Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việt nam chống chiến lược diễn biến hòa bình của mỹ từ 1975 – 2015 (2017)...

Tài liệu Việt nam chống chiến lược diễn biến hòa bình của mỹ từ 1975 – 2015 (2017)

.PDF
95
238
109

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ====== NGUYỄN THỊ HỒNG VIỆT NAM CHỐNG CHIẾN LƢỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA MỸ (1975 – 2015) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S. NGUYỄN VĂN NAM HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô trong khoa Lịch sử - trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy cô trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử Việt Nam, sự đóng góp của các bạn sinh viên. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Văn Nam đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội ngày 27 tháng 04 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hồng LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Việt Nam chống chiến lược Diễn biến hòa bình của Mỹ từ 1975 – 2015” là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các nguồn tư liệu được dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, những trích dẫn là trung thực. Vì vậy tác giả xin chịu trách nhiệm cuối vùng về kết quả của khóa luận! Hà Nội ngày 27 tháng 04 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Hồng NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI DBHB CNTB CNXH CNĐQ DTTS VOA RFE RF Diễn biến hoà bình Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa đế quốc Dân tộc thiểu số Đài tiếng nói Hoa Kì Đài phát thanh Châu Âu tự do Đài phát thanh tự do MỤC LỤC Contents MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 6 6. Đóng góp của khoá luận............................................................................ 6 7. Kết cấu của khoá luận ............................................................................... 7 Chương 1. CHÍNH SÁCH "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA MỸ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .......................................................................... 8 1.1. Chính sách “diễn biến hòa bình” của Mỹ trên thế giới .......................... 8 1.1.1. Khái niệm và bản chất của “Diễn biến hòa bình” ........................... 8 1.1.2. Âm mưuvà thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của Mỹ trên thế giới........................................................................................................... 12 1.1.3. Những phương tiện được Mỹ sử dụng để thực hiện diễn biến hòa bình trên thế giới .............................................................................. 16 1.2. Chính sách “diễn biến hòa bình” của Mỹ ở Việt Nam ........................ 17 1.2.1. Âm mưu và thủ đoạn chiến lược của “Diễn biến hòa bình” được Mỹ sử dụng để chống Việt Nam .................................................... 17 1.2.2. Mục tiêu cụ thể “Diễn biến hòa bình” của Mỹ chống phá Việt Nam ......................................................................................................... 21 1.2.3. Những phương tiện chủ yếu được Mỹ sử dụng để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”ở Việt Nam .......................................... 22 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 30 Chương 2. VIỆT NAM NHẬN THỨC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA MỸ (1975 - 2015) ..................................... 31 2.1. Nâng cao nhận thức về "Diễn biến hòa bình" ...................................... 31 2.1.1. Nhận diệnvề "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"của diễn biến hòa bình ................................................................................................... 31 2.1.2. Đấu tranh ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa‟‟ ................. 33 2.2. Đấu tranh chống hoạt động chống phá về chính trị tư tưởng .............. 35 2.2.1. Nhận thức hoạt động chống phá chính trị tư tưởng ...................... 35 2.2.2. Hoạt động đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực chính trị .................................................................................................... 39 2.3. Đấu tranh chống hoạt động phá hoại về kinh tế .................................. 44 2.3.1. Nhận thức hoạt động “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực kinh tế .............................................................................................................. 44 2.3.2. Đấu tranh chống“Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực kinh tế ........ 46 2.4. Đấu tranh triệt phá, vô hiệu các tổ chức phản động trong và ngoài nước ............................................................................................................. 50 2.4.1. Nhận diện các hoạt động chống phá của các tổ chức phản động đối với cách mạng Việt Nam ......................................................... 50 2.4.2. Đấu tranh chống hoạt động triệt phá, vô hiệu hoá các tổ chức phản động ................................................................................................ 53 2.5. Đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc ....... 57 2.5.1. Nhận diện hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.................................................................................. 57 2.5.2. Đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc ............................................................................................................ 61 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 66 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNGDIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA MỸ Ở VIỆT NAM (1975 2015)................................................................................................................ 67 3.1. Đặc điểm của cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam ............................................................................................................. 67 3.1.1. Đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp ...................................................................................... 67 3.1.2. Chính sách “Diễn biến hoà bình” của Mỹ rất tinh vi, xảo quyệt và diễn ra trên nhiều lĩnh vực ........................................................ 68 3.1.3. Cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” diễn ra vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết .............................................................................. 69 3.1.4. Cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” diễn ra mạnh mẽ nhất trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị ...................................................... 70 3.2. Tác động của cuộc đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" của Mỹ ở Việt Nam .................................................................................................. 71 3.2.1. Tác động tích cực .......................................................................... 71 3.2.2. Tác động tiêu cực .......................................................................... 75 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 80 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa xã hộitừ một học thuyết 1848 đã trở thành hiện thực từ khi cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917. Trên thế giới hình thành hai chế độ xã hội đối lập nhau, một bên là phe xã hội chủ nghĩa (XHCN), một bên là phe tư bản chủ nghĩa (TBCN). Từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, nó được coi như một bóng ma ám ảnh bầu trời Châu Âu, thách thức các nước trong thế giới tư bản. Vì vậy giai cấp tư sản thế giới đã liên minh với nhau để thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. Sự đối lập và đấu tranh giữa hai chế độ xã hội này từ trước đến nay chưa bao giờ ngừng nhằm lật đổ hoàn toàn chế độ XHCN ở các nước còn lại như Việt Nam, Trung Quốc, Cu-Ba, Triều Tiên. Hiện nay, Mỹ đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” (DBHB) bạo loạn lật đổ để chống phá chủ nghĩa xã hội và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “DBHB” là chiến lược cơ bản của chủnghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực phản động nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự; là chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc gây dao động, mơ hồ, ảo tưởng về mục tiêu XHCN của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mục tiêu của chiến lược “DBHB” đối với cách mạng nước ta là xoá bỏ chế độ XHCN lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước mắt, Mỹ tập trung vào thúc đẩy tự do hoá chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ không giới hạn, thúc đẩy tư nhân hoá nền kinh tế thị trường theo hướng TBCN và “phi chính trị hoá lực lượng vũ trang” để chủ động tiếp cận, chọn lọc và hành động từng bước, đánh có trọng điểm tiến tới phá hoại toàn diện. Nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ những âm mưu, thủ đoạn, những chính sách “DBHB” của Mỹ ở Việt Nam. Đồng thời, cũng làm rõ những hoạt động đấu tranh chống lại “DBHB” của Mỹ từ năm 1975 đến nay. 1 Trên cơ sở đó, đánh giá những đặc điểm, tác động của cuộc đấu tranh chống “DBHB” của Mỹ ở Việt Nam. Qua việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nghiên cứu Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay. Đấu tranh chống chiến lược “DBHB” bạo loạn lật đổ của kẻ thù nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” là một trong những vấn đề sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là trách nhiệmcủa hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, nghiên cứu để làm rõ âm mưu, thủ đoạn và nhiệm vụ đấu tranh, tăng cường nhận thức cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng chống có hiệu quả chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ của Mỹ đối với Việt Nam là một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Đồng thời khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin cả về lý luận và thực tiễn, trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai. Điều này, có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục lí tưởng, niềm tin của cán bộ, nhân dân vào con đường CNXH mà dân tộc ta đã lựa chọn. Như vậy, đề tài không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Việt Namchống chiến lƣợc Diễn biến hòa bình của Mỹ từ 1975 – 2015” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam trong 30 chống chiến tranh xâm lược, vấn đề này được kết hợp nghiên cứu trong việc tìm hiểu ý đồ, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động để có đối sách thích hợp, thể hiện trong các Nghị quyết công tác năm, chỉ thị, quyết định của lực lượng quốc phòng, nội vụ và trong văn kiện của Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện đấu tranh. Đối tượng của 2 chính sách “DBHB” do Mỹ và các nước phương Tây thực hiện đó là tất cả các nước XHCN. Vì vậy, nghiên cứu “DBHB” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước XHCN. Với tư cách là những đối tượng của chiến lược “DBHB”, Trung Quốc và Việt Nam đã nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc về vấn đề này thông qua các công trình như: -Tiêu biểu là công trình “Bàn về vấn đề chống Diễn biến hòa bình” (Nguyễn Huy Quý dịch, NXB Chính trị Quốc Gia xuất bản – Hà Nội, 1993) của các học giả Trung Quốc. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích rõ khái niệm là “DBHB” là việc các thế lực phản động quốc tế lợi dụng thời cơ tình hình thế giới có xu thế phát triển hòa bình và các nước XHCN thực hiện cải cách mở cửa, chúng vận dụng các khẩu hiệu dân chủ, tự do, nhân quyền của giai cấp tư sản để tiến hành thẩm thấu và xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, tôn giáo của các nước XHCN. Đồng thời tác giả đã chỉ ra nguồn gốc ra đời của chiến lược “DBHB”, cùng với những âm mưu,thủ đoạn, phương tiện mà các thế lực phản động sử dụng để chống phá XHCN ở Trung Quốc. Ở phần 2 của cuốn sách, tác giả đã phân tích tại sao cần phải phòng và chống “DBHB” và chống “DBHB” như thế nào ở Trung Quốc một cách sâu sắc và toàn diện, đặc biệt là trong hai lĩnh vực kinh tế và chính trị. Trong cuốn sách “Diễn biến hòa bình và chống diễn biến hòa bình” (Nhiều tác giả, NXB Khoa học xã hội – Trung Quốc,1992, Tổng cục II Bộ Quốc phòng 1993) đã nêu lên quá trình hình thành, phát triển và thủ đoạn “DBHB” của Mỹ và phương Tây, những luận cứ của Lê – nin, quan điểm của Mao Trạch Đông trong quá trình đấu trình đấu tranh, cảnh giác, ngăn chặn và chống “DBHB”. Đây là cuốn sách có giá trị nghiên cứu tham khảo và gợi cho ta nhiều điều đáng để suy ngẫm. 3 -Các công trình nghiên cứu trong nước như: “Quyết tâm làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”(Ban tư tưởng - văn hoá TW, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội 1994), cuốn sách đã chỉ ra cần nhận thức đúng đắn về chiến lược “DBHB” và cần phải kiên quyết chống lại “DBHB” của các thế lực thù địch bằng việc đưa ra các giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay. Một cuốn sách mới xuất bản gần đây nhất đó là: "Phòng, chống Diễn biến hòa bình ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn"(2009), của PGS.TS Lê Minh Vụ và thiếu tướng, TS Nguyễn Tiến Quốc đồng chủ biên, NXB Chính Trị Quốc Gia. Cuốn sách tập hợp các bài viết nghiên cứu về chiến lược "DBHB" trên nhiều phương diện khác nhau. Nội dung chủ yếu của sách đề cập đến phương thức, thủ đoạn mới của chiến lược "DBHB"; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình" ở nước ta hiện nay. Cuốn sách tập trung vào bốn lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - xã hội; kinh tế - đối ngoại; tư tưởng - văn hóa; quốc phòng an ninh. Cuốn sách cũng phân tích các biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trong tình hình mới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Những công trình này đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về chính sách “DBHB” của Mỹ và các thế lực thù địch. Tuy nhiên, những tác phẩm nghiên cứu đó chưa đề cập đầy đủ về cuộc đấu tranh của “DBHB” ở Việt Nam từ 1975-2015, đồng thời chưa phân tích cụ thể những đặc điểm của cuộc đấu tranh chống “DBHB” ở Việt Nam, và tác động tích cực cũng như tiêu cực của “DBHB”. Nhưng những công trình nghiên cứu đó là gợi ý khoa học để tôi có thể tiếp cận đề tài của mình từ góc độ khái quát hóa nhất, giúp 4 người viết khóa luận tốt nghiệp có thể nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống và lôgíc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là làm rõ các cuộc đấu tranh của Việt Nam chống “diễn biến hòa bình” của Mỹ từ khi nước ta giành được độc lập cho đến nay, trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị - quốc phòng an ninh cho đến văn hóa - xã hội, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực. Mục đích làm thất bại “DBHB”, bảo vệ, giữ gìn thành quả cách mạng, sự tồn vong của dân tộc Việt Nam khi xác định đưa đất nước theo mô hình CNXH. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những hiện tượng, những hình thức biểu hiện của “DBHB” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để phát hiện bản chất của nó. Qua đó thấy được âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của Mỹ thực hiện ở Việt Nam.Nhận thức của Việt Nam về “DBHB” trong cuộc đấu tranh chống lại “DBHB”. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu Việt Nam chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của Mỹ từ năm 1975 đến 2015. Làm rõ những tác động của “DBHB” đối với Việt Nam bao gồm những mặt tích cực và tiêu cực. * Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu cuộc đấu tranh chống“diễn biến hòa bình” của Mỹở Việt Nam, việc Việt Nam nhận thức và đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị - 5 quốc phòng an ninh, văn hóa-xã hội, cũng như đặc điểm, tác động của cuộc đấu tranh chống lại “Diễn biến hòa bình” của Mỹở Việt Nam. - Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ khi Việt Nam giành được độc lập hoàn toàn thống nhất đất nước từ năm 1975 đến hết năm 2015. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu Những cuốn sách viết vềnhận diện và chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, bao gồm những cuốn sách của các tác giả Việt Nam và tác phẩm nước ngoài được dịch sang tiếng Việt. Tiếp theo là những văn kiện đại hội Đảng từĐại hội V đến Đại hội XI, những bài viết, bài nghiên cứu trên các trang báo điện tử như: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, Bộ Văn Hóa, Bộ Ngoại giao, Biên phòng,… * Phương pháp nghiên cứu: Về thế giới quan: Để thực hiện và hoàn thành bài khóa luận, phương pháp mà tôi sử dụng để nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tiến hành nghiên cứu dựa trên quan điểm lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lenin và quan điểm, chủ trương củaĐảng. Phương pháp nghiên cứu:hai phương pháp nghiên cứu chủ yếumà tôi sử dụng là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra còn có các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, phương pháp liệt kê 6. Đóng góp của khoá luận Khóa luận đã tập hợp được một cách có hệ thống tài liệu liên quan đến đề tài “Việt Nam chống chiến lược DBHB của Mỹ ở Việt Nam từ 1975 đến 2015”. Khóa luận góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn những kiến thức về “diễn biến hòa bình”, vềâm mưu và thủđoạn của đế quốc Mỹ trong việc tiến 6 hành diễn biến hòa bình trên thế giới và Việt Nam, nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam trong việc chống lại “diễn biến hòa bình” của Mỹ trên mọi phương diện của cuộc sống. Từđó, giúp ích cho việc đề ra những biện pháp, chính sách để Việt Nam đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, làm thất bại âm mưu của Mỹ ở Việt Nam, đưa đất nước ngày càng phát triển hơn nữa. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho các đề tài có liên quan như: Lịch sử Việt Nam hiện đại, phòng chống phản động bạo loạn lật đổ, giải quyết các vấn đề chính trị phức tạp trong cán bộ, đảng viên, phục vụ cho công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Là nguồn tư liệu tốt để nghiên cứu, giảng dạy trong các trường chính trị, quốc phòng, an ninh. 7. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận bao gồm ba chương: Chƣơng 1: Chính sách “Diễn biến hòa bình” của Mỹ trên thế giới vàở Việt Nam Chƣơng 2: Việt Nam nhận thức và đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” của Mỹ (1975-2015) Chƣơng 3:Đặc điểm và tác động của cuộc đấu tranh chống lại “Diễn biến hòa bình” của Mỹở Việt Nam (1975-2015) 7 Chƣơng 1 CHÍNH SÁCH "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA MỸ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1. Chính sách “diễn biến hòa bình” của Mỹ trên thế giới 1.1.1. Khái niệm và bản chất của “Diễn biến hòa bình” 1.1.1.1.Khái niệm Cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước Nga đã mở ra con đường phát triển mới cho nhân loại. Đó là con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và các giai cấp bóc lột. Việc mở ra con đường này đồng nghĩa với sự bắt đầu một thời đại lịch sử mới mà trong đó địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản bị thách thức. Ngay lập tức, chủ nghĩa tư bản thế giới, các thế lực phản động đã xúm lại tìm cách bóp chết chủ nghĩa xã hội ngay từ khi còn “trong trứng nước”. Ỷ vào tiềm lực hơn hẳn về kinh tế, quân sự, chúng đã phát động cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc chống nước Nga Xô Viết non trẻ trong những năm 1918 - 1922. Chúng đã hướng sức mạnh tàn phá do chủ nghĩa phát xít nhằm tiêu diệt Liên Xô (1941 - 1945). Song những nỗ lực của chủ nghĩa đế quốc trong việc dùng sức mạnh quân sự và chiến tranh để tiêu diệt Liên Xô Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã bị thất bại thảm hại. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đang đứng vững trước những cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc - phản động quốc tế. Trong khi đó, cách mạng lần lượt thành công ở các nước Đông Âu, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội - các cao trào giải phóng dân tộc đã thu hẹp đáng kể phạm vi thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Từ kinh nghiệm 8 lịch sử ở giai đoạn trước, lẫn thực tế tình hình tư bản và đế quốc hiếu chiến nhận thấy rằng, không thể xoá bỏ được chủ nghĩa xã hội hiện thực - xâm chiếm các nước xã hội chủ nghĩa bằng cách trực tiếp dùng thủ đoạn quân sự. Hơn nữa, việc phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn, trực diện tấn công vào các nước xã hội chủ nghĩa có thể đưa tới hậu quả ngược chiều là chủ nghĩa tư bản thế giới tiếp tục bị đe doạ và thất bại nặng nề hơn nhiều. Bằng chứng hùng hồn là hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đưa tới thắng lợi mở rộng phạm vi của chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, sau chiến tranh thất bại ở Việt Nam, những phần từ diều hâu phản động nhất buộc phải xem xét, cân nhắc lại những khả năng và hiệu quả của việc sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế của mình. Một loạt tác giả hàng đầu về nghiên cứu chiến lược của Mỹ như : Kitxingiơ, Brêdinxki, Mắcnamara… bắt đầu đưa ra những khuyến cáo về sự thay đổi chiến lược từ chỗ dùng sức mạnh quân sự “lấy thịt đè người” chuyển sang giải pháp “chiến tranh không cần khói súng”. Nhờ việc hoàn thiện chiến lược “DBHB” mà những năm gần đây chúng đã và đang giành được những thắng lợi nhất định. Chúng tấn công và làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ. Hiện nay, mũi nhọn của “DBHB” đang được ráo riết thực hiện thâm độc, quyết liệt, hướng trọng tâm vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như : Cu Ba, Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên nhằm thực hiện mục đích “Bá chủ toàn cầu”, làm “xanh hoá cái đầu đỏ”. Khái niệm “DBHB” được thể hiện qua rất nhiều cụm từ như: “Chuyển hoá hoà bình” (Peaceful change); “Biến đổi hoà bình” (Peaccful transformaton). “Cách mạng hoà bình” (pcaceful revolution), “cạnh tranh hoà bình” (peaccful competitison); “Phương pháp hoà bình” (peacegul means). Thậm chí, các thế lực thù địch còn đưa ra khái niệm “Bom F”, chữ đầu của chữ Food, tức là “thức ăn” trong tiếng Anh. Khi nói về “Bom F”, Kitxinh giơ 9 đã nói : “con đường bằng phẳng nhất để đi vào các nước đang phát triển là đi qua cái dạ dày của họ”. Mặc dù được gọi dưới nhiều tên khác nhau, nhưng thuật ngữ “DBHB” vẫn được sử dụng phổ biến nhất. “DBHB” theo cách hiểu chung nhất đó là, chiến lược tấn công trên qui mô toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch do Mỹ khởi xướng với những ý tưởng ban đầu từ cuối những năm 40 nhằm thủ tiêu chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế trong điều kiện không thể giành thắng lợi bằng biện pháp quân sự. Chiến lược “DBHB” được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương thức tổng hợp, thủ đoạnphá hoại thâm độc, tinh vi với tính chất, phạm vi và mức độ khác nhau, kể cả biện pháp răn đe quân sự, diễn ra trên mọi lĩnh vực mà kinh tế chính trị, tư tưởng và nội bộ là mặt trận nóng bỏng, dân tộc tôn giáo là “ngòi nổ”. Các hoạt động này chủ yếu làm xuất hiện ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa những nhân tố phản cách mạng, hỗ trợ và tiếp sức cho các nhân tố này mạnh dần lên trở thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; từng bước làm suy giảm tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; làm suy yếu và làm mất dần bản sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa; kết hợp tác động từ bên ngoài tạo ra sự vận động từ bên trong một cách toàn diện theo hướng tư bản chủ nghĩa từng bước chuyển hoá theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chiến lược này lợi dụng các đặc điểm trong môi trường quan hệ quốc tế, như sự đan xen và tương tác giữa hợp tác và cạnh tranh, xu hướng quốc tế hoá, khu vực hoá đồng thời với xu hướng đề cao chủ nghĩa dân tộc. Chúng lợi dụng các khẩu hiệu “dân chủ”, “nhân quyền” giả hiệu để kích động quần chúng, gây rối loạn xã hội. Chúng triệt để khai thác những sơ hở, thiếu sót, sự chưa hoàn chỉnh của đường lối chính sách trong cải tổ và đổi mới; Khoét sâu sai lầm trong tổ chức thực hiện, tronglãnh đạo và quản lý các mặt của đời sống xã hội. 10 Quá trình “DBHB” là quá trình đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước xã hội chủ nghĩa đang cải tổ, cải cách, đổi mới, tức là xã hội đang trong qúa trình biến động, đang chứa đựng nhiều yếu tố ổn định. Tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, việc giải quyết tình thế chính trị này không nhất thiết diễn ra dưới dạng chuyển hoá “hoà bình” mà có thể xảy ra hỗn loạn chính trị - xã hội, thậm chí bạo loạn phản cách mạng, lật đổ không ngoại trừ khả năng can thiệp vũ trang từ bên trong. 1.1.1.2. Bản chất của “DBHB” Đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, việc chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, tồn tại và phát triển là điều chúng không thể chấp nhận được. Bởi vì: Thứ nhất: Theo bản chất riêng của mình, chế độ xã hội chủ nghĩa là một con đường phát triển tất yếu của lịch sử mang chức năng phủ định trực tiếp mô hình đối lập - là CNTB. Thứ hai: Đối với thị trường thế giới vốn đã được chủ nghĩa tư bản giành giật và phân chia từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mỗi nước cũng như toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa do sự tồn tại, độc lập và chủ quyền quốc gia của mình, đặc biệt do thể chế chính trị và kết cấu, cơ chế kinh tế đặc trưng và hoàn toàn mới mẻ của nó, đã thực sự là những vùng mà chủ nghĩa tư bản khó bề kiểm soát. Do vậy, mọi hoạt động của giai cấp tư sản chống chủ nghĩa xã hội đều mang bản chất phản động và ngăn trở tiến trình lịch sử nhân loại. chiến lược “DBHB” dù không sử dụng các biện pháp quân sự, mục đích của nó vẫn là loại bỏ chủ nghĩa xã hội khỏi vũ đài chính trị thế giới, loại bỏ một hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến nhất, kéo lịch sử trở về chủ nghĩa tư bản. Vì thế, chiến lược này mang bản chất chống cộng rất phản động, nguy hiểm. chiến lược “DBHB” là sự can thiệp toàn diện, thô bạo vào công việc nội bộ của các 11 nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đầu, chủ yếu nó can thiệp ở khu vực ngoại vi, đặt trọng tâm vào các hoạt động bao vây, ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa và của các nước xã hội chủ nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc. Nhưng sang giai đoạn “Vượt trên ngăn chặn” thì sự can thiệp này trở nên lộ liễu, trắng trợn. Richard Nixon khẳng định rằng: “Không được chấp nhận quan điểm cho rằng, cộng sản có quyền cạnh tranh với chúng ta trong thế giới tự do, còn chúng ta thì không có quyền cạnh tranh với họ trong thế gới cộng sản, chúng ta phải phát triển chiến lược thi đua hoà bình với Matxcơva ở Đông Âu và ở cả Liên Xô, phải thúc đẩy chiến lược “DBHB” dưới chế độ của họ”.[34] Chúng ta biết rằng, chiến lược “DBHB” là âm mưu và hành động của chủ nghĩa đế quốc chống lại sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, những thủ đoạn tiến công lắt léo, tinh vi dưới các chiêu bài mị dân như: “Sự nhích lại gần”, “Giải phóng tư tưởng” hoặc “Cạnh tranh hoà bình”… đã đánh trúng tâm tư, nguyện vọng và ước mong của quần chúng nhân dân và một bộ phận cán bộ, đảng viên chiến lược “DBHB” đã che đậy được bản chất xấu xa, phản động của nó. Ở nhiều nước XHCN, trong giới trí thức và chính khách do mơ hồ, mất cảnh giác, ảo tưởng nên có nhiều người đứng ra bào chữa cho các hành động của chủ nghĩa đế quốc. Họ tự cho rằng, chủ nghĩa xã hội sụp đổ là do “tự DBHB” chứ không phải do can thiệp, tiến công của chủ nghĩa đế quốc từ bên ngoài. 1.1.2. Âm mưuvà thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của Mỹ trên thế giới 1.1.2.1. Âm mưu Âm mưu cuối cùng của chiến lược “DBHB” mà Mỹ tiến hành là nhằm thủ tiêu chủ nghĩa xã hội hiện thực, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Đểđạt được mục đích đó, Mỹ đặt ra những mục tiêu cơ bản sau: Một là: Xóa bỏ chủ nghĩa Mác- Lenin, thay thế bằng tư tưởng tư sản ở các nước xã hội chủ nghĩa. 12 Hai là: Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ba là: Gây mất ổn định về chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa Bốn là: Làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, khống chế nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa Năm là: Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo giá trị phương Tây Sáu là: “Phi chính trị hóa” để “vô hiệu hóa” quân đội và công an Những mục tiêu này có mối quan hệ tác động tác động lẫn nhau, nếu chủ nghĩa đế quốc thực hiện được tất yếu dẫn đến âm mưu cuối cùng mà Mỹ theo đuổi là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. 1.1.2.2. Thủ đoạn Mỹ thực hiện “DBHB” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để chống các nước XHCN. Thủđoạn mà Mỹ dùng để thực hiện “DBHB”: Trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận: Mỹ bài bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lenin và các tư tưởng cách mạng khác, phê phán, bôi nhọ CNXH hiện thực. Những luận điểm Mỹ thường reo rắc như: Chủ nghĩa Mác – Lênin là một “giáo lý phi khoa học”, những nguyên lý cơ bản của C.Mác, Ph. Angghen, V.I.Lênin đều là sự áp đặt chứ không phải tất yếu của lịch sử; Cách mạng tháng Mười là sự “đẻ non”, chủ nghĩa xã hội chỉ là “quái thai của lịch sử”, “là sự phát triển ngoài nền văn minh của nhân loại”… nên “chắc chắn sẽ bị diệt vong”. Mặt khác, Mỹ tán dương, cường điệu sự giàu có, văn minh, nền dân chủ, tự do của xã hội tư bản,che đậy những khuyết tật, những xấu xa của xã hội này. Từ đó để gây hoang mang, lung lạc tinh thần của những người nhẹ dạ cả tin, phá hoại tư tưởng, tinh thần nội bộ các nước XHCN về cả học thuyết và hiện thực, củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của CNTB trên phạm vi toàn thế giới. Mỹ tuyên truyền, cổ động cho những luận thuyết tư tưởng tư sản mới, xóa nhòa sự khác biệt về bản chất giữa CNTB và CNXH; ca tụng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan