Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Vương chiều mạc...

Tài liệu Vương chiều mạc

.PDF
29
212
67

Mô tả:

vương chiều mạc
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG – ĐẠI VIỆC ĐÁNH GIÁ LẠI VƢƠNG TRIỀU MẠC Tp.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2013 MỤC LỤC CHƢƠNG I: NHÀ LÊ ĐỔ, TRIỀU MẠC RA ĐỜI 1. Sự sụp đổ của triều Lê: 2. Sự hình thành nhà Mạc CHƢƠNG II: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƢƠNG TRIỀU MẠC ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC 1.Xây dựng đội ngũ quan lại 2. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc 3.Tổ chức hành chính địa phƣơng 4.Tổ chức lực lƣợng quân đội 5.Tình hình kinh tế a.Tình hình sở hữu ruộng đất thời Mạc b.Tình hình nông nghiệp thời Mạc c. Tình hình thủ công nghiệp thời Mạc d. Tình hình thương nghiệp thời Mạc 6. Tình hình văn hóa thời Mạc a.Tư tưởng và tôn giáo b. Giáo dục và thi cử c.Thành tựu về văn học d. Kiến trúc và điêu khắc CHƢƠNG III: NGHIÊN CỨU VỀ VƢƠNG TRIỀU MẠC THỜI ĐỔI MỚI. 1. Về ngụy triều của nhà vấn đề Mạc 2. Sự kiện đầu hàng của nhà Mạc (ngoại giao) 3. Vấn đề trả lại đất cho nhà Minh CHƢƠNG IV: Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ VƢƠNG TRIỀU MẠC NHÀ MẠC (1527 – 1592) Những ý kiến đánh giá khác nhau về nhà Mạc Đánh giá chung về Mạc Đăng Dung và những ngƣời kế vị của triều đình này, có khá nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản ở Việt Nam và ở nƣớc ngoài, với những ý kiến khác nhau. Có thể tạm chia làm hai cách tiếp cận. Thứ nhất là những ý kiến tập trung kết tội Mạc Đăng Dung với ba tội danh chính, đồng thời cũng gạt bỏ luôn tất cả những đóng góp tích cực khác của nhà Mạc. Thứ hai là những ý kiến vừa là sự phê phán lại những lời buộc tội sai lệch, vừa tìm cách minh oan cho nhà Mạc và thậm chí đánh giá cao đóng góp của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI. Ở nhóm thứ nhất, có thể liệt kê đƣợc khá nhiều nhà Sử học Việt Nam ở những năm đầu thế kỉ XX. Họ phê phán trƣớc hết sự cắt đất của nhà Mạc cho nhà Minh, trên cơ sở tƣ liệu ghi trong” Đại Việt sử kí toàn thƣ” Trƣớc hết là Trần Trọng Kim, tác giả tiêu biểu nhất, trong tác phẩm của ông, Việt Nam sử lƣợc, xuất bản năm 1956, đã viết về Mạc Đăng Dung nhƣ sau: “ Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cƣớp lấy ngôi, ấy là một ngƣời nghịch thần; đã làm chủ một nƣớc mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đát mà dâng cho ngƣời, ấy là một ngƣời phản quốc. Làm ông vua mà không giữ đƣợc cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cỡi trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở trƣớc cửa một ngƣờ tƣớng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một ngƣời không biết liêm sỉ”. Cuối cùng tác giả kết luận: “ đối với vua là nghịch thần, đối với nƣớc là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài ngƣời, là không có nhân phẩm; một ngƣời nhƣ thế ai mà kính phục…” Trần Trọng Kim còn liệt kê 5 động mà Mạc Đăng Dung cắt cho nhà Minh là” Tƣ Phù, Kim Lặc, Cổ Xâm, Liễu Cát và La Phù”. Đây là công trình sử học đầu tiên đƣợc viết bằng chữ quốc ngữ về nhà Mạc trong thời thuộc Pháp. Sách đƣợc tái bản nhiều lần và phổ biến rộng rãi ở miền Nam Việt Nam cho đến ngày thống nhất cả nƣớc 1975. Ở miền Bắc cũng có một số sách lịch sử Việt Nam phê phán Mạc Đăng Dung. Chẳng hạn:”…Trƣớc sự đe dọa của nhà Minh, Mạc Đăng Dung đã đầu hàng và đem dâng một phần đất của Tổ quốc cho kẻ thù để mong đƣợc rảnh tay dàn áp nhân dân và đối phó với phe phái đối lập trong nƣớc…” Những nhận định về nhà Mạc nhƣ vừa nêu trên đã gây ảnh hƣởng đến các công trình nghiên cứu lịch sử khác, cũng nhƣ một số công trình nghiên cứu văn học, đặc biệt là một số sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trƣờng. Lê Hữu Thu, trong cuốn sách giáo khoa về lịch sử trung học, từng viết: “ Thấy quân nhà Minh sữa soạn sang đánh, Mạc Đăng Dung sợ hãi quá chừng, bèn để Mạc Phúc Hải ở lại giữ nƣớc rồi cùng với bọn Vũ Nhƣ Quế tự trói mình sang chịu tội ở cửa Nam Quan. Bọn ấy lạy phục xuống đất để nộp sổ điền thổ và sổ dân đinh.Lại xin đâng đất 5 động( Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sung, La Phù, Liễu Cát) và đất Khâm Châu, cùng rất nhiều vàng bạc”. Nguyễn Phan Quang, trong sách giáo khoa ở Đại học sƣ phạm, cũng viết:” Run sợ trƣớc thế lực của quân Minh, Mạc Đăng Dung sai ngƣời lên biên gới gặp quan tƣớng nhà Minh dâng biểu xin hàng…Sau đó, Đăng Dung còn cử ngƣời sang tận kinh đô nhà Minh dâng biểu xin hàng và cắt đất 5 động ở phía Đông Bắc cho sát nhập vào Khâm Châu”. Nguyễn Phan Quang còn đƣa thêm lời bình nhƣ sau: “ Với chính sách đối ngoại nhục nhã ấy, nhà Mạc tƣởng có thể thỏa hiệp với phong kiến nƣớc ngoài để tập trung lực lƣợng cũng cố nền thống trị trong nƣớc và trấn áp những bè phái đối lập. Đinh Gia Khánh:” Năm 1540, Đăng Dung làm một việc nhục nhã, tự trói mình, quỳ gối đầu hàng trƣớc kẻ thù. Giặc Minh khi ấy không dám liều mạng xâm lƣợc nƣớc ta nhƣ chúng từng sang trừng trị Hồ Qúy Ly năm 1470, vì sợ nhân dân ta. Nhƣng việc Mạc Đăng Dung cắt đất, thuần phục một cách nhục nhã và hơn nữa đôi với nhà Minh thì về danh nghĩa không dám xƣng là quốc vƣơng đủ cho thấy giai cấp phong kiến đã đốn mạt nhƣ thế nào”. Trần Lê Sáng, viết: “ Mạc Thái Tổ Đăng Dung đã gây nên sự phẫn nộ lớn trong nhân dân khi vua này dẫn quần thần lên tận biên giới, cởi trần tự trói, quỳ trƣớc mặt một viên quan nhà Minh, cắt đất dâng cho nhà Minh. Lịch sử không tha thứ cho việc làm nhục nhã này của nhà Mạc”… Lê Thành Khôi, viết: “ Để tranh thủ nhà Minh, khi mà họ đang lung túng bởi các cuộc nổi dậy của nông dân và sức ép của Mông Cổ nơi biên giới, Mạc Đăng Dung đã tặng họ 5 động để sát nhập vào Khâm Châu”. Tóm lại, các tác giả ở nhóm thứ nhất đều coi những sự kiện về Mạc Đăng Dung nhƣ những sự thực lịch sử mà không hề xem xét lại thực chất của nó, cũng nhƣ nguồn tài liệu góc của các sự kiện này.Hơn nữa những nhận xét về các sự kiện trên lại quá gay gắt. Nhóm tiếp cận thứ hai, Lê Văn Hòe, năm 1952, phê phán Trần Trọng Kim là ngƣời đã” giáng một quả búa quá nặng lên đầu Mạc Đăng Dung”. Đồng thời ông cũng đƣa ra nhận xét của mình là “việc lên ngôi của Mạc Đăng Dung hoàn toàn phù hợp với tiến trình lịch sử”. Phạm Văn Sơn viết: “ Trong bối cảnh lịch sử nhƣ vậy, Mạc Đăng Dung chỉ mất một số ít vàng bạc và 5 động mà tránh đƣợc tai họa chiến tranh. Đối với những nhà sử học chân chính, chúng ta không có gì phải đòi hỏi hơn nữa”. Và ông kết luận” Cần phải xóa cái án Mạc Đăng Dung trong lịch sử dân tộc để tránh lời buộc tội nặng nề với cha ông”. Trần Quốc Vƣợng, trong hội thảo khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm( tổ chức tại Hải Phòng năm 1985), viết:” Hành động đầu hàng của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự chính đại để khoe khoang, hành động ấy do vua Lê sau này cũng lặp lại gần nguyên xi thì lại không bị sử gia nhà Lê nêu lên để phê phán. Đó chẳng qua là một hành động tƣợng trƣng, một sự nhún mình của nƣớc nhỏ đối với nƣớc lớn trong điều kiện tƣơng quan chính trị. Gs. Trần kết luận:” Vào lúc đó, theo chúng tôi, nhà chính khách Mạc Đăng Dung đầy kinh nghiệm và thực tế đã chấp nhận khổ nhục kế tức tự trói mình lại mong đạt một mục đích là quân đội Mao Bá Ôn rút quân”. Tuy nhiên sau đó, ông đã khẳng định việc ra biên giới đầu hàng và cắt đất cho nhà Minh là có thật. Trong hội thảo khoa học “ Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử” tổ chức 1994 ở Hải Phòng, một số học giả khẳng định một lần nữa nhà Mạc không mắc tội” phản quốc”. Tất cả tác giả ở nhóm hai đều muốn biện minh cho Mạc Đăng Dung và vƣơng triều Mạc bằng cách phê phán những nhận định thành kiến của nhóm thứ nhất và bƣớc đầu phân tích thực chất các sự kiện chính trị lien quan đến việc đánh giá nhà Mạc. Tuy nhiên nhìn chung họ chƣa đƣa ra nguồn gốc sử liệu tin cậy để chứng minh lại tính đích thực của các sự kiện chính trị này. Theo cách đặc vấn đề của cả hai nhóm thì việc đánh giá nhà Mạc xoay quanh một số sự kiện chủ yếu sau đây: Sự lên ngôi của Mạc Đăng Dung Sự đầu hàng của nhà Mạc trƣớc sự đe dọa của nhà Minhkhi mà chúng đã không có ý chí chinh phạt Việt Nam. Là một ông vua mà Mạc Đăng Dung lại tự trói mình ra biên giới dâng biểu đầu hàng. Việc cắt đất cho nhà Minh và chấp nhận chức An Nam Đô thống sứ do nhà Minh Ban cho. Và để làm rõ hơn về vấn đề này sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu những công lao đóng góp của nhà Mạc cho dân tộc qua đó có cái nhìn mới hơn về vƣơng triều Mạc. CHƢƠNG I.NHÀ LÊ ĐỔ, TRIỀU MẠC RA ĐỜI 1.Sự sụp đổ của tiều Lê: Điểm qua các triều đại thì trƣớc thịnh trên dƣới chung sức chung lòng, đất nƣớc giàu mạnh và sau thì suy trên thoái dƣới bất bình, quốc gia rối ren dân chúng khổ sở. Triều Lê cũng không tránh khỏi quy luật này, khi vua Lê Thái Tông mất cuộc suy thoái của bộ máy triều nhà Lê cũng bắt đầu và đến thời của Lê Uy Mục, Lê Tƣơng Dực tên vua bạo chúa thì bộ máy nhà nƣớc xuống dốc trầm trọng không còn cái thời thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn nữa mà thay vào đó là các phong trào đấu tranh nỗi lên của nhân dân chống cảnh lầm than. Một phần cũng vì về chính sách chung của các Hoàng đế thời Lê sơ là vừa không ngừng mở rộng ruộng công, coi đó là cơ sở quyền lực nhà nƣớc thống nhất, vừa thừa nhận vừa tạo điều kiện cho ruộng tƣ phát triển, nhƣng trong bối cảnh chung của giai đoạn đầu thì là một chính sách đúng đắn, mà quá trình phát triển của ruộng tƣ là sự thu hẹp của ruộng công nên phát triển một mức nào đó sẽ bị phá và gây xung đột, hai yếu tố trong chính sách đồng thời này sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Các vua đời sau không biết vun vắn không biết thay đổi chính sách cho phù hợp nên làm nhà Lê từ một triều đại cƣờng thịnh thành đổ nát và không còn uy tín trƣớc nhân dân. 2.Sự hình thành nhà Mạc: Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu dần, dựa vào công lao của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của ngƣời dân, đánh bại các thế lực chống đối và đặc biệt là nhờ sự ủng hộ của các quan tƣớng trong triều, Nhân Quốc Công Mạc Đăng Dung tự phế vua Chiêu Tông lập Lê Xuân (Lê Cung Hoàng) lên làm vua. Chiêu Tông cố gắng khôi phục địa vị, nhƣng đến năm 1526 thì Mạc Đăng Dung bắt và đã giết Chiêu Tông. Đầu năm 1527 Mạc Đăng Dung tự xƣng là Thái Sƣ An Hƣng Vƣơng. Tháng 6-1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Xuân nhƣờng ngôi cho mình. Triều Mạc đƣợc dựng lên từ đó. Ngay sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, nhà Mạc đã chịu nhiều tổn thất lớn do các thế lực chống đối, và các bề tôi trung thành của nhà Lê nổi lên. Trong các thế lực chống đối lớn mạnh hơn cả là thế lực của Nguyễn Kim, Nguyễn Kim là con của Ngyên Hoằng Dụ từng là tƣớng cũ của nhà Lê, ông đã tìm ra một ngƣời thuộc dòng dõi nhà họ Lê là Lê Ninh và tôn Lê Ninh lên ngôi nhằm tạo ra thế lực chống nhà Mạc và đã chiếm đƣợc gần nhƣ cae vùng Thanh Hóa và Nghệ An ngày nay. Năm 1545 Nguyễn Kim bị ám hại, quyền lãnh đạo nằm trong tay con rể là Trịnh Kiểm và hậu duệ của Trịnh Kiểm. Bây giờ triều Mạc đóng ở Thăng Long, tức là phía bắc nên gọi là Bắc triều, Triều Lê đóng ở Thanh Hóa tức phía nam nên gọi là Nam triều. Liên tục từ năm 1533 đến năm 1592, hai bên đánh nhau tổng cộng 38 trận gây đau thƣơng cho nhân dân, tàng phá nền kinh tế và không một lực lƣợng nào chính nghĩa cả. Tuy nhiên để yên ổn ở phía bắc tập trung lực lƣợng ở phái nam, nên nhà Mạc đã tỏ ra bạc nhƣợc trong bang giao với nhà Minh và mất dần sự ủng hộ của ngƣời dân, đây chính là nguyên nhân quang trọng dẫn tới sự thất bại của nhà Mạc. Triều Mạc cũng đƣợc coi là một triều đại chính thống trong lịch sử các triều đại ở Việt Nam. CHƢƠNG II: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VƢƠNG TRIỀU MẠC ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC 1.Xây dựng đội ngũ quan lại Lên ngôi lập ra triều đại mới trong hoàn cảnh đặc biệt, Mạc Đăng Dung “sợ lòng ngƣời còn mến cũ sâu lại sinh biến” nên đã không thực hiện những thay đổi lớn về mặt tổ chức nhà nƣớc. Do đó,nhà Mạc chủ trƣơng vẫn “tuân giữ theo pháp độ của nhà Lê”. Mạc Đăng Dung thực hiện phủ dụ những quan lại cũ của triều Lê để họ về với mình nhƣng kết quả cũng không đƣợc là bao. Trong đợt thăng trật và phong tƣớc đầu tiên vào tháng 2/1528, nhà Mạc chỉ có trong tay 56 viên quan cũ của nhà Lê ra cộng tác nhƣng họ cũng tỏ ra không nhiệt tình với triều Mạc. Để xây dựng đội ngũ quan lại trung thành với mình,vào năm 1529, tức là hai năm sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung đã cho mở khoa thi Hội đầu tiên của triều đại mình, lấy đổ đƣợc 3 Tiến sĩ cập đệ, 8 Tiến sĩ xuất thân và 16 Đồng Tiến sĩ xuất thân. Và từ đó trở đi, cứ tiếp tục 3 năm một lần, nhà Mạc đều đặn mở đƣợc 22 kì thi Hội, lấy đổ 13 Trạng nguyên và 499 Tiến sĩ để bổ xung vào đội ngũ quan lại. 2.Tổ chức bộ máy nhà nƣớc Về quan chế, triều Mạc cũng có đầy đủ các ban văn võ nhƣ dƣới triều Lê.Trong cơ cấu quan chức của triều Mạc, bên dƣới vua cũng có Tam thái (gồm Thái sƣ, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (gồm Thiếu sƣ, Thiếu phó, Thiếu bảo). Ngƣời giữ các chức quan này,đại bộ phận đều là quần thần cũ của triều Lê. Quan lại ở các ty về hàng võ có Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy đồng tri và Đô chỉ huy thiêm sự. Chức quan đứng đầu hàng ngũ các quan lại đƣợc nhà Mạc gọi là Phụ chính. Đến thời Mạc Phúc Hải, chức này đƣợc giao cho hai ngƣời: môt ngƣời phụ trách về quân sự và một ngƣời phụ trách về chính trị. Về các văn phòng bên cạnh vua thì có Hàn lâm viện và Đông các viện, có tổ chức Ngự sử đài bao gồm cả Lục khoa. Ngoài ra còn có Tôn nhân phủ, Quốc tử giám. Về Lục bộ,nhà Mạc cũng duy trì 6 bộ nhƣ dƣới thời Lê và đứng đầu là các chức Thƣợng thƣ, giúp việc cho Thƣợng thƣ có các chức Tả-Hữu Thị lang, Tả - Hữu Lang trung, Viên ngoại lang... Học tập chế độ của nhà Trần,Mạc Đăng Dung làm vua đƣợc 3 năm rồi nhƣờng ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh, ông làm Thái thƣợng hoàng, lui về Cổ Trai (Hải Dƣơng) nhƣng luôn theo dõi theo công việc ở triều đình. Mạc Đăng Doanh (1530-1540) làm vua đƣợc 10 năm lại truyền ngôi cho con là Mạc Phúc Hải. Nhƣ vậy, nhà vua có thể theo dõi và kiểm soát công việc cai trị của ngƣời kế vị và đề phòng tình trạng biến loạn trong cung đình vào những lúc đổi ngôi. Nhờ đó,cung đình của triều Mạc cơ bản luôn đƣợc ổn định. Ngoài ra,việc truyền nối ngôi vua luôn đƣợc giữ đúng nguyên tắc đích trƣởng. Điều đó đã góp phần tạo nên tính ổn định của bộ máy nhà nƣớc dƣới thời Mạc. 3.Tổ chức hành chính địa phƣơng Nhà Mạc lúc mới lên ngôi vẫn giữ nguyên 13 đạo của thời Lê cùng với tên gọi cũ là Kinh Bắc, Sơn Tây,Hải Dƣơng, Sơn Nam, Hƣng Hóa,Lạng Sơn, Tuyên Quang,Ninh Sóc,... Dƣới đạo là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Về quan chế, ở cấp đạo có Tam ty gồm: Đô chỉ huy sứ ty, Thừa tuyên sứ ty và Hiến sát sứ ty. Ở cấp phủ do các chức Tri phủ và Phủ thừa đứng đầu, ở cấp huyện do các chức Tri huyện và Huyện thừa đứng đầu, ở cấp châu do chức Tri châu đứng đầu, ở cấp tổng do các chức Tổng chính và Trùm tổng đứng đầu, ở cấp xã do các chức Xã trƣởng, Xã chính và Xã sử đứng đầu Sau này,khu vực hành chính thuộc quyền quản lí của nhà Mạc chỉ còn lại vùng đất từ Sơn Nam trở ra Bắc và cũng không nắm chặc chẽ đƣợc các địa phƣơng.Uy thế triệt để của nhà Mạc chỉ có ở vùng Kiến An (Hải Phòng),vốn là đất phát tích của dòng họ nhà Mạc và Dƣơng Kinh (Hải Dƣơng),là kinh đô thứ hai của triều Mạc. 4.Tổ chức lực lƣợng quân đội Do hoàn cảnh đặc biệt ở thế kỷ 15 là chiến tranh, loạn lạc diễn ra triền miên, nhà Mạc ngay từ khi lên ngôi đã phải đối phó với mọi tình huống nên phải ra sức củng cố lực lƣợng quân đội. Bản thân các vua nhà Mạc cũng nhiều lần tự thân làm tƣớng đốc đại quân xuống xông pha trận mạc Quân đội nhà Mạc đƣợc định chế theo tứ trấn (Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dƣơng) ,cùng với 4 vệ (Hƣng Quốc, chiêu vũ, cẩm y, kim ngô) và ngũ phủ cùng với các vệ sở trong và ngoài các Nhà Mạc cũng y theo lệ của nhà Lê, cho bổ sung nhân viên và binh lính ở các ty. Ở mỗi ty đều có đặt một viên chỉ huy sứ, 1 chỉ huy đồng tri, một chỉ huy thiêm sự, 10 trung hiệu, 1.100 trung sĩ và chia ra làm 22 phiên túc trực. Nếu ngƣời nào làm việc có công lao thì đƣợc bổ nhiệm lên các chức Thiên Hộ, Thống Chế, Quản Lĩnh, Trung úy. Ở mỗi vệ đều có đặt một viên thƣ ký, dùng trong các hạng ký lục xuất thân. Còn các trung sĩ thì đều theo lệ chia phiên, mỗi phiên chia làm 5 giáp, mỗi giáp đặt một viên giáp thủ đứng đầu. Quan bản ty sẽ chọn lấy trong hạng trung hiệu ngƣời nào xứng đáng làm giấy đƣa lên để đƣợc thăng Ngoài ra, để động viên các tƣớng nhằm tăng cƣờng lực lƣợng quốc phòng, nhà Mạc đã cấp ruộng lộc cho sĩ quan quân đội. Theo đó, hạng nhất trung hiệu và hạng nhất trung sĩ mỗi ngƣời đƣợc cấp hai phần rƣỡi ruộng đất công của làng xã Nhìn chung, quân đội thời Mạc tƣơng đối đông, có đến 12 vạn ngƣời. Đó là chỗ dựa quan trọng cho sự tồn tại của 5.Tình hình kinh tế a.Tình hình sở hữu ruộng đất thời Mạc Khi mới lên ngôi sợ lòng ngƣời mến cũ nhà Mạc tạm thời giữ nguyên pháp độ của nhà Lê. Do đó, chế độ ruộng đất của nhà Mạc vẫn giữ nguyên nhƣ dƣới triều Lê thông qua sổ điền đã đƣợc Mạc Đăng Dung cho lập vào năm 1524, dƣới triều vua Lê Cung Hoàng, để thu thuế. Đến 1528, Mạc Đăng Dung mới sai bề tôi bàn định lại các chế độ gồm “binh chế”, “điền chế “ và “lộc chế”. Cả ba chế độ này đều liên quan đến vấn đề sở hữu ruộng đất. Dƣới thời Mạc chế độ quân điền đã đƣợc nhà nƣớc phục hồi, nhƣng trƣớc hết ƣu tiên cho sĩ quan quân đội, vốn là chỗ dựa tinh thần của triều đại. Cho dù có ƣu đãi thì ruộng phần của sĩ quan cũng không đƣợc phép vƣợt quá 2 phần của dân và về diện tích cũng không đƣợc phép vƣợt quá 2 mẫu Nhà Mạc đã phục hồi ruộng đất quân cấp trên cơ sở Quan điền và Tam bảo điền. Quan điền là ruộng đất công của nhà nƣớc. Còn Tam bảo điền là ruộng của chùa dùng để đèn nhang thờ cúng ở chùa.Theo điền chế của nhà Mạc, Tam bảo điền đã đƣợc lấy bớt để ban cấp cho sĩ quan và chia cho xã dân cày cấy, đối với quan điền thì do nhà nƣớc thu tô thuế, còn Tam bảo điền thì do nhà chùa thu để dùng vào việc đèn nhang thờ cúng ở Nhà Mạc cũng chú ý phục hồi loại ruộng đất ao đầm thuộc tài sản hƣơng hỏa của nhà chùa đã bị chấp chiếm, cùng với loại ruộng đất hƣơng hỏa tổ tiên của nhân dân. Nhƣ vậy, dƣới thời Mạc chế độ quân điền đã đƣợc phục hồi nhƣng còn nhiều hạn chế vì số ruộng đất sau khi cấp lại cho binh lính còn lại không nhiều. b.Tình hình nông nghiệp thời Mạc Nhà Mạc nắm quyền cai trị ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp: đất đai màu mỡ, khí hậu ít khắc nghiệt và thời tiết ít thiên tai hơn vùng Bắc Trung Bộ. Mạc Đăng Dung sau khi lập ra triều Mạc và ở ngôi đƣợc ba năm thì đã nhƣờng ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh và tự mình làm Thái Thƣợng Hoàng giúp con trông coi việc nƣớc. Mạc Đăng Doanh (1530- 1540) là một ông vua “tính tình khoan hậu, giản dị, giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa”. Nhờ đó mà đời sống của nhân dân dần đƣợc phục hồi và trở lại ổn định. Tóm lại, từ sau ngày thành lập, với gần hai phần ba thế kỷ tồn tại trên cƣơng vị là ngƣời quản lý đất nƣớc, nhà Mạc đã tạo ra gần hai thập kỷ tƣơng đối yên ổn trên địa bàn cai trị chủ yếu của mình là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những năm đó tình hình kinh tế công nghiệp khá phồn thịnh, mà cho dù có theo quan điểm chình thống thì các sử thần nhà Lê và các tác giả cũng không thể phủ nhận đƣợc. c. Tình hình thủ công nghiệp thời Mạc Dƣới thời Mạc, các nghề thủ công thuộc quyền quản lý của nhà nƣớc nhƣ nghề đúc tiền, đóng thuyền, chế tạo súng... phát triển theo hƣớng mở rộng, trong dân gian các nghề thủ công cổ truyền cũng tiếp tục phát triển và phổ biến rộng rãi. Hầu nhƣ làng nào cũng có các lò rèn, phƣờng mộc, phƣờng xây dựng, nghề làm đồ đá, nghề dệt, nghề sản xuất đồ gốm, nghề điêu khắc gỗ... +Với nghề dệt, bên cạnh những phƣờng nghề dệt vải và dệt lụa ở đô thị, thì những làng nghề ở nông thôn có bƣớc phát triển cao hơn trƣớc, đồng thời còn có sự nở rộ thêm tại nhiều nơi nhƣ làng La (Hà Đông), làng Bƣởi (bên ngoài Đông Kinh). Nghề dệt đã sản xuất đƣợc nhiều mặt hàng cao cấp nhƣ gấm, the và đạt đến trình độ mỹ thuật tinh xảo, không chỉ cung cấp cho vua chúa, quan lại mà còn đƣợc ngƣời nƣớc ngoài rất ƣa chuộng. +Về nghề gốm, vào thời Mạc xuất hiện nhiều trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng nhƣ Bát Tràng sản xuất dụng cụ gia đình, đồ thờ, gạch ngói, Chu Đậu (Hải Dƣơng) sản xuất đồ thờ cúng vật ụng gia đình, Thổ Hà sản xuất chum vại... Một nét nữa trong thủ công nghiệp thời Mạc là đã xuất hiện hình thức quảng cáo, thể hiện ở việc ghi tên ngƣời sản xuất và cơ sở sản xuất ngay trên sản phẩm (gốm). Đó là một biểu hiện sinh động của sự phát triển kinh tế hàng hóa, của sự cạnh tranh trong sản xuất và sự khẳng định bản quyền trong sản xuất thủ công nghiệp gốm sứ ở thời Mạc. +Về xây dựng, trong suốt thời gian trị vì nhà Mạc đã có tất cả trên 130 công trình kiến trúc đƣợc xây dựng mới và tôn tạo sửa chữa từ những công trình cũ. Trong đó chủ yếu là các loại hình kiến trúc nhƣ: chùa, quán, cầu ,đình, miếu...Riêng kiến trúc chùa ở thời Mạc có phần nhỏ hơn so với chùa ở thời Lý- Trần. +Các nghề điêu khắc đá, gỗ cũng rất phát triển. Qua sự phong phú về số lƣợng bia Mạc trong bộ sƣu tập “Văn bia thời Mạc” (hiện đƣợc biết đến 147 tấm bia) cùng với số lƣợng tƣợng bằng đá và bằng gỗ, cũng nhƣ loại phù điêu gỗ trang trí ở đình chùa đền miếu cho thấy về sự phát triển mạnh mẽ của nghề điêu khắc đá và gỗ ở thời Mạc. d. Tình hình thƣơng nghiệp thời Mạc Nhà Mạc không quá “trọng nông ức thƣơng” nhƣ ở thời Lê sơ trƣớc đó, lại có những chính sách nƣơng tay, cởi mở đối với thƣơng nghiệp nên dƣới triều Mạc thƣơng nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, cho đến Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên đều nhiều lần cho đúc tiền.Việc đúc tiền xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau,nhƣng bản thân nó đã có tác dụng góp phần là phƣơng tiện trao đổi hàng hóa lúc bây giờ.Tuy ở phía đối lập với nhà Mạc, nhƣng chính sử triều Lê cũng phải ghi nhận rằng với những biện pháp chấn chỉnh trật tự trị an đó của nhà Mạc là mở cửa giao lƣu, buôn bán troa đổi hàng hóa với bên ngoài. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã kích thích mạnh mẽ đối với thƣơng nghiệp, hình thành một hệ thống chợ địa phƣơng với sự bố trí xen kẽ các ngày phiên giúp cho cƣ dân nông thôn thƣờng xuyên tiếp xúc với nhau và tìm thấy những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Cùng với mạng lƣới chợ ở nông thôn còn có hệ thống chợ ở các thị trấn, thị tứ và đô thị. Hàng hóa trao đổi gồm cả nông lâm thổ sản và hàng thủ công nghiệp. Đặc biệt một số sản phẩm địa phƣơng ở thời Mạc nhƣ gốm sứ Bát Tràng và Hải Dƣơng đã trở thành những sản phẩm uy tín trên thị trƣờng quốc tế. Nhà Mạc đã đƣa ra những chính sách về kinh tế nhƣ: binh điền, lộc điền, quân điền, dựa vào luật Hống Đức của nhà Lê để yên lòng dân, nhƣng có những tiến bộ rõ rệt hơn. Nhìn chung thì nhà Mạc có tầm nhìn kinh tế vĩ mô khác hẳn với chính sách bảo thủ của nhà Lê lúc bấy giờ. Có xu thế tiến bộ hơn giao lƣu và cởi mở, chú trọng vào thủ công nghiệp, thƣơng mại, kinh tế hàng hóa điều là những nghành kinh tế mũi nhọn góp phần đƣa đất nƣớc phát triển. Trong Đại Việt sử ký toàn thƣ phải ghi nhận: “Đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đƣờng không ai nhặt của rơi”. 6. Tình hình văn hóa thời Mạc a.Tƣ tƣởng và tôn giáo: Tôn giáo nhà Mạc vẫn tuân thủ theo hệ tƣ tƣởng thiết chế của nhà Lê, lấy Tống nho làm tƣ tƣởng thiết chế chính vì lên ngôi trong hoàn cảnh đặc biệt, nên Mạc Đăng Dung buộc phải tìm cách giành lấy chính thống của mình bằng cánh đề cao Nho giáo và nhất là việc tổ chức thi cử Nho học một cách hết sức đều đặn. Tuy nhiên, nhà Mạc cũng không độc tôn Tống Nho, đồng thời cũng không quá khắc khe với các hệ thống phi Nho nhƣ thời Lê Sơ, vì vậy Phật và Đạo giáo lại đƣợc khởi lên. Trong nƣớc chùa chiền và đạo quán đƣợc trùng tu và xây dựng mới ở khắp mọi nơi. Càng về cuối nhà Mạc, các chùa quán càng đƣợc trùng tu tân tạo nhiều. Ngoài ra còn có tín ngƣỡng thờ Mẫu có sự mạnh mã và lan tràn trong nhân dân. Vào Năm 1533, dƣới thời nhà Mạc, đạo Thiên Chúa, một tôn giáo phát triển ở phƣơng Tây, cũng đã thâm nhập vào đất nƣớc ta và bắt đầu xuất hiện ở vùng biển Xứ Nam và đã có một bà công chúa của triều Mạc đã bỏ Bắc triều để vào Nam theo đạo Gia Tô. Nhờ đƣờng lối chính trị cởi mở và sự phát triển kinh tế công thƣơng, Phật giáo và Đạo giáo đƣợc hung thịnh. Đạo Khổng vẫn đƣợc coi trọng, nhƣng không chiếm ƣu thế độc tôn. Vì vậy cả ba đạo này cùng đồng thời tồn tại, cùng có su hƣớng hòa đồng trong thực hành tôn giáo, hình thành tín ngƣỡng dân gian mang tính chất tổng hợp mà đỉnh cao là sự xuất hiện đạo Cao Đài về sau này. b. Giáo dục và thi cử Với nhƣ̃ng đóng góp của vƣơng triề u Ma ̣c đố i với lich ̣ sƣ̉ dân tô ̣c tƣ̀ kinh tế , văn hóa và đă ̣c biê ̣t là giáo du ̣c . Trong lich ̣ sƣ̉ giáo du ̣c và khoa cử Việt Nam sau thời vua Lê Thánh Tông thì chỉ có triều Mạc mới liên tu ̣c thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c quy chế 3 năm mở thi Hô ̣i mô ̣t lầ n . Giáo dục thời Mạc đạt cực thịnh nhất vào đời vua Mạc Đăng Doanh , lên ngôi khi đấ t nƣớc loa ̣n ly và chiế n tranh triề n miên giƣ̃a các phe phái đố i lâ ̣p, nhƣng về mă ̣t giáo du ̣c ở thời vua Ma ̣c Đăng Doanh đã làm đƣơ ̣c nhƣ̃ng viê ̣c vô cùng quan tro ̣ng và có ý nghiã , không chỉ đă ̣t nề n móng cho các triều vua sau mà còn cho cả vƣơng triều Mạc . Đó là viê ̣c đào ta ̣o đƣơ ̣c mô ̣t đô ̣ i ngũ trí thƣ́c nho ho ̣c có nhiề u tài năng và tâm huyế t phu ̣ng sƣ̣ cho vƣơng triề u Ma ̣c với nhƣ̃ng gƣơng mă ̣t vô cùng sáng giá đại diện cho lớp trí thức mới của triều Mạc nói riêng và tri thƣ́c của Đa ̣i Viê ̣t trong thế kỷ XVI nó i chung nhƣ: Nguyễn Thiế n , Nguyễn Bin̉ h Khiêm, Giáp Hải. Họ đều là những bậc trí thức có tài đỗ đa ̣t dƣới triề u vua Ma ̣c Đăng Doanh. Vào đầu thời Mạc , dƣới thời vua Ma ̣c Đăng Dung mới chỉ tổ chƣ́c đƣơ ̣c mô ̣t khoa thi tiế n si ̃ (năm 1529) tuyể n cho ̣n ngƣời tài vào giúp việc triều đình thì dƣới triều vua thứ hai – Mạc Đăng Doanh , cƣ́ đều đặn 3 năm mở mô ̣t khoa thi cho ̣n tiế n si ̃ , mă ̣c cho chiế n sƣ̣ xảy ra triề n miênVề nô ̣i dung giáo du ̣c thi cƣ̉ nhấ t luâ ̣t tuân theo thể lê ̣ của nhà Lê. Không chỉ lo tổ chƣ́c các khoa thi Tiế n si ̃ cho ̣n ngƣời tài vào giúp việc trong triều đình của nhà Mạc mà Mạc Đăng Doanh đã chăm lo tới sƣ̣ nghiê ̣p giáo du ̣c chung của đấ t nƣớc nhƣ cho tu sƣ̃a la ̣i Quố c Tử giám và đi tham hỏi tế lễ các bậc tiên hiền tiên thánh…Sách Đại Viê ̣t thông sƣ̉ ghi :” Vào mùa xuân , năm Bính thân , nguyên hiê ̣u Nguyên Hòa thƣ́ 4- 1536, Đăng Doanh đã sai Đông quân tả đô đố c Khiêm quâ ̣n công Ma ̣c Điǹ h Khoa tu sƣ̉a la ̣ i trƣờng Quố c Tƣ̉ giám . Vào năm sau 1537 Mạc Đăng Doanh còn đích thân “đến trƣờng Thái học để làm lễ Thích điện tế tiên Thánh tiên sƣ”. Nhƣng đến thời nhà Mạc thì khác, vào thời Mạc Đăng Dung, nhất là vào lúc trị vì của Mạc Đăng Doanh thì giáo dục bƣớc qua một giai đoạn mới vẫn tiếp tục giáo dục con cháu dòng họ để lãnh đạo đất nƣớc và đặt biệt chú trọng đến dân nhân, đã nhận thấy đƣợc cái gốc mạnh suy của đất nƣớc là ở dân. Nên không chỉ có con cháu trong dòng họ mới đƣợc học hành đỗ đậu làm quan, thời nhà Mạc không giới hạn cho việc học tập và phát triển nhân tài, không nhất thiết và vào khuôn khổ phép tắt nhƣ nhà Lê trƣớc đó Nhƣng điều cốt lõi ở đây là nhà Mạc đã mạnh dạng kết hợp đƣợc tinh thần dân tộc và thời đại một cách hài hòa bề vững mà không còn bị trói buộc bởi chế độ quân chủ Nho giáo thời Lê sơ, tự do thi tuyển công bằng không còn phân biệt đẳng cấp hay giới tính. Chính vì vậy suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam chỉ một lần xuất hiện trong thời nhà Mạc tiến sĩ nữ duy nhất và đầu tiên trong nền giáo dục khoa cử Hán ngữ đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Duệ, sau này nhân dân vẫn thờ phụng tôn sùng bà. Hồ ng Đƣ́c thiêṇ chính thƣ làn chính sách giáo dục của nhà Mạc: Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chiń h thƣ là mô ̣t bô ̣ luâ ̣t thời Ma ̣c , có nghĩa nó là sách ghi chép về những chính sách tốt thời Hồng Đức . Văn bản “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chiń h thƣ” hiê ̣n còn không ghi cu ̣ thể tên tác giả và niên đa ̣i biên soa ̣n , do đó gây nên hiể u lầ m . Có ngƣời cho rằng đây là bô ̣ luâ ̣t đƣơ ̣c biên soa ̣n dƣới thời vua Lê Thánh Tông . Bởi lẽ , sách gồ m khoảng 80 điề u mu ̣c lớn ghi chép các lê ̣ lê ̣nh về ruô ̣ng đấ t , hôn nhân, quy chế để tang… đƣơ ̣c ban hành chủ yế u dƣới thời Hồ ng Đƣ́c . Tuy nhiên , nhiề u nhà nghiên cƣ́u đã chƣ́n g minh đƣơ ̣c “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chính thƣ” không phải là bô ̣ luâ ̣t đƣơ ̣c ban hành dƣới thời Hồ ng đƣ́c. Nhà nghiên cứu Đinh Khắc Thuần khẳng định : “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chính thƣ đƣợc coi là tập sách về luật lệ biên soạn dƣới niên hiệu Hồ ng Đƣ́c (1470-1497) thời Lê nhƣng thƣ̣c chấ t nó đƣơ ̣c biên soa ̣n vào thời Mạc”. “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chiń h thƣ”chỉ ghi chép các luâ ̣t lê ̣ của nhà Lê sơ cũng nhƣ hai niên đại Đại Chính và Quảng Hòa nhà Mạc mà không hề đề cập tới các niên hiệu của nhà Lê trung hƣng . Điề u đó cho thấ y sách đƣơ ̣c biên soa ̣n trong vùng nhà Ma ̣c quản ly , với khuôn thời gian dƣới đời vua Ma ̣c Phúc Hải (1541-1546), hoă ̣c Ma ̣c Phúc Nguyên (15461564) hay Ma ̣c Mâ ̣u Hơ ̣p (1564-1592). Về đời vua Mạc Mậu Hợp có thể loại trừ , vì “Hồng Đức thiện chính thƣ” không ghi một niên đại nào của Mạc Mậu Hợp. Đồng thời, căn cƣ́ vào lời của quan Trung Trinh đa ̣i phu Thanh hin ̀ h Hiế n sát sƣ́ đa ̣o Kinh bắ c là Nguyễn Nhƣ Cƣơng tâu vào “ngày mùng 8 tháng 10 năm Quảng Đa ̣i thƣ́ 3 (1543)”, chúng ta càng có thể chắc chắn rằng “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chiń h thƣ” đƣơ ̣c biên soa ̣n trong khoảng thời gian tƣ̀ năm 1541 đến 1564. Tƣ̀ nhƣ̃ng phân tić h trên chúng ta có thể đ i đến kết luận: “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chính thƣ” là tác phẩ m đƣơ ̣c biên soa ̣n dƣới thời Ma ̣c , trong khoảng thời gian từ 1541 đến 1564, nhằ m ghi chép và bổ sung các điều luật tiêu biểu có từ thời Hồng Đức làm thành bô ̣ luâ ̣t phu ̣c vu ̣ cho vƣơng triề u này. Chính sách của nhà Mạc trong “Hồng Đức thiện chính thƣ” Chính sách giáo dục của nhà Mạc đƣợc đề cập đến trong “Hồng Đức thiê ̣n chiń h thƣ” gồ m các nội dung chủ yế u sau: Bổ n phâ ̣n của ho ̣c trò : Thời n hà Mạc ngƣời thầy và nghề dạy học đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ bằng những luật lệ . Luâ ̣t Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chính quy định học trò phải có bổn phận kính trọng thầy giáo “ khi gă ̣p phải kiń h cẩ n , lễ phép , không đƣơ ̣c khinh nhờn nga ̣ o ma ̣n”. Nế u coi thƣờng không tôn kiń h thầ y , thì chẳng những “học nghiệp không thành” mà còn “bị khép vào tội bất kính” , sẽ bị xử phạt bằng hình thƣ́c “roi vo ̣t” và nô ̣p tiề n . Điề u thƣ́ 13 trong “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chiń h thƣ” quy đinh ̣ rõ : “Kẻ nào khinh nhờn với thầ y thì bi ̣pha ̣t 50 quan tiề n quý, kẻ nào đánh chửi thầy thì tiền phạt thêm 15 quan, và đánh 80 trƣơ ̣ng”. Đây là mƣ́c pha ̣t khá nă ̣ng , vì thời Mạc một mẫu ruộng giá 30 quan mà ở đây mƣ́c phạt không phạt không kính thầy lên đến 50 quan, tính ra là gần 2 mẫu ruô ̣ng, đó là chƣa kể ngƣời bi ̣pha ̣m tô ̣i còn bị đánh 80 trƣơ ̣ng. Mƣ́c pha ̣t trên cho thấ y điạ vi ̣của ngƣời thầ y giáo trong xã hô ̣i cũng nhƣ sƣ̣ nghiêm minh củ a luâ ̣t pháp đƣơng thời . Không chỉ với thầ y da ̣y , nế u ho ̣c trò vô lễ , xúc phạm đến ngƣời thân trong gia điǹ h thầ y cũng bi ̣luâ ̣t pháp tri ̣tô ̣i, tuy mƣ́c pha ̣t có nhe ̣ hơn. Nghĩa thầy là một thứ tình cảm , sâu nă ̣ng, thiêng liêng và cao cả , đòi hỏi ngƣời ho ̣c trò phải luôn khắ c ghi , bởi lẽ ơn da ̣y bảo của thầ y giáo cũng nhƣ nghĩa sinh thành của cha mẹ . Vì thế nếu học trò quên công ơn thầ y , pháp luật sẽ phạt “suốt đời không cho đi thi , không đƣơ ̣c ra là m quan hoă ̣c theo nghề da ̣y ho ̣c” . Với ngƣời trí thƣ́c phong kiế n, đi ho ̣c dùi mài kinh sƣ̉ là để ra làm quan “tiế n vi quan” , không chí ít cũng lui về làm thầy dạy học “thoái vi sƣ” . Điề u luâ ̣t trên tỏ rõ tuy xã hô ̣i và nhà nƣớc trọng vọng kẻ sĩ, nhƣng đố i với ho ̣c trò bô ̣i ơn thầ y thì luâ ̣t pháp sẵn sàng cắ t đƣ́t con đƣờng tiế n thân cũng nhƣ vi ̣trí của họ trong xã hội . Có thể nói , thời Ma ̣c ngƣời thầ y luôn đƣơ ̣c Nhà nƣớc đề cao. Điạ vi ̣cũng nhƣ quyề n lơ ̣i của ho ̣ đƣơ ̣c pháp luâ ̣t bảo vê .̣ Điề u này cho ta thấ y chiń h sách coi tro ̣ng tri thƣ́c của vƣơng triề u Mạc. Tƣ cách đa ̣o đƣ́c thí sinh : Mô ̣t trong nhƣ̃ng mu ̣c đić h quan tro ̣ng của khoa cử thời Mạc là tuyển chọn ngƣời tà i đƣ́c ra làm quan , phục vụ vƣơng triều. Do đó , viê ̣c xem xét tƣ cách đa ̣o đƣ́c ho ̣c trò trƣớc khi thi là yêu cầ u đầ u tiên. Để đủ điề u kiê ̣n đi thi Hƣơng , học trò phải đƣợc các xã trƣởng “bảo kế t” về tƣ cách đa ̣o đƣ́c và phải nô ̣p giấ y “thông căn cƣớc” khai rõ lý lịch ba đời , không đƣơ ̣c giả ma ̣o . Nế u ai khai ma ̣o ho ̣ để đi thi , hay là để bổ quan chƣ́c thì bi ̣khép vào tô ̣i mấ t tổ tôn . Quy đinh ̣ này cho thấ y thể lê ̣ ti cƣ̉ rấ t chă ̣t chẽ . Nó hạn chế đƣợc viê ̣c gian lâ ̣n trong thi cƣ̉ cũng nhƣ giúp cho nhà nƣớc cho ̣n đƣơ ̣c nhƣ̃ng ngƣời có phẩ m hạnh. Còn với giám sinh Quốc Tử Giám , nhà Mạc có hẳn một điều luật riêng vì ho ̣ đƣơ ̣c đào luyê ̣n dƣới trƣờng Quố c ho ̣c có chấ t lƣơ ̣ng cao, với nhƣ̃ng ngƣời thầ y tài giỏi , đƣ́c ha ̣nh , mô pha ̣m và đƣơ ̣c hƣởng nhƣ̃ng ƣu đaĩ đă ̣c biê ̣t của Nhà nƣớc và ho ̣ sẽ là nhƣ̃ng ngƣời giúp viê ̣c trung thành , phục vụ đắc lực cho bộ máy quản lý xã hội . Do đó , yêu cầ u của Nhà nƣớc đối với các Giám sinh về trình độ học vấn , nhấ t là tƣ cách đạo đức cũng cao hơn so với học trò của địa phƣơng, trƣờng làng. Mô ̣t khi ho ̣ làm nhƣ̃ng điề u sai trái vi pahmj quy đinh ̣ nhƣ phóng đãng, cờ ba ̣c sẽ bi ̣pha ̣ t rấ t nă ̣ng , “ba khoa không đƣơ ̣c đi thi , không đƣơ ̣c bổ du ̣ng” . Nế u không biế t sƣ̉a chƣ̃a mà còn tái pha ̣m thì mƣ́c pha ̣t sẽ càng nă ̣ng hơn , có thể bị tội đồ thậm chí bị lƣu đày . Nhờ đinh ̣ lê ̣ này ho ̣c trò trƣờng Giám luôn lo tu d ƣỡng đạo đức , chăm chỉ học hành, chấ t lƣơ ̣ng trƣờng Quố c ho ̣c vì thế đƣơ ̣c nâng lên mô ̣t bƣớc. Ngay cả nhƣ̃ng ngƣời đã đỗ Sinh đồ trong các kỳ thi Hƣơng , nhà Mạc cũng quy đinh chặt chẽ : “Là Sinh đồ là đã đỗ đa ̣t khoa trƣờng phải giữ lễ nghĩa , biế t liêm sỉ , không đƣơ ̣c càn rỡ làm điề u sai trái không đúng luâ ̣t pháp” ; Và nếu vi phạm họ cũng sẽ “bị xử theo pháp luâ ̣t”, không có bấ t cƣ́ mô ̣t đă ̣c ân nào . Với nhƣ̃ng quy lê ̣ chă ̣t chẽ về tƣ cách đa ̣o đƣ́c thí sinh nói trên , giáo dục nhà Mạc đã chọn lựa đƣợc và đào tạo đƣợc một đội ngũ trí thức có học hạnh, bổ sung vào bô ̣ máy nhà nƣớc. Chính sách đãi ngộ : Nhà Mạc có chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần rấ t lớn đố i với hiề n tài , đă ̣c biê ̣t là nhƣ̃ng ngƣời đỗ tiế n si ̃. Sau khi thi đâ ̣u , các tân tiến sĩ đƣợc gia nhập vào hàng ngũ quan lại , không chỉ đem tài năng phu ̣ng sƣ̣ đấ t nƣớc , thƣ̣c hiê ̣n lý tƣởng “thƣơ ̣ng trí quân , hạ trạc dân” (trên giúp viê ̣c vua ) của bản thân , mà còn làm dạng danh gia đình, dòng họ. Điề u 37 trong “Hồ ng Đƣ́c thiê ̣n chính thƣ” cho biết những ngƣời thân của ngƣời đỗ đạt cũng đƣợc triề u đin ̀ h phong thƣởng tro ̣ng hâ ̣u . “Nói con đỗ đa ̣t thì nên thƣơng cho cha phẩ m hàm để thiên ha ̣ noi theo đa ̣o cha con , mô ̣t nhà vinh hiể n”. c.Thành tựu về văn học Các triều đại khác văn hóa thuộc cung đình, các điệu hát chủ yếu cũng chỉ phục vụ cho vua chúa và quan lại, khác vậy để văn hóa về với cộng đồng nhân dân, nhà Mạc chủ trƣơng xây dựng văn hóa đình làng. Từ thời Mạc, đình làng đƣợc dùng làm nơi sinh hoạt cộng đồng làng xã. Hai ngôi đình nổi tiếng nhất thời kỳ này là đình Đông Lỗ và đình Tây Đằng. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí thời Mạc đƣợc đánh giá là đã tạo một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam. d. Kiến trúc và điêu khắc Kiến trúc Dƣới thời Mạc, hoạt động kiến trúc đƣợc tiến hành tƣơng đối rầm rộ nhƣng chủ yếu là các công trình kiến trúc dân gian. Thời này, kiến trúc cung đình có phần sút kém do tình hình Nam-Bắc triều.Do đó kiến trúc ở Đông Kinh thời Mạc không có nhiều những triều đình. Năm 1582,Mạc Mậu Hợp cho dựng điện Gỉang học, nhƣng ngày khánh thành đã bị hỏa hoạn thiêu trụi. Đến năm 1585, Mạc Mậu Hợp cho đắp lũy, đào hào xung quanh thành Thăng Long và tu sữa Hoàng thành,làm nhiều cung điện lầu gác, nhƣng qui mô không lớn. Các công tình đƣợc nhà Mạc chú hơn cả là những kiến trúc nhà cửa,cung thất ở Cổ Trai và Hải Dƣơng-Dƣơng Kinh (kinh đô thứ hai của nhà Mạc). Các cung điện này có diện tích quá nhỏ và đơn sơ.Những công trình kiến trúc của nhà Mạc tại Thăng Long và Hải Dƣơng,có những cung điện nổi tiếng nhƣ Phúc Huy và Hƣng Quốc, đều đã bị Trịnh Tùng sai quân đốt trụi trong lần Nam triều tiến ra Thăng Long và truy đuổi tàn quân nhà Mạc (1592). Nhà Mạc cho xây dựng nhiều các công trình phòng thủ ở các địa phƣơng, nhiều đến nổi tên “thành nhà Mạc” đƣợc nhân dân địa phƣơng gán cho hầu hết các di tích thành cổ ở trong vùng. Xây dựng bằng việc lợi dụng địa hình tự nhiên khá triệt để. Quân Mạc thƣờng xuyên di chuyển, nên các công trình quân sự thƣờng mang tính tạm thời. Thành tƣờng hầu hết là tƣờng đất, góc thành có chòi canh. Một số thành địa phƣơng nhƣ thành xã Xích Thổ, Cẩm Phả ở Quảng Yên; thành cổ Kì Giang ở Lạng Sơn; thành động Thiềm Sơn ở Hải Dƣơng;v...v... Nổi bật trong kiến trúc ở thời Mạc là các kiến trúc dân gian nhƣ đình, chùa, quán,đền, miếu, chợ, bến đò v...v...Dựa trên tƣ lệu văn bia và thực địa, hiện đƣợc biết đến 104 ngôi chùa, 6 đạo quán,14 cầu, 5 đình,8 đền miếu v...v...tức có gần 200 kiến trúc đƣợc trùng tu và xây dựng dƣới triều Mạc. Qua đó cho thấy chùa chiền chiếm tỉ lệ áp đảo (trên 77%). Kiến trúc chùa tƣơng đối nhỏ nhƣng cũng đủ chỗ cho Phật tử lui tới hƣơng khói,kiến trúc gỗ đơn giản nhƣng chắc chắn, mái chùa thấp, trang trí thông thoáng. Bố cục thƣờng theo lối “nội công ngoại quốc” với nhiều thành phần kiến trúc phức tạp. Mặc bằng kiến trúc ngôi chùa thời Mạc gồm có Tam quan, Tiền đƣờng, Thiêu hƣơng và Thƣợng điện –kiến trúc cơ bản mà chùa nào cũng có. Ngoài ra, còn có các kiến trúc khác nhƣ hậu đƣờng, gác chuông, nhà sân, hành lang,... Khác với chùa,các đình làng ở thời Mạc có phần bề thế hơn và thuộc vào loại xƣa nhất ở nƣớc ta. Triều Mạc đã để lại hai ngôi đình khá nguyên vẹn là đình Tây Đằng (Hà Nội) và đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh). Qua tƣ liệu văn bia, còn có hai ngôi đình khác là đình Trung Hoài (Thái Bình) và đình Đại Đoan đƣợc xây dựng trên nền cũ của một ngôi đình cũ đã đổ. Thời Mạc, kiến trúc ngôi đình có phần đơn giản,chỉ là nếp nhà có mặt bằng hình chữ nhật gọi là Đại đình, thƣờng có 3 gian 2 chái (nhƣ đình Tây Đằng),có khi là 5 gian 2 chái (nhƣ đình Lỗ Hạnh). Kết cấu mái đình gồm 4 mái với góc đao uốn cong. Đình có sàn để làm nơi ngồi hội họp, sinh hoạt của dân làng. Quanh nhà Đại đình có cột hiên,chái và hè nhƣng không có liếp che, không gian bên trong sáng sủa và thoáng mát. Có thể nói, đến lúc này cấu trúc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan