Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “vũ như tô” của nguyễn huy tưởng dưới góc nhìn thể loại...

Tài liệu “vũ như tô” của nguyễn huy tưởng dưới góc nhìn thể loại

.PDF
94
848
119

Mô tả:

“Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN CHÂU THANH MỘNG MSSV: 6062124 “VŨ NHƯ TÔ” CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ văn – Niên khóa 2006 - 2010 Cán bộ hướng dẫn : ThS. BÙI THANH THẢO Cần Thơ, tháng 5 - 2010 GVHD: Bùi Thanh Thảo -1- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. 5. Lí do chọn đề tài Lịch sử vấn đề Mục đích yêu cầu Phạm vi nghiên cứu phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương một: Vài nét về kịch và tác gia Nguyễn Huy Tưởng 1.1. Vài nét về kịch 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Xung đột kịch 1.1.3 Hành động và cốt truyện kịch 1.1.4 Nhân vật kịch 1.1.5 Ngôn ngữ kịch 1.2 Vài nét về tác gia nguyễn Huy Tưởng 1.2.1. Tác giả 1.2.2.Tác phẩm 1.2.3.Các giải thưởng 1.2.4.Quan niệm sáng tác 1.2.5.Nguyễn Huy Tưởng một phong cách riêng và khát khao sáng tạo Chương hai: Nội dung tác phẩm “Vũ Như Tô” 2.1 Giới thiệu tác phẩm 2.2 Hình tượng người nghệ sĩ Vũ Như Tô 2.2.1 bi kịch của người nghệ sĩ trước cường quyền 2.2.2 Vũ Như Tô, một người nghệ sĩ thuần túy 2.2.3 Vũ Như Tô không dung hòa được quyền lợi dân tộc và quyền lợi nhân dân 2.3 Hình tượng Đan Thiềm 2.4 Hình tượng quần chúng nhân dân 2.5 Hình tượng Lê Tương Dực Chương ba: Nghệ thuật tác phẩm “Vũ Như Tô” 3.1 Hành động và cốt truyện kịch 3.2 Ngôn ngữ 3.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật PHẦN KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Mục lục GVHD: Bùi Thanh Thảo -2- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong kho tàng văn học Việt Nam, bên cạnh sự đồ sộ của thơ và văn xuôi, thì kịch vẫn còn chiếm một vị trí khá khiêm tốn. Suốt chiều dài của nền văn học, ta dễ dàng nhận ra những cây bút với những tác phẩm thơ, văn xuôi xuất sắc. Đó là những tinh tú của nền văn xuôi: Nguyễn Dữ, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao... Hay những viên ngọc của nền thơ ca: Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu... và còn rất nhiều các nhà văn nhà thơ nổi tiếng khác. Trong khi thể loại thơ và văn xuôi hình thành rất sớm và đã khẳng định được giá trị của mình, thì mãi đến đầu thế kỉ XX thể loại kịch mới dần được định hình và phát triển nhưng cũng rất hạn chế, chỉ với một vài tác giả như: Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ. Vì là một thể loại còn “khá mới” nên ít nhiều các tác giả kịch văn học còn gặp nhiều khó khăn. Những tác phẩm kịch chưa để lại nhiều ảnh hưởng lớn cho nền văn học là điều đương nhiên. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là những tác phẩm kịch ở giai đoạn này không đạt được thành tựu. Có những tác phẩm đã để lại những tư tưởng nội dung khá mới mẻ, những vấn đề về thực tại cần được giải quyết thỏa đáng trong cuộc sống, cũng có những vấn đề đặt ra cho muôn đời. Và vở kịch Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một trong số những tác phẩm thành công nhất. Ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XX, Vũ Như Tô là tác phẩm kịch được nhà văn sáng tác dựa trên sự kế thừa những tinh hoa của bi kịch cổ điển Pháp, dựa vào câu chuyện có thật trong lịch sử (Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài vào thời vua Lê Tương Dực), và thực tế của xã hội đương thời. Bằng ngòi bút tinh tế, tài năng, một tư tưởng “ hết mình vì nghệ thuật”, sự say mê lịch sử, nỗi băn khoăn về thiên chức của người nghệ sĩ trong xã hội đương thời. Nhà văn của chúng ta đã tạo ra một tác phẩm “kiệt xuất”, một tác phẩm mà cho đến ngày hôm nay dễ có mấy ai giải đáp được câu hỏi mà tác giả đặt ra trong lời đề tựa: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải. Đài Cửu trùng không thành nên mừng hay nên tiếc… Mãi vật lộn quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt GVHD: Bùi Thanh Thảo -3- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại thòi? (…) Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Ở đây, người viết chọn đề tài “ Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp vì tác phẩm này ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XX, cho đến nay đã trải qua hơn 60 năm, nhưng những vấn đề trong vở kịch năm hồi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng vẫn còn nguyên giá trị. Người viết mong muốn qua bài nghiên cứu của mình sẽ góp phần đưa người đọc đến một cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm theo một hướng khác. Phần nào giúp cho người đọc hiểu thêm về những giá trị đích thực mà tác giả Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gấm qua tác phẩm Vũ Như Tô, cũng như là giá trị của tác phẩm này đối với nền Văn học – Nghệ thuật nuớc nhà. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Huy Tưởng khởi đầu nghiệp văn của mình bằng tác phẩm kịch Vũ Như Tô (1941). Sau đó là hàng loạt các truyện ngắn, kịch dài, tiểu thuyết… Nhưng ngay sau khi cho ra đời tác phẩm Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn, góp phần làm phong phú thêm cho làng kịch nói dân tộc. Bằng ngòi bút sử thi mang màu sắc lịch sử kết hợp với phong vị lãng mạn, với nội dung khai thác những mâu thuẫn của xã hội, những xung đột quyết liệt liên quan đến vận mệnh của dân tộc, Vũ Như Tô đã tạo nên một tiếng vang lớn trong nền văn học. Qua tác phẩm Vũ như Tô, ta có thể xem đó như là tuyên ngôn nghệ thuật của tác giả. Đó là bi kịch của một người nghệ sĩ có tài, một mặt không muốn phục vụ cho hôn quân, mặt khác muốn đem tài năng xây dựng một công trình vĩ đại muôn đời. Hành động của Vũ Như Tô đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân, nên nhân dân nổi dậy đốt Cửu trùng đài và giết chết Vũ Như Tô. Trước lúc chết, Vũ Như Tô chẳng hiểu mình có tội tình gì. Cái băn khoăn, ngơ ngác, mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô chính là sự kí gửi nỗi niềm của Nguyễn Huy Tưởng khi đứng giữa thời cuộc lúc bấy giờ. Đã có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, lí giải nguyên nhân dẫn đến bi kịch Vũ Như Tô. GVHD: Bùi Thanh Thảo -4- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ với bài viết “Tiểu thuyết và kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trước cách mạng tháng tám”, là những người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Hà Minh Đức cho rằng cách đặt vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng là tích cực và tiến bộ nhưng do thái độ ngập ngừng giữa lí trí và tình cảm nên tác giả đã giải quyết vấn đề không triệt để. Theo ông sự lúng túng của Nguyễn Huy Tưởng được bộc lộ ngay trong lời đề tựa “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” khiến cho nhân vật Vũ như Tô vừa đáng thương vừa đáng giận. Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ nhận thấy muốn đánh giá đúng tác phẩm Vũ Như Tô thì phải đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử những năm 1940 – 1943. Theo các tác giả khi viết tác phẩm Vũ như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn giải quyết ba vấn đề: thứ nhất - vấn đề nghệ thuật chống cường quyền; thứ hai - vấn đề quan hệ giữa nghệ sĩ và quần chúng; thứ ba - vấn đề văn hóa dân tộc. Trong bài viết của mình, hai nhà nghiên cứu Hà Minh Đức và Phan Cự Đệ đã đưa ra những nhận xét và lí giải về cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo chúng tôi là thỏa đáng. Hai ông cho rằng bi kịch của Vũ Như Tô xuất phát từ niềm say mê nghệ thuật thuần túy cũng là hợp lí và nguyên nhân chính ở đây là do nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chưa thoát ra được tư tưởng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Chúng tôi đồng tình với hai nhà nghiên cứu về việc đánh giá tác phẩm Vũ Như Tô phản ánh những mâu thuẫn, lúng túng trong thế giới quan và phương pháp xây dựng nhân vật của tác giả. Bên cạnh đó theo chúng tôi các ông vẫn chưa làm nổi bật được vấn đề “Đan Thiềm”. Vì nhân vật Đan Thiềm đóng một vai trò rất quan trọng, là nhân tố tác động trực tiếp đến tình tiết của vở kịch, là nguyên nhân dẫn đến bi kịch (khách quan) của Vũ Như Tô. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành trong bài viết “Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng” cho rằng việc Vũ Như Tô nhận xây Cửu trùng đài dường như là biểu hiện sự khuất phục của nghệ thuật trước cường quyền, trong sự đối mặt với cường quyền người nghệ sĩ đã tìm giải pháp ở chính trong bản thân – hướng về cái đẹp thuần túy. Ông cho rằng, Nguyễn Huy Tưởng lúng túng trong việc giải quyết mâu thuẫn cho nhân vật của mình. Ông vừa muốn phê phán một niềm say mê nghệ thuật mơ hồ, vừa muốn trân trọng nâng niu nhân vật của mình, cố tô vẽ lên hình ảnh của một người GVHD: Bùi Thanh Thảo -5- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại nghệ sĩ trong sáng. Cách nhìn nhận đánh giá của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành cũng giống như đa số các nhà nghiên cứu khác - Vũ Như Tô là một người sống chết hết mình vì nghệ thuật, và sự lúng túng trong cách giải quyết vấn đề của nguyễn Huy Tưởng. Phong Lê với bài viết “Nguyễn Huy Tưởng – văn xuôi và kịch” đã đặt câu hỏi phải chăng sẽ tồn tại niềm khát khao về sự bất tử của nghệ thuật, về sự thăng hoa những khả năng sáng tạo của con người ở Vũ Như Tô và cũng là ở Nguyễn Huy Tưởng? Ở đây, Phong Lê chỉ nhìn nhận vấn đề ở góc độ là sự vĩnh hằng của nghệ thuật, một nền nghệ thuật chân chính sẽ tồn tại được hay không. Ông chưa nhìn nhận được vai trò của quần chúng và sức mạnh của họ, cũng như chưa nhận ra sự mâu thuẫn trong chính con người Vũ dẫn đến tấn bi kịch bi thảm cho chính nhân vật này. Tác giả Văn Tâm với “Vũ Như Tô trong cuộc đời bát nháo” tỏ ý muốn “thanh minh” cho Nguyễn Huy Tưởng qua lời kêu gọi sự cảm thông của mọi người đối với tác giả vở kịch này. Văn Tâm không đồng ý với nhận xét cho rằng “thời kỳ đó tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng chưa ổn định”. Văn Tâm cho rằng, tiếng nói của Đan Thiềm không hẳn là tiếng nói của “nghệ thuật thuần túy” - “nghệ thuật vị nghệ thuật”, mà thật ra đó chính là tiếng nói của dân tộc “nghệ thuật vị dân tộc”. Văn Tâm đánh giá cao vở kịch Vũ Như Tô ngay từ những ý tưởng đầu tiên của tác giả, đồng thời cũng là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt vở là ca ngợi một kiến trúc sư tài ba có “tâm hồn trong trẻo”, xây Cửu trùng đài chỉ vì muốn “Dựng một kì công muôn thuở để tô điểm cho đất nước” và “làm vinh dự cho non sông”. Văn Tâm đã có lí với nhận định của mình. Ông cho rằng, bi kịch của Vũ Như Tô do cuộc đời “bát nháo”, do hoàn cành xã hội gây nên. Ông cũng thừa nhận tác giả Nguyễn Huy Tưởng chưa đủ khả năng để giải quyết vấn đề, và Đan Thiềm không phải là một con người sống vì nghệ thuật thuần túy mà là “nghệ thuật vị dân tộc”. Chúng tôi nhận thấy ông đánh giá tác phẩm bằng con mắt đồng cảm, bảo vệ cho Nguyễn Huy Tưởng. Ông chưa thực sự nhìn ra vân đề ở đây. Không phải việc tồn tại của nghệ thuật chỉ cần có sự dung hòa giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi nhân dân, mà vấn đề ở đây là nền nghệ thuật đó phải phục vụ cho ai, phục vụ như thế nào. GVHD: Bùi Thanh Thảo -6- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng đã viết “Nguyễn Huy Tưởng – nghệ sĩ và công dân” Tác giả cho rằng bi kịch Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ “sinh bất phùng thời”, khao khát sáng tạo trong một xã hội không có chỗ cho sự khao khát đó. Bi kịch Vũ Như Tô được coi là có 3 nguyên nhân chính: thứ nhất do nhận thức của chính bản thân tác giả; thứ hai do tác động lịch sử; thứ ba do ý thức sâu sắc về thiên chức nghệ sĩ của mình. Phan Trọng Thưởng đã phân biệt Vũ Như Tô – công dân và Vũ Như Tô – nghệ sĩ. Theo ông ở góc độ công dân Nguyễn Huy Tưởng không muốn cho Vũ Như Tô đem tài năng và tâm huyết phục vụ cho giai cấp thống trị, không muốn để cho dân chúng phải cực khổ. Nhưng ở góc độ nghệ sĩ ông lại muốn tận dụng cơ hội để thi thố tài năng, xây dựng một công trình nghệ thuật kiệt tác để tô điểm cho đất nước. Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ đã đẩy Vũ Như Tô đến cái chết oan uổng. Bài viết “Bệnh Đan Thiềm” của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên thì tập trung vào căn bệnh “Đan Thiềm”. Hay nói đúng hơn là tập trung vào tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Huy Tưởng thông qua câu cuối của lời đề tựa “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” và coi đó là chiếc chìa khóa để hiểu đúng về tác phẩm Vũ Như Tô. Phạm Xuân Nguyên coi vấn đề nghệ sĩ – quyền lực là một nội dung của kịch, nhưng không phải là nội dung chính mà muốn hiểu được nội dung chính của Vũ Như Tô phải trả lời được câu hỏi: Vì sao lúc đầu Vũ Như Tô cương quyết không nhận xây Cửu trùng đài, rồi sau đó thuyết phục thợ thuyền đem tài năng xây dựng công trình, nhưng rồi lại bị chính những người thợ đó nỗi dậy đốt cháy Cửu trùng đài? Câu trả lời chính là sự thức tỉnh thiên chức kẻ sĩ của Vũ Như Tô qua lời khuyên của Đan Thiềm, và sự nông nổi của đám đông không hiểu được ý nghĩa cao cả của công việc sáng tạo. Theo chúng tôi nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên chính xác trong việc xác định Đan Thiềm là chính là nhân tố tác động trực tiếp đến Vũ Như Tô trong việc nhận xây Cửu trùng đài. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng Đan Thiềm chỉ là nhân tố “cần” chứ chưa phải là “đủ” để tác động đến Vũ Như Tô, mà nguyên nhân chính ở đây là lòng say mê và khát khao sáng tạo của Vũ. Đỗ Đức Hiểu đã viết “Bi kịch Vũ Như Tô” Ông cho rằng, Vũ Như Tô là một bi kịch hiện đại của Việt Nam một bi kịch mang tính anh hùng ca. Ông nhấn mạnh vào GVHD: Bùi Thanh Thảo -7- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại lời đề tựa “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải… Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ta chẳng biết…” và xem đó như là một bi kịch thứ hai của Vũ Như Tô. Đỗ Đức Hiểu không đánh giá đó là một thái độ “lúng túng”, “mơ hồ” của Nguyễn Huy Tưởng qua lời “thú nhận” “ta chẳng biết”. Bởi vì, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một Vũ Như Tô cao đẹp lộng lẫy, nghệ sĩ và kẻ sĩ, với khát vọng mênh mông vì cái đẹp, dân tộc và nhân loại… Đỗ Đức Hiểu không dừng lại ở bề nổi mà đi sâu bóc tách từng ý nghĩa của vấn đề. Ông cho rằng Vũ Như Tô mang ý nghĩa “Vĩnh cửu và toàn nhân loại”. Bằng con mắt thẩm mĩ khá tinh vi và tế nhị, tác giả dẫn người đọc đến nhận thức về “ý nghĩa vĩnh cửu và toàn nhân loại” của câu chuyện bi thảm mà nhà văn Việt Nam – Nguyễn Huy Tưởng kể bằng ngôn ngữ kịch. Về phương diện thể loại, tác giả xác định Vũ Như Tô là một bi kịch – một bi kịch hiện đại ở Việt Nam, dựa trên nền tảng của kịch cổ điển phương tây. Bài viết dùng nhiều trang phân tích hình thức của tác phẩm kịch nhằm đi sâu vào thế giới chìm ẩn bên trong tác phẩm. Có điều đáng tiếc là đặt cho bài viết của mình tiêu đề “Bi kịch Vũ Như Tô” nhưng tác giả lại không tập trung làm rõ những đặc trưng cấu thành của vở kịch này như một tác phẩm bi kịch. Trong bài viết này ông gần như hòa tan phạm trù bi kịch trong phạm trù kịch. Trong khi đó như ta đã biết kịch và bi kịch có những nét khác biệt cơ bản. Nguyên Ngọc trong bài nghiên cứu “Nguyễn Huy Tưởng và quan niệm kẻ sĩ” ông đã nêu lên vấn đề về số phận và thiên chức của người nghệ sĩ, của nền nghệ thuật , những vấn đề sinh tử đối với nghệ thuật và với người nghệ sĩ có tài và chân chính. Ông cho rằng Vũ Như Tô chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng. Nguyên Ngọc nhìn nhận trong giai đoạn đầu sáng tác tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng là tư tưởng sáng tác vì nghệ thuật “cùng bệnh với Đan thiềm”. Vì là một bài viết bàn về quan niệm của kẻ sĩ nên tác giả chỉ tập trung khai thác vào vai trò và nhiệm vụ của người nghệ sĩ. Theo chúng tôi, ông nên phân tích sâu thêm về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ, kẻ sĩ với cường quyền, với quần chúng nhân dân để làm rõ hơn quan niệm về chữ “sĩ” của Nguyễn Huy Tưởng ở giai đoạn này. Đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu, phê bình về tác phẩm Vũ Như Tô qua từng thời kì, từng giai doạn lịch sử khác nhau, dưới nhiều góc nhìn, góc độ, nhưng có lẽ GVHD: Bùi Thanh Thảo -8- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại chưa phải là hết những vấn đề đặt ra trong vở kịch này. Qua bài nghiên cứu của mình người viết mong muốn góp một chút công sức vào việc làm sáng tỏ, lí giải thêm về bi kịch của Vũ Như Tô, cũng như là quan điểm lập trường của Nguyễn Huy Tưởng đối với “thiên chức và số phận” của người nghệ sĩ, của kẻ sĩ trong thời bấy giờ. 3. Mục đích yêu cầu Thực hiện đề tài “Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại”, trước hết người viết muốn tìm hiểu những đặc trưng, đặc điểm cơ bản của thể loại kịch nói chung và tác phẩm kịch Vũ Như Tô nói riêng. Đi sâu khảo sát từng khía cạnh độc đáo, nổi bật đặc trưng của tác phẩm kịch Vũ Như Tô qua đó làm nổi bật lên tài năng nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như cố gắng lí giải thêm về bi kịch của Vũ Như Tô, quan điểm lập trường của tác giả.Và điều quan trọng nhất là, Vì đề tài của luận văn là Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại nên mục đích chính của luận văn là nhìn nhận, đánh giá tác phẩm Vũ Như Tô ở góc độ của một tác phẩm kịch. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn là “Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại” vì thế phạm vi nghiên cứu của người viết chủ yếu là tác phẩm kịch lịch sử Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Về kịch thì người viết chủ yếu nghiên cứu về những đặc trưng, đặc điểm của thể loại. Về tác phẩm kịch Vũ Như Tô thì người viết dựa vào những đặc trưng, đặc điểm của kịch để nhìn nhận, đánh giá, phân tích tác phẩm dưới góc nhìn của thể loại. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại” trước tiên người viết tổng hợp, chọn lọc những tài liệu có liên quan đến đề tài. Sau đó, người viết đã dùng phương pháp phân tích, phương pháp tiểu sử và phương pháp so sánh để nghiên cứu. GVHD: Bùi Thanh Thảo -9- SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: VÀI NÉT VỀ KỊCH VÀ TÁC GIA NGUYỄN HUY TƯỞNG 1.1. Vài nét về kịch 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ Kịch được dùng theo hai cấp độ. Ở cấp độ loại hình kịch là một trong ba phương thức sáng tác cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu và vừa để đọc. Vì vậy, kịch bản là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời). Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực…). Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật kịch và theo những qui tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Phần lớn kịch được xây dựng dựa trên hành động bên ngoài với những diễn biến của chúng theo nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại, của các nhân vật. Tuy nhiên, kịch cũng có hành động bên trong. Qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng. Trong kịch những lời phát biểu của nhân vật (trong đối thoại hay trong độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến. GVHD: Bùi Thanh Thảo - 10 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại Về mặt kết cấu vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm, và hành động kịch, đồng thời làm cho cái được diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch, không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tạo và qui mô tầm vóc của những sự kiện biến cố được phản ánh. Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính kịch cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau. Ở cấp độ loại thể, thuật ngữ kịch (dram) được dùng để chỉ một thể loại văn học – sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch cũng còn gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế giễu các thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt phi thường. Kịch hình thành như một thể loại vào nữa sau thế kỉ XVIII qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Pháp và ở Đức như Điđơrô (1713 – 1784), Bômacse (1732 – 1799), Letxing (1729 – 1781) v.v… Nó hướng về những lợi ích tinh thần đạo đức, về lí tưởng của các lực lượng dân chủ tiến bộ đương thời. Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô động, dồn nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phương tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch, kịch hề v.v… Để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với công chúng. Ở Việt Nam kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, với những tác phẩm như Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Kim tiền của Vi Huyền Đắc v.v… Từ sau cách mạng tháng tám kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học – sân khấu và xã hội ở nước ta. 1.1.2. Xung đột kịch GVHD: Bùi Thanh Thảo - 11 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại Xung đột là một đặc trưng của kịch bản văn học. Thông qua tác phẩm văn học nhà văn muốn phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng văn học thông qua các mâu thuẫn. Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp nhà văn đều mong muốn người đọc thấy được những mâu thuẫn trong cuộc sống. Những mâu thuẫn này mặc dù tốn tại ở những trạng thái, mức độ và tính chất nhất định nhưng chúng có điểm chung là đều phản ánh hiện thực. Vào những thời điểm cụ thể, thích hợp thì những mâu thuẫn đó mới phát triển đến cao trào và trở thành những xung đột đối lặp và thể hiện một cách rõ nét bản chất của hiện thực. Những xung đột trong cuộc sống đã được các nhà văn sử dụng làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, bằng cách làm như thế nhà văn đã đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. Phađêep từng khẳng định: “Xung đột là cơ sở của kịch”. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa rằng phủ nhận hoàn toàn những thể loại khác không có xung đột. Trong thơ ta thấy có những trạng thái cảm xúc của những cung bậc khác nhau: vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ… Trong tiểu thuyết, truyện ngắn thì sự mâu thuẫn phát sinh ngay ở cốt truyện và ở tính cách nhân vật. Với kịch, yếu tố xung đột là một mắc xích cực kì quan trọng đối với cả tác phẩm kịch, nó điều phối mọi hành động kịch, nó dẫn dắt nhân vật kịch đến những mối quan hệ mới theo những chiều hướng nhất định. Thiếu xung đột kịch sẽ mất đi đặc trưng đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa (theo cách đánh giá của Aritốt), hoặc “chỉ có thể là những vỡ kịch tồi” (theo cách gọi của Lunatratxki). Nếu không có xung đột tác phẩm kịch sẽ không tồn tại với đầy đủ ý nghĩa của nó, nhưng để nêu bật lên những vấn đề thuộc về bản chất xã hội, đòi hỏi người viết kịch phải xây dựng nên những tác phẩm kịch mang những xung đột có ý nghĩa xã hội sâu sắc. “Giữa dòng hiện thực trong nó bao gồm sự vận động đa chiều của các phạm trù thẩm mĩ: Cái đẹp – cái xấu; cái cao cả - cái thấp hèn; cái thiện – cái ác; cái cũ – cái mới. xung đột kịch thường nằm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy” [ 8; 202 ]. Từ những xung đột mang tính chất đời thường của cuộc sống hiện thực, nhà viết kịch phải sàn lọc, lựa chọn, tổng hợp sáng tạo và hư cấu nên những xung đột mang tính chất bao trùm, và phải hết sức chân thực. Nghĩa là những xung đột trong GVHD: Bùi Thanh Thảo - 12 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại kịch phải được xây dựng theo phương thức điển hình hóa. “Xung đột kịch có thể dẫn đến bất lợi, tiêu vong cho một phía như trong bi kịch, cũng có thể hòa điệu hơn trong hài kịch. Xung đột kịch có thể là sự đụng độ, va chạm quyết liệt giữa những mâu thuẫn đối kháng về giai cấp, về thời dại như trong các vở kịch lịch sử (Pôgôđin, Nguyễn Huy Tưởng, Đào hồng Cẩm…). Xung đột kịch cũng có thể mang sắc thái trữ tình như trong kịch tâm lí (Acbuđốp, Lưu Quang Vũ…); xung đột kịch có thể biểu thị bằng mối xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh, giũa tính cách và tính cách, hoặc ngay trong bản thân một tính cách… Tất cả phải đạt đến tính chân thực và sự điển hình”[8; 203]. Từ những mâu thuẫn trong các tác phẩm kịch ấy lại sinh ra kịch tính. Và kịch tính là một đặc trưng cơ bản của thể loại kịch. Trong những vở kịch của Shakespeare như: Vua Lia, Hamlet, Rômêô và Juliét, Vua Ơđíp của Sophocles, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng… “là những tác phẩm giàu kịch tính. Vì khi phản ánh những mâu thuẫn, xung đột của hiện thực đời sống các vở kịch ấy làm nổi bật sức mạnh của hành động có lí do, có ý đồ, có động cơ thể hiện khuynh hướng tính cách, cùng ý chí tự do của con người, và vì hoạt động ấy con người phải gánh chịu một hậu quả một trách nhiệm nào đó” [16; 213] . Cốt truyện vở kịch Âm mưu và tình yêu được xây dựng trên cơ sở tình yêu trong trắng, thắm thiết của một đôi trai tài gái sắc Phecdinan và Luidơ với những âm mưu xấu xa, đen tối của triều đình phong kiến, cùng bọn quan lại muốn hủy hoại nó. Những mâu thuẫn ấy trở thành kịch tính khi có sự xuất hiện của những hành động đối nghịch giữa cha và con, giữa gia đình ông nhạc sư nghèo và tể tướng Phônvante. Phecdinan đe dọa tể tướng, tể tướng làm kế li gián khiến Phecđinan và Luidơ nghi ngờ nhau. Phecđinan tuyệt vọng lấy thuốc độc để hai người cùng uống và mãi cho đến khi sắp chết họ mới nhận ra những âm mưu nham hiểm. Vở kịch đúng là một chuỗi hành động liên tục, có lí do, có động cơ, có ý đồ thúc đẩy nhau và các nhân vật đều nhận ngay kết quả hành động của mình. 1.1.3. Hành động và cốt truyện kịch Kịch chủ yếu là để trình diễn trên sân khấu. Do đó thời gian và không gian trong kịch không chấp nhận sự dài dòng phức tạp. Do hạn chế về không gian và thời gian, kịch không cho phép các nhân vật biểu diễn, hành động phức tạp, mà phải thật GVHD: Bùi Thanh Thảo - 13 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn nhưng súc tích, dễ hiểu, dể nắm bắt, nhằm diễn tả những nội dung thật rõ ràng, mạch lạc, hướng người xem đến một ý nghĩa cụ thể. Chính vì thế, cốt truyện kịch phải thật tập trung. Tính tập trung của cốt truyện kịch đã được thống nhất từ xưa đến nay Aristốt nói: “Không nên sáng tác bi kịch theo lối sử thi. Tôi hiểu lối kết cấu sử thi là nội dung bao gồm nhiều cốt truyện” [8; 402]. Nhà viết kịch Liên Xô Abudốp nói: “Trong kịch không có yếu tố tùy hứng mà người nghệ sĩ có quyền dung khi điều khiển những số phận con người trong các tiểu thuyết và các truyện. Ở đây có một khuôn khổ rất chặt chẽ, đây là 85 trang giấy viết kín, không có thì giờ mạn đàm, giải thích bàn luận, ta không có quyền làm việc đó.” [8; 427]. Trong tác phẩm kịch đòi hỏi cốt truyện phải thật cô đọng gãy gọn, chứa đựng những tình tiết, sự kiện thật sự cần thiết, tiêu biểu, mang những nội dung rõ ràng, cụ thể. Kịch không chấp nhận những tình tiết, sự kiện dài dòng không rõ ràng, những chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên, nội tâm, tính cách nhân vật… như trong tiểu thuyết. Chẳng hạn, trong hồi đầu vở Ba chị em của Shêkhốp, tại nhà riêng Prôdôrốp, xuất hiện Vócsinin, người mà lần đầu tiên Masa quen và thích truyện trò; Tuđenbac thổ lộ tình yêu với Irina; Prôdôrốp ngỏ lời cầu hôn với Natasa. Và tất cả những sự việc ấy chỉ diễn ra trong vòng hơn một giờ. Cốt truyện kịch phải thật tập trung không thừa không thiếu, phù hợp với ý đồ của tác giả, cũng như những qui định của thể loại. Ví dụ như, khi đưa Truyện kiều lên sân khấu, thì không thể diễn lại toàn bộ quá trình 15 năm lưu lạc của Thúy Kiều cho đến cảnh đoàn viên giống như trong tác phẩm được. Mà ta chỉ có thể khái quát lên thành 3 vở chính: Thúy Kiều – Kim Trọng; Thúy Kiều – Thúc Sinh; Thúy Kiều – Từ Hải để phù hợp với thể loại kịch. Hành động kịch không chỉ bao gồm những động tác, cử chỉ, thái độ, quan hệ của diễn viên mà nó còn bao gồm cả những tiến triển của toàn vở, ý đồ nghệ thuật của tác giả… Tất cả đều phải phụ thuộc vào sự chỉ đạo của đạo diễn, tài diễn xuất của diễn viên. Nhưng điều tất yếu là phải dựa vào văn bản cụ thể. Có như thế mới diễn tả được tất cả những tinh hoa, những giá trị nội dung tư tưởng mà tác giả muốn đề cập và phản ánh đối với người thưởng thức cũng như đối với toàn xã hội. Hành động của diễn viên được chia làm hai loại chính: hành động xuyên và hành hộng quán xuyến. Cả hai hành động này phải dựa vào cốt truyện mà thực hiện. GVHD: Bùi Thanh Thảo - 14 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại hành động xuyên nhằm thể hiện những tư tưởng nội dung mà nhân vật mình sắm vai, và trong suốt quá trình thực hiện vở diễn đó những hành động xuyên lien tục được trình diễn và tập hợp lại thành một hành động quán xuyến thể hiện nội dung tư tưởng của toàn vở diễn. Trong toàn bộ vở diễn ngoài việc có một kịch bản hay, một nội dung nhiều ý nghĩa, thì sự hợp lí và hòa nhịp của hành động và cốt truyện kịch sẽ làm cho tác phẩm kịch thành công với toàn bộ giá trị của mình. Sự thống nhất giữa hành động và cốt truyện kịch đòi hỏi nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do đạo diễn và diễn viên. Đặc biệt là diễn viên, diễn viên phải thực sự phù hợp với vai diễn của mình, phải nắm bắt được vấn đề, hòa phối nhịp nhàng trong từng hành động nhằm thể hiện được những vấn đề, cũng như yêu cầu mà cốt truyện đề ra. Diễn viên phải thực sự nhập vai diễn xuất một cách vừa nghệ thuật, vừa logic, khoa học, nhằm đạt hiệu quả truyền đạt cao nhất. Cốt truyện và hành động kịch phải thống nhất, tập trung, đòi hỏi chi tiết, tình tiết, sự kiện không những phải cô đúc, gãy gọn, mà còn phải liên đới với nhau một cách chặt chẽ, lôgíc, tất yếu, tự nhiên. Létxing nói: “Nhà viết kịch chân chính cố suy tính tính cách của các nhân vật sao cho các sự việc thúc đẩy nhân vật hành động, được diễn ra từ sự việc này đến sự việc kia một cách tất yếu” [ 8; 404]. “Cốt truyện kịch tập trung là cốt truyện tạo được sự thống nhất cao độ giữa hệ thống sự kiện biến cố, các chi tiết, tình tiết với tư tưởng chủ đề cơ bản và hứng thú trung tâm mà vở diễn mang đến cho công chúng. Lí luận kịch gọi đó là sự thống nhất của hành động” [16; 215]. Điều đó có nghĩa là một tác phẩm kịch muốn diễn đạt được tất cả những giá trị nội dung tư tưởng của mình, thì đòi hỏi hành động và cốt truyện kịch phải thật ăn khớp và thống nhất với nhau một cách đồng điệu, chặt chẽ, hợp lí. Bởi vì nếu không thể thống nhất với nhau thì một tác phẩm kịch sẽ bị tháo vụn thành những bộ phận đơn lẻ, cốt truyện sẽ đi một đằng, còn hành dộng kịch lại đi một nẻo. Điều này làm cho vở kịch không có giá trị gì, khiến người xem không hiểu đúng nội dung tác phẩm một cách đúng đắn nhất, và đó sẽ là một vở kịch tồi. Ngay ở đặc điểm này ta nhận thấy một sự khác biệt giữa kịch và tác phẩm tự sự, trong cách tổ chức cốt truyện. L. Tônstoi nói rằng: “Tư tưởng gia đình là tư tưởng cơ bản của tiểu thuyết Anna Karênhina. Để làm nổi bật tư tưởng ấy, Tônstoi tập trung, một mặt, phản ánh quá trình sụp đổ, tan vỡ không thể GVHD: Bùi Thanh Thảo - 15 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại tránh khỏi của gia đình trong gia đình đời sống của các giai cấp thống trị, mặt khác, ông khẳng định chỉ có đời sống nhân dân là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng, vun xới cho những gia đình khỏe khoắn, lành mạnh. Tolstoi phơi bày sự phóng đãng của Bétti và Tuskevich, những cuộc tình vụng trộm của Oblônxki, thói trăng hoa nịnh đầm của Veexlôpxki, sự giả dối trong cách giáo dục của các gia đình thượng lưu, và cuối cùng là tấn bi kịch của Anna Karênhina. Đồng thời, nhà văn miêu tả gia đình Lêvin như một tấm gương sáng trong việc giải quyết vấn đề gia đình. Trong tiểu thuyết, Tôlstoi đặt ra nhiều vấn đề có liên quan tới tư tưởng trung tâm của tác phẩm, ví như vấn đề nghịch lí của đời sống, hay những vấn đề nghệ thuật. Khi nhà hát Viện Hàn lâm Nghệ thuật Moskva chuyển thể Anna Karênhina thành vở diễn sân khấu, đạo diễn chỉ giữ lại một cốt truyện xoay quanh mối tình tay ba giữa các nhân vật: Anna – Karenhin, Vrônxki” [16; 216]. Cốt truyện của tác phẩm kịch thường được xây dựng theo nguyên tắc “ở hiền gặp lành ở ác gặp ác”. Tức là theo qui luật nhân quả. Tuy nhiên, qui luật ấy không phải là những tình tiết bình thường, hiển nhiên, quá tất yếu mà nó diễn ra một cách thích hợp, tuần tự hợp lí. Không thể xây dựng một cốt truyện đơn điệu, giải thích vấn đề một cách thô thiển, giải quyết mâu thuẫn một cách nhẹ nhàng nhanh chóng, nếu như thế sẽ làm cho khán giả nhàm chán, không có hứng thú, khi thưởng thức, đọc xong tác phẩm kịch trong lòng họ không đọng lại một chút ấn tượng, cảm xúc. Trong những tác phẩm tiểu thuyết dài hơi ta có thể đọc lướt những đoạn “trữ tình ngoại đề”, những đoạn không thật sự hấp dẫn. Nhưng trong kịch thì không thể bắt khán giả lượt bỏ những đoạn không hay (vì xem diễn trực tiếp). Do đó, nhất định trong kịch phải xây dựng cốt truyện theo qui luật nhân quả nhưng phải biết tạo ra những khúc ngoặc, những đột biến, những bước nhảy vọt, tạo sự bất ngờ cho người thưởng thức. Tạo ra những buớc ngoặc rồi giải quyết vấn đề một cách hợp lí logic, nhưng không có nghĩa là quá li kì, quá ngẫu nhiên. “Là nghệ thuật kịch còn là một hình ảnh chủ quan về cuộc sống, sự phản ánh ở đây nhất thiết phải đi đôi với nhận thức, lí giải đầy tính tự giác” [8;405]. Dẫu biết rằng trong cuộc sống có đầy những sự tình cờ ngẫu nhiên một cách rất bất ngờ và thô thiển, nhưng tất cả đều có lí do, có thể lí giải chứ không hoàn toàn là ngẫu nhiên, tình cờ… Trong kịch, nếu đưa vào quá nhiều yếu tố ngẫu nhiên sẽ GVHD: Bùi Thanh Thảo - 16 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại làm cho người thưởng thức nhàm chán, không còn hứng thú nữa. đã đành, sự bất ngờ nào cũng mang yếu tố ngẫu nhiên nhưng phải là những yếu tố ngẫu nhiên có thể lí giải logic hay tình huống dự báo. Đọc Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ban đầu ta thấy Thơm là một con người mềm yếu, nhút nhát, chỉ biết quanh quẩn ở nhà, ai nói gì nghe nấy, đến nỗi chồng cô là Việt gian mà cô cũng không biết, cô rất sợ sệt và nghe lời chồng. Tuy nhiên, đến lúc cuối cùng cô đã sẵn sàng hi sinh thân mình để giúp đỡ Bộ đội, bảo vệ những chiến sĩ cộng sản. Sự việc bất ngờ này hoàn toàn phù hợp với tính cách của cô. Tuy nhút nhát nhưng Thơm được sinh ra trong một gia đình yêu nước, cô căm giận bọn phản quốc vì chúng đã giết cha và em cô. Đọc Lôi Vũ, thấy Tứ Phượng trong cơn hoang mang tột độ bỏ chạy ra khỏi nhà Chu Phát Viên, vấp phải sợi dây điện đứt, Chu Xung chạy theo ra cứu, cũng bị điện giật chết. Quả là bất ngờ, nhưng thật ra tác giả đã dự báo tình huống từ trước. Ngay từ màn một, đã có thời tiết rất oi bức, báo hiệu trờ sắp nổi cơn dông. Đến màn ba thì “mưa to gió lớn suốt từ đầu đến cuối”. Và đến màn bốn thì qua lời đối thoại của Chu Phát Viên và Người đầy tớ già đã nói rõ, trong mưa bão, dây điện bị đứt, thợ chưa dám chữa, con chó chạy ngang qua đã bị dây điện giật chết… Nếu thực hiện những nguyên tắc như trên, tác phẩm kịch sẽ tạo cho người thưởng thức những khoái cảm, theo dõi được những tình tiết, những tình huống của tác phẩm kịch một cách liền mạch không đứt đoạn. Mĩ học của Chủ nghĩa cổ điển ở thế kỉ XVII đề xuất nguyên tắc “tam duy nhất”. Nguyên tắc ấy qui định mỗi tác phẩm kịch phải trình bày một hành động kịch xuyên suốt. Hành động ấy chỉ được diễn ra ở một thời điểm và không kéo dài quá 24 giờ. Và hành động kịch ấy phải dựa vào một cốt truyện một nội dung duy nhất để thể hiện. Những tác phẩm nào tuân thủ theo nguyên tắc ấy mới được công nhận là kịch. Đến thế kỉ thứ XVII, XIX xuất hiện những vở kịch dường như thiếu kịch tính, xung đột diễn ra không quá căng thẳng quyết liệt. Nhưng những tác phẩm này vẫn chú trọng đến việc thống nhất giữa hành động và cốt truyện kịch, “chính sự thống nhất của tâm trạng, tình cảm đã tạo ra bầu không khí vây bọc các nhân vật đã tạo nên sự thống nhất của hành động kịch. Ở đây mạch ngầm văn bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Việc tôn trọng nguyên tắc về sự tập trung của cốt truyện đã chi phối các hình GVHD: Bùi Thanh Thảo - 17 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại thức tổ chức bố cục của kịch bản văn học. Một vở kịch thường được chia thành ba hoặc năm hồi tương ứng với ba giai đoạn vận động rất mau lẹ của hành động kịch: “thắt nút; đỉnh điểm, mở nút.” 1.1.4. Nhân vật kịch Trước tiên chúng tôi muốn nói rằng chỉ ở kịch là có nhân vật. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là thể loại tự sự và trữ tình là không có nhân vật. Mà ở các thể loại này không những có nhân vật mà còn có nhiều nữa là đằng khác, nhưng bên cạnh các nhân vật thì các thể loại này còn có các yếu tố khác nữa như: ngoại cảnh, môi trường… Còn trong kịch thì chỉ có nhân vật mà thôi, còn cảnh vật thì không đáng kể và không thực sự cần thiết. Tuy trong tác phẩm kịch chỉ có nhân vật là chủ yếu, nhưng nhân vật trong kịch lại không nhiều, chỉ những nhân vật có tham gia vào hành động kịch mới được phép xuất hiện. Còn những nhân vật thừa, nhân vật vắng mặt (nhân vật chức năng) thì không được phép xuất hiện. Đây chính là yêu cầu và qui định của thể loại. Mặt khác, do hạn chế về thời gian và không gian trình diễn, cũng như tác phẩm kịch thông qua nhân vật thể hiện một vấn đề nào đó của xã hội vì thế chỉ được phép xuất hiện những nhân vật cần thiết để thể hiện vấn đề đó. Trong kịch không nên đề cập đến quá nhiều nhân vật như trong tiểu thuyết (Tam quốc chí, Chiến tranh và hòa bình, Tây du kí…). Ngoài ra trong kịch cũng không có nhân vật người kể truyện vì kịch chủ yếu là để diễn trên sân khấu. Gorki nói: “Trong tiểu thuyết, trong truyện những con người được tác giả miêu tả hành động với sự giúp đở của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên họ… Kịch không cho tác giả tự do can thiệp như vậy, kịch loại trừ việc tác giả mách nước cho độc giả”. Điều đó có nghĩa là trong những tác phẩm tự sự nhân vật người kể chuyện – tác giả xuất hiện với một mật độ khá dày đặc và chủ yếu. Nhân vật người kể chuyện tự do điều khiển nhân vật theo khuynh hướng chủ quan của mình. Còn trong kịch khi đưa lên sân khấu nhân vật hoàn toàn tự do, họ hành động một cách tự chủ (phụ thưộc vào văn bản và cốt truyện). Do hạn chế nhiều về không gian và thời gian (mà đặc biệt là về thời gian vì một vở kịch chỉ được trình diễn trong vài giờ), nên nhân vật kịch được khắc họa với GVHD: Bùi Thanh Thảo - 18 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại những nét tính cách đơn giản nhất. Không thể xây dựng nhân vật kịch với một tính cách quá ư phức tạp, khó nắm bắt như trong tiểu thuyết. Những nét tính cách nhân vật phức tạp như trong tiểu thuyết nếu đọc một lần không hiểu có thể đọc lại nhiều lần. Còn trong kịch thì không thể bắt diễn viên diễn lại những đoạn mà khán giả không hiểu được. Vì vậy, tính cách nhân vật trong kịch phải thật nổi bật và đơn giản. Hêghen nói: “Các nhân vật kịch phần đông điều đơn giản mặt bên trong hơn so với các hình tượng tự sự” [8; 407]. Timôfêep còn giải thích thêm: “Hình tượng kịch phản ánh những mâu thuẫn của cuộc sống đã chín mùi gay gắt nhất và đã được xác định, chính vì vậy nó được xây dựng trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con người cảm xúc phiến diện do các mâu thuẩn trên qui định” [8; 407]. Trong những tác phẩm kịch cổ điển ta dễ dàng nhận ra sự nổi bật trong tính cách của nhân vật: Ôtelô dữ dội, quyết liệt; Iagô nham hiểm, giả dối; Đexđêmôna trong trắng, ngây thơ, Acpagông keo kiệt, bủn xỉn; Hamlet dũng cảm, anh hùng…Tuy nhiên, bên cạnh những nét tính cách nổi bật đó thì nhân vật kịch còn có một tính cách hay một phẩm chất khác ví dụ như: bên cạnh sự dữ dội và quyết liệt (nổi bật) Ôtenlô còn là một người ghen tuông, tự ti vì da màu, hay Acpagông bên cạnh tính keo kiệt, bủn xỉn còn là một người tham lam, đạo đức giả… Và dù có nhiều tính cách khác vây quanh một tính cách nổi bật khác thì xét cho cùng, những tính cách ấy cũng đi theo một chiều hướng nhất định và phù hợp với nhau, cùng là âm tính hoặc dương tính. Phương tiện thể hiện nhân vật từ ngoại hình, tính cách, tình cảm… là ngôn ngữ. Ở đây, chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại. Thông qua lời thoại của các nhân vật trong kịch, ta có thể biết nhân vật đó là người như thế nào. Đây là một điểm khá nổi bật trong kịch mà hầu như là trong tự sự và trữ tình là không hề có. Nhân vật trong kịch được miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ. Qua lời kể của tác giả, ta biết nhân vật đó là người như thế nào. Ví dụ như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao “Đọc Chí Phèo ta nhận thấy rằng tính cách của Chí không bao giờ đồng nhất với bản thân. Bên cạnh việc Chí là một con quỉ dữ của Làng Vũ Đại, phá hoại biết bao cơ nghiệp, hạnh phúc của người khác, Chí còn là một con người có một trái tim khao khát yêu thương. Một mặt Chí là công cụ, là tay sai đắc lực của giai cấp thống trị, mặt khác Chí là một nô lệ thức tỉnh. Khi là công cụ của giai cấp thống trị, Chí chỉ là một GVHD: Bùi Thanh Thảo - 19 - SVTH: Châu Thanh Mộng “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng dưới góc nhìn thể loại thằng khùng, thằng say, một con quỉ. Nhưng đến khi trở thành một kẻ nô lệ thức tỉnh, Chí lại có óc sáng sủa nhất làng Vũ Đại, biết đặt ra những câu hỏi vượt cả tầm khôn ngoan của Bá Kiến. Đó là một tính cách chứa đựng nhiều mâu thuẫn nghịch lí, qua đó phản ánh môi trường xã hội mà nhân vật đang sống. Nam cao đã phơi bày nhiều phương diện của đời sống người nông dân và nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Đây là một xã hội phức tạp, người nông dân rất dễ bị tha hóa biết chất do sự tác động của giai cấp thống trị bấy giờ. Trong kịch, như trên đã nói không có nhân vật người kể chuyện – tác giả. Vì thế, nhân vật kịch chỉ được miêu tả chủ yếu thông qua những đoạn đối thoại. VD: Qua đoạn đối thoại dưới đây ta thấy Ông Cụ Phương là một con người rất nhiệt tình, hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Ông khuyến khích, động viên người nhà nên tham gia cách mạng, đồng thời qua lời của ông ta thấy được khí thế cách mạng của đồng bào Bắc Sơn thật sôi nỗi và đồng lòng. ÔNG CỤ PHƯƠNG: - Mấy mẹ con trông ra ngoài kia mà xem! Thiên hạ người ta đi biểu tình. Trâu cũng đi biểu tình. Bò cũng đi biểu tình. Cả cái tổng Nhất Thể này người ta đi biểu tình. Thế mà ba mẹ con ở nhà được! Giỏi! Gan đấy! Thế mới là gan! Gan đánh tây được đấy. Gan ấy thì Tây phải sợ chớ sao lại sợ Tây. BÀ CỤ PHƯƠNG: - Tôi già lẫn cẫn đi để nạt ai? ÔNG CỤ PHƯƠNG: - Thế bà ra chỗ này mà xem. Bà cụ Na kia kìa, bà biết đấy, bà cụ ấy cũng chống gậy đi biểu tình, bắt cả con cả cháu đi biểu tình về chết cũng sướng. Ra đây tôi chỉ cho. (Bà Phương lùi lại). Thế còn vợ chồng anh thằng Sáng. Cũng lẫn cẫn nốt. NGỌC: - Con cũng định đi đấy, nhưng sợ mé con ở nhà một mình nên đến đây. Lúc nãy đánh nhau, mé con sợ quá. ÔNG CỤ PHƯƠNG: - Người ta đánh nhau với Tây, đạn nổ bên người còn chả sợ, sợ cho bà mé ở nhà! Thôi, hiếu hạnh thế cũng được.[10; 117,118] Bên cạnh đó, thông qua những lời đối thoại và độc thoại, nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm của mình. Về phương diện này, nhân vật kịch có phần gần gủi hơn với nhân vật trữ tình. Thế giới nội tâm của nhân vật kịch không phải là thế giới tự đóng kín trong bản thân. Lời của nhân vật kịch không phải là lời trầm tư trữ tình. Lời nói GVHD: Bùi Thanh Thảo - 20 - SVTH: Châu Thanh Mộng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng