Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng bài giảng điện tử arduino uno tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw...

Tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử arduino uno tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật tw

.PDF
84
638
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG VĂN TÂN XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ARDUINO UNO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TW LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT Hà Nội - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÙNG VĂN TÂN XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ARDUINO UNO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TW CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. PHẠM VĂN SƠN HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những gì tôi viết trong luận văn này là do tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể. Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ nào trên toàn quốc cũng như ở nước ngoài và cho đến nay chưa hề được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan trên đây. Hà nội, ngày 29 tháng 02 năm 2016 Tác giả Phùng Văn Tân i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu và làm việc khẩn trương của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Phạm Văn Sơn, đề tài luận văn “ Xây dựng bài giảng điện tử Arduino Uno tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW ” đã hoàn thành. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS. TS. Phạm Văn Sơn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, tập thể các thầy cô giáo Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành tốt luận văn của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nhỏ bé vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW nói riêng, sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta nói chung. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 29 tháng 02 năm 2016 Tác giả Phùng Văn Tân ii MỤC LỤC TRANG LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2 3.1. Khách thể nghiên cứu....................................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................. 2 5. Nhiệm vụ và Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 7. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ .................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 5 1.2. Một số vấn đề lý luận về công nghệ dạy học hiện đại ..................................... 6 1.2.1. Công nghệ ........................................................................................................ 6 1.2.2. Công nghệ dạy học ........................................................................................... 6 1.2.4. Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại ....................................................... 6 1.2.5. Tác dụng của công nghệ dạy học trong quá trình dạy học............................... 7 1.2.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại ..................................................... 8 1.3. Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện trong dạy học hiện đại ......... 8 1.3.1. Khái niệm phương tiện..................................................................................... 8 iii 1.3.2. Đa phương tiện Multimedia ............................................................................. 9 1.3.3. Phương tiện dạy học ......................................................................................... 9 1.3.5. Vai trò của phương tiện trong dạy học hiện đại ............................................. 10 1.3.6. Một số nguyên tắc sư phạm trong việc tạo và sử dụng phương tiện dạy học ...... 12 1.3.7. Khả năng dạy học bằng máy tính điện tử (MTĐT)........................................ 13 1.4. Bài giảng điện tử ............................................................................................ 19 1.4.1. Khái niệm về bài giảng điện tử ...................................................................... 19 1.4.2. Một số đặc trưng của bài giảng điện tử .......................................................... 20 1.4.3. Các yêu cầu khi thiết kế BGĐT: .................................................................... 23 1.4.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử ............................................................... 23 1.4.5. Các yêu cầu đối với một bài giảng điện tử..................................................... 26 1.5. Thực trạng xây dựng và ứng dụng bài giảng điện tử tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW........................................................................... 27 1.5.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 27 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 29 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN ARDUINO UNO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG ............................................................................................. 30 2.1. Phân tích chung về môn học Arduino Uno .................................................... 30 2.1.1. Xác định mục tiêu chung của môn học .......................................................... 30 2.1.2. Chương trình môn học ................................................................................... 30 2.1.3. Đặc điểm nội dung môn học .......................................................................... 31 2.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Arduino – Uno cho ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử tại trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật TW......................................................................................................... 32 2.1.5. Tính khả thi của việc ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Arduino Uno cho ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW ................................................................... 34 2.2. Lựa chọn công cụ và phương tiện hỗ trợ để xây dựng bài giảng điện tử môn học “Arduino Uno” ................................................................................ 34 2.2.1. Ms- Powerpoint .............................................................................................. 34 iv 2.2.2. Macromedia Flash .......................................................................................... 36 2.2.3. Microsoft Frontpage ....................................................................................... 38 2.2.4. Hot Potatoes ................................................................................................... 40 2.3. Các bước thiết kế xây dựng BGĐT môn Arduino Uno ................................. 41 2.3.1. Xác định mục tiêu bài học.............................................................................. 41 2.3.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định nội dung trọng tâm.............................. 41 2.3.3. Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức ........................................................... 41 2.3.4. Xây dựng thư viện tư liệu .............................................................................. 41 2.3.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm thiết kế ........................................... 42 2.3.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện ............................................ 46 2.4. Điều kiện để sử dụng hiệu quả BGĐT môn học Arduino Uno tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW ...................................................... 47 2.4.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị ........................................................ 47 2.4.2. Yêu cầu đối với giảng viên ............................................................................ 47 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN ARDUINO UNO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TW ........................... 48 3.1. Các bước thiết kế bài giảng điện tử môn Arduino Uno ................................. 48 3.2. Thiết kế bài giảng điện tử chương Arduino Uno (phụ lục 2) ........................ 50 3.3. Thử nghiệm sư phạm ..................................................................................... 65 3.3.1. Đánh giá định tính .......................................................................................... 65 3.3.2. Đánh giá định lượng ....................................................................................... 65 Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 67 1. Kết luận .......................................................................................................... 67 2. Một số kiến nghị ............................................................................................ 67 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT....................................................................................... 67 2.2. Đối với Liên minh Hợp tác xã ....................................................................... 68 2.3. Đối với Trường Cao đẳng Kinh tế- kỹ thuật TƯ ........................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGĐT Bài giảng điện tử CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông GDĐT Giáo dục đào tạo GV Giáo viên LAN Local Area Networks MTĐT Máy tính điện tử PPDH Phương pháp dạy học PTKTDH Phương tiện kỹ thuật dạy học THCN Trung học chuyên nghiệp TLTK Tài liệu tham khảo TW Trung ương WAN Wide Area Network vi DANH MỤC CÁC BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1. Nội dung chương 3 ................................................................................48 Bảng 3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng BGĐT ........................................................65 vii DANH MỤC HÌNH NỘI DUNG TRANG Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học ..........................11 Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc bài giảng điện tử............................................................20 Hình 2.1. Giao diện của phần mềm Ms-Powerpoint .............................................35 Hình 2.2. Giao diện của phần mềm Macromedia Flash ........................................37 Hình 2.3. Giao diện của phần mềm Microsoft Frontpage.....................................38 Hình 2.4. Giao diện của phần mềm Hot Potatoes .................................................40 Hình 3.1. Giới thiệu bài led nhấp nháy .................................................................50 Hình 3.2. Giới thiệu linh kiện ...............................................................................51 Hình 3.3. Sơ đồ mạch điện ....................................................................................51 Hình 3.4. Code chương trình .................................................................................52 Hình 3.5. Chương trình (tt) ...................................................................................52 Hình 3.6. Nạp và chạy mô phỏng chương trình ....................................................53 Hình 3.7. Giải thích chương trình .........................................................................53 Hình 3.8. Giải thích chương trình (tt) ...................................................................54 Hình 3.9. Giới thiệu bài học nút nhấn ...................................................................54 Hình 3.10. Giới thiệu linh kiện cần thiết .................................................................55 Hình 3.11. Sơ đồ mạch điện nút nhấn .....................................................................55 Hình 3.12. Chương trình nút nhấn ..........................................................................56 Hình 3.13. Chương trình nút nhấn (tt) ....................................................................56 Hình 3.14. Chạy mô phỏng chương trình nút nhấn.................................................57 Hình 3.15. Giải thích chương trình nút nhấn ..........................................................57 Hình 3.16. Giải thích chương trình nút nhấn (tt) ....................................................58 Hình 3.17. Giải thích chương trình nút nhấn (tt) ....................................................58 Hình 3.18. Giải thích chương trình nút nhấn (tt) ....................................................59 Hình 3.19. Giới thiệu bài điều khiển tốc độ động cơ ..............................................59 Hình 3.20. Sơ đồ mạch điện điều khiển tốc độ động cơ .........................................60 Hình 3.21. Code chương trình .................................................................................60 Hình 3.22. Code chương trình (tt) ...........................................................................61 viii Hình 3.23. Nạp và chạy mô phỏng chương trình ....................................................61 Hình 3.24. Giải thích chương trình .........................................................................62 Hình 3.25. Giải thích chương trình (tt) ...................................................................62 Hình 3.26. Cách tạo xung PWM .............................................................................63 Hình 3.27. Tạo xung PWM 50%.............................................................................63 Hình 3.28. Tạo xung PWM 25%.............................................................................64 Hình 3.29. Tạo xung PWM 90%.............................................................................64 ix MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ mà tri thức là yếu tố quyết định hàng đầu sự phát triển của một dân tộc. Do đó, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong thời đại mới, thời đại công nghệ thông tin và truyền thông. Để thực hiện được nhiệm vụ trên Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ cần phải đổi mới giáo dục mà trong đó đổi mới phương pháp dạy học vì đây là vấn đề hết sức cấp bách. Hiện nay, với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng đã tạo ra nhiều chuyển đổi tích cực, trong đó việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW là trường trực thuộc Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển của Hợp Tác Xã. Những năm qua, nhà trường đã đào tạo hàng nghìn Cử nhân cao đẳng, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các Hợp Tác Xã. Tuy nhiên, việc ứng dụng một số phần mềm vào dạy học trong nhà trường vẫn còn ít, chỉ tập trung vào một số tiết thi dạy giỏi, tiết thao giảng v.v. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là nhiều giáo viên trình chiếu cả bài, chưa phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học với các phương tiện dạy học, chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó khiến sinh viên còn thụ động trong cách học, chưa tự lực giải quyết được các vấn đề khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Môn Arduino - Uno là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm trang bị cho sinh viên khối kiến thức cơ bản về chuyên ngành kỹ thuật Điện – Điện tử. Đây là môn học vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng nên sinh viên gặp khó khăn trong học tập. Vì trong giờ học giáo viên không thể cho sinh viên trực tiếp quan sát các hiện tượng vật lý, cách đấu được diễn ra như thế nào, vì vậy dễ gây ra tâm lý nhàm chán cho sinh viên. Bài giảng điện tử cho phép biểu diễn, mô phỏng, hiện thực hoá các hiện tượng vật lý sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Arduino Uno. 1 Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: "Xây dựng bài giảng điện tử Arduino Uno tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW " với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Arduino Uno để nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Áp dụng và khai thác một số phần mềm chuyên dụng để xây dựng Bài giảng điện tử môn học Arduino Uno, thu nhỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn giúp giảng viên giảng dạy được thuận lợi và người học tiếp thu bài giảng một cách tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn này tại nhà trường. 3.1. Khách thể nghiên cứu Bài giảng điện tử môn học Arduino Uno (Các tài liệu về kỹ thuật vi điều khiển, các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng), 3.2. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử tử môn học Arduino Uno chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử tại Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là phương pháp mà trước tiên phải thu thập những thông tin khoa học liên quan đến đề tài, phân tích tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép người sử dụng phương pháp có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc trưng, bản chất, cấu trúc bên trong của lý thuyết. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích, tổng hợp chúng lại để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối liên hệ biện chứng của chúng với nhau. Vì vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lý thuyết đang nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục, trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm một cách có hệ thống, cho người nghiên cứu những tài liệu sống về thực tiễn giáo dục để có thể khái quát, rút ra những quy luật nhằm chỉ đạo tổ chức quá trình giáo dục. Phương pháp này gồm: 2 + Phương pháp quan sát trực tiếp: qua dự giờ, trao đổi thảo luận. + Phương pháp quan sát gián tiếp: nghiên cứu lịch trình, bài giảng, sổ điểm, băng hình, vở ghi của sinh viên, bài kiểm tra. + Phương pháp quan sát kết hợp với điều tra. + Phương pháp điều tra giáo dục Là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm. Điều tra giáo dục nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng để từ đó phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân… chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. 5. Nhiệm vụ và Phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng Bài giảng điện tử - Làm rõ đặc điểm nội dung chương trình môn Arduino Uno - Thiết kế bài giảng điện tử cho một chương cụ thể của môn học Arduino Uno hệ Cao đẳng CNKT Điện – Điện tử tại Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật TW. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý thuyết xây dựng Bài giảng điện tử môn học Arduino Uno chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW và thiết kế minh hoạ bài giảng về Arduino Uno. 6. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử môn học Arduino Uno chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử tại Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW đã được tiến hành và thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả trong dạy học chưa cao. Nếu xây dựng và sử dụng tốt bài giảng điện tử môn học Arduino Uno theo quan điểm dạy học hiện đại thì sẽ đáp ứng các yêu cầu sư phạm, nâng cao hứng thú nhận thức và khả năng hoạt động sáng tạo của sinh viên, làm tích cực hoá quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học này. 3 7. Ý nghĩa khoa học của đề tài Xây dựng và sử dụng tốt bài giảng điện tử môn học Arduino Uno góp phần nâng cao hứng thú nhận thức và khả năng hoạt động sáng tạo của sinh viên, làm tích cực hoá quá trình dạy học từ đó chất lượng dạy và học môn học sẽ được nâng lên. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bài giảng “Arduino Uno” Chương 2: Nghiên cứu xây dựng bài giảng Arduino Uno Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử môn Arduino Uno, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Môn arduino uno là một môn học chính trong chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện –điện tử tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW. Nhiệm vụ cơ bản của môn học Máy điện là trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các loại máy điện, mô tả được cấu tạo của các loại máy điện, trình bày được nguyên lý làm việc của các loại máy điện, chỉ ra được các đại lượng định mức, các quan hệ điện từ trong các loại máy điện, phân tích được các chế độ làm việc, các phương pháp mở máy của máy điện, vận dụng được vào thực tế vận hành, sản xuất, bảo trì và sửa chữa các loại máy điện. Để đạt được chất lượng tốt về truyền tải kiến thức môn học tới sinh viên thì việc áp dụng công nghệ dạy học tiên tiến với phương tiện dạy học hiện đại là xu thế mang tính thời sự hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép xây dựng các bài giảng điện tử sinh động, phù hợp với tâm lý sinh viên, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn học. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên là phải nghiên cứu và vận dụng các phương tiện, phương pháp dạy học một cách tối ưu không chỉ để cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là phải đào tạo sinh viên trở thành những con người có khả năng đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội, có khả năng làm việc hợp tác, hoà nhập cộng đồng thế giới, giúp sinh viên tìm ra phương pháp học tập sáng tạo để các em có thể tự học suốt đời. Là một giáo viên đứng trên bục giảng tôi nhận thức được rằng cần phải nghiên cứu, tìm tòi qua các phần mềm dạy học hiện đại để đưa công nghệ dạy học hiện đại vào bài giảng của mình giúp sinh viên có thể học ở mọi nơi, mọi chỗ với mọi mức độ và có thể biết thêm nhiều phương tiện có thể giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. 5 1.2. Một số vấn đề lý luận về công nghệ dạy học hiện đại 1.2.1. Công nghệ Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kĩ năng, nhằm vận dụng các qui luật khách quan để tác động vào một đối tượng nào đó, đem lại một thành quả xác định cho con người. [6] Với định nghĩa trên dạy học cũng là một công nghệ. 1.2.2. Công nghệ dạy học Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kỹ năng, nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào sinh viên, hình thành một nhân cách xác định. Từ định nghĩa trên có thể thấy rõ dạy học được xem là công nghệ, trước hết và bản chất của nó tương ứng với một nội hàm của khái niệm công nghệ, chứ không phải vì hiện tượng những quy trình công nghệ hay những ứng dụng của công nghệ thông tin hoặc phương tiện kỹ thuật khác,... trong dạy học. Với những phương tiện, phương pháp và kỹ năng truyền thống, dạy học vẫn là công nghệ: dạy học truyền thống, bên cạnh công nghệ dạy học hiện đại. 1.2.3. Công nghệ dạy học hiện đại Công nghệ dạy học hiện đại chính là công nghệ dạy học với phương tiện, phương pháp và kỹ năng trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ thông tin và truyền thông. Hay công nghệ dạy học hiện đại là công nghệ dạy học bằng máy tính. Ngày nay với Internet và E-learning, thuật ngữ dạy học có máy tính hỗ trợ (Computer Aided/Assisted Instruction – CAI) thực ra không thích hợp nữa, vì đã đến lúc không có máy tính không chịu được. Cũng như ta thường nói “dạy học bằng phấn bảng hỗ trợ”. Tuy nhiên, cũng như CAD, CAM... CAI vẫn là một từ viết tắt thích hợp, vì tính lịch sử của nó và nếu muốn hợp lý hoá, cũng có thể hiểu là Computer Allied Instruction. [6] 1.2.4. Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại  Tính hiện đại: thường xuyên áp dụng vào thực tiễn dạy học những đổi mới về giáo dục một cách có căn cứ khoa học.  Tính tối ưu hoá: chi phí ít nhất về thời gian, sức lực.  Tính tích hợp: sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo. 6  Tính lặp lại kết quả: cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những kết quả mong muốn gần giống nhau.  Tính phương tiện: sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học.  Tính khách quan: có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng để việc đánh giá được khách quan, kịp thời về định lượng và định tính.  Tính hệ thống hoá: chương trình hoá hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã hội, tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình.  Tính khoa học: chỉ rõ cơ sở khoa học của các quá trình trong dạy học và giáo dục.  Tính xác định: thể hiện trong thiết kế chương trình, sách giáo khoa.  Tính kiểm soát được: nghĩa là xác định xem khi đầu vào đạt chuẩn, các tác động đều đúng liệu có cho ra kết quả đúng với dự kiến không? Tính chuyển giao hàng loạt: công nghệ dạy học có thể chuyển giao được không? Điều kiện chuyển giao được là gì?.... 1.2.5. Tác dụng của công nghệ dạy học trong quá trình dạy học Một công nghệ dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử dụng trong những điều kiện hoàn toàn xác định, theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ thống. *Quan điểm công nghệ Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu…) thích hợp và điều kiện vận hành tương ứng. Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp, kỹ năng về tin học cũng như chuyên môn…) đủ để làm chủ quá trình dạy học, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch. Sinh viên phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những thuận lợi do công nghệ hiện đại mang lại. *Quan điểm hệ thống Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói chung. Vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ dạy học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ (trình độ, mức độ…) đảm bảo quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả. 7 1.2.6. Bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại Nội dung bài soạn thường gồm các phần như sau: * Phần chữ Giáo viên sáng tác một phần dựa vào học vấn và kinh nghiệm dạy học của mình, gõ thành file văn bản trong máy tính. Phần còn lại được biên soạn theo tài liệu tham khảo (TLTK)  Nếu TLTK là ấn phẩm: cần sử dụng máy quét (scanner) và các phần mềm nhận dạng (OCR)…  Nếu TLTK là các CDROM: chỉ việc copy vào máy tính hoặc chụp bằng các phần mềm như Capture Professional, SnagIt,…, rồi chuyển thành file văn bản bằng OCR * Phần hình Giáo viên sáng tác một phần theo khả năng của mình thông qua các công cụ trong máy tính. Phần còn lại được biên soạn theo TLTK (thường chiếm tỷ lệ khá lớn). Các phương tiện nghe, nhìn như fim, băng hình…không phải là thành phần chính của bài soạn, chúng thường được dùng phối hợp trên lớp để tăng hiệu quả cho bài giảng.[6] Một bài giảng theo công nghệ dạy học hiện đại cần đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản sau:  Là một bài giảng từ xa qua mạng (LAN, WAN…), sinh viên có thể tái hiện đầy đủ những nội dung giáo viên cung cấp.  Là một bài giảng giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm. Chuẩn mực sư phạm được hiểu là những tiêu chí yêu cầu cơ bản đảm bảo cho quá trình dạy học (gồm hai hoạt động tương tác là hoạt động dạy của thầy và học của trò) diễn ra khả thi và hiệu quả. 1.3. Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện trong dạy học hiện đại 1.3.1. Khái niệm phương tiện Theo từ điển Bách khoa toàn thư Micrososf Encyclopedia, phương tiện được hiểu là một người hoặc một vật trung gian hay một công cụ trung gian để thực hiện giao tiếp. Cụ thể hơn, người ta có thể nói phương tiện là thành phần trung gian giữa 8 hai hay nhiều thành phần giao tiếp với các chức năng truyền đạt thông tin, người gửi sẽ sử dụng một phương tiện để truyền tải thông tin, còn người nhận phải sử dụng phương tiện để nhận và hiểu được thông tin từ người gửi. 1.3.2. Đa phương tiện Multimedia Đa phương tiện là một hệ thống kỹ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình (qua hệ thống computer); trong đó tạo ra khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống. Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình công nghệ kép, bao gồm công nghệ về tổ chức quá trình nhận thức và công nghệ về phương tiện kỹ thuật dạy học. Hai công nghệ thành phần này phải được kết hợp với nhau theo quan điểm hệ thống, nghĩa là chúng phải tạo thành một hệ toàn vẹn trong sự tương tác lẫm nhau. [12] 1.3.3. Phương tiện dạy học Theo GS. Nguyễn Xuân Lạc Phương tiện dạy học là sản phẩm nhân tạo góp phần tương tác giữa người dạy và sinh viên trong quá trình dạy học. [6] Theo định nghĩa của Wonfgang phương tiện là thiết bị có mang kí hiệu được chế tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt nội dung nào đó đến sinh viên. Tóm lại phương tiện dạy học trong công nghệ dạy học hiện đại là các vật mang thông tin được sáng tạo ra có chủ ý về phương diện dạy học và được sử dụng một cách có lựa chọn nhằm truyền đạt thông tin đến sinh viên. 1.3.4. Phân loại phương tiện Hiện nay có thể phân loại phương tiện dạy học theo những tiêu chí sau:  Theo lịch sử – Truyền thống (bảng đen, tranh ảnh …) – Hiện đại (bảng tương tác, máy tính, mạng …)  Theo chất liệu – Cứng (phần cứng, file cứng …) – Mềm (phần mềm, file mềm …) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng