Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra thành phố (qua khảo sát t...

Tài liệu Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra thành phố (qua khảo sát tại quận đống đa)

.PDF
96
508
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN ĐỨC HOÀN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI ( Qua khảo sát tại Quận Đống Đa) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Hà NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- NGUYỄN ĐỨC HOÀN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI ( Qua khảo sát tại Quận Đống Đa) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Thị Mai Hà NỘI – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 6 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... 9 4. Đối tượng, khách thể, và phạm vi nghiên cứu ....................................... 10 5. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 11 6. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 11 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết ............................................ 11 8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 NỘI DUNG ............................................................................................. 16 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO .................................................................... 16 1. Các khái niệm chủ chốt ...................................................................... 16 1.1. Thanh niên ..................................................................................... 16 1.2. Lao động ........................................................................................ 17 1.3. Thanh niên lao động tự do .............................................................. 18 1.4. Di cư............................................................................................... 21 1.5. Việc làm ......................................................................................... 22 2. Các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................. 24 2.1. Lý thuyết di cư của Everett Lee ...................................................... 24 2.2. Lý thuyết Xã hội học về lao động – việc làm ................................. 26 1.3. Lý thuyết Di động xã hội ................................................................ 28 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA HÀ NỘI .................................. 31 2.1. Vài nét về Thành phố Hà Nội và Quận Đống Đa ............................ 31 2.2. Đặc điểm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội.... 33 1 2.2.1. Về số lượng .............................................................................. 33 2.2.2. Nguồn gốc xuất cư ................................................................... 34 2.2.3. Cơ cấu tuổi ............................................................................. 36 2.2.4. Cơ cấu giới tính ....................................................................... 37 2.2.5. Trình độ học vấn ...................................................................... 38 2.2.6. Việc làm của thanh niên lao động tự do trước khi rời nông thôn ra Hà Nội ............................................................................................... 40 2.3. Đặc điểm việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội ............................................................................................. 41 2.3.1. Một số loại hình công việc của thanh niên lao động lao động tự do................................................................................................... 43 2.3.2. Lý do chọn làm công việc hiện tại của thanh niên lao động tự do. . 49 2.3.3. Nơi làm việc của thanh niên lao động tự do ............................. 51 2.3.4. Thời gian làm việc của thanh niên lao động tự do. ................... 53 2.3.5. Thu nhập từ công việc .............................................................. 57 2.3.6. Điều kiện làm việc của thanh niên lao động tự do. ................... 60 2.3.7. Nhu cầu về việc làm của thanh niên lao động tự do. ................ 62 2.3.8. Dự định công việc trong tương lai của thanh niên lao động tự do. 65 2.4. Các yếu tố tác động đến việc thanh niên lao động tự do rời nông thôn ra Hà Nội. ............................................................................................. 67 2.4.1. Lực đẩy từ nơi đi (Nông thôn) .................................................. 68 2.4.2. Lực hút từ nơi đến (Đô thị) ...................................................... 70 2.5. Những tác động của việc thanh niên lao động tự do rời nông thôn ra Hà Nội đến đời sống người dân đô thị ................................................... 71 2.5.1. Tác động tích cực..................................................................... 71 2.5.2. Tác động tiêu cực..................................................................... 72 2 2.6. Nhóm các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội..................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 81 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh niên là lớp người quyết định tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Muốn biết tương lai của một đất nước ra sao hãy nhìn vào lớp trẻ của họ, trong đó có tầng lớp thanh niên. Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, với vai trò lả chủ nhân tương lai họ phải thực hiện sứ mệnh quan trọng của mình, đó là kế nhiệm và tiếp tục sự nghiệp của những người đi trước để lại, giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, “là người chủ tương lai của nước nhà” (Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, tr.84), “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” (Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, Tr.69). Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc. Họ là chủ tương lai của đất nước, không chỉ vì thanh niên là bộ phận trẻ, khoẻ, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, giàu ý chí, nghị lực và ước mơ hoài bão vì: “Thanh niên là những đội quân xung kích trên các mặt trận”, Người còn coi: “Thanh niên là lớp người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai”, “Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá”, “Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ”. Thanh niên là đạo quân xung phong tất thắng trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (Hồ Chí Minh – Bàn về thanh niên, Nxb. Thanh niên, 1970, tr.83) Đảng ta chỉ rõ: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỉ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới 4 hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên” (Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ IV(khoá VII)). Như vậy, Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rất rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy, do điều kiện kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư, chăm lo đời sống cho tầng lớp thanh niên còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các bạn thanh niên ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa và lực lượng thanh niên “yếu thế” ở thành thị. Thanh niên đang rất cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà nước, xã hội. Mà vấn đề có ý nghĩa sống còn với thanh niên hiện nay đó là việc làm. Thủ đô Hà Nội là thành phố lớn nhất phía bắc nước ta, là một trong hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội lớn nhất cả nước. Những năm trở lại đây, dòng di cư từ nông thôn ra Hà Nội ngày càng mạnh mẽ. Trong dòng di cư ấy có một lực lượng lớn đó là thanh niên từ khắp các vùng nông thôn về đây lao động kiếm sống. Tuy còn trẻ tuổi nhưng do hoàn cảnh gia đình nên các bạn phải xa quê hương, xa những người thân yêu đến chốn thị thành với mong mỏi tìm kiếm việc làm, tìm kiếm những cơ hội cho riêng mình. Mặc dù vậy, dưới những tác động của yếu tố chủ quan: trình độ, nhận thức, cũng như khách quan: thị trường lao động việc làm, những cám dỗ của cuộc sống, sức hút của đồng tiền nên không phải lúc nào thanh niên cũng tìm được những công việc phù hợp, như mong muốn. Thậm chí, có những bạn phải làm những việc rất nặng nhọc, bị ngược đãi, có khi cả vi phạm pháp luật. Những điều kiện như trên không những ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các bạn trẻ mà nó còn là nguyên nhân sâu xa của các tệ nạn cùng hàng loạt các vấn đề xã hội bức xúc ở đô thị. Do đó, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp từ trung ương đến 5 cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề: việc làm, nhà ở, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện để họ phát triển, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước, đồng thời khắc phục tình trạng di cư ồ ạt của dân cư từ nông thôn ra thành thị nói chung và của thanh niên nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Thời kỳ trước những năm 1986, để phục vụ cho mục tiêu phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước, nhiều công trình nghiên cứu về di cư có tổ chức được thực hiện ở Việt Nam. Cũng như một số nước đang phát triển ở Châu Á, nghiên cứu về di dân tự do từ nông thôn ra đô thị ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây khi mà các dòng người di cư tự do từ các vùng nông thôn ồ ạt đổ về các vùng đô thị gây nên những xáo trộn về mặt xã hội cũng như chính trị cả nơi đến và nơi đi, đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết. Xu hướng này tăng mạnh từ những năm 90 đến nay và sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới khi mà nền kinh tế thị trường, công cuộc CNH, HĐH đang được đẩy mạnh hơn lúc nào hết và những điều kiện về việc làm, đời sống của lao động nông thôn còn chưa bắt kịp được với cuộc sống đô thị. Do tính chất bùng phát như vậy, dòng người di cư từ nông thôn vào đô thị đã thu hút sự quan tâm đặc biệc của các nhà kinh tế học, dân số học, chính trị học và cả những nhà xã hội học. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về di dân thuộc các cấp, các ngành khác nhau, được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, như các dự án: VIE/89/03 – 1992, VIE/88/P02 – 1994, VIE/93/P02 -1996 về di dân ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bên 6 cạnh đó còn có các dự án VIE/95/004 của Cục Định canh Định cư và vùng kinh tế mới về di dân nông thôn ra đô thị ở Việt Nam do UNDP tài trợ, và Đề tài Di dân và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách. Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo của PGS.TS.Đặng Nguyên Anh (2009). Những dự án này nghiên cứu ở tầm vĩ mô với các tiếp cận kinh tế học và dân số học đã cho chúng ta thấy bức tranh về thực trạng của sự di dân nông thôn - đô thị ở nước ta giai đoạn hiện nay. Năm 1997, Viện Xã hội học (XHH) tiến hành khảo sát: “Di dân và sức khoẻ” trong khuôn khổ dự án quốc tế do quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFDA) tài trợ. Cuộc khảo sát nhằm đánh giá bản chất, nguyên nhân, hậu quả của di dân tự do nông thôn - đô thị trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đề tài: “ Các yếu tố thúc đẩy làn sóng di dân tự do nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển đổi kinh tế hiện nay ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và đô thị” của Thân Văn Liêm (Chương trình nghiên cứu VN – HN(VNRT) – Nxb. Nông nghiệp TPHCM, 1997), với nội dung chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng di cư tự do (theo mùa vụ) tới Thành phố HN, đề xuất các kiến nghị để giải quyết vấn đề di cư tự do. Đề tài: “Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Dự án VIE/93/P02, Hà Nội, 1996. Do viện nghiên cứu TPHCM thực hiện. Tất cả đều nói về vấn đề di dân, tình hình di dân, tác động của di dân đến các vấn đề kinh tế xã hội ở một số thành phố Đề tài: “Thực trạng đời sống của nhóm thanh thiếu niên từ nông thôn ra Hà Nội lao động kiếm sống tại địa bàn Quận Cầu Giấy – Hà Nội”, 2002, của Lê Thanh Mai. Với nội dung mô tả thực trạng đời sống của thanh thiếu 7 niên nông thôn ra HN lao động kiếm sống tại Quận Cầu Giấy, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho thanh thiếu niên lao động ngoại tỉnh. Đề tài: Tìm hiểu việc làm và đời sống của lao động nữ nông thôn di cư tự do trên địa bàn Hà Nội hiện nay, 2001, của Nguyễn Thị Thanh Thảo. Đề tài đã đi vào phân tích thực trạng việc làm và đời sống của nữ lao động nông thôn di cư tự do ở Hà Nội. Qua đó, đưa ra kiến nghị và giải pháp để giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho lao động nữ di cư tự do ở Hà Nội. Ngoài ra, còn có nhiều đề tài khác nghiên cứu khá sâu về di dân tự do. Trong vấn đề nóng bỏng này các tác giả đã có nhiều cố gắng góp phần giải đáp các khía cạnh khác nhau của vấn đề, đồng thời phân tích các tác nhân thúc đẩy, những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của quá trình di dân nông thôn - đô thị đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị cũng như sự ổn định đời sống gia đình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, những năm gần đây Viện XHH đã có một số nghiên cứu xoay quanh vấn đề di dân nông thôn - đô thị. Qua đó, các tác giả đã phần nào mô tả thực trạng, vai trò và tác động của quá trình di dân đến xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô. Những nghiên cứu đó lần lượt được đăng trên các tạp chí XHH như: Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở, một số vấn đề xã hội, Tạp chí XHH số 2 năm 1997, Vai trò di dân nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay, Tạp chí XHH số 4 năm 1997, Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới, Tạp chí XHH 3, 4 năm 1999. Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về di dân. Các đề tài nghiên cứu này đã tìm ra được những đặc trưng của quá trình di dân, thực trạng của quá trình di dân trong những năm vừa qua và tìm hiểu những tác động của di dân đến các vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt là trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm kiểm soát, 8 hạn chế dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, trong mảng đề tài nghiên cứu về di dân còn một bộ phận lớn dòng người chưa thực sự được quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu đó là thanh niên lao động tự do. Dưới sự tác động của quá trình biến đổi xã hội, đặc biệt là quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế mà gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến việc làm của nhóm thanh niên nông thôn ra Hà Nội lao động kiếm sống. Ở chốn thành thị, các bạn phải sống xa gia đình, những người thân yêu, phải một mình đối diện với rất nhiều khó khăn, với nhiều nguy cơ, thách thức. Là thế hệ trẻ, nguồn nhân lực chủ chốt của tương lai đất nước họ cần phải được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn để họ có thể vượt qua những khó khăn, tham gia nhiều hơn và phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có của mình vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì lí do như trên, tôi quyết định chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng việc làm của các thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội. Khi đến một môi trường hoàn toàn mới họ đã gặp phải những khó khăn gì? Họ đã đối mặt với những khó khăn đó như thế nào? Họ mong muốn gì về công việc của mình? Và những dự định, kế hoạch cho tương lai của họ ra sao? Trên cơ sở đó để đưa ra các kiến nghị và giải pháp với các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan nhằm có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ vượt qua được những khó khăn và phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần làm rõ hơn về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm về việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội: 9 vận dụng, xem xét loại hình lao động khác trong dòng di cư nông thôn - đô thị, mà cụ thể ở đây là vấn đề việc làm. - Nghiên cứu việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, khoa học về thực trạng việc làm của thanh niên lao động tự do ở Hà Nội, làm rõ một số vấn đề của sự di cư nông thôn - đô thị tại Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu đề tàigóp phần làm sáng tỏ hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học, đặc biệc làm rõ hơn các khái niệm về: di cư, lao động, lao động tự do, việc làm, thanh niên, thanh niên lao động tự do. Vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức của ngành xã hội học vào một vấn đề cụ thể, một lĩnh vực cụ thể. Từ đó, nó có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các công trình nghiên cứu về sau với các vấn đề có liên quan. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn sẽ góp phần phân tích và làm rõ hơn về thực trạng việc làm của thanh niên từ nông thôn ra Hà Nội, hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh và đời sống của các bạn thanh niên lao động tự do. Thông qua đó, giúp các cấp, các ngành, các nhà quản lý và hoạch định chính sách xã hội nói chung, các nhà quản lý đô thị, các cấp chính quyền địa phương nói riêng đánh giá những mặt tích cực, hạn chế về sự di cư nông thôn - đô thị. Từ đó, có những giải pháp thích hợp, một mặt tạo lập các chính sách cụ thể cho lao động nông thôn di cư ra thành thị, nhất là với tầng lớp thanh niên về việc làm và điều kiện sống của họ, mặt khác góp phần từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh 4. Đối tƣợng, khách thể, và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu 10 Nhóm thanh niên di cư từ nông thôn ra Hà Nội lao động tự do. 4.3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi không gian: Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. * Phạm vi thời gian: Từ năm 11/2009 đến năm 3/2012. 5. Mục đích nghiên cứu + Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của thanh niên lao động tự do di cư từ nông thôn ra Hà Nội. + Tìm hiểu nguyên nhân, động cơ thúc đẩy sự di cư của thanh niên nông thôn cũng như những tâm tư, nguyện vọng của họ liên quan đến việc làm + Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp trong việc hoạch định, xây dựng chính sách để giúp các bạn thanh niên Lao động tự do từ các vùng nông thôn ra Hà Nội lao động, kiếm sống có điều kiện phát triển toàn diện hơn. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Có những nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy các bạn thanh niên nông thôn di cư ra Hà Nội lao động tự do? - Thanh niên lao động tự do từ các vùng nông thôn ra Hà Nội họ thường làm những công việc gì để kiếm sống? Thu nhập của họ có đủ sống không? - Thanh niên lao động tự do di cư từ nông thôn ra thành thị sẽ ảnh hưởng tới đời sống của cư dân đô thị như thế nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 7.1. Giả thuyết nghiên cứu - Việc làm của thanh niên lao động tự do chủ yếu là lao động chân tay, lao động ngoài trời nên nó có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ. Hơn nữa, việc làm của họ rất bấp bênh, mang tính chất thời vụ là chủ yếu, thu nhập lại thấp. 11 - Cuộc sống khó khăn tại quê nhà và nhu cầu muốn khẳng định bản thân tại thành phố lớn đã khiến các thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị. - Thanh niên lao động tự do di cư từ nông thôn ra thành thị có ảnh hưởng tới đời sống của cư dân đô thị. 7.2. Khung phân tích Điều kiện kinh tế – xã hội Thị trường lao động tự do Việc làm của thanh niên lao động tự do Loại công việc Nơi làm việc Thời gian làm việc Mức thu nhập Điều kiện làm việc Những tác động của quá trình di dân ra Hà Nội Kết Luận 12 Nhu cầu làm việc 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc xem xét các sự kiện, hiện tượng. Nghiên cứu vấn đề việc làm của thanh niên Lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội phải đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể. Tức là xem xét vấn đề này phải đặt các sự kiện, hiện tượng xã hội trong sự tương tác, trong các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau chứ không phải tồn tại một cách độc lập; phải nhìn các sự kiện, hiện tượng tồn tại một cách khách quan và luôn luôn vận động biến đổi chứ không bất biến và đặc biệt phải gắn liền vào từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể trong quá trình đi lên CNH, HĐH ở nước ta. Ở đây, tác giả xem xét việc làm của thanh niên lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội lao động – kiếm sống là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội nước ta ở một địa bàn xác định là Thủ đô Hà Nội. Hiện tượng di cư và vấn đề việc làm không diễn ra đơn lẻ mà luôn nằm trong các mối quan hệ tương tác, ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố: kinh tế, văn hoá, xã hội. Và xu hướng biến đổi của hiện tượng này cũng như ảnh hưởng mà quá trình này mang lại góp phần làm cho xã hội phát triển như là một hệ quả tất yếu khách quan. Mặt khác, khi nghiên cứu vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn ra Hà Nội lao động, kiếm sống phải đặt trong một hoàn cảnh nhất định, trong từng thời kỳ nhất định. Như vậy, chúng ta mới có cơ sở khoa học để sử dụng các phương pháp cụ thể nhằm biện giải cho vấn đề nghiên cứu của mình. 13 8.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Tiến hành nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp luận chung tác giả đã sử dụng một số phương pháp đặc thù của chuyên ngành XHH nhằm thu được kết quả một cách khách quan, khoa học. Các phương pháp đó là: 8.2.1. Phương pháp Quan sát Đây là phương pháp nhằm bổ trợ cho tất cả những phưong pháp trên. Sử dụng phương pháp này, tác giả sẽ quan sát và ghi chép mọi thông tin, mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Địa điểm quan sát: những nơi ở Quận Đống Đa có thanh niên Lao động tự do làm việc 8.2.2. Phương pháp Phỏng vấn sâu Phương pháp này nhằm khai thác thông tin theo chiều sâu, góp phần phản ánh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Mặt khác, qua phỏng vấn sâu các thông tin thu được không những bổ sung cho phương pháp bảng hỏi mà còn góp phần giải thích đặc tính về thực trạng việc làm của thanh niên nông thôn ra lao động kiếm sống ở Hà Nội. Thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 đối tượng: 5 nam và 5 nữ. Đối tượng được phỏng vấn là các bạn đại diện cho các loại hình công việc đó là: đánh giày, hát rong, bán hàng rong, thu mua phế liệu, bốc vác thuê, phụ xây dựng, làm thuê cho các cửa hàng, nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu. 8.2.3. Phương pháp Phân tích tài liệu Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu có liên quan. Đặc biệt, để có cơ sở phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu tác giả đã tham khảo nguồn số liệu được trích dẫn từ dự án “Lớn lên trong Thành phố” của Viện nghiên cứu phát triển xã hội và Đề tài Di dân 14 và phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề nổi bật cần xem xét về chính sách. Tài liệu hội thảo về Di dân, phát triển và giảm nghèo của PGS.TS.Đặng Nguyên Anh (2009), các công trình này được thực hiện tại Hà Nội nhằm mục đích thu thập thông tin về cá nhân, gia đình, nơi ở, về di cư, thu nhập, sức khoẻ, công việc, giải trí, tâm tư nguyện vọng của nhóm thanh thiếu niên Ngoài ra, một số bài viết trên các báo, tạp chí, đặc biệt là trên Internet cũng là nguồn tài liệu quý giá mà tác giả đã sử dụng. 8.2.4. Phương pháp thu thập thông tin bằng Bảng hỏi Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến cho việc thu thập thông tin trong các nghiên cứu XHH. Thông tin thu được đó là toàn bộ câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ và ý kiến của người đó với vấn đề nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành phát 150 bảng hỏi cho các thanh niên là lao động tự do từ các vùng nông thôn ra Hà Nội, cụ thể là các bạn đang làm việc trên địa bàn Quận Đống Đa. Mỗi bảng hỏi sẽ có 15 câu hỏi, nội dung bảng hỏi sẽ phản ánh được từng khía cạnh về thực trạng, nguyên nhân và nguyện vọng của các bạn thanh niên về việc làm cũng như dự định công việc trong thời gian tới. 15 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN LAO ĐỘNG TỰ DO 1. Các khái niệm chủ chốt 1.1. Thanh niên Thanh niên là một khái niệm được dùng nhiều trong công tác cũng như trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tuỳ theo trường hợp, có khi thanh niên được dùng để chỉ con người cụ thể, có khi lại được dùng để chỉ tính cách, phong cách trẻ trung của con người nào đó, có khi lại dùng để chỉ một lớp người trẻ tuổi. Thanh niên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, tuỳ theo góc độ tiếp cận của mỗi ngành mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về thanh niên Về mặt Sinh học: thanh niên được coi là giai đoạn phát triển trong cuộc đời của mỗi con người, bởi từ đây các em bước sang giai đoạn mới để trở thành người lớn Các nhà Tâm lý học lại thường nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản phân biệt với các lứa tuổi khác. Các nhà Kinh tế học lại nhấn mạnh thanh niên với góc độ là lực lượng lao động xã hội và là nguồn bổ sung cho đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực lao động sản xuất Dưới góc độ XHH: thanh niên là một tập đoàn xã hội, dân số đặc thù có những đặc tính tâm sinh lý nhất định, bằng quá trình xã hội hoá mà dần dần trở thành chủ thể của xã hội (trực tiếp tạo ra lực lượng sản xuất xã hội và trực tiếp mang các quan hệ xã hội của một xã hội nhất định). Thanh niên là một hiện tượng xã hội khách quan, luôn luôn biểu hiện như một tập đoàn xã hội rộng lớn có đặc thù về lứa tuổi. 16 Như vậy, mỗi ngành khoa học khác nhau tuỳ thuộc góc độ nghiên cứu của mình mà nhấn mạnh ở một khía cạnh khác nhau: cá thể, sinh học hay nhấn mạnh khía cạnh tập thể, xã hội của khía cạnh “thanh niên” Đặc điểm chung về mặt sinh học của thanh niên là giai đoạn kết thúc tuổi thiếu niên, đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của cá thể con người. Xác định giai đoạn này thường được biểu hiện một cách tập trung ở việc xác định độ tuổi thanh niên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển KTXH, đặc điểm của từng thời đại lịch sử, các yếu tố truyền thống của từng quốc gia. Ở nước ta hiện nay, thanh niên được xác định là những người ở trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi. 1.2. Lao động Mác chỉ rõ: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra đối với con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên (C.Mác – Tư bản, tập 1, quyển 1, Nxb Sự thật, tr.320). Lao động là một trong những hoạt động cơ bản của con người, lao động hoạt động có ý thức, có mục đích nhằm thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời cải tạo thế giới tự nhiên và xã hội. Các nhà XHH không chỉ nhìn lao động như là một hiện tượng kinh tế đơn thuần mà quan trọng hơn ở mức ý nghĩa xã hội của nó, thể hiện ở mối quan hệ với các mặt của đời sống xã hội đối lập với hiện tượng xã hội là sự nhàn rỗi. Theo Từ điển tiếng Việt: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội”. Như vậy, con người có xu hướng lao động tạo ra sản phẩm, hàng hoá để thoả mãn các nhu cầu từ bậc thấp đến cao. Việc lao động thoả mãn tới mức độ nào các nhu cầu của con người phụ thuộc vào thiết chế xã hội. 17 Trong bất kì nền sản xuất nào kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là một tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sụ trao đổi chất giữa con người với thiên nhiên. Căn cứ vào sự phát triển của xã hội, cách tổ chức xã hội và trình độ công nghệ, kỹ thuật nói riêng ta có thể xem xét lao động trong các quá trình sau: 1 Lao động sản xuất trực tiếp: đây là lao động lấy những gì có sẵn trong giới tự nhiên, là lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm từ thiên để thoả mãn nhu cầu phát triển của xã hội. Loại lao động này đặc trưng cho xã hội nông nghiệp, tương ứng với làn sóng văn minh nông nghiệp 2. Lao động để tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của cá nhân, nhóm xã hội. Loại lao động này đặc trưng cho xã hội công nghiệp, tương ứng với làn sóng văn minh công nghiệp 3. Lao động dịch vụ đặc trưng cho xã hội hậu công nghiệp, tương ứng với làn sóng văn minh hậu công nghiệp. Dựa trên cơ sở này luận văn tập trung nghiên cứu tình trạng lao động thực tế của thanh niên LĐTD từ nông thôn ra Hà Nội lao động trong mối quan hệ với xã hội hiện đại. 1.3. Thanh niên lao động tự do Theo lý thuyết kinh tế, lao động tự do là người lao động có sức lao động và được toàn quyền định đoạt, thoả thuận về việc bỏ sức lao động của mình với người sử dụng lao động. Tức là người lao động phải được giải phóng và phát huy triệt để, làm chủ sức lao động của mình, được tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng của mình ở bất kỳ nơi nào; người sử dụng lao động ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau được tự do thuê mướn lao động theo số lượng, chất lượng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh theo pháp luật. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan