Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần đ...

Tài liệu Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần điện học, vật lí 11

.PDF
217
194
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HUẾ - NĂM 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUÁCH NGUYỄN BẢO NGUYÊN XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ 11 Chuyên ngành : LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ Mã số : 62140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM HUẾ - NĂM 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác Thừa Thiên Huế, Ngày 10 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận án Quách Nguyễn Bảo Nguyên ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc nhất đến NGƯT. PGS. TS. Lê Công Triêm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn Ban Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Vật lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Phan Đăng Lưu, THPT Thuận An, THPT Đặng Huy Trứ - Tỉnh Thừa Thiên Huế và các GV phối hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn bè đồng nghiệp, những người luôn động viên, giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Thừa Thiên Huế, ngày… tháng… năm 2015 Tác giả luận án Quách Nguyễn Bảo Nguyên iii Mục lục Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii Mục lục ....................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG, ĐỒ THỊ .................................... vii MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 3. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 4 5. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5 8. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 5 9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 7 1.2. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước ................................................................ 13 1.3. Kết luận .............................................................................................................. 19 Chương II: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 2.1. Hoạt động học tập của học sinh ....................................................................... 21 2.1.1. Hoạt động học tập ........................................................................................... 21 2.1.2. Năng lực học tập ............................................................................................. 22 2.1.3. Các nhiệm vụ học tập của học sinh ............................................................ 23 2.2. Kĩ năng, hệ thống kĩ năng học tập ................................................................... 25 2.3. Phân loại kĩ năng học tập .................................................................................. 26 iv 2.3.1. Nhóm kĩ năng nhận thức học tập ...................................................................... 31 2.3.2. Nhóm kĩ năng giao tiếp học tập ........................................................................ 42 2.3.3. Nhóm kĩ năng quản lí học tập ........................................................................... 48 2.4. Các mức độ thành thạo kĩ năng của học sinh thông qua các hành vi cá nhân ... 55 2.5. Một số biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh .................. 59 2.5.1. Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động nhóm, hoạt động tập thể của học sinh . 60 2.5.2. Biện pháp 2: Dạy phương pháp tự học cho học sinh ....................................... 65 2.5.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập đa dạng ......................... 68 2.5.4. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động thực hành, sử dụng thí nghiệm ........... 71 2.5.5. Biện pháp 5: Xây dựng, thực hiện và quản lí kế hoạch học tập của mỗi học sinh.....................................................................................................................................74 2.5.6. Biện pháp 6: Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.....................................................................................................................................75 2.6. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh ..................................................................................................................... 77 2.6.1. Một số yêu cầu cơ bản ....................................................................................... 77 2.6.2. Qui trình thiết kế tiến trình dạy học theo hướng rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh ........................................................................................................... 79 2.6.3. Qui trình phối hợp phương pháp dạy học với các biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập ......................................................................................................... 85 2.7. Kết luận chương II ...................................................................................................... 86 Chương III: RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ LỚP 11 3.1. Một số vấn đề chung về Chương trình Vật lí trung học phổ thông ................... 89 3.1.1. Đặc điểm của Chương trình Vật lí trung học phổ thông ................................. 89 3.1.2. Mục tiêu của Chương trình Vật lí trung học phổ thông................................... 90 3.1.3. Cấu trúc nội dung Chương trình Vật lí lớp 11 trung học phổ thông............. 91 3.2. Định hướng tổ chức rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “Điện học” ................................................................................................ 93 3.2.1. Mục đích của việc rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 ................................................................................... 93 v 3.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh .................................................................................................................. 94 3.2.3. Phân tích bài học và định hướng sử dụng các biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học chương “Điện tích - Điện trường” ................ 95 3.2.4. Phân tích bài học và định hướng sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” .................................... 98 3.2.5. Phân tích bài học và định hướng sử dụng các biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” 101 3.2.6. Phân tích bài học và định hướng sử dụng các biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học bài học luyện tập .......................................... 103 3.2.7. Phân tích bài học và định hướng sử dụng các biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học bài thực hành ................................................ 104 3.3. Thiết kế một số tiến trình dạy học cụ thể phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 theo hướng tổ chức rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh ............................ 106 3.4. Kết luận chương III .......................................................................................... 130 Chương IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Thực nghiệm sư phạm lần 1 ............................................................................. 132 4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm lần 1 .................................................... 132 4.1.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm lần 1 .............................. 132 4.1.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 1....................................................... 133 4.2. Thực nghiệm sư phạm lần 2 ............................................................................. 136 4.2.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm lần 2 .................................................... 136 4.2.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm lần 2 .............................. 136 4.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm lần 2 .................................................... 137 4.2.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm lần 2 ................................................... 137 4.2.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm lần 2....................................................... 139 4.3. Kết luận chương IV .......................................................................................... 154 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 159 PHỤ LỤC .................................................................................................................. P1 31 vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ gốc Từ viết tắt 1 Giáo viên GV 2 Học sinh HS 3 Kĩ năng KN 4 Hệ thống kĩ năng HTKN 5 Trung học phổ thông THPT 6 Trung học cơ sở THCS 7 Phương pháp 8 Sách giáo khoa 9 Thực nghiệm TN 10 Đối chứng ĐC 11 Thực nghiệm sư phạm TNSP 12 Phương tiện hiện đại PTHĐ 13 Nghiên cứu 14 Hoạt động học tập 15 Thí nghiệm 16 Công nghệ thông tin PP SGK NC HĐHT TNg CNTT vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BẢNG, ĐỒ THỊ STT Nội dung Sơ đồ 2.1 Hệ thống kĩ năng học tập Bảng 2.1. Mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân Sơ đồ 2.1. Qui trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh Sơ đồ 2.2. Qui trình phối hợp phương pháp dạy học và các biện pháp rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập Bảng 4.1. Các mẫu TNSP được chọn trong TNSP lần 1 Trang 30 58-59 84 86 133 Bảng 4.2. Mẫu thực nghiệm sư phạm lần 2 136-137 Bảng 4.3. Thống kê phiếu quan sát giờ dạy 139-141 Bảng 4.4. Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 15 phút Bẳng 4.5. Bảng 4.6. Bảng 4.7. Bảng phân phối tần suất tổng hợp của bài kiểm tra 15 phút Bảng phân phối theo học lực của HS ở bài kiểm tra 15 phút Bảng Phân phối tần suất học sinh đạt điểm Xi bài kiểm tra 15 phút 143 144 144 144 Bảng 4.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra 15 phút 145 Bảng 4.9. Phân bố tần suất bài thực hành 146 Bảng 4.10. Bảng phân phối tần suất tổng hợp của bài thực hành 147 Bảng 4.11. Bảng phân phối theo học lực của HS của bài thực hành 147 Bảng 4.12. Bảng Phân phối tần suất HS đạt điểm Xi của bài thực hành 147 Bảng 4.13. Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài thực hành 148 Bảng 4.14. Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 1 tiết 149 viii Bảng 4.15. Bảng phân phối tần suất tổng hợp của bài kiểm tra 1 tiết Bảng 4.16. Bảng 4.17. Bảng phân phối theo học lực của HS của bài kiểm tra 1 tiết Bảng Phân phối tần suất học sinh đạt điểm Xi của bài kiểm tra 1 tiết 150 150 150 Bảng 4.18. Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra 1 tiết 151 Bảng 4.19. Bảng tần xuất tổng hợp của ba bài kiểm tra 152 Bảng 4.20. Bảng phân phối theo học lực của HS 152 Bảng 4.21. Phân phối tần suất % HS đạt điểm Xi 152 Bảng 4.22. Phân phối tần suất lũy tích % HS đạt điểm Xi trở xuống 153 Biểu đồ 4.1 Phân phối tần suất HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra 15 phút 154 Biểu đồ 4.2 Phân bố tần suất lũy tích của bài kiểm tra 15 phút 145 Biểu đồ 4.3 Phân phối tần suất HS đạt điểm Xi của bài thực hành 147 Biểu đồ 4.4 Phân bố tần suất lũy tích của bài thực hành 148 Biểu đồ 4.5 Phân phối tần suất HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra 1 tiết 150 Biểu đồ 4.6 Phân bố tần suất lũy tích của bài kiểm tra một tiết 151 Biểu đồ 4.7 Phân phối tần suất HS đạt điểm Xi 152 Biểu đồ 4.8 Phân bố tần suất lũy tích HS đạt điểm Xi 153 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loại người thực sự bước vào thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thế kỷ của sự cạnh tranh về trình độ của nguồn nhân lực…Sự phát triển đó đặt ra cho giáo dục các nước nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Giáo dục phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và PP nhằm đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Trong xu thế chung đó, Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang đẩy mạnh đổi mới PP dạy học trong các trường đại học cũng như trong các trường phổ thông. Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được xác định từ Nghị quyết 29 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI như sau: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…”. Đối với PP dạy học, Nghị quyết xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” [30]. Luật Giáo dục đã sửa đổi của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2009 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Điều 28.2 về nội dung và PP giáo dục phổ thông khẳng định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc 2 điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[32] Định hướng đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015 phải hướng đến việc phát triển năng lực cho HS. Tuy nhiên, thực trạng giáo dục trong nước cho thấy, hoạt động dạy học vẫn theo lối thông báo tái hiện. Việc rèn luyện KN học tập chưa được GV quan tâm đúng mức. Trong khi đó, việc tổ chức rèn luyện KN học tập cho HS là một nhiệm vụ quan trọng mà GV phải thực hiện nhằm đạt mục đích đổi mới PP dạy học. Trong học tập các môn học nói chung và Vật lí nói riêng, việc tổ chức rèn luyện KN học tập sẽ giúp cho HS tiếp thu, vận dụng kiến thức tốt hơn, quá đó thúc đẩy hứng thú học tập của HS. HS sẽ chủ động, tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập. Thực trạng đó đã tạo nên mối quan tâm NC của các nhà khoa học giáo dục trong việc tìm ra các biện pháp, công cụ nhằm rèn luyện KN học tập cho HS [30],[31],[42],[43]. Thực trạng dạy học hiện nay cho thấy, ở nhiều trường phổ thông, PP dạy học vẫn chưa thực sự đổi mới theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Dạy và học vẫn theo lối truyền thụ kiến thức thụ động một chiều. Nhiều HS chưa có khả năng tự học tập, tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc có nhưng đang ở mức rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, cũng như khám phá kiến thức mới của HS, ảnh hưởng xấu đến khả năng học tập suốt đời của HS. Điều này dẫn đến HS kém năng động, kém sáng tạo và gặp khó khăn để thích ứng với môi trường mới khi hoàn cảnh thay đổi. Định hướng đổi mới giáo dục sau năm 2015 chính là tập trung vào việc rèn luyện KN, phát triển năng lực cho HS nhằm khắc phục những hạn chế hiện nay. Để dần khắc phục những hạn chế trên, trong những năm gần đây, có nhiều nhà NC quan tâm đến việc xác định KN học tập của HS như: Nguyễn Gia Cầu, Võ Hoàng Ngọc, Đặng Thị Thanh Mai, Nông Thị Hà... Các tác giả đã công bố những kết quả NC về KN tự học trên các tạp chí chuyên ngành ở trong nước [6]. Các công trình NC chú trọng đến một hoặc một số KN làm việc cụ thể như: KN làm việc với SGK, KN TNg, rèn luyện KN học tập trong chương “Dòng điện trong các môi trường”, rèn luyện KN 3 học tập kết hợp với việc sử dụng máy vi tính [2], [11], [20], [28], [33]. Dù có khá nhiều đề tài NC về KN học tập, tuy nhiên, các đề tài này đều tập trung NC về một KN hoặc một nhóm KN cho một đối tượng cụ thể. Trong các đề tài đã được thực hiện chưa có đề tài nào NC một cách đầy đủ về HTKN học tập, các biện pháp rèn luyện cũng như các chuẩn đánh giá HTKN học tập của HS. Điện học là một phần quan trọng trong Chương trình Vật lí phổ thông. Các kiến thức về Điện học rất đa dạng và phong phú, là cơ sở của nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Các kiến thức thường dài, trừu tượng khó tiếp thu đối với HS. Với những đặc điểm trên, phần Điện học phù hợp để vận dụng xác định và rèn luyện HTKN học tập cho HS. Quá trình vận dụng sẽ bộc lộ những ưu điểm và hạn chế của quá trình rèn luyện. Từ đó, GV có thể điều chỉnh quá trình rèn luyện HTKN cho HS trong quá trình dạy học vật lí. Những kết quả thu được từ luận văn thạc sĩ của bản thân cho thấy vai trò quan trọng của KN học tập đối với HS, cũng như tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KN đã xây dựng. Kết quả NC cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong việc xác định HTKN học tập, các biện pháp rèn luyện KN học tập cho HS chưa thật sự toàn diện, chưa xây dựng được thang đo nhằm đánh giá HTKN học tập của HS. Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Xác định và rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí 11” để NC sâu hơn các vấn đề đã đặt ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu NC của đề tài là xác định được HTKN học tập của HS, xây dựng được các biện pháp rèn luyện HTKN học tập này cho HS và xây dựng được thang đo mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân, góp phần đổi mới PP dạy học, nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT. 4 3. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được HTKN học tập, xây dựng được các biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS và vận dụng được vào quá trình dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 thì sẽ rèn luyện được HTKN học tập cho HS một cách toàn diện. Từ đó, chất lượng, kết quả học tập của HS sẽ được nâng cao. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. NC về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xác định HTKN học tập và tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS 4.2. Xác định HTKN học tập của HS 4.3. Xây dựng được thang đo mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân 4.4. Xây dựng các biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS 4.5. Xây dựng qui trình thiết kế bài dạy học theo hướng sử dụng các biện pháp đã được xây dựng theo hướng rèn luyện HTKN học tập cho HS 4.6. Xây dựng tiến trình dạy học của một số bài học cụ thể trong phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 theo qui trình thiết kế bài dạy học đã được xây dựng nhằm tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS 4.7. Tiến hành TNSP tại các trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng NC là hoạt động dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 theo hướng rèn luyện HTKN học tập cho HS. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài NC việc xác định HTKN học tập, xây dựng các biện pháp rèn luyện HTKN học tập của HS THPT và tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS trong dạy học phần “Điện học”, Vật lí lớp 11. Tổ chức TNSP tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để đánh giá kết quả NC. 5 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng các PP NC khoa học chủ yếu trong NC khoa học giáo dục. 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - NC các văn kiện của Đảng, các chính sách của Nhà nước cùng với các chỉ thị, định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục nói chung và đổi mới PP dạy học; - NC các học thuyết về tâm lí học giáo dục và lí luận về PP dạy học; - NC các công trình NC, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, về vấn đề rèn luyện và tự rèn luyện KN học tập, chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo phần “Điện học”, Vật lí lớp 11. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Thu thập ý kiến đánh giá của các GV để nắm thực trạng các vần đề sau: - Cách tổ chức và mức độ rèn luyện KN học tập trong dạy học hiện nay; - Các biện pháp đánh giá KN hiện nay; - Sự hợp lý của các biện pháp rèn luyện đã được xây dựng và hiệu quả của việc tổ chức rèn luyện HTKN cho HS. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành TNSP có đối chứng tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra mức độ hiệu quả và tính khả thi của đề tài. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê mô tả và thống kê kiểm định để đánh giá kết quả TNSP. Với số lượng HS tham gia thực nghiệm lớn thì với PP này sẽ cho các kết quả chính xác có độ tin cậy cao. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lí luận - Đề tài đã phân tích, làm rõ và chính xác hóa định nghĩa về KN học tập và HTKN học tập; 6 - Xác định được HTKN học tập bao gồm ba nhóm KN với 09 KN chính và 29 KN bộ phận; - Xây dựng được thang đo gồm 5 mức độ thành thạo KN của HS thông qua các hành vi cá nhân sau quá trình rèn luyện; - Xây dựng được sáu biện pháp rèn luyện HTKN học tập cho HS; - Xây dựng được qui trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS và qui trình phối hợp giữa các biện pháp rèn luyện và các PP dạy học. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Thiết kế được sáu tiến trình dạy học trong phần “Điện học”, Vật lí lớp 11 theo hướng tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS và đã được tiến hành áp dụng tại các trường THPT; - Làm cơ sở để GV phổ thông có thể vận dụng vào các phần khác nhau trong quá trình dạy học vật lí phổ thông. 9. Cấu trúc của luận án Cấu trúc của luận án bao gồm ba phần như sau: Phần I. MỞ ĐẦU (6 trang) Phần II. NỘI DUNG (148 trang) Chương I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (14 trang) Chương II: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (70 trang) Chương III: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN HỆ THỐNG KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”, VẬT LÍ LỚP 11 (41 trang) Chương IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (23 trang) Phần III. KẾT LUẬN (3 trang) 7 NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Về việc xác định, tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS đã và đang được nhiều nhà NC trong và ngoài nước quan tâm trên các bình diện cao thấp và phạm vi rộng hẹp khác nhau. 1.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều công trình NC về KN học tập và tổ chức rèn luyện HTKN học tập cho HS. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cập nhật của vấn đề NC, luận án tập trung vào phân tích một số công trình tiêu biểu trong những năm cuối của thế kỉ XX và các NC mới được công bố trong những năm gần đây. 1.1.1. Kĩ năng học tập Có nhiều định nghĩa khác nhau về KN học tập. Devine (1987) xác định KN học tập là một chiến lược học, là công cụ quan trọng của HĐHT. Ông cho rằng HTKN học tập bao gồm một loạt các KN học tập kết hợp với các quy trình sử dụng hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. Như vậy, với định nghĩa về HTKN học tập như trên thì HTKN học tập không đơn thuần chỉ là tập hợp của các KN thành phần mà còn bao gồm một hệ thống các quy trình sử dụng tương ứng. Nhờ sự kết hợp đúng giữa các KN thành phần và các quy trình sử dụng này mà hiệu quả học tập của HS được cải thiện. Tác giả cho rằng việc vận dụng các KN học tập trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập không thể áp dụng một cách tùy tiện [66]. Hoover và Patton (1995) cho rằng KN học tập bao gồm các khả năng liên quan đến các vấn đề thu thập, ghi chép, tổ chức, tổng hợp, ghi nhớ và sử dụng thông tin. Những khả năng này đóng góp vào việc thành công trong quá trình học tập và trong đời sống. Với cách xác định này, tác giả đưa ra định nghĩa KN dựa trên các tác động của người học đối với thông tin. Tuy nhiên, cách xác định này chưa thể hiện được hết tổng thể những hoạt động, những nguồn thông tin mà HS phải tiếp nhận và xử lý trong quá trình học tập [77]. Vào năm 1996, các tác giả Lenz, Ellis và Scanlon đã khẳng định kết quả học 8 tập tốt đồng nghĩa với việc sử dụng các KN một cách chính xác. Tuy nhiên, việc HS ứng dụng thường xuyên một KN sẽ không đem lại kết quả học tập tốt. Nó chỉ là các hành vi liên tiếp, không khuyến khích người học suy nghĩ, lập kế hoạch hay giám sát quá trình học tập của mình. Như vậy, các tác giả một mặt khẳng định vai trò tích cực của KN học tập đối với kết quả học tập, nhưng việc sử dụng các KN học tập phải được thực hiện một cách linh hoạt, kết hợp nhiều KN học tập khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất của quá trình học tập [67]. NC về KN học tập, Mendezabal (2013) khẳng định vai trò tích cực của KN học tập trong quá trình học tập của HS. Tuy nhiên, qua các công trình NC về vai trò của KN học tập, động lực, thói quen học tập, hành vi và thái độ về kết quả học tập của bản thân, tác giả đã xác định các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết đối với kết quả học tập của HS. Như vậy, KN học tập có vai trò quan trọng đối với kết quả học tập của HS nhưng KN học tập không thể tồn tại độc lập mà nó chỉ đạt được hiệu quả khi kết hợp với những hành vi và thái độ đúng đắn trong học tập của HS [72]. Quan điển của Demir, Kilinc, Dogan (2012) cho rằng HS không thể thành công ngay cả khi họ dành nhiều thời gian để tham gia học tập. Nguyên nhân được đề xuất là do HS thiếu các KN học tập. Để kiểm chứng quan điểm của mình, các tác giả đã tiến hành nhiều NC trong việc điều tra những HS thành công trong học tập và những HS thất bại trong học tập. Kết quả điều tra cho thấy, những HS thành công có thái độ tích cực, học tập có mục đích và đặc biệt nắm vững các KN học tập và vận dụng chúng một cách linh hoạt vào quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập. Kết quả NC đã chỉ ra được tầm quan trọng của HTKN học tập đối với mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS [65]. Về phân loại HTKN học tập, dựa vào những căn cứ khác nhau như công việc cần thực hiện, các hoạt động cụ thể, các nhiệm vụ học tập... mà các nhà NC đã có những phân loại khác nhau, nổi bật hơn hết là các công trình của các tác giả Zimmerman & Martinez-Pons, 1996; Pintrich, 2000; Schunk, 2000; Maribeth Gettinger và Jill công bố năm 2002 [71], [83], [86]. Những NC trên đã cho thấy các công trình NC trên thế giới tồn tại hai cách 9 phân loại cơ bản. Phân loại theo những tác động của người học đối với nguồn thông tin và phân loại theo các hoạt động diễn ra trong quá trình học tập. Cách phân loại đầu tiên chưa cho thấy hết được những KN mà HS phải sử dụng trong quá trình học tập như KN giao tiếp, KN tổ chức, quản lý quá trình học tập. Theo cách phân loại thứ hai đã bám sát hơn vào những hoạt động của HS trong quá trình học tập, phân chia các nhóm KN từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên, cách phân loại này chú trọng đến nhóm KN siêu nhận thức, ít chú trọng đến các nhóm KN còn lại. Cách phân loại này xem trọng yếu tố cá nhân, ý thức học tập của mỗi HS. Cách phân loại này phù hợp với các nước phát triển, nơi ý thức cá nhân của HS đã được hình thành từ nhỏ thông qua sự giáo dục của gia đình và sự chi phối của điều kiện kinh tế xã hội. Cách phân loại này chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam. Nơi có đặc điểm văn hóa xã hội khác biệt và điều kiện kinh tế đang phát triển, ý thức cá nhân của mỗi HS chưa thật sự tốt. Nơi HS chưa được tổ chức rèn luyện HTKN học tập một cách đại trà ở tất cả các cấp học. 1.1.2. Rèn luyện hệ thống kĩ năng học tập Rèn luyện KN học tập trong dạy học là một vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm NC và đã công bố nhiều kết quả có giá trị. Phần lớn các công trình NC đó đều khẳng định để có thể tự học, HS cần được trang bị và rèn luyện một HTKN học tập. Có được HTKN học tập, HS mới có thể tham gia học tập tốt và học tập suốt đời. Từ đó, đã có nhiều công trình NC liên quan đến việc rèn luyện HTKN học tập, hay một nhóm các KN học tập hoặc rèn luyện từng KN học tập riêng lẻ cho HS. Bobbi Deporter & Mike Hernaki trong “Phương pháp học tập siêu tốc” đã NC về PP học tập nhằm khám phá khả năng vô hạn của trí tuệ. Các tác giả chú ý đến KN đọc hiểu, ghi chép và ghi nhớ và xem đây là những KN cơ bản để rèn luyện các KN tư duy logic và sáng tạo [10]. Để tổ chức rèn luyện KN học tập cho HS, Weinstein và Mayer (1985) đã chia các biện pháp rèn luyện thành 4 nhóm. Kết quả NC này được Archambeault. B (1992) và Schunk. D.H (2000) tiếp tục NC và phát triển. Các nhóm KN này được phân loại dựa trên mức độ xử lí thông tin trong quá trình học tập. (1) Các 10 biện pháp tập dượt, lập lại. Biện pháp này bao gồm các KN cơ bản nhất liên quan đến sự lập lại. Những KN này rất phù hợp khi sử dụng đối với những thông tin nhỏ trong thời gian ngắn hoặc các HĐHT có sự lập lại thường xuyên. (2) Các biện pháp thủ tục, tổ chức. Trong đó, việc rèn luyện KN tổ chức và quản lý việc học tập có hiệu quả nhất khi chúng được cá nhân hoá bằng cách cho HS tự xây dựng kế hoạch riêng của họ để học tập hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. (3) Các biện pháp nhận thức dựa trên nội dung. Mục tiêu của việc rèn luyện này là hướng dẫn HS tư duy phù hợp với nội dung thông tin mà HS được tiếp nhận. Để HS tư duy phù hợp thì kiến thức mới phải có ý nghĩa với HS và thích hợp với kiến thức mà HS đang có. (4) Các biện pháp siêu nhận thức. Biện pháp siêu nhận thức hướng dẫn HS trong việc lựa chọn phương pháp, KN và phương án tiến hành để có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập [61], [83], [85]. Các NC của Pressley, Woloshyn 1995, Zimmerman & Kitsantas, 1997 đã chỉ ra rằng việc rèn luyện KN, hình thành năng lực bắt đầu từ nguồn gốc xã hội và cuối cùng chuyển sang nguồn nội lực. Từ những kết quả này các tác giả đã xây dựng bốn giai đoạn rèn luyện KN học tập. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn mô hình, trong đó các nhiệm vụ học tập được chia thành các mô hình nhỏ. GV hướng dẫn rõ ràng về mô hình, KN cần sử dụng, tại sao phải sử dụng, tại sao lại hiệu quả và yêu cầu HS thường xuyên sử dụng các KN để làm việc với mô hình. Giai đoạn 2 của quá trình phát triển là giai đoạn bắt chước cấp bách, giai đoạn này xảy ra khi HS đã sử dụng các KN một cách khá hiệu quả trong các nhiệm vụ học tập tương tự với mô hình. Trong giai đoạn này, GV cần cung cấp nhiều và đa dạng hơn các nhiệm vụ cho HS thực hiện. Giai đoạn thứ ba được gọi là giai đoạn tự kiểm soát. Lúc này HS thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. HS chủ động lựa chọn KN và áp dụng hiệu quả trong các nhiệm vụ cụ thể. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn tự điều chỉnh, giai đoạn này được thể hiện rõ khi HS thích nghi với hệ thống KN của bản thân trong các nhiệm vụ học tập khác nhau. HS thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống KN của bản thân và điều chỉnh hệ thống theo tình hình học tập cụ thể. Trong hoạt động dạy và học, điều này thể hiện qua việc chuyển giao từ GV hướng dẫn sang HS tự thực hiện nhiệm vụ học tập [82], [86].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất