Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xã hội hóa du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, lấy ví dụ ở tỉnh Ninh ...

Tài liệu Xã hội hóa du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình

.DOC
160
421
55

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.............................. 1.1. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN............................................................................................................... 1.1.1 Khái niệm, các loại hình và lĩnh vực kinh doanh du lịch................. 1.1.2. Du lịch - ngành kinh tế đặc thù và vai trò của nó trong cơ cấu kinh tế hiện đại.............................................................................. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.......................................................................................................... 1.2.1. Khái quát cơ sở lý luận của xã hội hoá du lịch............................. 1.2.2. Xã hội hoá du lịch và nội dung cơ bản của xã hội hóa du lịch ....................................................................................................... 1.2.3. Những điều kiện tiền đề của xã hội hoá du lịch............................ 1.3. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG.......... Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH................................................................................... 2.1. NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NINH BÌNH......................... 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu.................. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:....................................................... 2.1.3. Truyền thống văn hóa - lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư........ 2.1.4. Giá trị văn hóa tâm linh - Phật giáo và Thiên chúa giáo............... 2.2. TÌNH HÌNH XHH DU LỊCH Ở NINH BÌNH TỪ KHI TÁI LẬP TỈNH (1992) ĐẾN NAY................................................................................................................ 2.2.1. Những thành tựu của quá trình thực hiện xã hội hóa du lịch........ 2.2.2. Hạn chế và những vấn đề đang đặt ra............................................ Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH...................................... 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XHH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.................................... 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020...... 3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030................................................................................ 3.2. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT ĐẢM BẢO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HÓA DU LỊCH................................................................................................ 3.2.1. XHH du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển KT - XH của địa phương...................................................... 3.2.2. XHH du lịch gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội..................................................................................... 3.2.3. XHH du lịch phải gắn với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch và giáo dục cộng đồng vào phát triển du lịch ....................................................................................................... 3.2.4. XHH du lịch, dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.................................... 3.2.5. XHH du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực................................ 3.3. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XHH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH................................................................................. 3.3.1. Nhóm giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với XHH du lịch ....................................................................................................... 3.3.2. Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trong quá trình XHH du lịch........................................... 3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện XHH du lịch của chính quyền tỉnh ..................................................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT ASEAN CNĐQ CNH - HĐH CNTB CSR ĐH KTQD KH - KTKhoa Ý NGHĨA Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chủ nghĩa Đế quốc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Chủ nghĩa Tư bản Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Khoa học - kỹ thuật học - Công nghệ KH - CN KT - XH HĐND GDP LLSX ODA PA - TA PTSX TLSXQuan hệ Kinh tế - xã hội Hội đồng nhân dân Tổng sản phẩm nội địa Lực lượng sản xuất Hỗ trợ phát triển chính thức. Hiệp hội du lịch Châu Á Phương thức sản xuất Tư liệu sản xuất sản xuất ơ QHSX UBND UNESCO UN - WTO WTO Ủy ban nhân dân Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc Tổ chức Du lịch thế giới Tổ chức thương mại thế giới WTTC XHH Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế Xã hội hóa DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các dự án của các thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch (giai đoạn 2006 - 2008)..............................................................................59 Bảng 2.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001 - 2008.........61 Bảng 2.3: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2000 - 2008.66 Bảng 2.4: Cơ cấu khách nội địa đến Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2008.........70 Bảng 2.5: Lao động và thu nhập trong ngành du lịch............................................72 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015.......93 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế năm 2008 (%).....................................................65 Biểu đồ 2.2: Số lượng khách du lịch............................................................... 68 BẢN ĐỒ DU LỊCH NINH BÌNH i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết ĐH Đảng X nêu rõ: "Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Ninh Bình nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, có tiềm năng dồi dào và phong phú để phát triển du lịch về: điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, điều kiện lịch sử - văn hóa - tâm linh… Ninh Bình được xác định là một trong các khu du lịch trọng điểm của quốc gia. Thực tế phát triển ngành du lịch trong những năm qua của Ninh Bình còn nhiều hạn chế, chưa từng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: "Thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch và xuất khẩu để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch...". Vì vậy, cần phải huy động mọi nguồn lực, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các thành phần kinh tế để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Vấn đề XHH du lịch còn đang hết sức mới mẻ về mặt lý luận và thực tiễn. Mặc dù trong thực tiễn các hoạt động du lịch đã mang màu sắc XHH, nhưng tình hình hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn diễn ra tình trạng lộn xộn, chồng chéo, làm suy giảm, xuống cấp tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến tâm lý du khách, thiếu động lực cho sự phát triển của ngành du lịch. Từ tình hình đó, đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nghiên cứu để có nhận thức khoa học, xác định rõ vấn đề XHH, khái niệm và nội hàm cũng như các điều kiện, tiền đề và giải pháp XHH du lịch. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế. ii 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước xu thế hội nhập Quốc tế và toàn cầu hóa, các chiến lược phát triển vùng và phát triển địa phương ngày càng có thêm cơ hội lựa chọn và tất nhiên kèm theo là những thách thức và áp lực trong sự lựa chọn. Bối cảnh đó đòi hỏi Ninh Bình cần có định hướng chiến lược trong phát triển du lịch. Ninh bình đã và đang rà soát lại các sự lựa chọn phát triển du lịch trong quan hệ vùng và liên vùng để nghiên cứu, định hướng phát triển du lịch của tỉnh. Đã có những công trình khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài du lịch ở tỉnh Ninh Bình, từ những cách tiếp cận khác nhau, song việc nghiên cứu du lịch từ sự phát triển XHH, có cách tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện trên các phương diện kinh tế - xã hội, kinh tế - kỹ thuật và kinh tế tổ chức nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của du lịch tỉnh Ninh Bình cho đến nay chưa có công trình nào được nghiên cứu và công bố. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này không trùng lắp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung, tiền đề và tính chất đặc thù của XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường, đồng thời nêu rõ thực trạng XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó đề tài đã làm sáng tỏ XHH du lịch là một quá trình kinh tế khách quan biểu hiện sự phát triển tính chất xã hội các hình thức hoạt động du lịch dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa về lý luận; làm rõ nội dung XHH "thực tế" du lịch trên các phương diện: Mở rộng các liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dựa trên cơ sở phân công hợp tác lao động; phân phối lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch; quản lý nhà nước (với tư cách là người nhạc trưởng) phối hợp các hoạt động du lịch, đảm bảo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, truyền thống dân tộc; Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường. iii 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là XHH du lịch với tư cách quá trình kinh tế khách quan, thể hiện sự phát triển tính chất xã hội của hình thức liên kết kinh tế trong hoạt động: sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ - du lịch. Nghiên cứu tính chất đặc thù của XHH “thực tế” hoạt động du lịch. Phạm vi nghiên cứu: Do đây là một đề tài rộng và khó, nên đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các nội dung chính sách, các vấn đề hoạt động thực tiễn liên quan đến XHH du lịch được khái quát từ nghiên cứu XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ sau tái lập tỉnh (1992) đến nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi cho đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa kết hợp phương pháp lịch sử và lôgic, kết hợp với phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… 6. Những đóng góp của luận văn - Khái quát lý luận, xu hướng khách quan của XHH du lịch và tính đặc thù của XHH du lịch; Làm sáng tỏ nội dung của XHH “thực tế” hoạt động du lịch và thực tế quá trình XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Chương 2: Thực trạng XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. iv NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG NỀN KT QUỐC DÂN 1.1.1. Khái niệm du lịch, các loại hình và lĩnh vực kinh doanh du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia tạo ra một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội. 1.1.1.2. Các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau người ta có thể phân loại du lịch thành nhiều loại hình du lịch. + Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế và Du lịch nội địa. + Căn cứ vào nhu cầu: Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du lịch công vụ, Du lịch thương gia, Du lịch tôn giáo, Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương, Du lịch quá cảnh. 1.1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch: Bao gồm kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác. 1.1.2. Du lịch - ngành kinh tế đặc thù và vai trò của nó trong cơ cấu kinh tế hiện đại - Tính đặc thù của ngành du lịch: Đặc điểm của quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch; Ngành du lịch được phát triển với tốc độ, quy mô và chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn so với các ngành kinh tế truyền thống; Tính chất XHH cao trong tổ chức sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm dịch vụ du lịch. - Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân: Sản xuất cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tăng về du v lịch; Khai thác tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tích lũy cho nền kinh tế; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hiệu quả; Quảng bá, gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XHH DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2.1. Khái quát cơ sở lý luận của XHH du lịch: XHH du lịch đó là sự thể hiện của XHH sản xuất trong các hình thức kinh tế cụ thể của hoạt động du lịch. XHH sản xuất đó là quá trình kinh tế khách quan phản ánh sự phát triển biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó thể hiện sự phát triển tính chất xã hội của các hình thức sản xuất dựa trên cơ sở phân công và hợp tác lao động. 1.2.2. XHH du lịch và nội dung cơ bản của XHH du lịch: XHH du lịch được hiểu là quá trình kinh tế diễn ra sự liên kết các đơn vị, các bộ phận, các giai đoạn làm tăng tính xã hội của các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hoá. Quá trình đó được thực hiện bằng việc giải quyết hợp lý các lợi ích kinh tế của các chủ thể và có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững. XHH du lịch, trước hết nó được xem xét là một quá trình kinh tế khách quan biểu hiện sự phát triển tính chất xã hội các hình thức hoạt động du lịch. Sự liên kết giữa các đơn vị, các chủ thể kinh tế đặt trong nền kinh tế thị trường và đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước đảm bảo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, truyền thống dân tộc. Nội dung của XHH du lịch: 1,2.2.1. XHH du lịch phản ánh quá trình phát triển tính chất xã hội của các hình thức hoạt động du lịch, đó là quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dựa trên sự phân công và hợp tác lao động. 1.2.2.2. XHH du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường và được thực hiện thông qua phân phối lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. 1.2.2.3. XHH du lịch trên thực tế được thực hiện thông qua quản lý của Nhà nước trong ngành du lịch. 1.2.3. Những điều kiện tiền đề của XHH du lịch bao gồm vi 1.2.3.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu du lịch của xã hội ngày càng tăng. 1.2.3.2. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và phân công lao động chuyên môn hoá sản xuất. 1.2.3.3. Điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên, môi trường khí hậu và những giá trị văn hoá truyền thống, tập quán, tâm linh. 1.2.3.4. Sự phát triển của kinh tế thị trường tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 1.2.3.5. Năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. 1.3. KINH NGHIỆM XHH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.3.1. XHH du lịch của các tỉnh Kinh nghiệm xã hội hóa du lịch tương đối thành công trong thực tiễn những năm vừa qua tại một số tỉnh có tiềm năng, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng như: Quảng Ninh - "Hạ long trên biển", còn Ninh Bình được mệnh danh là "Hạ Long cạn"; Thừa Thiên - Huế với Cố đô Huế và Ninh Bình với Cố đô Hoa Lư; Lâm Đồng - Du lịch Đà Lạt với tài nguyên du lịch vùng rừng núi; Bà Rịa - Vũng Tàu với tài nguyên du lịch biển. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho XHH du lịch Ninh Bình. 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm về XHH cho Ninh Bình. Thứ nhất: Khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực kinh tế, tiềm năng du lịch của các vùng, miền để phát triển ngành du lịch, đa dạng các loại hình du lịch dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch. Thứ hai: Thực hiện liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp tham gia sản xuất cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch khác nhau, đảm bảo tính tự chủ, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Hợp tác liên kết kinh tế dựa trên nguyên tắc tự nguyện và các lợi ích kinh tế được giải quyết công bằng. Thứ ba: Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và dần từng bước hiện đại hóa đường giao thông, nhà ga, bến cảng, các phương tiện giao thông; năng lượng, điện, nước; thông tin liên lạc; khách sạn, nhà hàng, các trung tâm vui chơi, giải trí..v.v đưa ra các dịch vụ chất lượng cao, tiện ích và an toàn cho du khách đó là điều kiện vật chất cho XHH du lịch. vii Thứ tư: Quản lý nhà nước đối với XHH du lịch cần phải tách bạch chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động du lịch với kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý của nhà nước đối với ngành du lịch, trước hết nhà nước quyết định chiến lược, lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh sử dụng các công cụ, chính sách bảo vệ môi trường khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch...phân cấp, giao quyền cho địa phương, tổ chức phối hợp với các địa phương, các ngành giới thiệu hỗ trợ các chương trình du lịch... Thứ năm: Mở rộng liên kết với các hãng, công ty du lịch nước ngoài dựa trên cơ sở phân công hợp tác quốc tế, hình thành, đa dạng các Tour du lịch quốc tế hoàn chỉnh qua nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ. Nối kết thị trường nội địa với thị trường thế giới, đưa ra những sản phẩm dịch vụ độc đáo mang dấu ấn của mỗi quốc gia, bản sắc văn hóa của dân tộc. Chương 2 THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 2.1. NHỮNG TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NINH BÌNH 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu Ninh Bình có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được thiên nhiên ban tặng với các đặc trưng rất thuận lợi cho phát triển du lịch, là tiền đề cho quá trình XHH du lịch. Địa hình Ninh Bình có đặc trưng của cả 3 vùng đó là: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. 2.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khá tốt, có thể đáp ứng yêu cầu XHH du lịch như: cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, đào tạo - dạy nghề, y tế, tài nguyên du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch ... 2.1.3. Truyền thống văn hóa - lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư - Di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư: - Lễ hội truyền thống: - Làng nghề truyền thống: - Văn hóa ẩm thực: viii 2.1.4. Giá trị văn hóa tâm linh - Phật giáo và Thiên chúa giáo. Tóm lại, xét dưới giác độ lợi thế so sánh và sức cạnh tranh trong tương quan vùng và không gian vùng phụ cận, ta thấy du lịch Ninh Bình có ưu thế: Một là: Ưu thế vị trí địa lý theo quan điểm so sánh. Điểm nút giao lưu giữa các miền. Do hệ thống giao thông thuận lợi đã kết gắn chặt chẽ Ninh Bình với khu vực miền Bắc và miền Nam; giữa vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc. Là vùng giảm áp cho Thủ đô, là cầu nối trong chuỗi liên hoàn của các trục liên kết hướng tâm. Ninh Bình có ưu thế rõ rệt: Không bị tính mùa vụ trong du lịch, không bị tính đơn điệu về loại hình, không bị mất liên kết không gian, không bị thay đổi và chia cắt các chủ đề...Do sức ép đô thị hóa của Hà Nội và các phụ cận khác, tao cho Ninh Bình lợi thế khác, đó là điểm đến lý tưởng cho các kỳ nghỉ đa dạng cuối tuần, tổ chức các sự kiện. Hai là: Sức cạnh tranh về tài nguyên du lịch độc đáo và đa dạng. Tài nguyên hết sức độc đáo, đa dạng tạo thành thế mạnh trong phát triển du lịch hướng về thiên nhiên hoang dã, hướng về cội nguồn xa xăm, về văn hóa tâm linh. Hơn nữa, chúng được kết hợp hài hòa giữa tự nhiên với nhân văn, tạo nên sự hấp dẫn du khách trong nhiều loại hình du lịch. (Tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể; Núi đá là tài nguyên vô giá, chứng tích nguyên vẹn về hình ảnh quá khứ, dấu ấn của thời kỳ biển tiến, biển thoái; dấu ấn tiến hóa của hệ động thực vật phong phú, đa dạng; dấu ấn của người Việt cổ và lịch sử hình thành đồng bằng Sông Hồng; Tài nguyên hoang dã thể hiện đa dạng trong các loại hình núi đá, hang động, đầm hồ, rừng nguyên sinh, hệ sinh thái động, thực vật đất ngập nước...Sự hòa hợp Thiên nhiên - Lịch sử - Huyền thoại. Thiên nhiên hùng vĩ nguyên sơ trở nên sinh động, hấp dẫn khi nó được gắn với những huyền thoại lịch sử, thấm đẫm chất dân gian còn lưu truyền và tồn giữ... 2.2. TÌNH HÌNH XHH DU LỊCH Ở NINH BÌNH TỪ KHI TÁI LẬP TỈNH (1992) ĐẾN NAY. 2.2.1. Những thành tựu của quá trình thực hiện XHH du lịch 2.2.1.1. Huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư cho du lịch.  Sự tham gia vào các hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế và phát huy lợi ích cộng đồng. ix  XHH nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. 2.2.1.2. XHH du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ. 2.2.1.3. Mở rộng liên kết các loại hình du lịch và thị trường du lịch, tăng thêm số lượng hành khách du lịch hàng năm, doanh thu tăng. 2.2.1.4. XHH du lịch góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. 2.2.1.5. Thông qua XHH du lịch để giới thiệu quảng bá tiềm năng du lịch, hình ảnh đất nước, con người Ninh Bình trong nước và ngoài nước. Tóm lại, chủ trương XHH du lịch đang được triển khai thực hiện nhằm tranh thủ các nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí... từng bước thay đổi diện mạo của ngành Du lịch. XHH sẽ từng bước tạo cho người dân tính chuyên nghiệp khi làm du lịch, ý thức công dân, tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm giữ gìn các di sản văn hóa, thiên nhiên, góp phần đưa du lịch Ninh Bình phát triển nhanh chóng, ổn định và bền vững, xứng đáng là một trung tâm du lịch lớn của đất nước. 2.2.2. Hạn chế và những vấn đề đang đặt ra 2.2.2.1. Loại hình dịch vụ - du lịch khai thác còn sơ khai lạc hậu, chưa tạo được sự gắn kết thực sự dự trên cơ sở phân công hợp tác lao động. 2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng thấp kém, không đồng bộ, hạn chế mở rộng liên kết với các tỉnh thành trong và ngoài nước, dịch vụ, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. 2.2.2.3. Chưa tạo ra các hình thức, cơ chế liên kết có hiệu quả. 2.2.2.4. Quản lý Nhà nước đối với XHH du lịch còn nhiều mặt hạn chế. Quy hoạch chưa đồng bộ và thiếu tầm chiến lược: các cơ chế, chính sách chưa cụ thể, điều hành phối hợp, kiểm tra kiểm soát kém hiệu quả. 2.2.2.5. Giải quyết các lợi ích kinh tế giữa Nhà nước - doanh nghiệp người lao động chưa hợp lý đã hạn chế quá trình thực hiện XHH du lịch. Những vấn đề cần tháo gỡ: Những mâu thuẫn nảy sinh chủ yếu đã và đang xuất hiện là: (i) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, (ii) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, x (iii) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XHH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 - Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH - HĐH, đưa Ninh Bình trở thành tỉnh nằm trong tốp đầu của vùng đồng bằng sông Hồng. - Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực giữa Ninh Bình so với cả nước; chủ động hội nhập với khu vực, nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. - Sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hàng hóa chủ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo đảm tự do tôn giáo đúng pháp luật. Thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt mức 2.560 USD vào năm 2020, cao hơn 28% so với mức GDP/người của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định vào năm 2020 là: + Công nghiệp - xây dựng: 44% + Nông - lâm - thủy sản: 10% + Thương mại - dịch vụ: 46% 3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2020 và tầm nhìn đến 2020 Nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch Ninh Bình cũng cần xây dựng lộ trình cụ thể hướng tới việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chung là: Huy động nguồn lực tập trung khai thác tài xi nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, phát triển du lịch Ninh Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch phát triển hàng đầu của cả nước, gồm: - Khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, phát triển du lịch phải đảm bảo tính hiệu quả, bền vững từ góc độ kinh tế, tài nguyên - môi trường và văn hóa - xã hội. - Phát huy có hiệu quả những cơ hội chính đang mở ra cho phát triển du lịch Ninh Bình (Phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ và khu vực đồng bằng sông Hồng; Hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mang tính quốc gia). - Phát triển du lịch phải gắn với xóa đói giảm nghèo. Phát triển du lịch với 3 mục tiêu cụ thể là: Mục tiêu về kinh tế; Mục tiêu về văn hóa - xã hội; mục tiêu san sẻ lợi ích cộng đồng từ hoạt động du lịch. 3.2. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT ĐẢM BẢO ĐỊNH HƯỚNG XHH DU LỊCH 3.2.1. XHH du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - Phát triển du lịch sinh thái - nghỉ ngơi, giải trí gắn với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên; - Phát triển du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu điều trị các bệnh về thể xác và tinh thần. - Phát triển du lịch văn hóa, tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống và phát triển làng nghề; - Phát triển du lịch cuối tuần, thể thao chủ động, mạo hiểm gắn với hệ thống các núi đá, hang động, thác nước, hồ đập, sông suối. 3.2.2. XHH du lịch gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội 3.2.3. XHH du lịch phải gắn với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch và giáo dục cộng đồng vào phát triển du lịch. 3.2.4. XHH du lịch, dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi xii thế của tỉnh. 3.2.5. XHH du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực Tạo mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với các tỉnh thuộc vùng miền núi Tây Bắc, các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đặc biệt là mối liên hệ với thủ đô Hà Nội…để đảm bảo tính liên kết vùng, tạo nên những thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Ninh Bình có thể phát triển. Tạo các tuyến du lịch liên vùng như: - Tuyến du lịch lễ hội: Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội) - Hội Vật võ Liễu Đôi, Hội đình làng Võ Giàng (Hà Nam) - Lễ hội Đền Dâu, Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình). - Tuyến Du lịch lịch sử - văn hóa: Cố đô Hoa Lư (Ninh bình) - Đền Trần (Nam định) - Chùa Keo (Thái Bình) - Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải dương). - Tuyến du lịch tâm linh: Bái đính (Ninh Bình) - Phủ Dầy (Nam Định) Yên Tử (Quảng Ninh). - Tuyến du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng: từ khu Văn hóa dân tộc Hòa Bình - Khu du lịch Ngũ động sơn, Bát cảnh sơn, Hang luồn, Ao Dong (Hà nam) Hồ Đồng Chương, Hồ Đồng Thái, suối khoáng nóng Kênh Gà... (Ninh Bình) Tắm biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)... 3.2.6. XHH du lịch được thực hiện dựa trên cơ sở phải quan tâm đến lợi tích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch 3.3 - NHÓM CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN XHH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 3.3.1. Nhóm giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với XHH du lịch 3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch. 3.3.1.2. XHH các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn du lịch trọng điểm. 3.3.1.3. Mở rộng phạm vi liên kết giữa các tỉnh, thành trong cả nước để nâng giá trị gia tăng, trên cơ sở phân công hợp tác các loại hình du lịch. 3.3.1.4. Phối hợp các hoạt động hợp tác quốc tế về du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp của các thành phần kinh tế xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch. 3.3.1.5. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến du khách, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. xiii 3.3.1.6. Kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 3.3.2. Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trong quá trình XHH du lịch. 3.3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch. 3.3.2.2. Đề cao trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp. 3.3.2.3. Chủ động tìm kiếm lĩnh vực đầu tư mới, nâng cấp cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng của địa phương. 3.3.2.4. Chia sẻ với Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng kế hoạch marketing du lịch tại các thị trường tiềm năng. 3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện XHH du lịch của chính quyền tỉnh 3.3.3.1. Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch. + Về công tác tổ chức, quản lý quy hoạch:  Kiện toàn bộ máy làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh.  Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch .  Cho phép thành lập các văn phòng đại diện về du lịch Ninh Bình ở các thành phố trong cả nước và ở nước ngoài.  Thành lập Hiệp hội du lịch hoặc các hội nghề chuyên ngành du lịch như Hiệp hội cơ sở lưu trú, lữ hành, hiệp hội đầu bếp.... + Về công tác thực hiện quy hoạch:  Xác định ranh giới quy hoạch du lịch cụ thể trên địa bàn các trọng điểm (khu/cụm) du lịch đã được xác định; Quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch.  Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết về hoạt động du lịch giữa các địa phương trong tỉnh.  Chỉ đạo sắp xếp lại các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân hoạt động trong ngành du lịch theo hướng chuyên môn hóa (khách sạn, lưu trú, lữ hành, vận chuyển, giải trí...) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Ninh Bình.  Nghiêm túc thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch, xiv xây dựng và xúc tiến một chương trình nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân. 3.3.3.2. Quản lý về cơ cấu đầu tư.  Đầu tư nâng cấp phát triển hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch.  Đầu tư xây dựng các khu du lịch.  Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch.  Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí  Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch.  Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch. 3.3.3.3. Giải pháp về vốn. + Vốn ngân sách Nhà nước: Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo du lịch. + Huy động vốn từ nguồn tích lũy trong tỉnh với tỷ lệ khoảng 10-15% GDP du lịch. + Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch. + Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch (vay ODA, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài). 3.3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách về thuế, đầu tư, thị trường (trong nước, nước ngoài), Cơ chế chính sách về tổ chức quản lý. 3.3.3.5. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 3.3.3.6. Giải pháp thị trường, xúc tiến phát triển du lịch, hợp tác liên kết vùng.  Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch.  Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng.  Tìm kiếm và mở rộng thị trường. 3.3.3.7. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. 3.3.3.8. Giải pháp bảo vệ môi trường bảo đảm sự phát triển du lịch bền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất