Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp...

Tài liệu Xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp

.PDF
35
77
52

Mô tả:

Mục lục Phần mở đầu…………………………………………………………….. 2 Phần I: Tìm hiểu hoạt động SXKD và tình hình TC của DN................ 4 1 Hoạt động sản xuất kinh doanh………………………………………. 4 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của DN…………………………... 4 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận. 5 1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ……………………………………….. 8 1.4 Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN……… 10 1.5 Kết quả hoạt động SXKD của các kỳ gần đây……………………….. 12 1.6 Đánh giá thuận lợi khó khăn trong quá trình SXKD ………………… 14 2 Tình hình tài chính của DN…………………………………………… 15 2.1 Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của DN……………………… 15 2.2 Nêu các hoạt động tài chính của DN…………………………………. 16 2.3 Tổng hợp kết quả hoạt động tài chính ……………………………….. 16 2.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tài chính…………………….. 16 Phần II: Thực hành công tác kế toán tại DN ………………………….. 17 1 Tổ chức công tác kế toán …………………………………………… 17 1.1 Trình bày sơ đồ bộ máy kế toán …………………………………….. 17 1.2 Trình bày sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán………………………………. 18 1.3 Nêu hệ thống các tài khoản đơn vị sử dụng……………………………20 1.4 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán mà DN sử dụng…………………. 21 1.5 Hệ thống báo cáo tài chính của DN (BCĐ kế toán, BCKQKD…)…… 21 1.6 Tìm hiểu phần mềm kế toán mà DN đang áp dụng…………………… 22 2 Thực hành kế toán viên……………………………………………… 23 2.1 Khái quát chung………………………………………………………. 23 2.2 Phương pháp hạch toán ………………………………………………. 28 Phần III: Tự đánh giá kết quả thực tập của bản thân………………… 34 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới các doanh nghiệp việt nam đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức lẫn quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho đến nay qua bao nhiêu cố gắng và nỗ lực Việt Nam đã gia nhập WTO đó là một chính sách mở cửa, có nhiều cơ hội mở ra để phát triển nền kinh tế đi lên nhanh chóng các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần quan trọng vào việc thiết lập nền kinh tế thị trường trên đà ổn định và phát triển. Nhưng để phù hợp với nhu cầu đổi mới kinh tế và cơ chế thị trường hiện nay luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp. Đòi hỏi phải có sự quản lý quy mô, chặt chẽ và phù hợp với sự phát triển. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế hiện nay luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì mục tiêu hang đầu là tối đa hóa lợi nhuận và tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quang Phú cũng không phải là ngoại lệ. Để đạt được mục tiêu này nhiệm vụ đặt ra cho các nhà kinh tế là tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận với sự cạnh tranh gay gắt thì buộc các doanh nghiệp phải đổi mới phương thức sản xuất nhằm tăng tốc độ chung chuyển của đồng vốn với mục tiêu mang lại lợi nhuận tối ưu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán là một phương thức đo lường đáp ứng mọi nhu cầu thông tin kinh tế của xã hội. Nó đòi hỏi các thông tin biểu hiện bằng tiền về sự biến động của tài sản toàn bộ bức tranh về hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào là nguyên vật liệu đến khâu đầu ra là tiêu thụ thành phẩm dều được phản ánh chi tiết thong qua kế toán một cách đầy đủ, chính sác, sinh động. Là một học sinh của trường Cao Đẳng nghề cơ điện xây dựng Tam Điệp, qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quang Phú. Em đã nhận thức được vai trò của công tác kế toán đặc biệt quan trọng 2 Được sử chỉ đạo tận tình của Cô Thảo, của lãnh đạo, tổ nghiệp vụ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quang Phú, và sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quang Phú giúp em thực hiện tốt đợt thực tập của mình. 3 Phần I: Tìm hiểu hoạt động SXKD và tình hình tài chính của Doanh Nghiệp 1. Hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh Nghiệp Tên công ty: Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quang Phú Tên giao dịch: Quang Phú Company Limited Tên viết tắt: Quang phú Co.LTD Trụ sở tại: xã Thư Phú, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Số tài khoản: 2208201008615 Mã số thuế: 0100368686 Số điện thoại: 0433.759.460 Fax- 0433.759.460 Địa chỉ emall: QuangPhú@gmail.com Giám đốc: Vũ Bá Long Công ty TNHH Quang Phú được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp. có tư cách pháp nhân, có quyền cà nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong vố do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tìa khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước. Với số vốn ban đầu khoảng 2980 triệu đồng, trong đó vốn cố định 1350 triệu đồng, vốn lưu động khoảng 1630 triệu đồng, công ty Quang Phú đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành ổn định. Trải qua 9 năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty Quang Phú đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và kinh doanh có lãi. Doanh thu ngày càng lớn, đời sống công nhân viên ngày càng được cải thiện. thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. * Chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Quang Phú Công ty Quang Phú là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và xây dựng thông qua quá trình kinh doanh công ty nhằm khai 4 thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của thị trường về phát triển doanh nghiệp, tăng tích lũy cho ngân sách cải thiện đời sống cho công nhân viên. Công ty Quang Phú có chức năng kinh doanh các mặt hàng về xây dựng, kinh doanh bất động sản, phục vụ cho nhu cầu của thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách, hoạt động kinh doanh theo pháp luật, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên trong công ty quan tâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn Ngành nghề kinh doanh : Bất động sản Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn . Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng. Cho thuê máy móc, thiết bị công trình. Lắp đặt điện, nước. Trang trí nội, ngoại thất công trình . Kinh doanh ống nhựa các loại sắt thép, vật liệu xây dựng Nhóm đồ dùng gia đình: Giường, tủ, bàn, ghế và đồ dùng nội thất…… Trên cơ sở định hình các mặt hàng chiến lược, công ty tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác kinh doanh: Bỉm Sơn, INAX, Hạ Long, Prime…… 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận Nhân sự của công ty được bố trí phù hợp với từng bộ phận, phòng ban. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. 5 Sơ đồ 01 – Sơ đồ bộ máy quản lý Giám đốc Phó giám đốc Sản xuất Phòng hành chính Xưởng cơ khí Phó giám đốc Kinh doanh Phòng kế toán Phân xưởng số 1 Quan hệ chỉ đạo Quan hệ thông tin tác nghiệp 6 Phòng kinh doanh Phân xưởng số 2 * Giám đốc doanh nghiệp: là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy công ty theo theo nguyên tắc gọn nhẹ đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. * Phó giám đốc sản xuất: tổ chức, thực hiện, điều hành các công việc liên quan đến sản xuất, chất lượng, giao hàng, giám sát trực tiếp và quản lý thiết bị, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Phụ trách công tác thi nâng bậc. Trực tiếp chỉ đạo công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, vệ sinh môi trường, thực hiện nội quy, quy chế công ty. * Phó giám đốc kinh doanh: Trực tiếp quản lý và điều hành phòng kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kinh doanh, thường xuyên báo cáo giám đốc về tình hình hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. * Phòng kế toán – tài vụ: Quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất. Phòng kế toán có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính theo quy định. Ngoài ra, còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người quản lý để đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty. * Phòng hành chính nhân sự: làm chức năng văn phòng và tổ chức lao động tiền lương, có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, quản lý quỹ tiền lương, tổ chức thực hiện chính sách đối với người lao động, tham mưu cho giám đốc điều động, tiếp nhân, sắp xếp cán bộ công nhân viên trong công ty cho phù hợp với nhu 7 cầu và nhiệm vụ kinh doanh. Theo dõi, tham mưu cho giám đốc công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, theo dõi công tác trật tự an ninh trong công ty. * Phòng kinh doanh: có chức năng nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện công tác giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa tiêu thụ, quản lý kho hàng và thực hiện bán lẻ sản phẩm, lên kế hoạch nhập kho và tiêu thụ từng loại sản phẩm trong năm. * Phân xưởng cơ khí: Ở đây quản lý và sử dụng phần lớn máy móc thiết bị gia công cơ khí chính xác như máy tiện, máy phay, máy bào, máy mài, máy roa, máy khoan, lò nhiệt luyện, bể mạ. Nhiệm vụ của phân xưởng là làm các chi tiết ,các cụm chi tiết đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao và độ chính xác cao phục vụ cho lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. * Phân xưởng 1, phân xưởng 2: Quản lý một số thiết bị, máy móc cần thiết cho việc lắp ráp như: máy uốn tôn, máy khoan, máy hàn, máy cưa, bào gỗ….. và các bộ phận sơn tĩnh điện, bộ phận lắp ráp, bộ phận lắp đặt dây chuyền và bảo hành sản phẩm. 1.3 Đặc điểm quy trình sản xuất công nghệ 1.3.1. Đặc điểm thị trường đầu vào Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là đá, cát, xi măng, sắt thép . Công ty có thể dễ dàng thu mua các loại nguyên liệu, vật liệu này do đây là những nguyên liệu rất sẵn có. Nhằm giảm chi phí thu mua nguyên vật liệu nên công ty chọn các tỉnh gần Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam Hà Tây là thị trường cung cấp đầu vào chủ yếu. Tuy nhiên do mới thành lập nên khả năng tìm hiểu thị trường đầu vào của công ty còn hạn chế; trong khi đó nhu cầu sản xuất luôn đòi hỏi những nguyên liệu tốt, chất lượng ổn định; bởi vậy trong một thời gian ngắn công ty vẫn chưa thể tìm ra nhà cung cấp lâu dài và đáng tin cậy 8 1.3.2. Đặc điểm thị trường đầu ra Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ các công trình xây dựng có quy mô nhỏ, thường ở địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Do mới được thành lập nên sản phẩm của công ty chưa thâm nhập sâu rộng vào địa bàn các tỉnh miền Trung và miền Nam. Do chưa chú trọng đến việc phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm nên nhiều hợp đồng xây dựng lớn ở các tỉnh công ty không đủ khả năng trúng thầu ( do chi phí vận chuyển vật liệu đến chân công trình quá lớn ). Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và kỹ thuật xây dựng nói riêng thì việc thay thế các sản phẩm có kết cấu bê tông cốt thép bằng các sản phẩm có chất liệu nhẹ hơn như polime, nhựa… là một tất yếu khách quan. Chính điều này đã làm thu hẹp đáng kể thị trường tiêu thụ của công ty hàng năm các sản phẩm có kết cấu xi măng cốt thép tiêu thụ giảm dần, đi cùng với nó là cả một dây chuyền máy móc thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm lâm vào tình trạng khai thác kém hiệu quả ( chỉ đạt 65 % công suất thiết kế) gây lãng phí trong việc sử dụng tài sản cố định của công ty. Trước thực trạng đó đòi hỏi công ty cần có những biện pháp nghiên cứu cải tiến máy móc thiết bị hiện có nhằm đáp ứng việc sản xuất sản phẩm mới. Công ty TNHH dịch vụ thương mại Quang Phú là công ty có quy trình công nghệ giản đơn. Sản phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng các sản phẩm đều được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ và đều trải qua các giai đoạn: lấy dấu – cắt – khoan – hàn – lắp thử – sơn ( hoặc mạ) với nguyên liệu chính là thép. Trình tự sản xuất được tiến hành như sau 9 Sơ đồ số 02 : Sơ đồ quy trình công nghệ Nguyên vật liệu Gia công cơ khí Các chi tiết cơ khí Kết cấu thép Sơn mạ Lắp ráp Kiểm tra chất lượng 1.4. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp - Yếu tố Cầu: Cầu là nhu cầu của con người có khả năng thanh toán. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, trong cơ 10 chế thị trường thì cứ ở đâu có cầu thì ở đó có cung. Chính vì vậy nên doanh nghiệp phải ngày càng phải nâng cao chất lượng hàng hóa, thái độ phục vụ, giảm giá thành hàng hóa dịch vụ nhằm chiếm được sự tin tưởng của khách hàng và cạnh tranh được với đối thủ. - Yếu tố giá cả: Giá cả là lượng tiền mà người mua sẵn sàng trả để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà họ có nhu cầu. Khả năng mua hàng trước hết phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ, vì vậy nó có giới hạn. Thông thường thì giá tăng tức khắc cầu của hàng hóa dịch vụ đó sẽ giảm xuống và ngược lại. Chính vì vậy doanh nghiệp cần doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách giá cả cho hàng của mình một cách phù hợp đặc biệt là chiến lược giảm giá. - Yếu tố lãi xuất: Khi lãi xuất ngân hàng tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp vì lãi xuất ngân hàng tăng đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn về vốn kinh doanh, lãi xuất ngân hàng tăng đồng nghĩa với việc chi phí tài chính tăng sẽ làm tăng giá cả hàng hóa của doanh nghiệp và lời nhuận sẽ giảm xuống và ngược lại. - Yếu tố pháp luật: kinh tế và pháp luật luôn đi kèm với nhau, làm kinh doanh thì phải hiểu pháp luật của nhà nước quy định đối với lĩnh vực hoạt động của mình.Và công cụ chính mà nhà nước sử dụng với doanh nghiệp chính là chính sách Thuế. 1.5. Kết quả hoạt động SXKD của các kỳ gần đây Một số kết quả đạt được của công ty trong giai đoạn gần đây (20102011): 11 Đvt: Đồng So sánh STT Chỉ tiêu 2009 I Tổng tài sản 18426402044 20102720464 1676318420 9.1 1 TSCĐ 8426402044 9102720464 676318420 8.0 2 TS lưu động 10000000000 11000000000 1000000000 10 II Tổng nguồn vốn 18426402044 20102720464 1676318420 9.1 1 NVCSH 10713322282 10887372710 171050428 1.62 2 Nợ phải trả 7713079762 9215347754 1502267992 19.5 a Nợ ngắn hạn 4713079762 5215347754 502267992 10.6 b Nợ dài hạn 3000000000 4000000000 100000000 33.3 III Tổng doanh thu 19400122157 21191562753 1791440546 9.23 1 Doanh thu 19400122157 21191562753 1791440546 9.23 2 DT thuần 19400122157 21191562753 1791440546 9.23 3 Tổng chi phí 18492121992 19939399516 1447277524 7.83 7 Lợi nhuận trước thuế 90800165 1252163237 344163072 37.9 8 Thuế TNDN phải nộp 174560041 250110809 75550768 43.3 9 Lợi nhuận sau thuế 733440124 1002050428 268610304 36.62 IV Tổng CBCNV 170 187 17 10 1 Theo t/c sử dụng LĐTT 150 167 15 10 LĐGT 20 20 0 0 2 2010 Theo trình độ 12 CL tuyệt đối CL tương đối (%) 4 Đại học 25 32 7 28 CĐ- TC-không trình độ 145 155 10 6.89 Thu nhập bình quân 2500000 3000000 500000 20 Qua sơ đồ cho ta thấy tình hình tài sản- nguồn vốn-kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình lao động năm 2011 so với năm 2010 như sau: Về tài sản: Qua các năm tình hình tài sản luôn biến có biến động. Tổng tài sản năm 2011 so với năm 2009 tăng 9.1% nguyên nhân do TSCĐ năm 2010 tăng 8.0% so với năm 2010 do doanh nghiệp mua sắm them phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, xây dực them nhà sưởng để mở rộng quy mô sản xuất. Về nguồn vốn: Nguồn vốn chính là nguồn hình thành tài sản, do vậy để thấy rõ hơn nguyên nhân sự biến đọng tài sản của công ty chúng ta cần phân tích sự biến động của nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2011 tăng hơn so với năm 2009 là 1502267992 tương đương với 19.5%. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên rất nhiều do hoạt động đầu tư kinh doanh của công ti ngày càng mở rộng (năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 1.62%). Về doanh thu: doanh thu thuần của công ty năm 2011 đạt 21191562753 đồng tăng hơn năm 2010 là 1791440546 đồng, tương ứng 9.23%. Như vậy có thể nói sự đầu tư của công ty năm 2011 đã mang lại hiệu quả. Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất của công ty bỏ ra ngày càng được sử dụng hợp lý, tiếp kiệm. Điều này chứng tỏ công ty cổ phần co khí may Gia Lâm đã và đang đầu tư phát triển để khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường. Nguồn lao động: nguồn lao động của công ty hàng năm cũng có chuyển biến nhưng không lớn lắm là do công nhân và các cán bộ khi nghỉ hưu thì được tuyển dụng ngay. Số lao động gián tiếp năm 2011 so với năm 20010 không thay đổi, do công ty đã tuyển dụng toàn cán bộ có trình độ và chuyên môn cao bổ sung cho bộ máy quản lý của công ty. 13 Công ty từng bước nâng cao trình độ cán bộ, tuyển dụng thêm nhiều cán bộ trẻ có trình đọ chuyên môn, có năng lực, lao động có trình độ đại học tăng lên. Năm 2011 tăng lên 7 người so với năm 2010 tương ứng với 28%. Và trình đoộ cao đẳ̃ng, trung cấp tăng lên10 người tương đương với 6,89%.Trong đó chủ yếu tăng số lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm do công ty ngày càng mở rộng sản xuất và cần số lượng công nhân sản xuất nhiều hơn. Hàng năm công ty đều tổ chức nâng bậc nâng cao tay nghề cho công nhân, tổ chức tuyển dụng những lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Điều này chứng tỏ công ty luôn trong quá trình đào tạo cán bộ, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.6. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình SXKD * Thuận lợi: Sự tăng trưởng và quá trình hội nhập của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy tất cả các ngành nghề phát triển đặc biệt là ngành Xây dựng và thiết bị . Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng , nâng cấp các công trình giao thông , trang trí nội thất được triển khai mạnh mẽ trong cả nước. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Công ty thực hịên thi công các công trình theo đúng ngành nghề của mình do đó Công ty luôn tạo được việc làm đầy đủ, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên dần Công ty có lực lượng lao động dồi dào, có năng lực, đội ngũ quản lý có trình độ cao. Với lực lượng lao động dồi dào, cán bộ quản lý có trình độ nếu công ty bố trí sử dụng lao động hợp lý thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ nâng cao . Thị trường nguyên vật liệu đầu vào phong phú , chủ yếu là các tỉnh gần Hà Nội như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam,.. . Đây là các vùng có 14 nguồn nguyên liệu sẵn có , chi phí vận chuyển nguyên liệu về Công ty thấp do khoảng cách gần , đường xá giao thông thuận lợi * Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình : Vốn kinh doanh của công ty là vốn do các chủ sở hữu đóng góp 100% nên khi công ty đang trên đà làm ăn có lãi thì không vay vốn lại là một điều thiệt thòi cho công ty bởi vì công ty sẽ không làm khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu . Là một công ty được thành lập cách đây không lâu nên sự cạnh tranh của công ty trên thị trường là không cao, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp Một khó khăn rất nan giải hiện nay của Công ty cũng như các doanh nghiệp khác cùng ngành là tiến độ thanh toán của chủ đầu tư chậm. 2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.1. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp So sánh STT Chỉ tiêu 2009 2010 I Tổng tài sản 18426402044 20102720464 1676318420 9.1 1 TSCĐ 8426402044 9102720464 676318420 8.0 2 TS lưu động 10000000000 11000000000 1000000000 10 II Tổng nguồn vốn 18426402044 20102720464 1676318420 9.1 1 NVCSH 10713322282 10887372710 171050428 1.62 2 Nợ phải trả 7713079762 9215347754 1502267992 19.5 a Nợ ngắn hạn 4713079762 5215347754 502267992 10.6 b Nợ dài hạn 3000000000 4000000000 100000000 33.3 15 CL tuyệt đối CL tương đối (%) Về tài sản: Qua các năm tình hình tài sản luôn biến có biến động. Tổng tài sản năm 2011 so với năm 2009 tăng 9.1% nguyên nhân do TSCĐ năm 2010 tăng 8.0% so với năm 2010 do doanh nghiệp mua sắm them phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, xây dực them nhà sưởng để mở rộng quy mô sản xuất. Về nguồn vốn: Nguồn vốn chính là nguồn hình thành tài sản, do vậy để thấy rõ hơn nguyên nhân sự biến đọng tài sản của công ty chúng ta cần phân tích sự biến động của nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2011 tăng hơn so với năm 2009 là 1502267992 tương đương với 19.5%. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên rất nhiều do hoạt động đầu tư kinh doanh của công ti ngày càng mở rộng (năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 1.62%). 2.2. Nêu các hoạt động tài chính của doanh nghiệp - Cho vay tiền 2.3. Tổng hợp kết quả hoạt động tài chính So sánh STT Chỉ tiêu 2009 2010 CL tuyệt đối CL tương đối (%) I Doanh thu HĐ tài chính 1462201710 1748932651 286730941 1.9 2.4. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tài chính - Thuận lợi: hoạt động tài chính làm tăng doanh thu cho công ty, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi - Khó khăn: do vài năm trở lại đây nên kinh tế khó khăn, lạm phát cao kinh doanh kho khăn nên nguồn vốn nhàn rỗi ko nhiều. 16 Phần II. Thực hành công tác kế toán tại Doanh Nghiệp 1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán. Mô hình tổ chức kế toán theo phương pháp tập trung. Phòng kế toán trung tâm của công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của các đơn vị trực thuộc. Mô hình tổ chức kế toán của công ty được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Kế Toán Trưởng Thủ Quỹ Kế Toán công nợ bán hàng Kế Toán Vật Tư, CCDC Kế Toán Tiền Lương Kế Toán Tổng Hợp Ghi Chú: : Quan hệ chỉ đạo. : Quan hệ luân chuyển đối chiếu Kế toán trưởng: Là thành viên của ban giám đốc, là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho hợp lý nhất (có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn hợp pháp) Kế toán tổng hợp: Là người ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế và tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả lãi- lỗ của quá trình kinh doanh. Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ,hàng hóa : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình N- X- T kho của nguyên vật liệu, hàng hóa. 17 Kế toán tiền lương: Tính và chia lương, chia thưởng, chia các khoản thu nhập, tính bảo hiểm xã hội, các khoản phụ cấp khác cho người lao động. Kế toán công nợ - bán hàng: Phân bổ hợp lý chi phí mua hàng ngoài giá mua cho số hàng đã bán và tồn kho cuối kỳ, từ đó xác định giá vốn hàng hóa bán và tồn cuối kỳ Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm xuất, nhập, theo dõi quỹ tiền mặt. 1.2 Trình bày sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Phòng kế toán áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật Ký Chung” và hạch toán hàng tồn kho theo phường pháp kê khai thường xuyên. Hàng ngày kế toán vật liệu tập hợp chứng từ kiểm tra ghi chép phản ánh thường xuyên các số liệu nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa kịp thời, đồng thời đối chiếu số liệu thường xuyên với phòng kinh doanh, với thủ kho và hệ thống sổ kế toán như sau: Nhật ký chung Sổ cái, sổ tổng hợp cân đối tài khoản Sổ thẻ kê toán chi tiết 18 Trình tự ghi sổ kế toán hình thức nhật ký chung: Chứng từ gốc Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hằng ngày. : Ghi cuối tháng. : Kiểm tra đối chiếu Diễn giải: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với 19 việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo Cáo Tài Chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 1.3. Hệ thống các tài khoản đơn vị sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 và có sửa đổi theo chuẩn mực kế toán Việt Nam mới ban hành . Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành, phù hợp với phương pháp hạch toán theo phương pháp Kê khai thường xuyên công ty đang áp dụng Để đáp ứng với yêu cầu của quá trình hạch toán Công ty TNHH Xây dựng và Thiết bị Hoàng Mai cũng mở một số tài khoản chi tiết riêng như sau : TK 331 : Phải trả người bán TK 3311 : Phải trả Công ty Cổ phần Nhật Pháp TK 3311 : Phải trả Công ty thương mại Sơn Thanh TK 3311 : Khách hàng vãng lai TK 131 : Phải thu khách hàng TK 1311 : Phải thu Công ty cổ phần Thuỷ Nguyên TK 1311 : Phải thu Công ty TNHH Hà Dương TK 1311 : Khách hàng vãng lai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng