắt lại, sau đó mở mắt này ra và nhắm mắt còn lại vào, ta nhận thấy ngón tay của chúng ta “di chuyển” từ bên trái sang bên phải và ngược lại. Khi để ngón tay ra xa hơn, hiện tượng ngón tay di chuyển vẫn diễn ra nhưng với bước di chuyển ngắn hơn. Sự khác biệt về đối tượng khi quan sát bằng các mắt khác nhau gọi là thị sai (parallax). Não thu nhận thông tin về thị sai khi quan sát đối tượng và xác định khoảng cách tới mỗi đối tượng trong cảnh khi hiển thị. Thị giác lập thể trên một khía cạnh nào đó giống với hệ thống thu nhận hình ảnh của con người. Đối tượng được chụp ảnh ở các khung nhìn khác nhau. Sự sai khác giữa các ảnh của hai khung nhìn được tính toán và từ đó tính ra thông tin 3 chiều. Các kĩ thuật thị giác lập thể có một số ưu điểm: - Không cần nguồn sinh năng lượng vì ánh sáng không phải là thành phần trong tính toán tam giác. - Có thể dùng ở bất cứ nơi nào vì không phụ thuộc vào sự xung đột ánh sáng như trong thị giác tích cực. - Có thể dùng để mô hình hoá cho các loại đối tượng khác nhau về kích cỡ, khoảng cách (thậm chí dùng cả các ảnh vệ tinh). 2.1.3. Hình học epipolar và một số ma trận biến đổi A. Hình học epipolar Hình học epipolar [28] là hình học chiếu liên quan đến hai ảnh. Hình học epipolar độc lập với cấu trúc cảnh chỉ phụ thuộc vào các tham số trong của camera. Giả sử có điểm 3 chiều X có ảnh x trên ảnh thứ nhất và x’ trên ảnh thứ hai, vậy mối quan hệ giữa x và x’ là như thế nào? Camera thứ nhất có tâm chiếu C, camera thứ 2 có tâm chiếu C’. Điểm 3 chiều X và hai tâm chiếu C, C’ thuộc cùng một mặt phẳng và được đặt tên là epipolar π . Rõ Tổng quan 11 Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ ràng tia chiếu từ tâm chiếu của từng camera đi qua điểm ảnh phải giao nhau tại điểm 3 chiều X (hình 2.2). Hình 2.2. Liên hệ của cặp điểm đối sánh x, x’ Một số thuật ngữ trong hình học epipolar (hình 2.3): - Đường cơ bản (baseline) là đường thẳng nối hai tâm camera CC’. - Epipole e, e’ là điểm giao của đường cơ bản với từng mặt phẳng ảnh. Hình 2.3. Một số thuật ngữ Tổng quan Ma Thị Châu - 12 Luận văn thạc sỹ Mặt phẳng epipolar là mặt phẳng chứa đường cơ bản. Như vậy đường cơ bản là giao tuyến chung của chùm mặt phẳng epipolar. - Đường epipolar là giao tuyến của mặt phẳng epipolar với mặt phẳng ảnh. Tất cả các đường epipolar của cùng một ảnh đồng qui tại điểm epipole. Giả sử ta chỉ biết điểm x trên ảnh thứ nhất vậy x’ được xác định như thế nào? Mặt phẳng π xác định bởi tia chiếu xuất phát từ tâm C đi qua x và đường cơ bản. x’ thuộc π do đó x’ thuộc giao tuyến l’ của mặt phẳng π và mặt phẳng ảnh thứ 2. Như vậy việc tìm điểm đối sánh tương ứng của x không cần tiến hành trên toàn bộ ảnh thứ hai mà chỉ cần tìm trên đường epipolar l’. Ma trận cơ bản F thể hiện mối quan hệ giữa điểm x và đường epipolar l’ tương ứng. x α l' Ràng buộc epipolar: Điểm đối sánh của x nằm trên đường epipolar l’ của x trên ảnh thứ 2. Ma trận cơ bản F thể hiện ràng buộc này và F là thành phần quan trọng nhất trong hình học epipolar. F là ma trận cỡ 3x3 có hạng 2. Một điểm 3 chiều X có ảnh x trên ảnh thứ nhất và x’ trên ảnh thứ 2 thì thoả mãn phương trình sau x’TFx=0. B. Ma trận camera Ảnh được định nghĩa là phép chiếu từ không gian 3 chiều vào mặt phẳng ảnh. Điểm 3 chiều M=[X,Y,Z]T và điểm ảnh 2 chiều m=[u,v]T có quan hệ với nhau theo phương trình: sm' = PM ' [PT 1.1] m’=[u,v,1]T và M’=[X,Y,Z,1]T là toạ độ thuần nhất của m và M. P là ma trận chiếu cỡ 3x4 còn gọi là ma trận camera. Ma trận P gồm có các thành phần sau: P = K [R | t ] trong đó Tổng quan 13 Ma Thị Châu Luận văn thạc sỹ • K là ma trận hiệu chỉnh camera cỡ 3x3, ma trận này phụ thuộc vào các tham số trong của camera: ⎡α u K = ⎢⎢ 0 ⎢⎣ 0 s αv 0 u0 ⎤ v0 ⎥⎥ 1 ⎥⎦ α u = k u f và α v = k v f với f là tiêu cự của camera, k u và k v là số lượng điểm ảnh trên một đơn vị độ dài tính theo hướng u và v tương ứng, hay nói cách khác α u và α v là nhân tố co dãn theo hướng u và v của mặt phẳng ảnh. c=[u0, v0]T các toạ độ của điểm giao giữa trục quang và mặt phẳng ảnh, c còn được gọi là điểm nguyên thuỷ (principal point). s là độ lệch. s ≠ 0 khi hướng u và v không vuông góc với nhau. • Ma trận [R | t ] thể hiện vị trí và hướng hay tham số ngoài của camera. R là ma trận quay, t là vectơ dịch chuyển. C. Ma trận cơ bản Điểm m’ trên ảnh I2 tương ứng với điểm m trên ảnh I1 được giới hạn trên đường epipolar l’ tương ứng của m. l ' ~ Fm F được gọi là ma trận cơ bản. Hai điểm epopole e và e’ tương ứng là kết quả phép chiếu của 2 tâm chiếu (vị trí hai camera) trên các ảnh của camera còn lại. Ma trận cơ bản được tính toán từ hai ma trận camera P và P’ theo phương trình sau: F = (P 'T ) P T [e]× + (+ ) là toán tử giả nghịch đảo (phụ lục A), [e]× là ma trận phản đối xứng của vectơ e (phụ lục A) Tổng quan 14 Ma Thị Châu D. Luận văn thạc sỹ Ma trận đồng hình Các ma trận đồng hình được dùng để biến đổi các điểm ảnh của các điểm 3 chiều trên một mặt phẳng π nào đó thành các điểm ảnh trên ảnh còn lại m' ~ Hπ m H π được gọi là ma trận đồng hình của mặt phẳng π . Mối quan hệ giữa ma trận đồng hình và ma trận cơ bản được biểu diễn như sau: [] [] F ~ e ' x H và H = e ' × F − e ' a T 2.1.4. Phân cấp các phép biến đổi Các phép biến đổi trong không gian 3 chiều được thể hiện thông qua các ma trận. Tính chất nào (mặt phẳng, đường thẳng song song, diện tích thiết diện, thể tích đối tượng, góc, tỉ lệ góc…) của đối tượng được bảo toàn sau khi biến đổi phụ thuộc vào dạng của các ma trận biến đổi hay nói cách khác tính chất của các phép biến đổi khác nhau tùy theo các phép biên đổi. Mối quan hệ giữa các loại biến đổi [15- tr.58] được biểu diễn như sau: Phép chiếu ⊂ biến đổi affin ⊂ biến đổi metric ⊂ biến đổi Ơclit. Tóm tắt các phép biến đổi với minh hoạ đối tượng gốc là một khối lập phương được mô tả ở bảng 2.1. Tổng quan Ma Thị Châu 15 Luận văn thạc sỹ Đối tượng gốc Ma trận Phép chiếu ⎡A ⎢V T ⎣ Hình kết quả Tính chất Các điểm giao, các tiếp t⎤ v ⎥⎦ diện được bảo toàn Biến đổi Affin ⎡A ⎢0 T ⎣ Các mặt song song, tỉ lệ t⎤ 1⎥⎦ về thể tích, các trọng tâm được bảo toàn Biến đổi metric Bảo toàn hình dáng đối ⎡ sR t ⎤ ⎢0 T 1⎥ ⎣ ⎦ tượng Biến đổi Ơclit ⎡R ⎢0 T ⎣ Bảo toàn thể tích, hình t⎤ 1⎥⎦ dáng đối tượng Bảng 2.1. Phân cấp các phép biến đổi A là ma trận khả nghịch 3x3, R là ma trận quay 3 chiều, t = (t x , t y , t z )T là vectơ dịch chuyển 3 chiều, V vectơ 3 chiều tổng quát, v là hệ số co dãn và 0 = (0,0,0 )T . Tổng quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan