Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hóa học tại huyện ...

Tài liệu Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hóa học tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ

.PDF
106
873
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ ĐIỆP VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI CHO ĐỐI TƢỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ ĐIỆP VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI CHO ĐỐI TƢỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP - TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành Công tác Xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Quỳnh Nam Hà Nội - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới PGS.TS Mai Quỳnh Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Xã hội học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tại trường, giúp em có thể vận dụng những lý thuyết trong thực tế công việc của mình. Em xin trân thành cảm ơn đến các cán bộ chính sách, các hội tại huyện Yên Lập đã cho em những lời khuyên bổ ích về chuyên môn, những số liệu cụ thể giúp em có thể hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin chúc sức khỏe quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị cán bộ chính sách, các hội tại Yên Lập sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc. Trân trọng kính chào! Học viên Nguyễn Thị Điệp 3 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..............................................................................8 3. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................................15 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................15 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................16 6. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................17 7 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................17 8. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................16 9. Phạm vi và kết cấu luận văn……………………………………… …....17 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI TƯỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................18 1.1. Khái niệm về vấn đề xã hội, chính sách xã hội, chính sách đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học và một số vấn đề liên quan........................................................18 1.1.1. Khái niệm vấn đề xã hội .........................................................................18 1.1.2. Khái niệm chính sách xã hội ..................................................................18 1.1.3. Chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất độc hoá học .........................19 1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu về chính sách đối tƣợng nhiễm chất độc hóa học..............................................................................................................22 1.2.1. Thuyết phát triển tâm lý xã hội (Psychosocial Development E.Erickson.........................................................................................................22 1.2.2. Học thuyết nhu cầu của A.Maslow ........................................................28 1.3. Khái quát địa bàn và việc thực hiện chính sách ƣu đãi đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ...........................................27 1.3.1. Chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất độc hoá học..........................27 1.3.2. Về việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập - Phú Thọ......................................................................31 4 Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI TƯỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ.....35 2.1. Đặc điểm đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ............................................................................................................................35 2.1.1. Đặc điểm đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................35 2.1.2. Đặc điểm của lực lượng thực hiện chính sách tại huyện Yên Lập. .....44 2.1.3. Đặc điểm các tổ chức xã hội tham gia hoạt động chính sách tại Yên Lập .....................................................................................................................50 2.2. Đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách ƣu đãi đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ...................................................51 2.2.1. Đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại Yên Lập - Phú Thọ ..................51 2.2.2. Lực lượng thực hiện chế độ chính sách tại huyện Yên Lập .................56 2.2.3. Một số vấn đề về thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập ........................................................................60 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI TƯỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ..........................................................................................................................72 3.1. Phát huy vai trò hệ thống thống chính sách, thiết thực hoá cơ chế, đáp ứng mọi mặt với đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học....................................................72 3.2. Nâng cao vai trò, nhận thức, hành động của lực lƣợng thực hiện và chủ thể nhiễm chất độc hoá học .........................................................................................76 3.3. Huy động các nguồn lực, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan, các tổ chức cộng đồng cùng tham gia, kết hợp xây dựng môi trƣờng tốt cho đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học sinh sống.........................................................................82 KẾT LUẬN..............................................................................................................87 DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................88 PHỤ LỤC...............................................................................................................91 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐHH Chất độc hóa học NCC Người có công CĐDC Chất độc da cam LĐ TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội QĐ Quyết định UBND Uỷ ban nhân dân Bà mẹ VNAH Bà mẹ Việt Nam anh hùng AHLLVT,AHĐ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng Lao động 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Độ tuổi Bảng 2.2: Trình độ học vấn Bảng 2.3: Thu nhập Bảng 2.4: Tình trạng bệnh tật Bảng 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe Bảng 2.6: Kênh thông tin chủ yếu mà đối tượng nhiễm CĐHH về chính sách ưu đãi NCC Bảng 2.7: Liên hệ của người nhiễm CĐHH khi có những thắc mắc, kiến nghị Bảng 2.8: Trách nhiệm và tinh thần làm việc của cán bộ chính sách Bảng 2.9: Thái độ, Thái độ của người đề nghị hưởng trợ cấp CĐHH nhưng chưa được giải quyết Bảng 2.10: Nguyên nhân dẫn đến hồ sơ người nhiễm CĐHH chưa được giải quyết Bảng 2.11: Việc tổ chức lễ tết hàng năm 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua quá trình tồn tại dân tộc ta luôn phải đấu tranh không ngừng để khẳng định quyền độc lập, tự chủ, tự do…lịch sử đã khắc ghi biết bao cuộc chiến tranh để bảo vệ nền hoà bình. Gần đây nhất là kháng chiến chống Pháp và chiến tranh chống Mỹ, với tinh thần quật khởi lớp lớp các thế hệ đã làm nên những chiến thắng oanh liệt, nhưng đằng sau nó là sự hy sinh xương máu của hàng triệu chiến sĩ đồng bào, những hậu quả chiến tranh để lại còn lâu dài và cần nhiều năm nữa để giải quyết thông qua các chính sách xã hội. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu đãi đối với người có công trong các năm qua. Đặc biệt là đối tượng nhiễm chất độc hoá học, góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần người có công, đồng thời thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tính đến tháng 01/2014 Việt Nam có 2.5 triệu người đang hưởng chính sách, khoảng 1.5 triệu người đang nhận trợ cấp hàng tháng, trong đó vấn đề chất độc Dioxin cần giải quyết là lâu dài, khó khăn, phức tạp nhất. Hội nghị Trung ương 5 (khoá XI) tháng 5-2012 khẳng định: mức độ trợ cấp ưu đãi người có công còn thấp, đời sống của một bộ phận người có công... chưa bảo đảm được mức tối thiểu các yêu cầu dịch vụ xã hội căn bản, nhất là về nhà ở, nước sạch và thông tin. Vì vậy, “không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và bảo đảm an sinh xã hội là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và là trách nhiệm của toàn xã hội”[30, 15]. Yên Lập là huyện miền núi của tính Phú Thọ nơi có truyền thống anh hùng cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ địa phương có hàng vạn con em, nhân dân tình nguyện tham ra chiến trường, một 8 phần hy sinh nằm lại chiến trường và một phần trở về xây dựng quê hương họ mang trên mình cả thương tích, tàn tật, hậu quả của chiến tranh, đặc biệt là một bộ phận nhiễm và phơi nhiễm chất độc hoá học trong kháng chiến chống Mĩ. Tác hại, ảnh hưởng của nó còn rất nặng nề, đang đòi hỏi sự cần thiết phải thực các chính sách xã hội. Trong thời gian qua hệ thống các chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ, giải quyết, giúp đỡ những đối tượng nhiễm chất độc hoá học tương đối hiệu quả tại địa bàn Yên Lập cụ thể như đời sống người nhiễm chất độc hoá học đã được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, họ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội nhanh nhạy và phù hợp hơn... Tuy nhiên, bên cạnh đó trong thực tế quá trình thực hiện chính sách ưu đãi còn nảy sinh nhiều vấn đề, hạn chế, mâu thuẫn cần khắc phục: Hệ thống văn bản ban hành cho đối tượng nhiều, chồng chéo, thiếu tính hệ thống, có nhiều mục quy định gây nhiều tranh cãi. Qúa trình thực hiện chính sách, giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội chưa thống nhất, việc nắm bắt, tiếp cận đối tượng còn chưa cụ thể, khiến nhiều đối tượng lợi dụng khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng các chính sách ưu đãi…. mặt khác còn nhiều đối tượng chưa nắm bắt, hiểu biết cụ thể các chính sách, khiến quá trình tổ chức thực hiện, làm hồ sơ, hưởng chế độ kéo dài gây nhiều bức xúc cả cho đối tượng, người làm và dư luận xã hội. Thêm vào đó bản thân đối tượng nhiễm chất độc hoá học có nhiều vấn đề khó khăn đang nảy sinh, như họ phần lớn đều là người cao tuổi, bản thân họ mắc bệnh do phơi nhiễm chất độc hoá học làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ đồng thời sinh con dị dạng, dị tật, họ có tâm lý tự ty và muốn che giấu tình trạng bệnh của mình và con mình đặc biệt khi con cái họ đến tuổi kết hôn, đã có nhiều trường hợp đề nghị dừng trợ cấp vì lý do đó, trong khi đó đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn tâm lý e ngại đi viện, sợ tốn kém chi phí và mọi người biết tình trạng bệnh của mình cũng là vấn đề đang đặt ra hiện nay. 9 Từ thực tế trên, việc nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hoá học nói chung và đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại Yên Lập – Phú Thọ nói riêng là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn nội dung “Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác Xã hội . 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, việc thực hiện các chính sách xã hội đối tượng nhiễm chất độc hoá học ngày càng được chú ý và quan tâm nhiều hơn nhằm tri ân, hướng tới sự bình đẳng, công bằng trong xã hội. Có nhiều chính sách và các vấn đề đã được nghiên cứu đề cập. Về phương diện Nhà nước trên cấp độ quốc gia năm 1995 đã ban hành pháp lệnh ưu đãi đối với Thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công. Đây là lần đầu tiên có một Pháp lệnh được xây dựng có cơ sở khoa học, có hệ thống về đối tượng và tiêu chuẩn, về chế độ chính sách, định tính và định lượng hợp lý…đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công, qua đó đảm bảo được một bước lợi ích công bằng xã hội và nâng cao đời sống của họ, góp phần ổn định chính trị xã hội trong thời gian đổi mới, nhiều chính sách chế độ không còn phù hợp, nhà nước đã nghiên cứu, ban hành nhiều Nghị định kịp thời điều chỉnh chế độ chính sách đối với người có công để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Ngày 29/6/2005 Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, đây là một văn bản được xây dựng trên cơ sở khoa học nghiên cứu một cách hệ thống phù hợp với tình hình hiện nay, định hướng cho việc thực hiện chính sách ưu đãi, góp phần cải thiện nâng cao đời sống đối với người có công trong giai đoạn hiện nay và trong những năm sắp tới. Có rất nhiều nội dung tiếp cận nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau về chính sách ưu đãi đối với người có công, trong đó có đối tượng 10 nhiễm chất độc hoá học như: nghiên cứu các bệnh liên quan đến chất độc hoá học/Dioxin ở Cựu chiến binh Việt Nam của Lê Bách Quang, Đoàn Huy Hậu, Hoàng Văn Lương và cộng sự; Thiệt hại do Dioxin gây ra cho dân cư và hệ sinh thái môi trường các “điểm nóng”: vùng Sa Thầy – Kon tum, A Lưới, Quảng Trị của Nguyễn Thị Thuý Oanh; Nỗi ám ảnh chất độc màu da cam của Lê Thị Hoè; Chính sách xã hội của Bùi Nhựt Phong…các bài viết trên đã chỉ rõ chất độc hóa học là gì, tác hại của nó lên đời sống con người, giúp nhận thức đầy đủ về di chứng của chất độc hóa học, tác hại ghê gớm đối với lực lượng tham gia chiến trường, những người trước và nay đang sinh sống tại khu vực Mỹ rải chất độc hóa học, cùng hệ thống chính sách ưu đãi đã và đang được thực hiện. Một số vấn đề nghiên cứu đã đi sâu làm rõ mặt thực hiện chính sách ưu đãi người có công như đề tài của Trịnh Văn Đệ: "Hoàn thiện công tác quản lý người có công huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa" [15] chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách quản lý người có công trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Nêu lên những hạn chế trong việc bổ sung quy định ưu đãi chưa kịp thời đối với thương binh, bệnh binh, người nhiễm CĐHH sống ở vùng núi, vùng cao, vấn đề hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, các chính sách giải quyết chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương...từ đó đưa ra những giải pháp về đổi máy tổ chức bộ máy, đổi mới phương pháp làm việc của cán bộ chính sách. Tác giả Trần Đình Hiếu: "Hiện trạng về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay" [18] đã phân tích đánh giá những quy định thủ tục, quy trình công nhận thực hiện chính sách người có công để xác định nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách người có công được đúng người, đúng đối tượng. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện với từng thủ tục quy định người có công. Có thể nói với đề tài này giúp cho ta có những nhìn nhận và những hạn chế đang gặp phải trong quá trình thực thi chính sách, là nền tảng cho việc điều chỉnh và bổ sung những chính sách mới phù hợp hơn. 11 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh: "Dư luận xã hội về vấn đề nhiễm chất độc hóa học tại thành phố Biên Hòa (Nghiên cứu trường hợp tại phường Trung Dũng và phường Tân Phong) [17], luận văn đã đề xuất một số giải pháp thiết thực, cụ thể áp dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân thành phố Biên Hòa trong việc phòng chống phơi nhiễm Dioxin. Sân bay Biên Hòa là khu vực tồn lưu dioxin nặng nề nhất trong các điểm nóng ô nhiễm Dioxin tại Việt Nam. Dioxin sẽ còn tiếp tục gây ô nhiễm cho môi trường và cho sức khỏe của người dân nơi đây. Người dân có hiểu biết về khu vực mình đang sinh sống bị nhiễm dioxin tuy nhiên mức độ hiểu biết là không đồng nhất. Thông qua sự đánh giá kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong môi trường và các con đường xâm nhập dioxin vào cơ thể con người, chúng tôi thấy rằng số lượng người hiểu sâu sắc về ảnh hưởng của dioxin còn rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe của người dân. Không có sự kỳ thị trong sinh hoạt hàng ngày đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam, tuy nhiên có sự kỳ thị ngầm trong cộng đồng khi liên quan đến quyết định liên quan đến hôn nhân, gia đình bởi hệ lụy của Dioxin mang tính di truyền. Dư luận xã hội về đời sống nạn nhân chất độc da cam cho thấy sự các nạn nhân và gia đình của họ luôn phải đối mặt với khó khăn về nhiều mặt. Họ phải vất vả vật lộn với cuộc sống cùng với tâm lý nặng nề về giống nòi, về tương lai của con em họ. Thông qua các hoạt động truyền thông nhận thức của người dân thành phố Biên Hòa về vấn đề dioxin đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên để dư luận xã hội phát huy được chức năng kiểm soát và chức năng giáo dục trong việc phòng chống phơi nhiễm dioxin thì cần phải có các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin chi tiết về các con đường phơi nhiễm, cách thức phòng chống và hậu quả của dioxin để giảm thiểu và ngăn ngừa sự phơi nhiễm mới trong cộng đồng. 12 Tác giả Văn Thị Huệ: "Hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học Dioxin” (Nghiên cứu trường hợp quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) [20], luận văn đã chỉ ra về Người có công với cách mạng nói chung, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng là những người đã chiến đấu, đã trải qua những cuộc kháng chiến oanh liệt, có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, công hiến to lớn của những đối tượng là người có công với cách mạng. “Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ”. Kể từ khi chính sách ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được chuyển từ diện bảo trợ sang diện người có công với cách mạng thì đời sống vật chất, tinh thần của họ được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của họ đối với Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Mức bình quân trợ cấp, phụ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ qua nhiều lần điều chỉnh đã ngang bằng với chính sách ưu đãi áp dụng cho các diện đối tượng người có công khác. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các hoạt động thực hiện chính sách đối với người nhiễm chất độc hóa học dioxin đó là các hoạt động rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn quận Đống Đa; các hoạt động thường xuyên hàng tháng đối với họ gồm có hoạt động thực hiện trợ cấp, phụ cấp hàng tháng; hoạt động thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình; hoạt động thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục đối với con người nhiễm chất độc hóa học dioxin; các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa trong dịp tết và các ngày lễ lớn để từ đó thấy được mức độ hài lòng của người nhiễm chất độc hóa học đối với các hoạt động thực hiện chính sách mà họ đã được hưởng, nắm bắt được những mong muốn tiếp theo của các đối 13 tượng đã được thụ hưởng chính sách để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện chính sách. Nhận thấy, nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong tương lai có vai trò quan trong trong việc giúp đối tượng người có công tiếp cận chính sách. Khi đối tượng nắm được chính sách thì việc thiết lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi sẽ dễ dàng và thuận lợi, khi họ không tiếp cận được với chính sách thì sẽ không được kịp thời được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước mà bản thân họ xứng đáng được hưởng. Người nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trợ giúp đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thiết lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi. Đề tài “Vai trò của mạng lưới xã hội trong việc chăm sóc nạn nhân chất độc hoá học da cam/dioxin tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế)" [33] của Hồ Thị Kim Uyên. Tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng các điều kiện tiếp cận những dịch vụ y tế cơ bản như khám chữa bệnh, khả năng tiếp cận bảo hiểm y tế, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi sức khoẻ của nhóm nạn nhân tại môi trường gia đình, cộng đồng. Nghiên cứu một số đặc điểm mạng lưới chăm sóc sức khoẻ của nhóm nạn nhân tại một khu vực với những điều kiện xã hội – kinh tế ở một địa bàn vùng biên giới miền núi có dân tộc ít người cư trú có nhiều điểm bất lợi về mặt môi trường. Đề xuất các giải pháp, các phương hướng trợ giúp về chăm sóc y tế trong cộng đồng có nhiều người là nạn nhân chất độc hoá học trong và sau chiến tranh ở Việt Nam …Tuy nhiên đề tài này mới chỉ tập trung vào thực trạng và giải quyết vấn đề chăm sóc sức khoẻ thông qua mạng lưới y tế là nhiều trong khi đó để việc chăm sóc đối tượng được toàn diện và thực hiện hiệu quả thì việc chăm sóc đó phải gắn với các chính sách ưu đãi của người nhiễm CĐHH như trợ cấp hàng tháng, điều dưỡng, dụng cụ chỉnh hình...để tìm hiểu về những vấn đề họ gặp phải trong việc chăm sóc sức khoẻ từ đó đưa ra những cách thức chăm sóc phù hợp hơn. 14 Các tác giả đã làm rõ một số vấn đề về thực hiện chính sách xã hội đối tượng người có công, trong đó có đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Đấy chính là những nguồn tài liệu cần thiết để tác giả kế thừa, vận dụng vào làm rõ lí luận và đề ra một số giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Trên cơ sở đó tác giả lựa chọn “Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huỵên Yên Lập - tỉnh Phú Thọ” làm vấn đề nghiên cứu. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm rõ các khái niệm đối tượng nhiễm chất độc hóa học, về chính sách xã hội, chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Đồng thời vận dụng các lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của E.Rickson, học thuyết nhu cầu của A. Maslow liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần bổ sung thêm nhận thức, hiểu biết các chính sách xã hội - chính sách ưu đãi đối tượng bị nhiễm chất độc hoá học của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chỉ ra những vấn đề thực tế về chính sách, những khó khăn đối tượng nhiễm chất độc hoá học gặp phải, các vấn đề của lực lượng thực thi chính sách trên địa bàn huyện Yên Lập. Qua đó, hỗ trợ tốt hơn quá trình thực hiện chính sách xã hội. Đề tài là cơ sở dữ liệu giúp các lực lượng, các tổ chức xã hội, cá nhân... tham khảo từ đó có cơ sở điều chỉnh, thực hiện các chính sách xã hội được hiệu quả phù hợp. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Tiếp cận những vấn đề hiểu biết chung về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng nhiễm chất độc hóa học tại huyện Yên Lập, vạch ra những vấn đề khó khăn, phức tạp từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với thực tế trên địa bàn đang đặt ra. 15 Nghiên cứu đánh giá chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học, giúp hiểu rõ được việc thực thi các chính sách diễn ra như thế nào, từ đó xác định các mục tiêu để đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp với điều kiện thực tế biến đổi tại địa phương. Từ đó hình thành sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực thi chính sách có sự tham gia và phản hồi từ chính đối tượng chất độc hoá học, nhấn mạnh đến vai trò của đối tượng nhiễm chất độc hoá học trong việc thực thi chính sách. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu chính sách đối với đối tượng bị nhiễm chất độc hoá học nhằm khẳng định tính thực thi, hiệu lực các văn bản, chính sách pháp quy về đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Từ đó có cơ sở điều chỉnh, thực hiện các chính sách xã hội được hiệu quả. Chỉ ra những vấn đề mà đối tượng nhiễm chất độc hoá học trên địa bàn huyện Yên Lập nhằm thiết thực góp phần hỗ trợ, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của đối tượng. Việc nghiên cứu chính sách đối với đối tượng bị nhiễm chất độc hoá học nhằm đánh giá khả năng, trách nhiệm, năng lực của các lực lượng thực thi chính sách, sự phối hợp hoạt động của các tổ chức trên địa bàn, từ đó có giải pháp phù hợp để khắc phục, những hạn chế, sai lầm thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huỵên Yên Lập - tỉnh Phú Thọ. Khách thể nghiên cứu: hệ thống văn bản pháp quy, đối tượng nhiễm CĐHH, các lực lượng liên quan đến chính sách. 16 6. Câu hỏi nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với đối tượng nhiễm chất độc hóa học tại huyện Yên Lập đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân gì khiến thực hiện chính sách đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập đang gặp những khó khăn, hạn chế? Từ những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với đối tượng nhiễm chất độc hoá học thì biện pháp giải quyết khắc phục là gì? 7. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài chính sách người có công điển hình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đưa ra giả thuyết họ được ưu đãi các chính sách toàn diện và đầy đủ đảm bảo cuộc sống vật chất lẫn tinh thần khiến họ yên tâm và tin tưởng vào cuộc sống. Họ tự hào vì những cống hiến của bản thân mình với đất nước với dân tộc, và họ mãn nguyện với cuộc sống hiện tại của họ khi đã bước đến tuổi già. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống lại là những cái mà họ phải đối diện khi con cái họ vẫn phải học hành, gia đình họ trông chờ vào mức trợ cấp hàng tháng là nguồn thu chi duy nhất của gia đình, đó còn chưa kể đến những người sinh con dị dạng dị tật, những người đề nghị hưởng người nhiễm chất độc hoá học nhưng chưa được giải quyết, bất cập nảy sinh mâu thuẫn khiến họ cho rằng cán bộ chính sách chưa thực sự làm tốt chính sách đối với đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Để giải quyết vấn đề trên thì các giải pháp đưa ra được cho là phù hợp như: phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể địa phương trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm chất độc hoá học như hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về việc làm…đồng thời tuyên truyền gắn với các hoạt động tri ân thể hiện sự kính trọng, biết ơn sâu sắc đối với công lao của họ, giúp cho người nhiễm chất độc hoá học vững tin vào cuộc sống. 17 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: thu thập thông tin qua phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn. 8.1. Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 280 người trong đó 200 người nhiễm CĐHH đang hưởng trợ cấp hàng tháng, 80 người nhiễm CĐHH chưa hưởng trợ cấp hàng tháng; sử dụng 20 câu hỏi cho đối tượng người nhiễm chất độc hoá học đang hưởng trợ cấp hàng tháng và 7 câu hỏi cho đối tượng người nhiễm chất độc hoá học chưa được trợ cấp hàng tháng, tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ chính sách nhằm làm rõ những nội dung về việc thực hiện chính sách về mức trợ cấp hàng tháng hiện nay của đối tựơng, các hỗ trợ cần thiết cũng như các đối tượng đang hưởng hàng tháng họ gặp khó khăn gì trong việc đề nghị giải quyết hồ sơ. Kết quả khảo sát đợt 1 (10/2013): chọn 03/17 xã thuộc huyện Yên Lập nghiên cứu đánh giá về thực trạng đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng nhiễm chất độc hoá học. Kết quả khảo sát đợt 2 (4/2014): thực hiện phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu. Thu thập thông tin từ các số liệu thống kê, báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương trạm y tế, trung tâm y tế huyện, hội nạn nhân chất độc da cam Dioxin, báo cáo kết quả hoạt động của phòng Lao động - TB&XH Yên Lập. 8.2. Phương pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn sâu 20 cán bộ chính sách: cán bộ chính sách xã (17 cán bộ chi trả hàng tháng tại 16 xã thị trấn; 04 cán bộ chính sách: 02 cán bộ phòng Lao động TB&XH huyện, 01 cán bộ hội nạn nhân CĐDC Dioxin), cán bộ phòng Lao động TB&XH Yên Lập, hội nạn nhân CĐDC Dioxin Yên Lập; đối tượng nhiễm CĐHH tại 3 xã Thượng Long, TT Yên Lập, Lương Sơn nhằm cụ thể hơn những vấn đề mà đối tượng đang 18 gặp phải trong thực tế cuộc sống cũng như những giải pháp của họ đưa ra nhằm hạn chế thực trạng đó. 9. Phạm vi và kết cấu luận văn Phạm vi không gian: tiến hành tại 3 xã: xã Lương Sơn, xã Thượng Long và Thị trấn Yên Lập nơi có số lượng đối tượng nhiễm chất độc hóa học nhiều. Phạm vi thời gian: 10/2013 – 4/2014 Phạm vi nội dung: việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học trong đó đề cập đến tình trạng sức khoẻ, tâm lý, sức khoẻ người nhiễm chất độc hoá học…và các chính sách đang thực hiện. Tập trung vào nội dung các chính sách ưu đãi đang thực hiện như trợ cấp hàng tháng, điều dưỡng, giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng người nhiễm chất độc hoá học. Kết cấu của luận văn Mở đầu Chương 1: Lý luận về việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ. Chương 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ Chương 3: Một số giải pháp về việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học tại huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 19 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO ĐỐI TƯỢNG NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC TẠI HUYỆN YÊN LẬP – TỈNH PHÚ THỌ 1.1. Khái niệm về vấn đề xã hội, chính sách xã hội, chính sách đối tƣợng nhiễm chất độc hoá học và một số vấn đề liên quan 1.1.1. Khái niệm vấn đề xã hội “Có vấn đề xã hội khi những thành viên của một cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện có ảnh hưởng tác động hoặc đe doạ đến chất lượng cuộc sống của họ (chất lượng sống ở đây được hiểu theo nghĩa rộng) và đòi hỏi phải có những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng (lớn hoặc nhỏ) (Bùi Đình Thanh, 1993:19) “Một vấn đề xã hội là một tình trạng xã hội (chẳng hạn đói nghèo) hoặc một kiểu hành vi xã hội (chẳng hạn sự lạm dụng) mà mọi người tin rằng cần có những mối quan tâm chung và hành vi tập thể để thay đổi” (Kendall, 2004:5) Như vậy vấn đề xã hội được đề cập đến trong việc thực hiện chính sách ưu đãi cho đối tượng nhiễm chất độc hoá học ở đây như vấn đề người nhiễm chất độc hoá học đời sống còn gặp nhiều khó khăn, việc giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng hàng tháng còn tồn đọng gây bức xúc trong dư luận....từ những vấn đề trên được đưa ra giúp ta nhìn nhận đúng về thực trạng đang diễn ra từ dó đưa ra những giải pháp phù hợp. 1.1.2. Khái niệm chính sách xã hội “Chính sách xã hội là cụ thể hoá bằng pháp luật những đường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ xã hội – chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội nói chung và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan