Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ [word] sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học t...

Tài liệu [word] sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần hidrocacbon hóa học 11 nâng cao

.DOC
224
222
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ NGÂN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH RUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON – HÓA HỌC 11 NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ NGÂN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON - HÓA HỌC 11 NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thị Việt Anh HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Sau hai năm (2012 - 2014) học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy (bộ môn Hoá học). Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và hết lòng giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy, Cô giáo, các em học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh và Trường THPT Hoàng Văn Thụ cũng như các anh chị em đồng nghiệp và các bạn học viên cao học K8 trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Thị Việt Anh, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Trần Thị Ngân i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCT : Công thức cấu tạo CTPT : Công thức phân tử dd : Dung dịch ĐHGD : Đại học giáo dục ĐHQG : Đại học quốc gia ĐHSP : Đại học sư phạm ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HC : Hiđrocacbon HĐ : Hoạt động HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản PƯ : Phản ứng PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học PPĐT : Phương pháp đàm thoại PTHH : Phương trình hóa học QTDH : Quá trình dạy học SGK : Sách giáo khoa ThS : Thạc sỹ TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm TCHH : Tính chất hóa học TTCNT : Tính tích cực nhận thức THPT : Trung học phổ thông tr : Trang TCN : Trước công nguyên VD : Ví dụ ii MỤC LỤC Lời cám ơn………………………………..…………………………………….. i Danh mục chữ viết tắt………………………………..…………………………. ii Mục lục………………………………..……………………………………....... iii Danh mục bảng………………………………..………………………………... vi Danh mục hình vẽ……………….……………………………………………… vii MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................................................................5 1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu...........................................................................................5 1.2. Đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông.....................................6 1.2.1. Cơ sở Tâm lý học và Lí luận dạy học hiện đại...........................................................6 1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học................................................................6 1.2.3. Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóc học ở trường phổ thông……………………………………………………………………………. 7 1.3. Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh qua giảng dạy hoá học ở trường phổ thông.............................................................................................................................8 1.3.1. Tính tích cực nhận thức ( TTCNT)................................................................................8 1.3.2. Phương pháp dạy học tích cực........................................................................................12 1.4. Cơ sở khoa học của phương pháp đàm thoại phát hiện (vấn đáp tìm tòi).............17 1.4.1. Khái niệm phương pháp đàm thoại...............................................................................17 1.4.2. Phương pháp đàm thoại phát hiện (vấn đáp tìm tòi)................................................18 1.5. Thực trạng việc sử dụng PPDH tích cực nói chung và sử dụng PPĐT phát hiện nói riêng ở một số trường THPT hiện nay.....................................................................22 Tiểu kết chương 1...........................................................................................................................24 Chương 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON – HÓA HỌC 11 NÂNG CAO....................................................................................................................................................25 2.1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ – Hóa học 11 nâng cao ở trường THPT..............................................................................................................25 2.1.1. Hệ thống kiến thức của phần Hóa học hữu cơ 11 nâng cao...................................25 iii 2.1.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần hiđrocacbon.......................................................26 2.2. Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện trong dạy học hóa học ở trường THPT……………………………………………………………......................... 26 2.2.1. Nguyên trắc lựa chọn PPĐT phát hiện trong dạy học hóa học ở trường THPT .............................................................................................................................................................. 26 2.2.2. Kỹ thật đặt câu hỏi trong PPĐT phát hiện...................................................................27 2.2.3. Quy trình sử dụng PPĐT phát hiện trong dạy học hóa học phổ thông……………………………………………………………………………. 28 2.2.4. Vận dụng qui trình sử dụng PPĐT phát hiện trong dạy học phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao……………………………………………. 29 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại phát hiện trong phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao......................................................................................................................34 2.3.1. Một số nội dung kiến thức có thể sử dụng câu hỏi đàm thoại phát hiện trong phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao....................................................................34 2.3.2. Cơ sở sắp xếp hệ thống câu hỏi......................................................................................36 2.3.3. Hệ thống câu hỏi đàm thoại phát hiện trong phần hiđroccabon – Hóa học 11 nâng cao.......................................................................................................................................36 2.4. Thiết kế một số giáo án sử dụng PPĐT phát hiện khi dạy học phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao.........................................................................................50 Tiểu kết chương 2...........................................................................................................................56 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................................57 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.........................................................................................57 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm........................................................................................57 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm.........................................................................................57 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................................................57 3.4.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm......................................................................57 3.4.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm…………………………………………… 58 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm………………………………………........... 59 3.6. Xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm …………………………………… 60 3.6.1. Xử lí kết quả thực nghiệm……………………………………………… 60 3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm…………………………………………... 65 Tiểu kết chương 3...........................................................................................................................67 iv KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................................68 1. Kết luận.........................................................................................................................................68 2. Khuyến nghị.................................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................70 PHỤ LỤC………………………………………………………………………. 73 v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng…………………………………... 58 Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm của HS 2 trường THPT Lương Thế Vinh và THPT Hoàng Văn Thụ…………………………………………………......................... 60 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 1.. 62 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 2.. 63 Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập………………………………………. 64 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng………………………………... 65 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1……………… 63 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2……………... 64 Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 1)………. 64 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 2)………. 65 vii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay với nền kinh tế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa,… rộng khắp trên toàn thế giới đòi hỏi phải có lượng lớn lực lượng lao động để đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Để có được lực lượng lớn lao động có trình độ, tri thức, nhân cách đã và đang là bài toán lớn của các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam. Trước những thách thức đó đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn luôn đổi mới toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Chiến lựợc phát triển về giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã được ghi rõ trong báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng như sau: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành”. Để làm được điều đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề trọng tâm, then chốt hiện nay của ngành giáo dục. Với phương châm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy là người tổ chức điều khiển nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Kiến thức học sinh lĩnh hội được phải do chính học sinh đó tự vận động, tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải do thuộc lòng từ kiến thức mà người thầy truyền đạt. Như vậy, người giáo viên phải là người nghiên cứu, lựa chọn được phương pháp tổ chức, hướng dẫn có hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh cũng như nội dung dạy học. Với đặc thù là một môn khoa học tự nhiên, trong đó có sự kết hợp giữa thực nghiệm và lý thuyết, hoá học đòi hỏi người học phải có khả năng tự khám phá, tìm tòi, khả năng tư duy, phát hiện và lĩnh hội tri thức. Trong quá trình dạy học, người giáo viên ngoài việc tạo không khí thoải mái trong giờ học thì việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ kích thích, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, qua đó tự lĩnh hội kiến thức cho mình một cách chủ động.Vì vậy việc nghiên cứu và sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực đang là vấn đề 1 hết sức cần thiết. Phương pháp đàm thoại phát hiện trong dạy học hoá học là một trong những phương pháp dạy học đã được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Phương pháp dạy học này phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục nước nhà là xây dựng những con người tự tìm tòi và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực, những con người thực sự là động lực của phát triển bền vững và nhanh chóng của đất nước. Ngoài ra, việc dạy học sinh giải quyết những vấn đề cụ thể của môn học sẽ giúp học sinh hình thành phương pháp tư duy lí thuyết một cách logic, giải quyết các vấn đề học tập và các vấn đề trong cuộc sống, nghề nghiệp. Như vậy, việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp phát triển năng lực tự học, tự phát hiện, tự đào tạo, và tự học suốt đời của học sinh. Thực tiễn giảng dạy bộ môn Hóa học hiện nay ở các trường trung học phổ thông chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Một số Sở GD đã tập huấn cho GV nhiều PP dạy học tích cực nhưng khá nhiều GV sử dụng chúng chưa đúng cách trong qua trình dạy học. Do đó, chưa phát huy được tính tích cực học tập của HS, các em vẫn thụ động trong việc lĩnh hội các tri thức khoa học. Vì vậy kết quả của quá trình dạy học chưa đạt hiệu quả cao. Phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao dạy về chất hữu cơ cụ thể, là cơ sở để HS học các chương tiếp theo của chương trình hóa học hữu cơ. Nếu HS học tốt phần này thì các em sẽ học tốt các chương tiếp theo của chương trình hóa học hữu cơ. Muốn vậy, người GV cần phải sử dụng linh hoạt các PP dạy học theo hướng tích cực nhằm đạt được hiệu quả trong quá trình dạy học. Phương pháp đàm thoại phát hiện là một trong những phương pháp dạy học tích cực, HS không những lĩnh hội được nội dung kiến thức một cách tích cực mà còn học được cả PP nhận thức và diễn đạt tư tưởng bằng lời nói. Trong phương pháp dạy học này, hệ thống câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng lĩnh hội của HS. Vậy làm thế nào để xây dựng được hệ thống câu hỏi hợp lí, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh khi sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện? Đó chính là lí tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học 2 sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao” 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng PPĐT phát hiện thông qua dạy học phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh THPT, đồng thời hoạt động hóa người học trong việc dạy hóa học ở trường phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: + Nghiên cứu PPDH tích cực, PP đàm thoại phát hiện. + Điều tra thực trạng tình hình sử dụng PP đàm thoại phát hiện trong quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Hóa học 11 nâng cao trong đó tập trung kỹ phần hiđrocacbon. - Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại phát hiện sử dụng trong phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao. - Thiết kế một số giáo án trong phần hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hoá học lớp 11 ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: PPĐT phát hiện; Phần hiđrocacbon – SGK Hóa học 11 nâng cao 5. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng PPĐT phát hiện một cách khoa học và hợp lí trong các bài lên lớp thì sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức đồng thời còn hướng dẫn các em phương pháp tìm tòi và giải quyết một vấn đề nhận thức, cách thức diễn đạt bằng lời nói, sử dụng tốt ngôn ngữ hóa học, phát triển tư duy logic, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan