Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vị thế chính trị của asean ở khu vực đông á từ năm 1997 đến nay...

Tài liệu Vị thế chính trị của asean ở khu vực đông á từ năm 1997 đến nay

.PDF
15
264
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐINH TRUNG KIÊN VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN Ở KHU VỰC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐINH TRUNG KIÊN VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN Ở KHU VỰC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh Hà Nội - 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..........................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn ................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5 6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 5 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 5 Chƣơng 1 ............................................................................................................. Error! Bookmark not defined. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN ...........Error! Bookmark not defined. 1.1 Khái niệm chính trị 1 .................................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái niệm “vị thế chính trị” ........................ Error! Bookmark not defined. 1.4 Những tiêu chí phản ánh vị thế chính trị của một chủ thể ................ Error! Bookmark not defined. 1.5 Tổng quan về ASEAN và những dấu mốc quan trọng ... Error! Bookmark not defined. Các dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN: ............ Error! Bookmark not defined. 1.5 Khái quát về Cộng đồng ASEAN ................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2. VAI TRÕ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ASEAN TRONG .................. Error! Bookmark not defined. NỀN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á .............................................................................. Error! Bookmark not defined. 2.1 Đặc trƣng cấu trúc chính trị khu vực Đông Á .......... Error! Bookmark not defined. 2.2.Vai trò của ASEAN trong chính trị nội bộ.. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Liên kết nội khối ASEAN và sự hình thành chủ nghĩa khu vực . Error! Bookmark not defined. 2.2.2 ASEAN và các vấn đề khủng bố ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.3 ASEAN và giải quyết vấn đề Biển Đông....................................... Error! Bookmark not defined. 2.3 ASEAN trong chính trị quốc tế .................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Sự hiện diện của ASEAN vào các diễn đàn quốc tế..................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2 ASEAN dưới đánh giá của Liên Hiệp Quốc ................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.3 ASEAN trong hợp tác Á- Âu ......................................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................ Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3. VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM ....... Error! Bookmark not defined. 3.1 Những thành tựu sau 48 năm phát triển của ASEAN ... Error! Bookmark not defined. 3.2 Những thách thức của ASEAN trong tình hình mới Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Đông Á ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh quyền lực giữa Mỹ - Trung Quốc với ASEAN.. Error! Bookmark not defined. 3.2.3. ASEAN và những vấn đề còn tồn tại giữa các thành viên ......... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Ảnh hưởng của các nước lớn và khối quyền lực khác đến ASEAN ........ Error! Bookmark not defined. 3.3.Triển vọng của ASEAN ................................. Error! Bookmark not defined. 3.4. Những đóng góp của Việt Nam trong việc gắn kết ASEAN tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN .................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 3 ................................................ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ......................................................................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang là vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay. Những thành tựu mà các tổ chức, cơ chế hợp tác quốc tế như Liên hợp quốc (UN), liên minh châu Âu (EU) đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên minh, liên kết giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới. Việc ra đời Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu đó. ASEAN cùng với các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) là những nước và tổ chức khu vực được coi là tác động trực tiếp đến việc hình thành cục diện chính trị ở Đông Á hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, Đông Á hiện nay đang được xem như là điểm nóng về các tranh chấp biển, đảo giữa các quốc gia, trong đó nổi lên là các tranh chấp ở Biển Đông liên quan trực tiếp đến các nước ASEAN, chính vì vậy vai trò của ASEAN- một đại diện thống nhất của các nước thành viên trong việc giải quyết các tranh chấp với các nước lớn, duy trì hòa bình và ổn định khu vực là rất quan trọng. Trong bối cảnh cục diện chính trị thế giới có nhiều biến chuyển và ở nhiều quốc gia sự chia rẽ và xung đột đã dẫn tới những bất ổn cho cả khu vực thì sự kiện các lãnh đạo ASEAN đạt được sự nhất trí về các bước đi cụ thể nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, thực sự vì người dân là một thông điệp rõ ràng về ý chí không đổi của một ASEAN gắn kết chặt chẽ; đồng thời là một khối chính trị thống nhất. Cùng tìm ra các giải pháp củng cố khả năng ứng phó của ASEAN trước những biến động kinh tế - tài chính quốc tế, trở thành một bộ phận của các giải pháp xử lý khủng hoảng và đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng cân bằng của kinh tế thế giới là đích đến quan trọng trong thời đại của liên kết và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay. Khẳng định sự thịnh vượng không thể tách rời duy trì an ninh và ổn định tại ASEAN, việc thông qua các sáng kiến, cơ chế xử lý xung đột nội khối và tạo môi trường thuận lợi cho đối thoại giữa các nước có tranh chấp trong Hội nghị thượng đỉnh tại Bali năm 2003 một lần nữa cho thấy lập trường kiên quyết nhưng hòa bình của lãnh đạo ASEAN trước những vấn đề mới nảy sinh. 1 Từ năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)- một bộ phận quan trọng của khu vực Đông Á, là chủ nhà của nhiều sự kiện quốc tế quan trọng. Sau 20 năm, cho đến nay, Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN. Vị trí và vai trò của ASEAN trong khu vực và trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay làm luận văn thạc sĩ chính trị học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay là chủ đề cũng được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu chính trị, quan hệ quốc tế trong và ngoài nước quan tâm. Từ khi Đảng và Nhà nước ta từng bước thực hiện đổi mới tư duy đối ngoại, xây dựng chính sách đối ngoại mở rộng, tích cực, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế với mục tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong việc tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN để cùng xây dựng nên một ASEAN thống nhất thì mối quan tâm đến vị thế của ASEAN trong cục diện chính trị khu vực và thế giới và tác động đến Việt Nam cũng ngày càng tăng. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí uy tín cả trong và ngoài nước về vị trí, vai trò, vị thế của ASEAN trong mối quan hệ với các nước lớn, với các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới nói chung như: Tạp chí nghiên cứu Quốc Tế- Học viện Ngoại Giao, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Cộng Sản,…Điểm lại một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đánh giá vị thế, vai trò của ASEAN tác giả Lê Linh Lan trong nghiên cứu Kiến trúc an ninh khu vực châu Á – Thái BìnhDương - thách thức và triển vọng công bố trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 17 (tháng 4/1997) đề cập đến vai trò và sự ảnh hưởng của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương thông qua những phân tích đánh giá về những nỗ lực của ASEAN trong việc tăng cường vai trò của mình đối với an ninh khu vực thông qua 2 diễn đàn an ninh ASEAN (ARF). Tác giả Nguyễn Phương Bình đã phân tích vai trò của ASEAN đối với cả các nước thành viên và khu vực châu Á- Thái Bình Dương trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị và văn hóa- xã hội trong nghiên cứu “Vai trò của ASEAN đối với các nƣớc thành viên và với khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng” công bố trên tạp chí nghiên cứu quốc tế số 34 (2000). Trong đó, tác giả đánh giá hợp tác chính trị là lĩnh vực hợp tác thành công nhất của ASEAN. Thông qua hợp tác chính trị, vai trò của Tổ chức đối với các nước thành viên được thể hiện rõ rệt nhất. Điều được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên trong 30 năm đầu tiên của ASEAN là việc xử lý ổn thoả các mối bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực Đông Nam Á thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài. Trong khi đó, tác giả Trần Hữu Trung lại đề cập đến vai trò của ASEAN trong hợp tác Đông Á dưới quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc, hai tác nhân có vai trò chính tại Đông Bắc Á trong nghiên cứu “Quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc về vai trò của ASEAN trong hợp tác Đông Á” công bố trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 2 (2010). Với những phân tích của tác giả Trần Hữu Trung, ASEAN dưới quan điểm của Nhật Bản và Trung Quốc là tác nhân thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, đồng thời ASEAN có vai trò cầm lái trong các tiến trình hợp tác trong khu vực và cộng đồng ASEAN sẽ vừa là hình mẫu vừa là nòng cốt của Cộng đồng Đông Á. Nhìn nhận đánh giá vai trò, vị thế của ASEAN trên nhiều khía cạnh với các góc độ và mức độ khác nhau, nhiều các học giả và tạp chí nước ngoài đã đưa ra những phân tích, khái quát và nhận định sâu sắc về vài trò, vị thế và những đóng góp của ASEAN đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Đông Á và thế giới. Viện Hoàng gia An ninh quốc phòng Anh (RUSI) đã phân tích vai trò của ASEAN trong giải quyết vấn đề ở Mi-an-ma (Myanmar) ở bài “Trung Quốc và ASEAN: hai nhân tố cải cách Mianma” đăng ngày 17/5/2012. Trong bài phân tích này, ASEAN và “cách thức ASEAN” đã được cho là giải quyết hiệu quả, giúp 3 thúc đẩy tiến trình cải cách ở Mi-an-ma mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc không can thiệp của ASEAN, đã củng cố thêm vị thế của ASEAN và cho thấy tính hiệu quả trong hoạt động của ASEAN. Phân tích vai trò của ASEAN trong bối cảnh thế giới, khu vực đang có nhiều biến cố và thay đổi quyền lực, bài viết “ASEAN Centrality: Year of Big Power Transitions” của Benjamin Ho – Trường Nghiên cứu các vấn đề quốc tế (RSIS) Singapore được dịch và đăng trên website nghiencuubiendong.vn ngày 5/3/2011, đã chỉ ra xu hướng tiếp cận vai trò của ASEAN như một trung tâm trong một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo. Vai trò trung tâm của ASEAN được chứng minh bởi sức hút của ASEAN đối với các nước lớn trong việc tham gia vào các tiến trình, diễn đàn do ASEAN dẫn dắt đặc biệt là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn Mục đích của luận văn là đánh giá một cách khách quan vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho hợp tác khu vưc và quan hệ Việt Nam- ASEAN. Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Làm rõ khái niệm “vị thế chính trị của ASEAN” ở khu vực Đông Á. 2. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn xác lập vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á. 3. Đánh giá những thành công và hạn chế của ASEAN trong lĩnh vực chính trị. 4. Đề xuất một số gợi ý chính sách cho hợp tác khu vực và quan hệ Việt Nam- ASEAN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu Vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á. Luận văn không nghiên cứu Vị thế của ASEAN ở khu vực Đông Á theo nghĩa rộng mà chỉ nghiên cứu vị thế chính trị của ASEAN trong chính trị nội tại đó là quan hệ giữa các nước thành viên và giải quyết các vấn đề của khu vực, tạo lập sự ổn định nội khối; và chính trị quốc tế đó là sự tham gia vào các diễn đàn quốc tế, hợp tác quốc tế và Liên hợp quốc. 4 Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu khu vực Đông Á mở rộng, bao gồm Đông Bắc Á, Đông Nam Á và những nhân tố nằm ngoài Đông Á nhưng có ảnh hưởng lớn đến cục diện chính trị Đông Á như: Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nga. Về giới hạn thời gian nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu vị thế chính trị của ASEAN ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến năm nay, nhưng cũng sẽ nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ khi ASEAN ra đời năm 1967 đến nay. Mốc thời gian năm 1997 là mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN, đó là khi ASEAN phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đe dọa sự tồn tại, gắn kết của ASEAN. Đây là thử thách lớn nhất từ trước tới nay của ASEAN. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lên nin và tư tưởng Hồ Chính Minh về các vấn đề quốc tế và lợi ích quốc gia. Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, so sánh, logic kết hợp với các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. 6. Đóng góp của luận văn Dựa vào nguồn tài liệu chính thống trong và ngoài nước, luận văn khi hoàn thành hi vọng sẽ góp phần luận giải và làm sáng tỏ thêm vị thế chính trị của Asean ở khu vực Đông Á từ năm 1997 đến nay. Qua đó, có thể thấy được vị thế ngày càng quan trọng của ASEAN trong trật tự khu vực và tương quan lực lượng trên bàn cờ chính trị Đông Á, vai trò của ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc học tập của sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế, chính trị học và cho những người quan tâm đến ASEAN, các vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á và thế giới. 7. Kết cấu luận văn Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu ba chương, cụ thể là: 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN Chương này trình bày một số khái niệm cơ bản như “ chính trị”, “vị thế chính trị” của một tổ chức, trong đó đặc biệt làm rõ những tiêu chí xác lập vị thế chính trị của một quốc gia, một khu vực trong chính trị quốc tế. Chương này cũng khái quát vị trí, vai trò của ASEAN từ khi thành lập đến năm 1997. Chƣơng 2. VAI TRÕ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ASEAN TRONG NỀN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á Chương này trình bày những đặc trưng cấu trúc chính trị của khu vực Đông Á, sự hiện diện của các thực thể chính trị và vai trò của nó trong việc hình thành cấu trúc chính trị khu vực Đông Á. Chương này cũng phân tích vai trò của ASEAN trong chính trị nội bộ của tổ chức, vai trò trong việc liên kết nội khối và hình thành chủ nghĩa khu vực, sự hiện diện và phản ứng của ASEAN đối với các vấn đề khủng bố và vấn đề biển Đông. Đồng thời, chương này cũng phân tích vai trò của ASEAN trong chính trị quốc tế, sự hiện diện của ASEAN trong các diễn đàn quốc tế, mối quan hệ giữa ASEAN và Liên Hiệp Quốc và vai trò của ASEAN trong hợp tác Á- Âu. Chƣơng 3. VỊ THẾ CỦA ASEAN TRONG TƢƠNG LAI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM Chương này đánh giá những thành tựu của ASEAN trong gần 50 năm hình thành và phát triển, phân tích những thách thức của ASEAN trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, đề xuất một số gợi ý chính sách 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương (2004), Thế giới, khu vực và một số nước lớn bước vào năm 2004, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Phương Bình (2000), “Vai trò của Asean đối với các nước thành viên và đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Nghiên cứu quốc tế, số 34, tr.4-8. 3. Nguyễn Phương Bình (chủ biên, 2004), Ngoại giao phòng ngừa ở Đông Nam Á, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội 4. Bộ Quốc Phòng (2002), Cán cân quân sự 1997/1998: Lực lượng vũ trang Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước ASEAN, Hà Nội. 5. Lê Văn Cương (2008), “Xu hướng phát triển cục diện thế giới năm 2020: thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”, tham luận tại Hội thảo khoa học “Cục diện thế giới 2020” do HVNG tổ chức ngày 14.8.2008, Hà Nội. 6. Lê Văn Cương, các nhân tố tác động đến liên kết ASEAN trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. 7. Mai Ngọc Chừ, Các quốc gia ASEAN và Việc giải quyết vấn đề môi trường văn hóa biển, 2007 8. Nguyễn Nam Dương (2005), “Kiến trúc an ninh châu Á- Thái Bình Dương sau chiến tranh I-Rắc”, Nghiên cứu quốc tế, số 61, tr.24-28. 9. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh (2008), An ninh châu Á- Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI (lưu hành nội bộ), Tp Hồ Chí Minh. 10. Hà Thị Ngọc Hà, Vai trò và đóng góp của Việt nam trong quá trình xây dựng Cộng Đồng ASEAN. 11. Nguyễn Quốc Hùng, Bốn mươi năm ASEAN- Những thành tựu và vấn đề, 2007. 12. Trần Khánh, Môi trường Địa- chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ xxi. 13. Trần khánh, Nhân tố các nước lớn trong quá trình phát triển của Đông Nam Á giai đoạn 2011- 2020 và tác động đến Việt Nam, tháng 12/2010. 7 14. Trần Khánh, Những vấn đề và xu hướng nổi trội trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI. 15. Phạm Quang Minh, Quan hệ của ASEAN với ba nước Đông Dương- thành công của chính trị hội nhập, 2007 16. Nguyễn Thu Mỹ, các vấn đề song phương giữa các nước ASEAN và tác động của nó tới công cuộc xây dựng Cộng Đồng An Ninh ASEAN. 17. Hoàng Khắc Nam, Cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, 2007. 18. Hoàng Khắc Nam, ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, Đông Nam Á Truyền thống và hội nhập, Nxb Thế giới, 2007. 19. Hoàng Khắc Nam, Hợp tác ASEAN+3 trong bối cảnh ASEM, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (68), 2004 20. Hoàng Khắc Nam, Hợp tác ASEAN+3 trong bối cảnh ASEM, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5 (68), 2004 21. Hoàng Khắc Nam, Hợp tác đa phương ASEAN+3: Vấn đề và triển vọng, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2008. 22. Phạm Cao Phong (2000), “Quan hệ Mỹ-Trung-Nhật-Nga và tác động đối với tình hình đông Á”, Nghiên cứu quốc tế, số 35. 23. Hoàng Anh Tuấn (2000), “Một số đánh giá về tác động của tình hình Inđônêxia đối với an ninh khu vực”, Nghiên cứu quốc tế, số 34, tr.15-18. 24. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Nga tìm kiếm địa vị mới trên thế giới”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 25-10, tr.9-20. 25. Nguyễn Thanh Thủy (2006), “Quan hệ Nga- Trung trong tam giác chiến lược Nga- Trung- ASEAN”, Nghiên cứu châu Âu, số 3, tr.85-95. TIẾNG ANH 26. Lee Poh Ping, Tham Siew Yean, George T. YU (ed, 2006), The Emerging East Asian Community- Sercurity & Economic Issues, Penerbit University Kenangsaan Malaysia, Bangi. 8 27. Mohamad Jawhar Hassan, ASEAN and ASEAN Regional Forum, “ASEAN: Towards 2020: Strategic goals and Future Directions, ” Edited by Stephen Leong. 28. “The Future of the ARF”, Institute of Defence and Strategic studies, Singapore, 1999. INTERNET 29. ASEAN trong thế Chiến lược toàn cầu, http://hanoimoi.com.vn/Tintuc/Binh-luan/530609/asean-trong-the-chien-luoc-toan-cau 30. ASEAN: thách thức trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-asean/4710-asean-thach-thuc-trongcuoc-chien-chong-toi-pham 31. ASEAN và các đối tác thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-ngoai/530577/asean-va-cac-doi-tacthong-nhat-nhieu-bien-phap-thuc-day-hop-tac 32. ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, http://nghiencuuquocte.net/2014/03/27/asean-trung-quoc-va-coc/ 33. Bài phỏng vấn Thứ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh về xây dựng đồng Cộng ASEAN sau năm 2015, http://asean.mofa.gov.vn/vi/nr070521165843/ns140819203845 34. ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới, http://nghiencuuquocte.net/2014/01/09/107-asean-va-chu-nghia-da-phuongkhu-vuc-moi/ 35. Bài viết của đồng chí Phạm Gia Khiêm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về những đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/ns100720093549 36. Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp, http://nghiencuuquocte.net/2014/12/20/bien-dong-quan-ly-tranh-chap-vadinh-huong-giai-phap/ 9 37. Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc, http://nghiencuuquocte.net/2015/06/26/cac-nuoc-dong-nam-a-truoc-no-lucba-quyen-cua-trung-quoc/ 38. Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ năm 1995 đến nay, http://nghiencuuquocte.net/2014/08/11/chinh-sach-cua-my-doi-voi-tranhchap-bien-dong-tu-1995-den-nay/ 39. “ Chủ nghĩa hoà bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực, http://nghiencuuquocte.net/2015/04/29/chu-nghia-hoa-binh-tich-cuc/ 40. Đông Nam Á và Tranh chấp biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn/trungtam-du-lieu-bien-dong/doc_details/261-christopher-chung-ong-nam-a-vatranh-chp-bin-ong ích 41. Lợi của Australia tại Đông, Biển http://nghiencuuquocte.net/2014/12/27/loi-ich-cua-australia-tai-bien-dong/ 42. Nỗ lực xác lập ví lại thế khu vực của Nhật Bản, hiện nay, http://nghiencuuquocte.net/2015/05/25/vi-the-khu-vuc-nhat-ban/ 43. Tiến trình hợp tác Á- Âu trong bối cảnh http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-sukien/2007/1152/Tien-trinh-hop-tac-A-Au-trong-boi-canh-hien-nay.aspx 44. Tăng cường hợp tác ASEAN trong các vấn đề toàn cầu, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-ngoai/530470/tang-cuong-hop-tacasean-trong-cac-van-de-toan-cau 45. Triển vọng hình thành cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam, http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/nr091019080134/nr091019083649/ns101 203111405 46. Thông cáo chung của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 43, http://nghiencuubiendong.vn/trung-tam-du-lieu-bien-dong/doc_details/166thong-cao-chung-ca-hi-ngh-b-trng-ngoi-giao-asean-ln-th-43 47. Tóm tắt báo cáo: “ Quyền lực và Trât tự tại châu Á”, http://nghiencuuquocte.net/2014/06/20/tom-tat-bao-cao-quyen-luc-va-trat-tutai-chau-a-csis/ 10 48. Trung Quốc và ASEAN: Hai nhân tố trong cải cách Minama, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-asean/2637-trung-quoc-va-aseanhai-nhan-to-trong-cai-cach-mianma 49. Quản lý căng thẳng cách một công bằng ở Biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/5069-quan-ly-cang-thangmot-cach-cong-bang-o-bien-dong 50. Quan ngại của các lãnh đạo ASEAN trước thời điểm thành lập cộng đồng ASEAN, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-asean/5057-quan-ngai- cua-cac-lanh-dao-asea 51. Vai trò của ASEAN trong giữ gìn hòa bình châu Á- Thái Bình Dương, www.vietnamplus.vn/Home/Vai-tro-cua-ASEAN-trong-giu-gin-hoa-binhchau-ATBD/20136/201579.vnplus 52. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/3105-vai-tro-cua-asean-trong-viecgiai-quyet-cac-tranh-chap-tai-bien-dong 53. Vai trò trung tâm của ASEAN, http://baoquangnam.com.vn/the- gioi/201307/vai-tro-trung-tam-cua-asean-316336/ 54. Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mô hồ của khu vực, http://nghiencuuquocte.net/2015/08/10/dia-chinh-tri-phuc-tap-va-mo-ho-cuakhu-vuc/ 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan