Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác minh điều kiện thi hành án dân sự luận văn ths. luật...

Tài liệu Xác minh điều kiện thi hành án dân sự luận văn ths. luật

.DOCX
106
186
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THANH HƢƠNG XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁNDÂN SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THANH HƢƠNGXÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁNDÂN SỰ Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Bình HÀ NỘI-2013 MỤC LỤCTrangTrang phụ bìaLờicam đoanMục lụcDanh mục các từ viết tắtMỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN6 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án 6 1.1.1. Khái niệm về xác minh điều kiện thi hành án 6 1.1.2. Đặc điểm của xác minh điều kiện thi hành án 8 1.1.3. Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án 11 1.2. Cơ sở của việc pháp luật thi hành án dân sự quy định về xác minh điều kiện thi hành án 13 1.2.1. Cơ sở lý luận của việc pháp luật thi hành án dân sự quy định về xác minh điều kiện thi hành án 13 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc pháp luật thi hành án dân sự quy định về xác minh điều kiện thi hành án 16 1.3. Sơ lược sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án 19 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 19 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2008 22 1.3.3. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay 27 Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN30 2.1. Chủ thể xác minh điều kiện thi hành án 30 2.1.1. Người được thi hành án 31 2.1.2. Chấp hành viên 31 2.1.3. Thừa phát lại 32 2.2. Nguyên tắc thực hiện xác minh điều kiện thi hành án 35 2.2.1. Nguyên tắc xác minh điều kiện thi hành án một cách trực tiếp, nhanh chóng, kịp thời, đúng thời hạn luật định 35 2.2.2. Nguyên tắc xác minh điều kiện thi hành án chặt chẽ và đầy đủ điều kiện thi hành án của đương sự 36 2.3. Điều kiện để tiến hành xác minh điều kiện thi hành án 38 2.3.1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án38 2.3.2. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu 39 2.4. Thời hạn tiến hành xác minh điều kiện thi hành án39 2.4.1. Đối với trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 40 2.4.2. Đối với trường hợp thi hành quyết định thi hành án chủ động 40 2.4.3. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu 41 2.5. Trình tự, thủ tục xác minh điều kiện thi hành án 41 2.5.1. Lập kế hoạch xác minh điều kiện thi hành án 422.5.2. Thu thập thông tin và tiến hành xác minh điều kiện thi hành án 43 2.5.3. Lập biên bản xác minh điều kiện thi hành án 45 2.5.4. Đối chiếu, sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án 46 62.6. Xác minh điều kiện thi hành án trong một số trường hợp cụ thể 48 2.6.1. Xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp thi hành nghĩa vụ trả vật, trả giấy tờ, tài sản; trả nhà, giao nhà; thi hành nghĩa vụ buộc phải thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việcnhất định 48 2.6.2. Xác minh điều kiện thi hành án trong các trường hợp khác 49 2.7. Chi phí xác minh điều kiện thi hành án 54 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN VÀ KIẾN NGHỊ58 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án 58 3.1.1. Khái quát về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án 58 3.1.2. Những hạn chế, bất cập từ thực hiện các quy định của pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án 66 3.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xác minh điều kiện thi hành án 77 3.2.1. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án 77 3.2.2. Các kiến nghị thực hiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án 93 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TAND: Tòa án nhân dân TADNTC: Tòa án nhân dân tối cao THA: Thi hành án THADS: Thi hành án dân sự XMĐKTHA: Xác minh điều kiện thi hành án MỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiThi hành án dân sự (THADS)có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động THADSbảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảmtính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị -xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dâncó hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh thi hành"[24]. Ngoài quy định của Hiến pháp năm 1992, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1995), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm côngtác tư pháp trong thời gian tới(sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-TW), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2004) và Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020(sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 48/NQ-TW), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020(sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 49/NQTW)cũng đã đề cao tầm quan trọng của hoạt động THADS.Với nhiệm vụ thể chế đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào hệ thống pháp luật, tại kỳ họp thứ 5,ngày 14tháng 11 năm 2008,Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật THADS.Luật THADS là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động THADS, đã kế thừa, phát triển và pháp điển hóa được các quy địnhvề THADS trước đó phù hợp, tiến bộ, đồng thời tham khảo có chọn lọc các quy định của các nước về vấn đề này. Một trong những nội dung mới của Luật THADSlà quy địnhrõ ràng hơn về trình tự, thủ tục THADS, thời hiệuyêu cầu thi hành án (THA), phí THA, vấn đề xác minh điều kiện thi hành án (XMĐKTHA)... Tuy nhiên, sau hơn bốn năm triển khai thực hiện Luật THADScho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong đó có vấn đề XMĐKTHA nên cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.Xuất phát từ lý do đó, học viên đã chọn đề tài "Xác minhđiều kiện thi hành án"nghiên cứu làm luận văn thạc sĩluật học của mình 2. Tình hình nghiên cứu đề tàiXác minh điều kiện THAtuy là một vấn đề mới được quy định cụ thể trong Luật THADS nhưng trước và sau khi Luật THADS được ban hành đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nghiên cứu về vấn đề này như"Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sựcủa Học viện Tư pháp", Nhà xuất bản Thống kê,2005; "Luật Thi hành án dân sựViệt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn",TS. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân,2007;"Giáo trình Luật Thi hành án dân sựViệt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân,2008; "Giáo trình Luật tố tụng dân sự", Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân,2008;"Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự2008", Đề tài nghiên cứu cấp trường, TrườngĐại học Luật Hà Nội, 2010; "Một số lưu ý đối với chấp hành viên trong việc thông báo thi hành án, thụ lý thi hành ánvàxácminh điều kiện thi hành án", Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên, Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp, tháng 11 năm 2010; "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Thi hành án dân sự", Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2010;"Bàn thêmvề nghĩa vụ thông tin, xác minh về tài sản, điều kiện thi hành áncủa đương sự khi yêu cầu thi hành án", Bùi Thái Bình, Số chuyên đề về THADS của Tạp chí Dân chủ và phápluật năm 2010... Do mục đích và giới hạn phạm vi nghiên cứucủa các công trình này,cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, phân tích một cách trực tiếp, đầy đủ và toàn diện các vấn đề về XMĐKTHA.Tuyvậy, đây vẫn là những tài liệu quan trọng được tác giả tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tàiĐối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về XMĐKTHA, các quy định của pháp luật THADSvềXMĐKTHAvà thực tiễn thực hiện các quy định nàytrong THADS."Xác minh điều kiện thi hành án"bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Tuy vậy, trong phạm vi của đề tài luận văn thạc sĩnày, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bảnvề XMĐKTHA như khái niệm,đặc điểm,ý nghĩa,cơ sở của việc pháp luật quy địnhXMĐKTHA;sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về XMĐKTHA;nội dung các quy định của Luật THADSvề XMĐKTHAvà thực tiễn thực hiệntrong tổ chức THADS bốn năm gần đây 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tàiMục đíchcủa việc nghiên cứu đề tàilà làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về XMĐKTHA; đánhgiá đúng thực trạng các quy định của pháp luật về XMĐKTHAvà thực tiễn thực hiện, từ đó tìm ra các giải pháp góp phần giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc XMĐKTHAđể nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác THADS. Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định trên những khía cạnh sau:-Nghiên cứu những vấn đề lý luận về XMĐKTHAnhư khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của việc quy định pháp luật về XMĐKTHA;sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHAqua các thời kỳlịch sử; -Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật THADShiện hành về XMĐKTHA;-Khái quát việc thực hiện các quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHAđể tìm ra những hạn chế, vướng mắc trong việcthực hiệncác quy định này;-Tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệnvà thực hiện các quy định pháp luậtTHADS vềXMĐKTHA. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tàiĐề tài nghiên cứu được học viên tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính,cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài cũng được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý truyền thống như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp...Từ đó, rút ra những đánh giá, kết luận và đề xuất các kiến nghị. 6. Những điểm mới của luận vănLuận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống vềnhững vấn đề liên quan đến việc XMĐKTHA. Những điểm mới của luận văn thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:-Hoàn thiện khái niệm XMĐKTHA, làm rõ đượcđặc điểm, ý nghĩa và cơ sở củaviệc pháp luật quy định về XMĐKTHA;-Khái quát sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về XMĐKTHA từ năm 1945 đến nay;-Phân tích,làm rõ được nội dung các quy định của pháp luật THADShiện hành về XMĐKTHA; -Đánh giá đúng thực trạng các quy định của của pháp luật THADShiện hành về XMĐKTHA và thực tiễn thực hiện;-Đề xuất được những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và thực hiện những quy định của pháp luật THADS về XMĐKTHA. 7. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện thi hành án. Chương 2:Nội dung các quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành vềxác minh điều kiện thi hành án. Chương 3:Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự về xác minh điều kiệnthi hành án và kiến nghị 13Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC MINHĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN 1.1.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN 1.1.1. Khái niệm vềxác minh điều kiện thi hành ánThi hành ándân sựxuất phát và gắn liềnvới hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, còn có nhiều quan điểm khác nhau vềTHADS. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng,THADS là một dạng của hoạt động hành chính, bởi THADS là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành, đây là đặc điểm đặc trưng của hoạt động hành chính[3, tr.10].Loại ý kiến thứ hai lại cho rằng,THADS là một dạng của hoạt động hành chính -tư pháp vì THADS là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành quyết định của Tòa án. Hơn nữa, trong quá trình THADS còn tiến hành các hoạt động mangtính hành chính như chứng thực bản sao giấy tờ, ủy quyền THADS...Hoạt động xét xử và THAlà hai giai đoạn kế tiếp nhau, không cắt khúc và gián đoạn, do đó, luôn luôn có sự gắn kết, liên thông giữa Tòa án đã ra bản án, quyết định đó bằng việc giao cho Tòa án ra quyết định THA; cơ quan THAtổ chức thi hành theo quyết định THAcủa Tòa án[3, tr.10]. Loại ý kiến thứ ba cho rằng,THADS là một dạng của hoạt động tư pháp vì THADSgắn liền với hoạt động xét xử và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện[3, tr.10].Do vậy, việc xác định bản chất của THADS vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận cả từ góc độ lý luận và thực tiễn. Có thể thấy, xuất phát từ các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn công tác THADS ở nước ta, nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm cho rằng THADS là hoạt động đặc thù, vừa có tính chất của hoạt động hành chính, vừa có tính chất của hoạt động tư phápbởi những lý do sau đây: Thứ nhất,cơ sở của hoạt động THA là các bản án, quyết định dân sự của Tòa án; các cơ quan tham gia vào quá trình THA chủ yếu là cơquan tư pháp (theo nghĩa rộng).Thứ hai,THADS là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, THA lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt độngnày được bắt đầu bằng quyết định của Thủ trưởng Cơ quan THADS đối với THADS. Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc THA.Thứ ba,THA và các giai đoạn tố tụng trước đócó mối quan hệ nhân quả với nhau. Nếu bản án, quyết định của Tòa án tuyên rõ ràng, cụ thể thì việc THA sẽ dễ dàng, nhanh chóng. Ngược lại, nếu bản án, quyết định đó không rõ ràng, không khách quan, thiếu tính khả thi sẽ gây khó khăn cho việc THA. Đồng thời, việc THA nhanh chóng, kịp thời sẽ có tác động tích cực trở lại đối với hoạt động xét xử, góp phần củng cố, tăng cường uy tín củacơ quan xét xử.Thứ tư,bản chất của THA là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình. Mục đích cuối cùng của THA là bảo đảm cho các quyết định của Tòa án được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trên thực tế chứ không phải là ra văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết định có tính điều hành -nét đặc trưng của hoạt động hành chính.Với cách hiểu về THADS như trên thìkhái niệm"thủ tục thi hành án dân sự"được hiểu là toàn bộ các công việc được tiến hành theo một trình tự nhất định để đưa một bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mạihoặc của Hội đồng xử lý cạnh tranh ra thi hành theo quy định của pháp luật. Quá trình THADS được bắt đầu từ khi Tòa án cấp bản án, quyết định, cơ quan THAtiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầuTHA, ra quyết định THAvà tiến hành các tác nghiệp cụ thể cho đến khi quyền và nghĩa vụ của đương sự được thực hiện trên thực tế. Trong quy trình THADS, tùy theo từng vụ việc cụ thể mà Thủ trưởngcơ quan THADS, Chấp hành viên hoặc Thừa phát lại có thể thực hiện các thủ tục cần thiết khác nhauđể tổ chức THA.Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1998thì "xác minh"được hiểu là làm cho rõ với chứng cứ cụ thể[22, tr.2061], còn theo Đại Từ điển Tiếng Việtdo Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 1998 thì "xác minh"được hiểu là làm rõ thực chất sự việc với những chứng cứ cụ thể[37, tr.1848].Như vậy, có thể hiểu "xác minh"là việc đi tìm các chứng cứ, tài liệu để tìm hiểu, làm rõ một hoặc nhiều vấn đề nào đó. Xác minh được tiến hành bởi chủ thể nhất định, tùy theo mục đích và yêu cầu của vấn đề cần được xác minhmà chủ thể tiến hành xác minh là chủ thể nào.Cũng theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam thì "điều kiện"là điều cần thiết phải có để đạt được mục đích [22, tr.629] còn theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "điều kiện"là điều cần phải có để có thể thực hiện được, đạt được mục đích [37, tr.637].Trong pháp luật Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có điều luật nào định nghĩa về "có điều kiện thi hành án"và "xác minh điều kiện thi hành án". Trong các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về THA đã được công bố nêu trên cũng chỉ đề cập đến những vấn đề thuộc về chủ thể, nội dungvà một vài thủ tục của XMĐKTHA mà chưa đưa ra định nghĩa, khái niệmvề "có điều kiện thi hành án"và "xác minh điều kiện thi hành án".Từ những phân tích trên đây có thể đi đến kết luận về XMĐKTHAnhưsau:XMĐKTHAlà việc Chấp hành viên, Thừa phát lại hoặc người được THAtiến hành thu thập các chứng cứ, tài liệu về tài sản, thu nhập của người phải THAđể làm căn cứ tổ chức THADStheo quy định của pháp luật.1.1.2. Đặc điểm của xác minh điều kiện thi hành ánVới tính chất là một thủ tục rất quan trọng, quyết định đến kết quả, thành công của các hoạt động tiếp theo của toàn bộ quy trình, thủ tụcTHA, XMĐKTHAcó đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, việcXMĐKTHAđược thực hiện tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình THA.Việc XMĐKTHAđược thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau trong quátrình THA. Chẳng hạn, trong trường hợp người được THAtự XMĐKTHAcủa người phải THAthì việc xác minh được tiến hành trước khi người được THAnộp đơn yêu cầu THA. Trườnghợp THAchủ động hoặc xác minh theo yêu cầu của đương sự thì việc XMĐKTHAđược thực hiện ngaytại thời điểm raquyết định THA. Trườnghợp sau khi người được THAtiến hành XMĐKTHAcủa người phải THAvà nộp đơn yêu cầu THAmà Chấp hành viên không đồng ý với kết quả xác minh này thì Chấp hành viên sẽ tiến hành XMĐKTHAlại. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc XMĐKTHAđược thực hiện trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.Việc XMĐKTHAcũng được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng xác minh. Chẳng hạn, khi xác minh hiện trạng nhà đất thì địa điểm tiến hành xác minh là tại nơi có nhà đất, khi xác minh chủ sở hữu phương tiện giao thông thì địa điểm tiến hành xác minh là tại Phòng cảnh sát giao thông; khi xác minh về tiền, tài khoản thì địađiểm xác minh là tại Ngân hàng, các tổ chức tín dụng...Thứhai, việc XMĐKTHAcó thể do người được THA, Chấp hành viên hoặc Thừa phát lại thực hiện.Nghĩa vụ làm rõ điều kiện THAcủa người phải THADStrước hết là củangười được THAvì họ là một trong những người đưa ra yêu cầu THADS. Tuy vậy, trong những trường hợp cơ quan THADSchủ động THAhay trong những trường hợpngười được THAkhông thể XMĐKTHAcủa người phải THA được thì cơ quan THADS phải tiến hành xác minhTHA. Ngoài ra, các Văn phòng Thừa phát lại cũng được tổ chức THA khi đương sự yêu cầu. Vì vậy, tương ứng với ba trường hợpnàylà bachủ thể thực hiện việc XMĐKTHA, cụ thể là: -Người được THAthực hiện việc XMĐKTHAcủa người phải THAtrong trường hợp THAtheo đơn yêu cầu. Người được THAcó thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khácXMĐKTHA.-Chấp hành viên thực hiện việc XMĐKTHAtrong trường hợp chủ động ra quyết định THAhoặc theo yêu cầu của người được THAsau khi họ đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự mình xác minh được điều kiệnTHAcủa người phải THAhoặc khi không đồng ý với kết quả xác minh của người được THA.-Thừa phát lại thực hiện việc XMĐKTHA trong trường hợp có yêu cầu của đương sự. Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa một số hoạt động THA và thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ở Thành phố Hồ Chí Minh thì Thừa phát lại có quyền tổ chức THA các bản án, quyết định của Tòa án, XMĐKTHAtheo yêu cầu của đương sự. Do vậy, trong trường hợpđương sự có yêu cầu thì Văn phòng Thừa phát lại sẽ thực hiện việc XMĐKTHA.Thứ ba, nội dung XMĐKTHAchủ yếu là làm rõ thông tin về thu nhập, tài sản của người phải THA.Phần lớn nghĩa vụ THADS là nghĩa vụ về tài sản. Vì vậy, trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh về nhân thân, thái độ của người phải THADSđể thi hành nghĩa vụ bắt buộc thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định thì nội dung chủ yếu của việc xác minh là làm rõ thông tin về thu nhập, tài sản của người phải THA. Để tổ chức THADS thì phải làm rõ tài sản, thu nhập của người phải THADS có những gì? Số lượng và chủng loạicụ thể? Tàisản của người phải THAdo họ giữ hay do người khác giữ? Tài sản vô hình haytài sản hữu hình? Tài sản hiện có hay tài sản được hình thành trong tương lai?...Thứ tư,việc XMĐKTHAphải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.Pháp luật THADS quy định cụ thể về trình tự, thủ tụcTHADS nhằm đảm bảo hiệu quả THADS. XMĐKTHAlà một khâu của quá trình THADS. Vì vậy, việc XMĐKTHAphải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định từ chủ thểyêu cầu xác minh, thể thức văn bản yêu cầu xác minh, chủ thểtiến hànhxác minh, thời hạn thực hiện việc xác minh; nơi thực hiện việc xác minh,biên bản xác minh...để tránh những trường hợp áp dụng một cách tùy tiện. 1.1.3.Ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành ánViệc XMĐKTHAcủa người phải THAlà cơ sở pháp lý để Chấp hành viên áp dụng các biện pháp tiếp theo nhằm tổ chức THAnhưtrả đơn yêu cầu THA, ủy thác, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ THA, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THA... Mặtkhác, việc XMĐKTHAcòn là cơ sở để phânloại án, là căn cứ cho việc thống kê số án tồn đọng. Vì vậy, việc XMĐKTHAcó các ý nghĩa sau đây:Thứ nhất, giúp cho việc phân loại án được chính xác,góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác THA, giảm bớt áp lực đối với cơ quan THADS vì không mất nhiều thời gian, công sức để giải quyết những việcTHADSchưa có điều kiện thi hành.Trong THADS thì án dân sự được phân làm hai loại là án dân sự có điều kiện thi hành và án dân sự chưa có điều kiện thi hành. Căn cứ để phân loại án dân sự có điều kiện thi hành và án dân sự chưa có điều kiện thi hành dựa trên điều kiện THADS. Vì vậy, XMĐKTHAlà thủ tục quan trọng, cần thiết để xác định xem việc THADS đó có điều kiện thi hành hay chưa có điều kiện thi hành. Nếu XMĐKTHAđược thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật thì việc phân loại việc THADS(có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành) sẽ chính xác, từ đó cơ quan THADS sẽ tập trung thời gian, nhân lực, chi phí cho việc thi hành những việc THADScó điều kiện thi hànhvà không phải mất thời gian, công sức vào những việc THADS chưacó điều kiện thi hành. Do đó, việc XMĐKTHAcó ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác THADS, giảm án tồn đọng, giảm áp lực đối với cơ quan THADS Thứ hai,góp phần bảo đảm quyền của người được THA.Trong các giao dịch dân sự, các bên thực hiện trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận và được pháp luật bảo vệ. Tại Điều 4 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.Cam kết,thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng[25]. Như vậy, pháp luật bảo vệ các giao dịch dân sự bằng cơ chế tài phán:Khi mộttrong các bên không tôn trọng, không thực hiện các cam kết, thỏa thuận thì tranh chấp phát sinh và các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Do các giao dịch dân sự được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện, các bên tự thỏa thuận và tự giao kết giao dịch với nhaunên để yêu cầu Tòa án giải quyếttranh chấp thì các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình (khác với vụ án hình sự). Người được THAcó được THAhay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện THAcủa người phải THA. Do vậy, việc quy định người được THAcó nhiệm vụ XMĐKTHAcủa người phải THAcũng là một hình thức để bảo đảm quyền, lợi ích của người được THAdo họ có trách nhiệm hơn trong việc chủ động tìm kiếm thông tin về tài sản và điều kiện THAcủa người phải THA.Thứ ba,XMĐKTHAcòn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc THA.Căn cứ vào kết quả XMĐKTHA, Chấp hành viên sẽ tiến hành các công việc tiếp theo như áp dụng biện pháp bảo đảm THA, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA... Nếu người phải THAkhông tự nguyện thi hành bản án, quyết địnhcủa Tòa ánthì sau khi người được THAhoặc Chấp hành viên tiến hành XMĐKTHAthìhọ sẽ có thể bị áp dụng biện pháp bảo đảm THA, biện pháp cưỡng chế THAvà họ chắc chắn phải chịu những chi phí phát sinh không đáng có. Do vậy, việc quy định về XMĐKTHAgóp phần nâng cao ý thức của người dân nói chung và ý thức của người phải THAnói riêng trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.Tóm lại,việcXMĐKTHAcó ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giải quyết việcTHAvì việc xác minh này là căn cứ, cơ sởđể Chấp hành viên ra các quyết định tác nghiệp của mình. Kết quả XMĐKTHAnhư là chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong vụ án dân sự. Vì vậy, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp củamình thì người làm đơn yêu cầu THAphải chứng minh được người phải THADS có điều kiện THA,làm cơ sở cho cơ quan THADSthụ lý hồ sơ và tổ chức THA. Việc quy định XMĐKTHAcó ý nghĩa lớn trong việc nâng cao ý thức củangười dân trong việc tự bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình, tăng tính chủ động cho các bên đương sự, đồng thời giảm sức ép đối với cơ quan THADS, giảm án tồn đọng và góp phần nâng cao chất lượng hoạt động THADS. 1.2.CƠ SỞ CỦA VIỆC PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ QUY ĐỊNH VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN 1.2.1. Cơ sở lý luận của việc pháp luật thi hành án dân sự quy định vềxác minh điều kiện thi hành ánXMĐKTHAlà một trong những hoạt động cơ bản của THADS. Việc pháp luật THADS quy định vềXMĐKTHAxuất phát từ những cơ sở lý luận sau đây:Thứ nhất, từ yêu cầu bảo đảm hiệu lực các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành.Thi hành ánlà giai đoạn cuối cùng nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Với tầm quan trọng như vậy, THAcó mục đích và nhiệm vụ làm cho các quyết định của Tòaán trong các bản án, quyết định trở thành hiện thựctrên thực tế. Tuy vậy, điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năngthực tế người phải THAcó tài sản, thu nhập để THAhay không?Nói cách khác là người phải THAcó điều kiện THAhay không? Vì vậy, để tổ chức thi hành được các bản án, quyết định của Tòa án thì trước khi tổ chức THAcần phải làm rõ người phải THAcó điều kiện THAhay không, tức là phải XMĐKTHAcủangười phải THA. Chính vì vậy, việc pháp luật THADS quy định XMĐKTHAlà để bảo đảm việc tổ chức thi hànhcó hiệu quả các bản án, quyết định của Tòa án và bảo đảm tính nghiêm minhcủa pháp luật. Thứ hai, từ yêu cầu xã hội hóa công tác THA.Chủ trương xã hội hóa đã được đề cập nhiều trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Nghị quyếtsố08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã xác địnhcần xã hội hóa một số hoạt động tư pháp. Trong lĩnh vực THA, đặc biệt là THADScần phải tích cực xã hội hóa, bởi có xã hội hóa thì mới chia sẻ được gánh nặng công việc THAcho Nhà nước, mới nâng caođượchiệu quả công tác THA. Hiện nay, một số công việc về THA mà tư nhân có thể thực hiện được thì nên chuyển giao cho tư nhân thực hiện như việc sao, gửi các bản án, quyết định của Tòa án; đôn đốc các bên tự nguyện THA; xác minh tài sản, điều kiện THA của người phải THA...Đây là chủ trương vừa phù hợp với truyền thốngTHADScủa Việt Nam, vừa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế -xã hội. Do đó, Nghị quyết số 49/NQ-TWcủa Bộ Chính trịđã khẳng định: "Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao chotổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án"[14].Bên cạnh đó, Nghị quyết số 49/NQ-TWcủa Bộ Chính trị cũng nêu: "Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt, có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo" [14].Xã hội hóa là một trong những giải pháp quan trọng trong việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và huy động các nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Xã hội hóa được nhắc đến nhiều với ý nghĩa như một giải pháp cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của nhân dân, mà trọng tâm là chuyển cho các tổ chức xã hộinhững công việc không nhất thiết do Nhà nước trực tiếp thực hiện. Đối với hoạt động tư pháp, việc đổi mới nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động tư pháp là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong đó, xã hội hóa một số nội dung hoạt động tư pháp, bao gồm cả việc thí điểm thừa phát lại là một trong những giải pháp được thực hiện. Bản chất của việc xã hội hóa là chuyển những công việc không nhất thiết cứ phải do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện cho các cá nhân, tổ chức tư nhân thực hiện. Vì vậy, xã hội hóa THADS thực chất là việc chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức tư nhân thực hiện một số công việc về THADS.Mục đích của THADS là thực hiện các quyết định trong bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Công tác THADS bao gồm nhiều công việc khác nhau, nếu chỉ do cơ quan THADS thực hiện thì nhiều khi cơ quan này không thể thực hiện được vì bị quá tải trong công việc và sẽ dẫn đến sự chây ỳ, chậm trễtrong THADS. Nếu việc THADS chỉ do các cơ quan THADS thực hiện thì cũng không thể huy động được các nguồn lực trong xã hội để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho công tác tổ chức THADS. Việc THADS chỉ do các cơ quan THADS thực hiện sẽ rất lớn và là một trong những nguyên nhân gây bội chi ngân sách nhà nước. Hơn nữa, THADS trước hết là vì quyền, lợi ích của các đương sự vì các đương sự là người được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc THADS cho nên nếu mọi việc về THADS đều do cơ quan THADS đảm nhiệm thực hiện là chưa phù hợp. Vì vậy, việc xã hội hóa một số nội dung hoạt động trong THADS sẽ mang nhiều ý nghĩaquan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của THADS.Như vậy,qua phân tích trên cho thấy,việc pháp luật THADS quy định XMĐKTHAlà dựa trên cơ sở yêu cầu của việc bảo đảm hiệu lực các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành và thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác THAmà Đảngvà Nhà nước đã đề ra, đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảngvà pháp luật của Nhà nước. 1.2.2. Cơsở thực tiễn của việcpháp luật thi hành án dân sựquy định về xác minh điều kiện thi hành ánNgoài cơ sở lý luận được phân tích ở trên thì quy định về XMĐKTHA còn xuất phát từ cơ sở thực tiễnnhư sau:Thứnhất,trong suốt thời gian dài từ trước cho đến khi ban hành Luật THADS, chúng ta vẫn luôn cho rằng những việc tranh chấp đã được Tòa án thụ lý giải quyếtthì cơ quan THADSphải có trách nhiệm thi hành, có trách nhiệm sử dụng quyền lực nhà nước để bảo vệ, khôiphục quyền lợi cho các đương sự. Người dân luôn nghĩ rằng việc cơ quan THADSbuộc người phải THAnộp tiền hoặc xử lý phát mãi tài sản là việc rất hiển nhiên và việc này được thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thìmặc dù người phải THAcó tài sản, có điều kiện thi hành nhưng nếu họ không tự nguyện thi hành thì việc cưỡng chế xử lý tài sản của họ cũng phải tuânthủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, tốn khá nhiều thời gian, công sức.Thực tế thì rất nhiều người được THAcho rằng,việc họ được thi hành bản án, quyết định của Tòa án là việc đương nhiên, họ chỉ cần đến cơ quan THADS nhận tiền, tài sản của mìnhmà không cần biết cơ quan THADSkhó khăn, vất vả mới có được để trao trả cho họ. Khi được cán bộ THAgiải thích việc làm đơn yêu cầu THAphải thựchiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quyđịnh; khả năng bản án, quyết định được thực hiện đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó có yếu tố là điều kiện THAcủa người phải THAmà không hẳn là do cơ quan THADS quyếtđịnh... thì đa phần họ tỏ thái độbức xúc, khó chịu với cơ quan THADS. Thực tế này cho thấy,người dân không nghĩ rằng hiệu lực thi hành trên thực tế của bản án, quyết địnhcủa Tòa ánkhông chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức thi hành của cơ quan THADS mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong THADS, quyền và nghĩa vụ dân sự được xác lập, phát sinh từ bản án, quyết định của Tòa án cũng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Đương sự có quyền thỏa thuận trực tiếp với nhauvề THADS, người có quyền cũng có thể từ bỏ quyền lợi của mình. Thực tế là nhiều trường hợp sau khi có phán quyết của Tòa án thì các bên đã trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau mà không cần có sự can thiệp nào của cơ quan THADS. Hơn nữa, cơ quan THADS chỉ đứng ra tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi hai bên đương sự không tự thỏa thuận được cách thực hiện. Quan trọng nhất của việc bản án, quyết định của Tòa án có được thực hiện hay không chính là điều kiện THAcủa người phải THAlà như thế nào. Hơn ai hết, chính người được THAlà người biết và cần phải biết về điều kiện THAcủa người phải THAnhư tình hình tài sản, thu nhập...của người phải THA. Vì vậy,pháp luật quy định người được THA phải cung cấp thông tin về điều kiện THAcủa người phải THAlà hợp lý, phù hợp với thực tiễnvà giảmáplực cho cơ quan THADS, tiết kiệm thời gianvà chi phí cho công tác THADS. Thứhai,ở nước ta trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thừa phát lại cónhiệm vụ, quyền hạn quan trọng trong hoạt động THADS. Dù với tư cách là người làm dịch vụ nhưng Thừa phát lại không được từ chối yêu cầu của người được THA nếu thuộc phạm vi chức năng của mình, vì vậy, hiệu quả của THADS rất cao.Thừa phát lại vẫn có nhiệm vụ THADS sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1950. Với quy định của Sắc lệnh ngày10/10/1945 về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ với điều kiện những điều khoản trong luật này không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa[11], chế định Thừa phát lại trong pháp luật của chế độ cũ vẫn được áp dụng và Thừa phát lại với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của thời kỳ trước đã mang lại những hiệu quả nhất định trong những năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng.Với những ưu điểm vốn có của nó, lực lượng Thừa phát lại đã có những đóng góp rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động tưpháp, bảo đảm cho mọi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành nghiêm minh, tình trạng án tồn đọng hầu như không xảy ra.Đến năm 1950, theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụngthìcác thẩm phán huyện làm nhiệm vụ THA dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Ở Miền Bắc, sau khi giải phóng trở đi thì không có Thừa phát lại. Tuy vậy, ở Miền Nam,chính quyền Sài Gòn vẫn duy trì tổ chức Thừa phát lại và Thừa phát lại là một cơ chế trợ giúp cho các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng như hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động THA của cơ quan THA. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước, cho dù Thừa phát lại được pháp luật quy định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại được quy định khác nhau trong từng giai đoạn nhưng có thể thấy rằng, hoạt động Thừa phát lại đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt động của THA. Kết quả THADS của Thừa phát lại đã chứng minh cho việc cần tiếp tục quy định chế định "Thừa phát lại",trong đó quy định đầy đủ và chi tiết hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại; quy định phạm vi, công việc mà Thừa phát lại được làm nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa, trong đó đặc biệt lưu ý đến các quy định về XMĐKTHA. Có như vậy thì mô hình Thừa phát lại mới phát huy được năng lực, góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho các bên trong quá trình THA, đồng thời giảm tải cho cơ quan THADS trong việc thi hành án, góp phần giảm án tồn đọng, nâng cao hiệu lực, hiệu 26quả công tác THADS.Vì vậy, việc quy định về XMĐKTHA còn dựa trên cơ sở thực tiễn là những kết quả đạt được của chế định Thừa phátlạitrong hoạt động THADS.Tóm lại,bên cạnh các cơ sở lý luận đã nêu trên thì thực tiễn tổ chức THA cũng cho thấy việc pháp luật THADS quy định XMĐKTHAlà cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Việc áp dụng quy định này vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động THA, giảm áp lực cho cơ quan THADS vừa tăng cường ý thức pháp luật, nâng cao tính chủ động của các bên đương sựtrong việc thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án. 1.3. SƠ LƢỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989Trước cách mạng tháng Támnăm 1945, ở nước ta đã tồn tại chế định Thừa phát lại. Thừa phát lại là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao của khách hàng theo biểu giá quy định và không có quyền từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu. Trong quá trình thực thi nhiệm vụTHADS, Thừa phát lại có trách nhiệm XMĐKTHA của người phải THA để tổ chức THADS có hiệu quả. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, hệ thống cơ quan Tư pháp mới được thiết lập trong cả nước. Trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy "không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa"[11].Chế định Thừa phát lại tiếp tục được duy trì. TạiNghịđịnh số 37 ngày 01/12/1945 về tổ chức Bộ Tư pháp, phòng giám đốc Hộ vụ được thành lập, trong đó có Ban công lại thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức Thừa phát lại[5]. Cũng theo tinh thần Sắc lệnh ngày 10/10/1945, những quy định về thủ tục THADStiếp tục được áp dụng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tư pháp trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, trong đó có vấn đề XMĐKTHA. Tuy nhiên, tổ chức Thừa phát lại -hình thức tổ chức và hoạt động THADSđầu tiên của chế độ mới, không còn mang ý nghĩa là công cụ của chính quyền thực dân phong kiến như trước đây, mà trở thành công cụ đắc lực trong việc thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực củaTòa án nhân dân(TAND).Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về "cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng"tạo nên sự thay đổi có tính chất bước ngoặt trong tổ chức và hoạt động tư pháp nói chung và tổ chức hoạt động THADSnói riêng. Điều 19 của Sắc lệnh số 85 quy định: "Thẩm phán huyện dưới sự kiểm soát của biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thường hay bồi hoàn và các án hộ, mà chính Tòa án huyện hay Tòa án trên đã tuyên"[6]. Sự kiện này đã làm thay đổi căn bản cơ chế, tổ chức hoạt động THADS. THADStừ chỗ căn cứ vào yêu cầu của đương sự đã trở thành trách nhiệm của Nhà nước. Tòa án chủ động THADSvà XMĐKTHAmà không chờ yêu cầu của người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan