Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vị trí của dân chủ nhân quyền trong quan hệ việt mỹ...

Tài liệu Vị trí của dân chủ nhân quyền trong quan hệ việt mỹ

.PDF
17
252
137

Mô tả:

BÀI TẬP LỚN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỂ TÀI: Vị trí của dân chủ nhân quyền trong quan hệ Việt Mỹ Sinh viên: Lê Nhật Anh Lớp: A33 1 I. LỜI MỞ ĐẦU: Ngày 11 tháng 7 năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử đối ngoại Việt Nam với sự kiện bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Từ đây quan hệ hai nước bước sang một trang mới, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kể từ sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt-Mỹ đã có những bước phát triển tích cực, cùng hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật cũng như giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất đồng vẫn chưa giải quyết được. Một trong số đó là vấn đề dân chủ nhân quyền. Dân chủ nhân quyền đang ngày càng được cả thế giới quan tâm đến sau những sự kiện như cuộc tàn sát dã man người Do Thái của Phát xít Đức, chế độ diệt chủng Pôn pốt ở Campuchia, sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc, sự kiện Mông Cổ, Kosovo…Với Mỹ một quốc gia luôn đề cao, ca ngợi dân chủ thì vấn đề dân chủ nhân quyền càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Mỹ quan tâm đến dân chủ nhân quyền không chỉ đơn giản là để bảo vệ quyền con người, đảm bảo sự dân chủ, bình đẳng trong thế giới văn minh, mà quan trọng hơn nữa dân chủ nhân quyền là một trong ba trụ cột của chính sách đối ngoại Mỹ bên cạnh vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia và phổ biến các giá trị Mỹ ra toàn thế giới. Có thể nói, dân chủ nhân quyền được Mỹ sử dụng triệt để trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Không chiến tranh, không đổ máu, không cần đối đầu ra mặt, nhưng với những luận điệu tinh vi về cái gọi là dân chủ và quyền con người của mình, Mỹ đang bằng cách đó để dần tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa còn tồn tại trên thế giới trong đó có Việt Nam và làm suy yếu những thế lực có thể cản trở Mỹ như Trung Quốc. Đã hơn mười năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ, nhưng đằng sau cái gọi là bình thường hóa ấy, đằng sau lời kêu gọi hòa bình hợp tác, vẫn ẩn chứa những 2 toan tính riêng của Mỹ với Việt Nam. Và dân chủ nhân quyền trở thành công cụ hữu hiệu cho mục tiêu ấy. Không năm nào là Mỹ không chỉ trích Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền trong những báo cáo nhân quyền hàng năm của mình. Việt Nam nằm trong vùng những đối tượng trọng điểm của chính sách ngoại giao nhân quyền của Mỹ. Mỹ chưa bao giờ từ bỏ ý định tiêu diệt CNXH ở Việt Nam và luôn tìm cách sử dụng con bài dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Vậy vấn đề dân chủ nhân quyền có vị trí thế nào trong quan hệ Việt Mỹ? Đã có không ít bài nghiên cứu về yếu tố dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề này. II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Yếu tố dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ. a. Khái quát: Nước Mỹ và dân chủ nhân quyền. Nước Mỹ nổi tiếng là một đất nước của tự do dân chủ. Phải chăng vì thế mà người ta lấy tượng nữ thần tự do làm biểu tượng của quốc gia này. Mỹ luôn ca ngợi về những giá trị dân chủ của mình và cho rằng các quốc gia khác cũng cần phải xây dựng nền dân chủ theo kiểu Mỹ, từ đó thực hiện các chức năng bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người – những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mỹ đã đề cao dân chủ nhân quyền với một câu rất nổi tiếng: “Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó có quyền sống, quyền tự do”.Và hai năm tiếp sau đó, Tuyên ngôn nhân quyền ra đời, thực chất là mười điều bổ sung của Hiến pháp Mỹ về các quyền tự do dân sự. Nước Mỹ được xem như là có vai trò đặc biệt trong việc phát triển và ủng hộ các ý tưởng và thực tiễn về dân chủ nhân quyền. Mỹ tiên phong trong việc đưa dân chủ nhân quyền trở thành một vấn đề quốc tế, tự cho mình là một nhân vật tích cực trong việc đấu tranh cho dân chủ và các quyền con 3 người. Cụ thể như, sau chiến tranh thể giới thứ hai, Mỹ đã đổ nhiều công sức tiền của để duy trì, tái thiết nền dân chủ ở châu Âu và xây dựng nền dân chủ ở Nhật Bản . Mỹ đi tiên phong trong quá trình phi thực dân hóa, trao trả độc lập cho Philippin năm 1946. Thời kì những năm 70s, Mỹ và các nước châu Âu bắt đầu xem xét các thực tiễn nhân quyền trong các chính sách viện trợ của họ. “Mỹ sẽ không cung cấp viện trợ kinh tế, an ninh và quân sự cho bất kì một chính phủ nào luôn vi phạm nhân quyền”1. Như vậy, các nước muốn nhận được viện trợ của Mỹ thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn dân chủ nhân quyền do nước này đề ra. Mỹ tăng cường ảnh hưởng của mình trên các vấn đề liên quan đến dân chủ nhân quyền thông qua Liên Hợp Quốc. Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Nhân quyền LHQ cũng là một người Mỹ - bà Ê-lê-na Ru-dơ-ven. Mỹ mong muốn phát triển rộng rãi dân chủ nhân quyền theo “tiêu chuẩn Mỹ” trên toàn thế giới, để ở đâu cũng có dấu ấn của Mỹ, cũng là đồng minh của Mỹ. Do đó ta mới nghe thấy đâu đó thuật ngữ “xuất khẩu dân chủ kiểu Mỹ”. Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ càng tăng cường phổ biến các giá trị dân chủ, kêu gọi bảo vệ quyền con người một cách tích cực, mạnh mẽ nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược “chuyển hóa” mà quốc gia này đang theo đuổi. Gần đây nhất, đầu năm 2008, Hạ viện Mỹ thông qua điều luật về thúc đẩy dân chủ với khoản tiền 110 triệu USD cho hai năm 2008-20092 nhằm trợ giúp những tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và phong trào xã hội tại những quốc gia mà Mỹ cho là quyền con người và dân chủ ở đó không được tôn trọng. Bộ Ngoại giao Mỹ còn thành lập Ủy ban tư vấn về thúc đẩy nền dân chủ và hàng năm vẫn đưa ra những báo cáo về dân chủ nhân quyền ở các quốc gia thuộc chính sách được “quan tâm”. Có thể thấy, Mỹ vô cùng tích cực trong việc phát triển dân chủ nhân quyền, tất nhiên đằng sau đó rõ ràng là những toan tính chính trị. Dân chủ nhân quyền theo “tiêu chuẩn Mỹ” đã và đang được nước này phổ biến qua kênh ngoại giao. Dưới đây xin làm rõ hơn về yếu tố dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ. 1 2 Điều 116 và 502 B Dự luật về viện trợ Mỹ năm 1974 Thúc đẩy xuất khẩu dân chủ theo kiểu Mỹ- Tác giả Ngô Duy Ngọ /http://www.tapchicongsan.org.vn 4 b. Dân chủ nhân quyền – một trong ba trụ cột của chính sách đối ngoại Mỹ. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề dân chủ nhân quyền đặc biệt được các quốc gia quan tâm đến bởi lẽ không ai muốn chứng kiến những cảnh tàn sát khủng khiếp trong quá khứ sẽ lặp lại một lần nữa. Dân chủ nhân quyền trở thành một vấn đề quốc tế rộng rãi. Khi quyền con người được đưa vào nội dung Hiến chương Liên Hợp Quốc, với thế giới, đó là một bước tiến đáng ghi nhận, còn đối với Mỹ, đó lại là một bước đệm quan trọng giúp Mỹ thực hiện được âm mưu của mình. Nói như vậy là bởi, đã từ lâu, Mỹ rất coi trọng việc lợi dụng vấn đề nhân quyền trong hoạt động chính trị, ngoại giao của mình. Các chính quyền Mỹ đã biến dân chủ nhân quyền trở thành một thứ vũ khí sắc bén. Mỹ sử dụng thứ “vũ khí” này ngay từ đầu những năm 50s. Khi Aixenhao đắc cử tổng thống, ông này đã ngay lập tức tổ chức”Tuần lễ các nước đòi nhân quyền và giải phóng” hàng năm tại Mỹ nhằm kích động phong trào chống CNXH trên thế giới. Bằng cách này, chính quyền Mỹ có thể tác động đến tâm lí người dân, hướng họ theo suy nghĩ của giới lãnh đạo Mỹ chứ không phải suy nghĩ của chính họ. Đến năm 1961, trong nhiệm kì của mình, Kenedy đã quán triệt chủ trương lợi dụng triệt để vấn đề nhân quyền để phát huy ảnh hưởng và đạo lí. Sang đến thời Cater, vấn đề dân chủ nhân quyền thực sự trở thành nội dung cơ bản của thuyết đối ngoại, là hạt nhân của chính sách đối ngoại. Chính quyền Cater còn cho thành lập Cục nhân quyền trực thuộc Bộ Ngoại giao, có chức năng thường xuyên báo cáo về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho tổng thống. Và đây đã trở thành công việc thường niên được nước Mỹ duy trì cho đến tận bây giờ. Năm 1981, khi chính sách ngoại giao nhân quyền được triển khai lộ liễu, gây ra nhiều phản ứng từ dư luận quốc tế và trong nước thì Mỹ một mặt tuyên bố không tiếp tục thực hiện chính sách này nữa, một mặt vẫn ngấm ngầm theo đuổi thông qua các diễn đàn quốc tế và tiến hành “diễn biến hòa bình” với các nước XHCN. Tổng thống Rigân thời kì này tuyên bố “Giờ đây, Mỹ cần phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của 5 mình…coi việc tìm kiếm xây dựng một trật tự quốc tế, khuyến khích cơ chế tự quyết, dân chủ, có nền kinh tế phát triển và nhân quyền”. Kể từ sau khi Liên Xô – Đông Âu sụp đổ, Mỹ càng chú trọng đến yếu tố dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại, nhằm xóa bỏ hoàn toàn các nước XHCN còn sót lại và thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình. Mỹ ngày càng tăng cường các hoạt động tuyên truyền về dân chủ, nhân quyền với hình thức ngày càng tinh vi nhằm vào các nước XHCN. Đến thời Bush, ông này đưa ra chiến lược mới “vượt lên ngăn chặn, tiếp tục kế thừa và phát triển chiến lược “diễn biến hòa bình”, đề cao hơn nữa tầm quan trọng của dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại. Rõ ràng, vấn đề dân chủ nhân quyền đã được các đời tổng thống Mỹ lợi dụng triệt để trong chiến lược đối ngoại, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng người thành công nhất có lẽ phải kể đến tổng thống Bill Clinton. Dưới chính quyền Clinton, dân chủ nhân quyền chính thức trở thành một trong ba trụ cột chính sách đối ngoại Mỹ. Clinton đã phát triển chính sách ngoại giao nhân quyền với một mức độ, phạm vi mới có tính chất toàn cầu. Chính quyền Clinton khẳng định phải đặt ra tiêu chuẩn chung nhất về nhân quyền áp dụng với tất cả các nước, gắn nhân quyền với vấn đề dân chủ và thị trường tự do kiểu tư bản chủ nghĩa, lấy nhân quyền làm điều kiện để đặt quan hệ ngoại giao, để cung cấp viện trợ, ủng hộ hay gây sức ép, đồng thời để cho Quốc hội trực tiếp can thiêp vào công việc nước khác nhân danh nhân quyền. Có thể thấy, vấn đề cốt lõi của việc phát triển dân chủ nhân quyền thành một yếu tố nền tảng trong quan hệ đối ngoại qua các thời tổng thống Mỹ là đẩy mạnh đấu tranh trên phương diện ý thức hệ, giương cao ngọn cờ dân chủ nhân quyền, từ đó dẫn dắt, thực hiện chuyển hóa về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng vào các nước thuộc nhóm chính sách “quan tâm” của Mỹ, đặc biệt là các nước XHCN. Từ đó khiến cho các nước này đi theo con đường đa nguyên, đa đảng, rối loạn, sụp đổ và Mỹ có thể thực hiện được mưu đồ bá chủ của mình. 6 2. Dân chủ nhân quyền và quan hệ Việt – Mỹ a. Quân bài dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam. Quan hệ Việt – Mỹ từ lâu đã không mấy êm đẹp, đặc biệt là từ khi Mỹ hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Với Mỹ, Việt Nam giống như cái gai cần phải nhổ sạch. Sau những nỗ lực thất bại năm 1978, năm 1995 quan hệ Việt Mỹ chính thức được bình thường hóa dưới thời Tổng thống Clinton. Nói một cách “ngoại giao” thì quan hệ hai nước sẽ bước sang một trang mới nhưng liệu có thực sự được tốt đẹp như thế hay Mỹ vẫn giữ những tính toán riêng của mình đối với Việt Nam và quân bài dân chủ nhân quyền cũng nằm trong những tính toán ấy? Một trong những nguyên nhân đưa Mỹ đến quyết định bình thường hóa với Việt Nam năm 1995 là bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa hơn và cùng với thời gian, điều này sẽ đem đến những chuyển đổi về mặt chính trị ở Việt Nam. Đây thực ra là “chủ trương diễn biến hòa bình” của Mỹ đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy những chuyển biến theo tiêu chuẩn dân chủ, nhân quyền của Mỹ ở Việt Nam. Mỹ thực hiện chính sách này đối với các nước có chế độ chính trị khác biệt với Mỹ như Trung Quốc, Việt Nam. Bằng quân bài dân chủ nhân quyền và “diễn biến hòa bình”, Mỹ mong muốn sẽ tác động được đến ý thức, suy nghĩ của người Việt Nam, hướng họ theo tiêu chuẩn dân chủ nhân quyền của Mỹ, từ đó dẫn đến những rối loạn trong chính trị, xã hội. Đó là một âm mưu vô cùng thâm hiểm nhưng lại được ngụy trang khéo léo bởi cái gọi là phát triển dân chủ và bảo vệ nhân quyền. Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Stroke Talbott đã từng tuyên bố 7 năm 1997 rằng: “Nền tảng cơ bản của chính sách ngoại giao chúng tôi là khẳng định tất cả các chính phủ phải tôn trọng nhân phẩm và tự do của công dân nước họ”3. Thoạt nghe thì có vẻ to lớn, tốt đẹp song kì thực đó chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Năm 2001, Mỹ đã lần đầu tiên đưa ra dự luật nhân quyền tại Việt Nam (H.R 2369) và được Hạ Viện Mỹ thông qua vào tháng 9 năm 2001. Tuy nhiên khi được đệ trình lên Thượng viện, dự luật đó đã bị treo. Đến năm 2004, Mỹ lại tiếp tục đưa ra nghị quyết nhân quyền H.R 1587 nhằm thúc đẩy tự do và dân chủ tại Việt Nam và gần đây nhất, năm 2007, Hạ viện Hoa Kì lại thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam HR 3096. Việc làm này của Mỹ rõ ràng là một sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước Việt Nam độc lập, tự chủ. Mỹ lấy tư cách gì để phán xét nhân quyền của các nước khác và đưa ra dự luật nhân quyền ở Việt Nam? Mỹ đã lợi dụng dân chủ nhân quyền như là một công cụ để áp đặt các giá trị Mỹ lên các quốc gia khác. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những báo cáo nhân quyền của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mỹ chỉ trích Việt Nam “đàn áp nhân quyền”, hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền tư do báo chí và tự do tín ngưỡng của người dân. Hơn mười năm sau khi bình thường hóa, năm nào Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đưa ra những báo cáo tương tự như vậy về Việt Nam. Đó hoàn toàn là những báo cáo sai lệch, thiếu khách quan, ko công bằng và không xuất phát từ thiện chí. Với những luận điệu như chính phủ Việt Nam cấm giới truyền thông viết bài về vai trò của đảng cộng sản, quảng bá thuyết đa nguyên, hay dân chủ đa đảng, hoặc nêu ra những vấn đề liên quan đến chính sách của chính phủ về chính quyền, bằng cách này Mỹ muốn tác động đến suy nghĩ, ý thức của những người dân Việt Nam, muốn lợi dụng, kích động những thành phần thiếu hiểu biết gây ra rối loạn về chính trị xã hội, chuẩn bị cho những mưu đồ đen tối chống phá chính phủ Việt Nam. Thông qua kênh đối ngoại, Mỹ cũng nhiều lần nhắc nhở Việt Nam rằng, nếu muốn quan hệ song phương Việt – Mỹ phát triển hơn 3 Về chính sách ngoại giao nhân quyền của Mỹ - Vũ Khương Duy/http://www.sinhvienluat.vn 8 nữa thì Việt Nam phải cải thiện sự tôn trọng quyền con người và phát triển tự do, dân chủ, tự do tôn giáo… Cần phải tỉnh táo nhận thức rằng hành động áp đặt dân chủ nhân quyền nhằm thúc đẩy những chuyển biến theo tiểu chuẩn dân chủ nhân quyền của Mỹ ở Việt Nam là một âm mưu vô cùng nguy hiểm. Dân chủ nhân quyền đã được Mỹ sử dụng hiệu quả như là một công cụ phá hoại XHCN, góp phần làm cho Liên Xô – Đông Âu sụp đổ vào năm 1991. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với hành động của các thế lực thù địch núp dưới chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, nhân quyền. b. “Nút thắt” dân chủ, nhân quyền. Ở đây, tôi sử dụng từ “nút thắt” vì dân chủ, nhân quyền là một vấn đề gây ra những trở ngại lớn trong quan hệ hai nước Việt Mỹ, những “nút thắt” mà đến giờ vẫn chưa thể tháo gỡ được. Việc Mỹ vẫn luôn chỉ trích Việt Nam về vấn đề nhân quyền và đưa ra những dự luật dân quyền cho Việt Nam là không phù hợp với chiều hướng phát triển quan hệ hợp tác bình thường, tác động tiêu cực tới quan hệ Việt Nam – Hoa Kì, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân hai nước. Khi quan hệ Việt – Mỹ được bình thường hóa năm 1995, chúng ta đều hy vọng quan hệ hai nước sẽ phát triển theo hướng khép lại quá khứ, hướng tới tương lại, chú trọng vào phát triển kinh tế, thương mại và các lĩnh vực cùng có lợi cho nhân dân hai nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Thực tế, hai nước cũng đã có những bước phát triển lớn trong quan hệ, đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, vẫn còn những tồn đọng về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo…Nước Mỹ luôn giữ cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan chính xác về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, hòng xuyên tạc để phục vụ cho những mục đích đen tối của mình. Việc làm đó vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Việt Nam, từ dư luận quốc tế và từ chính những người dân Mỹ. Những hành động thiếu thiện chí của Mỹ gây ra nhiều hiểu lầm, nghi kị giữa hai nước, khiến tinh thần hợp tác, hữu nghị không được phát huy triệt để, đồng thời cho thấy rằng dường như chính nước Mỹ vẫn đang bị ảnh hưởng bởi tư duy “chiến tranh lạnh”. Bao lâu nay 9 nhiều người vẫn nghi ngại “Liệu quan hệ Việt-Mỹ đã thực sự được bình thường hóa hay chưa?”. Cách Mỹ hành xử với Việt Nam trong vấn đề dân chủ nhân quyền có thể cản trở những tiến bộ đạt được trong hợp tác song phương, trong những vấn đề quan trọng với cả hai nước như thương mại, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) hay trong việc hợp tác chống khủng bố. Và chắc chắn rằng đó cũng chính là mối đe dọa tiềm ẩn cho nỗ lực của cả hai phía trong việc hàn gắn quá khứ, mở ra một trang mới trong quan hệ Việt – Mỹ. Tuy nhiên, không phải tất cả những người dân Mỹ đều có quan điểm lệch lạc về dân chủ nhân quyền ở Việt Nam mà đó là hành động của một số người nhằm phá vỡ tiến trình xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Bởi lẽ, ở Mỹ từ trước luôn tồn tại hai phe, một phe thì chủ trương bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, phe còn lại thì kiên quyết phản đối vì vẫn còn giữ những thành kiến với Việt Nam từ sau cuộc chiến tranh thất bại năm 1975. Chúng ta cần phải lợi dụng triệt để những người Mỹ đứng về phía Việt Nam đồng thời loại bỏ hoàn toàn những ý đồ bất lợi cản trở quan hệ Việt – Mỹ. c. Nguyên nhân Việt Nam đã tích cực tham gia kí kết các công ước quốc tế về nhân quyền như công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị, công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hôi, văn hóa, đạt được rất nhiều thành quả đáng ghi nhân trong công cuộc phát triển dân chủ và bảo vệ quyền con người nhưng Mỹ vẫn luôn phủ nhận những thành quả ấy của Việt Nam. Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của những bất đồng gay gắt, những nút thắt giữa Việt Nam và Mỹ về vấn đề dân chủ nhân quyền là gì? Theo ý kiến cá nhân tôi có những nguyên nhân như sau: Thứ nhất, nước Mỹ vẫn mang tâm lí nặng nề từ sau khi thất bại ở Việt Nam. Thất bại trong chiến tranh Việt Nam có lẽ là thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ, gây hủng hoảng niềm tin hết sức trầm trọng. Những người Mỹ hiếu thắng rất khó có thể chấp nhận được rằng “đó là một cuộc chiến sai lầm ở một nơi sai lầm và ở một thời 10 điểm sai lầm cho một cuộc chiến sai lầm”4. Phải chăng chính vì thế mà Mỹ vẫn chưa thực sự bình thường hóa được với Việt Nam, vẫn luôn theo dõi, quan sát và nhằm vào những điểm yếu của Việt Nam để lợi dụng và xuyên tạc theo hướng bất lợi cho chúng ta. Việt Nam kiên trì theo đuổi chế độ XHCN thì bị Mỹ cho là “chuyên chế, độc tài”, Đảng và Nhà nước ta ngăn chặn hành vi của những thế lực chống phá thì bị cho là vi phạm nhân quyền, hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí… Thứ hai, một nguyên nhân khác khiến cho Mỹ có cái nhìn lệch lạc về vấn đề dân chủ nhânquyền ở Việt Nam là hai nước có tư tưởng, quan điểm khác nhau. Phương Tây, tiêu biểu là Mỹ luôn đề cao các quyền dân sự chính trị với ý nghĩa là các quyền của cá nhân, còn các nước XHCN như Việt Nam lại đề cao các quyền kinh tế - xã hôi – văn hóa với ý nghĩa nghiêng về các quyền tập thể. Hơn nữa Mỹ tôn trọng chủ quyền quốc gia song đặt quyền con người cao hơn chủ quyền quốc gia. Với Việt Nam thì ngược lại, quyền con người là quan trọng nhưng chủ quyền quốc gia vẫn là cao nhất, muốn phát triển nhân quyền thì phải giữ vững chủ quyền quốc gia. Chính những quan điểm khác biệt này đã góp phần tạo nên những “nút thắt” về dân chủ nhân quyền trong quan hệ Việt Mỹ Thứ ba, chúng ta đã thấy rõ quân bài dân chủ nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ với Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có chế độ chính trị khác Mỹ, do đó, Mỹ sử dụng dân chủ nhân quyền làm phương tiện để kích động, gây ra những rối loạn chính trị - xã hội và dần dần tiêu diệt XHCN ở Việt Nam. Mỹ muốn đem các giá trị Mỹ áp đặt lên các quốc gia khác, tích cực tiến hành “xuất khẩu” dân chủ, từ đó mong đạt được mưu đồ bá chủ thế giới. Có lẽ nguyên nhân thứ nhất và thứ hai chỉ là “bước đệm” còn quan trọng nhất lại là nguyên nhân thứ ba. Tóm lại, dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc Mỹ xuyên tạc về vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam là hoàn toàn bất lợi cho chúng ta. Chính phủ hai nước cần tiến 4 Where is the domino fell – James S.Olson and Randy Robert 1991 11 hành những bước đi mới, cởi mở hơn, hiểu biết lẫn nhau hơn để quan hệ hai nước vượt qua những trở ngại và ngày càng phát triển tốt đẹp. 3. Quan điểm của Việt Nam và một vài khuyến nghị với Mỹ a. Quan điểm của Việt Nam Việt Nam kiên quyết bác bỏ những nhận xét thiếu khách quan của Mỹ về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam…Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rõ giá trị của tự do, của quyền con người mà đã được đánh đổi bằng sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ cha ông ta. Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận về phát triển dân chủ và bảo vệ quyền con người. Các báo cáo nhân quyền của Mỹ chỉ trích Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền con người là không có căn cứ và hoàn toàn dựa trên những thông tin sai trái. Cân khẳng định rõ, ở Việt Nam các quyền tự do cơ bản của con người được quy định cụ thể trong Hiến pháp cũng như các văn kiện pháp luật khác và được tôn trọng trong thực thế. Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định phương hướng chăm lo và bảo vệ các quyền cơ bản của con người, tôn trọng thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia các điều ước ấy, coi đó là mục tiêu và cũng là động lực phát triển của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thành tựu mà Việt Nam đạt được sau hơn 20 năm đổi mới đã tạo điều kiện cho người dân hưởng thụ đầy đủ và ngày càng tốt hơn các quyền con người. Trong ngày 8/5 tới, Việt Nam sẽ trình bày trước Hội đồng nhân quyền tại Geneva, Thụy Sĩ Báo cáo nhân quyền của mình. Nội dung của báo cáo sẽ bác bỏ mọi luận điệu vu khống của Mỹ. Cụ thể bản báo cáo nhân quyền của Việt Nam khẳng định: - Con người – động lực của mọi chính sách. Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu của mọi chính sách phát triển kinh tế, xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và phát triển quyền con người. - Báo chí – công cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích xã hội. Báo chí đã trở thành diễn đàn của các tổ chức chính trị xã hội, là tiếng nói của nhân dân, là công cụ để giám sát thực thi chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt là về quyền con người. 12 - Đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Việt Nam công nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của người dân và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. Nếu như Mỹ đề cao nhân quyền hơn chủ quyền quốc gia thì với Việt Nam chủ quyền quốc gia lại là quan trọng nhât. Phải giữ vững chủ quyền quốc gia thì mới có cơ sở để phát triển nhân quyền. Ở Việt Nam, quá trình bảo vệ và phát triển nhân quyền trước hết bắt đầu từ chính công cuộc giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Việt Nam sẽ bằng mọi cách đấu tranh với việc Mỹ sử dụng dân chủ, nhân quyền trong chính sách đối ngoại của mình làm công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. b. Một số khuyến nghị với Chính phủ Mỹ. Có một thực tế là mỗi quốc gia trên thế giới đều có những nét đặc thù riêng về hoàn cảnh lịch sử, về kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo. Do vậy, một nước, dù hùng mạnh đến mấy cũng không thể áp đặt các quan điểm, giá trị của mình lên các quốc gia khác. Nhưng tiếc thay, đó là việc mà lâu nay nước Mỹ vẫn làm. Mỹ lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng tôn giáo làm công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác là việc làm hoàn toàn sai trái. Nước Mỹ cho mình cái quyền phán xét về tự do, dân chủ và nhân quyền ở các nước khác trong khi lại không nhìn nhận lại tình trạng dân chủ, nhân quyền ở nước mình. Ở Mỹ, người ta tung hô tự do, dân chủ, nhân quyền nhưng thực tế thì sao? Vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử mà tầng lớp dân nghèo là nạn nhân thường xuyên, còn tình trạng tội phạm thì ngày càng gia tăng. Phải chăng dân chủ kiểu Mỹ chỉ là dân chủ của một nhóm người chứ không phải của toàn thể nhân dân Mỹ. Thêm vào đó, hãy nhìn lại những gì mà Mỹ đã gây ra trong cuộc chiến Iraq 2003. Trong khi kêu gọi Việt Nam bảo vệ nhân quyền và đưa ra dự luật nhân quyền cho Việt Nam thì chính Mỹ lại đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng. Cuộc chiến Mỹ gây ra tại Iraq đã giết hại biết bao nhiêu người vô tội, phá hoại cuộc sống yên bình của một đất nước, song Mỹ lại nói đó là mang lại tự do cho Iraq. Thử hỏi tự do ở đâu, nhân quyền ở đâu? Mỹ cần phải nhận thức rõ, nhân quyền vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù bởi lẽ 13 con người không có con người chung mà là những con người cụ thể ở những quốc gia khác nhau. Chính vì thế các nước có những nhận thức khác nhau về vấn đề dân chủ nhân quyền, và Mỹ không thể đem những giá trị, quan điểm của mình về dân chủ nhân quyền để áp đặt lên các quốc gia khác. Trong quan hệ với Việt Nam, vấn đề dân chủ nhân quyền được Mỹ khai thác một cách triệt để và điều đó hoàn toàn không có lợi cho mối quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước. Hoa Kì cần có cách tiếp cận khách quan toàn diện đối với các khác biệt giữa hai nước trong lĩnh vực nhân quyền, thông qua đối thoại, lắng nghe, trên tinh thần hợp tác toàn và tôn trọng lẫn nhau, tính tới các đặc thù lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước, giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng về phản ứng của Việt Nam đối với những nhận xét về tình hình nhân quyền ở Việt Nam do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 25/2/20095. Nhìn chung, Mỹ nên có những động thái tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo tinh thần hợp tác toàn diện, đôi bên cùng có lợi. Một hành động thiết thực mà Mỹ có thể làm với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là giải quyết những hậu quả của chất độc màu da cam. Thay vì những phán quyết sai lầm và bất công của Tòa án tối cao Mỹ, chúng ta hy vọng nước Mỹ sẽ thực thi nhân quyền bằng việc cư xử một cách có trách nhiệm hơn với những gì mình đã gây ra. 5 Hợp tác – cách tốt nhất để thúc đẩy nhân quyền, tác giả Việt An, Tạp chí Thế giới và Việt Nam, số 121, từ ngày 7/3 đến 13/3 năm 2009 14 III. KẾT LUẬN Nghiên cứu về yếu tố dân chủ nhân quyền trong quan hệ Việt Mỹ có thể rút ra một điều chắc chắn là Mỹ đang lợi dụng quân bài dân chủ nhân quyền hòng thực hiện âm mưu “chuyển hóa” với Việt Nam, gây ra những bất ổn chính trị - xã hội, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Hành động này của Mỹ liên tục vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía dư luận thế giới và từ chính những người dân Mỹ. Nước Mỹ không thể giảng giải về dân chủ nhân quyền cho những nước khác khi mà chính bản thân mình còn đầy rẫy những vấn đề vẫn chưa giải quyết được. Về phía mình, trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Việt Nam phải hết sức khéo léo, thận trọng. Bởi lẽ, trong quan hệ quốc tế, sự vận hành chính sách đối ngoại của các nước lớn ảnh hưởng rất lớn đến an ninh phát triển của các quốc gia khác. Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách đó. Vì thế, nghiên cứu yếu tố dân chủ, nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trước những luận điệu vu khống của Mỹ, một mặt chúng ta phải mềm mỏng kiên trì kêu gọi đối thoại trực tiếp, thẳng thắn với Mỹ về dân chủ nhân quyền, nhưng mặt khác ta cũng kiên quyết bác bỏ những luận điệu vu khống, bôi nhọ những giá trị và thành quả về dân chủ và nhân quyền mà Việt Nam đã nỗ lực đạt được. Việc hợp tác và đối thoại giữa các quốc gia để thúc đẩy nhân quyền và bảo vệ con người là một yêu cầu cần thiết và khách quan trong thời đại ngày nay. Với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, Việt Nam sẵn sàng tăng cường đối thoại và hơp tác quốc tế, kể cả trong lĩnh vực nhân quyền. 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tóm lược về nhân quyền - Ấn phẩm của chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kì, tháng 3 năm 2008. 2. Where is the domino fell – Jame S. Olson and Randy Robert, 1991 3. Chính sách đối ngoại Việt Nam-tập II, Ts. Nguyễn Vũ Tùng, Học Viện Quan Hệ Quốc Tế, 2007 4. Các văn kiện quốc tế về quyền con người- Trung tâm nghiên cứu con người, NXB Chính Trị Quốc Gia, 1998 5. Chiến lược diễn biến hòa bình của Đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế chống CNXH và chống Việt Nam CNXH- Nguyễn Anh Lân, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng , 6/1993 Các trang Web: http://www.tapchicongsan.org.vn http://www.usembassy.gov http://www.vietnamembassy.us http://www.sinhvienluat.vn 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng