Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin k...

Tài liệu Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở việt nam

.PDF
133
266
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----o0o---- PHAN MINH NGUYỆT XÁC ĐỊNH VÀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----o0o---- PHAN MINH NGUYỆT XÁC ĐỊNH VÀ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” là công trình của việc học tập và nghiên cứu khoa học thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố rộng rãi trư ớc đây. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đư ợc tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. TP. HCM, tháng 05 năm 2014 Tác giả Phan Minh Nguyệt MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ Danh mục phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 3 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 5 1.1 Mô hình Delone và McLean (1992) .................................................................. 5 1.2 Mô hình Nelson và các cộng sự (2005)............................................................. 6 1.3 Mô hình Maines và Wahlen (2006) .................................................................. 7 1.4 Mô hình Stoderstom và Sun (2007) .................................................................. 9 1.5 Nghiên cứu của Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzanne Boelens ............. 10 1.6 Tổng hợp tình hình nghiên cứu ....................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 18 2.1 Tổng quan về kế toán ....................................................................................... 18 2.1.1 Khái niệm về kế toán .............................................................................. 18 2.1.2 Hệ thống thông tin kế toán ...................................................................... 19 2.1.3 Phân loại về kế toán ................................................................................ 20 2.2 Thông tin kế toán trình bày trên BCTC .......................................................... 21 2.2.1. Khái niệm Báo cáo tài chính ................................................................... 21 2.2.2. Mục đích của Báo cáo tài chính .............................................................. 21 2.2.3. Hệ thống Báo cáo tài chính ..................................................................... 22 2.2.4. Môi trường pháp lý đối với hệ thống BCTC ở Việt Nam ....................... 23 2.3 Đặc tính chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC ............................ 27 2.3.1 Chất lượng thông tin ............................................................................... 27 2.3.2 Chất lượng thông tin kế toán ................................................................... 30 2.3.2.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB........ 30 2.3.2.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ FASB .............................................................................................. 32 2.3.2.3 Quan điểm hội tụ IASB - FASB ..................................................... 33 2.3.2.4 Quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS .................. 35 2.3.2.5 Tổng hợp các đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm trên .... 36 2.3.2.6 Giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết .............................................. 37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 40 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 41 3.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 41 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 41 3.1.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 41 3.2 Xây dựng thang đo ........................................................................................... 44 3.2.1 MAN – Thang đo nhà quản trị công ty ................................................... 44 3.2.2 BEN – Thang đo chi phí và lợi ích khi lập BCTC .................................. 44 3.2.3 USE - Thang đo việc lập và trình bày BCTC ........................................ 44 3.2.4 LEV - Thang đo trình độ nhân viên kế toán .......................................... 45 3.2.5 TAX - Thang đo thuế ............................................................................. 46 3.2.6 OBJ - Thang đo mục đích lập BCTC ..................................................... 46 3.2.7 RIS - Thang đo rủi ro kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết ............................................................................................... 46 3.2.8 QIA - Thang đo chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ............................................................................................................ 46 3.3 Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định ........................................................ 47 3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................................. 47 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 47 3.4.2 Kích cỡ mẫu khảo sát .............................................................................. 48 3.5 Đối tượng và phạm vi khảo sát ........................................................................ 48 3.6 Công cụ thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu ................................................... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 50 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................. 51 4.1 Mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................................. 51 4.2 Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha ........................................................ 52 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 55 4.3.1 Nhân tố thứ nhất: Việc lập và trình bày BCTC ...................................... 59 4.3.2 Nhân tố thứ hai: Trình độ nhân viên kế toán ......................................... 59 4.3.3 Nhân tố thứ ba: Rủi ro kiểm toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết .............................................................................................. 60 4.3.4 Nhân tố thứ tư: Chi phí và lợi ích khi lập BCTC ................................... 60 4.3.5 Nhân tố thứ năm: Mục tiêu lập BCTC ................................................... 61 4.3.6 Nhân tố thứ sáu: Thuế và các văn bản liên quan ................................... 61 4.3.7 Nhân tố thứ bảy: Nhà quản trị công ty ................................................... 61 4.4 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ..................................................................... 61 4.5 Kiểm định thang đo hiệu chỉnh ........................................................................ 62 4.6 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 63 4.6.1 Phân tích tương quan............................................................................... 63 4.6.2 Đánh giá phù hợp mô hình hồi qui tuyến tính bội .................................. 64 4.6.3 Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 65 4.6.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi qui ................................. 66 4.6.5 Dò tìm các phạm vi giả thuyết cần thiết.................................................. 68 4.6.5.1 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ...................................... 68 4.6.5.2 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập ............. 70 4.6.6 Kết luận phân tích hồi qui ....................................................................... 71 4.7 Kết quả nghiên cứu........................................................................................... 73 4.8 Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 75 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTKT TRÌNH BÀY TRÊN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM .................................................................................... 76 5.1 Kết luận chung ................................................................................................. 77 5.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam ........................................................................... 77 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BCTC : Báo cáo tài chính BCĐKT : Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ CTNY : Công ty niêm yết DN : Doanh nghiệp HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên TM BCTC : Thuyết minh báo cáo tài chính TTCK : Thị trường chứng khoán TTKT : Thông tin kế toán VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam Tiếng Anh IASB : International Accounting Standards Board IFRS : International Financial Reporting Standards FASB : Financial Accounting Standards Board US GAAP : US Generally Accepted Accounting Principles DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng BCTC ............................... 11 Bảng 1.2: Đo lường các đặc tính chất lượng kế toán theo nghiên cứu của Ferdy van Beest và các cộng sự ................................................................................. 13 Bảng 2.1: Tổng hợp đặc tính chất lượng thông tin của Knigt và Burn (2005) ......... 28 Bảng 4.1: Ngành nghề của đối tượng khảo sát ......................................................... 51 Bảng 4.2: Kết quả Cronbach Alpha các thang đo ..................................................... 53 Bảng 4.3: Ma trận nhân tố sau khi xoay ( Rotated Compoment Matrix (a)) ............ 57 Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc .............................................. 61 Bảng 4.5: Kết quả tóm tắt Cronbach các thang đo sau khi hiệu chỉnh ..................... 63 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 64 Bảng 4.7: Tóm tắt mô hình ....................................................................................... 65 Bảng 4.8: Phân tích phương sai (ANOVA) .............................................................. 66 Bảng 4.9: Trọng số hồi qui (Coefficients) ................................................................ 66 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone & McLean (1992) ..... 5 Hình 1.2: Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone & McLean (2003) ..... 6 Hình 1.3: Mô hình khuôn mẫu thông tin kế toán của Maines & Wahlen (2006) ....... 8 Hình 1.4: Mô hình các nhân tố tác động tới chất lượng kế toán của Stoderstrom và Sun (2007) .......................................................................................................... 9 Hình 2.1: Quy trình xử lý của hệ thống thông tin kế toán ........................................ 19 Hình 2.2: Đặc tính chất lượng của BCTC theo quan điểm hội tụ IASB và FASB ... 34 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 42 Hình 4.1: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của công ty niêm yết ............................................................... 68 Hình 4.2: Biểu đồ dự báo giá trị của nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết .................................................................................. 69 Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giá trị của nhân tố Chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ........................................................................................... 70 Hình 4.4: Kết quả kiểm định mô hình hồi qui nghiên cứu........................................ 72 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục PL – 01: Nội dung bảng khảo sát Phụ lục PL – 02: Kết quả bảng khảo sát thu về Phụ lục PL – 03: Kết quả nghiên cứu của Ferdy van Beest và các cộng sự Phụ lục PL – 04: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho các thang đo Phụ lục PL – 05: Phân tích nhân tố khám phá EFA Phụ lục PL – 06: Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc Phụ lục PL – 07: Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho thang đo hiệu chỉnh Phụ lục PL – 08: Phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội Phụ lục PL – 09: Danh sách tham gia thảo luận 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Nền kinh tế của Việt Nam đang dần phát triển và mức độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì vai trò của ngành kế toán ngày càng được quan tâm. Hoạt động của ngành kế toán sẽ cung cấp các báo cáo tài chính (BCTC) thể hiện thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó sẽ tác động đến nhiều đối tượng khác nhau không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà nó còn mang tính toàn cầu. Do đó, thông tin kế toán đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp ở cấp độ vi mô. Hơn thế nữa, chất lượng của thông tin kế toán nói chung, thông tin kế toán tài chính nói riêng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đối với sự thành công hay thất bại của các quyết định kinh tế, hay nói cách khác thông tin trên BCTC luôn đóng vai trò quan tr ọng đối với những người sử dụng thông tin tài chính, đặc biệt là những nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy thái độ của người sử dụng thông tin kế toán tài chính cũng như người lập thông tin kế toán tài chính đều ít quan tâm hay chưa thực sự quan tâm nhiều đến khía cạnh các nhân tố tác động đến thông tin trình bày trên các BCTC. Đối với người lập BCTC thì họ lập BCTC chủ yếu là theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các quy định có liên quan; đối với người sử dụng thông tin kế toán tài chính thì họ đọc các BCTC chủ yếu là dựa vào cảm tính hay dựa vào những kiến thức có được từ sách vở, từ những trải nghiệm thực tế... Do đó, việc sử dụng thông tin kế toán tài chính cũng có phần hạn chế và BCTC không phát huy được hết khả năng truyền tải thông tin của mình. Vì vậy, vấn đề đặt ra là để hiểu và lập BCTC đúng, chất lượng hơn hình thức thì ngoài yếu tố kỹ thuật kế toán, đòi hỏi người lập cũng như người sử dụng phải chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán trình bày trên BCTC ể từ đó có sơ sở tham đ chiếu khi sử dụng và lập BCTC hiệu quả hơn, có những quyết định kinh tế phù hợp. 2 Nhận thức được tầm quan trọng này nên tôi đã ch ọn đề tài “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. 2. Mục tiêu của đề tài Luận văn đặt ra 2 câu hỏi cần trả lời đó là: - Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam? Từ hai câu hỏi trên luận văn cần đạt các mục tiêu như: - Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về chất lượng TTKT trình bày trên BCTC. - Đánh giá được thực trạng các đối tượng sử dụng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. - Nhận diện và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống thông tin kế toán ở Việt Nam - Thông tin kế toán trình bày trên BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB/ IFRS), Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa kỳ (FASB) 3 - Các đặc tính chất lượng thông tin kế toán - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC.  Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các doanh nghiệp đó. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là - Phương pháp định tính: Thiết kế, khám phá thăm dò các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm. - Phương pháp định lượng: Dữ liệu khảo sát thu thập được phân tích thông qua phần mềm SPSS 16.0 và áp dụng phương pháp mô h h ồi qui tuyến tính ình bội để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới của luận văn Hiện nay, đa số các nghiên cứu của nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng đều viết về chất lượng thông tin kế toán có ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh của nhà đầu tư hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP). Chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Do vậy, đóng góp mới của luận văn đó chính là: Xác định được các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT trình 4 bày trên BCTC. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Đồng thời, giúp cho người sử dụng thông tin có cơ sở tham chiếu khi đọc BCTC để ra các quyết định phù hợp. 6. Kết cấu đề tài Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận chung và một số giải pháp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, luận văn sẽ tóm tắt một số các mô hình nghiên cứu và các bài nghiên cứu có liên quan tới đề tài để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu mình. 1.1. Mô hình DeLone và McLean (1992) Theo mô hình c DeLone và McLean (1992 ), hệ thống thông tin là một hệ ủa thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong m t hay nhiều quá trình kinh doanh và sự thành công của hệ thống ộ thông tin này phụ thuộc vào hệ thống và chất lượng thông tin của nó. Đồng thời trong mô hình này cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức thông tin kế toán bao gồm 6 nhân tố quan trọng như sau: - System Quality – Chất lượng hệ thống - Information Quality – Chất lượng thông tin - Use – Việc sử dụng hệ thống thông tin - User Satisfaction – Sự hài lòng của người sử dụng - Individual Impact – Nhân tố tác động liên quan đến cá nhân - Organizational Impact – Nhân tố tác động liên quan đến tổ chức Hình 1.1 Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone & McLean (1992) Chất lượng hệ thống Chất lượng thông tin Việc sử dụng hệ thống thông tin Sự hài lòng của người sử dụng Nhân tố tác động liên quan đến cá nhân Nhân tố tác động liên quan đến tổ chức 6 DeLone và McLean (2003) đã tiếp tục xây dựng một mô hình hệ thống thông tin mới thành công. Trong mô hình này, chất lượng dịch vụ được xem là một nhân tố mới ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống. Hơn thế nữa, trong mô hình cũng đã chỉ ra mục đích của chất lượng dịch vụ là tạo ra "lợi nhuận ròng" cho các doanh nghiệp và người sử dụng sẽ sử dụng hệ thống nhiều hơn, hài lòng h khi ơn thông tin tạo ra được giá trị. Hình 1.2 Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone & McLean (2003) Chất lượng hệ thống Việc sử dụng hệ thống thông tin Chất lượng Lợi nhuận ròng thông tin Người sử dụng Chất lượng dịch vụ 1.2. Mô hình Nelson và các cộng sự (2005) Nelson, Todd và Wixom (2005) đã sử dụng mô hình thành công đầu tiên của De Lone và McLean (1992) để xác định các đặc điểm của hệ thống và chất lượng thông tin. Theo mô hình này, bốn đặc tính quan trọng của chất lượng thông tin đó là: chính xác, đầy đủ, thích hợp và có thể hiểu được. Độ chính xác của thông tin nói chung được định nghĩa là tính trung thực của các thông tin được trình bày. Tính đầy đủ đề cập đến sự trình bày của tất cả các thông tin có liên quan cho người sử dụng, thông tin được trình bày hoàn chỉnh cho một người sử dụng, nhưng có thể không đầy đủ cho nhiều người khác. Tính thích hợp đề cập đến tính kịp thời của thông tin và tính có thể hiểu được liên quan đến chất lượng thông tin được trình bày. 7 Ngoài ra, Nelson và cộng sự (2005) cũng đã xác định các đặc điểm được bàn luận nhiều nhất về chất lượng hệ thống đó là: khả năng tiếp cận, độ tin cậy, thời gian đáp ứng, tính linh hoạt và tính toàn vẹn. Khả năng tiếp cận đề cập đến sự dễ dàng truy cập vào các dữ liệu của người dùng. Độ tin cậy đề cập đến tính có thể tin được của hệ thống. Điều này có thể được đo lường trong thời gian hoạt động của hệ thống. Thời gian đáp ứng đề cập đến thời gian cần trước khi một hành động mong muốn được thực hiện bởi hệ thống. Tính linh hoạt đề cập đến sự dễ dàng thích ứng với các hệ thống và tính toàn vẹn thể hiện các thông tin từ các nguồn khác nhau đã được kéo lại với nhau. Nelson và cộng sự (2005) cũng đã đi ều tra những đặc tính chất lượng cho người sử dụng bằng một nghiên cứu khảo sát bao gồm 465 người sử dụng kho dữ liệu. Kết quả điều tra này cho thấy độ chính xác là đặc trưng chất lượng thông tin quan trọng nhất, theo sau đó là tính đầy đủ. Độ tin cậy được xem là đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống chất lượng, tiếp theo là khả năng tiếp cận. Giới hạn cho người sử dụng kho dữ liệu là một hạn chế trong việc điều tra này. Thông tin kế toán nói chung là thông tin được chia sẻ bởi hầu hết các đặc tính thông tin lấy từ các kho dữ liệu. 1.3. Mô hình Maines và Wahlen (2006) Thông tin kế toán là thông tin được tạo ra bởi hệ thống kế toán và được sử dụng để giúp cho các nhà quản lý bên trong và các đối tượng bên ngoài sử dụng tùy theo từng mục đích. Theo Maines và Wahlen (2006), các thông tin kế toán cung cấp đối tượng sử dụng đó là các biểu hiện về cấu trúc kinh tế được thể hiện trong các giao dịch và các sự kiện kinh tế của một công ty mà nó sẽ tạo ra dòng tiền tương lai cho công ty đó. Cách tiếp cận này được thể hiện trong mô hình sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất