Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME), một số thành tựu trong gần 10 năm qua và định h...

Tài liệu Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME), một số thành tựu trong gần 10 năm qua và định hướng nghiên cứu, phát triển

.PDF
7
233
86

Mô tả:

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME), một số thành tựu trong gần 10 năm qua và định hướng nghiên cứu, phát triển
Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME), một số thành tựu trong gần 10 năm qua và định hướng nghiên cứu, phát triển TS. Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí Trải qua 50 năm thành lập và phát triển Viện Nghiên cứu cơ khí (NARIME) đã góp phần làm cho ngành cơ khí Việt nam đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong chương trình nội địa hóa thiết bị cho các ngành công nghiệp. Đặc biệt, trong gần mười năm qua, với định hướng hoạt động của Viện phải phục vụ cho nhu cầu phát triển của các chương trình kinh tế của đất nước, Viện đã liên tục phát triển cả trong các hoạt động nghiên cứu và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược phát triển của Viện giai đoạn 2005-2015 là không ngừng nâng cao năng lực tư vấn thiết kế, quản lý dự án bằng việc hợp tác nhận chuyển giao công nghệ; đầu tư năng lực nghiên cứu, chế tạo để chế tạo một số sản phẩm quan trọng, công nghệ cao; tăng cường hợp tác với các nhà chế tạo trong nước để chế tạo thiết bị trong nước, đảm nhận tổng thầu các dự án trong các ngành công nghiệp quan trọng. Ngoài ra, Viện còn không ngừng đổi mới về tổ chức nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược. 1. Một số điểm chính của Chiến lược phát triển Viện giai đoạn 2005-2015 Điểm mấu chốt của Chiến lược là Viện lấy việc phục vụ các chương trình kinh tế lớn của đất nước làm định hướng cho mọi hoạt động và có đầu tư sớm, đầu tư sâu để đón bắt, đáp ứng các chương trình này. Trong giai đoạn 2005-2015, về công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh ngành công nghiệp xi măng, công nghiệp thủy điện, nhiệt điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, Viện NARIME xác định đây là các lĩnh vực Viện cần đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, quản lý và xây dựng dự án. Viện phấn đấu để trở thành không những là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế, cung cấp thiết bị mà còn là nhà tổng thầu EPCM hay EPC mạnh. Tuy nhiên, để làm chủ công tác thiết kế, chế tạo, Viện chỉ có kiến thức chung về cơ khí; hầu như chưa có hoặc chưa đầy đủ các kiến thức chuyên ngành về công nghệ xi măng, thủy điện, nhiệt điện, bô xít, tự động hóa. Để nâng cao, làm chủ kiến thức trong các lĩnh vực này, Viện chủ trương tự đào tạo các kiến thức chung, hợp tác với các công ty hàng đầu trong các lĩnh vực này để học hỏi, nhận chuyển giao công nghệ. Về chuyển giao công nghệ, Viện tập trung chuyển giao trong quá trình thực hiện dự án, ví dụ, nhà thầu nước ngoài đảm nhận phần thiết kế cơ sở, cùng với Viện thiết kế chi tiết, như vậy nếu có sự chuẩn bị nhất định, Viện có thể làm chủ công nghệ với giá thành hợp lý. Đặc biệt, Viện thành lập thêm các bộ phận tự động hóa trong một số trung tâm để có thể làm chủ toàn bộ dây chuyền sản xuất. Về chế tạo, cung cấp thiết bị, Viện chủ trương liên kết với các nhà sản xuất trong và ngoài nước: Các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp một số máy và thiết bị quan 1 trọng của hệ thống hay sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm; Viện đầu tư một số công nghệ chế tạo nhất định để chế tạo một số sản phẩm hay chi tiết quan trọng của thiết bị nhằm giảm dần tỷ lệ nhập ngoại; các thiết bị không quan trọng hay kết cấu, Viện liên kết với các đơn vị chế tạo cơ khí trong nước để thực hiện. Tuy nhiên, phần tích hợp hệ thống, phần chạy thử và đưa vào vận hành Viện trực tiếp thực hiện với sự giúp đỡ của chuyên gia hoặc công ty nước ngoài. Để làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo như đã đề cập ở trên, việc hợp tác với các công ty nước ngoài là yếu tố quyết định, ngoại ngữ được xác định là chỉ tiêu bắt buộc đối với cán bộ của Viện. Trong Chiến lược, đến năm 2015 ít nhất có 30% cán bộ có khả năng giao tiếp, 50% cán bộ có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu, thiết kế. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc mở các lớp ngoại ngữ, bắt buộc các cán bộ đã và đang làm việc tại Viện phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, các cán bộ mới tuyển dụng bắt buộc phải sát hạch trình độ tiếng Anh. Viện xác định công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng. Yêu cầu của Viện là các đề tài nghiên cứu phải có mục tiêu rõ ràng, trong đó khoảng 70% đề tài công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ phục vụ các chương trình xi măng, thủy điện, nhiệt điện, tự động hóa; 30% số lượng đề tài phục vụ cho các công nghệ mới, cơ bản nhằm sẵn sàng đón bắt, cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động của Viện. Các đề tài nghiên cứu hoặc phải có ứng dụng cụ thể, hoặc phải có giá trị khoa học thể hiện bằng những bài báo quốc tế và trong nước, hoặc các giải thưởng, bằng phát minh sáng chế. Việc đổi mới về cơ cấu, tổ chức được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển của Viện. Trước hết, việc đổi mới tổ chức Viện là điều kiện tiên quyết để Viện thực sự có thể hoạt động như doanh nghiệp, đảm bảo thực sự gắn kết được hoạt động nghiên cứu phát triển với hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng chính vì có định hướng đó, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005, Viện là một trong những đơn vị đi đầu trong việc chuyển đổi. Thứ hai, Viện tạo cho cán bộ, các nhà nghiên cứu của Viện có được cơ hội học tập, phát triển, có được đồng lương tương xứng với sức lao động đảm bảo không những không chảy máu chất xám mà còn thu hút được lực lượng cán bộ trình độ cao. Thứ ba, Viện thành lập một số công ty cổ phần nhằm áp dụng các kết quả nghiên cứu của Viện vào thực tế và nâng cao năng lực của Viện. 2. Một số thành tựu của Viện đã đạt được Với định hướng chiến lược rõ ràng, tổ chức thực hiện kiên định, có theo dõi, đánh giá của Viện, với sự đổi mới trong quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng với sự giúp đỡ của Bộ Công Thương, trong mười năm qua Viện đã đạt được một số thành công đáng ghi nhận trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh. Thứ nhất, trong công nghiệp xi măng, Viện Nghiên cứu Cơ khí và Lilama đã hợp tác với Tập đoàn Thiên Tân Trung quốc, mua thiết bị chính kèm theo thiết kế cơ 2 sở của Thiên Tân, với kinh nghiệm và lấy mẫu các thiết bị đã có tại Việt Nam, Viện và Lilama đã thiết kế, chế tạo và cung cấp trong nước 40% thiết bị của nhà máy xi măng Sông Thao. Thứ hai, trong lĩnh vực thủy điện, trước năm 2005 Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết thiết bị cơ khí thủy công của nước ngoài, với chủ trương của Chính phủ về nội địa hóa đến mức tối đa có thể, Bộ Công thương đã chỉ đạo Viện nghiên cứu tìm mua thiết kế, nhận chuyển giao công nghệ thiết kế của nước ngoài. Từ năm 2005 Viện đã hợp tác với công ty ZaparozeGhidrostal của Ucraina để thiết kế thiết bị cơ khí thủy công, đến nay Viện đã hoàn toàn làm chủ thiết kế, đã cùng các doanh nghiệp cơ khí trong nước chế tạo cung cấp thiết bị cho hàng chục dự án với giá trị hàng ngàn tỷ đồng, giảm giá thành đáng kể so với sản phẩm nhập ngoại. Gần đây nhất, Viện và các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã thiết kế, chế tạo, đưa vào vận hành thành công thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy thủy điện Sơn La và đang thiết kế, chế tạo thiết bị cho nhà máy thủy điện Lai Châu. Thứ ba, trong lĩnh vực khai thác dầu khí, với chủ trương nội địa hóa của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí, Viện đã cùng PVShipyard hợp tác với công ty LeTournue của Mỹ và một số công ty của Singapor để đóng mới giàn khoan 90 mét nước. Với thiết kế cơ sở và một số thiết bị chính mua của nước ngoài, chúng ta không những chế tạo được giàn khoan với chất lượng tương đương G7, giá thành cạnh tranh mà còn đào tạo được đội ngũ kỹ sư thiết kế, công nhân chế tạo, từng bước làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo giàn khoan. Thứ tư, trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến bô xít, với chủ trương phát huy nội lực, lãnh đạo Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã chỉ định Viện làm tổng thầu, cho phép Viện thuê chuyên gia nước ngoài để đảm nhận những công việc trước đây chỉ dành cho các nhà thầu nước ngoài. Cách làm như vậy không những tiết kiệm cho chủ đầu tư mà còn nâng cao năng lực thiết kế, quản lý dự án của Viện một cách đáng kể. Qua việc thuê chuyên gia, cùng làm việc với chuyên gia, đến nay Viện đã có thể đảm nhận được thiết kế cơ sở cho các dự án mới. Với việc quản lý dự án cho dự án tiếp theo, Viện có thể giảm bớt chuyên gia nước ngoài và thay thế bằng kỹ sư của Viện. Cũng trong ngành công nghiệp bô xít, Viện đã liên danh với các công ty trong nước như Công ty Chế tạo máy Than Cẩm Phả, Tổng công ty Vinaincon thiết kế, chế tạo, đưa vào vận hành thành công nhà máy tuyển rửa quặng bô xít. Đặc biệt, trong dự án này lần đầu tiên Viện chế tạo thành công băng tải công suất lớn dài 5 km, băng tải dài nhất do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo. Trong lĩnh vực nhiệt điện, Viện đã nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ nghiên cứu, thiết kế một số thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, như đại tu thành công lọc bụi tĩnh điện cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Uông Bí; thiết kế, chế tạo, cung cấp thiết bị lọc bụi tĩnh điện cho nhà máy nhiệt điện Vũng áng 1. Hiện nay, Viện đang cùng các doanh nghiệp cơ khí trong nước xây dựng đề án chế tạo thiết bị cho các nhà máy điện, trình Chính phủ phê duyệt. Dự kiến trong giai đoạn tới, Viện 3 sẽ là đơn vị chủ trì việc nhận chuyển giao công nghệ, cùng các doanh nghiệp cơ khí trong nước nội địa hóa được 30% giá trị công việc của các dự án nhiệt điện. Trong lĩnh vực tự động hóa, Viện là đơn vị có uy tín tại Việt Nam trong lĩnh vực tích hợp hệ thống. Viện đã thiết kế, tích hợp, viết chương trình điều khiển, cung cấp, đào tạo, đưa vào vận hành nhiều hệ thống tự động hóa cho các công đoạn hay toàn bộ nhà máy giấy, nhà máy xi măng, nhà máy thủy điện. Song song với việc phát triển các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy của Viện cũng không ngừng được hoàn thiện. Viện đã thực hiện chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Viện đã thành lập được các công ty cổ phần để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, như Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị NARIME với nhà máy chế tạo để chế tạo lọc bụi tĩnh điện và dự kiến chế tạo một số cụm sản phẩm cho thiết bị các nhà máy điện, bô xít... Cán bộ của Viện có điều kiện học tập, phát triển về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ năng thiết kế với các phần mềm hiện đại. 3. Định hướng trong giai đoạn 2012-2020 3.1. Hoạt động khoa học công nghệ Tập trung các hoạt động nghiên cứu, đào tạo để có kiến thức về các công nghệ nền trong một số lĩnh vực: công nghệ tự động hóa, điều khiển hệ thống, dây chuyền công nghiệp; công nghệ hàn và xử lý bề mặt; công nghệ thiết kế cho thiết bị và hệ thống trong các lĩnh vực nhà máy nhiệt điện, nhà máy khai thác và chế biến bô xít, các nhà máy tuyển than và khoáng sản; kỹ năng thiết kế với các phần mềm trợ giúp như Syscad, FEA, ... Tập trung liên kết, nhận chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, khai thác chế biến bô xít, chế biến than, khoáng sản, phấn đấu trở thành nhà tổng thầu EPC, EPCM với các dự án trong các lĩnh vực này. 4 3.2. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ: Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu đàn có kiến thức rộng, tác phong làm việc chuyên nghiệp làm nòng cốt tại các chuyên môn. Xây dựng các bộ phận chuyên sâu là cán bộ kỹ thuật trẻ có trình độ chuyên môn, có ngoại ngữ, có sức khoẻ tốt và nhiệt tình công tác. Thường xuyên tổ chức đào tạo, đào tạo lại cập nhật các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, chuyên sâu để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Viện. Về nhân lực, đến năm 2020 cán bộ công nhân viên trong Viện là 1000 người trong đó bao gồm 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, 50 thạc sỹ, trên 900 người có trình độ kỹ sư. 50% cán bộ có trình độ kỹ sư thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. 3.3. Xây dựng chính sách chất lượng: Tiếp tục chính sách chất lượng ‘Giải pháp hoàn hảo, công nghệ tiên tiến’. Mục tiêu chất lượng : Là một Viện nghiên cứu chuyên sâu, nhanh nhạy và đổi mới để phục vụ khách hàng. Không ngừng thay đổi tạo ra môi trường phát triển cho cho cán bộ, khuyến khích sự làm việc sáng tạo, hợp tác để đạt được kết quả cao nhất. Hợp tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất và nghiên cứu. Cung cấp các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh. Biện pháp đảm bảo chất lượng: Thực sự đưa qui trình kiểm soát chất lượng vào hoạt động. Chuẩn hóa công tác tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế. Chuẩn hoá quy trình nghiên cứu thiết kế. Chuẩn hoá công tác tuyển chọn cán bộ. Chuẩn hoá các loại văn bản giấy tờ, công tác hành chính, tài chính Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Xây dựng bản sắc, phát triển thương hiệu NARIME. Xây dựng, khuyến khích phát triển tinh thần cộng đồng, hợp tác phát triển trong Viện. Xây dựng, khuyến khích phát triển phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ. Xây dựng, khuyến khích tinh thần trách nhiệm trong công tác, trách nhiệm với tập thể, trách nhiệm khách hàng và với xã hội. 3.4. Phát triển thị truờng: Tập trung phát triển thị trường truyền thống: bao gồm cung cấp phụ tùng, thiết bị cơ khí có chất lượng cao cho các ngành xi măng, điện, giấy, hoá chất, chè, sản xuất ô tô, xe máy; Xây dựng, phát triển mặt hàng truyền thống thuộc thế mạnh, chất lượng cao của Viện như thiết bị nhà máy điện, lọc bụi, thiết bị nâng chuyển, các hệ thống sàng tuyển than, các thiết bị định lượng, các hệ thống tự động hoá, thiết bị chẩn đoán, giám sát. Tiếp tục phát triển các dịch vụ tư vấn, giám sát hoặc tư vấn phụ, thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài. Tiếp tục thiết kế, cung cấp, tích hợp các dây chuyền thiết bị đồng bộ cho các ngành xi măng, điện, bô xít, giấy, hoá chất, chè… Mở rộng thị trường mới bao gồm: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật cho các nhà thầu nước ngoài. Xây dựng các liên doanh, cổ phần, liên kết với các tổng công ty lớn là khách hàng thường xuyên hoặc khách hàng tiềm năng lớn. Phát triển dịch vụ phân phối máy móc thiết bị cho các nhà cung cấp nước ngoài. Quảng bá, tìm kiếm, 5 mở rộng thị trường các nước trong khu vực trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, phụ tùng hoặc dịch vụ tư vấn. Củng cố, phát huy vai trò của phân viện phía nam nhằm dảm nhiệm vai trò làm đầu mối cho thị trường to lớn và quảng bá uy tín của Viện khu vực phía nam, tổ chức thực hiện các đề tài dự án phía Nam. Đến năm 2015 giá trị hợp đồng ký đạt 100 triệu USD, sản lượng công nghiệp đạt 80 triệu USD, doanh thu đạt 70 triệu USD 3.5. Phát triển cơ sở vật chất : Thường xuyên cập nhật, hiện đại hoá hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất, các phần mềm, hệ thống tài liệu tiêu chuẩn phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, quản lý dự án. mục tiêu đến năm 2015 đạt trình độ tương tương các công ty tư vấn, thiết kế của các nước phát triển. Củng cố, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà máy. Phát huy hết năng lực của các trang thiết bị sẵn có của Viện. 3.6. Đổi mới, tổ chức, xắp xếp bộ máy: Cần kiện toàn lại tổ chức, phân giao nhiệm vụ, định hướng phát triển, đặt chỉ tiêu phấn đấu rõ ràng, cụ thể cho từng đơn vị chuyên môn theo hướng chuyên môn và chuyên sâu. Củng cố, tăng cường, phát huy hết năng lực của hội đồng khoa học của Viện trong chức năng giám sát, phê duyệt phương án kỹ thuật nhằm giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện các đề tài, dự án. Tăng cường năng lực về quản lý kế hoạch, quản lý kỹ thuật, lập dự án đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu cho bộ phận kế hoạch của viện nhằm đảm nhiệm tốt chức năng kỹ thuật, kế hoạch cho Viện, đồng thời đảm nhiệm toàn bộ chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu của Viện. Củng cố các công ty con, công ty cổ phần Viện tham gia góp vốn làm nhiệm vụ chế tạo các thiết bị đặc chủng cần giữ bản quyền như các hệ thống lọc bụi, hệ thống định lượng, khuôn mẫu, các thiết bị chấp hành trong tự động hoá, lắp ráp và tích hợp hệ thống. 3.7. Phát triển hợp tác quốc tế : Tăng cường hợp tác quốc tế để nhận chuyển giao công nghệ đặc biệt trong các công nghệ mũi nhọn như tự động hoá, chẩn đoán giám sát và cơ điện tử, các công nghệ môi trường và các công nghệ chuyên ngành khác. Xây dựng các liên doanh với các nhà cung cấp nước ngoài có uy tín thực hiện dự án trong các lĩnh vực tư vân thiết kế Thuỷ điện, nhiệt điện, khai khoáng, hoá chất, tự động hoá tích hợp nhà máy. Cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật, là nhà thầu phụ cho các nhà tập đoàn nước ngoài. Làm đại diện cung cấp giải pháp, phân phối thiết bị, các sản phẩm đặc chủng cho các ngành công nghiệp. 3.8. Tăng cường công tác đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo tiến sỹ; Đào tạo ngắn hạn trong các lĩnh vực chuyên sâu của Viện: công nghệ hàn và xử lí bề mặt, tự động hoá, đào tạo phục vụ cho xuất khẩu 3.9. Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên : Phấn đấu thu nhập bình quân đạt 10.000 USD /người /năm vào năm 2020. Đảm bảo hàng năm cán bộ có tiêu chuẩn khám sữ khỏe định kỳ, nghỉ mát, các hoạt động đoàn thể như bóng đá, tennis… 6 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan