Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN SPS ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU...

Tài liệu VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN SPS ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU

.PDF
34
250
53

Mô tả:

VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN SPS ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: [email protected]; Website: www.mutrap.org.vn BÁO CÁO 1 VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN SPS ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU MÃ HOẠT ĐỘNG: WTO-7 “HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT WTO VỀ SPS/TBT, TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HỖ TRỢ CÁC NHÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU CỦA EU VỀ SPS/TBT” Phiên bản: Báo cáo cuối cùng Hà Nội, 7/2009 Nhóm chuyên gia: Ông Digby Gascoine Ông Lê Thanh Hòa Ông Nguyễn Tử Cương Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo là của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương MỤC LỤC Từ ngữ viết tắt ..................................................................................................... 3 I. TÓM LƯỢC ......................................................................................................... 4 II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO .................................................................. 5 Giới thiệu............................................................................................................. 5 Các biện pháp SPS và tiếp cận thị trường xuất khẩu ............................................. 5 Các mặt hàng xuất khẩu là đối tượng của các biện pháp SPS .................... 6 Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay ............................................................. 6 Các yêu cầu SPS áp dụng ......................................................................... 7 Các khó khăn trong việc tuân thủ.............................................................. 8 Tác động của các biện pháp SPS đối với xuất khẩu................................... 9 Nâng cao khả năng tuân thủ .................................................................... 10 Văn phòng SPS .................................................................................................. 14 Các hoạt động hiện tại ............................................................................ 14 Các đầu mối SPS .................................................................................... 15 Các hoạt động dự kiến ............................................................................ 16 Các cải tiến trong tương lai..................................................................... 16 Giá trị của các hiệp định song phương ............................................................... 16 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 18 Củng cố các hoạt động thương mại hiện có ........................................................ 18 Sẵn sàng mở rộng xuất khẩu sang EU ................................................................ 20 Tăng cường sự hỗ trợ của khu vực công cho xuất khẩu ...................................... 21 IV. GHI NHẬN ........................................................................................................ 24 PHỤ LỤC 1 Quy định của EU liên quan đến các mặt hàng thủy hải sản ........................ 25 1. Các quy định chung về an toàn thực phẩm có các điều khoản đề cập đến thủy hải sản ............................................................................................................... 25 2. Các quy định pháp luật chuyên ngành đối với sản phẩm thủy hải sản ............. 27 PHỤ LỤC 2 Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi EU ............. 28 Từ ngữ viết tắt EU Liên minh châu Âu FFV Rau quả tươi HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn MOIT Bộ Công Thương MUTRAP Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên SPS Kiểm dịch vệ sinh động thực vật TBT Rào cản kỹ thuật trong thương mại VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VFA Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Việt Nam Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3 I. TÓM LƯỢC 1. Tuân thủ các quy định TBT và SPS của WTO, EU và các thị trường trọng điểm là điều kiện tiên quyết cho thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Việc nâng cao nhận thức về các quy định TBT và SPS phức tạp của EU đòi hỏi sự tham gia một cách hệ thống từ phía các Văn phòng TBT và SPS của Việt Nam, các Bộ, các cơ quan quản lý địa phương và các ngành. 2. Dự án MUTRAP III đã thực hiện một khảo sát về các quy định TBT và SPS của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, xác định những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải trong việc tuân thủ, phân tích tác động của các quy định này đến các ngành xuất khẩu của Việt Nam, xem xét mối liên kết giữa các Văn phòng SPS và TBT với các doanh nghiệp xuất khẩu để từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp. 3. Thị trường châu Âu có rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm và các mặt hàng nông sản khác. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, hầu hết các quy định về an toàn thực phẩm của thị trường châu Âu đều chặt chẽ hơn so với các thị trường khác trên thế giới. May mắn là một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như cà phê, chè, hạt điều và hạt tiêu không gặp trở ngại lớn. Các mặt hàng khác như cá chỉ có thể xuất khẩu được sang thị trường châu Âu nếu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. 4. EU hiện đang nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Thương mại hai bên tiến triển tốt đẹp và hầu như không bị gián đoạn hay hạn chế bởi các quy định SPS của EU. Mặc dù các nhà sản xuất Việt Nam phải tốn nhiều chi phí để đáp ứng tiêu chuẩn cao của EU nhưng thị trường các nước phát triển khác cũng đòi hỏi như vậy. Tăng trưởng nhanh chóng về xuất khẩu cá và các sản phẩm thủy sản cho thấy xuất khẩu có lợi nhuận cao mặc dù phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao của EU. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng, tránh các rủi ro có thể phát sinh từ các mối nguy không thể dự đoán và kiểm soát được. Ngoài ra, làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lượng trao đổi thấp hoặc thậm chí chưa hề được trao đổi cũng là một vấn đề được đặt ra. 5. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là cá và thủy sản có vỏ, cà phê, gạo, hạt điều, chè, hạt tiêu, gỗ, rau quả và mật ong. Vấn đề kỹ thuật mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng nông sản sang EU không phải là các rào cản thương mại quá nghiêm ngặt của SPS hay thiếu thông tin về các yêu cầu kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Vấn đề nằm ở việc sản xuất và chế biến tại Việt Nam. 6. Sau khi nghiên cứu các rào cản SPS đối với xuất khẩu vào EU, trong báo cáo này các chuyên gia đề ra 12 biện pháp khả thi mà chính phủ có thể phối hợp thực hiện với khu vực tư nhân để thúc đẩy xuất khẩu. Các biện pháp này được trình bày tại 3 hội thảo tổ chức trong tháng 6 và tháng 7 năm 2009 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Huế. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng còn có nhiều các biện pháp khác cũng có thể xem xét vận dụng và khuyến khích người đọc nêu ra ý kiến riêng của mình. 4 II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO Giới thiệu 1. Hoạt động này là một phần trong Hợp phần 1 của Dự án MUTRAP III (“tăng cường năng lực cho Bộ Công Thương để điều phối và triển khai các cam kết WTO, kể cả các vấn đề chuyên ngành cụ thể”), dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào EU thông qua phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực điều phối ở cấp Bộ về các vấn đề TBT và SPS đối với các doanh nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang EU. 2. Tuân thủ các quy định TBT và SPS của WTO, EU và các thị trường trọng điểm là điều kiện tiên quyết cho thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Việc nâng cao nhận thức về các quy định TBT và SPS phức tạp của EU đòi hỏi sự tham gia một cách hệ thống từ phía các Văn phòng TBT và SPS của Việt Nam, các Bộ, các cơ quan quản lý địa phương trong việc phổ biến thông tin đến doanh nghiệp, xây dựng năng lực kỹ thuật và hành chính phù hợp. Hoạt động này bao gồm một khảo sát về các quy định TBT và SPS của EU đối với các mặt hàng xuất khẩu quan trọng Việt Nam, xác định những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải trong việc tuân thủ, phân tích tác động của các quy định này đến các ngành xuất khẩu của Việt Nam, xem xét mối liên kết giữa các Văn phòng SPS và TBT với các doanh nghiệp xuất khẩu để từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp. 3. Báo cáo này chỉ đề cập đến các quy định SPS phải tuân thủ để tiếp cận thị trường EU. Các quy định TBT sẽ được đề cập trong một báo cáo khác. Các biện pháp SPS và tiếp cận thị trường xuất khẩu 4. Theo nghĩa rộng, các biện pháp SPS là các quy định do chính phủ đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe động thực vật, bảo vệ con người trước những rủi ro nhất định về an toàn thực phẩm và các căn bệnh lây nhiễm qua động vật. Hiệp định SPS quy định các quốc gia thành viên của WTO có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tự bảo vệ trước những rủi ro được liệt kê trong Hiệp định nhưng đi kèm với một số điều kiện nhất định để đảm bảo các biện pháp là chính đáng, áp dụng một cách minh bạch và không phân biệt đối xử. 5. Các biện pháp SPS do EU đề ra nhìn chung rất chặt chẽ. Tuy nhiên, chỉ một số rất ít các biện pháp SPS của EU bị phản đối theo quy trình của WTO áp dụng đối với các quốc gia thành viên. Các biện pháp này phản ánh thái độ nghiêm khắc của EU đối với các rủi ro và rất ít khả năng EU sẽ sửa đổi các biện pháp này theo khiếu nại của các đối tác thương mại. Do vậy, phần lớn các nước có quan hệ thương mại với EU phải chấp nhận các biện pháp SPS của EU để chiếm lĩnh và duy trì thị phần trong thị trường EU. Thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU trước hết là phải hiểu biết rõ ràng về các quy định SPS của EU, tìm ra cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tuân thủ các quy định này. 6. Nhiệm vụ này tương đối phức tạp do EU liên tục nâng cấp cơ chế quản lý để cập nhật các phương thức tiếp cận hiện đại trong việc ngăn ngừa những rủi ro về kiểm dịch động thực vật. Mặc dù tại từng thời điểm EU sẽ chỉ thay đổi một số ít các quy định SPS nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu phải luôn cập nhật về các quy định hiện hành và các quy định có khả năng sẽ đề ra trong tương lai. 7. Thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt được các yêu cầu SPS của thị trường EU chủ yếu thông qua các đối tác thương mại - các nhà nhập khẩu EU. Các nhà nhập khẩu có lợi ích thiết thực trong việc đảm bảo các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam có thể vào EU mà không bị chậm chễ hay phát sinh thêm chi phí. Đồng thời họ thường nắm rất rõ các quy định SPS có liên quan. Vấn đề kỹ thuật mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp 5 phải khi xuất khẩu hàng nông sản sang EU không phải là các rào cản thương mại SPS quá chặt chẽ hay thiếu thông tin về các yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng xuất khẩu sang EU. Vấn đề nằm ở việc triển khai các hoạt động sản xuất và chế biến theo đúng yêu cầu tại Việt Nam. 8. Sản xuất thực phẩm và hàng nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU chủ yếu thuộc trách nhiệm của khu vực tư nhân. Chính phủ chỉ có trách nhiệm hỗ trợ bao gồm việc đảm bảo khuôn khổ pháp lý thích hợp, kiểm soát các mối nguy nhất định (chẳng hạn như việc sử dụng trái phép thuốc trừ sâu), điều hành hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát quá trình sản xuất và cấp giấy chứng nhận xuất khẩu, hỗ trợ việc phân tích tại phòng thí nghiệm, v.v… Chính phủ Việt Nam cũng có vai trò điều phối các mối quan hệ với các cơ quan chức năng của EU. Các mặt hàng xuất khẩu là đối tượng của các biện pháp SPS Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay 9. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam là cá và thủy sản có vỏ, cà phê, gạo, hạt điều, chè, hạt tiêu, gỗ, rau quả, và mật ong. Trong số các mặt hàng này, cà phê, chè, gỗ và gạo thường không gặp phải các rào cản kỹ thuật chặt chẽ dưới hình thức các biện pháp vệ sinh dịch tễ mặc dù nước nhập khẩu có thể áp dụng quy định bắt buộc không có dư lượng bảo vệ thực vật hay mức độ nhiễm khuẩn quá mức cho phép. Trái lại, cá và thủy sản có vỏ (bao gồm động vật giáp xác) thường là đối tượng kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe, vệ sinh động vật. Rau quả cũng có thể bị hạn chế bởi các biện pháp SPS. 10. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất vào EU trong số trên là cá và thủy sản có vỏ. Việc gia tăng trao đổi thương mại các mặt hàng này đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải xây dựng luật điều chỉnh và thành lập các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều kiện sản xuất của các cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm cơ sở hạ tầng và quy trình sản xuất theo nguyên tắc HACCP). Xuất khẩu thủy sản đã tăng nhanh trong vòng 20 năm qua và cơ cấu đang thay đổi theo chiều hướng chuyển sang sản phẩm có giá trị cao hơn dưới hình thức chế biến sẵn cho các siêu thị. Việt Nam hiện có trên 300 cơ sở sản xuất đủ điều kiện để xuất khẩu cá và thủy sản có vỏ sang EU. Một lợi ích cũng rất quan trọng của việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao đối với các mặt hàng xuất khẩu này là chúng cũng có thể được tiêu thụ trong nước. 11. Châu Âu nhập khẩu khoảng 1/5 tổng khối lượng rau quả tươi (FFV) xuất khẩu của Việt Nam nhưng con số này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả tươi của EU (nhập khẩu nhiều nhất thế giới). Năm 2005, 15 nước thuộc EU đã nhập khẩu khoảng 120 triệu đô la Mỹ rau quả tươi từ Việt Nam. Thanh long là một trong những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng triển vọng nhất; ngô bao tử, ớt và nấm cũng có triển vọng tăng trưởng xuất khẩu lớn trong tương lai. Việc xuất khẩu các sản phẩm đóng hộp, sấy khô, nước ép, đông lạnh, ngâm dấm hoặc chế biến khác ít gặp phải rào cản SPS hơn các sản phẩm tươi sống. 12. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất mặt hàng này và Hà Lan cũng là một thị trường quan trọng. 13. Việt Nam hiện không phải nước xuất khẩu lớn các sản phẩm từ vật nuôi (trừ mật ong) và trong tương lai gần, Việt Nam sẽ rất khó khăn để cạnh tranh với các nước xuất khẩu thịt bò, thịt lợn, thịt gà lớn trên thế giới ngay cả khi đã tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu SPS của EU. 6 Các yêu cầu SPS áp dụng 14. Có rất nhiều các yêu cầu kiểm dịch động vật và thực vật (ở mức ít hơn) áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU, bao gồm: Các yêu cầu an toàn thực phẩm  Các yêu cầu cơ bản về vệ sinh thực phẩm (Quy định (EC) 852/2004) bao gồm yêu cầu về sản xuất cơ bản (primary production), các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn HACCP về xử lý và chế biến thực phẩm, đăng ký/cấp phép cho các cơ sở sản xuất thực phẩm và các hướng dẫn quốc gia về thực hành tốt; ­  Các yêu cầu khác về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm động thực vật (Quy định (EC) 853/2004);  Tổ chức quản lý đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật dành cho tiêu dùng (Quy định (EC) 854/2004);  Các nguyên tắc chung và yêu cầu của luật thực phẩm, thiết lập Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu và đặt ra các thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm (Quy định (EC) 178/2002);  Các yêu cầu chứng nhận đối với thủy sản, động vật thân mềm có vỏ tươi sống, động vật không xương sống da gai, động vật túi nang và động vật thuộc lớp chân bụng ở biển dùng làm thực phẩm cho người được nhập khẩu (Quy định (EC) 1250/2008);  Các biện pháp kiểm soát để đảm bảo tuân thủ luật thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Quy định (EC) 882/2004); ­ 15. Quy định (EC) 852/2004 nêu chi tiết các yêu cầu dựa trên tiêu chuẩn HACCP nhưng không bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn HACCP đối với sản xuất cơ bản; tuy nhiên, tiêu chuẩn HACCP bắt buộc áp dụng cho các cơ sở đóng gói trong trường hợp sơ chế và chế biến rau quả và các sản phẩm đóng gói trước tại nước xuất khẩu. Theo Quy định (EC) 882/2004, các nước đang phát triển xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm sang EU phải cung cấp thông tin về cách thức tổ chức và quản lý chung hệ thống kiểm tra thực phẩm quốc gia, bao gồm việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của pháp luật Cộng đồng châu Âu;  Các yêu cầu về chất phụ gia thực phẩm (Chỉ thị 89/107/EEC và 95/2/EC);  Các yêu cầu về nhãn hàng hóa (Chỉ thị 2000/13/EC);  Các yêu cầu về sức khỏe động vật đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu từ nước thứ ba (Chỉ thị 2002/99/EC) liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối và giới thiệu cho người tiêu dùng;  Các chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Chỉ thị 96/22/EEC và Chỉ thị 96/23/EEC);  Các mức dư lượng tối đa cho phép (Quy định 396/2005/EC; Quy định 2377/90/EC; Quy định 2073/2005, sửa đổi bởi Quy định 1022/2008/EC; Chỉ thị 96/22/EEC và Chỉ thị 97/98/EEC);  Tiêu chuẩn vi sinh vật (EC 2073/2005). Các luật áp dụng đối với hàng thủy sản được quy định cụ thể trong Phụ lục 1. 7 Các yêu cầu về kiểm dịch thực vật 16. Chỉ thị 2000/29/EC quy định các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật có hại đối với thực vật hay sản phẩm từ thực vật trong khu vực EU. Chỉ thị liệt kê tất cả các loại sinh vật có hại, thực vật và sản phẩm từ thực vật cấm nhập khẩu vào EU và quy định các biện pháp hạn chế nhập khẩu một số thực vật và sản phẩm từ thực vật cụ thể vào EU. Một số loại rau quả như mãng cầu, xoài, lạc tiên và ổi phải có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm kèm theo và phải qua kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào EU. Không bắt buộc phải phân tích rủi ro kiểm dịch thực vật để được nhập khẩu rau quả vào EU; các biện pháp hạn chế chỉ áp dụng khi phát hiện ra vấn đề. 17. Các văn bản luật của EU được đăng tải tại: http://eur-lex.europa.eu. Các khó khăn trong việc tuân thủ a. Các sản phẩm thủy sản: 18. Phát triển năng lực cho ngành thủy sản để đáp ứng yêu cầu của thị trường các nước phát triển như EU đòi hỏi sự hiệp lực của chính phủ và các ngành. Việc này đã được khởi xướng từ 15 năm trước và đã có sự chuyển đổi căn bản từ hình thức quản lý truyền thống theo ngành trong đó Chính phủ thực hiện kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chính thức sang hình thức quản lý hiện đại song hành xoay quanh việc thực hiện có kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng do cơ sở sản xuất tự vận hành. Cách tiếp cận mới dựa trên tiêu chuẩn HACCP nhằm hạn chế rủi ro bằng cách xác định và liên tục kiểm soát các mối nguy lớn về an toàn thực phẩm trong từng công đoạn sản xuất. Việc sản xuất các sản phẩm thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn EU đặt ra nhiều đòi hỏi về đội tàu, vận tải vào bờ, các trang trại nuôi thả, phương tiện bảo quản, nhà máy chế biến, phòng thí nghiệm phân tích, v.v..., đồng thời với sự phát triển song song đào tạo nguồn nhân lực trong khu vực tư nhân, thiết lập cơ chế quản trị tin cậy về thông lệ sản xuất, tăng cường năng lực quản lý và các cơ quan giám sát. Chi phí cho các phương diện này chưa thể xác định chính xác nhưng chắc chắn sẽ rất lớn. Lợi ích nằm ở việc Việt Nam có khả năng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao không chỉ cho châu Âu mà còn cho Hoa Kỳ, Nhật, Úc và các thị trường yêu cầu cao về vệ sinh thực phẩm. Sự phát triển liên tục và nhanh chóng của hoạt động xuất khẩu cho thấy cả người mua và người bán đều có lãi khi tuân thủ các yêu cầu vệ sinh dịch tễ của nước nhập khẩu. 19. Phát triển xuất khẩu thủy sản vào EU tất nhiên không tránh khỏi những khó khăn phát sinh (đặc trưng của hoạt động buôn bán thực phẩm thô và sơ chế trên toàn cầu). Trong những năm trước đây, nhiều vấn đề phát sinh từ những khác biệt về yêu cầu của EC – chẳng hạn như mức độ nhiễm khuẩn coliform cho phép – và các yêu cầu liên quan của từng quốc gia thành viên. Việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa được EU cấp chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản và vận chuyển sản phẩm tại Việt Nam cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt khi một số nước nhập khẩu thuộc EU đã áp dụng các phương pháp phân tích hạ ngưỡng phát hiện dư lượng chất nitrofurans, chloramphenicol và chất ma-lasit xanh. Trong giai đoạn 1999-2003, ước tính Việt Nam thiệt hại khoảng 30 triệu đô la Mỹ cho các lô hàng bị EU từ chối tiếp nhận. Nguyên nhân của vấn đề này vẫn chưa được xác định là do thiếu hiểu biết về các quy định của EU từ phía Việt Nam hay do Việt Nam không thể đáp ứng được các thông lệ về sử dụng hóa chất. NAFIQAD có thể truy cập trang web Hệ thống Cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU để lấy thông tin về các lô hàng bị từ chối tiếp nhận càng sớm càng tốt. b. Các sản phẩm khác: 20. Phân tích các báo cáo của Hệ thống Cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU trong vòng 16 tháng qua cho thấy 37 trường hợp lô hàng từ Việt Nam bị từ chối tiếp nhận (Xem bảng tại Phụ lục 2). Các dữ liệu cho thấy đến nay đa số các 8 trường hợp (23) có liên quan đến việc sử dụng chất tạo màu hoặc các phụ liệu khác chưa được cấp chứng nhận. Có 3 trường hợp nhiễm độc từ nấm, 2 trường hợp nhiễm vi trùng, 2 trường hợp nhiễm hóa chất và 1 trường hợp nhiễm vật thể lạ. Ngoài ra, còn có 2 trường hợp bị từ chối nhận hàng vì lý do vệ sinh (phát hiện thấy sự hiện diện của sâu bọ). 21. Không trường hợp nào bị từ chối nhận hàng do dư lượng hóa chất dùng trong nông nghiệp, mặc dù giai đoạn trước đã có trường hợp bị từ chối vì nguyên nhân này. Tuy nhiên, vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả tươi vẫn là một vấn đề đặc biệt nan giải tại Việt Nam. Năm 2007, một khảo sát của Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tìm thấy thuốc trừ sâu trên 30 đến 60% số rau trên thị trường Hà Nội được kiểm tra, bao gồm các chất bị cấm tại Việt Nam và các nước khác.1 Một trong số đó là biến thể của thuốc trừ sâu mà theo một báo cáo về khảo sát này do hãng thông tấn Pháp Agence Frane Presse soạn thảo có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe diễn ra tại Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Xuất khẩu thanh long cũng gặp trục trặc tại một số thị trường vì dư lượng thuốc trừ sâu. Một các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả và Việt Nam tham gia tư vấn cho dự án này nhận xét dư lượng thuốc trừ sâu có thể kiểm soát được nếu doanh nghiệp tự quản lý đất đai và hoạt động sản xuất nhưng sẽ rất khó nếu để nông dân quản lý. Với những thông tin như vậy, rất có thể xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường EU tăng nhanh sẽ đi kèm với sự gia tăng số lượng các lô hàng bị từ chối vì dư lượng hóa chất. Một vấn đề SPS khác đối với rau quả và xuất khẩu từ Việt Nam là yêu cầu hạn chế sự hiện diện của ruồi giấm và ấu trùng có thể trở thành sâu bệnh phải cách ly tại nước nhập khẩu. 22. Tháng 6 năm 2007, báo chí đưa tin người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay nước tương sản xuất trong nước sau khi các cơ sở y tế phát hiện thấy chất 3MPCD có trong nước tương – hóa chất có thể gây ung thư – gấp từ 10 đến 100 lần so với mức cho phép (Theo tiêu chuẩn Việt Nam là 1mg/kg; tiêu chuẩn Codex là 0,4mg/kg; và tiêu chuẩn EU là 0,02mg/kg). Sự hiện diện của 3-MPCD trong nước tương sản xuất tại Việt Nam để lại ấn tượng rất xấu, đồng thời là nguyên nhân khiến nước tương xuất xứ Việt Nam bị từ chối khi xuất khẩu sang EU. Tác động của các biện pháp SPS đối với xuất khẩu 23. Tất nhiên là để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch động thực vật, các nhà sản xuất và thương nhân phải tốn kém chi phí không nhỏ. Trong trường hợp thị trường xuất khẩu áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn các tiêu chuẩn của Việt Nam, chẳng hạn như tiêu chuẩn của EU, làm tăng đáng kể chi phí xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ như chi phí kiểm nghiệm để chứng minh không có dư lượng thuốc trừ sâu trong các lô hàng xuất khẩu có thể rất cao so với lợi nhuận, nhưng không nên kết luận các tiêu chuẩn của EU là “quá cao”. Theo Hiệp định SPS, các nước thành viên của WTO có thể lựa chọn mức độ bảo vệ mong muốn và có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của con người, động thực vật nếu các biện pháp đó không vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Thậm chí theo Hiệp định SPS, EU có thể áp dụng các quy định chặt chẽ so với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng (như trường hợp với tiêu chuẩn về độ nhiễm độc tố nấm mốc hoặc chất 3-MPCD trong thực phẩm) nếu hiệu quả của biện pháp đó có thể minh chứng được qua đánh giá rủi ro và EU phải quản lý rủi ro một cách nhất quán. 24. Ngoài ra, Việt Nam cần phải biết chấp nhận các yêu cầu của EU đối với hàng hóa nhập khẩu trong ngắn hạn và thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các yêu cầu này, trừ khi Việt Nam tin rằng có thể khởi kiện biện pháp SPS của EU theo quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Theo cách tiếp cận 1 Đáng chú ý là các sản phẩm có mặt trên thị trường Hà Nội có thể có nguồn gốc từ các nước khác (như Trung Quốc) được nhập khẩu vào Việt Nam. 9 này, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các chi phí liên quan trước khi quyết định xuất khẩu sang EU. Mặt hàng thủy sản 25. Từ góc độ Việt Nam, tác động quan trọng nhất của các biện pháp SPS của EU đối với hàng thủy sản nhập khẩu là ở chỗ cho thấy ngành thủy sản Việt Nam cần phát triển như thế nào để có thể xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này. Tuân thủ các tiêu chuẩn của EU là điều kiện tiên quyết để có thể thâm nhập vào thị trường, do đó, nếu muốn bán hàng sang EU, Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác ngoài đầu tư xây dựng ngành thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mức lợi nhuận hiện tại của ngành thủy sản cho thấy (nhưng không khẳng định) chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU có thể được bù đắp được từ lợi nhuận thu về. 26. Đồng thời, sự phát triển của ngành xuất khẩu thủy sản sẽ là hình mẫu cho việc hướng tới mục tiêu tạo dựng chỗ đứng cho các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam trên thị trường giá trị cao của các nước phát triển. 27. Mặc dù phải bỏ chi phí để duy trì việc tuân thủ các yêu cầu của EU, lợi ích mang lại cũng rất lớn ở chỗ sẽ hỗ trợ khả năng tiếp cận nhiều thị trường khác ngoài EU. Chi phí để loại bỏ dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu không chỉ tính cho EU mà cho cả các thị trường khác (như Úc) áp dụng các tiêu chuẩn tương tự. Do các tiêu chuẩn kiểm dịch áp dụng tại thị trường các nước phát triển tương đối giống nhau, thành công trong tiếp cận thị trường EU sẽ hỗ trợ ngành thủy sản nâng cao khả năng tiếp cận các thị trường khác. Sau khi hệ thống quản lý chất lượng mặt hàng thủy sản của Việt Nam được EU công nhận, các quốc gia khác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Thụy Sĩ và Đài Loan cũng sẽ công nhận Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu các mặt hàng thủy sản. 28. Chi phí phát sinh từ việc bị nhà chức trách EU từ chối nhập khẩu đối với các lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn không thể nói là do các biện pháp SPS của EU. Trong thương mại quốc tế cũng như giao dịch trong nước, người bán phải thỏa mãn nhu cầu của người mua và các nhà nhập khẩu EU không thể hợp thức hóa việc nhập khẩu các sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của EU. Trước hết, việc từ chối nhập khẩu là sự thất bại về phía nhà sản xuất hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu chứ không phải người nhập khẩu. Các sản phẩm khác 29. Phần lớn các trường hợp liệt kê trong Phụ lục 2 (các trường hợp bị từ chối nhập khẩu công bố theo Hệ thống Cảnh báo nhanh của EU) không phản ánh việc các yêu cầu SPS của EU quá chặt chẽ hay không hợp lý. Tuy nhiên, khoảng 10% các trường hợp có vấn đề phát sinh liên quan đến độc tố nấm mốc và dư lượng chất 3-MPCD. Trong các trường hợp này, các tiêu chuẩn của EU cao hơn các tiêu chuẩn Codex2 tương ứng và Hiệp định SPS quy định trong các trường hợp này, nước nhập khẩu phải có giải trình khoa học về việc áp dụng quy định này để chứng minh tiêu chuẩn quốc tế không đạt được mức bảo vệ cần thiết. Mặc dù có thể tiến hành kháng nghị các tiêu chuẩn của EU thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, quy trình này có thể kéo dài, tốn kém mà không chắc có thành công hay không. Nâng cao khả năng tuân thủ 30. Các nhân tố chính cho thành công trong xuất khẩu ở cả hiện tại và tương lai bao gồm: i. Khả năng phân tích tốt các cơ hội và rủi ro trong kinh doanh; 2 Về quy định giới hạn lượng độc tố nấm mốc, nhiều nước xuất khẩu đã cùng phản đối đề xuất ban đầu thông qua Ủy ban SPS. Kết quả là tiêu chuẩn cuối cùng không quá khắt khe. 10 ii. Có thông tin tốt về các yêu cầu SPS của nước nhập khẩu; iii. Ưu tiên cho các mục tiêu xuất khẩu cần vốn đầu tư lớn để thành công trong tiếp cận thị trường; iv. Các chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ xây dựng một môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu; v. Hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và khu vực tư nhân trong việc hoạch định và phát triển cơ sở hạ tầng và các quy trình sản xuất phù hợp và quản lý rủi ro; vi. Giám sát việc thực hiện và tiến trình thực hiện một cách chi tiết. 31. Mỗi yếu tố kể trên đều góp phần nâng cao khả năng tuân thủ của nước nhập khẩu. i. Phân tích cơ hội và rủi ro Nhìn chung, khu vực tư nhân có trách nhiệm xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh về mặt lợi nhuận tiềm năng và rủi ro thua lỗ. Mặt hàng khác nhau và thị trường khác nhau cũng đặt ra những thách thức khác nhau trong việc đáp ứng các quy cách kỹ thuật từ phía người mua. Chi phí để đáp ứng các yêu cầu này phải được tính đến khi quyết định có thâm nhập hoặc duy trì một thị trường nhất định. Nếu không đảm bảo lợi nhuận thu về, các doanh nghiệp xuất khẩu và thương nhân sẽ rất khó có thể liên tục duy trì cơ sở hạ tầng và quy trình sản xuất đảm bảo đáp ứng kỳ vọng của người mua và yêu cầu của nước nhập khẩu. ii. Thông tin về các yêu cầu SPS Một số sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm thô và sơ chế, không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm mà còn phải đáp ứng các yêu cầu chính thức khác. Thông tin về các yêu cầu chính thức này có thể thu thập được bằng nhiều cách. Thông thường, các doanh nghiệp xuất khẩu nắm được các yêu cầu SPS của nước nhập khẩu thông qua người nhập khẩu. Hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu có thể lấy thông tin trực tiếp từ các nguồn khác tại nước xuất khẩu (như trang web của cơ quan chức năng có thẩm quyền), từ các doanh nghiệp xuất khẩu khác, từ các hiệp hội kinh doanh tại nước xuất khẩu, từ các điểm hỏi đáp SPS địa phương, từ các nguồn khác của chính phủ (đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công Thương), từ công ty tư vấn và các nguồn khác. Các thông tin thu thập sẽ không thể đạt được hiệu quả tối đa nếu không có bản dịch tiếng Việt để có thể áp dụng tại Việt Nam. iii. Ưu tiên cho các mục tiêu xuất khẩu Trong bối cảnh phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, điều kiện tiên quyết để xuất khẩu thành công là đầu tư vốn lớn và thời gian để đưa các doanh nghiệp và thể chế chính phủ có liên quan lên tầm quốc tế. Do có nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng mà nguồn lực hạn chế, cần phải lựa chọn thị trường nào có thể mang lại lợi nhuận xuất khẩu tối đa. Vì cả khu vực tư và công đều cần phải phát triển, việc lựa chọn ưu tiên đầu tư vào thị trường nào phải do chính phủ và ngành cùng quyết định. iv. Môi trường thuận lợi cho xuất khẩu Chính phủ có thể hỗ trợ xây dựng một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng xuất khẩu bằng nhiều cách: ­ Khuyến khích thành lập các hiệp hội chuyên ngành để hỗ trợ doanh nghiệp và thay mặt họ phối hợp hoạt động với chính phủ; 11 ­ Ban hành các tiêu chuẩn có liên quan và hỗ trợ việc áp dụng công nghệ và thông lệ thích hợp của các nhà sản xuất và gia công chế biến; ­ Xúc tiến xuất khẩu quốc tế; ­ Áp dụng các cơ chế kiểm soát hiệu quả cho các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường trong nước; ­ Thiết lập quan hệ cấp chính phủ hiệu quả với các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu; ­ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng xuất khẩu; ­ Thương lượng với nước nhập khẩu về việc áp dụng các biện pháp SPS; ­ Các biện pháp khác. Cơ chế về thuế suất và thuế tiêu thụ đặc biệt cũng rất quan trọng. v. Hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân Ngoài việc xây dựng môi trường thuận lợi, có nhiều nội dung khác mà chính phủ cần kết hợp khu vực tư nhân cùng thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Ví dụ như việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu thường do một cơ quan có thẩm quyền thực hiện dựa trên các dữ liệu phân tích thu thập được từ phòng kiểm nghiệm được công nhận. Tại các nước đang phát triển, việc bố trí cơ quan có thẩm quyền và cung cấp dịch vụ phân tích thường do khu vực công đảm nhiệm. Khu vực công và tư cần hợp tác để xác định nhu cầu và lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng năng lực nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Trong một số trường hợp, chính phủ và ngành cần phối hợp với nhau nhằm phát triển và áp dụng các kế hoạch chiến lược để thúc đẩy xuất khẩu của một số mặt hàng (như chè) sang các thị trường như EU. vi. Giám sát Duy trì khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu và duy trì uy tín với tư cách là một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm tuân thủ đầy đủ các quy định đòi hỏi sự cẩn trọng nhất quán trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như liên tục theo dõi, có hành động khắc phục nhanh và hiệu quả đối với những sự cố không tuân thủ do nước nhập khẩu phát hiện ra. 32. Nhìn chung, theo các dữ liệu báo cáo của Hệ thống Cảnh báo nhanh của EU về các lô hàng bị từ chối nhập khẩu, các mặt hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm của Việt Nam có thành tích tương đối tốt trong việc tuân thủ các yêu cầu SPS của EU. Khả năng tuân thủ của mặt hàng thủy sản với quy mô lớn trên thực tế được đảm bảo tương đối tốt. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và việc áp dụng các thực hành tốt cần được nâng cấp để phục vụ tốt hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, cần rút ra bài học để hỗ trợ xuất khẩu thành công trong tương lai. Một số vấn đề hiện tại 33. Cho dù hàng xuất khẩu Việt Nam có thành tích tương đối tốt trong việc tuân thủ các yêu cầu SPS, một số các vấn đề cần phải quan tâm vẫn còn tồn tại. 34. Chẳng hạn, đối với các sản phẩm thủy sản, với sự bố trí lại chức năng nhiệm vụ trong nội bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thay Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản, dẫn đến việc dàn trải trách nhiệm trước đây của đơn vị bị thay thế cho nhiều đơn vị khác thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có khả năng giảm sự gắn kết và gây 12 thiếu nhất quán trong nội bộ. Trước đây khi Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản là đơn vị trực thuộc Bộ Thủy sản, mọi hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng và an toàn của ngành thủy sản, quản lý an toàn sâu bệnh và thú y thuộc trách nhiệm của một tổ chức duy nhất. Nhờ đó, ngành thủy sản đạt được sự hài hòa về phương pháp và cách thức vận hành từ cấp trung ương đến địa phương và xuyên suốt dây chuyền sản xuất. Khi Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản được sáp nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được đổi tên thành Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, trách nhiệm quản lý thuốc bảo vệ động vật và kiểm dịch bệnh thủy sản được chuyển giao cho Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trách nhiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản bị giới hạn trong chức năng triển khai các chương trình quốc gia, cấp chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm cho các lô hàng trước khi xuất khẩu và kiểm tra điều kiện sản xuất của các cơ sở chăn nuôi thủy sản. Do đó, các Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thảo luận và thống nhất các quan điểm, kế hoạch và đặc biệt là phương án thực hiện. 35. Một vấn đề cần quan tâm đối với ngành thủy sản là việc sáp nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp địa phương diễn ra chậm hơn ở cấp trung ương. Thậm chí đến giờ, một số tỉnh và thành phố vẫn chưa thành lập các đơn vị đảm bảo chất lượng nông lâm thủy sản. Vì các đơn vị này có vai trò chủ đạo trong việc phổ biến thông tin trong ngành, việc thành lập các đơn vị này là vấn đề cấp bách, tiếp đó là nhiệm vụ đào tạo huấn luyện cho đội ngũ nhân sự. 36. Trong khi đó, khâu sản xuất của ngành thủy sản còn phải tiếp tục sử dụng ở mức độ tương đối phổ biến các cơ sở hạ tầng, phương pháp sản xuất lạc hậu và các rủi ro về an toàn thực phẩm phát sinh chính từ khâu này. Cũng ở khâu này, việc trao đổi với các bên liên quan trong ngành cũng khó hơn việc trao đổi với các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu [là các bên tham gia ở các khâu kế tiếp]. Tuy vậy, việc đào tạo cho các nhà sản xuất hiểu biết hơn về các yêu cầu của thị trường phải được thực hiện. Các vấn đề trong tương lai 37. Đáng chú ý là các quy định chính thức không phải là những rào cản kỹ thuật duy nhất đối với việc tiếp cận thị trường EU. Thị trường ngày càng có nhiều tiêu chuẩn tư nhân là các tiêu chuẩn của bên mua sản phẩm từ các quốc gia khác như Việt Nam. Các tiêu chuẩn này tương đối giống các quy định chính thức về an toàn thực phẩm nhưng cũng có thể liên quan đến các vấn đề khác như quyền lợi của động vật, bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề khác. Thông thường, các tiêu chuẩn tư nhân mô tả cụ thể cách thức để đảm bảo an toàn thực phẩm, chẳng hạn như bằng cách áp dụng hệ thống chất lượng được kiểm định như HACCP – nhưng không ngặt nghèo hơn về điểm cuối của hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm so với các yêu cầu chính thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn tư nhân có thể ngặt nghèo hơn các quy định do chính phủ nước nhập khẩu đặt ra. (Một báo cáo cho thấy một chuỗi siêu thị của EU đã đề xuất liệt kê nhiều loại thuốc trừ sâu không được phép sử dụng cho các sản phẩm mà các siêu thị này thu mua, cho dù luật EU cho phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu đó). Trong mọi trường hợp, nếu người mua châu Âu lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn tư nhân làm điều kiện để mua hàng từ nước khác như Việt Nam, các tiêu chuẩn tư nhân đó sẽ có hiệu lực như quy định chính thức, có nghĩa là, nếu hàng hóa không đáp ứng các tiêu chuẩn tư nhân, lô hàng sẽ không bán được tại nước nhập khẩu qua bên mua ban đầu. 38. Các tiêu chuẩn tư nhân có thể do các chuỗi siêu thị lớn (Tesco, Carrefour, vv) hoặc các tổ chức tập thể (như Hiệp hội Bán lẻ Anh quốc, GlobalGAP, vv…) lập ra. Có ý kiến lập luận rằng các tiêu chuẩn tư nhân sẽ hỗ trợ nhà sản xuất đáp ứng các quy định của chính phủ bằng cách đặt ra các biện pháp cụ thể để đảm bảo tuân thủ quy định bắt buộc 13 và là phương tiện chứng nhận việc tuân thủ các quy định này. Tuy nhiên, nhiều nước xuất khẩu, đặc biệt là các nước đang phát triển, không hài lòng với việc áp dụng các tiêu chuẩn tư nhân tự nguyện làm điều kiện trong thương mại vì các lý do như chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn đó – đặc biệt là việc kiểm định hệ thống chất lượng – và lo ngại các tiêu chuẩn tư nhân sẽ gây cản trở nhiều hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Một số nước đang phát triển đã tìm cách giảm thiểu chi phí bằng cách lựa chọn các yêu cầu tư nhân làm chuẩn cho hệ thống thực hành tốt trong nông nghiệp (GAP) của nước mình. 39. Hiệp định SPS và TBT của WTO không trực tiếp điều chỉnh các tiêu chuẩn tư nhân. Phân tích cho thấy nhiều khả năng việc áp dụng các tiêu chuẩn này sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của các quy tắc thương mại WTO. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tư nhân với hỗ trợ phù hợp của chính phủ sẽ phải trực tiếp xử lý các vấn đề tiêu chuẩn vệ sinh và các tiêu chuẩn khác do bên nhập khẩu yêu cầu trên cơ sở thực tế thông qua các kênh thương mại. Có thể thấy đây sẽ là một vấn đề đặc biệt cần đến sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ. 40. Các yêu cầu kiểm dịch thực vật chính thức của EU có thể là thách thức đáng kể đối với việc mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu rau quả sang châu Âu. Chính phủ và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần ý thức về sự tồn tại và phát tán của các loại sâu bệnh không có ở châu Âu, tuân thủ các hạn chế của EU (hoặc đề ra các biện pháp tương đương với các yêu cầu của EU); tiến hành các biện pháp khử trùng (như xử lý nhiệt bằng hơi nóng, phun hóa chất khử trùng), kiểm soát hiệu quả việc sử dụng thuốc trừ sâu và tuân thủ chặt chẽ thời gian ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch. Tăng cường năng lực của các phòng thí nghiệm cũng là điều cần thiết để hỗ trợ việc cấp chứng nhận hàng xuất khẩu không có dư lượng thuốc trừ sâu. Văn phòng SPS Các hoạt động hiện tại 41. Văn phòng SPS Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định 99/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng SPS được điều chỉnh bởi Quyết định 1173/2005/QĐ-BNN-TCCB. Văn phòng đảm nhiệm chức năng của điểm hỏi đáp và cơ quan thông báo theo quy định của Hiệp định SPS. Nhân sự của văn phòng gồm 7 nhân viên làm việc cả ngày, có kinh nghiệm về sức khỏe động thực vật, chế biến thực phẩm, kinh doanh/ xuất khẩu nông sản, luật và quản lý nhà nước, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác. Văn phòng được trang bị đầy đủ máy vi tính và mạng nội bộ nhưng ngân sách rất hạn chế. Ngân sách của Văn phòng thỉnh thoảng được bổ sung nhờ các nhà tài trợ cho các mục tiêu cụ thể. Quan điểm của Văn phòng là không cần thiết phải lập kế hoạch hành động cụ thể vì nguồn lực rất eo hẹp. 42. Mạng lưới SPS gồm 6 đầu mối SPS, 4 trong số đó đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Khai thác thủy sản và nguồn lực thủy sản), 1 đầu mối tại Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế và 1 đầu mối tại Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương. Do thay đổi cơ cấu các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như việc sáp nhập Bộ Thương mại với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công Thương và đưa Bộ Thủy sản thành một bộ phận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 04/2008/QĐ-BNN về tổ chức và điều phối giữa Văn phòng SPS Việt Nam và các đầu mối tại các Bộ. Các đầu mối có vai trò phổ biến thông tin trong Bộ tương ứng và giám sát các hoạt động để đảm bảo các biện pháp SPS mới được thông báo cho Văn phòng SPS. 14 43. Văn phòng có nhiệm vụ triển khai các quy định bắt buộc về minh bạch hóa theo Hiệp định SPS và đã đạt được những thành tựu nhất định. Việt Nam đã thực hiện 4 thông báo SPS trong năm 2008 và 3 thông báo trong năm 2009 tính đến thời điểm hiện tại, tăng cường bố trí để đảm bảo các biện pháp SPS chủ yếu tại Việt Nam đều được thông báo. Văn phòng đã nhận, xử lý một số lượng câu hỏi (ví dụ như của Xing-ga-po về các điều kiện tiếp cận cho thực phẩm cho thú nuôi trong nhà) và cung cấp nhiều tài liệu giải đáp những thắc mắc về các thông báo SPS do Việt Nam đưa ra. 44. Ngoài ra, Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động của Ủy ban SPS thông qua việc cử đại diện đến hầu hết tất cả các cuộc họp. Việt Nam cũng tận dụng cuộc họp của Ủy ban SPS tháng 10/2007 để thảo luận với các quốc gia thành viên khác của WTO (Trung Quốc và Thái Lan) về những lợi ích chung (như các hạn chế của Úc đối với tôm nhập khẩu). Việt Nam chưa nêu lên vấn đề nào về thương mại đối với EU trong cuộc họp của Ủy ban SPS. 45. Về các hoạt động chủ động của Văn phòng, mỗi tuần Văn phòng SPS xem xét từ 20 đến 40 thông báo SPS mới do các thành viên WTO cung cấp và chọn ra những thông báo có khả năng tác động lớn đến thương mại của Việt Nam. Sau đó, các thông báo này được gửi qua các đầu mối để lấy thông tin và ý kiến của các cơ quan hữu quan. Đến lượt mình, các cơ quan này sẽ tham vấn khu vực tư nhân có lợi ích liên quan (Văn phòng SPS không trực tiếp liên hệ với đại diện các ngành). Tuy nhiên, một số ý kiến phản ánh rằng các cơ quan hữu quan gặp khó khăn trong việc đưa ra các phản hồi quan trọng vì họ không có đủ năng lực về tiếng Anh hoặc thiếu kiến thức chuyên ngành cần thiết. Năm ngoái, Việt Nam đã góp ý đối với 3 thông báo của các quốc gia khác. Văn phòng và các đầu mối cũng đã nỗ lực để thu thập thông tin về quy định của các nước nhập khẩu và tổ chức một số hội nghị; chẳng hạn, năm 2008, VFA đã tổ chức một hội nghị để giới thiệu về các quy định nhập khẩu của Hàn Quốc. 46. Trang web chính thức do Văn phòng SPS quản lý (được MUTRAP II tài trợ thành lập) cung cấp thông tin về các văn bản pháp lý của Việt Nam liên quan đến các vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe động thực vật cho các thành viên WTO và cũng để thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu Việt Nam về các vấn đề SPS trong thương mại. 47. Năm 2007 và 2008, Văn phòng SPS đã tổ chức 5 hội thảo đào tạo cho cán bộ chính phủ cấp trung ương, cấp tỉnh và đại biểu của khu vực tư nhân. Văn phòng cũng đã lên kế hoạch cho 3 hội thảo khác chuyên sâu hơn trong năm 2009. Các đầu mối SPS 48. Hoạt động của các đầu mối và Văn phòng SPS được điều phối thông qua Ban chỉ đạo có thành viên là đại diện các Bộ. Theo kế hoạch, mỗi quý Ban chỉ đạo sẽ tổ chức một cuộc họp, nhưng lịch họp này không được duy trì thường xuyên. 49. Đầu mối SPS ở Bộ Công Thương thuộc Vụ Xuất nhập khẩu. Đầu mối này có từ 3 đến 4 nhân viên, dành một phần thời gian trong giờ hành chính để giải quyết các vấn đề SPS. Tuy nhiên, các nhân viên này còn chưa quen với các nhiệm vụ được giao và chưa được tham gia các khóa huấn luyện cần thiết. Đầu mối này báo cáo là chưa hề nhận được thông báo nào của các thành viên WTO khác gửi từ Văn phòng SPS thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng chú ý là đến nay mạng lưới SPS mới chỉ tổ chức được một cuộc họp. 50. Năm 2005 và 2006, Hoa Kỳ đã tài trợ hai chương trình huấn luyện cho nhân viên các đầu mối SPS đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một khóa huấn luyện tại nước ngoài về điều phối liên chính phủ cho các lãnh đạo của Văn phòng SPS và nhân viên các đầu mối SPS tại các Bộ. 15 Các hoạt động dự kiến 51. Năm 2009, Văn phòng đề xuất sẽ cùng với các đầu mối kỹ thuật thu thập thông tin về quy định nhập khẩu của các thị trường lớn và tổ chức các hội thảo phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tập trung vào thị trường các nước: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN. Các hội thảo sẽ là một phần trong Dự án MUTRAP III. Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về luật và quy định SPS của các thị trường chủ đạo như EU sẽ cho phép Văn phòng cải thiện kênh liên lạc giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và đại diện các cơ quan chức năng tại nước ngoài về các vấn đề SPS và giúp các nhà sản xuất duy trì khả năng đáp ứng các quy định SPS của EU. 52. Đáng chú ý là kể từ năm 2004, Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN), nay là Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) đã thu thập các quy định của EU về mặt hàng thủy sản và dịch sang tiếng Việt, sửa đổi và bổ sung các quy định mới tương thích với các yêu cầu SPS của EU. Các cải tiến trong tương lai 53. Với sự hỗ trợ của Dự án MUTRAP II, Cổng điện tử SPS đã đi vào hoạt động mặc dù chưa hoàn chỉnh. Mục tiêu chính của Cổng điện tử SPS là cung cấp thông tin về cơ chế SPS hiện hành tại Việt Nam. Như vậy, hiện nay Cổng điện tử SPS không có thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu về yêu cầu SPS của nước nhập khẩu. Chức năng đó thuộc nhiệm vụ của các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản vv…) 54. Theo chức năng chính thức quy định tại Hiệp định SPS, Văn phòng SPS hầu như không thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giải quyết các vấn đề hiện tại về thương mại. Về một số vấn đề cụ thể, Chính phủ có thể hỗ trợ thông qua Cục Bảo vệ thực vật hoặc Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua các kênh thương mại và ngoại giao đối với các lô hàng gặp khó khăn khi nhập khẩu, nhưng cơ bản, nhà nhập khẩu và xuất khẩu phải tự giải quyết vấn đề của mình. Đôi khi, Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách nêu vấn đề qua kênh chính thức là Điểm hỏi đáp SPS của EU về luật áp dụng. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật (PPD) hoặc Cục Thú y (AHD) cũng có thể nêu vấn đề tương tự với phía cơ quan chức năng tương đương của phía EU. 55. Mặc dù Việt Nam chưa nêu quan ngại nào về thương mại với EU tại Ủy ban SPS, nhiều quốc gia khác đã lên tiếng bày tỏ nhiều vấn đề về các biện pháp SPS của EU. Trong đó, một số vấn đề Việt Nam cũng có lợi ích như: dư lượng thuốc trừ sâu, lượng ochratoxin trong cà phê, kim loại nặng và 3-MPCD trong nước mắm. Các vấn đề này đều đã từng được nêu ra trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Giá trị của các hiệp định song phương 56. Các cuộc thảo luận về một Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và ASEAN bắt đầu từ tháng 5 năm 2007. Một hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU cũng đã được đề cập đến, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc thảo luận giữa EU và ASEAN diễn biến rất chậm, tuy nhiên đàm phán chính thức chưa diễn ra. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có thể có tác động tích cực về thuế, hạn ngạch và các biện pháp tương tự áp dụng với hàng xuất khẩu Việt Nam. 3 3 Trang web do Văn phòng SPS quản lý liệt kê 5 hiệp định song phương về các vấn đề hàng thủy sản với Căm-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, ngoài ra còn có các hiệp định về kiểm dịch thực vật với Chi-lê, Hàn Quốc, Mông Cổ và Ru-ma-ni, về kiểm dịch động vật với Trung Quốc và một hiệp định với Hoa Kỳ về kiểm dịch động thực vật. Chưa thấy có hiệp định song phương nào về vấn đề an toàn thực phẩm. 16 57. Tuy nhiên, một hiệp định thương mại tự do khó có thể thay đổi các quy định SPS đối với các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU. Đó cũng là tình trạng chung của các hiệp định thương mại tự do trên toàn thế giới: các hiệp định này không mang lại thay đổi đáng kể đối với các biện pháp SPS trừ trường hợp một hoặc các bên tham gia hiệp định áp dụng các biện pháp không có giải trình thích đáng hoặc vi phạm quy tắc của WTO. Trường hợp nữa là khi nước nhập khẩu áp dụng hệ thống “chọn cho – positive list”, theo đó một số mặt hàng như chuối không được phép nhập khẩu trừ khi và đến khi nước này xây dựng xong các quy định SPS cụ thể cho mặt hàng này từ các nước xuất khẩu được chỉ định. Trong trường hợp này một hiệp định thương mại tự do có thể thúc đẩy nước nhập khẩu nhanh chóng hơn trong việc xem xét các yêu cầu nhập khẩu của đối tác tham gia hiệp định, tuy nhiên các quy định của hiệp định sẽ không ảnh hưởng đến kết quả phân tích rủi ro của nước nhập khẩu. 17 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58. Thị trường EU là thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm và các mặt hàng nông sản. Gần như không có ngoại lệ, các yêu cầu an toàn thực phẩm của EU thuộc loại khắt khe vào bậc nhất thế giới. May mắn thay, một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như cà phê, trà, hạt tiêu không gặp phải những khó khăn lớn do quy định SPS của EU. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm khác như cá, châu Âu chỉ chấp nhận nhập khẩu nếu hệ thống quản lý vệ sinh toàn diện được áp dụng trong các khâu sản xuất, chế biến và phân phối. 59. Hiện tại, EU nhập khẩu khối lượng lớn các sản phẩm của Việt Nam và nhiều dấu hiệu cho thấy thương mại giữa hai bên không bị ngưng trệ hay hạn chế lớn bởi các quy định SPS của EU. Rõ ràng, đối với các nhà sản xuất Việt Nam, việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao là tốn kém, tuy nhiên các thị trường phát triển khác cũng có những tiêu chuẩn tương tự. Sự tăng trưởng nhanh chóng xuất khẩu cá cho thấy dù chi phí sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn cao là rất lớn, việc xuất khẩu vẫn sinh lời. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tối đa hóa được lợi nhuận, thông qua việc giảm thiểu chi phí, tăng cường giá trị gia tăng và tránh các rủi ro thương mại xuất phát từ những nguy cơ không thể lường trước hay kiểm soát được. Bên cạnh đó, làm thế nào để tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có lượng xuất khẩu còn thấp hoặc chưa xuất khẩu cũng là một câu hỏi cần giải đáp. 60. Việc xem xét chi tiết cơ cấu chi phí các ngành cũng như cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chủ đạo của Việt Nam vào thị trường EU nằm ngoài phạm vi của dự án này. Tuy nhiên các chuyên gia có cơ sở để cho rằng Việt Nam có khả năng phát triển thương mại cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các rào cản SPS là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển đó. Các phần dưới đây sẽ thảo luận một số khía cạnh của việc kiểm soát vệ sinh và kiểm dịch động thực vật mà Chính phủ Việt Nam hoặc các doanh nghiệp cần lưu ý. Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho việc tham vấn với các bên liên quan trong giai đoạn hai của dự án. Củng cố các hoạt động thương mại hiện có o Phân tích rủi ro kinh doanh 61. Phân tích rủi ro kinh doanh là một công cụ được nhiều tổ chức áp dụng nhằm xác định và đánh giá một cách có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong một hoạt động kinh doanh nhất định. Công cụ này sử dụng phương pháp phân tích rủi ro cả về mặt định tính và định lượng, có nghĩa là các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh sẽ được tìm ra và đánh giá, các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp sẽ được áp dụng. Phương pháp này đặc biệt hữu ích đối với các hoạt động kinh doanh đang trong giai đoạn chín muồi, ví dụ hoạt động xuất khẩu cá vào EU, và nguy cơ là các nhà quản lý sẽ trở nên coi thường rủi ro ở cả cấp độ doanh nghiệp cũng như cấp độ toàn ngành. Hành động: Để có được thành công như hiện nay, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để chỉ định một ban đặc trách liên ngành-chính phủ rà soát công tác quản lý rủi ro về vệ sinh và xem xét các thách thức mà ngành này có thể gặp phải trong tương lai, chẳng hạn như 5 năm tới, với sự hỗ trợ chuyên môn cần thiết từ bên ngoài. o Khảo sát nhu cầu thông tin và đào tạo 62. Một rủi ro khác là các bên trong ngành thiếu kiến thức hoặc không được đào tạo bài bản để có thể thực hiện trách nhiệm của mình một cách đáng tin cậy. Một số tổ chức được tham vấn trong giai đoạn đầu dự án đã nhận xét rằng các nhà sản xuất quy mô nhỏ 18 thiếu thông tin và kỹ năng cần thiết để đáp ứng những yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch động thực vật. Chắc chắn là chuyên môn của ngành sẽ đi xuống nếu các thành viên mới gia nhập không được thông báo và đào tạo một cách bài bản và những thành viên cũ không được thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất. Về vấn đề này, các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm chủ yếu (đề cập dưới đây). Tuy nhiên, công tác đào tạo tốn kém đối với cả bên tổ chức đào tạo cũng như bên được đào tạo, do đó đào tạo phải chọn lựa mục tiêu, đối tượng một cách thận trọng. Hành động: Các cuộc khảo sát điều tra cần được tổ chức để thu thập những thông tin còn thiếu, phát hiện ra các nhu cầu đào tạo, nhu cầu thông tin chủ yếu của các ngành xuất khẩu dễ bị hạn chế bởi các rào cản SPS. Trên cơ sở đó, các chương trình đào tạo và các kênh thông tin sẽ được thiết kế, xây dựng nhằm khắc phục các yếu điểm. Theo đó, các ngành: cá - thủy sản và rau quả tươi là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt ở cấp độ các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Việc áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại cũng cần được nhấn mạnh trong công tác đào tạo các nhà quản lý. o Hệ thống truy tìm nguồn gốc (traceability) hiệu quả hơn 63. Các chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu thường dài hơn chuỗi cung ứng trong nước. Do đó nếu một khiếm khuyết phát hiện ra tại khâu tiêu thụ, việc truy tìm nguồn gốc vấn đề tại các khâu quản lý vệ sinh và kiểm dịch động thực vật trước đó sẽ rất khó khăn. Đồng thời, các khiếm khuyết bị phát hiện tại nước nhập khẩu sẽ làm tổn hại đến danh tiếng nước xuất khẩu cũng như uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Hệ thống truy tìm nguồn gốc được củng cố bởi các chế tài xử phạt là các phương tiện thiết yếu khuyến khích các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh đáp ứng các yêu cầu của người mua về mọi mặt, đặc biệt là các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm và các thuộc tính an toàn sinh học. Việc vận hành hệ thống truy tìm mặc dù rất tốn kém, nhưng gánh nặng tài chính này có thể được chia sẻ công bằng trong ngành thông qua việc áp dụng nguyên lý “các đối tượng tham gia ở mọi khâu phải nắm được được xuất xứ của nguyên liệu đầu vào và nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra” (“một khâu trước và một khâu sau”). Hành động: Chính phủ và các hiệp hội ngành hàng cần phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm duyệt chất lượng hệ thống truy tìm nguồn gốc của các ngành xuất khẩu quan trọng là đối tượng của các quy định SPS của thị trường xuất khẩu, xây dựng các kế hoạch nhằm khắc phục các khiếm khuyết chưa giải quyết được. o Các thủ tục khi lô hàng xuất khẩu bị từ chối 64. Việc các lô hàng xuất khẩu bị từ chối là một dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng có vấn đề. Một số nước nhập khẩu như tại EU áp dụng các biện pháp quản lý rất hiệu quả tại biên giới và sẵn sàng cung cấp các thông tin chi tiết về các lô hàng bị từ chối cũng như lý do từ chối. Việc phân tích các dữ liệu này vô cùng hữu ích vì thông qua đó, ta có thể xác định được nên tập trung sửa chữa ở hệ thống hay các cá nhân tham gia chuỗi cung ứng. Về điều này, việc truy tìm nguồn gốc (tham khảo ở trên) có ý nghĩa quan trọng. Hành động: Bộ Công Thương cần hợp tác với các ngành hàng xây dựng các thủ tục chung áp dụng đối với các Bộ chuyên ngành sau khi lô hàng xuất khẩu bị từ chối nhằm giám sát và báo cáo tình hình hoạt động của các cơ quan chức năng liên quan. 19 Trong trường hợp lô hàng bị từ chối do vi phạm các yêu cầu SPS, trách nhiệm này sẽ được đảm nhiệm bởi Văn phòng SPS thuộc Bộ Công Thương. o Phát triển các hiệp hội ngành hàng 65. Các khuyến nghị đề ra đều có liên quan đến vai trò của các bên đại diện cho các ngành. Các ngành xuất khẩu của Việt Nam có một số bên đại diện như vậy, ví dụ như VASEP. Tuy nhiên, rất nhiều ngành hàng hiện vẫn chưa có một bên đủ khả năng đại diện cho quyền lợi ngành ở cấp quốc gia và quốc tế, đồng thời thay mặt ngành phối hợp một cách hiệu quả với Chính phủ. Các bên này cần được phát triển song song hoặc trước hoạt động xuất khẩu của ngành. Tuy nhiên, nhìn chung, các hiệp hội ngành hàng thường bị tụt hậu phía sau. Hành động: Thông qua Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ cần xem xét nhu cầu phát triển và củng cố các hiệp hội của các ngành xuất khẩu cũng như các biện pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy quá trình phát triển của các hiệp hội. o Tăng cường quản lý hàng nhập khẩu 66. Một điểm trớ trêu là việc quản lý SPS đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam có vai trò lớn đối với các ngành xuất khẩu dễ bị ảnh hưởng bởi biện pháp SPS. Ví dụ, nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đảm bảo hàng nhập khẩu từ các nước láng giềng tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước, Việt Nam khó đảm bảo được rằng các mặt hàng xuất khẩu của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh/kiểm dịch động thực vật tương ứng. Hiện nay Việt Nam đang lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu trên các sản phẩm rau quả tươi nhập khẩu. (Tất nhiên công tác bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước có tầm quan trọng rất lớn.) Hành động: Thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, Chính phủ cần nghiên cứu những rủi ro mà các ngành xuất khẩu có thể gặp phải do công tác quản lý SPS thiếu hiệu quả đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam, từ đó xây dựng các đề xuất dự án nhằm triển khai các hoạt động điều chỉnh thích hợp. Sẵn sàng mở rộng xuất khẩu sang EU o Lập kế hoạch kinh doanh cho việc mở rộng 67. Sự phát triển mở rộng của xuất khẩu các sản phẩm thủy sản cho thấy một mô hình phát triển ngành theo định hướng thương mại. Nhân tố chính của mô hình là sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư bởi đây là hai đối tượng có vai trò bổ trợ lẫn nhau. Cách tiếp cận tương tự cần được áp dụng trong các trường hợp hàng xuất khẩu là đối tượng của các quy định SPS ngặt nghèo, chẳng hạn như các mặt hàng rau quả tươi chất lượng cao mà Việt Nam có thể sản xuất với khối lượng lớn và có lợi nhuận trong việc xuất khẩu cho các thị trường của các nước phát triển như EU. Việc xuất khẩu các loại thực phẩm hữu cơ cũng chỉ đòi hỏi phải thiết lập và duy trì một hệ thống phức tạp kiểm định và chứng nhận các loại cây trồng, động vật nuôi và các sản phẩm hữu cơ. 68. Kế hoạch kinh doanh nhằm đưa sản phẩm tiếp cận thị trường xuất khẩu bao gồm các yếu tố sau: (i) Phân tích thực tế khả năng cạnh tranh của loại rau quả cụ thể: những điểm mạnh, điểm yếu và các rào cản SPS cần vượt qua; 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan