Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vốn con người và kết quả hoạt động thông qua vai trò trung gian của sự tiếp cận ...

Tài liệu Vốn con người và kết quả hoạt động thông qua vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực nghiên cứu trường hợp của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn quận gò vấp, tp. hồ chí minh

.PDF
100
1
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU NGUYỄN THỊ MINH HÀ VỐN CON NGƯỜI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA SỰ TIẾP CẬN NGUỒN LỰC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2022 -i- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU NGUYỄN THỊ MINH HÀ VỐN CON NGƯỜI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA SỰ TIẾP CẬN NGUỒN LỰC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NHA GHI BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2022 -ii- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vốn con người và kết quả hoạt động thông qua vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực: Nghiên cứu trường hợp của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Quận Gò vấp, TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng Học viên Cao học Nguyễn Thị Minh Hà năm 2022 -iii- LỜI CẢM ƠN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình từ Thầy -TS.Trần Nha Ghi, Người hướng dẫn khoa học. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Nha Ghi đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Đây là những bài học vô cùng quý giá và là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu khoa học của bản thân tôi sau này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần. Tôi chân thành cảm ơn Viện Sau đại học và Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã hướng dẫn, hỗ trợ cho tôi hoàn thành các thủ tục để bảo vệ ở mỗi giai đoạn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................ xii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................... xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 5 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 5 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 6 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 6 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................................... 7 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................... 7 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu................................................................. 8 1.5.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ................................................................... 8 1.5.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết .................................................................... 9 1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...... 11 -v- 2.1 Khái niệm nghiên cứu ............................................................................ 11 2.1.1. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh .................................. 11 2.1.2. Tiếp cận các nguồn lực khởi nghiệp ............................................... 12 2.1.3. Kĩ năng quản lý (managerial skill) ................................................. 13 2.2. Lý thuyết vốn con người trong hoạt động khởi nghiệp ........................ 14 2.3. Tổng quan nghiên cứu........................................................................... 16 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 16 2.3.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................... 20 2.4. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 22 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 26 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính................................................... 28 3.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính .................................................... 28 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................... 29 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng................................................ 33 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................... 33 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................ 33 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................... 33 3.3.4. Phương pháp phân tích AMOS-SEM ........................................... 33 3.5. Đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................... 36 3.5.1. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................... 36 3.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ................................................... 38 -vi- Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 42 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................. 42 4.2. Kiểm định thang đo ............................................................................ 43 4.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ......... 43 4.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ................................................... 45 4.3. Phân tích mô hình đo lường tới hạn (CFA) .......................................... 48 4.4.1. Mức độ phù hợp của dữ liệu khảo sát ............................................. 48 4.4.2. Giá trị phân biệt của các khái niệm nghiên cứu ............................. 49 4.4.3. Giá trị hội tụ của thang đo .............................................................. 50 4.4.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ................................................. 50 4.4. Kiểm định mô hình lý thuyết ............................................................. 51 4.4.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức bằng ML ................... 51 4.4.2. Phân tích trung gian ....................................................................... 53 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 53 4.6. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng Bootstrap ....................................... 54 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................. 58 5.1. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu .......................................... 58 5.1.1. Mô hình đo lường ........................................................................... 58 5.1.2. Mô hình lý thuyết............................................................................ 58 5.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu............................................................... 59 5.2.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ................................................................ 59 -vii- 5.2.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết ................................................................. 59 5.3. Hàm ý quản trị....................................................................................... 59 5.3.1. Nâng cao kỹ năng khởi nghiệp ....................................................... 59 5.3.1. Nâng cao kỹ năng quản trị: ............................................................. 63 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 65 Tóm tắt chương 5 .......................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 67 DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM .......................................................... 72 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT..................................................................... 73 KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ....................................................................... 75 -viii- Kết cấu của luận văn Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu Chương 1 trình bày lí do thực hiện đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của luận văn cũng được trình bày trong phần này. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này giới thiệu các lý thuyết về sự tương quan giữa vốn con người và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết áp dụng tại Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được ứng dụng. Hơn nữa, đề tài trình bày cách thức lấy mẫu, quy trình xử lý dữ liệu nghiên cứu, đánh giá mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 4 giới thiệu mẫu nghiên cứu chính thức. Ngoài ra, quy trình phân tích dữ liệu gồm có: đánh gia thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố EFA, đánh giá mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và hàm ý cho nhà chính sách Chương 5 kết luận lại kết quả nghiên cứu đạt được. Từ đó, đề tài tiến hành đưa ra các chính sách hàm ý về vai trò trung gian của vốn con người, trong sự tiếp cận nguồn lực của nhà khởi nghiệp đã đưa đến kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. -ix- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt AVE Average Variance Extracted Tổng phương sai trích CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp DTC Độ tin cậy EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh KNQL Kỹ năng quản lý KNKN Kỹ năng khởi nghiệp SEM TCNL Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính Sự tiếp cận nguồn lực -x- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1.Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu ............................................... 27 Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình ........................................................... 30 Bảng 3. 3. Tiêu chí đánh giá kết quả thang đo ................................................ 33 Bảng 3. 4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ................................................... 36 Bảng 4. 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................. 42 Bảng 4. 2. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của KNQL........... 43 Bảng 4. 3. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của kỹ năng khởi nghiệp .............................................................................................................. 44 Bảng 4. 4. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của vai trò trung gian trong sự tiếp cận nguồn lực ..................................................................... 44 Bảng 4. 5. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của KQHĐKD .... 45 Bảng 4. 6. Giá trị KMO và kiểm định Bartlett................................................ 46 Bảng 4. 7. Giá trị Eigen và tổng phương sai trích........................................... 46 Bảng 4. 8. Kết quả EFA của thang đo ............................................................ 47 Bảng 4. 9. Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình . 49 Bảng 4. 10. Các chỉ số thống kê cơ bản của thang đo thành phần...................... Bảng 4. 11. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ........................................ Bảng 4. 12. Kết quả ước lượng SEM .............................................................. 52 Bảng 4. 13. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 1000 ....................... 55 -xi- Bảng 4. 14. Kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu .................................... Bảng 5.1. Nâng cao kỹ năng khởi nghiệp…………………………………....59 Bảng 5.2. Nâng cao kỹ năng quản lý …..…………………………………....60 Bảng 5.3. Tầm quan trọng của tiếp cận nguồn lực đóng vai trò trung gian.....61 -xii- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam ..…....4 Hình 1.2. Khung nghiên cứu tổng quát …………………………….………...8 Hình 2.1. Mô hình kết quả hoạt động doanh nghiệp Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 28 Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu định tính ...................................................... 29 Hình 4. 1. Kết quả CFA (chuẩn hóa) của mô hình nghiên cứu....................... 52 Hình 4. 2. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) .......................... 52 -xiii- TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn con người, sự tiếp cận nguồn lực và kết quả hoạt động. Từ kết quả đạt được, dựa trên kết quả kiểm định, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả hoạt động thông qua việc cải thiện vốn con người của nhà quản lý. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) để điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy, giá trị cho phép (tính đơn hướng, tính riêng biệt và giá trị hội tụ), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích AMOS -SEM. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần đo lường KQHĐKD có mối quan hệ dương với vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực bao gồm: KNQL của nhà khởi nghiệp (β = 0,877; p = 0,045 < 5%); KNKN của nhà khởi nghiệp (β = 0,913; p = 0,000 < 1%); Tiếp cận các nguồn lực khởi nghiệp làm trung gian mối quan hệ giữa KNQL của nhà khởi nghiệp và KQHĐDN; (β = 0,825; p = 0,000 < 0.01); Tiếp cận các nguồn lực khởi nghiệp làm trung gian mối quan hệ giữa KNKN của nhà khởi nghiệp và KQHĐDN; (β = 0,818; p = 0,000 < 0.01) Kết luận và hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong vai trò tiếp cận nguồn lực là vốn con người nhằm gia tăng mối quan hệ giữa KNKN, KNQL của doanh nhân với KQHD. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý về mối quan hệ tương quan tác động của ba yếu tố: Kết quả hoạt động; Vốn con người; Sự tiếp cận nguồn lực của một doanh nghiệp khởi nghiệp, nêu một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề cập trong đề tài. Từ khóa: kỹ năng quản lý, kỹ năng khởi nghiệp, tiếp cận nguồn lực, kết quả hoạt động kinh doanh. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Luận văn trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Một số nội dung chính là lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và kết cấu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 1.1. Lý do chọn đề tài Trong kinh tế học, "vốn" đề cập đến tất cả các tài sản mà một doanh nghiệp cần để sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp bán. Theo nghĩa này, vốn bao gồm thiết bị, đất đai, nhà cửa, tiền bạc, và tất nhiên, con người vốn con người. Đối với một doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp, để tiếp cận được “vốn con người” một cách có hiệu quả, đem lại kết quả như mong muốn trong hoạt động kinh doanh của mình tưởng như không hề đơn giản. Mặc dù được nhà nước hết sức quan tâm, đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chủ trương và định hướng “khởi nghiệp” từ năm 2017 đến nay, nhưng tỉ lệ thất bại của các startup vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, gần 90% trên cả nước. Để hoàn thành mục tiêu “một triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả” tính từ năm 2018 đến năm 2025 như chính phủ đã đặt ra, thì các startup cần phải phát huy hết tiềm năng về con người và công nghệ, vươn tới chiếm lĩnh thị trường kinh tế trong bối cảnh nước ta hội nhập với thế giới. Các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt với rất nhiều sức ép cạnh tranh. Một trong những vấn đề quan trọng mà startup phải đối đầu, đó chính là nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, năm 2016 được xác định là năm quốc gia khởi nghiệp. Do đó, một số lượng đáng kể các công ty mới khởi nghiệp đã được thành lập -2- trong các lĩnh vực khác nhau. Họ được cung cấp các nguồn hỗ trợ từ các doanh nhân thành đạt, nhà đầu tư mạo hiểm và các cơ quan Chính phủ. Các nguồn hỗ trợ được quy định trong một số văn bản chính sách đã ban hành như Đề án 844 và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nguồn lực hỗ trợ khởi nghiệp bao gồm các ưu đãi về thuế, mặt bằng, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, v.v. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ của các doanh nghiệp mới thành lập vẫn còn hạn chế. Do đó, các câu hỏi nghiên cứu được đề xuất: Các yếu tố nào quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp mới thành lập? Những yếu tố này có thúc đẩy đổi mới mô hình kinh doanh? Từ đó, xác định được vai trò trung gian của việc tiếp cận các nguồn lực khởi nghiệp là rất quan trọng. Các kỹ năng của nhà khởi nghiệp được đề cập bao gồm kỹ năng quản lý và kỹ năng khởi nghiệp. Hai kỹ năng này có vai trò quan trọng trong việc thuyết phục nhà đầu tư để được cấp vốn cho các nguồn lực khởi nghiệp. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam đang phải đối đầu là thiếu vốn nhân lực (kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn). Trong các ứng dụng thực tế, vốn con người thường được sử dụng làm tiêu chí lựa chọn bởi các nhà đầu tư mạo hiểm khi đánh giá tiềm năng của các dự án khởi nghiệp. Vì vậy, vốn nhân lực của nhà khởi nghiệp sẽ giúp các công ty mới thành lập tiếp cận các nguồn lực khởi nghiệp một cách dễ dàng hơn, cũng như đem lại kết quả như mong muốn. Trong giai đoạn đầu hoạt động, hầu hết các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đều thiếu nguồn lực để hoạt động. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Theo GEM, tại Việt Nam, tỷ lệ sống sót sau giai đoạn khởi nghiệp trong 3,5 năm đầu là 20,8%. Sự thất bại của các doanh nghiệp khởi nghiệp được đề cập là đổi mới mô hình kinh doanh chưa hiệu quả (TS.Nguyễn Quang Thu và cộng sự (2020) -3- Con số này cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công vẫn rất nhỏ. Ngoài ra, do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều cơ hội và thách thức trên thị trường. Điều cần thiết là tiến hành mô hình kinh doanh đổi mới (BMI) để nắm bắt cơ hội kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến động của thị trường (TS.Trần Nha Ghi & cộng sự, 2020) Khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) từ ý kiến của hơn 250 start-up thực hiện cuối tháng 4/2020 cho thấy, có tới 50% start-up xác nhận lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng và phát sinh thu nhập không đáng kể. Trong khi đó, 23% start-up cho rằng đang mất đi cơ hội gọi vốn và mở rộng thị trường; 20% start-up chọn đóng băng các hoạt động, nghĩa là dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh; 4% start-up phải dừng mọi hoạt động quảng cáo trên tất cả các nền tảng, kể cả online và offline, nhằm tiết kiệm chi phí và chỉ 3% bị ảnh hưởng một cách hạn chế, không đáng kể. Cũng trong năm 2020, Việt Nam đã có DN khởi nghiệp “kỳ lân” thứ 2 (tức là start-up được định giá từ 1 tỷ USD trở lên). Tháng 11/2020, Báo cáo Kinh tế số thường niên E-Conomy SEA 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá ở vị trí 59 trên thế giới (theo đánh giá của Start-up Blink năm 2020). Tính riêng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang nằm trong tốp 20-25 hệ sinh thái hàng đầu. -4- Hình 1.1. Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam tập hợp hàng trăm tổ chức cơ quan và DN đang tham gia xây dựng hệ sinh thái trong nước từ khu vực công, tư và hợp tác nước ngoài. (Nguồn: “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo” Báo chính phủ Tháng 03/2021) Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động vì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh, lượng khách hàng tiêu thụ giảm đáng kể vì khó tiếp cận khách hàng dẫn đến mất cân đối dòng tiền... Nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí hoạt động (giảm lương, giảm nhân sự…) để duy trì sự tồn tại. Một số doanh nghiệp khác tiếp cận vốn vay để bù đắp chi phí hoạt động khi mà luồng tiền vào bị sụt giảm. Kết quả thống kê Quý I/2021 cho thấy, số lượng doanh nghiệp mới giảm 1,4% so với cùng kỳ, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh tăng 28,2%, và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4% (Tổng Cục Thống kê, 2021). Ngoài ra, khoảng 87,2% doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tác động của COVID-19. Trước tình hình đó, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp phải ứng phó với -5- đại dịch COVID-19 bằng cách đào tạo nhiều hơn các kỹ năng mềm tối thiểu cho người lao động, năng cao kiến thức chuyên môn về công nghệ cho nhà quản lý, áp dụng biện pháp tự động hóa, tìm chuỗi cung ứng mới… (Vân Thanh, 2021), hướng tới tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, đổi mới toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “Vốn con người và kết quả hoạt động thông qua vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực: nghiên cứu trường hợp của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Quận Gò vấp, TP Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. Qua đó, đề xuất những hàm ý nhằm nêu lên những kiến nghị, giúp cho các doanh nghiệp trẻ sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội cho sự đổi mới với tinh thần khởi nghiệp, có hướng đi mới thành công hơn trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người, tầm quan trọng của sự tiếp cận nguồn lực và đưa đến kết quả hoạt động. Dựa trên kết quả kiểm định, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả hoạt động thông qua việc cải thiện vốn con người của nhà khởi nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Mục tiêu 1: Kiểm định mối quan hệ giữa vốn con người, sự tiếp cận nguồn lực và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa bàn phường 1, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Mục tiêu 2: Kiểm định vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực giữa vốn con người và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp. -6- Mục tiêu 3: Đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả hoạt động thông qua việc cải thiện vốn con người nhằm dễ dàng tiếp cận nguồn lực hỗ trợ bên ngoài. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau: 1/ Vốn con người, sự tiếp cận nguồn lực và kết quả hoạt động có mối quan hệ như thế nào? 2/ Sự tiếp cận nguồn lực có đóng vai trò trung gian giữa vốn con người và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp hay không? 3/ Hàm ý quản trị nào nhằm gia tăng kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua việc cải thiện vốn con người để dễ dàng tiếp cận nguồn lực hỗ trợ bên ngoài? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: vốn con người, kết quả hoạt động, vai trò trung gian của sự tiếp cận nguồn lực. Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM. Phạm vi về không gian nghiên cứu: Địa bàn Quận Gò Vấp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Quận Gò Vấp. Mẫu nghiên cứu sẽ được phân chia thành các nhóm theo giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, độ tuổi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan