Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ hoàng hà....

Tài liệu Về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ hoàng hà.

.PDF
72
141
52

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài của mình em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới : Thầy cô trong khoa quản trị doanh nghiệp – bộ môn quản trị chiến lươc doanh nghiệp thương mại đã tạo điều kiện cho em có cơ hội cọ xát thực tế, giúp cho sinh viên sắp ra trường như em hiểu hơn về chuyên môn của mình. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại công ty CPCN Hoàng Hà, em đã nhận thấy tầm quan trong của công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và do đó với kiến thức còn hạn chế em đã lựa chon và quyết định nghiên cứu đề tài :“Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần Công nghệ Hoàng Hà” Em xin chân thành cảm ơn Ths Trần Thị Hoàng Hà hướng dẫn nhiệt tình để em có thể hoàn thanh thật tốt báo cáo tổng hợp, định hướng đề tài khóa luận, PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan tận tình chỉ bảo về phương pháp cũng như các nội dung chi tiết trong bài khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc công ty, các anh, các chị của các phòng ban trong công ty đặc biệt là phòng kinh doanh đã quan tâm, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em rất nhiều để em được hiểu rõ hơn những khó khăn trong công tác nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty. Mặc dù em đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu để tìm hiểu để hoàn thành tốt đề tài của mình tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi những khuyết điểm thiếu sót. Chính vì vậy em mong nhận đươc sự đánh giá quan tâm và những lời phê bình, đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này nhằm hoàn góp phần nhỏ bé áp dụng hoạt động của công ty cũng như củng cố kiến thức và em rút ra được những kinh nghiệm về lĩnh vực này khi đi thị trường. Em xin chân thành cảm ơn ! SVTH: Lê Thị Hồng Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ, hình vẽ Danh mực từ viết tắt MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1 3.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 4 6. Kết cấu đề tài........................................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................................ 6 1.1.Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp6 1.1.1. Cạnh tranh ..................................................................................................................... 6 1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.................................................................. 7 1.1.3 Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................................... 8 1.2. Nội dung về công tác nâng cao khả năng cạnh tranh ............................................... 8 1.2.1. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp........................... 8 1.2.2. Các loại hình cạnh tranh ............................................................................................. 9 2.2.2. Các công cụ cạnh tranh ............................................................................................. 10 2.2.2.1. Giá cả ......................................................................................................................... 10 1.2.2.2. Chất lƣợng và đặc tính sản phẩm ........................................................................ 11 1.2.2.3. Hệ thống kênh phân phối ....................................................................................... 12 1.2.2.4. Các công cụ cạnh tranh khác ................................................................................ 12 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ......................... 12 1.2.3.1. Thị phần .................................................................................................................... 13 1.2.3.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................................................. 13 1.2.3.3. Chi phí và tỷ suất chi phí........................................................................................ 14 1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp................... 14 1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô ....................................................................... 14 SVTH: Lê Thị Hồng Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng ngành..................................................................... 16 1.3.3. Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp .................................... 18 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HOÀNG HÀ. ........................ 20 2.1.Khái quát về công ty......................................................................................................... 20 2.1.1.Giới thiệu về công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà ............................................. 20 2.1.2. Lĩnh vực ngành nghệ kinh doanh. .......................................................................... 21 2.1.3.Cơ cấu tổ chức .............................................................................................................. 21 2.1.4.Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CPCN Hoàng Hà. ........ 23 2.2.Phân tích thƣc trạng khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà trong 3 năm 2010-2012 ....................................................................................................................... 24 2.2.1. . Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Hà ................................................................................................................................ 24 2.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô: .................................................................. 24 2.2.1.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng ngành: ................................................................ 27 2.2.1.3.Các nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong doanh nghiệp: ................................. 28 2.2.2.Kết quả điều tra và đánh giá về khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà ................................................................................................................................ 29 2.2.2.1. Công cụ cạnh tranh của công ty Hoàng Hà ....................................................... 29 2.2.2.2.Chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Hà ...................... 34 2.2.2.3Các nguồn lực ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Hà 38 2.3.Các kết luận ...................................................................................................................... 41 2.3.1 Những điểm mạnh........................................................................................................ 41 2.3.2Những điểm yếu ............................................................................................................ 42 CHƢƠNG III ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NẦNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CPCN HOÀNG HÀ ............................................... 44 3.1 Phƣơng hƣớng hoạt động.............................................................................................. 44 3.1.1. Mục tiêu kinh doanh của công ty ........................................................................... 44 3.1.2 Phƣơng hƣớng kinh doanh của công ty ................................................................. 45 3.1.3 Dự báo cơ hội, thách thức đối với công ty Cổ phần công nghệ Hoàng Hà ...... 46 3.1.3.1 Dự báo cơ hội............................................................................................................. 46 SVTH: Lê Thị Hồng Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 3.1.3.2.Dự báo thách thức .................................................................................................... 47 3.2 Quan điểm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà ......... 47 3.3 Đề xuát 1 số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà ............................................................................................. 48 3.3.1. Giải pháp về sản phẩm .............................................................................................. 48 3.3.2. Giải pháp về giá........................................................................................................... 50 3.3.3. Giải pháp về kênh phân phối ................................................................................... 51 3.3.4. Nâng cao chất lƣợng hoạt động xúc tiến thƣơng mại.......................................... 51 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực ........................................................................................ 53 3.3.6. Ứng dụng B2B, B2C vào hoạt động kinh doanh ................................................. 54 3.3.8. Hoàn thiện công tác nghiên cứu và đánh giá đối thủ cạnh tranh ..................... 54 3.3.7.Hoàn thiện công tác nghiên cứu và chăm sóc khách hàng .................................. 55 3.4.. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc .................................................................................. 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 58 SVTH: Lê Thị Hồng Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan Danh mục bảng biểu Stt Tên Bảng Trang 1 Bảng 2.1: Két quả hoạt động của công ty CPCN Hoàng Hà 24 2 Bảng 2.2: Mức độ ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô đến khả năng cạnh 32 tranh 3 Bảng 2.3: Sản phẩm phẩn mềm dự toán 34 4 Bảng 2.4: So sánh giá phần mềm của Hoàng Hà so với đối thủ cạnh 35 tranh 5 6 7 8 Bảng 2.5; Hệ thống kênh phân phối của công ty 38 Bảng 2.6: Tình hình lợi nhuận của công ty 39 Bảng 2.7: Tình hình sử dụng chi phí của công ty trong 3 năm 20102012 Bảng 2.8: Các nguồn vốn và tài sản công ty 40 41 Bảng 2.9: So sánh nguồn tài chính của công ty Hoàng Hà 41 9 10 Bảng 2.10: Tình hình sủ dụng lao dộng của công ty 11 12 42 Bảng 3.1: Mục tiêu công ty năm 2010-2015 48 Biểu đồ 2.1: So sánh thị phần của công ty Hoàng Hà so với đối thủ cạnh tranh SVTH: Lê Thị Hồng Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan Danh mục sơ đồ, hình vẽ Tên sơ đồ Stt Trang 17 1 Sơ dồ 1.1: Ảnh hưởng của tố môi trường vĩ mô 23 2 Sơ dồ 1.2: Mô hình lực lượng cạnh tranh Sơ dồ 3.1: Quy trình định giá mặt hàng ở công ty kinh doanh dịch 3 40 vụ 23 4 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty 3 Hình 2.2: Mô hình kênh phân phối SVTH: Lê Thị Hồng 40 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan Danh mực từ viết tắt Từ viết tắt STT 1 CPCN Cổ phần công nghệ 2 DN Doanh nghiệp 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CNXH Chủ nghĩa xã hội SVTH: Lê Thị Hồng Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế hiện nay cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Đối với các doanh nghiệp thương mại cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ hàng hóa của mỗi doanh nghiệp nhưng cũng nhờ có cạnh tranh mà các doanh nghiệp dần hoàn thiện mình hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp đó Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá. Cạnh tranh với các tín hiệu giá cả và lợi nhuận sẽ hướng người kinh doanh chuyển nguồn lực từ nơi sử dụng có hiệu quả thấp hơn sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu. Qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động của sản xuất kinh doanh. Tuy vậy không phải ở doanh nghiệp thương mại nào công tác nâng cao khả năng cạnh tranh cũng được quan tâm một cách đúng mức – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, dẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, tốn nhiều chi phí cho công tác bán hàng mà hiệu quả đem lại không cao. Ý thức được điều này nhiều doanh nghiệp đã có những đầu tư bước đầu cho công tác nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhưng do kinh phí có hạn nên việc đầu tư còn hạn chế, chưa có khoa học. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà em nhận thấy công ty cũng đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế, từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. So với những ngày đầu thành lập, thị phần của công ty đã và đang ngày một mở rộng trên thị trường. Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh của ngành sản phầm phần mềm ngày càng gay gắt và quyết liệt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ công ty phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh. Trong khi nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, SVTH: Lê Thị Hồng 1 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan nhân lực của công ty còn nhiều hạn chế. Các công cụ cạnh tranh của công ty cũng chưa thực sự đạt hiệu quả. Ban quản trị công ty cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh, tuy vậy do quy mô doanh nghiệp còn hạn chế nên công tác này vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Thông qua phỏng vấn và tìm hiểu thông tin tại doanh nghiệp, em nhận thấy việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà còn chưa tốt, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những tồn tại đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể hoàn thiện hơn nữa việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như việc nâng cao khả năng cạnh tranh nói chung tại doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.Tống quan tình hình nghiên cứu đề tài Luận văn tốt nghiệp đại học: “Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Phát triển phần mềm VASC” Sinh viên thực hiện : Trần Thu Trang, khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường ĐH Thương Mại, năm 2003 Đề tài đã đưa ra được một số nội dung chủ yếu của vấn đề khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp. Tuy nhiên phần giải pháp thì còn chung chung chưa bám sát vào thực tế của công ty VASC. Luận văn tốt nghiệp đại học: “Một số biện pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn Thắng Lợi” Sinh viên thực hiện :Nghiêm Thị Thu Anh, khoa Khách sạn du lịch, trường ĐH Thương Mại, năm 2003. Luận văn này nghiêng về yếu tố marketing trong cạnh tranh, không đề cập được một cách đầy đủ về các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Luận văn tốt nghiệp đại học: “Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long” Sinh viên thực hiện :Bùi Thị Minh Hồng, khoa Quản trị doanh nghiệp, Trường ĐH Thương Mại năm 2003 SVTH: Lê Thị Hồng 2 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp và phân tích được một rõ nét với thực tế ở công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long. Luận văn tốt nghiệp:”Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty cổ phần Tân Phong” Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Kim Tuyến lớp K41A8, Đại Học Thương Mại Đề tài tập trung giải quyết vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Tân Phong thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên đề tài vẫn chưa nêu bật được khả năng cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh thông qua các công cụ giá cả. Luận văn tốt nghiệp : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinatrans trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bách Khoa, Đại học Kinh tế Tp. HCM Đề tài tập trung giải quyết vấn đề cạnh tranh thời kỳ đầu Việt Nam gia nhập WTO mà chưa có định hướng cho thời gian sắp tới khi Việt Nam chính thức thực hiện theo cam kết gia nhập WTO đó là ngành hàng hải mở cửa thị trường. Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải hàng lẻ của công ty Vinalink” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài tập trung giải quyết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinalink thông qua các công cụ về giá, sản lượng, chất lượng dịch vụ. Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà. 3.Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. SVTH: Lê Thị Hồng 3 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Điều tra,nghiên cứu tại công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà tại thị trường Hà Nội -Phạm vi về thời gian: Khóa luận nghiên cứu về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà trong thời gian 3 năm gần nhất 2010-2012, đề xuát giải pháp từ 2013-2015 -Phạm vi về nội dung: Từ những thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu . * Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn hoặc là các kết quả nghiên cứu đã có từ trước được tập hợp về để phục vụ cho mục đích nghiên cứu hiện tại. Mục đích tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp là để có cái nhìn tổng quan về vị thế của công ty trên thị trường, tiềm lực của công ty cũng như ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tác động của công ty. Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm hai nguồn: - Nguồn bên trong công ty: thu thập từ phòng kế toán và phòng kinh doanh. Các dữ liệu gồm: Báo cáo kết ủa hoạt động năm 2010 – 2012( Doanh thu, lợi nhuận ), báo cáo tài chính ( nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thuế, thu nhập, cán bộ công nhân viên…), ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, bảng danh mục sản phẩm, Website của công ty. - Nguồn bên ngoài công ty: Tổng cục thống kê, báo kinh tế Việt Nam, Website: www.Vietrade.gove.vn * Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp  Sử dụng bảng hỏi Trong quá trình thực tập và viết khóa luận, phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp điều tra trực tiếp tại công ty CPCN Hoàng Hà. Hình thức điều tra được tiến hành dưới hình thức điền phiếu thăm dò. Phiếu thăm dò các câu hỏi được xây dựng dựa vào tính chất công việc của công ty và tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Đặc biệt là những câu hỏi về tình hình khả năng cạnh tranh công ty. Với những câu hỏi có trả lời sẵn và câu SVTH: Lê Thị Hồng 4 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan hỏi mở được đặt ra nhằm thu thập ý kiến cán bộ công nhân viên của công ty về tình hình khả năng cạnh tranh của công ty.  Phương pháp phỏng vấn Bên cạnh hình thức phiếu điều tra đó là hình thức phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo công ty. Những người được phỏng vấn đó là ông Vũ Văn Khoát (giám đốc), ông Trần Hoàng Anh trưởng phòng kinh doanh. Qua cuộc phỏng vấn tìm hiểu những ưu và nhược điểm đang tồn tại trong công tác cạnh tranh của công ty. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty CPCN Hoàng Hà. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung đề tài của em bao gồm 3 chương: Chương 1 : Những lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà. Chương 3 :Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ Hòang Hà. SVTH: Lê Thị Hồng 5 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan CHƢƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố được coi là khắc nghiệt nhất là cạnh tranh. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đầy biến động và cạnh tranh hiện nay là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật nhiều các lợi ích kinh tế hơn về mình. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau thì có các quan điểm cạnh tranh là khác nhau.  Theo Các Mác: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch " Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mac đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng vân thu đựơc lợi nhuận.  Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980). Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh song có thể tổng kết lại: cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các nhà kinh tế là làm tối đa hóa lợi ích. SVTH: Lê Thị Hồng 6 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển hơn nữa. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan niệm khả năng cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Việc đưa ra một khái niệm chung nhất về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế luôn có sự thay đổi, biến động là không hề đơn giản. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó khả năng cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Theo M. Porter [6], khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động, năng suất lao động là thước đo duy nhất về khả năng cạnh tranh. Theo tác giả Vũ Trọng Lâm [10], khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ những quan niệm khác nhau trên, có thể đưa ra khái niệm chung nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực về mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp, được thị trường chấp nhận. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường, đảm bảo việc thu được lợi nhuận, phát triển thị trường và thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. SVTH: Lê Thị Hồng 7 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 1.1.3 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. 1.2. Nội dung về công tác nâng cao khả năng cạnh tranh 1.2.1. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp , cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường . Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển . Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có "ngách thị trường" đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường , phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng . Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. SVTH: Lê Thị Hồng 8 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2.2. Các loại hình cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại.  Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại: - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên. - Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần. - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.  Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân thành hai loại: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.  Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc SVTH: Lê Thị Hồng 9 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.  Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành: - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa bào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố...) 2.2.2. Các công cụ cạnh tranh 2.2.2.1. Giá cả Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá của cơ chế thị trường. Giá cả là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường. Các chính sách để định giá trong cạnh tranh - Chính sách giá thấp : Là chính sách định giá thấp hơn thị trường để thu hút khách hàng về phía mình. Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro có thể xẩy ra đối với doanh nghiệp khi áp dụng chính sách giá này. SVTH: Lê Thị Hồng 10 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan - Chính sách giá cao : Là chính sách định giá cao hơn giá thị trường hàng hoá. Chính sách này áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hay dịch vụ độc quyền không bị cạnh tranh. - Chính sách giá phân biệt : Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có mức giá phân biệt thì cũng là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp. Chính sách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và mức giá đó được phân biệt theo các tiêu thức khác nhau. - Chính sách phá giá : Giá bán thấp hơn giá thị trường, thậm chí thấp hơn giá thành.Doanh nghiệp dùng vũ khí giá làm công cụ cạnh tranh để đánh bại đối thủ ra khỏi thị trường. Nhưng bên cạnh vũ khí này doanh nghiệp phải mạnh về tiềm lực tài chính, về khoa học công nghệ, và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Việc bán phá giá chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định mà chỉ có thể loại bỏ được đổi thủ nhỏ mà khó loại bỏ được đối thủ lớn. 1.2.2.2. Chất lƣợng và đặc tính sản phẩm Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào giải quyết toàn bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn dần đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng vì khách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao. Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này. Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt. SVTH: Lê Thị Hồng 11 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 1.2.2.3. Hệ thống kênh phân phối Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại sau:Đại lý, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng, người sản xuất. Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng để thu hút khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.2.4. Các công cụ cạnh tranh khác a. Dịch vụ sau bán hàng: Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng, thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng. b. Phương thức thanh toán:Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. c. Vận dụng yếu tố thời gian: Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện đại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên liệu lao động. Muốn chiến thắng trong công cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanh chóng, phải chớp lấy thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu, triển khai sản xuất, nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Có khá nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu tiêu đặc trưng nhất để đánh giá tình hình khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp đó là chỉ tiêu thị phần, chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu chi phí và tỷ suất chi phí. SVTH: Lê Thị Hồng 12 Lớp: K45A1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Bích Loan 1.2.3.1. Thị phần Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn thể hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Thị phần của doanh nghiệp được chia thành các hai sau:  Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất các doanh nghiệp khác bán trên cùng một thị trường. Thị phần của doanh nghiệp = Qdn x100% Q Trong đó: Qdn : Khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ được Q: Tổng khối lượng hàng hóa cùng loại tiêu thụ trên một thị trường Hoặc: Thị phần của doanh nghiệp = Mdn x100% M Trong đó: Mdn : doanh thu của doanh nghiệp đạt được M : tổng doanh thu của toàn ngành trên cùng một thị trường  Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành trên cùng một thị trường. Thị phần tương đối = Mdn x100% Mđđ Trong đó: Mdn : doanh thu của doanh nghiệp đạt được Mđt : doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành trên cùng thị trường. Thị phần được coi là công cụ để đo lường vị thế của doanh nghiệp trong thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải duy trì và phát triển thị phần. 1.2.3.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao thì chắc chắn doanh nghiệp đó phải có doanh thu cao và chi phí thấp. SVTH: Lê Thị Hồng 13 Lớp: K45A1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan