Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của ngan pháp và vịt cv super m nu...

Tài liệu Xác định nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của ngan pháp và vịt cv super m nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung.

.PDF
25
219
120

Mô tả:

Xác định nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung Trần Quốc Việt, Ninh Sầm Văn Hải, Trần Việt Phương thị Len, Lê Văn Huyên, Bùi Thị Hồng, Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ Tóm tắt Hai thí nghiệm đã được tiến hành nhằm xác định nhu cầu của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt về canxi và phốt pho dễ hấp thu. Thí nghiệm thứ nhất được thực hiện trên 702 ngan Pháp lai thương phẩm (R71 x R51) (351 mái và 351 trống) tại trang trại chăn nuôi ngan thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: Nhân tố 1 là mức canxi trong khẩu phần (có 3 mức: mức cao (1,1%; 1,0% và 0,95%); mức trung bình (1,0%; 0,90% và 0,85%) và mức thấp (0,90%; 0,80% và 0,75%) tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng (từ 0-3 tuần tuổi (tt); từ 4-7 tt và từ 8 tt đến xuất chuồng). Nhân tố thứ hai là mức phốt pho dễ hấp thu, gồm 3 mức: mức cao (0,50%; 0,45% và 0,40%); mức trung bình (0,45%; 0,40% và 0,35%) và mức thấp (0,40%; 0,35% và 0,30%) tương ứng với các giai đoạn như trên. Hệ số tiêu hóa phốt pho để tính tỷ lệ phốt pho hữu dụng được căn cứ theo khuyến cáo của INRA, (2004). Tổng số (3 x 3) 9 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 3 lần lặp lại. Thí nghiệm thứ hai được thực hiện trên 720 vịt CV Super M (dòng M2) nuôi thịt (324 mái và 324 trống) tại trang trại chăn nuôi vịt thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Thí nghiệm cũng được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố tương tự như thí nghiệm thứ nhất. Nhân tố 1 là mức canxi khẩu phần, gồm 3 mức: mức cao (1,10% và 1,00%); mức trung bình (1,00% và 0,90%) và mức thấp (0,90% và 0,80%) tương ứng với 2 giai đoạn sinh trưởng (từ 0-2 tt và từ 3 tt đến xuất chuồng). Nhân tố 2 là mức phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần, gồm 3 mức: mức cao: (0,50% và 0,45%); mức trung bình (0,45% và 0,40%) và mức thấp (0,40% và 0,35%) tương ứng với 2 giai đoạn như trên, tổng số (3 x 3) 9 lô thí nghiệm, mỗi lô có 3 lần lặp lại, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Các kết quả của hai thí nghiệm cho thấy, Nhu cầu canxi của ngan Pháp nuôi thịt được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 1,10; 1,00 và 0,95% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0 đến 3 tuần tuổi; từ 4 đến 7 tt và từ 8 tt đến xuất chuồng. Nhu cầu phốt pho dễ hấp thu của ngan Pháp nuôi thịt: 0,50%; 0,45% và 0,40%, tương ứng. Đối với vịt CV Super M2 nuôi thịt, nhu cầu canxi là: 1,00 và 0,90% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0 – 2 tt và từ 3 tt đến xuất chuồng và nhu cầu phốt pho dễ hấp thu là: 0,45% và 0,40% tương ứng với các giai đoạn như trên. Tỷ lệ Ca:Pdht trong thức ăn hỗn hợp tối ưu cho sinh trưởng, hiệu quả thức ăn và khoáng hoá xương của ngan Pháp và vịt CV Super M là 2,2/1. 1. Đặt vấn đề Canxi và phốt pho là hai nguyên tố khoáng phổ biến nhất trong cơ thể động vật. Canxi chiếm 1/3 tổng lượng khoáng và 1,5% khối lượng cơ thể gia cầm (Underwood, 1981; Klasing, 1998; Larbier & Leclercq, 1994), chúng cũng là những nguyên tố cần có trong khẩu phần thức ăn với số lượng lớn hơn nhiều so với các nguyên tố khác (Siebrits, 1993; Elaroussi và ctv, 1994). Trong cơ thể động vật, canxi và phốt pho không chỉ có mặt trong tất cả các tế bào sống mà còn trong các dịch gian bào (Underwood, 1981). Chức năng sinh học quan trọng, có ý nghĩa sống còn của canxi và phốt pho đối với sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của gia súc, gia cầm là tham gia vào quá trình khoáng hóa xương. Bộ xương gia cầm chứa 98-99% canxi, phần lớn canxi xương ở dạng hydroxyapatit [Ca10(PO4)6(OH)2], một số lượng nhỏ canxi phốt phát không kết tinh và canxi carbonate (Siebrits, 1993; Dudek, 1997; Klasing, 1998). Mặc dù chỉ có hàm lượng rất nhỏ trong dịch nội và ngoại bào, nhưng canxi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các hoạt động sống như tham gia vào quá trình vận mạch, đông máu, truyền các xung thần kinh, co cơ (Langemann, 1984; McDonald và cs, 1995; Dudek và cs, 1997; Weaver, 2001), tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu màng tế bào (Dudek, 1997; McWatters, 1997). Phốt pho còn là thành phần của AND, ARN, của nhiều Co-enzyme và tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, protein và mỡ (Underwood, 1981). Ở gia cầm nuôi thịt, canxi và phốt pho trong khẩu phần chủ yếu được sử dụng cho tạo xương. Thiếu canxi và phốt pho trong thức ăn thường dẫn đến: giảm khả năng ăn vào, tăng chuyển hóa cơ bản, còi, loãng xương, giảm tốc độ sinh trưởng (Leeson và Summers, 2001). Bởi vậy, đáp ứng đủ nhu cầu canxi và phốt pho của gia cầm có ý nghĩa rất quan trọng. Việc nghiên cứu xác định nhu cầu của gà về canxi và phốt pho đã được tiến hành từ hơn 75 năm qua (Driver và cs, 2005), nhưng những nghiên cứu xác định nhu cầu canxi và phốt pho cho thủy cầm, đặc biệt là cho ngan và vịt còn rất hạn chế (Rush và cs, 2005). Đề tài này được tiến hành nhằm xác định nhu cầu của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt về canxi và phốt pho dễ hấp thu trong điều kiện chăn nuôi tập trung ở Việt nam. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Bảy trăm lẻ hai (702) ngan Pháp (R71 x R51) thương phẩm (351 mái và 351 trống) và 648 vịt CV Super M2 (324 mái và 324 trống) đã được sử dụng để khảo sát nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của chúng. Ngan và vịt thí nghiệm được đeo số cánh từng con, nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng (có chất độn chuồng) kiểu thông thoáng tự nhiên. - Thức ăn cho ngan và vịt thí nghiệm được sản xuất dưới dạng viên, được phối chế từ các nguyên liệu: Ngô, sắn, tấm gạo tẻ, cám mỳ, khô dầu đậu tương, bột đá (CaCO3), dicanxi phốt phát (CaHPO4), premix vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp. 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm - Thí nghiệm trên ngan Pháp nuôi thịt được tiến hành tại một trang trại chăn nuôi ngan thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2009. - Thí nghiệm trên vịt CV Super M tại một trang trại chăn nuôi vịt siêu thịt thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2009. 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.1. Thí nghiệm trên ngan Pháp nuôi thịt Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hai nhân tố: (i) mức canxi (Ca) trong khẩu phần, gồm 3 mức: mức trung bình (1,00-0,90-0,85 %) (tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0-3; 4-7 và 8-10 tt); mức cao (1,10-1,00-0,95 %) và mức thấp (0,90-0,80-0,75 %) tương ứng với các giai đoạn như trên và (ii) mức phốt pho dễ hấp thu (Pdht), gồm 3 mức: mức trung bình (0,45-0,400,35%); mức cao (0,50-0,45-0,40 %) và thấp (0,40-0,35-0,30%) tương ứng với các giai đoạn như trên. Bảng 1a. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên ngan Pháp nuôi thịt. Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 Giai đoạn từ 0-3 tuần tuổi ME (Kcal/kg) 2850 2850 2850 2850 2850 2850 2850 2850 2850 Protein (%) 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 Lysine th (%) 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Ca (%) 1,10 1,10 1,10 1,00* 1,00* 1,00* 0,90 0,90 0,90 Pdht (%) 0,50 0,45* 0,40 0,50 0,45* 0,40 0,50 0,45* 0,40 Giai đoạn từ 4-7 tuần tuổi ME (Kcal/kg) 2900 2900 2900 2900 2900 2900 2900 2900 2900 Protein (%) 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 18,0 Lysine th (%) 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 Ca (%) 1,00 1,00 1,00 0,90* 0,90* 0,90* 0,80 0,80 0,80 Pdht (%) 0,45 0,40* 0,35 0,45 0,40* 0,35 0,45 0,40* 0,35 Giai đoạn từ 8-10 tuần tuổi ME (Kcal/kg) 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 Protein (%) 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 16,0 Lysine th (%) 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 Ca (%) 0,95 0,95 0,95 0,85* 0,85* 0,85* 0,75 0,75 0,75 Pdht (%) 0,40 0,35* 0,30 0,40 0,35* 0,30 0,40 0,35* 0,30 Ghi chú: *Giá trị ME, protein thô và lysine th là kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trước (2008): Lysine th: lysine tiêu hóa; ME: Năng lượng trao đổi; Pdht: phốt pho dễ hấp thu; * khuyến cáo của hãng Grimaud Freres (2006) Hàm lượng năng lượng (2850-2900-3000 kcal/kg), protein (20-18-16%) và lysine tiêu hóa (1,00-0,90-0,80%) trong khẩu phần của ngan ở các lô là như nhau. Tổng số (3 x 3) 9 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp ngẫu nghiên hoàn toàn, mỗi lô có 3 lần lặp lại (đồng đều trống mái). Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1a. 2.2.2. Thí nghiệm trên vịt CV Super M nuôi thịt Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hai nhân tố: (i) mức canxi (Ca) trong khẩu phần, gồm 3 mức: mức trung bình (1,00-0,90%) (tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0-2 và từ 3 tt đến xuất chuồng); mức cao (1,10-1,00 %) và mức thấp (0,90-0,80 %) tương ứng với các giai đoạn như trên và (ii) mức phốt pho dễ hấp thu (Pdht), gồm 3 mức : mức trung bình (0,45-0,40%); mức cao (0,50-0,45%) và thấp (0,40-0,35%) tương ứng với các giai đoạn như trên. Hàm lượng năng lượng (2850-2950 kcal/kg), protein (20-17%) và lysine tiêu hóa (1,00-0,90%) trong khẩu phần của ngan ở các lô là như nhau. Tổng số (3 x 3) 9 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 3 lần lặp lại (36 mái và 36 trống/lô). Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1b. Bảng 1b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên vịt CV Super M nuôi thịt. Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 Giai đoạn từ 0-2 tuần tuổi ME* (Kcal/kg) 2850 2850 2850 2850 2850 2850 2850 2850 2850 Protein* (%) 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 20,0 Lysine* th (%) 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 Ca (%) 1,10 1,10 1,10 1,00* 1,00* 1,00* 0,90 0,90 0,90 Pdht (%) 0,50 0,45* 0,40 0,50 0,45* 0,40 0,50 0,45* 0,40 Giai đoạn từ 3 tuần tuổi đến xuất chuồng ME (Kcal/kg) 2950 2950 2950 2950 2950 2950 2950 2950 2950 Protein (%) 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0 17,0 Lysine th (%) 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 Ca (%) 1,00 1,00 1,00 0,90* 0,90* 0,90* 0,80 0,80 0,80 Pdht (%) 0,45 0,40* 0,35 0,45 0,40* 0,35 0,45 0,40* 0,35 Ghi chú: *Giá trị ME, protein thô và lysine th là kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trước (2008): Lysine th = lysine tiêu hóa; ME: Năng lượng trao đổi; Pdht: phốt pho dễ hấp thu; * khuyến cáo của hãng Cherry Valley (2006) 2.2.3. Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dưỡng Trước khi phối hợp khẩu phần (KP), tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều được lấy mẫu, phân tích xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu như : ẩm (TCVN-4326-2001), xơ thô (TCVN-4329-1993), mỡ thô (TCVN-4331-2001), protein thô (TCVN-4328-2001), canxi (TCVN-1526-1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC). Hàm lượng các axit amin tiêu hóa của các nguyên liệu được tính toán trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa của từng axit amin theo khuyến cáo của hãng AJINOMOTO cho gia cầm (Ajinomoto Animal Nutrition, 1998). Hàm lượng phốt pho dễ hấp thu của các nguyên liệu thức ăn được tính toán dựa trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa phốt pho theo khuyến cáo của INRA (2004). Các khẩu phần thức ăn được phối hợp bằng việc sử dụng phần mềm xây dựng khẩu phần tối ưu của Mỹ (Brill), đảm bảo sự thay đổi không đáng kể về tỷ lệ của các nguyên liệu có nguồn gốc hữu cơ trong các khẩu phần, nhưng hàm lượng canxi và phốt pho được điều chỉnh trên cơ sở tăng giảm tỷ lệ bột đá (CaCO3) và dicanxi phốt phát (CaHPO4) (các bảng 2a, 2b và 2c). Các khẩu phần đều được bổ sung premix vitamin-khoáng có tỷ lệ và thành phần như nhau để đảm bảo hàm lượng vitamin D3 trong khẩu phần là như nhau. 2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu - Ngan và vịt thí nghiệm được cân vào lúc 1 ngày tuổi và vào các thời điểm chuyển tiếp giữa các giai đoạn sinh trưởng để khảo sát sự thay đổi khối lượng cơ thể và tốc độ sinh trưởng. - Thức ăn cho vào được cân hàng ngày, thức ăn thừa được cân hàng tuần để khảo sát lượng thức ăn ăn vào hàng ngày, tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng. - Khi được 10 tuần tuổi (đối với ngan) và 7 tuần tuổi (đối với vịt), mỗi lô chọn 6 con đồng đều trống mái (1 trống và 1 mái/lần lặp lại) có khối lượng trung bình để giết mổ, lấy xương ống chân (xương chày-tibia) (loại bỏ da, cơ, gân, mỡ, sau đó sấy khô) để phân tích xác định hàm lượng khoáng tổng số để đánh giá mức độ tích lũy canxi và phốt pho trong xương. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 15.0 với mô hình thống kê như sau: Y = µ + Ca + Pav + (Ca* Pav) + e Trong đó: Y = Các chỉ tiêu theo dõi µ = Số trung bình chung Ca = Ảnh hưởng của các mức canxi trong khẩu phần Pav = Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần Ca*Pav = Ảnh hưởng tương tác của Ca và Pav trong khẩu phần e = Ảnh hưởng của sai số Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn của số trung bình (SEM). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P nhỏ hơn 0,05. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt Bảng 3. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến diễn biến khối lượng cơ thể của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt. Ca-th Ca-tb Ca-c SE P P-th P-tb P-c SE P Ca-th*P-th Ca-th*Ptb Ca-th*Pc Ca-tb*P-th Ca-tb*Ptb Ca-tb*Pc Ca-c*P-th Ca-c*Ptb Ca-c*Pc SE P Ngan Pháp (TB trống mái) Vịt CV Super M (TB trống mái) 3 tt 7 tt 10 tt 2 tt 3 tt 7 tt Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 559a 2503a 3644 629a 1164a 3134a 590b 2580b 3648 643b 1175b 3197b 623c 2649b 3750 633ab 1174b 3125a 4.3 22.6 49.8 16 16 12 0.000 0.000 0.231 0.004 0.191 0.000 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khẩu phần 575a 2533a 3610 630a 1165a 3132a b ab b b 592 2575 3696 645 1181 3202b 605c 2624b 3736 632a 1166a 3122a 4.3 22.6 49.8 16 16 12 0.000 0.017 0.188 0.001 0.034 0.000 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và phốt pho khẩu phần 538a 2458 3528 631a 1161e 3140bc 580bc 2558 3781 631a 1162ae 3190c 561ab 2494 3623 626a 1168be 3072b 591bc 2559 3647 627a 1160ade 3154bc 586bc 2565 3635 670b 1214bc 3291a 595bc 2616 3661 633a 1152ade 3147bc 598bc 2581 3654 631a 1176bde 3101b c a abde 611 2603 3673 632 1167 3127bc 659d 2763 3924 636a 1179abde 3147bc 7.4 39.2 86.2 28 28 20 0.000 0.056 0.123 0.000 0.000 0.000 Ghi chú: tt = tuần tuổi, Ca-th = mức canxi thấp; Ca-tb = mức canxi trung bình; Ca-c = mức canxi cao; P-th = mức phốt pho thấp; P-tb = mức phốt pho trung bình; P-c = mức phốt pho cao; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê. Các số liệu ở bảng 3 cho thấy, có sự khác biệt rất rõ về sự biến đổi khối lượng cơ thể của ngan Pháp và vịt CV Super M đối với việc tăng hàm lượng canxi và phốt pho trong khẩu phần. Nhóm ngan được ăn khẩu phần có mức Ca và phốt pho dễ hấp thu (Pdht) cao có khối lượng cơ thể cao hơn so với nhóm ngan được ăn khẩu phần có mức Ca và Pdht thấp và trung bình. Mức độ sai khác này rất rõ rệt vào thời điểm 3 và 7 tt (P < 0,05). Ở vịt CV Super M, nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức Ca và Pdht trung bình có khối lượng cơ thể lúc 2, 3 và 7 tt vượt trội hơn cả so với các nhóm khác. Mức độ sai khác rõ rệt quan sát thấy vào các thời điểm lúc 2 và 7 tt (P <0,05). Các số liệu ở bảng 3 cũng cho thấy có ảnh hưởng tương tác rõ rệt giữa hàm lượng Ca và Pdht khẩu đối với vịt CV Super M, theo đó khối lượng cơ thể cao nhất ở các giai đoạn 2, 3 và 7 tt thấy ở nhóm vịt được ăn khẩu phần có hàm lượng Ca và Pdht trung bình. Khác với vịt CV Super M, ảnh hưởng tương tác này ở ngan Pháp chỉ rõ rệt ở giai đoạn 3 tt, khối lượng cơ thể cao nhất vào thời điểm này thấy ở nhóm ngan được ăn KP có hàm lượng Ca và Pdht cao. Các số liệu về tăng trọng (g/con/ngày) ở các bảng 4a và 4b phản ánh rất rõ đáp ứng của ngan Pháp và vịt CV Super M về tốc độ sinh trưởng đối với hàm lượng Ca và Pdht trong khẩu phần. Đối với ngan Pháp, ở giai đoạn ngan con (0-3 tt) tăng trọng của ngan tăng rất rõ rệt cùng với sự tăng hàm lượng canxi khẩu phần. Tăng trọng (trung bình trống mái) của ngan ở các lô được ăn KP có mức Ca cao cao hơn so với các lô được ăn khẩu phần có mức Ca trung bình 6,2% và cao hơn so với các lô được ăn KP có mức Ca thấp 12,3% (P <0,001). Trong giai đoạn ngan dò (4-7 tt), tốc độ sinh trưởng của ngan cũng có xu hướng tương tự, nhưng sự chênh lệch giữa nhóm cao so với nhóm trung bình và thấp không lớn (1,3-3,4 %). Bảng 4a. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến tăng trọng của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt. Ca-th Ca-tb Ca-c SE P P-th P-tb P-c SE P Ca-th*P-th Ca-th*Ptb Ca-th*Pc Ca-tb*P-th Ca-tb*Ptb Ngan Pháp Vịt CV Super M Giai đoạn 0-3 tt Giai đoạn 4-7 tt Giai đoạn 0-2 tt T M TB T M TB T M TB Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 26.6a 21.8a 24.3a 78.7a 59.3a 69.7 41 41 41a 27.1a 24.4b 25.7b 80.5b 60.9ab 71.2 42 42 42b 28.8b 25.7c 27.3c 82.5c 61.9b 72.1 41 41 41a 0.3 0.2 0.2 0.3 0.5 0.7 0.2 0.4 0.2 0.000 0.000 0.000 0.000 0.001 0.065 0.080 0.378 0.000 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khẩu phần 26.7a 23.3a 25.0a 79.6a 59.7a 70.0 41a 41 41a a c b b a b 27.4 24.2 25.8 80.8 60.2 70.8 42 42 42b 28.3b 24.5c 26.4b 81.3b 62.1b 72.2 41a 41 41a 0.3 0.2 0.2 0.3 0.5 0.7 0.2 0.4 0.2 0.000 0.000 0.000 0.001 0.001 0.093 0.002 0.275 0.000 Ảnh hưởng tương tác của Ca*P khẩu phần 25.5a 21.0a 23.2a 77.6a 58.9a 69.0 42a 40a 41a 27.4ab 22.8b 25.2bc 80.0abc 60.0a 70.7 41a 41a 41a 26.8ab 21.8ab 24.3ab 78.7ab 58.9a 69.5 41a 41a 41a 27.2ab 24.3c 25.8bc 80.1bc 60.0a 70.0 41a 40a 41a 26.7ab 24.4c 25.5bc 81.1bc 60.2a 71.4 44b 44b 44b Giai đoạn 2-3 tt T M TB 76a 74b 76a 0.7 0.045 77 78 79 0.9 0.319 76a 76a 77b 0.6 0.007 74a 76b 75a 0.7 0.033 79 77 78 0.9 0.950 77a 77a 76b 0.6 0.000 76abc 75abc 77bc 71a 78b 76 77 78 81 78 76 76 77 76 78 Ca-tb*Pc Ca-c*P-th Ca-c*Ptb Ca-c*Pc SE P 27.4ab 27.6b 28.0b 30.8c 0.5 0.000 24.4c 24.6c 25.3c 27.2d 0.3 0.000 25.9c 26.1c 26.7c 29.0d 0.4 0.000 80.2bc 81.1bc 81.4c 85.0d 0.6 0.000 62.4b 60.2a 60.4a 65.0b 0.8 0.007 72.1 70.9 70.3 75.1 1.3 0.191 41a 42a 42a 41a 0.4 0.021 41a 40a 40a 42a 0.6 0.008 41a 41a 41a 41a 0.4 0.002 72ac 75abc 75abc 77bc 1.2 0.005 76 80 77 79 1.6 0.162 74 78 76 78 1.0 0.049 Ghi chú: T = trống; M = mái; TB = trung bình trống mái; tt = tuần tuổi, Ca-th = mức canxi thấp; Ca-tb = mức canxi trung bình; Ca-c = mức canxi cao; P-th = mức phốt pho thấp; P-tb = mức phốt pho trung bình; P-c = mức phốt pho cao; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Tăng hàm lượng phốt pho trong khẩu phần đã làm tăng tốc độ sinh trưởng của ngan trống và mái trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, đáp ứng của ngan đối với sự tăng giảm hàm lượng phốt pho trong khẩu phần không mạnh và rõ như đối với mức canxi. Các số liệu ở các bảng 4a và 4b phản ánh một xu thế đáp ứng khác ở vịt CV Super M so với ngan Pháp. Tăng hàm lượng Ca và Pdht trong khẩu phần khoảng 10% (từ mức thấp lên mức trung bình) đã là tăng tốc độ sinh trưởng của vịt ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng, nhưng khi tiếp tục tăng từ mức trung bình lên mức cao, không thấy có sự tăng tương ứng của tốc độ sinh trưởng. Các số liệu ở các bảng 4a và 4b cũng cho thấy, có ảnh hưởng tương tác giữa mức Ca và Pdht trong khẩu phần đối với sinh trưởng của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt. Bảng 4b. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến tăng trọng của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt Ngan Pháp Vịt CV Super M Giai đoạn 8-10 tt Giai đoạn 0-10 tt Giai đoạn 4-7 tt T M TB T M TB T M TB Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần Ca-th 73.0a 32.9a 54.8 61.4a 40.1a 51.8 72a 69a 70a Ca-tb 69.5b 29.6b 51.1 61.1a 40.5a 51.6 74b 70b 72b Ca-c 71.8a 32.7a 52.0 63.1b 42.3b 52.6 72a 68a 70a SE 0.6 0.5 1.4 0.1 0.2 0.7 0.5 0.5 0.4 P 0.000 0.000 0.153 0.000 0.000 0.623 0.005 0.001 0.001 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khẩu phần P-th 69.7a 31.2a 51.6 60.8a 40.3a 51.1 72a 68a 70a P-tb 72.1b 32.8b 53.2 62.1b 41.1b 52.0 74b 71b 72b b a c b a a P-c 72.4 31.1 53.2 62.8 41.5 52.9 71 68 70a SE 0.6 0.5 1.4 0.1 0.2 0.7 0.5 0.5 0.4 P 0.002 0.036 0.659 0.000 0.001 0.233 0.001 0.002 0.001 Ảnh hưởng tương tác của Ca*P khẩu phần Ca-th*P-th 69.9a 30.8bcd 52.6 59.6a 39.1a 50.5 72ac 69ab 71a Giai đoạn 0-7 tt T M TB 64 65 64 0.3 0.054 62a 63b 62a 0.3 0.003 63a 64b 63a 0.2 0.000 64 65 63 0.3 0.069 62a 63b 62a 0.3 0.001 63a 64b 63a 0.2 0.000 64dc 62a 63ac Ca-th*Ptb 77.6b Ca-th*Pc 71.5a Ca-tb*P-th 69.0a Ca-tb*Ptb 69.5a Ca-tb*Pc 70.0a Ca-c*P-th 70.3a Ca-c*Ptb 69.2a Ca-c*Pc 75.7b SE 1.0 P 0.000 36.2a 58.3 31.6bcd 53.6 31.4bcd 51.0 63.5d 41.7c 61.1bc 39.6ab 60.9b 40.8bc 40.3ab bc bc c 29.9 51.7 61.3 27.4c 50.6 61.3bc 40.5abc 31.4cd 51.2 61.8c 40.9bc bc c 32.4abd 49.5 61.6 41.5 34.3ad 55.3 66.0e 44.4d 0.9 2.5 0.2 0.4 0.000 0.257 0.000 0.000 53.3 51.5 51.3 74bc 69a 74bc 71ab 67b 69b 72a 68a 71a 65ad 62c 64ac 63a 61a 63a 64a 62c 63ac 51.8 51.8 51.5 50.8 55.3 1.3 0.124 76b 73ab 71ac 72abc 72abc 0.9 0.000 73a 70ab 67b 68b 68b 0.9 0.049 74b 71a 69a 70a 70a 0.7 0.010 67ab 64ac 63ac 64ac 64ac 0.6 0.007 65b 62a 61a 62a 62a 0.6 0.010 66b 63ac 62c 63ac 63ac 0.4 0.000 Ghi chú:T = trống; M = mái; TB = trung bình trống mái; tt = tuần tuổi, Ca-th = mức canxi thấp; Ca-tb = mức canxi trung bình; Ca-c = mức canxi cao; P-th = mức phốt pho thấp; P-tb = mức phốt pho trung bình; P-c = mức phốt pho cao; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Khi khảo sát mối quan hệ tương tác này chúng tôi thấy, đối với ngan Pháp, nhìn chung trong các giai đoạn sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng đạt cao nhất ở nhóm ngan được ăn KP có mức Ca và phốt pho cao. Đối với vịt CV Super M, tốc độ sinh trưởng cao nhất thấy ở nhóm vịt được ăn KP có mức Ca và Pdht trung bình (P < 0,05). Điều đó cho thấy, ngan Pháp nhậy cảm hơn so với vịt CV Super M về hàm lượng Ca và Pdht khẩu phần. Từ những đáp ứng trên của ngan Pháp và vịt CV Super M về tốc độ sinh trưởng đối với mức canxi và phốt pho khẩu phần, có thể rút ra nhận xét rằng, yêu cầu Ca và phốt pho của giống vịt siêu thịt CV Super M và đặc biệt là ngan Pháp là khá cao so với một số khuyến cáo về nhu cầu Ca và phốt pho cho gà broiler và cho vịt Bắc Kinh. Mức khuyến cáo của NRC (1994) về mức Ca trong khẩu phần cho vịt Bắc kinh là 0,65% cho giai đoạn từ 0-2 tt và 0,6% cho giai đoạn từ 3-7 tt. Những công trình nghiên cứu trên thuỷ cầm từ những năm 1970 của thế kỷ 20 trở về trước đều cho thấy nhu cầu của vịt và ngan về Ca và phốt pho rất thấp. Dean và cs (1967) khi nghiên cứu trên vịt Bắc kinh từ 1-28 ngày tuổi cho thấy nhu cầu Ca cho sinh trưởng cao nhất là 0,56%. Một nghiên cứu trên ngan của Leclercq và cs (1979) cho thấy, nhu cầu phốt pho dễ hấp thu để đạt tốc độ sinh trưởng tối đa của ngan là: 3,66g; 2,49g và 1,79g/kg tương ứng với các giai đoạn 0-3; 3-6 và 6-10 tt. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, mức khuyến cáo về nhu cầu Ca của các nghiên cứu trước đây cũng như của NRC (1994) là rất thấp và không còn phù hợp với tốc độ sinh trưởng của các giống thuỷ cầm hiện nay. Rush và cs (2005) đã thông báo, nhu cầu Ca cho sinh trưởng tối đa của vịt Bắc Kinh là 0,95% (cao hơn so với khuyến cáo của NRC (1994) 1,5 lần. Rodehutscord và cs (2006) khi so sánh hiệu quả sử dụng phốt pho khẩu phần của gà broiler, vịt Bắc Kinh, gà tây và cút cho thấy, hiệu quả sử dụng phốt pho thức ăn của vịt thấp hơn rất nhiều so với gà và cút. Điều đó có nghĩa là để đáp ứng nhu cầu phốt pho của vịt và ngan cần lưu ý đến hiệu quả sử dụng phốt pho trong thức ăn của chúng. Tuy nhiên, để có thể rút ra những kết luận về nhu cầu Ca và phốt pho cho ngan và vịt trong nghiên cứu này cần phải căn cứ vào hiệu quả sử dụng thức ăn (bảng 5a và 5b). Các số liệu ở các bảng 5a cho thấy, đối với ngan Pháp, ngoại trừ giai đoạn ngan con (0-3 tt) còn ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào của ngan không chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng Ca và phốt pho trong khẩu phần và cũng không có quan hệ tương tác giữa mức Ca và phốt pho khẩu phần đối với khả năng tiêu thụ thức ăn của ngan. Đối với vịt CV Super M, không thấy có sự sai khác về khả năng ăn vào của vịt ở các lô được ăn khẩu phần có các mức canxi và phốt pho khác nhau (P > 0,05), và cũng không thấy có ảnh hưởng tương tác giữa hàm lượng canxi và phốt pho trong khẩu phần đối với khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt (P > 0,05). Mức tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng của ngan Pháp được ăn khẩu phần có mức canxi cao là 1,36 kg (giai đoạn từ 0-3 tt) và 2,60 kg (giai đoạn 0-10 tt) thấp hơn so với các nhóm ngan được ăn khẩu phần có mức Ca trung bình và thấp từ 3 đến 6 %. Chi phí thức ăn cho ngan ở nhóm này cũng thấp hơn so với hai nhóm còn lại từ 4-5%. Sự khác biệt này rất rõ rệt trong giai đoạn trước 3 tuần tuổi. Ở thí nghiệm trên vịt CV Super M, nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức Ca trung bình có mức tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê đối với hai nhóm còn lại (P <0,05). Các số liệu ở bảng 5b cũng cho thấy, tăng mức Pdht trong khẩu phần đã cải thiện hiệu quả chuyển hoá thức ăn ở ngan Pháp. Mức chi phí và tiêu tốn thức ăn thấp nhất thấy ở nhóm ngan được ăn khẩu phần có hàm lượng phốt pho cao. Ở vịt CV Super M, mức tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất thấy ở nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức Pdht trung bình (P < 0,05). Bảng 5a. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt Ca-th Ca-tb Ca-c SE P P-th P-tb P-c SE P Ca-th*P-th Ngan Pháp Vịt CV Super M 0-3 tt 4-7 tt 8-10 tt 0-10 tt 0-2 tt 2-3 tt Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 35a 169 198 137 45 127 b 36 168 194 136 45 125 b 37 167 195 137 45 126 0.3 1.5 1.5 0.9 0.0 0.7 0.000 0.773 0.142 0.639 0.133 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khẩu phần 36 168 196 137 45 126 36 167 196 136 45 125 36 169 195 137 45 126 0.3 1.5 1.5 0.9 0.0 0.7 0.547 0.628 0.856 0.899 0.378 Ảnh hưởng tương tác của Ca*P khẩu phần 33a 170 197 137 44 126 4-7 tt 0-7 tt 185 187 186 0.9 0.212 142 143 143 0.5 0.307 186 186 186 0.9 0.910 143 143 143 0.5 0.722 185 142 Ca-th*Ptb Ca-th*Pc Ca-tb*P-th Ca-tb*Ptb Ca-tb*Pc Ca-c*P-th Ca-c*Ptb Ca-c*Pc SE P 34ab 36abc 37c 36abc 36bc 37c 37c 37bc 0.5 0.033 167 170 166 166 171 169 168 165 2.6 0.394 200 197 193 197 191 197 191 196 2.6 0.198 137 138 135 136 137 138 136 136 1.6 0.799 44 46 44 45 46 46 45 45 0.00 - 126 128 126 123 124 127 126 126 1.30 0.399 186 184 187 186 188 187 186 186 1.47 0.68 143 142 143 143 144 144 143 143 0.91 0.726 Ghi chú: tt = tuần tuổi, Ca-th = mức canxi thấp; Ca-tb = mức canxi trung bình; Ca-c = mức canxi cao; P-th = mức phốt pho thấp; P-tb = mức phốt pho trung bình; P-c = mức phốt pho cao; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Ở Việt Nam, nguồn thức ăn chứa Ca rất sẵn có và rẻ nên chi phí thức ăn phụ thuộc vào hiệu quả chuyển hóa thức ăn nhiều hơn là giá của nguyên liệu chứa nhiều Ca trong KP. So với Ca, phốt pho là thành phần dinh dưỡng tương đối đắt nên chi phí thức ăn không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả chuyển hóa thức ăn mà còn phụ thuộc vào giá tiền của một đơn vị (khối lượng hoặc tỷ lệ) phốt pho trong KP. Khi khảo sát quan hệ tương tác giữa mức Ca và phốt pho khẩu phần đối với hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt, chúng tôi thấy, đối với ngan Pháp, nhìn chung, hiệu quả thức ăn tốt nhất (được thể hiện ở mức tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng) thấy ở nhóm ngan được ăn khẩu phần có mức Ca và phốt pho cao. Mức tiêu tốn thức ăn (tính trung bình trong cả giai đoạn thí nghiệm từ 0-10 tt) là 2,46 kg thấp hơn so với các nhóm còn lại từ 4,3 – 9,3% (P = 0,000) và mức chi phí thức ăn là 14,6 nghìn đồng/kg tăng trọng, thấp hơn so với các nhóm còn lại từ 3,3 – 8,2 %. Bảng 5b. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt Ca-th Ca-tb Ca-c SE P P-th P-tb Ngan Pháp Vịt CV Super M Tiêu tốn TĂ* Chi phí TĂ** Tiêu tốn TĂ* 0-3 tt 0-10 tt 0-3 tt 0-10 tt 0-2 tt 0-7 tt Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 1.43a 2.65 8.98a 15.6 1.09ab 2.27ab a a a 1.41 2.64 8.89 15.6 1.07 2.24a 1.36b 2.60 8.54b 15.4 1.09b 2.29b 0.0 0.0 0.09 0.14 0.0 0.0 0.007 0.289 0.005 0.535 0.037 0.004 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khẩu phần 1.43a 2.68 8.99 15.7 1.09a 2.28a 1.39ab 2.62 8.73 15.5 1.06b 2.22b Chi phí TĂ** 0-2 tt 0-7 tt 7.03ab 6.92a 7.08b 0.04 0.028 13.74ab 13.60a 13.94b 0.06 0.002 7.02a 6.86b 13.81a 13.51b P-c SE P Ca-th*P-th Ca-th*Ptb Ca-th*Pc Ca-tb*P-th Ca-tb*Ptb Ca-tb*Pc Ca-c*P-th Ca-c*Ptb Ca-c*Pc SE P 1.38b 2.59 8.69 15.4 1.10a 0.0 0.0 0.09 0.14 0.0 0.030 0.059 0.053 0.188 0.000 Ảnh hưởng tương tác của Ca*P khẩu phần 1.44ab 2.71a 9.06bc 15.9a 1.07a ac ab ac ab 1.35 2.57 8.52 15.1 1.08a 1.48b 2.68a 9.36b 15.8a 1.12a 1.43ab 2.64ab 8.98ab 15.5ab 1.09a 1.41ab 2.63ab 8.89ab 15.5ab 1.02b 1.40ab 2.64ab 8.81ab 15.7ab 1.10a 1.43ab 2.68a 8.93ab 15.8a 1.11a 1.40c 2.67a 8.77ab 15.8a 1.09a 1.26 2.46b 7.92a 14.6b 1.09a 0.0 0.0 0.15 0.24 0.01 0.000 0.007 0.000 0.006 0.002 2.29a 0.0 0.000 7.15a 0.04 0.000 13.96a 0.06 0.000 2.26ac 2.23ab 2.31c 2.27bc 2.16bd 2.29bc 2.32c 2.28bc 2.27bc 0.02 0.003 6.90ab 6.94b 7.23b 7.01b 6.58a 7.16b 7.14b 7.04b 7.07b 0.07 0.002 13.64cd 13.51ad 14.07c 13.73c 13.13ab 13.94ac 14.06c 13.88ac 13.87ac 0.10 0.003 Ghi chú:* Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg); ** Chi phí thức ăn (1000 đ/kg tăng trọng); tt = tuần tuổi, Cath = mức canxi thấp; Ca-tb = mức canxi trung bình; Ca-c = mức canxi cao; P-th = mức phốt pho thấp; P-tb = mức phốt pho trung bình; P-c = mức phốt pho cao; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Cũng thông qua nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa mức canxi và phốt pho trong khẩu phần, chúng tôi thấy, mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trung bình tỏ ra thích hợp đối với vịt CV Super M nuôi thịt. Tiêu tốn thức ăn của các nhóm vịt được ăn khẩu phần có mức canxi trung bình và phốt pho dễ hấp thu trung bình là thấp nhất (2,16 kg trong giai đoạn từ 0 đến 7 tt, thấp hơn so với các nhóm khác từ 3,1 đến 6,9%). Mức chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở nhóm này cũng thấp hơn so với các nhóm còn lại từ 2,8 đến 6,7% (P < 0,05). Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể nhận định rằng, yêu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu (trong thức ăn hỗn hợp có hàm lượng vật chất khô 88% ) để ngan Pháp đạt tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt nhất là 1,1-1,0-0,95% và 0,50-0,45-0,40% tương ứng với các giai đoạn từ 0-3, từ 4-7 và từ 8-12 tt. Đối với vịt CV Super M, những yêu cầu này là: 1,00,90% và 0,45-0,40% tương ứng với các giai đoạn từ 0-2tt và từ 2 tt đến xuất chuồng. 3.2. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt Nhiều dẫn liệu khoa học đã cho thấy, nhu cầu của gia cầm về Ca và phốt pho để đạt được tốc độ sinh trưởng tối đa đôi khi không tương đồng với nhu cầu Ca và phốt pho cho khoáng hoá xương (Miller và Joukovsky, 1953; White-Stevens và cs, 1960; Edwards và ctv, 1963; Lin và Shen, 1979; NRC, 1994; Rush và cs, 2005). Bảng 6 trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức Ca và phốt pho khẩu phần đến hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan Pháp. Bảng 6. Ảnh hưởng của mức canxi và phốt pho trong khẩu phần đến hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt (g/100 g xương) Ca-th Ca-tb Ca-c SE P P-th P-tb P-c SE P Ca-th*Pth Ca-tb*Ptb Ca-th*Pc Ca-tb*Pth Ca-tb*Ptb Ca-tb*Pc Ca-c*Pth Ca-c*Ptb Ca-c*Pc SE P Ngan Pháp Vịt CV Super M Trống Mái TB Trống Mái Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 48.53a 48.36a 48.45a 44.2 44.2a a a a 48.81 48.50 48.66 44.3 45.5b 50.06b 50.52b 50.29b 45.4 46.6b 0.24 0.21 0.22 0.4 0.4 0.001 0.000 0.000 0.053 0.001 Ảnh hưởng của các mức phốt pho khẩu phần 48.28a 48.37a 48.33a 44.4 46.1 b b b 49.46 49.30 49.38 45.1 45.4 b b b 49.67 49.71 49.69 44.4 44.9 0.24 0.21 0.22 0.4 0.4 0.001 0.001 0.000 0.285 0.097 Ảnh hưởng tương tác của Ca*P khẩu phần 47.08a 48.58a 47.83ab 43.2 45.5abc 50.42b 48.09a 49.25ac 45.0 44.5ab ac a ab 48.11 48.42 48.26 44.3 42.7a 48.49abc 48.10a 48.29ab 44.2 46.7bc 48.16ac 49.26ab 48.71bc 45.0 45.8bc 49.79bc 48.15a 48.97bc 43.8 44.1ab 49.29bc 48.44a 48.87bc 45.7 46.0bc 49.80bc 50.54b 50.17cd 45.4 45.9bc 51.10b 52.58c 51.84d 45.1 47.9bc 0.41 0.37 0.38 0.6 0.6 0.000 0.000 0.003 0.427 0.005 TB 44.2a 44.9a 46.0b 0.3 0.001 45.2 45.3 44.7 0.3 0.298 44.4 44.8 43.5 45.4 45.4 43.9 45.9 45.6 46.5 0.5 0.148 Ghi chú: TB = trung bình trống mái; Ca-th = mức canxi thấp; Ca-tb = mức canxi trung bình; Ca-c = mức canxi cao; P-th = mức phốt pho thấp; P-tb = mức phốt pho trung bình; P-c = mức phốt pho cao; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Canxi và phốt pho là thành phần chính của xương, khoảng 98-99% (Siebrits, 1993; Dudek, 1997; Klasing, 1998). Bởi vậy, hàm lượng khoáng tổng số trong xương là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ khoáng hoá xương và mức độ khoáng hoá xương của gia cầm liên quan chặt chẽ với những bệnh về xương ở gia cầm (NRC, 1994; Leeson và Summers, 2001). Các số liệu ở bảng 6 cho thấy, hàm lượng khoáng trong xương của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt tăng cùng với sự tăng hàm lượng Ca và phốt pho trong khẩu phần, sự khác biệt rõ rệt thấy ở các lô được ăn KP có mức Ca cao. Tăng hàm lượng phốt pho từ mức thấp (0,40-0,35-0,30%) lên mức trung bình (0,45-0,40-0,35%) (tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng của ngan) đã làm tăng hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan, nhưng tiếp tục tăng từ mức 0,450,40-0,35% lên mức 0,50-0,45-0,40% không làm tăng thêm hàm lượng khoáng tổng số trong xương chân của ngan. Đối với vịt CV Super M, hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của vịt bị ảnh hưởng rất rõ bởi việc tăng hàm lượng Ca trong khẩu phần (tương tự như ngan Pháp) (P < 0,05); nhưng ảnh hưởng của các mức phốt pho trong khẩu phần không rõ rệt (P > 0,05). Khi khảo sát quan hệ tương tác giữa hàm lượng Ca và phốt pho khẩu phần đối với hàm lượng khoáng tổng số trong xương chúng tôi thấy, mức độ khoáng hoá xương ở ngan Pháp tốt nhất thấy ở các lô được ăn khẩu phần có hàm lượng Ca và phốt pho cao, nhưng ở vịt CV Super M ảnh hưởng tương tác này chỉ rõ rệt ở con mái với hàm lượng khoáng tổng số trong xương cao nhất thấy ở các nhóm được ăn KP có mức Ca cao. 3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ canxi: phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt Ở gia súc, gia cầm sinh trưởng, nhu cầu Ca và phốt pho (P) của chúng phụ thuộc rất lớn vào quan hệ tỷ lệ giữa Ca:P (Schwartz, 1996) trong thức ăn. Khi khẩu phần bị mất cân đối về Ca và phốt pho (hàm lượng canxi hoặc phốt pho quá cao) sẽ làm giảm hấp thu phốt pho và không đáp ứng được nhu cầu phốt pho ở gia cầm (Korver, 1999). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ Ca:P trong khẩu phần đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan Pháp và vịt CV Super M được trình bày ở các bảng 7. Các số liệu ở bảng 7 cho thấy, tốc độ sinh trưởng cao nhất thấy ở nhóm ngan và vịt được ăn khẩu phần có tỷ lệ Ca/Pdht là 2,0/1 và 2,2/1. Tuy nhiên, sự khác biệt này trên ngan không rõ rệt như trên vịt Cv Super M. Khi tiếp tục tăng tỷ lệ Ca/Pdht thì tốc độ sinh trưởng không những không tăng mà có xu hướng giảm, hiện tượng này thấy cả trên ngan Pháp và vịt CV Super M. Lượng thức ăn ăn vào, tiêu tốn và chi phí thức ăn ở ngan không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ Ca/Pdht khẩu phần, nhưng ở vịt CV Super M, nhóm vịt được ăn khẩu phần có tỷ lệ Ca/Pdht là 2,2/1 có mức tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp nhất. Hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan cũng không bị chi phối bởi tỷ lệ Ca/Pdht khẩu phần (P > 0,05), nhưng hàm lượng khoáng tổng số cao nhất thấy ở tỷ lệ Ca/Pdht là 2,2/1,0. Đối với vịt CV Super M, sự tích lũy khoáng trong xương tăng rõ rệt khi tăng tỷ lệ Ca/Pdht khẩu phần từ 1,8/1 lên 2,2/1 (P <0,05), nhưng khi tiếp tục tăng từ 2,2/1 lên 2,75/1 sự tích lũy khoáng trong xương ống chân của vịt không tiếp tục tăng lên nữa. Bảng 7. Ảnh hưởng của tỷ lệ Ca/P dễ hấp thu trong khẩu phần đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt (giá trị bình quân từ 0-10 tt đối với ngan Pháp và từ 0-7 tt đối với vịt CV Super M) Tỷ lệ Ca/Pav 1.8/1 2,0/1 2.2/1 2.5/1 2.75/1 SE P Ngan Pháp ST TĂ 51.5 138 52.6 137 52.7 136 51.1 136 51.5 138 2.25 1.07 0.607 0.569 TT 2.68 2.60 2.60 2.66 2.68 0.04 0.521 CP 15.85 15.39 15.34 15.68 15.79 0.23 0.461 KTS 48.3 49.1 49.5 49.2 48.9 0.47 0.512 Vịt CV Super M ST TĂ a 62 142 bc 64 143 b 64 143 c 63 143 ac 62 144 0.42 0.88 0.001 0.518 TT 2.31a 2.26ab 2.23b 2.27ab 2.32a 0.03 0.020 CP 14.07a 13.73ab 13.54b 13.80ab 14.06a 0.16 0.033 KTS 43.5a 44.3ab 45.4b 45.5b 45.9b 0.44 0.008 Ghi chú: ST = tốc độ sinh trưởng trung bình (g/con/ngày); TĂ = thức ăn ăn vào (g/con/ngày); TT = tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg); CP = chi phí thức ăn/kg tăng trọng (1000 đ/kg); KTS = hàm lượng khoáng tổng số trong xương ống chân (g/100 g xương); Pav = phốt pho dễ hấp thu; các giá trị trung bình ở các hàng trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Từ các kết quả trên có thể thấy rằng đối với ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt, tỷ lệ Ca/pdht trong khẩu phần thích hợp là 2,2/1,0. Kết quả này phù hợp với kết luận của Singh & Panda (1996) là tỷ lệ Ca/Pdht tối ưu trong khẩu phần cho gà broiler là từ 1:1 đến 2,2:1. Hiện có rất nhiều các khuyến cáo về tỷ lệ Ca/Pdht thích hợp trong khẩu phần cho gia cầm sinh trưởng. Lesson và Summers (2001) cho rằng, nhu cầu phốt pho dễ hấp thu của gà broiler là 0,5% và tỷ lệ Ca/Pdht thích hợp nằm trong một khoảng khá rộng (từ 1,0:1 đến 2,2:1) và vượt quá mức 2,5:1 sẽ gây nên những vấn đề về sinh trưởng và các bệnh liên quan đến quá trình khoáng hoá xương. Trên cơ sở những đáp ứng của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi thịt về sinh trưởng, thu nhận, chuyển hóa thức ăn và tích luỹ khoáng trong xương ở nghiên cứu này có thể kết luận rằng, yêu cầu Ca và Pdht trong thức ăn hỗn hợp có 88% vật chất khô: - Của ngan Pháp là: 1,10-1,00-0,95% và 0,50-0,45-0,40% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0 đến 3 tt; 4-7 tt và 8 tt đến xuất chuồng. Tương ứng với tỷ lệ Ca/Pdht tối ưu trong khẩu phần: 2-2,2/1,0. - Của vịt CV Super M là: 1,00-0,90% và 0,45-0,40% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0 đến 2 tt và từ 2 tt đến xuất chuồng. Tương ứng với tỷ lệ Ca/Pdht tối ưu trong khẩu phần: 2-2,2/1,0. Kết luận này rất khác với kết quả nghiên cứu của Leclercq và cs (1979) trên ngan và mức khuyến cáo của NRC (1994) cho vịt nhưng khá gần với khuyến cáo của hãng Grimaud Freres Selection cho ngan thương phẩm cũng như với khuyến cáo của hãng Cherry Valley cho vịt siêu thịt CV Super M. Sự khác biệt lớn giữa các tài liệu về mức khuyến cáo nhu cầu Ca và phốt pho trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm là rất bình thường. Mức khuyến cáo về nhu cầu Ca cho gà broiler của NRC (1994) là: 1,0-0,90-0,90% tương ứng với các giai đoạn gà con, gà dò và vỗ béo, nhưng cùng trên đối tượng là gà broiler, mức khuyến cáo của CVB (1999) (Hà Lan) thấp hơn rất nhiều (0,88; 0,66 và 0,61% tương ứng) (David Creswell, 2005). 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau: - Nhu cầu canxi của ngan Pháp nuôi thịt được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 1,10; 1,00 và 0,95% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng: Từ 0 đến 3 tuần tuổi; từ 4 đến 7 tuần tuổi và từ 8 tuần tuổi đến xuất chuồng. Nhu cầu phốt pho dễ hấp thu của ngan Pháp nuôi thịt được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 0,50; 0,45 và 0,40% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng như trên. - Nhu cầu canxi của vịt CV Super M nuôi thịt được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 1,00 và 0,90% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0 đến 2 tuần tuổi và từ 2 tuần tuổi đến xuất chuồng. - Nhu cầu phốt pho dễ hấp thu của vịt CV Super M nuôi thịt được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 0,45 và 0,40% tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng từ 0 đến 2 tuần tuổi và từ 2 tuần tuổi đến xuất chuồng. - Tỷ lệ Ca:Pdht trong thức ăn hỗn hợp tối ưu cho sinh trưởng, hiệu quả thức ăn và khoáng hoá xương của ngan Pháp và vịt CV Super M là 2,2/1. 4.2. Đề nghị Cho được sản xuất thử. Tài liệu tham khảo 1. Ajinomoto Animal Nutrition. 1998. Apprent ileal digestibility of of crude protein and essential amino acids in feedstuffs for poultry-1998. 2. CVB. 1999. Centraal Veevoederbureau. Dutch Feed Table. 3. Cherry Valley. 2006. Super M3 Grand Parent Management Manual. 2006. 4. David Creswell. 2005. Are your calcium and phosphorus levels too high?. Asian Poultry magazine. April. 2005. 14-17. 5. Dean, W. F., M. L. Scott, R. J. Young, and W. J. Ash. 1967. Calcium requirement of ducklings. Poult. Sci. 46:1496–1499. 6. Driver,. J. P, Pesti, G. M, Bakalli, R. I and H. M. Edwards. 2005. Calcium Requirements of the Modern Broiler Chicken as Influenced by Dietary Protein and Age. Poultry Science 2005. 84:1629–1639. 7. Dudek, S.G., 1997. Nutrition Handbook for Nursing Practice (Third Edition). Lippincolt-Raven Publishers. Philadephia, USA. 127-130. 8. Edwards, H. M., Jr., J. E. Marion, H. L. Fuller, and J. C. Driggers. 1963. Studies on calcium requirements of broilers. Poult. Sci. 42:699–703. 9. Elaroussi, M.A., Forte, L.R., Eber, S.L. & Biellier, H.V., 1994. Calcium homeostasis in the laying hen. 1. Age and dietary calcium effects. Poult. Sci. 73:1590-1596. 10. Grimaud Freres Selection. 2006. Rearing Guide Roasting Canedins. La Corbere 49450 Roussay. 2006. 11. INRA. 2004. Table of composition and nutritive value of feed materials. Pigs, poultry, cattle, sheep, goats, rabbits, horses and fish. Wageningen Academic Publisher. 12. Klasing, K.C., 1998. Comparative Avian Nutrition. CABI Publishing, Wallingford, UK. 238-248. 13. Korver, D., 1999. Prevention and treatment of tetany in broiler breeder hens. Ross Tech. Ross Breeders. 14. Langemann, F.W., 1984. Radioisotope techniques in studies on the metabolism of calcium, iodine and iron in ruminants. In, Nuclear Techniques in Tropical Animal Diseases and Nutritional Disorders: Proceedings of a Consultants Meeting Vienna,13-16 June 1998 organised by the Joint FAO/IAEA Division of Isotope and Radiation Applications of Atomic Energy for Food and Agricultural Development.113-131. 15. Larbier, M. & Leclercq B., 1994. Nutrition and Feeding of Poultry. Nottingham. University Press, Leicestershire. United Kingdom. 108-111. 16. Leclercq., B and de Carville., H. 1979. Le besoin en phosphore du Caneton de Barbarie. Ann. Zootech. 28. 101-107. 17. Leeson. S., and J. Summers. 2001. Nutrition of the chickens. Fourth edition, 2001. University books. PO. Box. 1326. Guelph. Ontario. Canada. N1H 6N8. 18. Lin, I. M., and T. F. Shen. 1979. Studies on duck nutrition. II. Calcium and phosphorus requirements of mule ducklings. Poult. Sci. 58:124–130. 19. McDonald, P., Edwards R.A., Greenhalgh J.F.D. & Morgan C.A., 1995. Animal Nutrition (Fifth Edition). Pearson Education Limited, Essex, United Kingdom. 74, 101-105. 20. McWatters, A. 1997. The importance of calcium in your grey's diet. 17 April 2002. http://www.parrothouse.com/calcium.html 21. Miller, M. W., and V. V. Joukovsky. 1953. Availability of phosphorus from various phosphate materials for chicks. Poult. Sci. 32:78–81. 22. NRC. 1994. Nutrient Requirements of Poultry. Ninth Revised Edition. National Academy Press. Washington, D.C. 1994. 42-43 p. 23. Rodehutscord. M. 2006. Optimising the use of phosphorus sources in growing meat ducks. World’s Poultry Science. 62.3. 513-524. 24. Rush, J. K, Angel, C. R, Banks, K. M., Thompson, K. L. and T. J. Applegate. 2005. Effect of Dietary Calcium and Vitamin D3 on Calcium and Phosphorus Retention in White Pekin Ducklings. Poultry Science 2005. 84:561–570. 25. Schwartz, R.W., 1996. Practical aspects of calcium and phosphorus nutrition. Avian Farms Technical Newsletter April, 1996. Avian Farms, INC. 26. Siebrits, F.K., 1993. Minerals and vitamins in pig diets. In, E.H. Kemm (Ed.). Pig Production in South Africa. Agricultural Research Council Bulletin 427. 83-87. 27. Singh, K.S. & Panda, B., 1996. Poultry Nutrition (Third Edition). Kalyani Publishers. 104-113. 28. Underwood, E.J.U., 1981. The Mineral Nutrition of Livestock (Second edition).Commonwealth Agricultural Bureau. England, United Kingdom. 31-43. 29. Weaver, C.M., 2001. Calcium. The Linus Pauling Institute. Department of Foods and Nutrition, Purdue University. 1-12. 30. White-Stevens, R. H., J. M. Pensack, and E. L. R. Stokstad. 1960. The calcium and phosphorus requirement of the chick. Poult. Sci. 39(Suppl. 1):1305. (Abstr.). PHỤ LỤC. Các khẩu phần thức ăn cho ngan Pháp và vịt CV Super M thí nghiệm Bảng 2a. Khẩu phần thức ăn cho ngan thí nghiệm giai đoạn 0-3 tt. (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 Ngô 21.29 21.43 21.56 21.62 21.76 21.89 21.95 22.09 22.23 Tấm gạo tẻ 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 Sắn khô 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 20.00 Khô dầu đậu tương 32.64 32.62 32.59 32.58 32.56 32.54 32.53 32.50 32.48 Bột cá nhạt 60% Pr. 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 2.00 Premix vitamin-khoáng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Cholin Chloride 60% 0.04 0.04 0.04 0.04 0.04 0.04 0.04 0.04 0.04 Lysine 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 Methionine 0.17 0.17 0.17 0.17 0.17 0.17 0.17 0.17 0.17 Chất chống mốc 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 Mycofix Plus 4.0 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 Muối 0.09 0.09 0.09 0.09 0.09 0.09 0.09 0.09 0.09 Nabica (NaHCO3) 0.23 0.23 0.23 0.24 0.24 0.24 0.24 0.24 0.24 Bột đá 0.91 1.11 1.32 0.63 0.83 1.03 0.35 0.55 0.75 DCP (17% P). 2.18 1.86 1.55 2.18 1.86 1.55 2.18 1.87 1.55 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Thành phần dinh dưỡng Vật chất khô (%) 88.6 88.5 88.5 88.5 88.5 88.5 88.5 88.4 88.4 M.E. (Kcal/kg) 2852 2856 2860 2862 2865 2869 2871 2875 2879 Protein thô (%) 20.0 20.0 20.0 20.0 20.0 20.0 20.0 20.0 20.0 Lysine tiêu hóa (%) 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Canxi (%) 1.10 1.10 1.10 1.00 1.00 1.00 0.90 0.90 0.90 Phốt pho dễ hấp thu (%) 0.50 0.45 0.40 0.50 0.45 0.40 0.50 0.45 0.40 Giá (đ/kg) 6279 6266 6302 6288 6275 6311 6298 6284 6293 Bảng 2b. Khẩu phần thức ăn cho ngan thí nghiệm giai đoạn 4-7 tt. (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9 Ngô 20.96 21.19 21.41 21.52 21.75 21.97 22.08 22.31 22.54 Tấm gạo tẻ 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00 15.00 Sắn khô 25.00 25.00 25.00 25.00 25.00 25.00 25.00 25.00 25.00 Khô dầu đậu tương 30.77 30.73 30.70 30.68 30.64 30.60 30.59 30.55 30.51 Khô dầu dừa 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 3.00 Dầu thực vật 0.99 0.91 0.83 0.80 0.71 0.64 0.60 0.52 0.44 Premix Vitamin-khoáng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Cholin Chloride 60% 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 Lysine -HCl 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.08 0.08 0.08 0.08 DL-Methionine 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19 0.19 L-Threonine 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 Chất chống mốc 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 0.10 Mycofix Plus 4.0 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 Muối 0.13 0.13 0.13 0.13 0.13 0.13 0.13 0.13 0.13 Nabica (NaHCO3) 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Bột đá 0.90 1.11 1.31 0.63 0.84 1.03 0.35 0.55 0.75 DCP (17% P) 2.25 1.93 1.62 2.24 1.93 1.62 2.24 1.93 1.62 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Vật chất khô (%) 88.6 88.5 88.6 88.6 88.5 88.5 88.5 88.5 88.5 M.E. (Kcal/kg) 2900 2900 2900 2900 2900 2900 2900 2900 2900 Protein thô 18.0 18.0 18.0 18.0 18.0 18.0 18.0 18.0 18.0 Lysine tiêu hóa (%) 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 0.90 Canxi 1.00 1.00 1.00 0.90 0.90 0.90 0.80 0.80 0.80 Phốt pho dễ hấp thu (%) 0.45 0.40 0.35 0.45 0.40 0.35 0.45 0.40 0.35 Giá (đ/kg) 5931 5910 5939 5915 5891 5920 5895 5862 Thành phần dinh dưỡng (%) (%) 5959
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan