Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (...

Tài liệu Việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị khó khăn và sự thích ứng (qua khảo sát tại thành phố hà nội)

.PDF
85
554
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN HÀ ĐÔNG VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DI CƯ TỰ DO TỪ NÔNG THÔN RA ĐÔ THỊ: KHÓ KHĂN VÀ SỰ THÍCH ỨNG (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh HÀ NỘI, 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................. 6 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 7 4. Điểm luận tài liệu ............................................................................................. 7 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................................. 12 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12 7. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 15 8. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 16 9. Khung lý thuyết .............................................................................................. 17 10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 18 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 19 1.1. Các lý thuyết và cách tiếp cận...................................................................... 19 1.2. Khái niệm, công cụ...................................................................................... 26 1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...................................................................... 33 1.4. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................... 35 CHƯƠNG 2. KHÓ KHĂN VÀ SỰ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DI CƯ TỰ DO RA ĐÔ THỊ ............................................................................................... 36 2.1. Nguyên nhân di cư ..................................................................................... 36 2.2. Những khó khăn về việc làm với người di cư tự do ................................. 40 2.2.1. Những khó khăn trong thời gian đầu làm việc tại Hà Nội ...................... 41 2.2.2. Khó khăn trong công việc hiện tại ......................................................... 48 2.3. Sự thích ứng của người di cư tự do........................................................... 54 2.3.1. Các biện pháp ứng phó .......................................................................... 54 2.3.2. Việc làm................................................................................................ 60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 81 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 84 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khó khăn do phải cạnh tranh cao theo giới tính, tuổi và học vấn............ 43 Bảng 2.2. Khó khăn do thu nhập hạn chế theo giới tính, tuổi và học vấn ............... 45 Bảng 2.3. Khó khăn do thường lạc đường theo giới tính, tuổi khi di cư và học vấn 46 Bảng 2.4. Khó khăn do bị phạt, tịch thu hàng hóa theo giới tính, độ tuổi hiện tại, trình độ học vấn và công việc hiện tại .................................................................... 52 Bảng 3.1: Tương quan giữa trình độ học vấn và công việc (đơn vị: %) .................. 63 Bảng 3.2. Thời gian làm việc trung bình/tháng của lao động di cư tự do tại Hà Nội theo nghề nghiệp và giới tính (đơn vị: ngày) .......................................................... 65 Bảng 3.3. Thu nhập bình quân hàng tháng giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau theo giới tính. ........................................................................................................ 68 2 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Lý do di cư (%) ...................................................................................... 36 Biểu 2.2 . Lý do chọn Hà Nội thay cho các địa điểm di cư khác (%)...................... 38 Biểu 2.3. Những khó khăn người di cư tự do gặp phải trong .................................. 41 thời gian đầu làm việc ở Hà Nội (%) ..................................................................... 41 Biểu 2.4. Một số khó khăn trong công việc hiện tại (%)......................................... 49 Biểu 3.1. Các biện pháp ứng phó với những khó khăn trong thời kỳ ...................... 56 đầu làm việc tại Hà Nội (%) .................................................................................. 56 Biểu 3.2. Các biện pháp ứng phó với những khó khăn trong công việc hiện tại (%)...... 57 Biểu 3.3. Nghề nghiệp của người di cư tự do tại Hà Nội hiện nay (%) ................... 62 Biểu 3.4. So sánh thu nhập ở Hà Nội với thu nhập lúc còn ở quê (%) .................... 67 Biểu 3.5. Trung bình thu nhập và tiền gửi về hàng tháng theo giới tính (nghìn đồng) .... 70 Biểu 3.6. Lý do thay đổi công việc (%) .................................................................. 73 Biểu 3.7. Dự định chuyển công việc khác (đơn vị: %) ........................................... 75 Biểu 3.8. Dự định công việc làm ăn trong những năm tới (đơn vị %)..................... 77 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di dân từ nông thôn tới đô thị và các khu công nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mọi quốc gia. Ở nước ta, năm 1999, chính phủ đã thông qua hướng dẫn về quản lý và phát triển đô thị với ước tính 45% dân số sẽ sống ở đô thị vào năm 2020 [20, tr.5]. Con số này chỉ có thể đạt được với tốc độ đô thị hóa nhanh, trong đó việc di cư từ nông thôn ra đô thị có một vai trò quan trọng. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế với tốc độ khá cao trong những năm gần đây và sự bùng nổ nhiều loại hình dịch vụ ở khu vực đô thị khiến cho luồng di cư tự do từ nông thôn tiếp tục đổ về các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ngày càng tăng. Theo kết quả Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009, trong 5 năm 20042009, số người di cư tăng hơn 2,2 triệu người so với thời kỳ 1994-1999, đặc biệt là số người di cư tăng theo khoảng cách di cư. Trong khi di cư trong huyện chỉ tăng 275 nghìn người và di cư giữa các huyện trong cùng tỉnh tăng 571 nghìn người, thì di cư giữa các tỉnh tăng gần 1,4 triệu người và di cư giữa các vùng tăng hơn 1 triệu người [3, tr.4]. Điều này chứng tỏ sự phát triển nhanh về kinh tế-xã hội và sự mở rộng thị trường lao động đã tác động mạnh đến các luồng di cư trong 10 năm qua. Yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến di cư là việc làm. Trong giai đoạn 2004-2009 ở nước ta, các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước với nhịp độ cao, đòi hỏi số lượng lao động lớn nhưng lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, trong thời kỳ này đã có những luồng di dân lớn từ nông thôn vào thành thị. Cụ thể là trong 5 năm trước Tổng điều tra dân số năm 2009, số nhập cư thuần từ khu vực nông thôn vào thành thị là 1,395 triệu người. Các thành phố lớn vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút mạnh luồng di cư, tỷ suất di cư thuần ở Bình Dương (340 phần nghìn), thành phố Hồ Chí Minh (136 phần nghìn), Đà Nẵng (77 phần nghìn), Đồng Nai (66 phần nghìn), Đắc Nông (66 phần nghìn) và Hà Nội (50 phần 4 nghìn) [3, tr.4-5]. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số khiêm tốn vì nó mới chỉ phản ánh số lượng dân số di cư có đăng ký với cơ quan sở tại. Trên thực tế, số người di cư tới các đô thị kiếm việc làm chiếm số lượng không nhỏ và hầu như không được quản lý về mặt hành chính [8, tr.10; 15, tr.70]. Cùng với các dòng di cư ngày càng tăng, cuộc tranh luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng di cư, đặc biệt là di cư tự do, trở nên ngày càng gay gắt. Ở Châu Á, theo FAO, có các quan điểm tranh luận cho rằng di cư nông thôn đô thị không những không mang lại lợi ích mà còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho cả nơi đi lẫn nơi đến. Sự ra đi của tầng lớp thanh niên nông thôn trẻ khoẻ, có giáo dục tốt một mặt đã tạo ra sự thiếu hụt hoặc sự già hoá lực lượng lao động cho nông nghiệp, đồng thời, đặt mọi gánh nặng gia đình như chăm sóc trẻ em, công việc nội trợ lên vai những người già và những người trẻ hơn [14, tr.13]. Ngược lại, đối với nơi nhận cư, di cư cũng tạo ra những áp lực không nhỏ như sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội, sự tăng lương chậm vì nhân lực lao động tràn ngập, sự gia tăng các tệ nạn xã hội và các vấn đề xã hội. Tuy còn nhiều cái nhìn tiêu cực, di cư thực sự đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay và được coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm tái phân bổ lao động giữa các vùng lãnh thổ, bảo đảm sự liên kết về cơ hội việc làm và lượng lao động dư thừa giữa các vùng khác nhau [8, tr.20]. Càng ngày, người ta càng thừa nhận rằng quá trình phát triển và di cư luôn đi đôi với nhau. Di cư vừa là động lực thúc đẩy, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia [22, tr.6]. Đối với các đô thị, mặc dù di dân tự do gây trở ngại cho công tác quản lý hành chính, tăng thêm sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng vốn đang xuống cấp, nhưng người di cư từ nông thôn đã thực sự trở thành một nguồn bổ sung lao động không nhỏ cho thị trường lao động của thành phố. Trong khảo sát của mình ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc đã chỉ ra rằng nhờ có làn sóng di cư, những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường bị các cư dân đô thị từ chối nay đã có người gánh vác [16, tr.77]. Cùng với tác dụng nâng cao dân trí, di cư nông thôn-đô thị còn là biện pháp tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho 5 khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo. Trên thực tế, di cư nông thôn – đô thị ở cả nam và nữ không chỉ là động lực cá nhân mà còn là một chiến lược tồn tại và phát triển của hộ gia đình nông dân [26, pg.288]. Di dân là một hành vì có tính toán lý trí nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và gia đình người di cư [8, tr.16]. Xét về phương diện kinh tế của hộ gia đình, ít nhất, di cư cũng làm tăng thu nhập của các gia đình có người di cư. Tiền gửi về của người di cư cho gia đình, nếu được đem đầu tư sẽ là một phương tiện rất tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế trong các làng quê. Chính vì vậy, dòng người tự phát đổ về các thành phố lớn trong đó có Hà Nội để tìm việc làm ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, trước đây hầu hết các nghiên cứu về di cư đều tập trung vào loại hình di cư có tổ chức với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của loại hình di cư này. Trong khi đó, đối với những người di cư tự do, một số nghiên cứu cho rằng họ nằm trong số những nhóm bị bỏ quên trong các cuộc tổng điều tra dân số và các cuộc điều tra và ít được lưu tâm nhất trong quá trình lập kế hoạch của chính phủ [21, tr.5-6]. Các vấn đề giới trong di cư tuy quan trọng nhưng cũng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều [1, tr.23]. Vậy người di cư tự do tại Hà Nội hiện nay gặp những khó khăn gì trong quá trình làm việc? Họ đã sử dụng các biện pháp ứng phó nào? Mặc dù có nhiều nghiên cứu với quy mô lớn về di cư đã được tiến hành nhưng chưa có nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào vấn đề này. Các nghiên cứu về di cư tự do chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về khả năng thích ứng của người di cư tự do. Đó chính là lý do khiến chúng tôi lựa chọn khảo sát đề tài “Việc làm cho người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị: khó khăn và sự thích ứng” (Qua khảo sát tại thành phố Hà Nội). 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết mạng xã hội, lý thuyết thị trường lao động đôi và cách tiếp cận giới vào nghiên cứu những khó khăn khi làm việc cũng như những biện pháp thích ứng của những người di cư tự do. 6 Việc tiến hành nghiên cứu là một cơ hội tốt để thực hành và tích lũy kinh nghiệm triển khai nghiên cứu thực địa. Đồng thời, đề tài cũng là một minh chứng về việc vận dụng lý thuyết vào giải quyết một chủ đề nghiên cứu về di cư hiện nay. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp những phân tích, đánh giá về những khó khăn người di cư tự do gặp phải cũng như những biện pháp ứng phó của họ nhằm thích nghi với việc làm ở Hà Nội. Nghiên cứu hy vọng sẽ bổ sung thêm thông tin giúp cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có thể điều chỉnh, bổ sung kịp thời các chính sách, biện pháp đối với người di cư tự do. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những khó khăn trong quá trình lao động của người di cư tự do từ nông thôn ra Hà Nội cũng như chiến lược ứng phó của họ trong vấn đề việc làm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm tăng cường vai trò quản lý của chính quyền và tận dụng tốt hơn những đóng góp của người di cư tự do. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về những khó khăn khi làm việc của người di cư tự do. - Những biện pháp ứng phó của người di cư để giải quyết những khó khăn đó. - Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của người di cư tự do đối với công việc 4. Điểm luận tài liệu Di cư là một trong những chủ đề quan trọng và thu hút được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực khoa học xã hội. Đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào phân tích các vấn đề liên quan đến việc làm, điều kiện lao động của người di cư. Trên cơ sở phân tích số liệu tổng điều tra dân số năm 1999, Nguyễn Nam Phương chỉ ra rằng trong số những người di cư từ nông thôn ra Hà Nội, nhóm người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số với trên 70%. Vì vậy, nghề nghiệp của người di cư tới Hà Nội chủ yếu là lao động giản đơn (40% tổng số người 7 có việc làm của những người di dân ra Hà Nội), tập trung trong một số nhóm ngành nghề như: nghề xây dựng và sản xuất thủ công vật liệu xây dựng; đạp xích lô; các nghề thu gom phế liệu, bới rác, làm dịch vụ và các công việc khác; những lao động tập trung chờ việc ở các tụ điểm mà người ta thường gọi là chợ lao động [13]. Tuy nhiên, nghiên cứu mới tập trung phân tích những đặc trưng về việc làm của người di cư tự do chưa đi sâu phân tích khó khăn và khả năng thích ứng của họ. Nghiên cứu về lao động nữ di cư tự do nông thôn – đô thị của nhóm tác giả Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc tại ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam bước đầu tìm hiểu về quá trình hội nhập, thích ứng về việc làm của lao động nữ. Dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính, nhóm tác giả chỉ ra rằng lao động nữ có khả năng tìm việc làm khá cao, hầu hết đại bộ phận người dân nhập cư đều tìm được việc làm sau một thời gian ngắn. Do nhận thức rõ khả năng và năng lực hạn chế của mình, nhất là vốn và tay nghề, khi đi tìm việc ở thành phố, lao động nữ sẵn sàng làm mọi việc, miễn là hợp pháp và làm ra tiền dù đó là công việc họ không thích hay nặng nhọc, nguy hiểm. Mặt khác, dựa vào mạng lưới quan hệ như cha mẹ, anh, em, bạn bè, người thân, người lao động nhập cư thường có thông tin về cơ hội việc làm trước khi di chuyển đến thành phố. Tuy nhiên, công việc của họ chủ yếu nằm trong khu vực kinh tế phi chính thức, kinh tế tư nhân và gia đình, còn trong khu vực kinh tế Nhà nước hoặc liên doanh thì người lao động gặp nhiều khó khăn do trình độ nghề nghiệp thấp và họ không có hộ khẩu chính thức. Các tác giả cũng dự báo rằng sự phát triển của các thành phố lớn có phần chậm lại hiện nay, các cơ sở sản xuất mới ra đời ít hơn, công nghệ hiện đại khiến cho nhu cầu tuyển dụng lao động chân tay giảm và khả năng kiếm việc làm của lao động nữ di cư hiện nay ngày càng trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn đầu. Tuy vậy, thành phố vẫn là nơi có nhiều cơ hội việc làm đối với những người di cư tự do có trình độ học vấn và chuyên môn thấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ phân tích dựa trên các kết quả nghiên cứu định tính mà thiếu số liệu định lượng để củng cố thêm bằng chứng. Mặt khác, nghiên cứu chỉ đi sâu vào nhóm lao động nữ di cư nói riêng chứ chưa đi vào phân tích và so sánh với nhóm lao động nam [16]. 8 Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính tại Hà Nội và xã Xuân Thượng, Xuân Trường, Nam Định, tác giả Nguyễn Thị Bích Nga đã vận dụng quan điểm giới và phát triển để xem xét mối tương quan giữa nam và nữ trong vấn đề di chuyển lao động nông thôn – đô thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy lao động nam và nữ tại Hà Nội làm những nghề tương tự nhau, chủ yếu là công việc lao động đơn giản, phổ thông và sử dụng lao động cơ bắp là chính nhưng không hoàn toàn giống nhau về cách thức thực hiện. Nam thường chọn những công việc nặng nhọc, phải đi xa do sức khỏe tốt hơn còn nữ thường cho những việc nhẹ nhàng hơn. Hầu hết trong số họ đã xác định công việc sẽ làm trước khi lên Hà Nội, chỉ có một số ít người sau khi lên Hà Nội mới tìm việc do được người khác chỉ dẫn hoặc chuyển lại khi họ không tiếp tục nữa. Lao động nữ ít phải chờ việc hơn lao động nam do họ đã chắc chắn công việc trước khi quyết định di cư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người lao động thường phải làm việc trong điều kiện cường độ cao, thời gian lao động trong ngày trung bình từ 9-10 giờ, cá biệt có người không tính được thời gian, họ làm cả ngày lẫn đêm nếu có việc. Ngoài công việc chính, người di cư còn làm thêm bất cứ công việc gì có thể tạo ra thu nhập. Thu nhập tại Hà Nội được người dân đánh giá là cao hơn rất nhiều so với lao động ở quê nhưng nam giới thường có thu nhập cao hơn nữ dù làm cùng một nhóm nghề. Khả năng chuyển đổi vị trí làm việc của người lao động thấp. Tác giả kết luận rằng người lao động không mấy khó khăn khi hội nhập và thị trường lao động của Hà Nội. Tác giả cũng chỉ ra một số khó khăn của người di cư khi làm việc tại Hà Nội như ế hàng, bị quỵt tiền, trả công thấp, bị bắt làm thêm giờ… Khi gặp khó khăn, người lao động thường có tâm lý nhún nhường và chấp nhận thiệt thòi trong một số trường hợp để yên ổn làm ăn “nơi đất khách quê người”. Như vậy, ngoài nghiên cứu về điều kiện lao động của người di cư, tác giả đã bước đầu quan tâm đến những khó khăn và sự ứng phó của người di cư nhưng còn sơ sài, chưa có phân tích sâu [12]. Cuộc điều tra chọn mẫu trên 11 tỉnh/thành phố đại diện cho 5 khu vực trên toàn quốc của Tổng cục Thống kê năm 2004, là một trong những cuộc điều tra về di cư lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 5.000 người di cư và 5.000 người không di cư để đưa ra một bức tranh khá toàn diện về 9 đời sống của người di cư trong tương quan so sánh với người không di cư từ đăc trưng và các yếu tố quyết định di cư, hoạt động kinh tế đến điều kiện sống, sức khỏe và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Về vấn đề việc làm, kết quả nghiên cứu chủ yếu đi vào phân tích thực trạng việc làm của người di cư. Khoảng 90% số người di cư được khảo sát đang có việc làm trong đó gần ½ đang làm các công việc lao động giản đơn trong khu vực kinh tế phi chính thức. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn người di cư cho biết họ tìm được việc làm và có thu nhập tốt hơn so với khi ở nhà. Tuy nhiên, cuộc khảo sát mới chỉ tập trung phân tích thực trạng điều kiện việc làm hiện tại mà chưa đi sâu vào phân tích khả năng thích ứng của người di cư đối với việc làm. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng mới chỉ tập trung vào các nhóm đối tượng người di cư được quản lý chính thức về mặt hành chính chứ chưa khảo sát được những người di cư tự do [17]. Cũng trong năm 2004, Viện nghiên cứu phát triển xã hội đã tiến hành khảo sát trên 917 lao động di cư trong đó có 43% lao động nữ tại ba thành phố lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh nhằm đánh giá đúng hiện trạng và nhu cầu của lao động di cư về bảo trợ xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người di cư không khó khăn để tìm được việc làm tại đô thị với tỷ lệ hoạt động kinh tế rất cao, chiếm 97% số người được hỏi. Họ chủ yếu hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân hoặc tự kinh doanh. Dù không gặp khó khăn để tìm được việc làm nhưng hầu hết người di cư đều gặp nhiều khó khăn khi di cư đến thành phố để làm việc, trong đó có một số khó khăn cơ bản như thu nhập thấp, thu nhập không ổn định và công việc không ổn định [6]. Để vượt qua những khó khăn trên, người di cư tự do chủ yếu tìm đến sự giúp đỡ từ họ hàng và bạn bè. Những nguồn trợ giúp chính thức từ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng và công an rất ít được nhắc đến. Từ đó, nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của mạng lưới hỗ trợ không chính thức đối với lao động di cư trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời, các tác giả cũng nhận định rằng những người di cư trong diện nghiên cứu “đều sống ở ngưỡng của sự tồn tại”[5, tr.114]. Như vậy, nghiên cứu này đã quan tâm đến những người di cư tự do, vốn bị bỏ quên trong các nghiên cứu quy mô quốc gia, tìm hiểu về những khó khăn của họ trong khi làm việc cũng như những biện pháp mà họ tìm kiếm để vượt qua các khó khăn đó. Tuy 10 nhiên, vì nghiên cứu hướng đến đánh giá hiện trạng và nhu cầu bảo trợ xã hội của người di cư nên khi tìm hiểu về các cách thức người lao động di cư tự do sử dụng để giải quyết các khó khăn, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào mạng lưới xã hội và coi đây như một nguồn bảo trợ xã hội đầy tiềm năng đối với người di cư mà chưa quan tâm đến các biện pháp từ bản thân người di cư hoặc các biện pháp khác. Nghiên cứu cũng chưa đi sâu tìm hiểu xem có sự khác biệt nào giữa nam và nữ di trong trong các khó khăn cũng như trong việc sử dụng các biện pháp ứng phó. Ngoài ra, một số ngành nghề cụ thể phổ biến của người di cư như công nhân hoặc bán hàng rong cũng đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu của Viện Xã hội học năm 2008 khảo sát hơn 300 công nhân tại Hà Nội và hơn 30 phỏng vấn sâu công nhân, quản lý doanh nghiệp đã tìm hiểu một số đặc điểm chung của nhóm công nhân tự do cũng như những thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của họ trong quá trình tìm bạn đời[9]. Đối với những nữ nhập cư làm nghề giúp việc nhà tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu định tính của Đào Bích Hà năm 2007 tập trung vào hiện trạng công việc và những khó khăn trong quá trình làm việc. Kết quả với công việc làm nông ở quê nhưng cũng có những khó khăn riêng cả về mặt vật chất và tình cảm như thời gian làm việc dài, cảm giác gò bó khi phải sống với gia chủ, xa cách gia đình và quê hương, không có hợp đồng làm việc… Tác giả kết luận rằng nữ di cư làm giúp việc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về vật chất, tình cảm và giúp việc nhà vẫn “vô hình” mặc cho chúng đang tạo ra giá trị “thu nhập” và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân [10]. Bán hàng rong cũng là một trong những nghề của người di cư nhận được sự quan tâm nghiên cứu. Rolf Jensen, Donald M. Peppard JR và Vũ Thị Minh Thắng đã tiến hành một nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về thu nhập của người bán hàng rong trên cơ sở khảo sát hơn 1700 người và phỏng vấn sâu một số phụ nữ di cư tuần hoàn ở Hà Nội trong hai năm: 2000 và 2003. Trên cơ sở đó, các tác giả chỉ ra rằng thu nhập từ di cư có vai trò quan trọng đối với các gia đình ở nông thôn và mạng lưới người quen, họ hàng có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công việc tại Hà Nội của những người di cư [11]. Nhìn chung, trong các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay dù đi sâu vào nhóm người di cư nói chung hay một số nghề nghiệp cụ thể, chủ yếu vẫn tập trung vào phân 11 tích điều kiện việc làm, thu nhập của người di cư. Trong một số nghiên cứu đã bước đầu quan tâm đến sự thích ứng thì chủ yếu là các nghiên cứu định tính, quy mô nhỏ và cũng chưa phân tích sâu khả năng thích ứng của người di cư. Những khác biệt trong các khó khăn mà nam và nữ gặp phải trong công việc cũng như cách thức họ lựa chọn các biện pháp để ứng phó với những khó khăn đó cũng chưa được quan tâm nhiều. Họ gặp phải những khó khăn gì trong quá trình làm việc? Họ tìm cách nào để giải quyết khó khăn đó hay nói cách khác là để thích ứng với điều kiện làm việc ở thành phố? Đó là những câu hỏi chúng tôi muốn trả lời trong phạm vi nghiên cứu này. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là những khó khăn về mặt việc làm và biện pháp thích nghi của những người di cư tự do 5.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể chính của nghiên cứu là người di cư tự do trên địa bàn thành phố Hà Nội (chưa mở rộng). 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Phạm vi nội dung Nghiên cứu làm rõ những khó khăn gặp phải và những biện pháp ứng phó của của người di cư trong quá trình làm việc. 5.3.2. Phạm vi thời gian Từ tháng 6/2009 đến tháng 6 năm 2010 5.3.3. Phạm vi không gian Nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi địa bàn Hà Nội (chưa mở rộng). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Các phương pháp thu thập thông tin 6.1.1. Phân tích tài liệu Phương pháp này nhằm thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. 12 a. Thông tin sơ cấp Luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu gốc của đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào đô thị và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”. Đây là đề tài cấp bộ do Viện Gia đình và Giới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tiến hành trong năm 2008 – 2009 (chủ nhiệm đề tài thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Tâm). Việc sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu này đã được sự đồng ý của Viện Gia đình và Giới. Nghiên cứu được tiến hành chủ yếu tại bốn phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), phường Phúc Xá (quận Ba Đình), phường Phúc Tân và Bạch Đằng (quận Hoàn Kiếm). Theo báo cáo của điều tra di cư của tổng cục thống kê năm 2004 các phường Phúc Xá, Ô Chợ Dừa là những phường tập trung đông dân nhập cư tạm thời nhất. Ngoài ra, nghiên cứu còn khảo sát một số người di cư một số phường và xã của Hà Nội như Thanh Nhàn, Thanh Xuân Bắc, Sài Đồng, Thịnh Liệt.... Tại các địa bàn nghiên cứu, nhóm điều tra viên đã tiếp cận với nhiều nam giới làm các nghề bốc vác, xây dựng, thợ tự do, bán hang rong; và tiếp xúc với một số phụ nữ làm các nghề nấu ăn, xe đẩy, bán hàng rong, giúp việc gia đình để phỏng vấn họ. Tại Gia Lâm, ngoại ô của Hà Nội, các điều tra viên cũng đã đến một khu phòng trọ trên địa bàn huyện, phỏng vấn nhóm công nhân làm hợp đồng theo các thời vụ cho một số nhà máy và công ty tư nhân quanh khu vực huyện Gia Lâm. Luận văn phân tích dữ liệu gốc của đề tài bao gồm cả dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính với cỡ mẫu cụ thể được sử dụng như sau: - Dữ liệu định lượng: gồm nội dung của 700 phỏng vấn đối với người di cư tự do trong đó có 319 nam và 381 nữ. Những người di cư tự do là nhóm người đặc thù, chỗ ở không ổn định và rất khó quản lý về mặt hành chính. Một số lượng lớn người di cư không đăng ký hộ khẩu tại nơi đến trong khi tên của họ vẫn ở trong danh sách của hộ gia đình tại nơi đi. Một số khác ban đầu đăng ký hộ khẩu tạm trú nhưng sau đó không đăng ký lại khi giấy phép hết hạn. Vì vậy, những người di cư tự do không đăng ký tạm trú và không được thống kê nên ngay cấp chính quyền địa phương cũng không quản lý được những người này. Do đó, mẫu nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp quả bóng tuyết để đảm bảo có thể chọn lựa được tương 13 đối đầy đủ các đối tượng người di cư tự do. Thông tin định lượng được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi. - Dữ liệu định tính: Nghiên cứu phân tích 24 cuộc phỏng vấn sâu (12 nam và 12 nữ) và 4 phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt trong tổng số 100 người tham gia nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) từ đề tài “Sự thích ứng của người di cư tự do từ nông thôn vào đô thị và các vùng phụ cận – nghiên cứu trường hợp Hà Nội”. Đây là những phỏng vấn có liên quan trực tiếp đến vấn đề khó khăn và sự thích ứng của người di cư tự do. Đối tượng của phỏng vấn sâu bao gồm những người di cư tự do và cán bộ phường tại một số địa bàn phường. Trong phạm vi nghiên cứu này, dữ liệu định tính có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm sáng tỏ những thông tin định lượng thu được. Đồng thời, nghiên cứu định tính còn cung cấp những thông tin chi tiết và sâu sắc trong việc lý giải chính xác vấn đề nghiên cứu. b. Thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp bao gồm các nguồn sau: - Các văn bản, chính sách liên quan đến vấn đề di cư - Các báo cáo, nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề di cư nói chung và vấn đề việc làm của người di cư tự do nói riêng. Các chính sách, báo cáo và nghiên cứu này có vai trò cung cấp các thông tin ban đầu và định hướng cho việc làm rõ các vấn đề trong nội dung nghiên cứu. Đồng thời, nguồn số liệu và các kết luận từ trong các báo cáo này sẽ được sử dụng để so sánh và củng cố thêm các kết luận trong luận văn. c. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu được chọn theo phương pháp quả bóng tuyết với cơ cấu mẫu như sau: 14 - Cơ cấu về giới tính: 45.6 Nam Nữ 54.4 - Cơ cấu về trình độ học vấn: 10.1 22.3 Tiểu học THCS PTTH 67.7 6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích thông tin Dữ liệu định lượng trong nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm SPSS 12.0 for Window và được áp dụng một số phép phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu định tính được xử lý bằng NVIVO 7 nhằm cung cấp bằng chứng và minh họa đầy đủ hơn cho nghiên cứu. 7. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này hướng đến trả lời câu hỏi người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị gặp phải những khó khăn nào về việc làm và họ đã làm gì để thích ứng với hoàn cảnh mới. Các câu hỏi cụ thể như sau: 15 - Người di cư tự do gặp phải những khó khăn nào khi mới bắt đầu ra Hà Nội làm việc và hiện nay? - Người di cư tự do đã có những biện pháp gì để giải quyết những khó khăn đó? - Những yếu tố nào tác động đến những khó khăn về việc làm và khả năng thích ứng của người di cư tự do? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Người di cư tự do không gặp nhiều khó khăn để tìm việc nhưng việc làm của họ thường phải cạnh tranh cao, không ổn định và thu nhập thấp - Nhìn chung, họ chủ yếu tự bằng lòng và chấp nhận những khó khăn này, ít có khả năng thay đổi - Mạng xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp người di cư tự do vượt qua khó khăn và thích ứng với cuộc sống ở đô thị 16 9. Khung lý thuyết Khó khăn ban đầu Yếu tố giới Khó khăn Điều kiện kinh tế xã hội Khó khăn hiện tại Mạng xã hội Các đặc điểm nhân khẩu học khác Sự thích ứng Biện pháp ứng phó thời gian đầu Biện pháp ứng phó hiện tại 17 10. Cấu trúc của luận văn Luận văn được trình bày với cấu trúc gồm các phần: mục lục, danh mục bảng biểu, phần mở đầu, chương 1, chương 2, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Trong đó: Chương 1 có tiêu đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài”. Chương này được tác giả sử dụng để tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài và đưa ra những điểm khái quát về địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày chi tiết những lý thuyết được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như lý thuyết mạng lưới di cư, lý thuyết thị trường lao động đôi và cách tiếp cận giới. Mỗi lý thuyết đều được đi sâu khai thác vào những chi tiết được vận dụng là cơ sở phương pháp luận để phân tích, lý giải các kết quả nghiên cứu. Trong phần cuối của chương, tác giả đưa ra một số khái niệm công cụ tạo cơ sở khoa học cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chương 2 có tiêu đề là “Khó khăn và sự thích ứng với việc làm của người di cư tự do từ nông thôn ra đô thị”. Trong chương này, tác giả trình bày về những khó khăn của người di cư tự do thời kỳ đầu mới ra Hà Nội cũng như khó khăn trong công việc hiện tại. Từ đó, tác giả tìm hiểu về những biện pháp ứng phó mà người di cư đã sử dụng trong thời kỳ đầu cũng như hiện tại. Ngoài ra, nghề nghiệp hiện tại và kế hoạch tương lai của người di cư cũng được phân tích như một bằng chứng, một kết quả cụ thể của những nỗ lực thích ứng với Hà Nội của người di cư. 18 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các lý thuyết và cách tiếp cận 1.1.1. Các lý thuyết Những công trình nghiên cứu về quá trình thích ứng của người di cư ra đời trong những thập kỷ 70-90 của thế kỷ 20 và gần đây, những vấn đề này lại được đề cập lại trong các nghiên cứu di dân quốc tế. Xuất phát từ luận điểm về tính thích ứng trong quá trình tiến hóa của ĐácUyn, một số nhà nghiên cứu xã hội về di cư lập luận rằng sự thích ứng không chỉ xảy ra trong tự nhiên mà còn xảy ra trong xã hội. Ngay từ những năm 1930, Fisher đã cho rằng sự thích ứng không phải là sự chọn lọc tự nhiên. Sự thích ứng (hay đáp ứng) là sự di chuyển, là quá trình thay đổi của các nhóm dân cư theo những hình thái nhất định để phù hợp tốt nhất với môi trường hiện tại [27, pg.119]. Như vậy, hiểu theo nghĩa này, di cư chính là một hình thức đáp ứng của con người khi những hoàn cảnh sống thay đổi, hay ngắn gọn hơn, di cư chính là một quá trình thích ứng. Để phân tích khó khăn và khả năng thích ứng với việc làm của người di cư tự do từ nông thôn ra Hà Nội, trong phạm vi nghiên cứu này, chung tôi sử dụng lý thyết mạng lưới di cư và lý thuyết thị trường lao động đôi. 1.1.1.1. Lý thuyết mạng lưới di cư Nghiên cứu người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Hoa Kỳ ('The Polish Peasant in Europe and America) của William Thomas and Florian Znaniecki được xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên mang tính chất bước ngoặt cho lĩnh vực nghiên cứu xã hội học về di cư ở Hoa Kỳ. Đây cũng được xem là một trong những tác phẩm nghiên cứu kinh điển về sự thích ứng khi di cư và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà khoa học xã hội đương thời nói chung và góp phần dẫn tới sự ra đời của trường phái Chicago trong xã hội học. Dựa trên việc phân tích các bức thư của những người di cư gửi cho gia đình họ, các tác giả đã phân tích sự thay đổi về đặc tính văn hóa và xã hội trong cộng đồng người Ba Lan di cư đến Hoa Kỳ trong những năm đầu của thế kỷ XX. Các tác giả khẳng định tầm quan trọng của mạng lưới xã hội (gia đình, hàng xóm và các mối quan hệ xã hội khác) và cho rằng khi di cư, người di cư không đi đơn lẻ mà họ đi theo nhóm [37, pg.xii]. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan