Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vov1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thô...

Tài liệu Vov1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

.PDF
151
284
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***----------- LÊ THỊ THƠM VOV1 VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” (Khảo sát một số chương trình trên hệ Thời sự Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 3/2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THỊ THƠM VOV1 VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” (Khảo sát một số chương trình trên hệ Thời sự Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 3/2014) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng Hà Nội - 2015 Lời cam đoan Luận văn “VOV1 với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như sách, báo có liên quan. Công trình được triển khai nghiên cứu từ tháng 1 đến hết tháng 3/2014, do tác giả Lê Thị Thơm, học viên lớp Cao học báo chí K16, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Đây là sản phẩm nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Lê Thị Thơm Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng – người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này! Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các nhà quản lý, lãnh đạo các ngành và các đơn vị có liên quan; sự giúp đỡ của các nhà báo, biên tập viên, phóng viên, bạn bè đồng nghiệp đã dành thời gian tham gia trả lời phỏng vấn; các thầy cô ở Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Thơm MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” .............. 14 1.1 Một số khái niệm ........................................................................................... 14 1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ............................................................................................ 21 1.3 Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới .............................................. 24 1.4 Vai trò của báo chí đối với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ........... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” TRÊN VOV1 .............. 30 2.1 Vài nét về VOV1 và các chương trình có nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ...................................................................................................... 30 2.2 Nội dung tuyên truyền nông thôn mới trên VOV1....................................... 37 2.3 Hình thức tuyên truyền về nông thôn mới trên VOV1 ................................ 53 Chương 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” TRÊN VOV1 ............................................................................................. 77 3.1 Đánh giá chung về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên VOV1 ................................................................................................................... 77 3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng chương trình phát thanh của Hệ VOV1 ...... 88 3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” trên VOV1.................................................. 91 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 110 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VOV1: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp, Đài Tiếng nói Việt Nam VOV2: Hệ Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo VOV3: Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí TNVN: Tiếng nói Việt Nam NXB: Nhà xuất bản BCĐTW: Ban Chỉ đạo Trung ương MTQG: Mục tiêu Quốc gia NTM: Nông thôn mới ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội VH-TT-DL: Văn hóa – Thể thao – Du lịch 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người nghe chương trình VOV1 ........................................... 31 Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ tin, bài về NTM qua các chương trình trên VOV1 ............. 32 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nghe những thông tin về nông thôn mới qua các chương trình trên VOV1 .................................................................................................. 37 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các nội dung tuyên truyền NTM trên VOV1 ....................... 38 Biểu đồ 2.5: Sự quan tâm của thính giả với các nội dung tuyên truyền NTM trên VOV1............................................................................................................ 41 Biểu đồ 2.6: Đồng hồ chương trình thời sự ........................................................ 55 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ phân chia các thể loại báo chí tuyên truyền NTM trên VOV1 .............................................................................................................................. 65 Biểu đồ 3.1: Tính thiết thực của các thông tin tuyên truyền về nông thôn mới trên VOV1............................................................................................................ 80 Biểu đồ 3.2: Hình thức thể hiện các nội dung nông thôn mới trên VOV1 ........ 82 Biểu đồ 3.3: Tiếp tục quan tâm tuyên truyền nông thôn mới trên VOV1 ........ 92 Biểu đồ 3.4: Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền NTM ...................... 93 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông thôn là môi trường sống của đa số người dân, là nơi bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân là nhiệm vụ chiến lược để bảo đảm ổn định chính trị, xã hội. Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nông nghiệp có vai trò ngày càng to lớn trong đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi; Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; Xóa đói, giảm nghèo đạt một số kết quả khả quan; Dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Song vẫn còn các số liệu thống kê cho thấy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn chưa thật sự bền vững. Theo tinh thần Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng và phân tích Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang triển khai, có thể nêu ra một cách khái quát 5 nội dung cơ bản của chương trình xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước ta đề ra: Một là, nông thôn có làng xã văn minh sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; hai là, sản xuất bền vững theo hướng hàng hóa; ba là, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bốn là, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; năm là, xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ. 3 năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới diễn ra sâu rộng trên khắp cả nước. Không một cơ quan báo chí nào không thực hiện công tác tuyên truyền, vận động cho chương trình nông thôn mới. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhằm đánh 4 giá tổng kết những kết quả và kinh nghiệm trong việc tuyên truyền nông thôn mới là điều rất cần thiết. Đài Tiếng nói Việt Nam là Đài phát thanh Quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, với chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh. 69 năm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam luôn là một trong những cơ quan báo chí đi đầu trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) là hệ phát phanh quan trọng nhất của Đài TNVN, được phát trên tần số AM 675Mhz và FM100Mhz. VOV1 có các chương trình phát thanh quan trọng như: Chương trình Thời sự, Nông nghiệp và nông thôn, Theo dòng thời sự, Đối thoại cuối tuần, Quốc hội với cử tri, Chính phủ với người dân; Kinh tế, Alo VOV1… Hệ VOV1 được phát sóng từ 4h45 phút đến 24 giờ hàng ngày. Đối tượng của VOV1 là đông đảo quần chúng nhân dân, những người ở tuổi trưởng thành, vì thế, mỗi chương trình phát thanh, mỗi sản phẩm phát thanh trên VOV1 đều thể hiện rõ tính chính trị, thể hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân. Tin bài trên VOV1 cũng có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời, phổ biến kiến thức, hướng dẫn nhân dân… Là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, Đài TNVN là một trong những cơ quan báo chí đi đầu về tuyên truyền kịp thời, hấp dẫn các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đã có những đóng góp tích cực cho phong trào này. Các chương trình phát thanh tuyên truyền về đề tài nông thôn mới đã được phát sóng nhiều trên VOV1. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, các chuơng trình đó cần được đổi mới và nâng cao chất lượng vì: Do yêu cầu của của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước. Do đó, công tác tuyên truyền các vấn đề về nông thôn mới phải được triển khai một cách rộng rãi nhất. 5 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của các loại hình báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đòi hỏi phải có sự đổi mới về cách thức thông tin tuyên truyên, cũng như phải không ngừng nâng cao chất lượng nội dung các chương trình phát thanh về nông thôn mới nhằm thu hút đông đảo thính giả hơn. Bên cạnh đó, thực tế sinh động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang diễn ra mạnh mẽ ở các địa phương, đòi hỏi phải cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu của chương trình nông thôn mới. Đó chính là lý do chủ yếu để tác giả đã quyết định chọn đề tài cho luận văn của mình là “VOV1 với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói riêng và các nội dung tuyên truyền của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến thời điểm này, có khá nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học viết về Hệ VOV1, Đài TNVN; các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, có thể điểm một số công trình tiêu biểu như: Về các chương trình phát trên Hệ VOV1: - Luận văn thạc sĩ “Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Đồng Mạnh Hùng, thực hiện năm 2006. Tác giả đã khảo sát thực trạng và nêu những giải pháp nâng cao hiệu quả các chương trình Thời sự của Hệ VOV1. Chương trình Thời sự là chương trình có tầm quan trọng số 1 của Hệ VOV1, vì thế, những nhận định, giải pháp mà tác giả đã nêu ra là cơ sở để chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đi sâu nghiên cứu chương trình Thời sự mà chưa đề cập đến các chương trình chuyên đề, chương trình tổng hợp của Hệ VOV1; giải pháp tác giả đưa ra chưa có tính khái quát. - Luận văn thạc sĩ “Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Phạm Nguyên Long. Trong 6 luận văn này, tác giả đã nghiên cứu khái quát về quá trình phát triển, đổi mới của Đài TNVN nói chung và các chương trình phát thanh kinh tế nói riêng; nghiên cứu về thực trạng sản xuất các chương trình phát thanh kinh tế trong thời gian qua và sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ khảo sát, đánh giá sự vận hành chung của các chương trình phát thanh kinh tế về tất cả các mặt, ở tất cả các chương trình kinh tế chứ chưa đi sâu phân tích các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền cho một nội dung cụ thể như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhiều nhận định hoặc giải pháp mà tác giả đưa ra đến nay đã cũ, bởi hệ VOV1 đã vận hành chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh của Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1)” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hồng, thực hiện năm 2009. Luận văn đã khảo sát, nghiên cứu các chương trình phát thanh trên Hệ VOV1, chỉ ra những thành công và hạn chế, đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin trên Hệ VOV1. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu khoa học này mới nghiên cứu các chương trình phát trên Hệ VOV1 một cách chung nhất, ở tất cả các nội dung tuyên truyền, nhân sự, nội dung, kỹ thuật chứ chưa phân tích sâu các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở một nội dung, khía cạnh cụ thể. Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ nghiên cứu về việc “Đổi mới trong cách viết tin thời sự trên Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Lê Huy Nam; Công trình nghiên cứu khoa học “Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Tạ Toàn (năm 2004); Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Tâm; Luận văn “Nâng cao chất lượng tuyên truyền chương trình về biển đảo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hòa; Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu sự đổi mới và vận hành Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (Đài Tiếng nói Việt Nam giai đoạn 2003-2009)” của tác giả Nguyễn Thị Bình… Nhìn chung các công trình khoa học này đã nghiên cứu một cách cơ bản, chi tiết những thành tựu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể mà Hệ VOV1 đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời đặt ra những vấn đề để Hệ VOV1 tiếp tục đổi mới chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Đài TNVN. Tuy nhiên, 7 đây là những nghiên cứu có tính lý luận chung, mới chỉ là những cái nhìn tổng quát. Cũng có những đề tài đi sâu nghiên cứu một loại hình, một bộ phận, một chương trình cụ thể, hoặc nghiên cứu quy trình sản xuất của một loại chương trình… Chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên Hệ VOV1. Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Nông nghiệp, nông thôn là một đề tài rộng rãi, phong phú, đã có không ít cá nhân, tập thể nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó tiêu biểu là: Sách “Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, chủ biên PGS.TS Vũ Văn Phúc. Nội dung của cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu nhiều bài viết trình bày thực tế xây dựng nông thôn mới ở các địa phương về những khó khăn, vướng mắc cũng như cách làm hay, sáng tạo mà nhiều địa phương đang triển khai áp dụng. Ngoài ra còn có một số cuốn sách khác như: Vũ Oanh, “Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998); TS Nguyễn Văn Phúc, “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2004); PGS, TS Nguyễn Thị Thơm & Th.S Phí Thị Hằng (đồng chủ biên), “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2009)… Các cuốn sách này đã nêu một cách khái quát các vấn đề ở nông thôn hiện nay. Đây là cơ sở cho tác giả luận văn có cái nhìn chung về nông nghiệp, nông thôn, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Năm 2002 có công trình nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Hạnh về “Công tác tuyên truyền vấn đề nông nghiệp, nông thôn trên Đài Truyền hình Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ: “Vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam”. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức tác phẩm, thủ pháp tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền trên một số tờ báo in; Luận văn “Nâng cao chất lượng chuyên đề Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên sóng phát thanh Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội (năm 2007)”… 8 Bên cạnh đó còn có một số khóa luận về vấn đề báo chí với sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; báo chí với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn (khảo sát báo Nhân dân)… Nhìn chung, các tư liệu này đã đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở các khía cạnh khác nhau, cũng như chỉ ra được cách thức tuyên truyền về vấn đề tam nông trên báo in, đài truyền hình hay trong một chương trình chuyên đề cụ thể ở một giai đoạn nhất định ở một cơ quan báo chí cụ thể. Kết quả nghiên cứu của các công trình và tài liệu nghiên cứu, tài liệu tổng kết... đã công bố có giá trị tham khảo rất tốt cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể về tính cấp thiết cũng như những giải pháp trong việc tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên Hệ VOV1. Vì vậy, Luận văn “VOV1 với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” là một công trình khoa học mới, độc lập, có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tài và công trình khoa học cũng như sách, báo, tạp chí… có liên quan đã được thực hiện trước đây. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là tìm hiểu thực trạng, những ưu, khuyết điểm trong quá trình tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên VOV1 của Đài TNVN. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên VOV1. Để có thể đạt được mục đích ấy, tác giả xác định cần phải hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu dưới đây: - Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến nông thôn mới, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về nông thôn mới; Làm rõ vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”. 9 - Thứ hai, nghiên cứu về thực trạng công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” qua các chương trình phát sóng trên Hệ VOV1. - Thứ ba, đề xuất các phương hướng cơ bản, một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” trên Hệ VOV1 nói riêng và các chương trình phát thanh nói chung. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” trên VOV1. Phạm vi nghiên cứu: Các chương trình phát sóng trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) có nội dung tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ tháng 1/2014 đến hết tháng 3/2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu lý luận báo chí nói chung và tài liệu về báo chí phát thanh, hệ phát thanh, chương trình phát thanh, tác phẩm phát thanh để tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số sách báo, tạp chí, internet, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 là chương xây dựng cơ sở lý luận làm điểm tựa cho việc khảo sát, phân tích trong các chương 2 và chương 3. - Phương pháp phân tích nội dung các chương trình được sử dụng để nghiên cứu các chương trình phát thanh trên VOV1 có tuyên truyền về nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ tháng 1/2014 đến hết tháng 3/2014. Chúng tôi sẽ thu thập các chương trình cần nghiên cứu được phát sóng trên hệ VOV1 để làm tư liệu nghiên cứu và phân tích. Do các chương trình của Hệ VOV1 khá lớn (với hơn 30 chương trình khác nhau), các chương trình lại do nhiều đơn vị khác nhau thực hiện (hệ VOV1, VOV2, VOV3, Trung tâm quảng cáo…) nên đề tài không thể khảo sát hết tất cả các chương 10 trình phát trên Hệ VOV1 mà chỉ tập trung khảo sát một số chương trình quan trọng, tuyên truyền nhiều về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới như: Chương trình Nông nghiệp và nông thôn, chương trình Thời sự, Theo dòng thời sự, Chính phủ với người dân, Pháp luật và đời sống. - Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng để thấy được tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng, thái độ và chất lượng của hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền của Đài. Đối tượng điều tra xã hội học: là người dân đang sinh sống tại 3 xã thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đạt được kết quả cao trong quá trình xây dựng nông thôn mới là: Xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 150 phiếu (mỗi xã 50 phiếu), số phiếu thu về là 150 phiếu. Trong số 150 người tham gia điều tra, có 98 người là nam giới. Nữ giới ít hơn với số lượng là 52 người; Những người tham gia điều tra chủ yếu ở độ tuổi trung niên: Số người trong độ tuổi từ 40-60 là 90 người (chiếm 70%), số người trên 60 tuổi là 40 người, số người dưới 40 tuổi là 20 người. Số người tham gia điều tra làm nghề nông nghiệp là 120 người và không làm nông nghiệp là 30 người. - Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với một số phóng viên, biên tập viên đang trực tiếp làm việc tại VOV và các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và thính giả nghe đài về những ưu, khuyết điểm của các chương trình tuyên truyền về nông thôn mới và kiến nghị, đề xuất để chương trình ngày càng hay, hấp dẫn, đạt hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Trên cơ sở sử dụng tổng thể các phương pháp trên, tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên VOV1. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý luận báo chí học để giải quyết một vấn đề của thực tiễn. Kết quả của đề tài này sẽ góp phần bổ sung cho lý luận báo chí học về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho người dân. Đây có thể được coi là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy cho sinh viên, học viên sau đại học. Thực hiện luận văn, tác giả cũng mong muốn những cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làm công tác tuyên truyền của VOV1 nói riêng và VOV nói chung có thêm góc nhìn về lý luận và có thể áp dụng vào thực tiễn cho chương trình của mình. Trên thực tế, đã có một số luận văn nghiên cứu xung quanh vấn đề tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu với tên cụ thể là: VOV1 với công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì thế, luận văn sẽ đóng góp hiệu quả cho vấn đề lý luận và thực tiễn trong vấn đề này. Qua đó, không chỉ cho thấy được thực trạng về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong các chương trình được khảo sát mà còn đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về nông thôn mới cho VOV1 và các đài phát thanh nói chung. Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp cái nhìn khái quát về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên VOV1, từ đó những người thực hiện các chương trình trên VOV1 có thể nhìn nhận được những mặt được và những mặt còn hạn chế trong công tác tuyên truyền nông thôn mới trên VOV1 để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Và những người làm phát thanh nói chung cũng sẽ có những bài học cụ thể từ luận văn để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền về đề tài nông thôn mới. Trong thời điểm hiện nay, luận văn có tính thời sự cấp bách vì nó ra đời trong khi cả nước ta đang tập trung xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh những xã đã cán đích, hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới thì vẫn còn những xã đang rất khó khăn để hoàn thành những tiêu chí còn lại. VOV1 với tư cách là kênh thông tin hữu hiệu, người bạn của nông dân, làm tốt công tác tuyên truyền sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của chương trình xây dựng nông thôn mới. 12 Riêng với bản thân tác giả, quá trình nghiên cứu đề tài “VOV1 với công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” là cơ hội để tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết cũng như năng lực chuyên môn, thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ của mình với tư cách là một phóng viên, biên tập viên. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Chương 2: Thực trạng về công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” trên VOV1. Chương 3: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” trên VOV1. 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” 1.1 Một số khái niệm : 1.1.1 Tuyên truyền và công tác tuyên truyền 1.1.1.1 Tuyên truyền Tuyên truyền là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của nhà báo. Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi người làm theo. [48, tr 840]. Với cuốn “Đại bách khoa toàn thư Liên Xô”, thuật ngữ tuyên truyền được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật... nhằm biến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích thế giới quan ấy. [23, tr.95-96]. Với cách hiểu này, tuyên truyền theo nghĩa hẹp là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình thành ở đối tượng được tuyên truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tích cực xã hội của con người. Tuyên truyền là một dạng hoạt động đặc biệt, có tính lịch sử cụ thể và mang bản chất giai cấp. Bởi lẽ, hoạt động tuyên truyền nhằm giải thích, phổ biến, vận dụng những giá trị mà lý luận đã đúc kết và khái quát từ hoạt động thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn. Theo “Cơ sở lý luận báo chí” thì: “Tuyên truyền là hoạt động, nhằm truyền bá trong quần chúng nhân dân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư tưởng, của chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế giới và lịch sử vận động của xã hội” [47, tr.103]. TS Nguyễn Quốc Bảo, tác giả cuốn “Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh” có cách lý giải khác về thuật ngữ tuyên truyền như sau: 14 “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống... thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội”. [5, tr.15] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó, là tuyên truyền thất bại” [27, tr.162]. Người cũng đã nhiều lần nhắc nhở những người làm báo “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”. [28, tr 99] Trong Sổ tay báo cáo viên 1999-2000 của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương có viết: “Tuyên truyền là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra”. [4, tr.110-111] Tuyên truyền có nhiều cách hiểu và cách phân chia, tùy theo góc độ nghiên cứu. Nếu theo tính chất hệ tư tưởng thì có tuyên truyền tư sản và tuyên truyền vô sản. Nếu phân theo nội dung thì có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị, tuyên truyền văn hóa.... Nếu phân theo phạm vi tác động đến đối tượng thì có tuyên truyền cá biệt (cho một người), tuyên truyền nhóm và tuyên truyền đại chúng (cho nhiều người). Nếu phân theo phương thức tác động thì có tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng hay tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền gián tiếp. Ngoài ra, chúng ta có thể phân tuyên truyền thành tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại... Tuy có những cách giải thích khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng các khái niệm của các nhà khoa học, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đã nêu lên những đặc điểm chung, đó là: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức của đối tượng tuyên truyền. Tuyên truyền là bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, từ đó xây dựng thành niềm tin cho đối tượng tuyên truyền. 15 Những kết quả của hai nội dung trên sẽ thúc đẩy mọi người (đối tượng tuyên truyền) hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ mà hoạt động tuyên truyền đặt ra. Tóm lại, hoạt động tuyên truyền là quá trình nhóm người này thông báo cho nhóm người kia một số thông tin, một số kiến thức về các luận điểm lý luận, đường lối, chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và trên thế giới. Đó là quá trình tác động nhằm cho đối tượng hiểu, nắm vững thông tin, trên cơ sở đó có thái độ rõ ràng, có niềm tin và đi đến hành động phù hợp với mục đích của chủ thể tuyên truyền. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm của các nhà khoa học đã trình bày như trên, tác giả mạnh dạn nêu quan điểm của mình về thuật ngữ tuyên truyền như sau: “Tuyên truyền là hoạt động truyền bá có hệ thống, có chủ ý tác động đến cảm xúc, thái độ, ý thức và hành động của đối tượng, làm chuyển biến nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thúc đẩy họ làm theo một cách tự giác nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra”. 1.1.1.2 Công tác tuyên truyền Trong cuốn “Về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam”, PGS. TS Đào Duy Quát cho rằng công tác tuyên truyền (trước ta thường gọi là công tác huấn học) là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Cụ thể: “Công tác tuyên truyền là hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức có cơ sở khoa học thực tiễn quy luật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản, niềm tin vững chắc vào sự đổi mới toàn diện của đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, hành động tự giác, sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước lên xã hội chủ nghĩa”. [43, tr 21] Trong công tác tuyên truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật và diễn đạt ngắn gọn nhưng sâu sắc, giản dị, dễ hiểu... Đối với công tác tuyên truyền 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan