Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hoá hồ...

Tài liệu Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hoá hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt [tt]

.PDF
58
486
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ HỒ LÊ QUỲNH CHÂU XAÏC ÂËNH GIAÏ TRË NÀNG LÆÅÜNG TRAO ÂÄØI COÏ HIÃÛU CHÈNH NITÅ (MEN), TÈ LÃÛ TIÃU HOÏA HÄÖI TRAÌNG CAÏC CHÁÚT DINH DÆÅÎNG CUÍA MÄÜT SÄÚ LOAÛI THÆÏC ÀN VAÌ ÆÏNG DUÛNG TRONG THIÃÚT LÁÛP KHÁØU PHÁÖN NUÄI GAÌ THËT CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2014 Công trình được hoàn thành ............................................................... Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hồ Trung Thông 2. PGS.TS. Đàm Văn Tiện Phản biện 1:........................................................... Phản biện 2:........................................................... Phản biện 3:........................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ............................................................................. vào hồi…… giờ …..ngày …..tháng ….. năm ...... Có thể tìm hiểu luận án tại: ................................................................. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH 1. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, Lê Đức Ngoan, 2009. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn nuôi gà bằng phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là khoáng không tan trong axit cloric. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 12-12/2009, 35-40. 2. Hồ Trung Thông, Hồ Lê Quỳnh Châu, 2010. Năng lượng và nitơ nội sinh và ảnh hưởng của nó đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn của gà. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 23(57), 5-2010, 175-183. 3. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Ảnh hưởng của độ tuổi của gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 19-25. 4. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của bột sắn khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 26-33. 5. Hồ Lê Quỳnh Châu, Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Đàm Văn Tiện, 2011. Giá trị dinh dưỡng của khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà thịt. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 28 (tháng 2-2011), 34-42. 6. Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Hồ Lê Quỳnh Châu, Thái Thị Thúy, 2012. Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 38 (tháng 10-2012), 60-69. 7. Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Thân Thị Thanh Trà, Vũ Chí Cương, 2012. Sự biến động giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong ngô khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2012, 38-45. 8. Hồ Trung Thông, Thái Thị Thúy, Hồ Lê Quỳnh Châu, Vũ Chí Cương, 2012. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong một số phụ phẩm khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, 71(2), 267-276. 9. Hồ Trung Thông, Vũ Chí Cương, Hồ Lê Quỳnh Châu, Tanaka Ueru, Nguyễn Văn Hoàng, 2013. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa biếu kiến các chất dinh dưỡng trong một số loại bột cá khi sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập 19/2013, 78-84. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc xây dựng các khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn [181]. Để xây dựng khẩu phần dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, việc đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết. Giá trị tiềm năng của một loại thức ăn có thể được xác định thông qua các phân tích hóa học. Tuy nhiên, theo McDonald và cs. (1998), giá trị dinh dưỡng thực của thức ăn đối với động vật chỉ có thể được xác định sau khi hiệu chỉnh các thất thoát xảy ra trong quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi chất (tdt [163]). Trong khi đó, các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đang được biểu thị ở dạng thành phần dinh dưỡng tổng số, giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn cũng chỉ là kết quả từ các công thức ước tính [6], [11]. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự sai lệch đáng kể về giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn xác định bằng phương pháp in vivo và phương pháp ước tính [5], [8]. Như vậy, có thể thấy rằng khả năng ứng dụng vào thực tiễn của cơ sở dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gia cầm ở nước ta hiện nay là rất thấp. Chính vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo nhằm đánh giá đúng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho gia cầm ở nước ta là rất cần thiết nhằm xây dựng khẩu phần đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất. Từ những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt” đã được thực hiện. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Bổ sung và cập nhật dữ liệu về năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam từ đó góp phần gia tăng độ chính xác của dữ liệu và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn của Việt Nam đến gần với thực tiễn sản xuất. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn cho gà (bao gồm ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) thông qua giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. - Xây dựng và xác định độ chính xác của các phương trình hồi quy ước tính giá trị MEN trong ngô, cám gạo nguyên dầu, bột sắn, bột cá và khô dầu đậu tương dựa trên mức độ các chất dinh dưỡng tổng số. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng 35 ngày tuổi tại Phòng nghiên cứu gia cầm Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm thuộc Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ năm 2008 đến 2013. Tổng cộng 39 mẫu thuộc 18 loại thức ăn thí nghiệm (ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm) đã được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học 1  Bổ sung dữ liệu về giá trị năng lượng trao đổi, tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng và tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thông tin giúp các nhà sản xuất thức ăn gia cầm phối trộn khẩu phần một cách hợp lý, phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất. - Giúp rút ngắn thời gian đánh giá giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong thức ăn thông qua sử dụng phương trình hồi quy. 4. Những đóng góp mới của luận án - Luận án là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng khoáng không tan trong acid chlohydric (AIA) làm chất chỉ thị trong đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà. - Đã đánh giá giá trị dinh dưỡng của 18 loại thức ăn phổ biến cho gà bằng thí nghiệm trên động vật trong chính điều kiện thực tế ở Việt Nam, bổ sung dữ liệu về giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gà và góp phần đưa cơ sở dữ liệu thức ăn đến gần với thực tiễn sản xuất . - Đã xác định được 40 phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (bao gồm 8 phương trình cho ngô, 12 phương trình cho cám gạo, 12 phương trình cho bột sắn, 2 phương trình cho bột cá và 6 phương trình cho khô dầu đậu tương) có độ chính xác cao (chênh lệch giữa giá trị MEN ước tính từ phương trình hồi quy so với giá trị in vivo từ -9,14% đến + 9,45%) có thể sử dụng để ước tính giá trị MEN từ thành phần các chất dinh dưỡng tổng số bằng kết quả của các thí nghiệm in vivo trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 147 trang với 34 bảng số liệu, 3 hình, 1 sơ đồ, 257 tài liệu tham khảo. Kết cấu luận án gồm phần mở đầu 4 trang; tổng quan tài liệu 41 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang; kết quả và thảo luận 46 trang; kết luận và đề nghị 2 trang; danh mục các công trình của nghiên cứu sinh 2 trang; tài liệu tham khảo 25 trang; và phụ lục 4 trang. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng của ngành chăn nuôi gà trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi gà Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong những năm qua. Từ năm 2009 đến 4/2013, sản lượng thịt gà thế giới tăng 14,9%; trong khi đó sản lượng thịt lợn, thịt bò và bê chỉ tăng lần lượt là 6,80% và 0,61%. Theo dự báo của USDA (2012), tổng lượng thịt gia cầm tiêu thụ ở Việt Nam giai đoạn 2012-2021 sẽ tăng 37% [239]. Tổng sản lượng thịt gia cầm sẽ tăng 27%. Trong khi đó tổng lượng thịt gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 49% [239]. 1.1.2. Các phương thức chăn nuôi Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới được chia thành ba hình thức cơ bản: (1) chăn nuôi thâm canh công nghiệp, (2) chăn nuôi bán thâm canh, (3) chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh [61]. 1.1.3. Hệ thống sản xuất giống Công tác giống của các quốc gia đều được tổ chức theo sơ đồ hình tháp, bao gồm: đỉnh tháp với số lượng vật nuôi ít nhất là đàn hạt nhân, giữa tháp với số lượng vật nuôi lớn hơn là đàn nhân giống, đáy tháp với số lượng vật nuôi đông nhất là đàn thương phẩm [149]. 1.1.5. Tình hình chăm sóc và quản lý đàn gà Việc quản lý gia cầm liên quan đến kiểm soát tình hình sức khỏe đàn gia cầm; đảm bảo chuồng trại được duy trì phù hợp cho các điều kiện ấp nở, nuôi con, sinh trưởng và đẻ trứng; đảm bảo việc tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo và chương trình cho ăn phù hợp [81]. Tuy nhiên, ở 2  các nước đang phát triển, điều kiện hạn chế về chuồng trại, thức ăn, tiêm phòng vaccine, con người… là những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác quản lý đàn gia cầm [81]. 1.2. Các hệ thống biểu thị giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm 1.2.1. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tổng số Hệ thống phổ biến nhất được sử dụng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là hệ thống Weende [83], [140]. Cùng với sự phát triển của khoa học dinh dưỡng, nhiều phương pháp phân tích mới đã được phát triển nhằm đánh giá chính xác và cụ thể hơn thành phần các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 1.2.2. Hệ thống năng lượng Hiện nay các nước khác nhau sử dụng các hệ thống đánh giá giá trị năng lượng khác nhau cho thức ăn của nước mình. Tuy nhiên, tất cả đều nằm trong số 3 hệ thống là hệ thống năng lượng tiêu hóa (DE), hệ thống năng lượng trao đổi (ME) và hệ thống năng lượng thuần (NE). 1.2.3. Hệ thống giá trị chất dinh dưỡng tiêu hóa Tiêu hóa amino acid có thể được biểu thị qua tiêu hóa biểu kiến, tỉ lệ tiêu hóa đúng hay tiêu hóa tiêu chuẩn, tỉ lệ tiêu hóa thực. Trong 3 hệ thống nói trên, hệ thống tỉ lệ tiêu hóa tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng phổ biến hơn so với các hệ thống tiêu hóa thực và tiêu hóa biểu kiến [168], [184]. 1.3. Phương pháp đánh giá giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho gia cầm 1.3.1. Các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn cho gia cầm Năng lượng trao đổi được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể chia các phương pháp đánh giá giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn thành 4 nhóm: thử nghiệm sinh vật học trực tiếp, thử nghiệm sinh vật học gián tiếp, thử nghiệm vật lý học gián tiếp, thử nghiệm hóa học gián tiếp. Trong đó, thử nghiệm sinh vật học trực tiếp là phương pháp phổ biến nhất. 1.3.2. Các phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa Phương pháp sử dụng để đánh giá tiêu hóa protein trong thức ăn được chia thành 2 nhóm: phương pháp in vitro và phương pháp in vivo. Các kết quả đánh giá tỉ lệ tiêu hóa in vitro đến nay vẫn chưa được chấp nhận để ứng dụng trong lập khẩu phần. Việc đánh giá trực tiếp tỉ lệ tiêu hóa amino acid bằng phương pháp in vivo trực tiếp có thể thực hiện thông qua thử nghiệm sinh trưởng và thử nghiệm tiêu hóa. Trong đó, thử nghiệm tiêu hóa là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá tỉ lệ tiêu hóa. Các thí nghiệm tiêu hóa được chia thành 2 nhóm dựa trên cách thu mẫu, đó là tiêu hóa chất thải (toàn phần) và tiêu hóa hồi tràng [20], [184]. 1.4. Ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần Ưu điểm lớn nhất của việc xây dựng khẩu phần dựa trên amino acid tiêu hóa là có thể tăng tỉ lệ thức ăn các nguyên liệu thay thế khác, đặc biệt là các nguồn protein chất lượng thấp, trong khẩu phần cho gia cầm [32]. Việc ứng dụng các giá trị amino acid tiêu hóa trong thiết lập khẩu phần có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp [168]. Các phương pháp khác nhau chủ yếu ở mức độ thay đổi ma trận thức ăn nguyên liệu/nhu cầu [168]. 1.5. Kết quả đánh giá giá trị MEN và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam Không như ở các quốc gia khác trên thế giới, cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam được xây dựng dựa trên việc phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số và giá trị MEN ước tính từ các công thức của nước ngoài [11]. Nhìn chung, các nghiên cứu về đánh giá giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn cho gia cầm bằng thí nghiệm in vivo ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Để có thể cập nhật các dữ liệu về giá trị dinh dưỡng của thức ăn và đưa cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm ở Việt Nam đến gần thực tiễn sản xuất, việc tiến hành các thí nghiệm in vivo đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn là rất cần thiết. 3  Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Gà Lương Phượng 35 ngày tuổi. - 18 loại thức ăn thí nghiệm: ngô, cám gạo nguyên dầu, cám gạo trích ly, tấm gạo, gạo lứt, bột sắn, đậu tương nguyên dầu, khô dầu đậu tương, đậu tương thủy phân, DDGS, bột cá, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô dầu hạt cải, bột lông vũ, bột gia cầm thủy phân, bột thịt xương và bột đầu tôm. Các loại thức ăn thí nghiệm được lấy ngẫu nhiên ở các đại lý thức ăn gia súc, chợ, cơ sở xay xát gạo, công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam, công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Trị và trên ruộng của nông dân ở các tỉnh và thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Các nghiên cứu tiền đề 2.2.1.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 2 nhân tố: (i) phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp), (ii) độ tuổi (21-28 và 35-42 ngày tuổi) với tổng số 4 nghiệm thức. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 80 con gà Lương Phượng bao gồm 40 con gà giai đoạn 21 ngày tuổi (trung bình 335 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) và 40 con gà giai đoạn 35 ngày tuổi (trung bình 539 g/con, tỉ lệ trống/mái là 1/1) đã được sử dụng. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 10 cũi trao đổi chất với 20 con gà cùng độ tuổi, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Gà ở hai giai đoạn tuổi được cho ăn cùng 1 khẩu phần. Khẩu phần thí nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gà thịt giai đoạn 36 tuần tuổi theo khuyến cáo của NRC (1994) [160]. Celite (Celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) được bổ sung vào khẩu phần thí nghiệm với nồng độ 1,5% để làm chất chỉ thị. Thức ăn được ép viên và sấy khô ở 60oC. Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần TT 1 2 3 1 2 3 4 Thành phần nguyên liệu Cám gạo Bột ngô Bột cá DM (%) GE (kcal/kg) MEN (kcal/kg) * CP (%) Tỉ lệ (%) TT Thành phần nguyên liệu 10,00 4 Bột sắn 53,00 5 Premix vitamin 30,00 6 Premix vi khoáng Thành phần dinh dưỡng 89,32 5 EE (%) 3748 6 CF (%) 3023 7 Ash (%) 20,63 8 AIA(%) * Tỉ lệ (%) 6,55 0,20 0,25 4,21 2,16 12,34 4,16 Kết quả từ cơ sở dữ liệu thức ăn [13] Phương pháp trực tiếp Gà được cho ăn hạn chế. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, xác định lượng ăn vào và lượng thải ra ở mỗi cũi trao đổi chất. Chất thải được thu 2 lần/ngày và bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày. Giá trị ME trong thức ăn được tính toán dựa trên lượng thức ăn ăn vào, lượng chất thải đào thải, năng lượng tổng số của thức ăn và năng lượng tổng số của chất thải. Phương pháp gián tiếp với chất chỉ thị là AIA Gà được cho ăn tự do. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu gom 2 lần/ngày, bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày. Giá trị ME trong thức ăn được tính toán dựa trên nồng 4  độ AIA trong thức ăn và trong chất thải, năng lượng tổng số trong thức ăn và chất thải. Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g. 2.2.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm Động vật và thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố với tổng số 5 nghiệm thức và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm được tiến hành đồng thời trên gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi (21 - 28, 28 - 35, 35 - 42, 42 - 49 và 49 - 56 ngày tuổi). Tổng cộng 100 con gà Lương Phượng ở 5 giai đoạn tuổi khác nhau đã được sử dụng. Ở mỗi nghiệm thức, 20 con gà cùng độ tuổi có trọng lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 10 cũi trao đổi chất, tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại. Khẩu phần thí nghiệm được phối trộn và ép viên như ở thí nghiệm 1. Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày. Gà được nuôi bằng 1 khẩu phần với chế độ cho ăn tự do. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, chất thải ở từng ô thí nghiệm được thu gom 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp vào cuối đợt thí nghiệm (tương ứng với 25 - 28, 32 - 35, 39 - 42, 46 - 49 và 53 - 56 ngày tuổi ở từng nghiệm thức), sau đó được bảo quản ở nhiệt độ 20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu mẫu, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 2 ô thí nghiệm trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích. Giá trị ME trong thức ăn được tính toán dựa trên nồng độ AIA trong thức ăn và trong chất thải, năng lượng tổng số trong thức ăn và chất thải. Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g. 2.2.2. Các thí nghiệm chính 2.2.2.1. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 1.320 con gà Lương Phượng giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 514g/con) đã được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá giá trị MEN (39 mẫu thức ăn) và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số (20 mẫu thức ăn) của 18 loại thức ăn thí nghiệm. Thí nghiệm bao gồm 44 nghiệm thức thức ăn, trong đó 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 39 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại trên 30 con gà ở 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành từ năm 2009 – 2013. Tổng cộng 39 mẫu thức ăn thí nghiệm được sử dụng bao gồm: - Nhóm thức ăn giàu năng lượng: 7 mẫu ngô, 6 mẫu cám gạo nguyên dầu, 1 mẫu cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 4 mẫu bột sắn. - Nhóm thức ăn giàu protein: 3 mẫu đậu tương nguyên dầu, 1 mẫu khô dầu đậu tương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 2 mẫu DDGS, 5 mẫu bột cá, 1 mẫu khô dầu lạc, 1 mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu bột gia cầm thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm. Khẩu phần cơ sở được thiết kế đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt theo khuyến cáo của NRC (1994) [160] (bảng 2.4). Các khẩu phần chứa thức ăn thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 40% khẩu phần cơ sở (đối với nguyên liệu giàu năng lượng) hoặc 20% (đối với bột sắn và nguyên liệu giàu protein) bằng thức ăn thí nghiệm. Celite được bổ sung vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5%. Các khẩu phần được ép viên, sấy khô ở 60oC. Các loại thức ăn thí nghiệm được đánh giá giá trị dinh dưỡng lần lượt theo từng năm. Chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian từng năm thí nghiệm. 5  Bảng 2.4. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của KPCS TT 1 2 3 4 5 1 2 3 Thành phần nguyên liệu Tỉ lệ (%) TT Thành phần nguyên liệu Cám gạo 5,50 6 Premix vitamin* Bột ngô 60,27 7 Premix vi khoáng** Bột cá cơm 7,50 8 Bột CaCO3 Bột sắn 2,00 9 Methionine Khô dầu đậu tương 23,00 10 DCP Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô) CP (%) 23,59 4 NDF (%) EE (%) 4,92 5 AIA (%) Ash (%) 6,91 6 GE (kcal/kg) Tỉ lệ (%) 0,20 0,25 0,74 0,03 0,51 12,70 2,10 4513 Thí nghiệm được kéo dài trong 7 ngày. Chế độ cho ăn được áp dụng là cho ăn tự do. Trong 3 ngày cuối của thí nghiệm, chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu gom 2 lần/ ngày, bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Khi kết thúc giai đoạn thu gom, trộn đều mẫu chất thải của gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại đã thu được trong 3 ngày và bảo quản ở 20oC cho đến khi phân tích. Vào ngày thứ 8 của thí nghiệm, toàn bộ gà ở 5 nghiệm thức thức ăn cơ sở và 20 nghiệm thức thức ăn thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu. Giá trị ME trong khẩu phần được tính toán dựa trên nồng độ AIA trong thức ăn và trong chất thải, năng lượng tổng số trong thức ăn và chất thải. Giá trị năng lượng trao đổi được hiệu chỉnh bằng lượng nitơ tích lũy với hệ số f = 8,22 kcal/g. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng (hoặc toàn phần) các chất dinh dưỡng trong một khẩu phần được tính dựa trên hàm lượng AIA trong khẩu phần, hàm lượng AIA trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải), hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần, hàm lượng chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (hoặc chất thải). Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác [164], [196], [243]. 2.2.2.2. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà Xác định hàm lượng protein và amino acid nội sinh cơ bản ở gà Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố. Tổng cộng 30 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chất được sử dụng để tiến hành thí nghiệm. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Thí nghiệm được tiến hành với 5 lần lặp lại. Gà được nuôi bằng khẩu phần không chứa protein. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần thí nghiệm bao gồm: 78,95% tinh bột ngô; 10,00% glucose; 5,00% bột giấy; 4,10% DCP, 0,20% premix vitamin; 0,25% premix khoáng và 1,50% Celite. Thí nghiệm kéo dài trong 7 ngày với chế độ cho ăn tự do [114]. Vào ngày thứ 8, toàn bộ gà được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng của 6 con gà ở 3 cũi trao đổi chất trong cùng 1 lần lặp lại được thu cùng với nước cất và giữ ở -20oC ngay sau khi thu mẫu. Hàm lượng amino acid (hoặc protein) nội sinh được tính dựa trên hàm lượng amino acid (hoặc protein), hàm lượng AIA trong thức ăn và hồi tràng. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong các loại thức ăn cho gà Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Tổng cộng 570 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi có trọng lượng đồng đều (trung bình 515 g/con) được bố trí vào 19 nghiệm thức để xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm từ năm 2008 - 2013. 6  Ở mỗi nghiệm thức, 30 con gà được bố trí ngẫu nhiên vào 15 cũi trao đổi chất. Tỉ lệ trống/mái ở mỗi cũi là 1/1. Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 5 lần lặp lại. Các thức ăn nguyên liệu được sử dụng trong thí nghiệm đánh giá tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid bao gồm 1 mẫu ngô, 1 mẫu cám gạo, 1 mẫu cám gạo sấy, 1 mẫu cám gạo trích ly, 1 mẫu tấm gạo, 1 mẫu gạo lứt, 1 mẫu đậu tương ép đùn, 1 mẫu khô dầu đậu tương, 1 mẫu đậu tương thủy phân, 1 mẫu bột cá cơm, 1 mẫu khô dầu lạc, 1 mẫu khô dầu dừa, 1 mẫu khô dầu hạt cải, 2 mẫu DDGS, 1 mẫu bột lông vũ, 1 mẫu bột gia cầm thủy phân, 1 mẫu bột thịt xương và 1 mẫu bột đầu tôm. Trong tất cả các khẩu phần, thức ăn thí nghiệm là nguồn cung cấp protein duy nhất. Celite được trộn vào các khẩu phần với tỉ lệ 1,5% [76]. Thí nghiệm được thực hiện trong 7 ngày. Chế độ nuôi được sử dụng là cho ăn tự do [32]. Vào ngày thứ 8, toàn bộ gà được giết mổ. Dịch tiêu hóa ở phần nửa sau hồi tràng được thu cùng với nước cất và bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của amino acid được tính trên cơ sở hiệu chỉnh tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của amino acid bằng lượng amino acid nội sinh cơ bản. 2.2.2.3. Thí nghiệm 5. Kiểm tra kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi đối với một số thức ăn nguyên liệu bằng thí nghiệm sinh trưởng Bảng 2.7. Thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của các nhóm khẩu phần thí nghiệm 0-2 tuần tuổi 2-4 tuần tuổi KPĐC KPTN KPĐC KPTN Cám gạo 4,20 4,20 10,00 10,00 Ngô 57,70 57,70 50,89 50,89 Bột cá 5,00 5,00 Khô dầu đậu tương 31,18 31,18 30,40 30,40 Tấm gạo 6,10 6,10 Dầu nành 4,36 2,27 Premix vitamin 0,20 0,20 0,20 0,20 Premix vi khoáng 0,25 0,25 0,25 0,25 CaCO3 1,27 1,27 1,63 1,63 DCP 0,40 0,40 Methionine 0,20 0,20 0,13 0,13 Tổng 100,00 104,36 100,00 102,27 Chi phí (đồng/kg) * 10.069 10.841 9.173 9.603 Thành phần dinh dưỡng (tính theo nguyên trạng) DM (%) 85,37 85,98 89,69 89,89 CP (%) 21,26 19,87 19,24 18,77 EE (%) 2,75 6,64 3,31 6,07 CF (%) 3,29 2,95 3,44 3,29 Ash (%) 4,56 4,39 5,85 5,66 ME (kcal/kg) 2893 2893 2800 2800 Met/Lys (%) 47 47 40 40 (Met + Cys)/Lys (%) 73 73 66 66 Thr/Lys (%) 69 69 67 67 Tryp/Lys (%) 23 23 24 24 Ca/P 1,5 1,5 1,5 1,5 Nguyên liệu * 4-12 tuần tuổi KPĐC KPTN 14,20 14,20 41,63 41,63 25,80 25,80 16,00 16,00 2,42 0,20 0,20 0,25 0,25 1,70 1,70 0,10 0,10 0,12 0,12 100,00 102,42 8.855 9.369 90,39 18,64 4,29 2,90 5,19 2800 38 61 62 22 1,5 90,24 17,99 6,22 2,75 5,07 2800 38 61 62 22 1,5 được tính dựa trên giá các loại nguyên liệu được mua vào ngày 13/10/2012 Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu thí nghiệm 1 nhân tố trên gà Lương Phượng giai đoạn 3-84 ngày tuổi. Tổng cộng 50 con gà Lương Phượng 3 ngày tuổi có khối lượng đồng đều (trung bình 45 g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 2 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 5 lần lặp lại. Hai nhóm khẩu phần được xây dựng trên cùng các loại nguyên liệu có cùng chất lượng, hàm lượng các chất dinh dưỡng và năng lượng trao đổi giống nhau. 7  Nhóm khẩu phần đối chứng (KPĐC) được thiết lập dựa trên các số liệu hiện có trong cơ sở dữ liệu thức ăn gia cầm ở Việt Nam [11] cho gà thịt ở giai đoạn 0 - 2 tuần tuổi, 2 - 4 tuần tuổi và từ 4 tuổi đến khi xuất chuồng theo khuyến cáo của PHILSAN (2003) [174]. Nhóm khẩu phần thí nghiệm (KPTN) được thiết lập bằng cách thay đổi giá trị MEN của các loại nguyên liệu trong nhóm khẩu phần đối chứng tương ứng bằng các giá trị MEN đã xác định được ở thí nghiệm 3. Phần chênh lệch về năng lượng trao đổi ở nhóm khẩu phần thí nghiệm so với nhóm khẩu phần đối chứng được điều chỉnh bằng dầu nành. Ghi nhận lượng ăn vào hàng ngày. Khối lượng gà được cân hàng tuần và khi kết thúc thí nghiệm. Cuối giai đoạn thí nghiệm, 8 con gà ở mỗi nghiệm thức có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của lô thí nghiệm được giết mổ để đánh giá chất lượng thịt. Hiệu quả của các khẩu phần được so sánh dựa trên các kết quả thu được về khối lượng cơ thể, khả năng sản xuất thịt, tốc độ tăng trọng, tốc độ sinh trưởng tương đối, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối, hệ số FCR, chất lượng thân thịt ở 12 tuần tuổi và chất lượng thịt. 2.2.2.4. Thí nghiệm 6. Xây dựng phương trình hồi quy ước tính giá trị năng lượng trao đổi của các thức ăn thí nghiệm và kiểm tra độ chính xác của phương trình Xây dựng phương trình hồi quy Trên cơ sở các số liệu thu được trong quá trình thực hiện thí nghiệm (thành phần hóa học, giá trị năng lượng trao đổi của các loại thức ăn), các phương trình hồi quy được xây dựng để ước tính các giá trị năng lượng của thức ăn bằng các thuật toán thống kê trên phần mềm Minitab 16.2.0 (2010). Kiểm tra độ chính xác của phương trình hồi quy Độ chính xác của các phương trình hồi quy được kiểm tra bằng cách sử dụng các mẫu thức ăn được bán trên thị trường để đánh giá độ chính xác của phương trình bằng thí nghiệm in vivo kết hợp với phân tích in vitro (phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số trong các thức ăn thí nghiệm). Năm loại thức ăn (ngô, cám gạo, bột sắn, bột cá, khô dầu đậu tương) được sử dụng để kiểm chứng các phương trình hồi quy tương ứng. Thí nghiệm kiểm chứng trên động vật cho từng loại thức ăn được thực hiện như thí nghiệm 3. Giá trị các chất dinh dưỡng tổng số của các mẫu thức ăn kiểm chứng được sử dụng để tính toán giá trị MEN dựa trên các phương trình hồi quy đã xây dựng được cho nhóm thức ăn tương ứng. Kết quả tính toán giá trị năng lượng trao đổi từ phương trình hồi quy được so sánh với kết quả thí nghiệm in vivo. Các phương trình bảo đảm độ tin cậy và hệ số xác định ở mức chấp nhận được được sử dụng để ước tính giá trị năng lượng của các thức ăn cho gà. 2.3. Xử lý thống kê Số liệu thí nghiệm được phân tích thống kê trên phần mềm Minitab 16.2.0 (2010). Đối với kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 5, paired-samples T Test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Kết quả thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai qua mô hình tuyến tính tổng quát; Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi P  0,05. Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu (trực tiếp và gián tiếp) đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy sử dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp với chất chỉ thị là AIA không ảnh hưởng đến kết quả tính toán giá trị MEN của khẩu phần thí nghiệm. Phương pháp sử dụng chất chỉ thị là khoáng không tan trong acid chlorhydric đáng tin cậy, có thể thay thế cho phương pháp thu chất thải tổng số để xác định giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn hoặc trong các nghiên cứu tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở gia cầm 8  Bảng 3.3. So sánh giá trị MEN được xác định bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp Nitơ tích lũy (g/kg DM) Chỉ số TT Phương pháp GT SEM P T1 T2 Độ tuổi SEM P TT × T1 Phương pháp × T1 GT × T1 SEM P TT × T2 Phương pháp × T2 P GT × T2 SEM P Phương pháp Độ tuổi Phương pháp × độ tuổi 16,12 ± 0,45 15,92 ± 0,44  0,23 0,396 17,05 ± 0,17  14,99 ± 0,36  0,32 0,000 17,22 ± 0,30  16,89 ± 0,18  0,19 0,153 15,03 ± 0,45  14,94 ± 0,61  0,45 0,852 0,623 0,000 0,780 ME (kcal/kg DM) kcal/kg DM 2989 2857 ± 15  ± 17 2977 2846 ± 20  ±18  13,26 11,33 0,366 0,361 2982 2842 ± 12  ± 11  2984 2861 ± 24  ± 21  19,99 17,94 0,925 0,319 2992 2850 ± 19  ± 17  2972 2833 ± 15  ± 14  11,28 9,75 0,149 0,149 2986 2863 ± 31  ± 27  2981 2858 ± 39  ± 35  25,21 21,48 0,849 0,848 0,656 0,665 0,945 0,454 0,791 0,796 MEN MJ/kg kcal/kg DM NT 11,95 2552 ± 0,06  ± 14  11,91 2542 ± 0,08  ± 16  0,05 10,12 0,386 0,361 11,89 2538 ± 0,05  ± 10  11,97 2555 ± 0,09  ± 19  0,08 16,03 0,311 0,319 11,92 2546 ± 0,07  ± 15  11,86 2530 ± 0,06  ± 12  0,04 8,71 0,160 0,149 11,98 2557 ± 0,12  ± 24  11,96 2553 ± 0,15  ± 30  0,09 19,19 0,852 0,848 0,684 0,665 0,446 0,454 0,812 MJ/kg NT 10,68 ± 0,06  10,64 ± 0,07  0,04 0,368 10,62 ± 0,04  10,69 ± 0,08  0,07 0,328 10,65 ± 0,06  10,59 ± 0,05  0,04 0,162 10,70 ± 0,10  10,68 ± 0,13  0,08 0,834 0,671 0,460 0,796 0,815 TT: trực tiếp; GT: gián tiếp; T1: 21-28 ngày tuổi; T2: 35-42 ngày tuổi 3.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của độ tuổi gà đến kết quả xác định giá trị MEN của thức ăn thí nghiệm Bảng 3.5. Giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo các độ tuổi của gà Chỉ số GE ăn vào (kcal/kg DM) GE đào thải (kcal/kg DM) ME (kcal/kg DM) MEN (kcal/kg DM) MEN (kcal/kg NT) MEN (MJ/kg DM) 3417a ± 12 2972a ± 15 Giai đoạn tuổi (ngày tuổi) 28 - 35 35 - 42 42 - 49 4196 3236b 3315ab 3338ab ± 18 ± 32 ± 37 a a 2982 3010 2993a ± 17 ± 39 ± 27 2833a ± 14 2894a ± 15 2858a ± 35 2864a ± 24 2878a ± 30 2530a ± 12 11,85a ± 0,06 2585a ± 13 12,11a ± 0,06 2553a ± 31 11,96a ± 0,14 2558a ± 22 11,98a ± 0,10 2571a ± 27 12,04a ± 0,13 21 - 28 9  49 - 56 3262b ± 23 2989a ± 33 SEM P - - 36,91 0,001 39,63 0,904 35,44 0,520 0,15 0,532 31,66 0,520 Chỉ số MEN (MJ/kg NT) 21 - 28 10,59a ± 0,05 Giai đoạn tuổi (ngày tuổi) 28 - 35 35 - 42 42 - 49 10,82a 10,68a 10,70a ± 0,06 ± 0,13 ± 0,09 49 - 56 10,76a ± 0,11 SEM P 0,13 0,538 Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy các giá trị ME và MEN của khẩu phần thí nghiệm khi sử dụng gà có độ tuổi khác nhau trong giai đoạn 21-56 ngày tuổi có sự biến động rất ít, có xu hướng cao nhất ở giai đoạn 28-35 ngày tuổi (3010 và 2894 kcal/kg DM) và thấp nhất ở giai đoạn 21-28 ngày tuổi (2972 và 2833 kcal/kg DM). Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có nghĩa là trong giai đoạn 21-56 ngày tuổi, có thể chọn gà ở bất kỳ giai đoạn nào để đưa vào thí nghiệm xác định giá trị ME và MEN của thức ăn mà không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. 3.3. Thí nghiệm 3. Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số trong các loại thức ăn cho gà 3.3.1. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của các mẫu thức ăn thí nghiệm 3.3.1.1. Ngô Giá trị MEN trong các mẫu ngô có sự biến động nhỏ, cao nhất ở ngô Lào (3693 kcal/kg DM hay 15,45 MJ/kg DM) và thấp nhất ở ngô VN10 - 2 (3351 kcal/kg DM hay 14,02 MJ/kg DM. Sự sai khác về giá trị MEN cao nhất và thấp nhất ở các mẫu ngô có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của ngô trong nghiên cứu này cao hơn so với một số công bố khác trên thế giới [54], [115]. Bảng 3.7. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của ngô Thức ăn Ngô Lào Ngô VN10 - 1 Ngô lai F1 Ngô Phần Ngô lai 1 Ngô lai 2 Ngô VN10 - 2 SEM P kcal/kg DM 3693a ± 29 3631ab ± 31 3540abc ± 85 3461bc ± 44 3356c ± 64 3450bc ± 15 3351c ± 39 69,08 0,000 MEN MJ/kg DM kcal/kg NT 15,45a 3306a ± 0,12 ± 26 15,19ab 3214ab ± 0,13 ± 27 abc 14,81 3152abc ± 0,35 ± 75 14,48bc 3098bc ± 0,18 ± 39 14,04c 2881d ± 0,27 ± 55 bc 14,43 3085bc ± 0,06 ± 13 14,02c 3001cd ± 0,16 ± 35 0,29 61,01 0,000 0,000 MJ/kg NT 13,83a ± 0,11 13,45ab ± 0,11 13,19abc ± 0,32 12,96 bc ± 0,16 12,06d ± 0,23 12,91bc ± 0,05 12,55cd ± 0,14 0,26 0,000 MEN* (kcal/kg DM) 3858 3815 3796 3779 3792 3799 3755 - MEN *: giá trị MEN tính theo Janssen, 1989 (tdt [160]); Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 3.3.1.2. Cám gạo nguyên dầu và trích ly Giá trị MEN của 6 mẫu cám gạo nguyên dầu thí nghiệm có sự biến động lớn (bảng 3.8). Chênh lệch giữa giá trị MEN cao nhất và thấp nhất là 1235 kcal/kg DM hay 5,16 MJ/kg DM. Tính theo trạng thái thức ăn, các mẫu cám gạo nguyên dầu trong thí nghiệm có giá trị MEN biến động từ 1468 – 2501 kcal/kg. Giá trị MEN của cám gạo trích ly trong nghiên cứu này là rất thấp (3,61 MJ/kg DM), điều này có thể do tỉ lệ khoáng tổng số và xơ thô cao trong mẫu cám trích ly đã gây ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn thí nghiệm. 10  Bảng 3.8. Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của cám gạo MEN MEN* Thức ăn kcal/kg DM MJ/kg DM kcal/kg NT MJ/kg NT (kcal/kg DM) 11,77a 2501a 10,46a 2814a 2791 Cám gạo 4B ± 65 ± 0,27 ± 57 ± 0,24 11,07a 2355a 9,85a 2646a 2683 Cám gạo 38 ± 83 ± 0,35 ± 74 ± 0,31 b b b b 9,08 1948 8,15 2170 3265 Cám gạo Khang Dân ± 81 ± 0,34 ± 73 ± 0,31 2118b 8,86b 1850b 7,74b Cám gạo 3112 ± 67 ± 0,28 ± 58 ± 0,24 1718c 7,19c 1514c 6,33c Cám gạo X 3103 ± 23 ± 0,10 ± 20 ± 0,09 c c c c 1579 6,61 1468 6,14 Cám gạo sấy 2694 ± 77 ± 0,32 ± 71 ± 0,30 864d 3,61d 799d 3,35d Cám gạo trích ly 628 ± 38 ± 0,16 ± 35 ± 0,15 SEM 92,56 0,39 83,26 0,35 P 0,000 0,000 0,000 0,000 - MEN *: giá trị MEN tính theo Janssen, 1989 (tdt [160]) (MEN (kcal/kg DM) = 46,7 × DM - 46,7 × Ash – 69,54 × CP + 42,94 × EE – 81,95 × CF) ; Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 3.3.1.3. Bột sắn Giá trị MEN của bột sắn biến động từ 12,10 MJ/kg DM hay 10,94 MJ/kg NT (sắn Ba Trăng) đến 14,86 MJ/kg DM hay 13,59 MJ/kg NT (sắn KM94 - 1). Tính theo trạng thái vật chất khô, sự sai khác về giá trị MEN giữa bột sắn KM94 - 1, KM94 - 2 và sắn nếp là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, có sự sai khác đáng kể về giá trị MEN giữa bột sắn KM94 - 1 và sắn Ba Trăng. Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về giống, điều kiện canh tác và thời vụ thu hoạch đã tác động đến giá trị năng lượng trao đổi ở các giống sắn. Bảng 3.9. Giá trị MEN của bột sắn Chỉ số MJ/kg NT Sắn KM94 - 1 3552a ± 136 14,86a ± 0,57 3247a ± 124 13,59a ± 0,52 Kcal/kg DM 3289 Đơn vị tính Kcal/kg DM MJ/kg DM MEN MEN* MEN*: Kcal/kg NT 3292ab ± 65 13,77ab ± 0,27 2974ab ± 59 12,44ab ± 0,25 Sắn KM94 – 2 3123ab ± 133 13,07ab ± 0,56 2814b ± 120 11,78b ± 0,50 Sắn Ba Trăng 2892b ± 84 12,10b ± 0,35 2615b ± 76 10,94b ± 0,32 3238 3290 3319 Sắn nếp SEM P 154,31 0,004 0,65 0,004 139,93 0,003 0,58 0,003 - - giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989) (tdt [160]); Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 3.3.1.4. Đậu tương nguyên dầu Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong 3 mẫu đậu tương nguyên dầu dao động từ 3149 - 4441 kcal/kg DM. Độ chênh lệch về giá trị MEN trong đậu tương nguyên dầu xử lý bằng phương pháp rang và luộc lên đến 23,51% (3149 kcal/kg DM so với 4116 kcal/kg DM). Trong khi đó, xét theo trạng thái vật chất khô, sự sai khác về giá trị MEN trong đậu tương nguyên dầu được xử lý bằng phương pháp luộc ở 100oC trong 40 phút và đậu tương được xử lý bằng phương pháp ép đùn là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P = 0,059). Việc xử lý các chất kháng dinh dưỡng bằng phương pháp rang thủ công đã làm giảm giá trị năng lượng trao đổi trong đậu tương khi so với phương pháp luộc. Ngược lại, phương 11  pháp ép đùn với nguyên lý sử dụng nhiệt độ cao trong thời gian ngắn là phương pháp rất có hiệu quả trong việc gây biến tính các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn. Áp lực được tạo ra trong quá trình ép đùn còn làm thay đổi kết cấu của thức ăn, tăng độ ổn định của chất béo và giá trị sinh học của protein trong đậu tương [132]. Bảng 3.10. Giá trị MEN của đậu tương nguyên dầu Chỉ số Đơn vị tính Kcal/kg DM MJ/kg DM MEN Kcal/kg NT MJ/kg NT MEN* MEN* : Kcal/kg DM Đậu tương Đậu tương Đậu tương ép đùn luộc rang 4441a 4116a 3149b ± 80 ± 92 ± 97 17,22a 13,17b 18,58a ± 0,33 ± 0,39 ± 0,41 3650b 2855c 4136a ± 74 ± 82 ± 88 17,30a 15,27b 11,95c ± 0,31 ± 0,34 ± 0,37 3718 3695 3667 SEM P 127,19 0,000 0,53 0,000 115,31 0,000 0,48 0,000 - - giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989) (tdt [160]); Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 3.3.1.5. Bột cá Tính chung cho cả 5 mẫu bột cá thí nghiệm, giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong bột cá là 2091 kcal/kg DM, thấp hơn 26,69% so với kết quả nghiên cứu Zarei (2006) (2852 kcal/kg DM) [256]. Kết quả xác định giá trị MEN của 5 mẫu bột cá thí nghiệm bằng phương pháp in vivo đều cho giá trị thấp hơn từ 8,70 – 32,68% so với giá trị ước tính theo công thức của Janssen (1989 tdt [160]). Bảng 3.11. Giá trị MEN của bột cá Chỉ số Đơn vị tính Kcal/kg DM MJ/kg DM MEN Kcal/kg NT MJ/kg NT MEN* Kcal/kg DM MEN* : Cá liệt 2313a ± 61 9,68a ± 0,26 1997 ± 53 8,36 ± 0,22 2534 Cá cơm 2226ab ± 57 9,32ab ± 0,24 1931 ± 49 8,08 ± 0,21 2871 Cá ngát 1955b ± 52 8,18b ± 0,22 1762 ± 47 7,37 ± 0,20 2547 Cá elap 1955b ± 99 8,18b ± 0,41 1775 ± 89 7,43 ± 0,37 2904 Cá ong 2005b ± 69 8,39b ± 0,29 1824 ± 63 7,63 ± 0,26 2550 SEM P 98,30 0,003 0,41 0,003 87,99 0,060 0,37 0,061 - - giá trị MEN ước tính từ công thức của Janssen (1989) (tdt [160] ); Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 3.3.1.6. Các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm Bảng 3.12. Giá trị MEN của các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm Thức ăn thí nghiệm Tấm gạo Gạo lứt DDGS - 1 DDGS - 2 Khô dầu đậu tương kcal/kg DM 4036a ± 70 3572b ± 53 3014c ± 60 2942c ± 90 1933ef ± 56 MEN MJ/kg DM kcal/kg NT 16,89a 3540a ± 0,29 ± 61 b 14,94 3028bc ± 0,22 ± 45 c 12,61 2710de ± 0,25 ± 54 c 12,31 2666de ± 0,38 ± 81 ef 8,09 1783g ± 0,24 ± 52 12  MEN* MJ/kg NT (kcal/kg DM) 14,81a 3945 ± 0,26 bc 12,67 3876 ± 0,19 de 11,34 2395 ± 0,22 de 11,16 2355 ± 0,34 g 7,46 2913 ± 0,22 Thức ăn thí nghiệm Đậu tương thủy phân Khô dầu lạc Khô dầu dừa Khô dầu hạt cải Bột gia cầm thủy phân Bột lông vũ Bột đầu tôm Bột thịt xương SEM P MEN kcal/kg DM 2577d ± 47 2885c ± 59 2361d ± 25 1711f ± 19 3355b ± 17 3002c ± 24 1982e ± 51 1787ef ± 14 0,21 0,000 MJ/kg DM kcal/kg NT 10,78d 2314f ± 0,20 ± 43 12,07c 2543e ± 0,25 ± 52 9,88d 2199f ± 0,10 ± 23 7,16f 1512h ± 0,08 ± 17 b 14,04 3051b ± 0,07 ± 15 c 12,56 2827cd ± 0,10 ± 23 e 8,29 1738g ± 0,22 ± 45,10 ef 7,48 1716gh ± 0,06 ± 13 50,31 0,19 0,000 0,000 MEN* MJ/kg NT (kcal/kg DM) 9,68f 2555 ± 0,18 e 10,64 2682 ± 0,22 f 9,20 ± 1,10 h 6,33 ± 0,07 b 12,76 ± 0,06 cd 11,83 3297 ± 0,10 g 7,27 ± 0,19 gh 7,18 5188 ± 0,06 44,93 0,000 - MEN*: giá trị MEN ước tính từ các công thức của Janssen (tdt [160]); Các giá trị trung bình trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy giá trị MEN thấp nhất ở khô dầu hạt cải (1711 kcal/kg DM hay 1512 kcal/kg NT) và cao nhất ở tấm gạo (4036 kcal/kg DM hay 3540 kcal/kg NT). Trong các mẫu thức ăn phụ phẩm giàu protein thí nghiệm, bột gia cầm thủy phân có giá trị MEN cao (3355 kcal/kg DM). Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về giá trị MEN giữa bột lông vũ, DDGS và khô dầu lạc; giữa bột đầu tôm, bột thịt xương và khô dầu đậu tương; giữa đậu tương thủy phân và khô dầu dừa; hay giữa bột thịt xương và khô dầu hạt cải khi tính ở dạng chất khô (P > 0,05). 3.3.2. Tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số của các thức ăn thí nghiệm 3.3.2.1. Ngô Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng protein tổng số của ngô lai 1 là 79,8%, tương đương với kết quả nghiên cứu của Huang và cs. (2006) (80%) [94]. Do các chất dinh dưỡng được phân giải ở ruột già, tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở hồi tràng thấp hơn so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần (bảng 3.13). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tiêu hóa toàn phần EE của ngô là 85,3%, tương đương với các kết quả đã công bố trước đây: 87,5% [163]; 85,1% [107]. Ngoài ra, tỉ lệ tiêu hóa CF toàn phần ở ngô trong nghiên cứu này chỉ chênh lệch 2,4% so với kết quả của Onimisi và cs. (2008) (72,1% so với 74,5%) [163]. Bảng 3.13. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong ngô Chỉ số TLTH hồi tràng TLTH toàn phần CP (%) EE (%) CF (%) OM (%) NfE (%) EE (%) CF (%) NDF (%) Ngô lai 1 79,8 ± 0,6 83,5 ± 0,9 61,0 ± 0,9 77,8 ± 1,3 77,8 ± 1,6 85,3 ± 0,4 72,1 ± 1,2 77,3 ± 0,7 3.3.2.2. Cám gạo nguyên dầu và trích ly Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến của protein trong cám gạo và cám gạo sấy ở hồi tràng là 62,9% và 62,1%, tương tự với kết quả xác định ở gà được cắt bỏ manh tràng: 64,4% [7]. Trong khi đó, tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng ở cám gạo trích ly là 41,6%. Tỉ lệ 13  tiêu hóa các chất dinh dưỡng tổng số khác ở cám gạo trích ly cũng thấp hơn nhiều so với ở cám gạo và cám gạo sấy. Điều này có thể do hàm lượng xơ và khoáng tổng số trong mẫu cám gạo trích ly cao (bảng 2.3) đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, hàm lượng khoáng tổng số trong mẫu cám gạo sấy cao (18,4 %DM) cũng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm này. Bảng 3.14. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong cám gạo Chỉ số TLTH hồi tràng TLTH toàn phần CP (%) EE (%) CF (%) OM (%) NfE (%) EE (%) CF (%) NDF (%) Cám gạo 62,9 ± 0,5 39,7 ± 1,1 39,4 ± 0,7 57,1 ± 1,3 62,1 ± 2,4 45,2 ± 1,1 42,8 ± 0,9 51,0 ± 1,4 Cám gạo sấy 62,1 ± 1,1 54,9 ± 1,1 20,3 ± 0,6 60,3 ± 0,4 66,3 ± 0,5 67,6 ± 1,9 28,7 ± 2,2 40,3 ± 2,1 Cám gạo trích ly 41,6 ± 0,9 43,0 ± 0,3 11,8 ± 0,8 36,3 ± 1,3 45,6 ± 2,2 49,8 ± 1,5 21,1 ± 0,9 21,6 ± 0,7 3.3.2.3. Bột sắn Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy tỉ lệ tiêu hóa protein trong bột sắn ở hồi tràng là khá cao (77,6%). Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa EE hồi tràng so với tỉ lệ tiêu hóa EE toàn phần là không đáng kể. Tuy nhiên, có sự sai khác rõ rệt giữa tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng và tỉ lệ tiêu hóa toàn phần đối với xơ thô. Bảng 3.15. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột sắn Chỉ số TLTH hồi tràng TLTH toàn phần CP (%) EE (%) CF (%) OM (%) NfE (%) EE (%) CF (%) NDF (%) Sắn KM94 - 1 77,6 ± 1,6 52,0 ± 3,6 72,8 ± 3,4 81,3 ± 6,3 81,7 ± 6,6 53,3 ± 1,9 81,0 ± 2,6 80,6 ± 2,3 3.3.2.4. Đậu tương nguyên dầu Tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng trong đậu tương ép đùn là (83,6%). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Kan và cs. (1988) cho thấy tỉ lệ tiêu hóa CP trong đậu tương nguyên dầu ở gà broiler dao động từ 87 – 91% [109], cao hơn kết quả trong nghiên cứu này. Không có sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với tỉ lệ tiêu hóa toàn phần (bảng 3.16). Tỉ lệ tiêu hóa CF ở hồi tràng và trên toàn đường tiêu hóa trong đậu tương ép đùn lần lượt là 63,9 và 74,4%. Trong khi đó tỉ lệ tiêu hóa NDF toàn phần là 82,9%. Bảng 3.16. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong đậu tương Chỉ số Đậu tương ép đùn CP (%) 83,6 ± 1,0 EE (%) 72,6 ± 2,3 TLTH hồi tràng CF (%) 63,9 ± 1,6 OM (%) 82,2 ± 0,6 91,9 ± 0,8 NfE (%) EE (%) 79,6 ± 2,2 TLTH toàn phần CF (%) 74,4 ± 1,5 82,9 ± 1,9 NDF (%) 14  3.3.2.5. Bột cá Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến protein tổng số ở hồi tràng đối với bột cá cơm thí nghiệm là 77,6%, thấp hơn so với công bố của AFZ và cs. (2000), Donkoh và Attoh-Kotoku (2009) [13], [52]. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ tiêu hóa lipid tổng số khi đánh giá ở hồi tràng so với trên toàn bộ đường tiêu hóa là không đáng kể. Tỉ lệ tiêu hóa toàn phần đối với xơ thô và NDF ở bột cá cơm lần lượt là 64,6% và 92,2%. Tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ ở hồi tràng là 75,6% ở bột cá cơm. Bảng 3.17. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong bột cá Chỉ số CP (%) EE (%) CF (%) NfE (%) OM (%) EE (%) CF (%) NDF (%) TLTH hồi tràng TLTH toàn phần Cá cơm 77,6 ± 2,6 48,9 ± 1,4 47,9 ± 0,7 67,5 ± 3,5 75,6 ± 2,4 49,4 ± 1,8 64,6 ± 2,2 92,2 ± 1,6 3.3.2.6. Các sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm Bảng 3.18. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các sản phẩm từ gạo và thức ăn protein thực vật THTH hồi tràng Thức ăn Gạo lứt Tấm gạo Khô đậu tương Đậu tương thủy phân DDGS - 1 DDGS - 2 Khô dầu lạc Khô dầu hạt cải Khô dầu dừa TLTH toàn phần CP (%) EE (%) CF (%) NfE (%) OM (%) EE (%) CF (%) NDF (%) 80,2 45,2 12,6 96,8 79,9 61,1 16,8 72,4 ± 1,2 ± 2,7 ± 0,6 ± 0,5 ± 0,5 ± 1,5 ± 0,6 ± 1,5 75,5 44,7 14,3 91,0 87,9 55,0 21,7 79,2 ± 0,4 ± 1,4 ± 0,9 ± 1,2 ± 1,1 ± 0,4 ± 1,0 ± 2,4 84,1 67,8 63,1 71,0 76,8 69,5 72,4 91,8 ± 1,6 ± 0,4 ± 1,2 ± 1,3 ± 1,1 ± 0,5 ± 1,3 ± 1,0 80,9 67,5 50,2 50,3 66,2 71,3 62,4 82,6 ± 1,6 ± 1,2 ± 1,2 ± 3,3 ± 2,1 ± 0,7 ± 1,2 ± 1,0 62,2 62,2 11,2 77,1 63,5 81,1 17,7 67,8 ± 0,5 ± 1,2 ± 0,2 ± 1,4 ± 0,7 ± 2,1 ± 0,7 ± 1,2 67,7 ± 56,2 11,1 72,0 61,9 76,5 15,7 66,1 1,1 ± 1,6 ± 0,5 ± 1,2 ± 0,5 ± 1,7 ± 0,4 ± 1,2 78,1 67,8 63,5 76,5 74,7 72,5 76,2 70,2 ± 0,5 ± 0,7 ± 1,1 ± 1,1 ± 0,6 ± 0,6 ± 0,6 ± 1,1 69,9 68,7 12,6 50,0 53,8 79,2 13,9 56,9 ± 0,4 ± 2,2 ± 0,7 ± 1,4 ± 0,6 ± 1,4 ± 1,5 ± 1,9 63,6 57,9 38,2 56,8 55,7 66,7 49,7 51,8 ± 0,7 ± 1,5 ± 0,6 ± 2,2 ± 1,2 ± 2,1 ± 0,9 ± 2,4 Bảng 3.19. Tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến các chất dinh dưỡng trong các phụ phẩm protein động vật Chỉ số TLTH hồi tràng TLTH toàn phần CP (%) EE (%) CF (%) NfE (%) OM (%) EE (%) CF (%) NDF (%) Bột thịt xương Bột đầu tôm 58,6 ± 1,0 51,4 ± 1,4 11,7 ± 0,7 90,7 ± 1,3 56,8 ± 0,9 59,8 ± 1,6 16,2 ± 1,6 49,8 ± 0,8 72,1 ± 1,1 41,7 ± 0,7 44,2 ± 1,5 50,2 ± 2,7 62,2 ± 0,7 43,7 ± 1,5 53,2 ± 3,2 64,8 ± 3,1 15  Bột gia cầm thủy phân 75,0 ± 1,3 70,5 ± 1,0 16,4 ± 0,8 79,1 ± 5,3 74,1 ± 1,3 80,4 ± 1,0 26,8 ± 0,8 70,0 ± 1,2 Bột lông vũ 68,9 ± 0,9 66,5 ± 1,4 16,3 ± 0,5 77,2 ± 2,5 68,6 ± 0,9 73,1 ± 1,3 17,1 ± 2,9 69,2 ± 1,0 Chất hữu cơ tổng số trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm là sản phẩm từ gạo và thức ăn phụ phẩm đều được tiêu hóa khá tốt, dao động từ 53,8% (ở khô dầu hạt cải) đến 87,9% (ở tấm gạo). Tỉ lệ tiêu hóa protein tổng số hồi tràng cao nhất ở khô dầu đậu tương (84,1%) và thấp nhất ở bột thịt xương (58,6%). Tỉ lệ tiêu hóa CP hồi tràng ở DDGS dao động từ 62,2 – 67,7% (bảng 3.18), thấp hơn so với giá trị tương ứng trong ngô (bảng 3.13). Điều này có thể do phản ứng Maillard xảy ra trong quá trình xử lý nhiệt khi sản xuất DDGS đã làm giảm tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng trong DDGS [64]. Tỉ lệ tiêu hóa lipid toàn phần trong 13 mẫu thức ăn thí nghiệm dao động từ 43,7- 81,1%. Trong khi đó, có sự chênh lệch lớn về khả năng sử dụng CF và NDF ở gà thí nghiệm giữa các mẫu thức ăn thí nghiệm. 3.4. Thí nghiệm 4. Xác định tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các amino acid trong các loại thức ăn cho gà 3.4.1. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy trong các amino acid nội sinh cơ bản, Leu + Ileu, Glu, Gly, Ala, Pro, Asp, Thr và Ser chiếm tỉ lệ cao. Điều này có thể là do các amino acid trên được hấp thu chậm hơn các amino acid khác trong đường ruột [230]. Ngoài ra, hàm lượng His và Met trong dịch hồi tràng của gà Lương Phượng khi nuôi bằng khẩu phần không chứa nitơ là rất thấp. Điều này có thể do 2 amino acid này được hấp thu với tỉ lệ cao nhất trong đường tiêu hóa [252]. Bảng 3.20. Hàm lượng amino acid nội sinh cơ bản ở gà Lương Phượng TT Chỉ số Các amino acid thiết yếu 1 Arginine 2 Histidine 3 Leu + Ileu 4 Lysine 5 Methionine 6 Phenylalanine 7 Threonine 8 Tryptophan 9 Valine Đơn vị tính Lượng nội sinh cơ bản mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM 288,00 ± 20,67 152,30 ± 19,64 715,25 ± 17,19 203,70 ± 75,47 107,80 ± 51,57 290,26 ± 73,54 511,18 ± 32,89 103,65 ± 12,24 429,95 ± 54,20 mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM mg/kg DM g/kg DM 305,39 ± 30,26 552,00 ± 29,90 230,00 ± 19,56 246,24 ± 28,36 736,60 ± 53,67 486,75 ± 52,13 395,93 ± 77,39 431,62 ± 93,59 289,23 ± 41,25 8,51 ± 0,23 Các amino acid không thiết yếu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Alanine Aspartic acid Cysteine Cystine Glutamic acid Glycine Proline Serine Tyrosine Protein tổng số 3.4.2. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng amino acid trong các thức ăn thí nghiệm Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến (AID) và tiêu chuẩn (SID) các amino acid trong 19 mẫu thức ăn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.21 và 3.22. Tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng biểu kiến của protein hay amino acid luôn thấp hơn tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn tương ứng. Các loại thức ăn càng giàu protein thì sự chênh lệch giữa AID và SID càng thấp và ngược lại (bảng 2.5, 3.21 và 3.22). 16 
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan