Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự v...

Tài liệu Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam năm 2004 luận văn ths. luật

.DOCX
121
42
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẰNG VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAMNĂM 2004 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI -2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẰNGVIỆN KIỂM SÁT THAM GIA TỐ TỤNGDÂN SỰTHEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰVIỆT NAMNĂM 2004 Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Công Bình HÀ NỘI-2014 MỤC LỤCTrang Trang phụ bìa Lời cam đoanMục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞLÝ LUẬN CỦA QUY ĐỊNHVIỆN KIỂM SÁT THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ6 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 6 1.1.1. Khái niệm việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 61.1.2. Đặc điểm của việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 8 1.1.3. Ý nghĩa của việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 11 1.2. Cơ sở của việcpháp luật quy định Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 13 1.2.1. Cơ sở lý luận của việc pháp luật quy định Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 13 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc pháp luật quy định Viện kiểm sát tham tố tụng dân sự 15 1.3. Sơ lược sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay về việc tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát 18 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 18 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 20 51.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004 21 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm nay 23 Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2004 VỀ VIỆN KIỂM SÁT THAM GIATỐ TỤNG DÂN SỰ27 2.1. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong quátrình giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm 27 2.1.1. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm 27 2.1.2. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết việcdân sự theo thủ tục sơ thẩm 34 2.2. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm 36 2.2.1. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm36 2.2.2. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm 44 2.3. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 45 2.3.1. Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự 46 2.3.2. Viện kiểm sát tham gia tố tụng trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định giải quyết việc dân sự 49 Chương 3: THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT THAM GIATỐ TỤNG DÂN SỰTHEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2004 VÀ KIẾN NGHỊ52 3.1. Thực tiễn Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 52 63.1.1. Khái quát thực tiễn Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 200452 3.1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 56 3.2. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự 70 3.2.1. Những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật 70 3.2.2. Những kiến nghị về thực hiện pháp luật 77 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự KSV: Kiểm sát viên TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TTDS: Tố tụng dân sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân KSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảngTên bảngTrang 3.1Thống kê kết quả công tác kiểm sát thụ lý của VKSND thành phố Hà Nội trong hai năm 2011, 201253 3.2Thống kê kết quả công tác kiểm sát tại phiên tòa, phiên họpcủa VKSNDthành phố Hà Nội trong hai năm 2011, 201254 3.3Thống kê kết quả công tác kiểm sát bản án, quyết định của VKSND thành phố Hà Nội đạt được trong hai năm 2011, 2012 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứuđề tàiNhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để góp phần thực hiện được các mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của Nhà nước ta là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm đảm bảo cho các cơ quan nhà nướcnói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng hoạt động hiệu quả.Trong lĩnh vực tư pháp, ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 08NQ/TWvề một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới(sau đây gọi tắt là Nghị quyết 08-NQ/TW)đãchỉ rõ: "Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp"[6]. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, tại Kỳ hợp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Bộ luậtTố tụng dân sự(BLTTDS). Đây là BLTTDS đầu tiêncủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có quy định các vấn đề vai trò, nhiệm vụvàquyềnhạn của Viện kiểm sátnhân dân(VKSND)trong tố tụng dân sự(TTDS). Bộ luật này điều chỉnh theo hướng hạn chế thẩm quyềntham gia TTDScủa VKSND, đề cao nguyên tắc quyền tự quyết định của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy vậy, qua thực hiện Bộ luật này cho thấy trong điều kiện hệ thống pháp luật Việt Nam còn bất cập, người dân còn gặp khó khăn trong việc tự chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đội ngũ cán bộ xét xửvà đội ngũ Luật sư cũng chưa đáp ứng được yêu cầu v.v... thì việc hạn chế việc tham gia TTDScủa VKSNDlại không phù hợp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc vi phạm pháp luật trong giải quyết các vụ việc dân sự vẫn xảy ra.Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị vềchiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020(sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49-NQ/TW)nêu rõ: Nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện và tranh chấp có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn.Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm [8].Xuất phát từ thực tiễn trên, ngày 29 tháng 3 năm 2011 tại kỳ họp thứ 10Quốc hội khóa XIIđã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDSđã sửa đổi, bổ sung các quy định về việc VKSNDtham gia tố tụng dân sự. Mặc dù Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDSđã sửa đổi nhiều quy định của BLTTDS về việc tham gia TTDScủa VKSNDcho hợp lý hơn, khoa học hơn nhưng thực tiễn áp dụng những năm qua cho thấy vẫn còn có sự bất cập, cần sự tiếp tục nghiên cứuđể hoàn thiện.Với những lý do nêu trên, học viên đã chọn đề tài "Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sựViệt Namnăm 2004"nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tàiNhững năm gần đây việc tham gia TTDScủa VKSNDđã được một số nhà khoa học luật quan tâm nghiên cứu. Có nhiều công trình nghiên cứu về việc tham gia TTDScủa VKSNDđã được công bố nhưđề tài cấp Bộ "Vị trí vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự"do Viện kiểm sát nhân dân tối cao(VKSNDTC)thực hiện năm 2008; bài "Nhận thức đúng thẩmquyền và trách nhiệm của Viện kiểm sátnhân dân trong Bộluật tố tụng dânsự"của Tiến sĩ Khuất Văn Ngađăng trên Thông tin Khoa học kiểm sát năm 2004; bài "Quyđịnh về tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sátnhân dân và hướng sửa đổi, bổ sung theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự"của Tiến sĩ Hoàng Thị Quỳnh Chi, đăng trên Thông tin Khoa học kiểm sát năm 2010; bài"Nghiên cứu các chủ trương của Đảng về vai trò của Viện kiểm sátnhân dântrong tố tụng dân sựvàsự thể chế hóa trong pháp luật tố tụng dân sựViệt Nam qua các thời kỳ"của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, đăng trên Thông tin Khoa học kiểm sát năm 2010v.v...Ngoài ra còn một số bài viết đề cập đến vị trí, vai trò của VKSNDtrong TTDS đăng trên Tạp chí Luật học, Tạp chíTòa án, Tạp chí Kiểm sát, Thông tin khoa học pháp lýnhư"Bàn về vai trò của Viện kiểm sátnhân dântrong tố tụng dân sự"của tác giả Hoàng Yến đăng trênBáo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 2012;"Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2004"của tác giả Hồ Quốc Thái đăng trênThông tin khoa học kiểm sátnăm 2010;"Nghiên cứu về vai trò của cơ quan công tố/kiểm sát trong tố tụng dân sựmột số nước trên thế giới -Những bài học cho việc xác định vị trí vai trò của Viện kiểm sátnhân dântrongtố tụng dân sựViệt Nam"của Phạm Hoàng Diệu Linhđăng trên Thông tin khoa học kiểm sát năm 2010; "Kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân là yêu cầu tất yếu của xã hội xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa"của tác giả Võ Huy Triết đăng trên Tạp chí kiểm sát năm 2012...Mặc dùcác công trình nghiên cứu đã công bố có đề cấp đến việc tham gia TTDScủa VKSNDnhưng việc nghiên cứu chủ yếu mới đi vào làm rõ vai trò của VKSNDtrong TTDSmà chưa đi sâu vào từng khía cạnh, phạm vi riêng biệt của việc tham gia TTDScủa VKSND.Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu việc tham gia TTDScủa VKSNDvẫn là cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tàiMục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận;nội dung các quy định của BLTTDS về VKSNDtham gia TTDS;việc thực hiện chúng trong thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các quy định của BLTTDS về VKSNDtham gia TTDS, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.Để thực hiện mục đích trên, việc nghiên cứucó nhiệm vụ sau:-Nghiên cứu những vấn đề lý luận về VKSNDtham gia TTDS như khái niệm, đặc điểm và vai trò của VKSND.-Phân tíchlàm rõ nội dung các quy định của pháp luật về VKSNDtham gia TTDS.-Khảo sát thực tiễn hoạt động của VKSNDtham gia TTDS, tìm ra các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng và hiệu quả của VKSNDtham gia TTDS. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tàiĐối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về VKSNDtham gia TTDS, các quy định của BLTTDS về VKSNDtham gia TTDS và thực tiễn tham gia TTDS của VKSND.Ngoài ra, có nghiên cứu các quy định của các văn bản pháp luật liên quan về VKSNDtham gia TTDS để đối chiếu tham khảo như các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS, Luật Tổ chức VKSNDvà các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDSv.v...Trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩluật học, việc nghiên cứu giới hạn trong những vấn đề lý luận cơ bản về việc tham gia TTDS của VKSNDnhư khái niệm, ý nghĩa, cơ sở tham gia TTDS của VKSND, các quy định của BLTTDS về việc tham gia TTDS của VKSNDvà thực tiễnthực hiện chúng trong những năm gần đây ở Tòa án nhân dân(TAND)thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tàiViệc nghiên cứu được tiến hànhtrên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhvề Nhà nước và pháp luật; đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước vềcải cách tư pháp, xây dựngpháp quyền xã hội chủ nghĩaở Việt Nam. Ngoài ra việc nghiên cứu còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích,phân tích, phương pháp so sánhsánh, chứng minh tổng hợp... 6. Tính mới và những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài-Làm rõ một số vấn đề lý luận về VKSNDtham gia TTDS. Đánh giá được thực trạng các quy định của BLTTDSvề VKSNDtham gia TTDS.-Chỉ ra những ưu điểm và hạn chếtrong thực hiện cácquy định của BLTTDS vềVKSNDtham gia TTDS.-Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnvà thực hiện các quy định củapháp luật về VKSNDtham gia TTDS. 7. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sởlý luận của quy địnhViện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự. Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự. Chương 3: Thực tiễn Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự và kiến nghị. Chương 1CƠ SỞLÝ LUẬN CỦA QUY ĐỊNHVIỆN KIỂM SÁT THAM GIATỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm việc Viện kiểm sáttham gia tố tụng dân sựXã hội là hệ thống các quanhệ đa dạng và phức tạp và chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội phải thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. Do đó, để duy trì trật tự xã hội Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Khi có tranh chấp phát sinh, chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi đó, Tòa án sẽ tiến hành những hành vi nhất định để giải quyết một tranh chấp dân sự. Theo quy định tại Điều 1 BLTTDSthì TTDSbao gồm khởi kiện, hòa giải, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, táithẩm và thi hành án. Từ đó có thể hiểu "tố tụng dân sự"là quá trình bao gồm các hoạt động của Tòa án và VKSNDtrong việc giải quyết các vụ việc dân sự.Nếu như luật tố tụng hình sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự thì luật tố tụng dân sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong TTDS để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của nhà nước.Ở Việt Nam, hệ thống VKSNDra đời từ năm 1960, xuất phát từ nhucầucủacáchmạngxãhộichủnghĩađòihỏiphápluậtphảiđượcchấp hànhnghiêmchỉnhvàthốngnhất,vìlẽtrênphải tổ chức ra VKSNDnhằm giữ vữngpháp chế Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Ngay từ ngày đầu mới thành lập, chức năng cơ bản nhất của VKSNDđã được xác định trong Luật tổ chức VKSNDnăm 1960 là "kiểm sát việctuân theo pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất"[17].Đến nay, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013đã xác định rõ vị trí, chức năng của VKSND tại chương VIII, từ Điều 107 đến 109. Theo đó:Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thốngnhất[26]. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, việc tham gia TTDS của VKSNDnhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụngđảmbảo cho tính pháp chế của các phán quyết củaTòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và các thành viên trong xã hội.Các hoạt động cụ thể của VKSNDtrong TTDS bao gồm kiểm sát thông báo thụ lý vụ việc của Tòa án, kiểm sát hoạt động giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự của Tòa án, kiểm sát bản án, quyết định dân sự của Tòa án và kháng nghị các bản án, quyết định dân sự củaTòa án. Điều 39 BLTTDSquy định, cùng vớiTòa án, VKSNDlà một cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên(KSV)là người tiến hành tố tụng. Nhưng khác vớiTòa án, VKSNDtham gia giải quyết vụ việc dân sự nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.VKSNDtham gia kiểm sát hoạt động TTDS thể hiện cụ thể ở nhiệm vụ, quyền hạn củaKSVvà của Viện trưởng VKSNDđược quy định tại các Điều 44và45 BLTTDS. Theo quy định tại Điều 45BLTTDS, khi được phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTDS, KSVcó những nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Tòaán, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bản án, quyết định của Tòaán, tham gia phiên tòaxét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của VKSNDvề việc giải quyết vụ việc dân sự. Theo quy định tại Điều 44BLTTDS, Viện trưởng VKSNDcó những nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTDS, quyết định phân công KSVthực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng, tham gia phiên tòaxét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS, kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng của KSV, quyết định thay đổi KSVvà kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòaán theo quy định của BLTTDS.Từ những phân tích trêncó thể rút ra kết luận: ViệcVKSNDtham gia TTDS là việc VKSNDkiểm sát việc tuân theo pháp luậtđối với các hoạt độngtốtụng giải quyết vụ việc dân sựcủa Tòaánvàcác hoạt động tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho pháp luật đ ư ợc thi hànhnghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình giải quyết vụ việc dân sựtại Tòa án. 1.1.2. Đặc điểm củaviệc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sựTheo quy định tại khoản 1 Điều 39 BLTTDSthì cơ quan tiến hành tố tụng gồmTANDvà VKSND. Tòa án là cơ quan xét xử, nhân danhnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng TANDphải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cùng là cơ quan tiến hành tố tụng nhưng hoạt động của VKSNDhoàn toàn khác. VKSNDthực hiện việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng theo quy định của BLTTDS.Việc tham gia TTDScủa VKSNDcó những đặc điểm sau: Thứ nhất,phải khẳng định việc VKS tham gia TTDSđã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàlà một nguyên tắc cơ bản của TTDS.Ngay từ Hiến pháp 1960, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ghi nhận về chế định VKSND. Tuy vị trí chức năng của VKSND trải qua các thời kỳ của Hiến pháp 1960, 1980, 1992 và mới nhất là Hiến pháp năm 2013 có nhiều thay đổi, nhưng về cơ bản đều ghi nhận VKSND có "nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệtàisản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân"[26]. Hiến pháp năm 2013dành các Điều từ 107 đến 109 quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và mô hình VKSNDtrong đó xác định chức năng của VKSNDlà thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.Nếu như Hiến pháp ghi nhận một trong hai chức năng cơ bản của VKSND là kiểm sát hoạt động tư pháp thì BLTTDScụ thể hóa điều này thành nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự quyđịnh tạiĐiều 21.Theo đó, "Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vu việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật"[23]. Với việc quy định kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS là một nguyên tắc cơbản của BLTTDScho thấy tầm quan trọng, vai trò của VKSND trong TTDS. Đây là tư tưởng pháp lý cơ bản, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực hiện BLTTDS. Việc vi phạm nguyên tắc được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến hậu quả là vụ việc phải được xem xét lại, ngay cả khi bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật. Thứ hai,kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là hoạt động TTDS do cơquan duy nhất là VKSNDtiến hành.Theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức VKSND thì VKSNDlà cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSNDthực hiện quyền lực nhà nước, trực tiếptham gia giám sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm trật tự xã hội.VKSNDthực hiện chức năng kiểm sát của mình thông qua việc nhận các thông báo, quyết định, bản án của Tòa án và các văn bản có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, kiểm sát hoạt động của Tòa án trong khi tiến hành tố tụng, kiểm sát hoạt động tố tụng của nguyên đơn, bị đơn, ngươi có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan...Pháp luật quyđịnh về nhiều cơ chế giám sát các hoạt động TTDS nhưng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS thì chỉ có duy nhất cơ quan VKSNDmới có đủ thẩm quyền, được giao đủ công cụ pháp lý thực hiện.Cụ thể BLTTDSvà các văn bản hướng dẫn thi hànhquy định VKSNDcó quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị(Điều 21 BLTTDS), kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sựcủa Tòa án, Kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bản án,quyết định của Tòa án, tham gia phiên tòa, phiên họp (Điều 45 BLTTDS), tiến hành thu thập chứng cứ {Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của VKSNDTCvà Tòa án nhân dân tối cao(TANDTC)về hướng dẫn thi hành một số quy địnhcủa BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số04/2012)}. Thứ ba,hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS phải tuân theo những quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục.Vì hoạt động kiểm sát của VKSNDnhằm mục đích bảo đảm hoạtđộng củaTòa án, hoạt động của đương sự và những người tham gia tố tụng khác phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nên hoạt động kiểm sát của VKSNDkhông nằm ngoài pháp luật, phải tuân thủ quy định của pháp luật. Trước đây, khi BLTTDSchưa được ban hành thì VKSNDđược tham gia các phiên tòa dân sự. Từ khiBLTTDS được ban hành, pháp luật đã hạn chế sự tham gia phiên tòa của VKSNDtrong các vụ án dân sựnên theo Điều 21 BLTTDS thì VKSNDchỉ tham gia phiên tòađối với những vụ án do Tòaán thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòaán, các vụ việc dân sự mà VKSNDkháng nghị bản án, quyết định của Tòaán.Đến nay, khi Nhà nước ban hành Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS quyền tham gia phiên tòa, phiên họp của VKSNDđã được mở rộng hơn, cụ thể: 1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. 2. Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. 3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm[23].Tuy vậy, dù pháp luật quy định như thế nào thì trong hoạt động kiểm sát của mình, VKSNDvẫn phải tuân theo các quy định đó. Hoạt động kiểm sát của VKSNDvừa mang tính giám sát, vừa thể hiện sự đảm bảo cho hoạtđộng tố tụng diễn ra đúng quy định của pháp luật, vừa hỗ trợ việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng luật. 1.1.3. Ý nghĩa của việc Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sựTrước hết phải khẳng định việc tham gia tố tụng của VKSNDtrong TTDS đảm bảotính thượng tôn của pháp luật. Đây là mục đích được xác định ngay từ ngày đầu khi thành lập cơ quan kiểm sát và vai trò này luôn được khẳng định qua các lần sửa đổi, bổ sung luật. Trong hệ thống bộ máy nhà nước, VKSNDcó chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho thấy tầm quan trọng của VKSNDtrong đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và VKS có nhiệm vụ giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp, đảm bảo pháp luật được tôn trọng trong các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và của những người tham gia tố tụng."Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật"[23, Điều 21].Bên cạnh đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật, việc tham gia TTDS của VKSNDcòn góp phần phát hiện, hạn chế những tiêucực, sai sót trong hoạt động tố tụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ việc dân sự.BLTTDSquy định thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bên cạnh đó là quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Muốn đảm bảo được những điều đó thì nhất thiết phải có sự kiểm sát của VKSND, bởi hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng do nhiều nguyên nhân khácnhau có thể không được khách quan. Và nhiều khi vì lý do lịch sử để lại, không phải người tiến hành tố tụng nào cũng nhận thức vấn đề giống nhau, do đó cần sựgiám sát của VKSNDđể đảm bảo cho hoạt động tố tụng đúngtrình tự, thủ tụcpháp luậtquy định.Cuối cùng, hoạt động kiểm sát của VKSNDtrong TTDS đảmbảo cho vụ việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời, đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án có căn cứ và đúng luật, đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng.Sự tham gia của VKSND thể hiện ở hoạt động kiểm sát của VKSND từ giai đoạn thụ lý hồ sơ, điều tra xác minh thu thập chứng cứ đến xét xử. Tùy vào từng giai đoạn, từng nội dung công việc cụ thể mà VKSND có quyền ra các văn bản đề nghị, kiến nghị, hay kháng nghị nhằm giúp cho việc giải quyết vụ việc ở các cấp TAND được nghiêm túc đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Thực tiễn sự tham gia của VKSND trong TTDS cho thấy khi có vănbản đề nghị, kiến của VKSND thì số lượng các vụ án quá hạn, kéo dài giảm đi đáng kể. Và khi TAND khắc phục những thiếu sót theo ý kiến của VKSND cũng làm giảm đáng kểvụ việc phải kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm. Điều này không chỉ đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng mà còn giúp cho vụ án được giải quyết nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật. 1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VIỆN KIỂM SÁT THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ Những quy định pháp luật liên quan đến VKSNDtham gia TTDS ra đời từ rất sớm và thay đổi nhiều theo thời gian để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng thời kỳ. Để hiểu rõ được quy địnhvềVKSNDtham gia TTDS phải tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nhữngquy định này.1.2.1. Cơ sở lý luận của việc pháp luật quy định Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sựSau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Tòa án và Cơ quan công tố được tổ chức theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền của các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án...Theo đócơ quan công tố nằm trong cơ cấu tổ chức củaTòa án, do Bộ Tư pháp quản lý. Ngay trong cơ cấu này thì chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp cũng thể hiện khá rõ, cụ thể các Công tố viên có quyền giám sát công tác điều tra của Tư pháp Cảnh sát, kiểm soát công việc quản trị lao tù, có quyền kháng cáo bản án hình sự đã tuyên, riêng người đứng đầu Viện công tố của Tòa Thượng thẩm (Chưởng lý) còn có cả nhiệm vụ giám sát việc thi hành các Đạo luật, Sắc lệnh và Quy tắc hiện hành trong quản hạt của mình. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I, Quốc hội đã quyết định Viện công tố Trung ương trực thuộc Chính phủ được thành lập trên cơ sở tách bộ phận công tố trực thuộc Tòa án ra. Tuy nhiên ngay cả trong mô hình này thì Viện công tố cũng đã có những nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp như giám sát việc chấp hành pháp luậttrong công tác điều tra của Cơ quan điều tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xét xử củaTòa án, giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án hình sự, dân sự và trong hoạt động của các Cơ quan giam, giữ, cải tạo, khởi tố và tham gia tố tụng những vụ án dân sự. Như vậy, ngay từ lúc mới hình thành, Cơ quan công tố đã thể hiện rõ xu hướng độc lập cả về tổ chức lẫn thẩm quyền hoạt động. Chức năng không chỉ giới hạn ở thực hành quyền công tố mà còn giám sát hoạt động điều tra, giám sát đối với các hoạt động tư pháp và tham gia hoạt động TTDS, kháng cáo bản án hình sự, dân sự. Hiến pháp năm 1959ban hành đánh dấu sự ra đờicủa một loại hình cơ quan nhà nướcmới trong bộ máy nhà nước, đó là cơ quan VKSND. Tại Điều 105 Hiến pháp năm1959 quy định:Viện kiểm sát nhân dân tối caonước Việt Nam dân chủ cộng hòakiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nướcđịa phương, các nhân viên cơ quan nhà nướcvà công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định[16].Đến Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 tuy có những bổ sung, thay đổi về tổ chức, hoạt động của VKSNDnhưng chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp vẫn luôn được giao cho VKSND.Qua sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW, Bộ Chính trị nêu rõ,một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng xét xử các vụ án dân sự thời gian qua còn thấp là do chưa có cơ chế giám sát, kiểm sát hiệu quả việc giải quyết các vụ án này.Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị khẳng định:"Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay"[12].Báo cáo chính trị tại Đại hội XI yêu cầu "Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp"[10]. Nhiều đạo luật liên quan đến lĩnhvực tư pháp được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo hướng tăng cường vai trò giám sát các hoạt động tưpháp của VKSND. Các văn bản pháp luật này đều khẳng định một cách nhất quán yêu cầu của Đảng, Quốc hội phải tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của VKSNDtrong kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên tất cả các lĩnh vực tư pháp.Đảng ta đã khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền là vấn đề có tính quy luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, một trong những yêu cầu mới của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam làbảo đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy, tiếp tục duy trì VKSNDvới tính cách là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước với hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đồng thời cócác cơ chế pháp lý để tăng cường hiệu lực, hiệu quả các khâu công tác kiểm sát hoạt động tư pháp chính là biện pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở đất nước ta. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc pháp luật quy định Viện kiểm sát tham tố tụng dân sựTheo quy định của pháp luật hiện hành, VKSND có hai chức năng cơ bản là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Nếu như chức năng thực hành quyền công tố diễn ra trong quy trình tố tụng hình sự thì chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp thể hiện trong quy trình tố tụng dân sự, cụ thể là kiểm sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Thực tiễn kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSNDthời gian qua đạt được những kết quả rất quan trọng. Tại Mục 1.3 về kết quả thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính của Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Luật tổ chức VKSNDnăm 2002, Pháp lệnh KSVVKSNDnăm 2002, Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát(VKS)quân sự năm 2002 nêu rõ:-Từ năm 2002 đến nay, do tác động của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tình hình tranh chấp dân sự, hành chính ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, nhất làtranh chấp về đất đai, nhà ở, đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xuất hiện ngày càng nhiều các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.Trước tình hình đó, VKScác cấpđã tập trung kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết các tranh chấp dân sự về đất đai, nhà ở, về quyền sở hữu tài sản, về hôn nhân và gia đình, về kinh doanh, thương mại, lao động... -Từ 2002 đến 31/12/2004, thực hiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và Luật tổ chức VKSND năm 2002, VKScác cấp đã khởi tố 104 vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình; yêu cầu Tòaán xác minh bổ sung chứng cứ hoặc tự mình xác minh bổ sung chứng cứ hàng nghìn vụ án; tham gia 100% các phiên tòaxét xử vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòaán. Qua hoạt động kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc của Tòaán. VKSđã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 1165 vụ; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 484 vụ. Qua đó, đã góp phần bảo đảm việc giải quyết các vụ việc đúng pháp luật.-Từ 01/01/2005, khi BLTTDS có hiệu lực, nhiệm vụ, quyền hạn của VKStrong tố tụng dân sự có sự thay đổi cơbản sovới Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sựnăm 1989 và Luật tổ chức VKSND năm 2002. Theo đó, VKSkhông thực hiện thẩm quyền khởi tố các vụ án dân sự, không tham gia 100% các phiên tòaxét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự, không xác minh, thu thập chứng cứ...Thực hiện các quy định này, VKSNDTCđã chỉ đạo toàn ngành chuyển trọng tâm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, tập trung vào kiểm sát các bản án, quyết định của Tòaán[2].Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS mở rộng phạm vi tham gia các phiên tòaxét xử vụ án dân sự của VKSvà mở rộng phạmvi kiểm sát đối với cả việc Tòaán trả lại đơn khởi kiện của đương sự.Cùng với việc sửa đổi BLTTDS, Quốc hội cũng đã ban hành Luật tố tụng hành chính, thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 mở rộng thẩm quyền của Tòa án trongviệc giải quyết các khiếu kiện hành chính, trách nhiệm của VKSND trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính cũng tăng lên nhiều so với trước.Căn cứ vào các quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2002 và bám sát các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, VKScác cấp đã chủ động trong việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính được bảo đảm. Trong việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị, số lượng,chất lượng hiệu quả công tác kháng nghị của VKScác cấp ngày càng được nângcao.Tỷ lệ kháng nghị được Tòaán chấp nhận tăng hơn nhiều so với trước: kháng nghị phúc thẩm dân sự được Tòa án chấp nhận đạt từ 80 -82% (trước đó chỉ đạt 50-55%); kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đạt tỷ lệ 90 -96%. Có một số vụ VKSkháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòaán không chấp nhận, VKSNDTCtiếp tục kháng nghị ra Hội đồng Thẩm phán TANDTCvà đã được chấp nhận.Bên cạnh việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị, qua thực hiện kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, VKScác cấp đã tổng hợp tình hình vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc và đã ban hành hàng nghìn văn bản kiến nghịvới Tòa án các cấp nhằm khắc phục những vi phạm về việc gửi thông báo thụ lý, bản án, quyết định cho VKSkhông bảo đảm thời hạn luật định; kéo dài việc giải quyết vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng pháp luật; chậm chuyển các quyết định, bản án, hồ sơ vụ việc làm ảnh hưởng đến thời gian xem xét việc kháng nghị của VKSđối với những bản án, quyết định của Tòaán có vi phạm...; đồng thời, VKScòn phát hiện, tổng hợp những vi phạm trong quản lý hành chính nhà nước và kiến nghị các cơ quan chính quyền có biện pháp giải quyết các điểm nóng, khiếu kiện bức xúc, kéo dài, góp phần thực hiện tốt hơn quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thực tiễn đó đã kiểm nghiệm và chứng minh cho sự cần thiết của việc tham tố tụng dân sự của VKSvà hiệu quả của công tác kiểm sát các hoạt động tư phápcủa VKSND. 1.3. SƠ LƢỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG DÂN SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT Ngày 26/7/1960 là ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân, tuy nhiên mô hình công tố viện (tiền thân của VKS) có từ trước những năm 1960. Trải qua 53 năm phát triển và trưởng thành, ngành kiểm sát có những thăng trầm, thay đổi và ngày càng hoàn thiện để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan