Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị, năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt ...

Tài liệu Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị, năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp việt nam

.PDF
278
1
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ MỘNG HUYỀN VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, NĂNG LỰC THUẬN HAI TAY VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ MỘNG HUYỀN VIỆC SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ, NĂNG LỰC THUẬN HAI TAY VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu TS. Hoàng Cẩm Trang TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị, năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Nghiên cứu sinh Lê Mộng Huyền năm 2021 iii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến hai cô hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu và TS. Hoàng Cẩm Trang. Trong suốt quá trình nghiên cứu, hai cô đã luôn tận tình theo sát hỗ trợ, định hướng nghiên cứu, giải đáp những vướng mắc cũng như nhắc nhở tôi hoàn thành kế hoạch. Nhờ vậy, tôi đã có thêm động lực và luôn nỗ lực cố gắng để hoàn thành luận án này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Trưởng/Phó Khoa Kế toán, các giảng viên Khoa Kế toán và những giảng viên đã giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Lãnh đạo Viện đào tạo Sau đại học và các anh chị quản lý của Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành các thủ tục trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời biết ơn đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Quy Nhơn, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Kế toán và những đồng nghiệp tôi tại Trường Đại học Quy Nhơn – nơi tôi đang công tác. Họ đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi tập trung hoàn thành luận án của mình. Cuối cùng, tôi chắc rằng mình sẽ không thể hoàn thành luận án này nếu không có sự hỗ trợ và động viên từ phía những người thân trong gia đình. Do vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc nhất đến những người thân của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Nghiên cứu sinh Lê Mộng Huyền năm 2021 iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................................................................................................................................. i Lời cam đoan ................................................................................................................................................. ii Lời cảm ơn ..................................................................................................................................................... iii Mục lục .......................................................................................................................................................... iv Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................................................... x Danh mục bảng biểu ...................................................................................................................................... xi Danh mục hình vẽ .......................................................................................................................................... xiii Tóm tắt ........................................................................................................................................................... xiv Abstract .......................................................................................................................................................... xv 1 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................................................. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................................... 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................................. 4 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................................ 4 5 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................ 6 5. Đóng góp của luận án .............................................................................................................................. 8 6. Kết cấu của luận án ................................................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................................ 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về việc sử dụng thông tin kế toán quản 9 trị, năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về việc sử dụng thông tin kế toán quản trị và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin kế toán quản trị ............................................................. 9 1.1.1.1. Khái quát chung các nghiên cứu về việc sử dụng thông tin kế toán quản trị ........................................... 9 1.1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin kế v toán quản trị ..................................................................................................................................... 13 1.1.1.3. Nhận xét ............................................................................................................................... 15 1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về năng lực thuận hai tay và các nhân tố 16 ảnh hưởng đến năng lực thuận hai tay .......................................................................................... 1.1.2.1. Khái quát chung các nghiên cứu về năng lực thuận hai tay ............................................... 16 1.1.2.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thuận hai tay .................................... 17 1.1.2.3. Nhận xét ............................................................................................................................... 20 1.1.3. Các nghiên cứu trên thế giới về kết quả hoạt động kinh doanh và các 21 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 1.1.3.1. Khái quát chung các nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh ................................... 21 1.1.3.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ............................. 22 1.1.3.3. Nhận xét ............................................................................................................................... 27 1.2. Các nghiên cứu trong nước về việc sử dụng thông tin kế toán quản trị, 27 năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................... 1.2.1. Các nghiên cứu về việc sử dụng thông tin kế toán quản trị và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin kế toán quản trị ................................................................... 27 1.2.2. Các nghiên cứu về năng lực thuận hai tay và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thuận hai tay....................................................................................................................... 30 1.2.3. Các nghiên cứu về kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................ 32 1.2.4. Nhận xét ................................................................................................................................. 33 34 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................................... KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 37 38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................. 38 2.1. Các khái niệm nghiên cứu ...................................................................................................... 2.1.1. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị ................................................................................. 38 2.1.1.1. Đặc điểm thông tin kế toán quản trị .................................................................................... 38 2.1.1.2. Phương pháp sử dụng thông tin kế toán quản trị................................................................ 39 2.1.2. Năng lực thuận hai tay............................................................................................................ 41 vi 2.1.2.1. Khái niệm năng lực thuận hai tay .................................................................................................... 41 2.1.2.2. Hoạt động đổi mới theo hướng khai thác và hoạt động đổi mới theo hướng khám phá ............................................................................................................................................ 42 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................................................. 43 44 2.2. Lý thuyết nền ........................................................................................................................................ 2.2.1. Lý thuyết bất định ................................................................................................................................ 44 2.2.1.1. Nội dung của lý thuyết bất định........................................................................................................ 44 2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết bất định trong luận án ....................................................................................... 46 2.2.2. Quan điểm cơ sở nguồn lực ................................................................................................................. 47 2.2.2.1. Nội dung của quan điểm cơ sở nguồn lực ........................................................................................ 47 2.2.2.2. Vận dụng quan điểm cơ sở nguồn lực trong luận án ....................................................................... 48 2.2.3. Quan điểm năng lực động.................................................................................................................... 48 2.2.3.1. Nội dung của quan điểm năng lực động........................................................................................... 48 2.2.3.2. Vận dụng quan điểm năng lực động trong luận án .......................................................................... 50 50 2.3. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 2.3.1. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị phạm vi rộng và năng lực thuận hai tay ............................................................................................................................................................ 50 2.3.2. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị theo cách chẩn đoán và năng lực thuận hai tay ............................................................................................................................................................... 53 2.3.3. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị theo cách tương tác và năng lực thuận hai tay ............................................................................................................................................................... 54 2.3.4. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh ......................................... 56 2.3.5. Năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................... 57 2.3.6. Vai trò trung gian của năng lực thuận hai tay ..................................................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 64 65 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..................................................................................... 65 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................................... 67 3.2. Thảo luận chuyên gia ........................................................................................................................... 3.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................................................... 67 vii 3.2.2. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................... 68 69 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ.................................................................................................. 3.3.1. Mục tiêu .................................................................................................................................. 69 3.3.2. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................... 69 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................................... 69 70 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức. ....................................................................................... 3.4.1. Mục tiêu .................................................................................................................................. 70 3.4.2. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................... 70 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................................... 72 3.4.3.1. Lý do chọn PLS-SEM .......................................................................................................... 72 3.4.3.2. Đánh giá mô hình đo lường................................................................................................. 73 3.4.3.3. Đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc ........................................................................ 75 3.4.3.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 76 3.4.3.5. Kiểm định chệch do không phản hồi và chệch do phương pháp chung .............................. 77 78 3.5. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................................................... 3.5.1. Thang đo việc sử dụng thông tin kế toán quản trị phạm vi rộng ........................................... 78 3.5.2. Thang đo việc sử dụng thông tin kế toán quản trị theo cách chẩn đoán ................................ 80 3.5.3. Thang đo việc sử dụng thông tin kế toán quản trị theo cách tương tác.................................. 80 3.5.4. Thang đo năng lực thuận hai tay ............................................................................................ 82 3.5.5. Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................ 84 3.5.6. Thang đo các biến kiểm soát .................................................................................................. 84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 87 88 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 88 4.1. Kết quả thảo luận chuyên gia ................................................................................................. 4.1.1. Kết quả thảo luận chuyên gia về các thang đo việc sử dụng thông tin kế toán quản trị ...................................................................................................................................... 89 4.1.2. Kết quả thảo luận chuyên gia về thang đo năng lực thuận hai tay ......................................... 91 4.1.3. Kết quả thảo luận chuyên gia về thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ............................. 92 94 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ.................................................................................... viii 4.2.1. Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronhach’s alpha............................................................................................................................................................... 95 4.2.1.1. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy các thang đo việc sử dụng thông tin kế toán quản trị. ......................................................................................................................................................... 95 4.2.1.2. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo năng lực thuận hai tay. ........................................................... 97 4.2.1.3. Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 98 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................................................................................... 99 4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá các thang đo việc sử dụng thông tin kế toán quản trị .................................................................................................................................................. 99 4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo năng lực thuận hai tay. ....................................................... 100 4.2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá thang đo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................. 101 102 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................................................... 4.3.1. Kết quả đánh giá mô hình đo lường .................................................................................................... 106 4.3.1.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo ........................................................................................................... 106 4.3.1.2. Đánh giá giá trị hội tụ thang đo ....................................................................................................... 107 4.3.1.3. Đánh giá giá trị phân biệt thang đo ................................................................................................. 108 4.3.2. Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc ...................................................................................................... 111 4.3.2.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................................................. 112 4.3.2.2. Đánh giá hệ số xác định điều chỉnh ................................................................................................. 113 4.3.2.3. Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo ............................................................................................ 113 4.3.2.4. Đánh giá hệ số tác động f2 ............................................................................................................... 113 4.3.2.5. Đánh giá hệ số tác động q2............................................................................................................... 114 4.3.2.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp ............................................................. 115 4.3.2.7. Kết quả kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ gián tiếp ............................................................. 121 4.3.2.8. Kết quả kiểm định bổ sung ............................................................................................................... 123 4.3.3. Kết quả kiểm định chệch do phương pháp chung ............................................................................... 126 4.3.3.1. Kết quả kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố đơn Harman ........................................... 126 4.3.3.2. Kết quả kiểm định bằng phương pháp sử dụng biến đánh dấu ........................................................ 126 127 4.4. Thảo luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. ix 4.4.1. Kết quả kiểm định các giả thuyết H1a-c................................................................................... 127 4.4.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết H2a-c................................................................................... 128 4.4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết H3a-c................................................................................... 129 4.4.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết H4a-c................................................................................... 130 4.4.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết H5a-c................................................................................... 132 4.4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết H6a-c................................................................................... 135 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................................. 137 138 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ........................................................................................ 138 5.1. Đóng góp của luận án .............................................................................................................. 5.1.1. Đóng góp về lý thuyết ............................................................................................................ 138 5.1.1.1. Đối với các nghiên cứu về việc sử dụng thông tin kế toán quản trị .................................... 138 5.1.1.2. Đối với các nghiên cứu về năng lực thuận hai tay .............................................................. 139 5.1.1.3. Đối với các nghiên cứu kế toán quản trị nói chung ............................................................ 140 5.1.1. Đóng góp về thực tiễn ............................................................................................................ 141 142 5.2. Hàm ý quản lý .......................................................................................................................... 145 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................................. 149 150 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................................... DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................................ TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Chữ viết đầy đủ bằng Chữ viết đầy đủ bằng viết tắt tiếng Anh tiếng Việt BSC Balanced Scorecard Bảng cân bằng điểm EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài JIT Just-in-time Sản xuất kịp thời KQHĐKD  Kết quả hoạt động kinh doanh KTQT  Kế toán quản trị PLS Partial Least Square Bình phương tối thiểu riêng phần PPNC  Phương pháp nghiên cứu RBV Resource-Based View Quan điểm cơ sở nguồn lực SEM Structural Equation Modelling Mô hình phương trình cấu trúc TQM Total quality management Quản trị chất lượng toàn diện TTKTQT  Thông tin kế toán quản trị Valuable – Rare – Inimitable – Có giá trị – Hiếm – Khó bắt chước – Không thể thay thế được VRIN Nonsubstitutable xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về đặc điểm TTKTQT ..................................10 Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu về phương pháp sử dụng TTKTQT .............12 Bảng 1.3: Tổng hợp các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thuận hai tay .......................................................................................20 Bảng 1.4: Tổng hợp các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến KQHĐKD .................................................................................................26 Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................70 Bảng 3.2: Bảng tính toán số lượng doanh nghiệp cần khảo sát .............................71 Bảng 3.3: Thang đo việc sử dụng TTKTQT phạm vi rộng ....................................79 Bảng 3.4: Thang đo việc sử dụng TTKTQT theo cách chẩn đoán ........................80 Bảng 3.5: Thang đo việc sử dụng TTKTQT theo cách tương tác ..........................81 Bảng 3.6: Thang đo năng lực thuận hai tay .............................................................83 Bảng 3.7: Thang đo KQHĐKD ................................................................................85 Bảng 4.1: Danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận........................................88 Bảng 4.2: Danh sách các nhà quản trị góp ý phiếu khảo sát ..................................93 Bảng 4.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ .............................................................95 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo việc sử dụng TTKTQT .......96 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo năng lực thuận hai tay ..............97 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo KQHĐKD ..................................98 Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA các thang đo việc sử dụng TTKTQT ...............99 Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA thang đo năng lực thuận hai tay ....................... 100 Bảng 4.9: Kết quả phân tích EFA thang đo KQHĐKD .......................................... 101 Bảng 4.10: Đặc điểm các doanh nghiệp tham gia khảo sát chính thức ................... 104 Bảng 4.11: Đặc điểm các nhà quản trị trả lời khảo sát chính thức ........................... 105 Bảng 4.12: Kết quả đánh giá độ tin cậy ..................................................................... 107 Bảng 4.13: Kết quả đánh giá giá trị hội tụ ................................................................. 107 xii Bảng 4.14: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt của thang đo bằng tiêu chí Fornell-Lacker ......................................................................................... 109 Bảng 4.15: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt của thang đo bằng hệ số tải chéo .......................................................................................................... 110 Bảng 4.16: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt của thang đo bằng hệ số HTMT ....................................................................................................... 111 Bảng 4.17: Hệ số phóng đại phương sai .................................................................... 113 Bảng 4.18: Hệ số xác định điều chỉnh và mức độ phù hợp khả năng dự báo ......... 113 Bảng 4.19: Hệ số tác động f2 ...................................................................................... 114 Bảng 4.20: Hệ số tác động q2 ..................................................................................... 115 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định mô hình 1.................................................................. 117 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định mô hình 2.................................................................. 118 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định mô hình 4 và 5.......................................................... 120 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định vai trò trung gian của AMBI_CO (mô hình 2) ...... 121 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định vai trò trung gian của AMBI_SU (mô hình 4) ....... 122 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định vai trò trung gian của AMBI_TP (mô hình 5) ....... 123 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định T-test ......................................................................... 124 Bảng 4.28: Kết quả kiểm định lại vai trò trung gian của năng lực thuận hai tay trên phần mềm SPSS 20 .................................................................... 125 Bảng 4.29: Hệ số tương quan giữa biến đánh dấu và biến phụ thuộc ..................... 127 Bảng 4.30: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu........................... 136 xiii DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1: Năng lực thuận hai tay cân bằng và kết hợp ..........................................41 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu .................................................................................63 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................66 xiv TÓM TẮT Tên đề tài: Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị, năng lực thuận hai tay và kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tóm tắt: Trong khi lợi ích của năng lực thuận hai tay đã được công nhận thì vẫn còn ít nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng thông tin kế toán quản trị (TTKTQT) đến năng lực thuận hai tay, từ đó nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD). Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu kiểm định ảnh hưởng của việc sử dụng TTKTQT đến năng lực thuận hai tay và KQHĐKD, ảnh hưởng của năng lực thuận hai tay đến KQHĐKD. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của việc sử dụng TTKTQT đến KQHĐKD thông qua năng lực thuận hai tay trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả phân tích dữ liệu từ 238 doanh nghiệp vừa và lớn Việt Nam cho thấy các khía cạnh của việc sử dụng TTKTQT có ảnh hưởng đến năng lực thuận hai tay, từ đó nâng cao KQHĐKD. Bên cạnh đó, năng lực thuận hai tay còn là trung gian cho ảnh hưởng gián tiếp của việc sử dụng TTKTQT đến KQHĐKD. Qua đó, nghiên cứu mang lại hàm ý lý thuyết bằng cách bổ sung vào dòng nghiên cứu kế toán quản trị và năng lực thuận hai tay. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng mang lại một số hàm ý quản lý cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Việc sử dụng TTKTQT; Năng lực thuận hai tay; KQHĐKD; Đổi mới theo hướng khai thác; Đổi mới theo hướng khám phá. xv ABSTRACT Title: The use of management accounting information, ambidexterity and performance in Vietnamese firms. Abstract: While the benefits of ambidexterity have been recognized, there is still little research on the effect of the use of management accounting information on ambidexterity, thereby improving firm performance. Therefore, the objective of this study is to test the effect of the use of management accounting information on ambidexterity and firm performance, and the effect of ambidexterity on firm performance. In addition, the study also examines the mediating effect of ambidexterity on the relationship between the use of management accounting information and firm performance in Vietnamese firms. Data analysis results from 238 Vietnamese medium and large firms reveal that the use of management accounting information affects ambidexterity, thereby improving firm performance. In addition, ambidexterity is also the mediation for the relationship between the use of management accounting information and firm performance. The study thereby provides theoretical implications by adding to the management accounting and ambidexterity literature. Besides, the study also brings some management implications for Vietnamese firms. Keywords: The use of management accounting information; Ambidexterity; Firm performance; Exploitative innovation; Exploratory innovation. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan toả vào mọi mặt của đời sống, mở ra cơ hội phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội cho đất nước (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2018b; Vietnam Report, 2019). Không nằm ngoài xu hướng chung, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2018b). Đó không chỉ là những nỗ lực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mà còn là công cuộc đổi mới nhằm khai thác tối đa sức mạnh của thời đại và những tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó nâng cao KQHĐKD và tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp (Vũ Minh Khương, 2019). Mặc dù kết quả đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019 cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0 (GCI 4.0) của Việt Nam tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Tuy nhiên, có đến 8/12 trụ cột năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thứ hạng thấp hoặc rất thấp so với mức thứ hạng chung (thứ hạng 67), đáng lưu ý là mức độ năng động trong kinh doanh (thứ hạng 89) và năng lực đổi mới sáng tạo (thứ hạng 76) (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2020). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát VNR500 của Vietnam Report cho thấy năng lực cạnh tranh còn yếu là một trong những thách thức ảnh hưởng đến KQHĐKD của các doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Report, 2018). Thực trạng trên cho thấy những động lực thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo để bắt kịp sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Việt Nam còn yếu và chưa hiệu quả. Do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh và KQHĐKD cho các doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Để thích nghi với môi trường kinh doanh cạnh tranh và năng động, các doanh nghiệp cần phải luôn nỗ lực khám phá những ý tưởng hoặc quy trình mới, phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới cho thị trường mới. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần sự ổn định để tận dụng các năng lực hiện tại, khai thác các sản phẩm và dịch vụ hiện có (Raisch & Birkinshaw, 2008; O'Reilly & Tushman, 2013). Hay nói cách khác, để đạt được sự thành công lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng được các nhu cầu hôm nay đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển của ngày 2 mai (Levinthal & March, 1993; Gibson & Birkinshaw, 2004). Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp ngày nay cần phải trở nên thuận cả hai tay, phát triển đồng thời cả những hoạt động đổi mới theo hướng khai thác và đổi mới theo hướng khám phá để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, từ đó nâng cao KQHĐKD của doanh nghiệp (He & Wong, 2004; Cao & cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, hệ thống kế toán quản trị (KTQT) từ lâu đã được công nhận là có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị để họ thực hiện tốt các chức năng của mình như lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định (Chenhall & Morris, 1986; Chenhall, 2003; Agbejule, 2005). Hơn nữa, TTKTQT cũng được đánh giá là một nguồn lực quan trọng cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Barney, 1991; Nguyen, 2018). Do đó, TTKTQT sẽ góp phần thúc đẩy năng lực thuận hai tay, từ đó nâng cao KQHĐKD cho doanh nghiệp. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh lợi ích của việc kết hợp cả hai hoạt động đổi mới theo hướng khai thác và khám phá (He & Wong, 2004; Cao & cộng sự, 2009; Peng & Lin, 2019). Nhưng làm thế nào các doanh nghiệp có thể phát triển và duy trì năng lực thuận hai tay? Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những nhân tố cơ cấu tổ chức, bối cảnh tổ chức và sự lãnh đạo thúc đẩy năng lực thuận hai tay (Jansen & cộng sự, 2006; Raisch & Birkinshaw, 2008; Simsek & cộng sự, 2009). Trong khi nhiều nghiên cứu công nhận vai trò của các nhà quản trị thì lại có ít bằng chứng thực nghiệm về vai trò của TTKTQT trong việc thúc đẩy năng lực thuận hai tay. Theo đuổi đồng thời cả hai hoạt động mâu thuẫn nhau thường là phức tạp và khó đạt được (Benner & Tushman, 2003), do vậy nhà quản trị sẽ cần sự hỗ trợ từ TTKTQT. Một số nhà nghiên cứu kế toán như Lillis và van Veen-Dirks (2008) và Dekker & cộng sự (2013) chỉ ra rằng các công ty thực hiện các chiến lược hỗn hợp có hệ thống đo lường KQHĐKD phức tạp hơn, với sự đa dạng của các thông tin tài chính và phi tài chính, phản ánh nhu cầu quản lý để cân bằng hơn là đánh đổi giữa các mục tiêu cạnh tranh. Gần đây hơn, Bedford (2015) đã kiểm định vai trò thúc đẩy KQHĐKD của các đòn bẩy kiểm soát trong bối cảnh các doanh nghiệp thuận hai tay. Severgnini & cộng sự (2018) xem xét ảnh hưởng ba khía cạnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan