Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định nhu cầu canxi và phốt pho của ngan pháp và vịt cv super m giai đoạn đẻ ...

Tài liệu Xác định nhu cầu canxi và phốt pho của ngan pháp và vịt cv super m giai đoạn đẻ trứng trong điều kiện chăn nuôi tập trung

.PDF
20
187
133

Mô tả:

Xác định nhu CV Super M tập trung cầu giai canxi đoạn và đẻ phốt pho của ngan Pháp và vịt trứng trong điều kiện chăn nuôi Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Trần Việt Phương, 1 Vũ Thị Thảo, 1Phùng Đức Tiến, 1Nguyễn Ngọc Dụng, 1Vũ Đức Cảnh Bộ môn Dinh dưỡng, Thức Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ăn Chăn nuôi và Sầm Văn Hải, Đồng cỏ; 1 Tóm tắt Hai thí nghiệm đã được tiến hành nhằm xác định nhu cầu của ngan Pháp và vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng về canxi và phốt pho dễ hấp thu. Thí nghiệm thứ nhất được thực hiện trên 765 ngan Pháp dòng R71 giai đoạn đẻ trứng từ 29 đến 52 tuần tuổi (576 mái và 180 trống) tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương-viện Chăn nuôi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: Nhân tố 1 là canxi (gồm ba mức 3,5%; 3,2% và 3,0%); nhân tố thứ hai là mức phốt pho dễ hấp thu (gồm 2 mức: 0,45% và 0,40%, hệ số tiêu hóa phốt pho để tính tỷ lệ phốt pho hữu dụng được tính theo khuyến cáo của INRA, 2004), tổng số (3 x 2) 6 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 3 lần lặp lại. Thí nghiệm thứ hai được thực hiện trên 720 vịt CV Super M (dòng M2) giai đoạn đẻ trứng từ 25 đến 58 tuần tuổi (576 mái và 144 trống) tại trại chăn nuôi Cẩm Bình. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố tương tự như thí nghiệm thứ nhất và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với tổng số 6 lô thí nghiệm, mỗi lô có 4 lần lặp lại. Các kết quả của hai thí nghiệm cho thấy, nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của ngan Pháp và vịt CV Super M2 giai đoạn đẻ trứng được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 3,5% và 0,45%, tương ứng với tỷ lệ Ca/Pdht là 7,8/1. 1. Đặt vấn đề Trong thời kỳ đẻ trứng, hàm lượng canxi (Ca) và phốt pho (P) trong máu của gia cầm mái tăng gấp 3 lần so với bình thường (Dương Thanh Liêm, 2008). Vỏ trứng được hình thành trong tử cung (uterus), trong khoảng thời gian từ 19-20 giờ (Malden Nesheim và ctv, 1979). Để đáp ứng nhu cầu Ca cho tạo vỏ trứng, mỗi một giờ gà mái cần phải hấp thu từ thức ăn 100 đến 125 mg Ca (Farmer và ctv, 1983; Singh và Panda, 1996) để sao cho mỗi một ngày gà mái phải tích lũy được từ 3 đến 5 g Ca (Roland, 1986; Ross Breeder, 1998). Thiếu Ca trong khẩu phần, gia cầm mái phải huy động Ca dự trữ trong cơ thể (chủ yếu từ xương) cho tạo vỏ trứng. Nhưng lượng Ca dự trữ trong xương chỉ đủ để tạo vỏ cho 3-4 quả trứng (Leeson và Summer, 2001). Bởi vậy, để quá trình tạo trứng được diễn ra bình thường, gia cầm mái nhất thiết phải được cung cấp đủ nhu cầu Ca và P từ thức ăn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và do đó đã có khá nhiều khuyến cáo về nhu cầu Ca và P cho gà đẻ để các nhà chăn nuôi và sản xuất thức ăn tham khảo, sử dụng như những cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, những nghiên cứu nhu cầu Ca và P của ngan và vịt đẻ rất hạn chế. Khuyến cáo của NRC (1994) cho vịt Bắc Kinh sinh sản (breeder) dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu từ những năm 1980 và 1990 của thế kỷ trước. Hiện nay, phần lớn những khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm của NRC (1994) đều được xem xét lại vì không còn phù hợp với tiềm năng di truyền về năng suất sinh trưởng và sinh sản của các giống gia cầm hiện đại. Có sự khác biệt rất lớn giữa các nguồn tài liệu về nhu cầu Ca và P cho vịt đẻ. Theo NRC (1994), nhu cầu Ca cho vịt Bắc Kinh giai đoạn sinh sản là 2,75%. Khuyến cáo của hãng Cherry Valley cho vịt CV Super M2 là 3,5%; tương tự, khuyến cáo của hãng Grimaud Freres (2006) về nhu cầu Ca trong thức ăn hỗn hợp cho ngan Pháp và vịt Bắc Kinh là như nhau (3,0%-3,2%). Hơn nữa nhu cầu Ca và P của thủy cầm đẻ trứng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và thức ăn, nơi mà chúng được nuôi dưỡng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định nhu cầu Ca và phốt pho dễ hấp thu của ngan Pháp và vịt CV Super M nuôi dưỡng trong điều kiện chăn nuôi tập trung ở Việt Nam. 2. Vật liệu va phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Bảy năm mươi sáu (756) ngan Pháp dòng R71 (576 mái và 180 trống) và 720 vịt CV Super M2 (576 mái và 144 trống) đã được sử dụng để khảo sát nhu cầu canxi và phốt pho của chúng trong giai đoạn đẻ trứng. Ngan và vịt thí nghiệm được đeo số cánh từng con, nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng (có chất độn chuồng) kiểu thông thoáng tự nhiên. Trong giai đoạn non và hậu bị (từ 0 đến 28 tuần tuổi đối với ngan và từ 0-24 tuần tuổi đối với vịt), ngan và vịt thí nghiệm được ăn cùng một khẩu phần, nuôi cùng một chế độ (áp dụng riêng cho từng đối tượng). - Khẩu phần thức ăn cho ngan thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu: Ngô, sắn, tấm gạo tẻ, khô dầu đậu tương, bột thịt xương, dầu thực vật, bột đá (CaCO3), dicanxi phốt phát (CaHPO4), premix vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp. - Thí nghiệm trên ngan Pháp sinh sản được thực hiện tại trạm nghiên cứu chăn nuôi Ngan thuộc Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương trong thời gian từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010. - Thí nghiệm trên vịt CV Super M sinh sản được thực hiện tại trại chăn nuôi Cẩm Bình thuộc Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương trong thời gian từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010. 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm hai nhân tố. Nhân tố 1 là mức canxi trong khẩu phần (3 mức: 3,5%; 3,2% và 3,0%) và nhân tố 2 là mức phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần (2 mức: 0,45% và 0,40%) với tổng số (2 x 3) 6 lô thí nghiệm, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 3 lần lặp lại (đối với ngan) và 4 lần lặp lại (đối với vịt). Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 1. 2.3. Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dưỡng Trước khi phối hợp khẩu phần (KP), tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều được lấy mẫu, phân tích xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu như : ẩm (TCVN-4326-2001), xơ thô (TCVN-4329-1993), mỡ thô (TCVN-4331-2001), protein thô (TCVN-4328-2001), canxi (TCVN-1526-1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC). Hàm lượng các axit amin tiêu hóa của các nguyên liệu được tính toán trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa của từng axit amin theo khuyến cáo của hãng AJINOMOTO cho gia cầm (Ajinomoto Animal Nutrition, 1998). Hàm lượng phốt pho dễ hấp thu của các nguyên liệu thức ăn được tính toán dựa trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa phốt pho theo khuyến cáo của INRA (2004). Các khẩu phần thức ăn được phối hợp bằng việc sử dụng phần mềm xây dựng khẩu phần tối ưu của Mỹ (Brill). Hàm lượng canxi và phốt pho được điều chỉnh trên cơ sở tăng giảm tỷ lệ bột đá (CaCO3) và dicanxi phốt phát (CaHPO4) (bảng 2). Các khẩu phần đều được bổ sung premix vitamin-khoáng có tỷ lệ và thành phần như nhau để đảm bảo hàm lượng vitamin D3 trong khẩu phần là như nhau. - Thức ăn cho ngan và vịt được sản xuất dưới dạng viên đường kính 4,0 mm được thực hiện trong suốt giai đoạn đẻ trứng. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Số con/lô (con) Số lần lặp lại Số con/lần lặp lại Mái/trống Số con/lô (con) Số lần lặp lại Số con/lần lặp lại Mái/trống ME (kcal/kg) Protein thô (%) Ca (%) Pdht (%) Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Thí nghiệm trên ngan Pháp dòng R71 126 126 126 126 3 3 3 3 42 42 42 42 3,2/1 3,2/1 3,2/1 3,2/1 Thí nghiệm trên vịt CV Super M 120 120 120 120 4 4 4 4 30 30 30 30 4/1 4/1 4/1 4/1 Mức cac chất dinh dưỡng trong khẩu phần 2700 2700 2700 2700 18,0 18,0 18,0 18,0 3,5 3,5 3,2 3,2 0,45 0,40 0,45 0,40* Lô 5 Lô 6 126 3 42 3,2/1 126 3 42 3,2/1 120 4 30 4/1 120 4 30 4/1 2700 18,0 3,0 0,45 2700 18,0 3,0 0,40* 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Trong giai đoạn từ 0 tuần tuổi (tt) đến khi kết thúc giai đoạn hậu bị (24 tt đối với vịt và 28 tt đối với ngan Pháp), cứ hai tuần một lần, vịt và ngan thí nghiệm được cân để xác định sự thay đổi khối lượng cơ thể để điều chỉnh thức ăn nhằm đạt được khối lượng chuẩn theo khuyến cáo của hãng Grimaud (đối với ngan Pháp) và hãng Cherry Valley (đối với vịt CV Super M). - Khi kết thúc giai đoạn hậu bị (24 tt đối với vịt và 28 tt đối với ngan Pháp), toàn bộ ngan và vịt thí nghiệm được cân từng con, sau đó được phân đều vào các lô thí nghiệm. - Lượng thức ăn ăn vào được cân và ghi chép hàng ngày để tính toán mức tiêu tốn và chi phí cho 10 trứng giống. - Trứng của ngan và vịt được thu nhặt hàng ngày để theo dõi tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng. - Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng như: Khối lượng, chỉ số Haugh, khối lượng lòng đỏ, khối lượng lòng trắng, độ dày vỏ, độ chịu lực của vỏ trứng được xác định vào các thời điểm: 32, 34 và 38 tuần. - Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở được khảo sát vào các thời điểm 30, 33, 35, 38 và 40 tuần (đối với ngan Pháp) và 36, 38; 40, 42 và 44 tuần (đối với vịt CV Super M). 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P nhỏ hơn 0,05. Bảng 2. Khẩu phần thức ăn cho ngan Pháp và vịt CV Super M (%) Nguyên liệu Ngô hạt loại 1 Tấm gạo tẻ Sắn khô Khô đậu tương Bột cá 55% Pr Bột đá trắng DCP (17% P) Dầu thực vật Premix Vitamin-khoáng Choline (60%) L-Lysine HCl DL-Methionine L-Threonine Muối (NaCl) Nabica (NaHCO3) Chất chống mốc Mycofix Plus 4.0 Tổng Thành phần dinh dưỡng VCK (%) ME (kcal/kg) Protein thô (%) Ca (%) Pav (%) Lysine tiêu hóa Methionine tiêu hóa Giá (đ/kg) Lô 1 17.00 15.00 23.66 29.16 3.00 7.82 1.60 1.23 0.25 0.08 0.26 0.33 0.08 0.11 0.27 0.10 0.05 100.00 Lô 2 16.86 15.00 23.98 29.16 3.00 8.01 1.29 1.16 0.25 0.08 0.26 0.34 0.08 0.11 0.27 0.10 0.05 100.00 Lô 3 17.13 15.00 25.00 29.04 3.00 6.98 1.60 0.72 0.25 0.08 0.26 0.34 0.08 0.10 0.27 0.10 0.05 100.00 Lô 4 17.36 15.00 25.00 29.00 3.00 7.18 1.29 0.64 0.25 0.08 0.26 0.34 0.08 0.10 0.27 0.10 0.05 100.00 Lô 5 18.28 15.00 25.00 28.84 3.00 6.42 1.60 0.33 0.25 0.08 0.27 0.33 0.08 0.10 0.27 0.10 0.05 100.00 Lô 6 18.26 15.00 25.00 29.02 3.00 6.62 1.28 0.30 0.25 0.08 0.26 0.33 0.08 0.10 0.27 0.10 0.05 100.00 88.57 2,700.00 18 3.5 0.45 0.95 0.579 6356 88.55 2,700.00 18 3.5 0.4 0.95 0.579 6332 88.42 2,700.00 18 3.2 0.45 0.95 0.579 6330 88.40 2,700.00 18 3.2 0.4 0.95 0.579 6305 88.31 2,700.00 18 3,0 0.45 0.95 0.579 6312.00 88.29 2,700.56 18.07 3,0 0.4 0.95 0.578 6290.00 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của ngan Pháp và vịt CV Super M. Ở gia cầm đẻ trứng, khoảng 80% lượng Ca hấp thu được từ thức ăn được dùng để tạo vỏ trứng (Leeson và Summer, 2001). Bởi vậy, cũng như các giống gia cầm khác, vịt và ngan trong giai đoạn này rất nhậy cảm với sự thay đổi hàm lượng Ca và P trong khẩu phần. Các bảng 3a và 3b trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức Ca và Pdht trong KP đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của ngan Pháp và vịt CV Super M. Bảng 3a. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của ngan Pháp Tỷ lệ đẻ qua các tuần (bình quân 4 tuần liên tiếp) (%) 29-32 tt 33-36 tt 37-40 tt 41-44 tt 45-49 tt 49-52 tt Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần Th 12.4a 76.3 82.3a 78.7a 72.6a 67.1a Tb 15.8b 73.1 90.1b 78.1b 69.3b 64.2b C 15.9b 74.5 91.3b 81.0ab 76.3c 70.7c SE 0.66 1.00 0.75 0.75 0.77 0.74 P 0.000 0.078 0.000 0.019 0.000 0.000 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần Th 13.4a 73.7 87.1 79.7 72.5 66.2a C 16.0b 75.6 88.7 78.8 73.0 68.4b SE 0.54 0.82 0.61 0.61 0.63 0.60 P 0.001 0.108 0.070 0.267 0.621 0.010 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần Th*Th 9.9a 76.9 81.7a 79.0ab 74.6ad 68.0a Th*Tb 14.9bd 75.7 82.9a 78.4ab 70.6ab 66.1a Th*C 12.6ab 72.1 90.7bc 80.5a 67.5b 64.2a C*Th 19.0c 74.2 89.6bc 75.7b 71.2abc 64.3a C*Tb 17.6cd 72.1 88.9b 79.8ab 75.5cd 66.5a C*C 14.1bd 76.8 93.6c 82.2a 77.1d 74.9b SE 0.93 1.42 1.05 1.06 1.08 1.04 P 0.000 0.120 0.023 0.003 0.001 0.000 TB NST (q/mái) 64.9a 65.1a 68.3b 0.37 0.000 109.0a 109.4a 114.7b 0.63 0.000 65.5a 66.7b 0.30 0.003 110.0a 112.1b 0.51 0.003 65.0ab 64.8b 64.6b 65.7ab 66.7a 69.8c 0.53 0.008 109.2ab 108.8b 108.5b 110.3ab 112.1a 117.2c 0.89 0.008 Ghi chú: tt = tuần tuổi; TB = trung bình; NST = năng suất trứng; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê. Các số liệu ở các bảng 3a và 3b cho thấy, trong giai đoạn đẻ trứng, ngan Pháp và vịt CV Super M có đáp ứng giống nhau đối với sự thay đổi hàm lượng Ca và P khẩu phần. Tỷ lệ đẻ ở ngan Pháp tăng khi mức Ca KP tăng từ 3,0 % lên 3,2 % và 3,5 %. Sự khác biệt về tỷ lệ đẻ giữa các lô càng trở nên rõ rệt vào giai đoạn kể từ 45 tuần tuổi trở đi. Trong giai đoạn này, nhóm ngan được ăn KP có tỷ lệ Ca cao cao hơn so với nhóm ngan được ăn KP có tỷ lệ Ca trung bình và thấp từ 5,0% đến 10,0% (P < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đẻ và năng suất trứng (tính bình quân 23 tuần đẻ) giữa nhóm ngan được ăn KP có mức Ca thấp và trung bình. Nhưng tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của nhóm ngan được ăn KP có mức Ca cao cao hơn rất rõ rệt so với hai nhóm còn lại, tỷ lệ đẻ cao hơn 4,92% ; năng suất trứng cao hơn 4,84% (P< 0,001). Đối với vịt CV Super M, trong 4 tuần đầu tiên, đáp ứng của vịt về tỷ lệ đẻ đối với các mức Ca trong KP không rõ rệt. Bắt đầu từ tuần thứ 34 trở đi cho đến hết 58 tt, tỷ lệ đẻ của vịt tăng cùng với sự tăng của mức Ca trong KP. Sự tăng này rất rõ rệt vào các giai đoạn từ 40 đến 49 tt. Tỷ lệ đẻ trung bình cả giai đoạn đẻ trứng (33 tuần) ở nhóm vịt được ăn KP có mức Ca cao cao hơn so với nhóm được ăn KP có mức Ca trung bình và thấp từ 4,5- 6,6% (P = 0,001). Bảng 3b. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của vịt CV Super M Th Tb C SE P Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P Tỷ lệ đẻ qua các tuần (bình quân 5 tuần liên tiếp) (%) 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 tt tt tt tt tt tt Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 37.8 66.1a 70.0a 77.2a 74.5a 73.1a 35.8 66.4a 71.3a 79.9b 78.4b 73.2a 37.2 68.3b 74.1b 83.3c 83.4c 76.0b 1.14 0.49 0.45 0.51 0.65 0.53 0.443 0.003 0.001 0.001 0.001 0.001 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 37.0 66.7 70.9a 78.9a 77.9a 73.3a b b b 36.9 67.1 72.7 81.3 79.7 75.0b 0.93 0.40 0.37 0.42 0.53 0.43 0.980 0.416 0.001 0.001 0.015 0.005 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 38.4 66.5 69.2 75.4 74.9a 72.9a 37.2 65.7 70.9 78.9 74.0a 73.4a 35.6 66.4 70.4 79.4 76.7ad 73.9a 36.0 66.4 72.3 80.4 80.2bd 72.6a 36.9 67.2 73.1 82.0 82.0bc 73.0a 37.5 69.3 75.1 84.5 84.8c 79.0b 1.62 0.69 0.64 0.72 0.92 0.75 0.815 0.098 0.949 0.187 0.032 0.001 TB (25-58 tt) NST (quả/ mái) 68.0a 71.7b 76.5c 0.54 0.001 67.1a 68.4b 71.5c 0.32 0.001 159.7a 162.8b 170.2c 0.76 0.001 71.2a 72.9b 0.44 0.007 68.3a 69.8b 0.26 0.001 162.5a 166.0b 0.62 0.001 66.5a 69.6b 72.5bc 71.0b 74.8c 78.2d 0.76 0.002 66.5a 67.7ab 68.2ab 68.7bc 70.1c 72.9d 0.45 0.033 158.3a 161.1ab 162.3ab 163.4bc 166.9c 173.5d 1.08 0.033 55-58 tt Ghi chú: tt = tuần tuổi; TB = trung bình; NST = năng suất trứng; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Tăng tỷ lệ phốt pho dễ hấp thu trong KP từ 0,40% lên 0,45% đã làm tăng tỷ lệ đẻ ở ngan Pháp. Tuy nhiên, mức độ nhậy cảm của ngan đối với sự thay đổi tỷ lệ Pdht trong KP không rõ rệt như đối với sự thay đổi hàm lượng Ca. Tuy nhiên, tính trung bình trong 23 tuần đẻ, nhóm ngan được ăn KP có mức P dht cao có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng cao hơn so với nhóm được ăn KP có mức Pdht thấp (P = 0,003). Vịt CV Super M tỏ ra nhậy cảm hơn ngan Pháp đối với sự thay đổi hàm lượng Pdht trong KP. Kể từ tuần tuổi thứ 35 trở đi, nhóm vịt được ăn KP có mức Pdht cao trong KP luôn có tỷ lệ đẻ cao hơn so với nhóm vịt được ăn KP có mức Pdht thấp. Năng suất trứng tính trung bình trong 33 tuần đẻ của nhóm vịt được ăn KP có mức Pdht cao cao hơn rõ rệt so với nhóm được ăn KP có mức Pdht thấp (P =0,001). Hai nguyên tố Ca và P có quan hệ với nhau rất mật thiết, từ hấp thu, trao đổi, chuyển hóa và tích lũy. Bởi vậy, không khó giải thích khi thấy ảnh hưởng tương tác rất rõ của các mức Ca và Pdht trong KP đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của ngan Pháp và vịt CV Super M. Qua khảo sát ảnh hưởng tương tác này, chúng tôi thấy, nhóm ngan Pháp được ăn KP có mức Ca và Pdht cao có tỷ lệ đẻ cao nhất, cao hơn so với các nhóm khác từ 4,6% đến 8,0% (P = 0,008). Tương tự, nhóm vịt được ăn KP có tỷ lệ Ca và Pdht cao có tỷ lệ đẻ cao hơn các nhóm khác từ 4,0% đến 9,6% (P = 0,033). Theo kết quả nghiên cứu này, mức Ca 3,5% và Pdht 0,45% trong khẩu phần tỏ ra thích hợp đối với ngan Pháp và vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng. Kết quả của nghiên cứu này tương tự như kết quả nghiên cứu của Clunies và ctv (1992) trên gà đẻ khi các tác giả khảo sát 3 mức Ca KP (2,5%; 3,5% và 4,5%) và cho thấy, mức Ca 3,5% cho kết quả tốt nhất về sức tiêu thụ thức ăn và tỷ lệ đẻ. Các nghiên cứu của Ahmad và ctv (2003) cũng cho thấy khi tăng dần tỷ lệ Ca trong KP cho gà đẻ (từ 2,5% lên 5,0%), tỷ lệ đẻ và năng suất trứng tốt nhất thấy ở nhóm được ăn KP có mức Ca 3,5%. 3.2. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng. Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các mức Ca và Pdht trong KP đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp và vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng được trình bày ở các bảng 4a; 4b và 4c. Bảng 4a. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của ngan Pháp giai đoạn đẻ trứng Th Thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn qua các tuần đẻ Trung bình 29-32 tt 33-36 tt 37-40 tt 41-44 tt 45-48 tt 49-52 tt TĂ TT TĂ TT TĂ TT TĂ TT TĂ TT TĂ TT TĂ TT CP Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 139 2.25 165 2.02a 166 2.13a 164 2.28a 163a 2.48a 160 2.48a 15.62a 13.02a 168 Tb C SE P Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 138 2.35 165 1.84b 163 2.12a 160 10.44b 167 b 135 9.57 165 2.31 166 1.83b 163 2.03b 160 1.31 0.51 1.06 0.04 2.03 0.02 1.82 0.03 1.62 0.062 0.000 0.147 0.114 0.857 0.000 0.408 0.043 0.114 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 137 12.7a 166 2.32 162a 1.88 164 2.08 162 b 137 9.3 167 2.29 168b 1.91 163 2.11 161 1.12 0.44 0.87 0.03 1.66 0.02 1.49 0.03 1.32 0.994 0.000 0.661 0.420 0.024 0.361 0.658 0.396 0.926 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần a 138 2.26a 164 2.03 164 2.10ab 162ab 16.01a 168 a 140 2.24a 165 2.01 167 2.17a 167a 10.03bc 168 b 138 2.31b 160 1.78 164 2.06ab 160ab 13.29ab 164 137 7.59c 169a 2.40b 169 1.89 161 2.19a 160ab 135 8.83c 167ab 2.40b 163 1.84 164 2.09ab 163ab b 134 2.23a 169 1.82 161 1.98b 157b 10.30bc 164 1.85 0.73 1.50 0.05 2.87 0.03 2.58 0.04 2.29 0.694 0.000 0.016 0.030 0.310 0.059 0.452 0.014 0.048 2.36a 2.12a 0.03 0.000 164ab 169b 1.61 0.034 2.61b 159 2.45a 2.44a 160 2.35b 0.04 0.59 0.02 0.001 0.280 0.000 2.27 2.23 0.02 0.254 163a 167b 1.31 0.044 2.53 159a 2.44 15.38 2.49 160b 2.42 15.29 0.03 0.48 0.01 0.08 0.463 0.029 0.192 0.422 2.18d 2.37ab 2.44a 2.27bd 2.19c 2.06c 0.04 0.000 162 164 162 166 166 172 2.27 0.755 2.42ac 2.53ab 2.59ab 2.64b 2.56ab 2.31c 0.05 0.001 15.47a 14.93b 0.10 0.000 159 161 158 160 161 160 0.84 2.46ab 15.45a 0.277 0.001 2.50a 15.79a ab 15.44a ab 15.50a 2.45 2.45 b 2.41 15.26a 2.30c 14.59b 0.02 0.14 0.001 Ghi chú: tt = tuần tuổi; TB = trung bình; NST = năng suất trứng; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; TĂ = thức ăn ăn vào (g/con/ngày); TT = tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg); CP = chi phí thức ăn/10 trứng (1000 đ); Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê. Các số liệu ở các bảng 4a cho thấy, sức tiêu thụ thức ăn của ngan Pháp tăng dần theo tuổi. Theo đó khả năng ăn vào của ngan Pháp tăng từ 135-139 g/con/ngày lên mức trên 160 g ở tuần thứ 41. Mức ăn trung bình trong suốt 23 tuần đẻ của ngan Pháp khoảng 160g/con/ngày và không có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm ngan được ăn KP có các mức Ca và P dht khác nhau. Lượng thức ăn ăn vào của vịt CV Super M cũng tăng theo tuổi (bảng 4b), nhưng nhìn chung có xu hướng cao hơn khá nhiều so với ngan Pháp. Lượng thức ăn ăn vào tính bình quân trong 33 tuần đẻ của vịt CV Super M cao hơn so với mức ăn vào của ngan Pháp (bình quân 23 tuần đẻ) từ 25,6% đến 32,5%. Bảng 4b. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng Th Tb C SE P Th C Lượng thức ăn ăn vào (g/con/ngày) 25-29 tt 30-34 tt 35-39 tt 40-44 tt 45-49 tt 50-54 tt Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 154 204a 209a 224a 237a 228a 154 200b 203b 219b 229b 230a 151 196b 202b 214b 219c 211b 1.04 1.28 1.30 1.47 1.63 1.20 0.052 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 155a 200 207 221a 229 225a b b 151 200 202 217 228 221b 55-58 tt TB 233a 221b 215c 1.41 0.001 212a 208b 201c 0.69 0.001 225a 221b 208a 205b SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 0.85 1.04 1.06 1.20 1.33 0.98 0.001 0.635 0.002 0.038 0.438 0.001 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 157 199a 208a 225 238 230 b a 151 209 210 224 236 226 a a 156 201 208 220 230 231 a b 152 198 198 218 228 228 a ab 152 198 205 218 220 215 150 194a 198b 211 219 207 1.48 1.81 1.84 2.08 2.30 1.69 0.270 0.001 0.004 0.317 0.962 0.265 1.15 0.022 0.56 0.001 232a 235ab 225c 218cd 218cd 211d 1.99 0.022 212a 212a 210a 205b 203b 198c 0.97 0.019 Ghi chú: tt = tuần tuổi; TB = trung bình; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Khác với ngan Pháp, ở vịt CV Super M, lượng ăn vào có xu hướng giảm khi hàm lượng Ca trong KP tăng. Mức ăn vào bình quân của nhóm vịt được ăn KP có mức Ca KP cao là 201 g/con/ngày, thấp hơn so với nhóm được ăn KP có mức Ca thấp 4,8% (P = 0,001). Đáp ứng của vịt CV Super M về khả năng tiêu thụ thức ăn đối với lượng Pdht trong KP cũng có xu hướng tương tự như đối với mức Ca KP. Nhóm vịt được ăn KP có hàm lượng Pdht thấp có xu hướng ăn nhiều hơn so với nhóm vịt được ăn KP có hàm lượng Pdht cao (P = 0,001). Tiêu tốn thức ăn/10 trứng tính bình quân trong 23 tuần đẻ ở ngan Pháp dao động từ 2,3-2,5 kg (chi phí thức ăn dao động từ 14,93 đến 15,63 nghìn đồng). Nhóm ngan được ăn KP có hàm lượng Ca cao có mức tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp hơn so với nhóm ngan được ăn KP có mức Ca trung bình và thấp từ 5,9% và 7,9%. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức tiêu tốn thức ăn giữa hai nhóm ngan được ăn KP có mức Pdht cao và thấp (2,42 kg so với 2,44 kg; P = 0,192). Mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống ở vịt CV Super M cao hơn đáng kể so với ngan Pháp (mức này dao động từ 2,75 – 3,24 kg) (bảng 4c). Bảng 4c. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến khả năng tiêu thụ thức ăn của vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng Th Tb C SE P Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống (kg) 25-29 t 30-34 t 35-39 t 40-44 t 45-49 t 50-54 t Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 6.69 3.13a 3.03a 2.94a 3.28a 3.16a 7.09 3.03b 2.88b 2.78b 3.00b 3.17a 5.78 2.92c 2.76c 2.61c 2.65c 2.81b 0.51 0.03 0.03 0.03 0.04 0.02 0.179 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 55-58 t Trung bình TT CP 3.46a 3.11b 2.84c 0.02 0.001 3.21a 3.07b 2.84c 0.02 0.001 20.25a 19.37b 18.03c 0.11 0.001 Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 6.58 3.03 2.96 2.84 3.02 3.11 3.20 6.46 3.02 2.82 2.71 2.93 2.99 3.08 0.42 0.02 0.02 0.02 0.03 0.02 0.02 0.841 0.760 0.001 0.001 0.026 0.001 0.001 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 6.82 3.01a 3.05 3.02 3.30 3.21a 3.52a 6.56 3.24b 3.00 2.87 3.26 3.12a 3.40a 6.71 3.07a 2.99 2.82 3.07 3.15a 3.13b 7.47 3.00a 2.77 2.74 2.93 3.19a 3.10b 6.21 3.01a 2.84 2.69 2.70 2.97b 2.95c 5.36 2.83c 2.68 2.53 2.60 2.65c 2.73d 0.73 0.04 0.04 0.04 0.05 0.03 0.03 0.531 0.001 0.100 0.558 0.609 0.001 0.010 3.09 2.99 0.01 0.001 19.51 18.92 0.09 0.001 3.24a 3.19a 3.11a 3.02a 2.93a 2.75a 0.03 0.024 20.36a 20.14ad 19.61de 19.12be 18.57b 17.49c 0.16 0.022 Ghi chú: tt = tuần tuổi; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; TT = tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg); CP = chi phí thức ăn/10 trứng (1000 đ); Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Vịt CV Super M tỏ ra rất nhậy cảm đối với sự thay đổi của hàm lượng Ca và Pdht trong KP. Vịt ở các lô được ăn KP có mức Ca thấp ăn nhiều thức ăn hơn và do đó mức tiêu tốn thức ăn/10 trứng cũng cao hơn so với nhóm vịt được ăn KP có mức Ca trung bình và thấp từ 7,5% đến 11,5% (P = 0,001). Tương tự, nhóm vịt được ăn KP có hàm lượng Pdht cao có mức tiêu tốn thức ăn 2,99 kg, thấp hơn so với nhóm vịt được ăn KP có mức Pdht thấp (3,09 kg), sự sau khác này có ý nghĩa thống kê (P = 0,001). Khi khảo sát ảnh hưởng tương tác giữa các mức Ca và Pdht trong KP đến hiệu quả sử dụng thức ăn (thông qua chỉ tiêu tiêu tốn và chi phí thức ăn/10 trứng), chúng tôi thấy có ảnh hưởng tương tác rất rõ rệt cả ở ngan Pháp và vịt CV Super M. Ảnh hưởng tương tác này thể hiện ở xu hướng đáp ứng của ngan và vịt về sự thay đổi hàm lượng Ca và Pdht trong KP, hiệu quả sử dụng thức ăn luôn tuân theo quy luật tăng dần khi mức Ca và Pdht trong khẩu phần tăng. Qua khảo sát mối quan hệ tương tác này, chúng tôi rút ra được kết luận: Đối với ngan Pháp và vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng, những lô được ăn KP có mức Ca cao và Pdht cao (3,5% và 0,45%) có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn cả. Khi xem xét đồng thời năng suất sinh sản và hiệu quả thức ăn ở ngan Pháp và vịt CV Super M, chúng tôi thấy mức Ca KP 3,5% và mức Pdht trong KP là 0,45% là thích hợp nhất. So với khuyến cáo của NRC (1994) về nhu cầu Ca trong thức ăn hỗn hợp cho vịt Bắc Kinh giai đoạn sinh sản, mức Ca thích hợp trong KP cho vịt và ngan ở nghiên cứu này cao hơn 27,3% (3,5% so với 2,75%). Tuy nhiên, cũng phải lưy ý rằng, mức mà NRC khuyến cáo (2,75%) tương ứng với KP có hàm lượng năng lượng trao đổi 2900 kcal/kg và mức protein thô là 15%. Tuy nhiên, hiện nay, trong thực tế, mức protein thô 15% hầu như không được áp dụng trong sản xuất đối với ngan, vịt đẻ (dù là các giống chuyên dụng thịt hay chuyên dụng trứng). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, các khuyến cáo của NRC (1994) về các chất dinh dưỡng cho gia cầm nói chung và thủy cầm (ngan và vịt Bắc Kinh) nói riêng đều không còn phù hợp với tiềm năng năng suất của các giống hiện tại (Rush và ctv, 2005). Mức khuyến cáo của Đài Loan (Jeng-Fang Huang, 2007) về mức Ca và Pdht trong thức ăn hỗn hợp (88% vật chất khô; 2730 kcal ME/kg; 18,7% protein thô) cho vịt đẻ chuyên trứng giống Tsaiya là 3,0% và 0,43%, tương ứng. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất về ảnh hưởng của mức Ca cao trong KP đến tỷ lệ đẻ và năng suất trứng ở gia cầm nói chung và ngan, vịt nói riêng. Scott và ctv (1971) đã có thông báo cho thấy, mức Ca 5% trong thức ăn hỗn hợp làm giảm lượng ăn vào và không cải thiện được tỷ lệ đẻ cũng như chất lượng vỏ trứng. Fisher (1983) cũng thông báo kết quả tương tự. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ahmad và ctv (2003) khi tăng mức Ca KP từ 2,5% lên 5% đã làm tăng tỷ lệ đẻ ở gà mái từ 75,3% lên 82,4% và không ảnh hưởng đến lượng ăn vào của gà mái. Ngay cả các khuyến cáo của hãng Cherry Valley về nhu cầu Ca và Pdht đối với vịt CV Super M giai đoạn đẻ trứng cũng không thống nhất theo thời gian. Theo trích dẫn của Lương Tất Nhợ và Hoàng Văn Tiệu (1993), nhu cầu Ca và P trong thức ăn cho vịt CV Super M (KP có 2700 kcal ME và 19,5% protein thô) là: 2,9% và 0,45%. Trong khi đó những khuyến cáo mới đây nhất cho vịt CV Super M dòng M2 và M3 về mức Ca và Pdht cao hơn rất nhiều (Cherry Valley, 2006). Cụ thể mức Ca và Pdht trong KP (2700 kcal ME và 19,5% protein thô) khuyến cáo cho vịt CV Super dòng M2: 3,5% và 0,45% và dòng M3: 3,75% và 0,40%. Khuyến cáo Hãng Grimaud Freres về nhu cầu Ca trong thức ăn hỗn hợp (2600 kcal ME/kg và 17,0%-20,0% protein thô) cho vịt Bắc Kinh và ngan Pháp giai đoạn đẻ trứng là từ 3,0% đến 3,2% và mức Pdht là 0,40%. So với khuyến cáo của các hãng Cherry Valley (2006) và Grimaud Freres (2006) trên cả hai đối tượng, thì kết quả của nghiên cứu này của chúng tôi gần với khuyến cáo của hãng Cherry Valley đối với vịt CV Super M2. Theo Leeson và Summer (2001), khả năng ăn vào của gia cầm sinh sản không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ môi trường và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong hướng dẫn gần đây của hãng Cherry Valley, (2006) về kỹ thuật nuôi dưỡng đối với vịt CV Super M 3 cũng nhấn mạnh, trong điều kiện thời tiết nóng ở các nước nhiệt đới, khi lượng ăn vào hàng ngày của vịt giai đoạn đẻ trứng giảm (< 180 g/con/ngày) thì mức Ca KP có thể đến 4,2%. 3.3. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu chất lượng trứng của ngan Pháp và vịt CV Super M. Nuôi ngan Pháp và vịt CV Super M sinh sản là để sản xuất con giống. Bởi vậy, mục tiêu của quá trình nuôi dưỡng chúng không chỉ nhằm nâng cao tỷ lệ đẻ và năng suất trứng, mà trứng được sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng để có thể sản xuất ra nhiều con giống chất lượng tốt trên một mái. Các bảng 5a; 5b; 6a và 6b trình bày những kết quả nghiên cứu về chất lượng trứng của ngan Pháp và vịt CV Super M dưới tác động ảnh hưởng của các mức Ca và Pdht KP. Bảng 5a. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu chất lượng vỏ trứng của ngan Pháp Th Tb C SE P Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 32 tuần 34 tuần 38 tuần Pv Dv CLv Pv Dv CLv Pv Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 8.197a 0.411a 4.403a 8.878a 0.388a 4.390a 10.343a 8.395a 0.418ab 4.750b 9.198b 0.410b 4.715b 10.688ab 8.907b 0.427b 4.867c 9.438b 0.434c 4.933c 10.960b 0.079 0.003 0.029 0.075 0.003 0.033 0.104 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 8.423 0.418 4.613 9.164 0.408 4.603 10.563 8.576 0.420 4.734 9.179 0.414 4.756 10.764 0.064 0.002 0.024 0.061 0.002 0.027 0.085 0.095 0.410 0.000 0.866 0.131 0.000 0.096 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 8.210 0.409 4.301 8.937 0.383 4.313 10.187 8.183 0.413 4.504 8.820 0.394 4.467 10.500 8.290 0.417 4.701 9.130 0.411 4.597 10.603 8.500 0.420 4.800 9.267 0.410 4.833 10.773 8.770 0.427 4.837 9.426 0.431 4.900 10.900 9.043 0.427 4.897 9.450 0.437 4.967 11.020 0.111 0.004 0.041 0.106 0.004 0.046 0.147 0.366 0.887 0.204 0.489 0.433 0.189 0.793 Dv CLv 0.387a 0.403b 0.411b 0.004 0.000 4.767a 4.822ab 4.942b 0.039 0.006 0.402 0.399 0.003 0.429 4.824 4.862 0.032 0.406 0.393 0.380 0.403 0.403 0.409 0.412 0.005 0.257 4.727 4.807 4.813 4.830 4.933 4.950 0.056 0.805 Ghi chú: Pv = khối lượng vỏ trứng (g); Dv = độ dày vỏ (mm); CLv = độ chịu lực của vỏ (g/cm2); Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Trong số các chỉ tiêu về chất lượng trứng, khối lượng, độ dày và độ chịu lực của vỏ trứng có ý nghĩa rất quan trọng. Theo Narushin và ctv (2002), vỏ trứng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của hợp tử, vỏ trứng phải đủ dày và đủ khỏe để vừa bảo vệ hợp tử tránh những tổn thương từ bên ngoài, vừa giúp cho trứng chịu được những tác động cơ học liên quan đến những thao tác (nhặt, vận chuyển, xếp vào máy ấp…vv) và do đó giảm tỷ lệ hao hụt trứng. Các số liệu ở các bảng 5a và 5b chỉ ra rất rõ rằng, khối lượng và độ dày của vỏ trứng ở ngan và vịt có liên quan rất chặt chẽ đến hàm lượng Ca trong KP. Khối lượng và độ dày vỏ trứng ở ngan Pháp và vịt CV Super M tăng tuyến tính với sự tăng hàm lượng Ca trong KP. Khối lượng và độ dày vỏ trứng lớn nhất thấy ở nhóm vịt và ngan được ăn KP có mức Ca cao. Các số liệu ở các bảng 5a cho thấy, ở ngan Pháp, khối lượng và độ dày của vỏ trứng ít chịu ảnh hưởng của mức Pdht trong KP. Tuy nhiên, ở vịt CV Super M, khi tăng mức Pdht trong KP đã làm tăng khối lượng và độ dày của vỏ trứng (bảng 5b). Khối lượng và độ dày của vỏ trứng là điều kiện để đánh giá độ khỏe mạnh của vỏ trứng. Độ khỏe của vỏ trứng còn được đánh giá bằng chỉ tiêu độ chịu lực. Các số liệu ở các bảng 5a và 5b cho thấy, độ chịu lực của vỏ trứng của ngan Pháp và vịt CV Super M tăng rõ rệt khi tăng hàm lượng Ca và Pdht trong KP. Bảng 5b. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu chất lượng vỏ trứng của vịt CV Super M Th Tb C SE P Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 32 tuần 34 tuần 38 tuần Pv Dv CLv Pv Dv CLv Pv Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 9.36a 0.43 4.56a 9.83a 0.39a 4.47a 9.79a 9.95b 0.44 4.69ab 9.79a 0.41b 4.52a 9.88a 10.01ab 0.44 4.77b 10.25b 0.42c 4.69b 10.47b 0.088 0.003 0.054 0.103 0.003 0.049 0.098 0.001 0.090 0.022 0.002 0.001 0.004 0.001 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 9.72 0.43a 4.63 9.79a 0.39a 4.47a 9.95a 9.82 0.44b 4.72 10.12b 0.41b 4.65b 10.14b 0.072 0.003 0.045 0.083 0.003 0.040 0.080 0.325 0.002 0.166 0.005 0.001 0.001 0.100 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 9.33 0.43 4.46 9.65 0.38 4.47 9.71 9.38 0.44 4.66 10.01 0.39 4.48 9.86 9.87 0.44 4.68 9.64 0.40 4.38 9.75 10.04 0.44 4.69 9.93 0.42 4.65 10.01 9.97 0.43 4.75 10.08 0.41 4.56 10.39 10.05 0.45 4.80 10.43 0.43 4.83 10.54 0.124 0.004 0.077 0.144 0.005 0.069 0.139 0.889 0.270 0.419 0.960 0.484 0.096 0.904 Dv CLv 0.38a 0.38a 0.40b 0.003 0.001 4.54a 4.59ab 4.73b 0.053 0.037 0.38a 0.39b 0.003 0.005 4.54a 4.70b 0.044 0.010 0.38 0.39 0.38 0.39 0.39 0.41 0.005 0.872 4.39 4.68 4.53 4.65 4.69 4.76 0.076 0.322 Ghi chú: Pv = khối lượng vỏ trứng (g); Dv = độ dày vỏ (mm); CLv = độ chịu lực của vỏ (g/cm2); Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao; Các số trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê Không thấy có ảnh hưởng tương tác giữa hàm lượng Ca và Pdht trong KP đến khối lượng, độ dày vỏ cũng như độ chịu lực của vỏ trứng ở ngan Pháp và vịt CV Super M ở tất cả các thời điểm quan sát. Tuy nhiên, thông qua khảo sát tương tác này, chúng tôi thấy, khối lượng, độ dày vỏ và độ chịu lực cao nhất thấy ở nhóm ngan và vịt được ăn KP có mức Ca và Pdht cao. Đối với mục tiêu sản xuất con giống. Tỷ lệ ấp nở và sức sống của gia cầm non lúc mới nở là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Rất nhiều tài liệu đã khuyến cáo, hai thái cực của khối lượng trứng (quá to và quá nhỏ) cần phải loại bỏ (Proudfoot và Hulan, 1981; Petek và ctv, 2003) và tỷ lệ ấp nở đạt cao nhất khi khối lượng trứng đạt giá trị trung bình đặc trưng của giống (Shatokhina, 1975; Gonzales và ctv, 1999). Các số liệu ở các bảng 6a và 6b cho thấy, khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ của trứng ngan Pháp và vịt CV Super M tăng dần theo tuổi. Ở ngan Pháp, kể từ 34 tt, khối lượng trứng đã đạt 77-78 g và lúc 38 tuần đạt 80-81 g. Ở vịt CV Super M, khối lượng trứng lúc 34 tt dao động từ 88-91 g và lúc 38 tuần đạt 94-96g. Bảng 6a. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ và chỉ số Haugh của trứng ngan Pháp 32 tuần Ptr 34 tuần Pđ Hg Ptr 38 tuần Pđ Hg Ptr Pđ Hg Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần Th 65.92 21.69 82.12 77.22 27.58 81.65 80.23 28.44 85.82 Tb 66.75 22.65 86.71 77.64 26.87 81.54 80.63 28.16 84.35 C 67.29 23.12 85.59 78.50 27.95 81.99 81.30 29.02 86.69 SE 0.66 0.51 1.67 0.60 0.36 1.12 0.71 0.40 1.69 P 0.338 0.139 0.130 0.312 0.097 0.956 0.564 0.297 0.615 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần Th 66.88 22.18 85.84 77.62 27.70 82.02 80.55 28.29 84.99 C 66.43 22.80 83.77 77.95 27.23 81.43 80.89 28.79 86.24 SE 0.54 0.42 1.36 0.49 0.29 0.91 0.58 0.32 1.38 P 0.554 0.302 0.286 0.642 0.259 0.652 0.677 0.276 0.526 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần Th*Th 66.35 21.33 85.89 77.12 27.81 82.27 80.10 28.52 86.35 Th*Tb 65.50 22.05 78.34 77.33 27.36 81.02 80.35 28.35 85.28 Th*C 67.20 22.01 86.32 77.46 27.38 82.70 80.34 27.39 82.89 C*Th 66.30 23.30 87.10 77.81 26.35 80.38 80.92 28.94 85.80 C*Tb 67.10 23.20 85.30 78.30 27.92 81.08 81.20 28.95 85.73 C*C 67.49 23.04 85.88 78.70 27.98 82.90 81.41 29.09 87.64 SE 0.93 0.73 2.36 0.85 0.51 1.58 1.01 0.56 2.40 P 0.739 0.601 0.135 0.993 0.562 0.398 0.980 0.269 0.696 Ghi chú: Ptr = khối lượng trứng (g); Pđ = khối lượng lòng đỏ (g); Hg = chỉ số Haugh; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao Hàm lượng Ca và Pdht trong KP không ảnh hưởng đến khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ và chỉ số Haugh ở ngan Pháp và vịt CV Super M. Điều này dễ hiểu, bởi Ca và P là hai nguyên tố khoáng có hàm lượng rất thấp trong trứng. Sinh khối trứng được hình thành chủ yếu từ protein và bị ảnh hưởng bởi khối lượng của gia cầm mái và của hàm lượng protein trong KP. Điều này được minh chứng bởi các số liệu ở các bảng 6a và 6b. Khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ của trứng ở các nhóm ngan và vịt được ăn KP có các mức Ca và Pdht khác nhau trong KP không khác nhau có ý nghĩa thống kê và cũng không thấy có ảnh hưởng tương tác giữa hàm lượng Ca và Pdht trong KP đến khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ và chỉ số Haugh ở trứng ngan Pháp và vịt CV Super M. Bảng 6b. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ và chỉ số Haugh của trứng vịt CV Super M Th Tb C SE P Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 32 tuần 34 tuần 38 tuần Ptr Pđ Hg Ptr Pđ Hg Ptr Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 84.78 26.61 76.44 88.96 28.11 76.52 95.09 84.88 26.29 75.25 88.30 28.99 76.20 95.93 85.86 27.17 76.61 90.94 28.64 76.69 96.05 0.68 0.31 1.26 1.56 0.43 1.13 0.78 0.467 0.135 0.710 0.457 0.343 0.953 0.641 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 85.58 26.88 76.15 89.64 28.26 76.50 95.31 84.76 26.50 76.04 89.16 28.90 76.44 96.06 0.56 0.25 1.04 1.26 0.35 0.92 0.64 0.297 0.296 0.940 0.790 0.198 0.960 0.406 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 85.52 27.16 77.25 88.22 27.64 75.97 94.19 84.04 26.06 75.63 89.70 28.58 77.08 95.99 85.40 26.20 74.69 90.22 28.89 76.11 96.44 84.37 26.38 75.80 86.37 29.09 76.29 95.41 85.84 27.27 76.52 90.48 28.26 77.43 95.31 85.87 27.07 76.69 91.41 29.02 75.95 96.79 0.96 0.44 1.78 2.18 0.60 1.59 1.11 0.723 0.328 0.740 0.408 0.817 0.714 0.379 Pđ Hg 31.35 31.42 31.42 0.30 0.983 76.66 77.57 77.90 1.26 0.773 31.41 31.39 0.24 0.951 76.53 78.22 1.03 0.248 31.62 31.08 31.32 31.52 31.28 31.56 0.42 0.564 76.22 77.10 77.53 77.61 75.85 79.95 1.79 0.494 Ghi chú: Ptr = khối lượng trứng (g); Pđ = khối lượng lòng đỏ (g); Hg = chỉ số Haugh; Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao 3.4. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở ngan Pháp và vịt CV Super M. Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở là hai chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng trong chăn nuôi ngan Pháp và vịt CV Super M sinh sản. Hai chỉ tiêu này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố liên quan đến các thành phần của KP. Hàm lượng Ca và P trong KP cũng là những nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi ở gia cầm sinh sản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của mức Ca và P trong KP đến tỷ lệ ấp nở ở gia cầm mái. Menge và ctv (1977) đã thông báo tăng tỷ lệ P từ 0,30% lên 0,50% đã làm tăng tỷ lệ ấp nở ở gà tây; Ahmad và ctv (2003), cũng cho thấy, tăng mức Ca KP từ 2,5% lên 5% đã làm tăng trọng lượng riêng của trứng từ 1,078 lên 1,083 đơn vị và tăng tỷ lệ ấp nở ở trứng gà mái. Các kết quả khảo sát về tỷ lệ ấp nở ở nghiên cứu này (các bảng 7a và 7b) cho thấy, khi tăng mức Ca KP từ 3,0% lên 3,2% và 3,5% không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cả đối với trứng ngan Pháp và vịt CV Super M. Mặc dù như đã trình bày ở trên (phần 3.3), tăng tỷ lệ Ca KP đã làm tăng khối lượng, độ dày và độ chịu lực của vỏ trứng. Mặc dù vậy, cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi ở ngan Pháp và vịt CV Super M. Bảng 7a. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở ngan Pháp 30 tuần TLP TLN 33 tuần TLP TLN 35 tuần TLP TLN 38 tuần TLP TLN 40 tuần TLP TLN Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần Th 92.4 79.1 91.5 77.6 87.0 78.4 91.5 78.4 86.9 79.8 Tb 93.0 79.1 91.4 79.3 86.9 77.4 89.7 78.6 87.1 77.6 C 93.9 78.6 91.4 80.0 87.8 79.5 87.7 78.7 88.1 79.5 SE 0.82 0.96 0.71 1.22 0.77 1.00 1.27 1.10 0.73 1.01 P 0.432 0.897 0.987 0.389 0.635 0.341 0.118 0.985 0.462 0.275 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần Th 93.2 78.5 91.3 78.3 88.0 78.8 89.6 79.0 87.6 79.5 C 92.9 79.3 91.5 79.7 86.5 78.1 89.7 78.1 87.1 78.4 SE 0.67 0.78 0.58 1.00 0.63 0.81 1.04 0.90 0.60 0.83 P 0.759 0.467 0.836 0.319 0.119 0.567 0.955 0.506 0.579 0.356 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần Th*Th 92.3 78.7 91.2 77.7 87.5 78.3 91.9 78.9 88.3 79.8 Th*Tb 92.5 79.5 91.8 77.6 86.5 78.5 91.1 77.9 85.5 79.8 Th*C 92.9 78.9 91.9 77.9 88.3 78.3 88.8 78.7 86.8 78.6 C*Th 93.1 79.3 90.8 80.6 85.5 76.5 90.5 78.5 87.4 76.7 C*Tb 94.5 78.0 90.9 79.1 88.0 79.7 88.1 79.3 87.8 80.2 C*C 93.2 79.2 91.9 80.8 87.7 79.2 87.4 78.0 88.4 78.9 SE 1.16 1.36 1.00 1.72 1.09 1.41 1.80 1.56 1.03 1.43 P 0.747 0.963 0.541 0.702 0.511 0.782 0.737 0.933 0.175 0.792 Ghi chú: TLP = tỷ lệ trứng có phôi (%); TLN = tỷ lệ ấp nở (%); Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao Nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện nuôi hỗn hợp trống mái, khẩu phần thức ăn có hàm lượng Ca quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến con trống. Khi được ăn chung với con mái bằng thức ăn có hàm lượng Ca cao, Ca sẽ tích tụ trong thận dưới dạng muối urat làm cho con trống rất dễ bị đau thận dẫn đến giảm tính hăng và đạp mái kém (Dương Thanh Liêm, 2008). Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất ít các công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Các số liệu ở các bảng 7a và 7b cho thấy, ở cả ba nhóm ngan và vịt ăn KP có các mức Ca thấp, trung bình và cao, tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở trong các giai đoạn theo dõi đều khá cao. Tỷ lệ phôi ở ngan Pháp dao động từ 87% đến 93%, tỷ lệ ấp nở dao động từ 77% đến 80%. Các số liệu trên vịt CV Super M tương ứng: Tỷ lệ trứng có phôi dao động từ 87% đến 95% và tỷ lệ ấp nở từ 77% đến 83%. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa các nhóm thủy cầm được ăn KP có các mức Ca khác nhau (P > 0,05). Bảng 7b. Ảnh hưởng của các mức canxi và phốt pho dễ hấp thu trong khẩu phần đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở vịt CV Super M Th Tb C SE P Th C SE P Th*Th Th*Tb Th*C C*Th C*Tb C*C SE P 36 tuần 38 tuần 40 tuần 42 tuần TLP TLN TLP TLN TLP TLN TLP TLN Ảnh hưởng của các mức canxi khẩu phần 93.8 81.4 95.0 83.0 90.2 79.2 90.5 77.3 94.6 82.3 94.5 82.8 90.5 78.4 90.8 77.8 95.5 82.5 94.7 83.1 91.5 80.0 91.2 77.7 0.61 1.22 0.87 1.70 1.09 0.94 1.36 1.77 0.174 0.796 0.916 0.991 0.699 0.488 0.932 0.98 Ảnh hưởng của các mức phốt pho dễ hấp thu khẩu phần 94.4 82.0 94.4 82.7 91.3 79.1 90.9 77.5 94.9 82.1 95.1 83.2 90.1 79.3 90.8 77.6 0.50 1.00 0.71 1.39 0.89 0.77 1.11 1.45 0.536 0.905 0.521 0.797 0.345 0.831 0.945 0.957 Ảnh hưởng tương tác của các mức canxi và Pdht khẩu phần 93.5 81.7 94.5 83.4 91.3 79.6 90.7 77.1 94.2 81.1 95.6 82.6 89.2 78.8 90.3 77.5 94.2 82.0 94.4 82.0 90.8 78.0 91.2 78.0 95.0 82.5 94.7 83.5 90.2 78.8 90.5 77.5 95.6 82.3 94.4 82.7 91.9 79.7 90.8 77.4 95.5 82.8 95.0 83.5 91.0 80.4 91.6 78.0 0.86 1.73 1.23 2.41 1.54 1.33 1.92 2.50 0.861 0.939 0.953 0.885 0.882 0.782 0.925 0.974 44 tuần TLP TLN 86.5 87.5 88.9 0.86 0.179 77.1 77.8 78.5 1.41 0.773 87.3 87.9 0.70 0.503 77.8 77.8 1.15 0.984 86.2 86.8 86.8 88.2 88.8 88.9 1.21 0.86 77.1 77.0 77.7 77.9 78.5 78.5 1.99 0.997 Ghi chú: TLP = tỷ lệ trứng có phôi (%); TLN = tỷ lệ ấp nở (%); Th = mức thấp; Tb = mức trung bình; C = mức cao Các số liệu ở các bảng 7a và 7b cũng cho thấy, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở trứng ngan Pháp và vịt CV Super M không bị ảnh hưởng đáng kể khi tăng mức Pdht KP từ mức 0,40% lên mức 0,45% (P > 0,05) và cũng không thấy có ảnh hưởng tương tác giữa các mức Ca và Pdht trong KP đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở Ngan Pháp và vịt CV Super M. Qua các kết quả của nghiên cứu này, có thể rút ra nhận định rằng, mức Ca KP 3,0% và 3,2% và mức Pdht 0,40% tuy không đem lại đáp ứng tốt nhất về tỷ lệ và năng suất trứng nhưng cũng đủ để không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở ở ngan Pháp và vịt CV Super M. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau: nhu cầu canxi và phốt pho dễ hấp thu của ngan Pháp và vịt CV Super M2 giai đoạn đẻ trứng được biểu thị bằng tỷ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp 88% vật chất khô là: 3,5% và 0,45%, tương ứng với tỷ lệ Ca/Pdht là 7,8/1. 4.2. Đề nghị Cho được sản xuất thử. Tài liệu tham khảo 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. Dương Thanh Liêm. 2008. Thức ăn và dinh dưỡng gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP Hồ Chí Minh. 2008. Hoàng Văn Tiệu, Lương Tất Nhợ. 1993. Nuôi vịt siêu thịt C.V. Super M. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 1993. Ahmad, H.A., Yadalam, S.S. & Roland, Sr., D.A., 2003. Calcium requirements of Bovanes hens. Int. J. Poult. Sci. 2: 417-420. Ajinomoto Animal Nutrition. 1998. Apprent ileal digestibility of of crude protein and essential amino acids in feedstuffs for poultry-1998. Clunies, M., Parks, D. & Leeson, S., 1992. Effect of dietary calcium level on medullary bone reserves and shell weight of Leghorn hens. Poult. Sci. 71: 1348-1356. Cherry Valley. 2006. Super M3 Grand Parent Management Manual. Cherry Valley Farms Limited. Rothwell Market Rasen Lincolnshire. LN7 6BJ, England. Farmer, M., Rolan d, D.A. Sr. & Eckman, M.K., 1983b. Calcium metabolism in broiler breeder hens. 2. The influence of the time of feeding on calcium status of the digestive system and eggshell quality in broiler breeders. Poult. Sci. 62: 465-471. Fisher, C., 1983. Nutritional Physiology of Farm Animals. In, J.A.F. Rock & P.C Thomas (Eds.). Longman Group Ltd. London, United Kingdom. 629-632. Gonzalez, A., Satterlee, D.G., Moharer, F. & Cadd, G.G., 1999. Factors affecting ostrich egg hatchability. Poult. Sci. 78: 1257-1262. Grimaud Fresres. 2006. Rrearing Guide Muscovy Ducks. Grand Parent Stock. Young breeders, Breeders. Grimaud Fresres. 2007. Rrearing Guide Pekin Ducks. Grand Parent Stock. Star 76. Young breeders, Breeders. INRA. 2004. Table of composition and nutritive value of feed materials. Pigs, poultry, cattle, sheep, goats, rabbits, horses and fish. Wageningen Academic Publisher. Jeng-Fang Huang, Shuen-Rong Lee, Chai-Ching Lin, Tsung-Yi Lin, Hsiu-Chou Liu, Jung-Hsin Lin, Meng-Chin Hsiao, and Cheng Taung Wang. 2007. Duck Production and Research in Taiwan. International Seminar on Improved Duck Production of Small – Scale Farmers In ASPAC. 17-21. Sept. 2007. 40-61 p. Leeson. S., and J. Summers. 2001. Nutrition of the chickens. Fourth edition, 2001. University books. PO. Box. 1326. Guelph. Ontario. Canada. N1H 6N8. Malden.C. Nesheim., Austic.R . E and Leslie. E. Card. 1979. Poultry Producttion. Twelfth Edition. Lea & Febiger. Philadelphia. Menge H., Geis, E.G. & Trobish, L.T., 1977. Effect of vitamin D3 and calcium on the reproductive characteristics of the turkey hens. Poult. Sci. 56: 1472-1480. Narushin, V.G. & Romanov, M.N., 2002. Egg physical characteristics and hatchability. World Poult. Sci. J. 58: 297-301. NRC. 1994. Nutrient Requirements of Poultry. Ninth Revised Edition. National Academy Press. Washington, D.C. 1994. 42-43 p. Petek, M., Baspinar, H. & Ogan, M., 2003. Effects of egg weight and length of storage on hatchability and subsequent growth performance of quail. South Afr. J. Anim. Sci. 33: 242-247. Proudfoot, F.G & Hulan, H.W., 1981. The influence of hatching egg size on the subsequent performance of broiler chickens. Poult. Sci. 60: 2167-2170. Roland, Sr. D.A., 1986. Egg shell quality. II. Importance of time of calcium intake with emphasis on broiler breeders. World Poult. Sci. J. 40: 255-259. Ross Breeders, 1998. Ross Broiler Parent Stock Management Guide, November 1998. Newbridge, United Kingdom. 40-46. 23. Rush, J. K, Angel, C. R, Banks, K. M., Thompson, K. L. and T. J. Applegate. 2005. Effect of Dietary Calcium and Vitamin D3 on Calcium and Phosphorus Retention in White Pekin Ducklings. Poultry Science 2005. 84:561–570. 24. Scott, M.L., Hull H.J. & Mullenhof P.A., 1971. The calcium requirements of layinghens and effects on dietary oyster shell upon eggshell quality. Poult. Sci. 50: 1055-1063. 25. Shatokhina, S.T., 1975. Relationship of morphological traits of eggs with embryonic and post-embryonic development of different lines of laying hens. Thesis of Candidate of Agricultural Sciences. Kuban Agricultural University, Krusnodar, Russia. Singh, K.S. & Panda, B., 1996. Poultry Nutrition (Third Edition). Kalyani Publishers. 104-113
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan