Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ nhật kí trong tù hồ chí minh...

Tài liệu Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của tập thơ nhật kí trong tù hồ chí minh

.DOC
36
1120
136

Mô tả:

Chuyên đề tham gia hội thảo các trường chuyên vùng Duyên hải Bắc Bộ VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những ngày qua, khi Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trái phép trong hải phận Việt Nam, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của người Việt một lần nữa lại trào dâng mãnh liệt. Sục sôi trong mỗi trái tim người Việt Nam là dòng máu nóng hướng 0 về biển đảo, hướng về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Chúng ta đều nghe thấy “Tổ Quốc gọi tên mình”. Chúng ta đều khao khát vươn mình noi theo lớp lớp cha anh xưa đã chiến đấu và hi sinh để bảo vệ từng tấc đất, từng ngọn núi con sông… Và trong dòng cảm xúc cháy bỏng ấy, hình ảnh người cha già dân tộc- vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh lại ùa về bên ta. Chính Người đã soi đường cho nhân dân rũ bỏ xiềng xích, nô lệ, đấu tranh cho độc lập tự do. Người đã thay lời hàng triệu người Việt tuyên bố với thế giới: “dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập” Lời của Người còn vang vọng mãi đến hôm nay và mai sau. Nhưng nhớ đến Hồ Chí Minh đâu phải chỉ nhớ đến sự nghiệp cách mạng lừng lẫy và công lao to lớn của Người với vận mệnh dân tộc. Nhớ đến Hồ Chí Minh còn là nhớ đến một con người tài hoa đã đóng góp những vốn quý cho kho tàng văn học nước nhà. Cũng giống như cụ Nguyễn Trãi của thế kỉ XV, Hồ Chí Minh “tay vung gươm và mềm mại bút hoa”. Chúng ta, hôm nay, tìm hiểu phương diện con người nghệ sĩ của Bác là để có cái nhìn toàn diện trước một cá nhân kiệt xuất của lịch sử, là để thêm yêu, thêm tự hào về tinh hoa đất Việt. “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”, đến với tác phẩm văn học của Người chính là con đường ngắn nhất để bồi đắp tâm hồn, ý chí, lí tưởng để noi theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Lµ gi¸o viªn gi¶ng d¹y m«n Ng÷ v¨n, chóng ta h¹nh phóc khi ®a nh÷ng t©m hån th¬ trÎ ®Õn víi t¸c phÈm cña B¸c, gieo vµo lßng c¸c em t×nh yªu víi nh÷ng con ch÷ ®îc kÕt tinh tõ tr¸i tim vµ trÝ tuÖ cña Ngêi; tõ ®ã båi ®¨p t©m hån vµ nh©n c¸ch thÕ hÖ chñ nh©n t¬ng lai cña ®Êt níc. V× thÕ, ®©u thÓ chØ dõng l¹i ë nh÷ng t¸c phÈm trong s¸ch gi¸o khoa, h·y më réng trang s¸ch ®Ó gióp häc trß tiÕp cËn víi di s¶n v¨n häc cña B¸c, trong ®ã kh«ng thÓ kh«ng kÓ ®Õn tËp th¬ NhËt ký trong tï. §Æc biÖt, víi ®èi tîng häc sinh chuyªn v¨n, thÇy c« lµ cÇu nèi ®Ó c¸c em kh¸m ph¸ vÎ ®Ñp t©m hån, nh©n c¸ch còng nh tµi n¨ng cña B¸c ë h¬n mét tr¨m bµi th¬ viÕt trong hoµn c¶nh lao tï nghiÖt ng·. Tập Nhật ký trong tù được xem là viên ngọc quý Bác “vô tình đánh rơi” trong kho tàng văn học Việt Nam, là tập nhật kí bằng thơ vô cùng độc đáo và giàu ý nghĩa. Các thi phẩm xuất sắc trong tập thơ này từ lâu đã được tuyển chọn, giới thiệu trong chương trình Ngữ văn. Vì thế, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của Nhật ký trong tù đã trở thành niềm say mê của mọi thế hệ học trò. Giới thiệu về tập thơ, SGK Ngữ văn lớp 11 Nâng cao khẳng định: “Nhật ký trong tù là một tập thơ phong phú, đa dạng, độc đáo từ nội dung đến hình thức. Tập thơ viết trước hết cho chính mình nên thể hiện sâu sắc tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Độc đáo và phong phú ở chỗ có nhiều điều tưởng như trái ngược nhau, được thống nhất lại và trở nên hài hòa. Chẳng hạn, một tinh thần thép kiên cường lại đi với một chất thơ trữ tình đằm thắm, một thái độ ung dung thi sĩ lại kết hợp với nhiệt tình sôi nổi, một khí thế tháo cũi sổ lồng, một màu sắc cổ điển đậm đà lại chứa đựng tinh thần thời đại”. Như vậy, đẻ học sinh cảm và hiểu sâu sắc về thơ tù của chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo viên không thể không chú ý đến sự kết hợp của các yếu tố trái ngược nhau trong Nhật ký trong tù. Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tài cho chuyên luận này. Tuy nhiên, trong phạm vi của chuyên luận này, chúng tôi không có điều kiện bàn hết các phương diện mà chỉ xin được đề cập đến sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Nhật ký trong tù. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1 Trong các nghiên cứu đã công bố, có nhiều nhà phê bình đề cập đến vấn đề tính cổ điển và hiện đại của Nhật ký trong tù . Đó là các bài viết: “Thơ Bác với thơ Đường” của GS. Phương Lựu, “Thơ tứ tuyệt của Hồ Chủ Tịch” của GS. Hà Minh Đức, “Vài suy nghĩ nhỏ về tư tưởng mỹ học của Hồ Chí Minh qua sáng tác thơ” của GS. Nguyễn Đăng Mạnh… Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi đánh giá Nhật ký trong tù là một tập thơ có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố cổ điển và hiện đại. Hoàng Nhân trên Tạp chí Sông Hương số 147 năm 2001 khẳng định: “Nhật ký trong tù đã cắm một mốc lớn trên tiến trình văn học sử, góp phần xác nhận rõ nét một bản sắc thơ độc đáo, trong đó có sự hài hoà tinh tế mọi thi pháp của phương Đông cổ điển với những dòng chảy của thi ca hiện đại: có nhật ký, tư liệu, miêu tả, quyện làm một với chứa chan thi hứng; có thâm trầm, hài hước, phẫn nộ, triết lý, nhưng trên hết vẫn là cảm xúc và tư duy cách mạng được nâng lên thành vẻ đẹp của thơ ”. Tuy nhiên, trong các tài liệu mà chúng tôi có, chúng tôi nhận thấy hầu hết chỉ là các bài viết nhỏ, bàn luận về một trong hai phương diện cổ điển- hiện đại, hoặc chỉ bàn luận vấn đề ở cấp độ khái quát. Chúng tôi cũng chưa được tiếp cận với tài liệu nghiên cứu nào trình bày một cách hệ thống và tỉ mỉ để phù hợp trở thành tài liệu tham khảo cho các em học sinh. Vì thế, trong tiểu luận này, chúng tôi một lần nữa bàn bạc về vấn đề vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong tập thơ Nhật ký trong tù . Tinh thần chung của tiểu luận là trên cơ sở tham khảo các tài liệu của bậc tiền bối, chúng tôi sắp xếp, trình bày vấn đề một cách mạch lạc gần gũi với đối tượng học sinh trung học phổ thông, đề cao tính ứng dụng của lí thuyết trong việc tìm hiểu các tác phẩm cụ thể. Mong rằng tiểu luận sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy và trò trong quá trình học tập thơ Bác. Chương I. VÀI NÉT VỀ TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ Sau 30 mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Theo sáng kiến của Người Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám (5/1941) được triệu tập tại Cao Bằng, đánh đấu sự hoàn thiện trong thay đổi chiến lược cách mạng của Đảng và trực tiếp 2 chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về sau này. Hội nghị cũng chủ trương tìm cách liên hệ với quân Đồng minh để cùng chống chủ nghĩa phát xít. Trên tinh thần đó, ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc (với tên ghi trên giấy tờ tùy thân là Hồ Chí Minh) cùng đồng chí Lê Quảng Ba lên đường sang Trung Quốc để liên hệ với các lực lượng cách mạng người Việt Nam và Đồng minh, nhằm tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài. Ngày 27/8/1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng và bị đầy đi giam cầm ở 30 nhà lao, thuộc 13 huyện khác nhau, đến ngày 10/9/1943 Người được thả tự do Trong thời gian bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết Nhật ký trong tù trong khoảng thời gian từ 29/8/1942 đến 10/9/1943. Nhật ký trong tù” có 134 bài, còn bài thứ 135: “Tân xuất ngục, học đăng sơn” (Mới ra tù, tập leo núi) không nằm trong tác phẩm. Tên của bài thơ đã nói rõ điều đó, tức là bài thơ làm ngay sau khi Bác đã ra tù. Bài số 1, không có tựa đề và không được Bác đánh số thứ tự, được coi là bài đề từ cho Nhật ký. Trang đầu của Nhật ký, Bác viết bốn câu thơ, ghi 29-8-1932 đến 10-9-1933 và hình ảnh hai nắm tay xiềng xích giơ cao: “Thân thể ở trong la/,Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao”. Như vậy, tính cả bài đề từ, tập Nhật ký trong tù có 134 bài thơ. Đồng chí Vũ Kỳ - Bí thư riêng của Bác từ năm 1945 cho đến lúc Bác qua đời, kể lại việc công bố cuốn Nhật ký trong tù : Bác rất giản dị, tư trang chỉ có vài bộ quần áo vải, đôi dép cao su, Bác đựng đồ đạc trong ba lô như ba lô của chiến sĩ. Trong đó có một cuốn sổ tay bìa xanh đã bạc màu, chữ viết bằng bút chì. Một lần tò mò, đồng chí Vũ Kỳ giở ra xem thì đó là những bài thơ bằng chữ Hán, Bác làm trong thời gian bị tù đày trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Đồng chí Vũ Kỳ đọc, các đồng chí sống bên Bác đọc, thấy khẳng khái, tràn đầy ý chí, nghị lực và những bài học về rèn luyện, tu dưỡng, những vần thơ về con người và yêu thương con người, thậm chí có cả những ý tưởng, những định hướng chiến lược cách mạng, văn hóa… Mọi người đề nghị Bác cho in ra để nhiều người đọc. Bác cười bảo rằng: Nhật ký là những tâm sự riêng của Bác, chứ không phải cho mọi người. Sau nghe các đồng chí xin nhiều lần, Bác đồng ý cho in, nhưng phải chọn lọc những bài thật cần thiết mới được xuất bản. Viện Văn học được giao trách nhiệm tổ chức việc dịch tập thơ ra tiếng Việt. Nhiều nhà thơ nhà văn đã tham gia công việc này. Đầu năm 1960 thì dịch xong, tập thơ được in đúng dịp mừng sinh nhật Bác 70 tuổi. Lần in đầu tiên này đã in đến 50 vạn bản mà không đủ đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì những năm 1960, từ khi Nhật ký trong tù ra đời đã có hàng ngàn cuộc tọa đàm về tập thơ ở các đơn vị bộ đội, các cơ quan, các trường học, các hợp tác xã... Đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, tập thơ của Bác vẫn luôn được nhân dân Việt Nam say mê tìm đọc. Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận là “Bảo vật Quốc gia” cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký". Nhật ký trong tù đã được đưa vào giảng dạy trong các trường học, đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích trên nhiều phương diện nội dung tư tưởng, tính chiến đấu, tính nhân văn và nghệ thuật thơ... Các bài viết rất có giá trị của Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Trần Đình Sử, Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ… đã đem lại cái nhìn nhiều chiều về tập thơ. Và, dù ở bất cứ phương diện nào chúng ta cũng nhận thấy giá trị bất hủ của Nhật ký trong tù . Cũng từ 1960, “Nhật ký trong tù” của Bác đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Pháp tiếng Séc, tiếng Triều Tiên, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng 3 Romania... Tập thơ trở thành một hiện tượng văn học trên thế giới. Trong lời tựa cho bản dịch ra tiếng Tây Ban Nha, nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez viết: “Đi vào Nhật ký trong tù, cái tòa nhà bằng ngôn ngữ vững chắc và đẹp, người ta có cảm giác như mỗi bước đi đều chạm vào gốc rễ sâu xa của một trong những con người kì diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại, những con người qua cuộc đời của mình đã dạy cho mọi người hiểu rằng đối với con người không có đỉnh cao nào không thể đạt tới”. Ở Pháp, Pierre Seghers ngợi ca: “Tôi có cái duyên được đọc Nhật ký trong tù dịch ra tiếng Pháp, những bài thơ ấy xáo trộn cả tâm hồn tôi”. Còn Roger Denux viết trên tạp chí Europe số 58, tháng 6 năm 1967: “Xuất phát từ tâm hồn và đi thẳng vào tâm hồn, thơ cụ Hồ Chí Minh chẳng nhờ vả gì đến kĩ thuật vận dụng các lối phiêu dương, hô hào, hùng biện, thóa mạ. Gắn chặt với bản tính điềm đạm của nhà thơ, với bóng tối trong xà lim nơi người viết trên giấy màu xanh nhạt, thơ Hồ Chí Minh nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét chính để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái “ý tại ngôn ngoại”; phải yên lặng một mình ngồi đọc thơ Người mới thấy nó nở ra, phải thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ, mới cảm thấy hết được âm vạng của nó và nghe thấy những âm vang ấy cứ ngân dài ra mãi”… Vượt qua khoảng cách địa lí, khoảng cách ngôn ngữ và văn hóa, tập thơ Nhật ký trong tù của Bác đã đến với bạn đọc thế giới và neo đậu lại nới trái tim họ. Tác phẩm thực sự trở thành niềm tự hào của văn học Việt Nam, của dân tộc Việt Nam Chương II VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG TẬP THƠ NHẬT KÝ TRONG TÙ I. KHÁI NIỆM 4 Văn học là sự tiếp nối không ngừng của các giai đoạn sáng tác, các thế hệ người viết… Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, giai đoạn sau nối tiếp giai đoạn trước tạo thành dòng chảy bền bỉ xuyên qua hàng nghìn năm lịch sử nhân loại. Tất nhiên, trong dòng chảy đó, khúc sông sau luôn mang nặng phù sa của khúc sông trước. Ở những trang viết hôm nay luôn thấy dư âm từ những trang viết của ngày cũ. Trong những thành công của văn học đương đại luôn có vai trò nền tảng của văn học quá khứ. Đó là quy luật bảo tồn của văn học. Lịch sử văn học luôn bảo tồn những yếu tố mang tính cổ điển để làm nên sự gần gũi, ổn định, bền vững. Khái niệm cổ điển ở đây được hiểu là các tác giả, tác phẩm, thể loại, bút pháp… đạt đến độ hoàn thiện cao về mặt thẩm mĩ, vượt qua thử thách nghiệt ngã của thời gian, được công nhận là mẫu mực. Nhờ sự mẫu mực đó mà văn học vượt qua sự băng hoại của thời gian, trường tồn mãnh liệt. Nhưng quy luật bảo tồn luôn song hành với tiếp biến, phát triển. Văn học không chỉ cần các yếu tố cổ điển mà còn còn phải có các yếu tố mang tính hiện đại. Nếu khái niệm cổ điển thể hiện các giá trị trường tồn của văn học thì khái niệm hiện đại lại thể hiện các giá trị mang tính sáng tạo, đột phá, làm nên hơi thở thời đại mới trong văn học. Cổ điển và hiện đại luôn hòa quyện trong văn học. Điều này được biểu hiện phong phú ở nhiều cấp độ, nhiều phương diện. Có khi trong một trào lưu sáng tác tồn tại cả âm hưởng truyền thống và sự cách tân hiện đại. Ví như phong trào Thơ mới ở Việt Nam từ 1932 đến 1945. Thơ mới, đúng như tên gọi của nó, là một cuộc cách mạng trong thơ ca Việt Nam. Nhưng không có nghĩa nó cắt rời khỏi văn mạch dân tộc. Vẫn vang vọng những tiếng thơ ngọt ngào như ca dao, những tiếng thơ thâm trầm như áng Đường thi trong phong trào Thơ mới. Chỉ có điều, những yếu tố xưa cũ mang tính mẫu mực ấy đã được vận dụng một cách rất hiện đại dưới ngòi bút đầy sức sáng tạo của các thi sĩ. Có khi cổ điển và hiện đại lại cùng tồn tại trong lối viết của một tác giả, thậm chí là trong một tác phẩm. Ví như tập thơ chúng ta đang bàn tới trong tiểu luận này- Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Khảo sát hơn một trăm bài thơ trong tập, chúng tôi nhận ra một ấn tượng rất rõ nét: ở bất kì góc độ nào thơ Bác cũng có sự hòa quyện nhuần nhuyễn nhiều lúc khó nhận ra giữa cổ điển và hiện đại. Có những hình ảnh tưởng như Người mượn từ Đường thi nhưng ngẫm kĩ lại thì chắc chắn câu thơ ấy, hình ảnh ấy phải là sản phẩm sáng tạo của một cây bút hiện đại. Do đó, quá trình tiếp nhận của bạn đọc khi đến với Nhật ký trong tù quả thực vừa quen vừa lạ, vô cùng thú vị. Trong khuôn khổ của một tiểu luận, chúng tôi không có tham vọng trình bày tất cả các biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong Nhật ký trong tù. Chúng tôi chỉ đi sâu bàn bạc về một số phương diện chính, gần gũi với đối tượng học sinh chuyên văn. Đó là các phương diện: ngôn ngữ, thể loại, đề tài, hình ảnh thơ và nhân vật trữ tình của tập thơ Nhật ký trong tù II. VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN TRONG TẬP THƠ NHẬT KÍ TRONG TÙ 1. Ngôn ngữ và thể loại 1.1. Ngôn ngữ 5 Ngục trung nhật kí mang dáng dấp của một tập thơ cổ. Phong vị cổ thi ấy được biểu hiện ngay ở ngôn ngữ. Toàn tập thơ hơn một trăm bài đều được viết bằng chữ Hán. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa thì chữ Hán đã chứa đựng trong nó một kho tàng tri thức phong phú, đa dạng và sâu sắc; trước hết là ở xứ sở được coi là đã có năm nghìn năm lịch sử, sau nữa là ở các quốc gia lân cận, trong đó có nước ta- đất nước đã phải sống cả ngàn năm Bắc thuộc. Phải nói rằng chữ Hán có một vai trò quan trọng với Việt Nam. Nó không chỉ là văn tự hành chính chính thống suốt nhiều thế kỉ mà còn là phương tiện ngôn ngữ cấu thành nền văn học. Văn học viết Việt Nam được hình thành từ thế kỉ X với các tác phẩm viết bằng chữ Hán. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, cho đến nay chúng ta vẫn còn gìn giữ được một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn thơ bằng chữ Hán. Có thể nói, chữ Hán đã bén rễ một cách sâu sắc trong đời sống xã hội Việt Nam và thơ văn chữ Hán đã trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu của văn hóa Việt Nam. Các văn nhân đất Việt đã nắm bắt được hồn cốt, tinh túy trong thứ ngôn ngữ ngoại lai để biến nó thành một phương tiện đắc lực để sáng tác. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… đã dày công tôi luyện cho mình thứ chữ này và viết nhiều tác phẩm bằng chữ Hán, làm nhiều thơ chữ Hán, để lại cho các thế hệ sau một tài sản tinh thần vô giá. Được viết bằng chữ Hán, tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống tốt đẹp này. Cùng thời điểm sáng tác với Nhật ký trong tù hầu như rất hiếm các tác phẩm viết bằng chữ Hán. Bởi lẽ, đến thế kỉ XX, dưới ách thống trị của thực dân Pháp. chữ Hán mất dần địa vị của nó, chữ quốc ngữ phát triển mạnh mẽ. Từ 1930, phần lớn các tác phẩm văn học được viết bằng chữ quốc ngữ. Nhật ký trong tù là một hiện tượng độc đáo của văn học hiện đại Việt Nam được viết bằng thứ ngôn ngữ tưởng như đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó. Nói về lí do dùng chữ Hán để viết Ngục trung nhật ký, chính chủ tịch Hồ Chí Minh có lần từng nói: “Tôi viết bằng chữ Hán để bọn cai ngục người Trung Quốc đọc được và không nghi ngờ đó là những lời kêu gọi bí mật”. Như vậy, việc Bác lựa chọn chữ Hán làm phương tiện sáng tác là vì hoàn cảnh ra đời đặc biệt của tập thơ. Do xuất thân trong gia đình khoa bảng, sớm được tiếp xúc với Nho học nên Bác có sự am hiểu sâu sắc về Hán tự. Bác dùng chữ Hán linh hoạt và sâu sắc không khác gì một người Trung Quốc. Thế nên, suốt mười bốn tháng, giam giữ, theo dõi, dò la mà bọn Tưởng Giới Thạch không thể phát hiện ra Bác là người Việt, là lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Viết thơ bằng chữ Hán là do mục đích chính trị nhưng Bác lại “vô tình” đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại một tập thơ độc đáo. Nhật ký trong tù được coi là tập thơ có giá trị cuối cùng được viết bằng chữ Hán trong văn học Việt Nam. Vẻ đẹp cổ điển của Nhật ký trong tù trên phương diện ngôn ngữ được thể hiện ở việc tác giả vận dụng rất tài tình và hiệu quả tinh hoa của Hán tự. Trước hết, nhà thơ đã lựa chọn ngôn từ chuẩn xác, giàu giá trị biểu đạt. Đọc Ngục trung nhật ký, từng câu từng chữ đều đem lại cảm giác thâm trầm cổ điển. Những chữ, những từ xuất hiện có tần số cao trong thơ chữ Hán của người xưa cũng thường gặp ở Nhật ký trong tù, ví như ngã- quân, vân- nguyệt, tạc dạ- kim chiêu, du du… Bản thân những chữ ấy đã toát lên chất cổ điển. Theo thống kê của nhà ngôn ngữ học Phan Văn Các thì Hồ Chí Minh sử dụng 1332 chữ Hán. Người viết ắt hẳn rất am hiểu tiếng Hán, hơn một nghìn chữ Hán đó được sử dụng rất tài tình. Trong tiếng Hán có nhiều chữ gần 6 nghĩa hoặc cùng nghĩa chỉ khác nhau vê sắc thái biểu cảm. Hồ Chí Minh luôn có sự lựa chọn chuẩn xác. Ví như trường hợp hai chữ chinh nhân và hành nhân trong Tảo giải: Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng (bài I) Hành nhân thi hứng hốt gia nồng (bài II) Vẫn là người đi xa nhưng từ chinh nhân làm toát lên sự mạnh mẽ của con người vượt qua gian khổ, còn với từ hành nhân thì dường như Bác đã quên hết mệt mỏi để “thi hứng bỗng thêm nồng”. Nhờ độ hàm súc và giá trị biểu cảm của tiếng Hán, tác giả đã thể hiện được một cách kín đáo mà sâu sắc nỗi niềm của mình. Bên cạnh việc lựa chọn ngôn từ, Hồ Chí Minh còn tiếp thu cách tạo dựng cú pháp của người xưa. Khi thì là cú pháp nhắt đôi câu chen trợ từ ngữ khí hề đặc trưng của Sở từ trong câu thơ: Nhị xích khoát dề tam xích trường (Dịch nghĩa: hai thước rộng và ba thước dài) (Chính trị bộ cấm bế thất- Nhà giam cục chính trị) Khi thì là kiểu cú pháp chặt chẽ trong hai câu thơ: Nhĩ công dã bất tiểu Nhân nhân bất nhĩ vong (Dịch nghĩa: Công anh không hề nhỏ/ mọi người không quên anh) (Công lý bi- Cột cây số) Nhà nghiên cứu Phan Văn Các cho rằng: “kết cấu cú pháp đại từ nhân xưng nhĩ làm tân ngữ của động từ vong trong câu phủ định là kiểu kết cấu cú pháp điển hình trong tiếng Hán thời thượng cổ” Khi lại là kiểu cú pháp sóng đôi quen thuộc của Đường thi: Thùy yếu tẩy diện vật phanh trà Thùy yếu phanh trà vật tẩy diện (Muốn để pha trà đừng rửa mặt Muốn đem rửa mặt chớ pha trà) (Phân thủy- Chia nước) Cùng một cú pháp, với cùng ngần ấy yếu tố từ vựng, chỉ có các cụm từ “rửa mặt”, “pha trà” đảo chỗ cho nhau, gợi lên cảm giác luẩn quẩn bế tắc. Dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, cú pháp cũng trở thành một phương tiện đắc dụng để chuyển tải ý thơ. Như vậy, từ cách lựa chọn văn tự đến việc sử dụng từ ngữ và cú pháp, Nhật ký trong tù đều rất điển hình cho Hán văn cổ. Nói rộng ra, ngôn ngữ là một yếu tố thể hiện rõ nét màu sắc cổ điển của tập thơ này. Tập thơ của Bác đã là “nguồn sinh lực mới làm tươi tắn trở lại dòng thơ Việt- Hán, đã tạo nên một kết cục viên mãn ít ai ngờ tới cho tiến trình một nghìn năm thơ ca chữ Hán Việt Nam” (Đặng Thai Mai) 1.2. Thể loại Nhật ký trong tù được viết theo thể Đường luật- thể thơ có từ đời Đường Trung Quốc- với phần lớn là thể thơ tứ tuyệt và một số bài thuộc các thể loại khác: ngũ ngôn, thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, cổ phong. Thể tứ tuyệt có một dạng thức khác nữa trong Nhật ký trong tù. Đó là các bài thơ tứ tuyệt liên hoàn. Khi muốn viết về một nội dung lớn, cần viết nhiều hơn khuôn khổ số câu quy định, tác giả phân thành hai bài đứng chung dưới một đầu đề. Nếu tách riêng ra thì mỗi bài có thể tồn tại như một 7 bài thơ độc lập nhưng khi đứng chung dưới một đâì đề chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Các bài thơ được làm theo thể Đường thi của Bác đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Nhà phê bình người Trung Quốc, Quách Mạt Nhược khi đọc Nhật ký trong tù phải thừa nhận rằng: “Có một số bài rất hay, nếu đặt lẫn vào một tập các thi nhân Đường Tống thì cũng khó phân biệt”. Nhận xét này cho ta thấy rằng, Hồ Chí Minh đã kế thừa và sử dụng thành công thể thơ Đường luật. Thơ Đường là tinh hoa văn học của Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Theo từ điển Wikipedia, thơ Đường là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác từ khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ X (618-907). Hơn ba thế kỉ tồn tại, thơ Đường đã tạo thành một kho tàng đồ sộ chứa đựng những giá trị vô cùng quý báu, trở thành di sản văn hóa thế giới. Lịch sử đã trải qua bao sự hưng vong, quốc gia đã bao lần đổi chủ nhưng không vì lẽ đó mà làm mai một sức sống của thơ Đường. Sự tồn tại bao giờ cũng lý do nhất định của nó, với thơ Đường đó chính là sự tinh diệu trong nghệ thuật của những ngòi bút tài hoa qua nhiều thế hệ. Thơ Đường đã đóng góp những tên tuổi lớn và những áng “thiên thu tuyệt diệu từ” cho nền văn học nhân loại. Ngàn đời sau sau vẫn còn nức tiếng thi tiên Lý Bạch, thi thánh Đỗ Phủ, thi phật Vương Duy… vẫn còn vang vọng lời thơ Tỳ bà hành, Khuê oán, Hoàng Hạc Lâu, Đăng U Châu Đài ca… Thơ Đường với bộ phận chính của nó là thơ Đường luật có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến nền thơ ca của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong kho tàng thơ ca dân tộc ta, thơ Đường chiếm một phần lớn. Ngay từ thế kỉ X, khi văn học viết Việt Nam được hình thành, thơ chữ Hán Đường luật đã xuất hiện. Và, theo dòng chảy lịch sử, thơ Đường luật với các dạng thức của nó là thất ngôn hoặc ngũ ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú đã thành thể loại quen thuộc, quy tụ nhiều cây bút. Đó là Nguyễn Trãi với Ức Trai thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân thi tập, Nguyễn Du với Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục… Như vậy, trước khi Hồ Chí Minh viết Nhật ký trong tù, đã có một vốn quý các tác phẩm thơ Đường luật trong kho tàng thi ca. Là một cây bút của thế kỉ XX, chủ tịch Hồ Chí Minh đã học tập tinh hoa của Đường thi cả ở Trung Quốc và Việt Nam để viết nên hơn một trăm bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển. Vê lí do sử dụng chữ Hán để viết Ngục trung nhật kí, Bác đã nêu rõ nhưng về lí do chọn thể loại thơ Đường thì dường như Người chưa từng đề cập đến. Theo chúng tôi, nếu việc chọn chữ Hán phần nhiều vì lí do chính trị thì việc chọn thể thơ Đường lại là sự mách bảo của trái tim nghệ sĩ. Bác coi Nhật ký trong tù đơn thuần là một cuốn nhật kí ghi chép. Tâm thế của chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết tập thơ này là viết cho mình, viết để ngâm ngợi cho khuây. Vậy nên, Bác sẽ chọn thể loại mà Bác ưa thích nhất, thấy phù hợp nhất. Như một lẽ tự nhiên Người tìm đến với Đường thi. Điều đó cho ta hiểu rằng, Bác yêu thích thơ Đường, am hiểu thơ Đường. Xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, từ nhỏ, Bác đã chịu ảnh hưởng và thấm nhuần cái hay cái đẹp của những áng Đường thi cổ điển. Để rồi vốn văn hóa quý báu đó đã góp phần thổi hồn vào ngòi bút của nhà thơ Hồ Chí Minh để Người viết nên Nhật ký trong tù. Chọn thơ Đường luật, tác giả Hồ Chí Minh đã tuân thủ quy luật tổ chức ngôn từ của thể loại vốn được cố định thành một thể thức với những niêm luật, đối.. của nó. Có những bài thơ trong Nhật ký trong tù chỉnh tề, đăng đối, chuẩn mực đúng như yêu cầu cách luật của thơ Đường: 8 Phong như lợi kiếm ma sơn thạch Hàn tự tiêm phong thích thụ chi Viễn tự chung thanh thôi khách bộ Mục đồng xuy địch dẫn ngưu quy (Hoàng hôn) ( Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây. Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay) Trong bài Hoàng hôn, cái tôi trữ tình của tác giả gần như hòa lẫn vào giữa đường nét, âm thanh và màu sắc của cơn gió lạnh, của tiếng chuông chùa xa và tiếng sáo mục đồng theo trâu về xóm. Bài thơ phảng phất cách cấu tứ của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn San tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (Trăng tà chiếc quạ kêu sương, Lửa chài, cây bên, sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.) Người làm thơ ắt hẳn đã nắm rất vững các quy tắc phức tạp của Đường thi và thấm rất sâu cái hồn của Đường thi. Vì thế, ngòi bút thơ đậm chất cổ điển, mỗi lời mỗi tiếng viết ra đều nghe vang vọng dư âm của thơ xưa Xét ở góc độ tỉ mỉ hơn, từng câu thơ trong bài thơ, chúng ta cảng nhận ra lối viết đậm chất cổ điển của Bác. Thơ thất ngôn tứ tuyệt có những quy định rõ ràng về vai trò của từng câu trong bài. Mỗi bài thơ tứ tuyệt là một chỉnh thể trọn vẹn với kết cấu khai - thừa - chuyển - hợp. Nghĩa là: câu đầu khai nhập, câu hai thừa tiếp câu đầu, câu ba chuyển từ đề mục để khởi phát ý mới và câu bốn là hội tụ của ba câu trên nhập lại cùng nhau. Câu thứ nhất là khai đề hoặc phá đề tạo ra “duyên cớ” để triển khai tứ thơ nhưng thường ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, hàm chứa tình cảm tác giả. Câu thứ hai là thừa, có nghĩa là thừa tiếp, thừa hành “nhiệm vụ” câu một nêu lên. Câu thơ này phải tiếp liền với câu thơ trên hợp thành nhất khí mà nói rõ ý đề một cách minh bạch, nhưng cũng không được lộ quá khiến bên dưới không còn chỗ xoay chuyển nữa. Câu thứ ba là dây dẫn cho sự bùng nổ ở câu cuối cùng. Câu chuyển có vai trò đặc biệt trong bài tứ tuyêt, nhiều khi chính nó quyết định sự thành bại của bài thơ. Cuối cùng, câu thơ thứ tư như là một “tổng kết” và có nhiệm vụ mở ra hướng mới. Nó tựa hồ như một cái cửa kỳ diệu đặc biệt, khép lại nghĩa đen và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình và đây cũng là chìa khoá để “giải mã” tứ thơ ẩn giấu toàn bài. “Câu kết trong tứ tuyệt cổ điển không những điêu luyện hơn về kỹ thuật ngôn từ mà còn sâu xa về ý tứ: phần lớn đều tổng kết được một nhận thức có tính chân lý hoặc một nét khắc hoạ tình cảm nào đó của con người mang tầm vóc vũ trụ” (Hữu Đạt). Trong Nhật ký trong tù, ở nhiều bài thơ Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng quy tắc kết cấu chặt chẽ của Đường thi. Bài thơ Thụy bất chước (Không ngủ được) là một trường hợp điển hình: 9 Nhất canh ... nhị canh... hựu tam canh, Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành; Tứ, ngũ canh thời tài hợp nhãn, Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh. (Một canh... hai canh... lại ba canh, Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.) Câu khai đề “Nhất canh… nhị canh… hựu tam canh” (một canh… hai canh … lại ba canh) gây ấn tượng về thời gian đêm khuya đang trôi đi không ngừng. Đó là sự hé lộ cho đề tài của bài thơ, chuẩn bị cho câu sau thể hiện tâm trạng của con người trong đêm khuya: “trằn trọc băn khoan giấc chẳng thành”. Câu chuyển tiếp nối ý thơ gợi ra từ hai câu trên, nhân vật trữ tình đang tiếp tục đếm thời gian: canh bốn canh năm. Đồng thời câu chuyển cũng tạo ra một tình thế mới “vừa chợp mắt”, chính tình thế này trở thành duyên cớ để dẫn đến câu cuối một cách vừa logic vừa bất ngờ. Câu kết xuất hiện hình ảnh sao vàng năm cánh trong giấc ngủ chập chờn của nhân vật trữ tình. Với hình ảnh đó, tình ý bài thơ sâu thêm. Đâu phải là chuyện ngủ hay không ngủ được mà đã thành chuyện nhớ nước thương nhà, chuyện đấu tranh cách mạng cho ngọn cờ tự do dân tộc. Cái trằn trọc, sốt ruột vì không ngủ được của nhân vật trữ tình chỉ là biểu hiện bề mặt cho tấm lòng yêu nước sâu nặng, nỗi nhớ nước đau đáu của vị lãnh tụ cách mạng. Với câu thơ kết, Thụy bất chước xứng đáng là một tác phẩm tứ tuyệt xuất sắc. Bởi lẽ, “bài thơ hay nhất ở dạng kết cấu này là bài thơ mà ý nghĩa hay chủ đề của nó cho đến mãi câu thứ ba vẫn còn như đóa hoa bị phong kín. Đến câu thứ thư mới được nở tung ra, đột ngột phô bày sắc đẹp độc đáo và tỏa hương thơm đi mãi xa, rất xa, tạo nên dư ba không dứt trong lòng người đọc” (Nguyễn Đăng Mạnh) Một trường hợp khác, bài thơ Vãn cảnh cũng có kết cấu mẫu mực cho thơ tứ tuyệt Đường thi: Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ, Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình; Hoa hương thấu nhập lung môn lí Hướng tại lung nhân tố bất bình. (Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng Hoa tàn hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình) Câu khai đề mở ra chuyện hoa nở hoa tàn. Câu thừa đề tiếp nối và làm rõ hơn từ chuyện hoa nở, hoa tàn đến chuyện vô tình. Câu chuyển khiến ý thơ vận động rất tự nhiên khéo léo: hương hoa bay vào nhà ngục mang theo nỗi ấm ức sầu hận. Cái đẹp đã tìm đến với tâm hồn tri kỉ để san sẻ. Câu kết tiếp nối câu chuyển và đọng lại ở hai tiếng bất bình. Chính ở câu kết ấy, chiều sâu triết lí của thi phẩm được mở ra không cùng. Câu kết trong thơ tứ tuyệt của Bác luôn ánh lên vẻ đẹp trí tuệ, xoáy sâu và gây ấn tượng về tư tưởng. Bài Vãn cảnh từ trước đến nay vẫn luôn được xem là một trong những thi phẩm hấp dẫn nhất nhưng cũng thách thức nhất của Nhật ký trong tù. Trên phương diện thể loại, màu sắc cổ điển của Nhật ký trong tù không chỉ thể hiện ở kết cấu mà còn thấm đượm trong bút pháp. Hồ Chí Minh khi viết Nhật ký 10 trong tù đã vận dụng nhuần nhuyễn và thành công các thủ pháp quen thuộc của Đường thi. Cũng giống như các thi nhân xưa, tác giả Nhật ký trong tù thường lấy động tả tĩnh, lấy điểm nói diện, tạo các vế đối, tạo các mối quan hệ… Đặc biệt, Bác thường dùng lối viết chấm phá, hàm súc, ý tại ngôn ngoại. Ta thường bắt gặp trong Nhật ký trong tù chỉ vài nét chấm phá mà gợi hồn cảnh vật: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. (Mộ) (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng) Hai câu thơ đầu họa lại bức tranh chiều tối vùng sơn cước chỉ với hai nét vẽ đơn sơ: cánh chim và chòm mây. Những sự vật nhỏ nhoi ấy chỉ là nét chấm phá giữa không gian rộng lớn, chúng gợi ra cái hồn buồn mênh mông vắng lặng của chiều hôm. Trong các bài thơ của Nhật ký trong tù, hiện thực được tỉnh lược tối đa, các chi tiết mang tính chọn lọc và khái quát cao. Nhờ thế mỗi thi phẩm đều có khả năng gói gọn được cái cốt lõi, cái tinh tuý nhất của đời sống trong một hình thức nhỏ nhất. Hoặc có những khi ta bắt gặp trong Nhật ký trong tù chỉ vài câu thơ mà gợi ra bao nhiêu tình ý: Ngục trung hốt thính tư hương khúc Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu Thiên lý quan hà vô hạn cảm Khuê nhân cánh thướng nhất tằng lâu (Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.) Theo nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai thì: “Chỉ bốn câu thôi! Nhưng sự thật là một vở kịch, một vở kịch một màn! Một anh tù chơi sáo. Âm điệu: véo von sầu não. Một thính giả, người cùng hội cùng thuyền. Hiểu nhau nhiều, cám cảnh vô vàn, vì nỗi nhớ nhung đất nước “muôn dặm quan hà”. Và một người khuê phụ đang dấn bước lên tầng lầu trên để nghe cho thấu triệt hơn.” Bài thơ không chỉ là nỗi đồng cảm xót thương cho hai số phận ly biệt, không chỉ là sự đồng cảnh tương liên của hai người tù, không chỉ là sự giao cảm thần tình của hai người “nghệ sĩ” trong tiếng sáo sầu não, không chỉ là nỗi nhớ nước thầm kín… Hình như còn nhiều hơn thế nữa mà mỗi lần đọc là một lần bạn đọc ngộ ra một cách thấm thía. Như vậy, sức quyến rũ của bốn câu thơ ngắn gọn là ở độ mờ ẩn sau từ ngữ với nguyên tắc “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “thính hồ vô thanh”(nghe ở chỗ không có tiếng), “huyền ngoại chi âm”(âm thanh ngoài dây đàn) - một nguyên tắc phù hợp với tư duy nghệ thuật phương Đông cổ điển. Đường thi là những tác phẩm nghệ thuật không bao giờ tìm đến cái trọn vẹn, hoàn chỉnh, tối đa mà luôn để ngỏ. Cũng như tranh thuỷ mặc thường phác hoạ những hiện tượng thiên nhiên không hoàn chỉnh, mờ ảo với những nét lộ, nét khuất, nét dở 11 dang là để gợi ẩn ý theo bút pháp “vẽ mây nẩy trăng”. Thơ Đường có miêu tả hoa nở hoa tàn cũng là để cảm nhận dòng thời gian chảy trôi vĩnh hằng, có miêu tả tiếng chuông chùa xa, mưa rơi, tiếng sáo… là để cảm nhận cái vang vọng nhiều hơn miêu tả chính nó. Vì luôn mở ra, không khép kín nên Đường thi mãi mãi là một thế giới huyền bí, đầy ý vị, khơi gợi và hấp dẫn vô cùng. Như vậy, phải nói rằng, bằng tài năng trác tuyệt và một sự nhạy cảm thiên bẩm, Hồ Chí Minh đã thấu rõ chân lý nghệ thuật của thơ Đường. Mỗi bài thơ dưới ngòi bút của Người vừa đăng đối, chỉnh tề, chặt chẽ lại vừa khơi mở. Người đã hội tụ được tinh hoa của thơ xưa trong tác phẩm của mình- những tác phẩm nếu có đặt chung với thơ Đường thơ Tống thì quả tình rất khó phân biệt. 2. Đề tài và hình ảnh thơ 2.1. Đề tài Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió trăng hoa tuyết núi sông (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) Quả đúng như Bác đã nói, thơ xưa, bao gồm cả Đường thi và thơ trung đại Việt Nam luôn dành một phần “thiên ái” cho đề tài thiên nhiên. Và trong Nhật ký trong tù, thiên nhiên cũng "chiếm một địa vị rất danh dự" (Đặng Thai Mai). Bác viết về hoa: Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ, Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình; Hoa hương thấu nhập lung môn lí Hướng tại lung nhân tố bất bình. (Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng Hoa tàn hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình) (Vãn cảnh) Bác viết về trăng: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) (Vọng nguyệt) Bác viết về cảnh sớm mai: Thái dương mỗi tảo tòng sơn thượng Chiếu đắc toàn sơn xứ xứ hồng (Đầu non sớm sớm vầng dương mọc Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng) (Triêu cảnh) Bác viết về hoàng hôn: 12 Phong như lợi kiếm ma sơn thạch Hàn tự tiêm phong thích thụ chi Viễn tự chung thanh thôi khách bộ Mục đồng xuy địch dẫn ngưu quy ( Gió sắc tựa gươm mài đá núi, Rét như dùi nhọn chích cành cây. Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay) (Hoàng hôn) Bác viết về cảnh đêm khuya: Nguyệt chiếu đình tiêu tăng lãnh khí Khuy song, bắc đẩu dĩ hoành thiên (Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang) (Dạ lãnh) Trong hoàn cảnh ngục tù, Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng đến thiên nhiên, dành cho thiên nhiên một sự ưu ái đặc biệt. Vì thế, thiên nhiên trở thành đề tài xuất hiện với tấn số cao trong Nhật ký trong tù. Điều này góp phần làm nên vẻ đẹp cổ điển của tập thơ. Bên cạnh đề tài thiên nhiên, các đề tài vốn được xem là “đặc trưng” của thơ cổ cũng xuất hiện trong Nhật ký trong tù. Ví như, đề tài về tình bằng hữu. Đường thi đã nức danh những tuyệt tác mà Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị… viết về bạn mình: Chết xa nhau nín đã đành, Sống xa nhau để đinh ninh bên lòng Giang Nam hơi độc mịt mùng, Khách đi đày biết vân mồng ra sao! Chiêm bao ta, bạn lẻn vào! Rõ lòng ta chẳng lúc nào lúc quên. (Đỗ Phủ - Mộng Lí Bạch) Nước đầm nghìn thước Đào Hoa, Uông Luân tình bác tiễn ta sâu nhiều (Lí Bạch - Tặng Uông Luân) Không bạn xuân về ít dạo chơi Ba phần vui đã giảm đi hai Thương chi vườn hạnh sớm nay nữa Gặp đủ người chơi thiếu một người (Bạch Cư Dị - Nhớ Nguyên Cửu). Thi nhân trung đại Việt Nam cũng đã để lại cho đời những câu thơ chân thành thẳm sâu ân nghĩa: Vườn quê mộng tới, mưa thêm nhớ Quán trọ đêm nghe dế gợi mong (Nguyễn Trãi- Gửi bạn) Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua Câu thơ nghĩ đắn đo không viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa 13 Giường kia treo những hững hờ Đàn kia gãy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn (Nguyễn Khuyến- Khóc Dương Khuê) Khi đọc Nhật ký trong tù, ta như nghe thấy đâu đây vang vọng âm hưởng của những dòng thơ cổ điển ấy trong các bài Người bạn tù thổi sáo, Người bạn tù cờ bạc vừa chết, Ông Quách, Trưởng ban họ Mạc… Đặc biệt, bài thơ Ức hữu (Nhớ bạn) mang phong vị thơ xưa từ tên tác phẩm, đề tài đến cách triển khai đề tài đó trong bốn câu thơ bảy chữ: Tích quân tống ngã chí giang tân Vấn ngã quy kỳ, chỉ cốc tân Hiện tại tân điền dĩ lê hảo Tha hương ngã tắc ngục trung nhân Sự xuất hiện của các đề tài quen thuộc khiến cho người đọc khi lật giở từng trang thơ Nhật ký trong tù luôn có cảm giác thân thuộc, gần gũi, xưa cũ, rất dễ đồng cảm. 2.2. Hình ảnh thơ Viết về các đề tài quen thuộc, thì như một lẽ tất yếu, tác giả Ngục trung nhật ký cũng thường sử dụng các hình ảnh thơ đã nhiều lần đi về trong các trang thơ ngày cũ. Khi viết về thiên nhiên, giống thi nhân xưa, Bác cũng thường nhắc đến trăng hoa mây gió... Đọc thơ Nhật ký trong tù rất dễ nhận ra bóng dáng của cổ thi trong các thi liệu mà Bác sử dụng. Hình ảnh cánh chim và chòm mây trong bài thơ Mộ là một ví dụ tiêu biểu. Ngược dòng thời gian, ta bắt gặp hai hình ảnh này với tần suất xuất hiện khá nhiều trong thơ. Trong kho tàng thi ca dân tộc: “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao) Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du) Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà huyện Thanh quan) Trong Đường thi: Bạch vân thiên tải không du du (Thôi Hiệu) Thậm chí sự kết hợp hai hình ảnh này cũng đã rất quen thuộc. Hai câu khai đề, thừa đề của Mộ dường như “đồng dạng” với hai câu đầu của Độc tọa Kính Đình sơn (Lý Bạch): Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn (Chim bầy bay đi hết Mây lẻ đi một mình) Ở bài thơ chúng tôi đã từng nhắc đến ở trên- bài Vãn cảnh- hình ảnh hoa nở hoa tàn cũng là hình ảnh đã thành quen thuộc của cổ thi. Lục Du đời Tống có viết: “Hoa khai hoa lạc tức kinh xuân” (hoa nở, hoa rụng thế là xuân đã qua); Sử Tương Tai đời Thanh viết: “Hoa khai hoa tạ niên niên hữu”(hoa nở hoa tàn năm nào cũng có); bậc thiền sư Mãn Giác cũng đóng góp cho văn học dân tộc hai câu thơ giàu chất triết lý sử dụng hình ảnh hoa tàn hoa nở: “Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai”. Trong các bài thơ viết về đề tài khác, bằng vốn hiểu biết sâu rộng văn hóa truyền thống của dân tộc và văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh cũng vận dụng các hình 14 ảnh đậm chất cổ điển. Xin nêu ở đấy một vài trường hợp. Đường thi một khi đã nói đến bằng hữu là thường nói đến tình ly biêt, một khi đã nói tình ly biệt thì sẽ nói tới ngày biệt ly bên một bờ sông đầy tính chia cắt. Xưa, thái tử nước Yên tiễn đưa Kinh Kha bên dòng Dịch Thủy. Xưa, Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên bên bờ Trường giang: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường gian thiên tế lưu”. Nay, Hồ Chí Minh nhớ bạn cũng nhớ đến: “Ngày đi bạn tiễn đến bên sông/ …”. Hai câu thơ như họa lại bức tranh cảnh biệt ly tự thưở nào. Từng nét vẽ đều thể hiện màu sắc cổ điển đậm đà. Cũng như vậy, hình tượng “Anh ở trong song sát/ Em ở ngoài song sắt” (Người bạn tù thổi sáo) đã nằm sâu trong kí ức, trong truyền thống cảm nhận của người Việt hàng thế kỉ qua những câu thơ Chinh phụ ngâm “Thiếp trong cánh cửa/ Chàng ngoài chân mây”. 3. Nhân vật trữ tình Khi nói về nguồn gốc nảy nở và lịch sử phát triển của thơ ca, Hêghen phát biểu: “Thơ bắt đầu từ cái ngày con người cảm thấy cần sự bộc lộ mình”. Ý kiến đó, phần nào nói lên được đặc trưng của thơ trữ tình. Thơ là tiếng nói trực tiếp biểu lộ những cảm xúc suy tư, chiêm nghiệm… Phát ngôn thơ – lời thơ – do vậy không lấy chức năng thông báo làm chính mà chủ yếu là hướng đến chức năng biểu hiện Với thơ, thi sĩ giải bày những tư tưởng, những cung bậc cảm xúc của mình. Khi đọc một bài thơ, trước mắt chúng ta không chỉ xuất hiện cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, sự vật, con người mà còn có hình tượng của một ai đó đang ngắm nhìn, rung động, suy tư về cuộc sống. Hình tượng ấy chính là nhân vật trữ tình. Ðó là tâm hồn, nỗi niềm, tấm lòng...mà người đọc cảm nhận được qua tác phẩm thơ ca. Theo như cách định nghĩa của GS. Phương Lựu thì “Thông thường nội dung của tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm.Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc trong cách cảm cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó là nhân vật trữ tình” Ngục trung nhật kí là một tập nhật kí được viết trong những tháng ngày tác giả của nó bị giam cầm, cách ly với cuộc sống đời thường sôi động. Chính hoàn cảnh sáng tác đặc biệt ấy tạo nên chất tự tình đậm đặc hơn bao giờ hết trong từng bài thơ. Là một tập nhật kí ghi lại những điều tác giả cảm nhận và suy nghĩ hàng ngày, Nhật ký trong tù trở thành nơi kí thác trọn vẹn thế giới tinh thần của tù nhân- thi nhân Hồ Chí Minh. Nói khác đi, hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ hiện lên rất chân thực, sâu sắc. Nói như nhà thơ Mỹ, Walt Whitman, “ai mở cuốn sách này sẽ gặp một con người”, mở Nhật ký trong tù bạn đọc bắt gặp một con người đặc biệt. Mà trước hết, ở con người ấy ta nhận thấy một phong thái, cốt cách không khác với các tao nhân mặc khách xưa là mấy. Bàn về nhân vật trữ tình, hay còn gọi là chủ thể trữ tình trong Nhật ký trong tù là một vấn đề lớn. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu lên một vài phương diện tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp truyền thống trong nhân cách và tâm hồn Bác. Trước hết, nhân vật trữ tình xuất hiện trong hơn trăm bài thơ chữ Hán này có nét gần gũi với thi nhân xưa ở tình yêu thiên nhiên sâu đậm. Sở dĩ thơ Đường viết nhiều và viết hay về phong hoa tuyết nguyệt… là bởi các thi nhân say mê và gắn bó với thiên nhiên. Những thi phẩm xuất sắc nhất không phải là những bài vịnh cảnh, coi thiên nhiên như một đối tượng để tô vẽ ngâm vịnh. Cái thần của Đường thi ở màng đề 15 tài này là sự giao hòa mật thiết giữa tâm hồn con người với thiên nhiên. Nhân vật trữ tình luôn coi thiên nhiên là tâm giao tri kỉ. Lý Bạch xưa từng vì quá say trăng mà nâng chén uống rượu cùng trăng, muốn nhảy xuống giếng sâu ôm lấy trăng. Thiên nhiên trở thành đối tượng để tâm sự, kí thác nỗi niềm sầu muộn. Có những câu thơ họa cảnh nhưng tình thì chứa chan đến mức khó phân định nổi nỗi niềm kia của cảnh hay của lòng người. Đổ Phủ viết: Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ (Thu hứng) Bạn đọc hôm nay có người hiểu câu thơ là hình ảnh hoa cúc nở, cánh hoa như những giọt lệ. Lại có người hiểu Đỗ Phủ lòng sầu bi nhìn cúc nở mà thấy như cúc đang rơi lệ. Cách hiểu nào cũng có lý, có lẽ chúng bổ sung cho nhau. Người và cảnh ở câu thơ này ở trong mối quan hệ đồng nhất, không thể phân định rạch ròi. Đâu chỉ có thi nhân đời Đường yêu thiên nhiên cảnh vật, thi nhân Việt Nam thời trung đại cũng dành cho thiên nhiên biết bao sự ưu ái. Những con người đáng trọng và tài hoa nhất của lịch sử dân tộc luôn sống chan hòa giữa thiên nhiên, dành cho thiên nhiên một tấm tình sâu nặng. Nguyễn Trãi coi “chim bầu bạn, mây khách khứa, nguyệt anh tam”. Nguyển Bỉnh Khiêm sống chan hòa với thiên nhiên “thu ăn măng trúc đông ăn giá/ xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Nguyễn Khuyến vì yêu cảnh quê đồng bằng Bắc bộ mà có những phút thần hứng viết nên ba bài thơ thu tuyệt diệu. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Hồ Chí Minh cũng dành cho thiên nhiên một tình cảm đặc biệt. Điều này tạo nên vẻ đẹp cổ điển cho hình tượng nhân vật trữ tình trong Nhật ký trong tù. Người đọc nhận thấy trong hình ảnh Hồ Chí Minh “lòng theo vời vợi mảnh trăng thu” (Trung thu) hoặc “người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” (Vọng nguyệt) là bóng dáng của một tao nhân xưa. Nỗi niềm băn khoăn của tác giả Ngục trung nhật kí là một niềm băn khoăn đầy màu sắc cổ điển: “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” (Vọng nguyệt) Câu thơ thứ nhất là lời thông báo về sự thật hiển nhiên: trong tù không rượu cũng không hoa. Nhưng, đêm nay lại là một đêm trăng. Thế nên thành ra tiếc nuối và trawb trở: cảnh đẹp đêm nay biết làm sao. Có mấy ai trong hoàn cảnh lao lung lại còn có nỗi băn khoăn rất thơ như thế. Chủ thể trữ tình của hai câu thơ chắc hẳn phải là người yêu trăng đến độ không nỡ vô tình với ánh trăng dù chỉ là một phút giây. Tâm trạng này sao giống người xưa: “Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá” (Nguyễn Trãi). Tâm hồn nghệ sĩ muôn đời đều chung nhau nhịp đập vì cái đẹp, yêu cái đẹp. Nhân vật trữ tình trong Nhật ký trong tù là một người tù, hàng ngày phải chịu nỗi đọa đầy của chốn lao lung. Nhưng, trong mỗi bài thơ viết về thiên nhiên, ta luôn thấy gông cùm xiềng xích cũng không ngăn nổi tiếng hát của tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Bác vẫn đưa mắt nhìn theo “Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn” (Giải đi sớm), Bác vẫn thấy “Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng”… Mỗi lần chuyển lao lại trở thành một dịp để người tù đến gần hơn với thiên nhiên, Các bài thơ viết trên đường chuyển lao vì thế luôn thể hiện hình ảnh nhân vật trữ tình với tâm hồn lãng mạn luôn hướng về thiên nhiên tạo vật. Đặc biệt, nhân vật trữ tình trong Nhật ký trong tù cũng giống như thi nhân xưa, khi đứng trước thiên nhiên hữu tình, con người luôn có phong thái ung dung nhàn tản để ngắm nhìn và thưởng thức. Khi bàn về màu sắc cổ điển trong thơ trữ tình của Bác, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nhân vật trữ tình có phong thái hiền triết thời xưa, ung dung nhàn tản, như ẩn dật giữa thiên nhiên, bạn với mây ngàn hạc nội, tùng cúc trúc mai… giống 16 Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân am vậy. Hình ảnh ấy cảu nhân vật Hồ Chí Minh trong thơ được thể hiện rõ trong loạt bài tuyệt cú:Vọng nguyệt, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn…” Quả thực, đọc Tảo giải, nếu không biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ thì ta cứ ngỡ “chinh nhân”, “hành nhân” trong bài thơ quyết phải là một tao nhân mặc khách của một thời đã xa: I Nhất thứ kê đề dạ vị lan, Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san; Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn. II Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, U ám tàn dư nhất tảo không 1 ; Noãn khí bao la toàn vũ trụ, Hành nhân thi hứng hốt gia nồng! Dịch thơ I Gà gáy một lần đêm chửa tan, Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn; Người đi cất bước trên đường thẳm, Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn. II Phương đông màu trắng chuyển sang hồng, Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không; Hơi ấm bao la trùm vũ trụ, Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng. Hình tượng nhân vật trữ tình trên con đường lữ thứ, vừa đi vừa ngắm nhìn và cảm nhận thiên nhiêu đã trở thành một motip quen thuộc của thơ cổ. Bạn đọc yêu thơ vẫn nhớ mãi dáng hình Trần Tử Ngang đời Đường Trung Quốc cô độc trên con đường thăm thẳm hay nhớ đến bước chân của nhà thơ dân tộc- Bà Huyện Thanh Quan thế kỉ XVIII vượt đèo Ngang với “một mảnh tình riêng ta với ta”. Nay, đọc bài thơ này, chúng ta gặp lại cảnh huống và phong thái rất xưa cũ ấy. Tìm hiểu vẻ đẹp cổ điển của Nhật ký trong tù ở phương diện nhân vật trữ tình, chúng tôi còn nhận thấy Hồ Chí Minh đã tiếp nối truyền thống yêu thương con người của các thi nhân tiền bối. Nhân nghĩa là một trong những tư tưởng rường cột của học thuyết Nho gia, nó hướng người quân tử đến việc đối nhân xử thể dựa trên lòng ái nhân. Tư tưởng này khi được truyền bá sang Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập với quan điểm đầy tính nhân văn của cha ông ta: thương người như thể thương thân. Do đó, Đường thi hay thơ ca trung đại Việt Nam đều thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu thương, đồng cảm với con người. Đến thế kỉ XX, Hồ Chí Minh cũng bày tỏ lòng ái nhân sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong Nhật ký trong tù có khi xót xa cho cảnh ngộ đáng thương của cháu bé vừa nửa tuổi phải theo mẹ đến ở nhà pha; có khi ngậm ngùi cho cảnh phân cách của vợ chồng người bạn tù; có khi đau đớn thương tiếc trước cái chết đột ngột của người tù: Tha thân chi hữu cốt bao bì Thống khổ cơ hàn bất khả chi 17 Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy. ( Thân anh da bọc lấy xương, Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi; Đêm qua còn ngủ bên tôi, Sáng nay anh đã về nơi suối vàng). (Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu- Một người bạn tù cờ bạc vừa chết) Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp trong thi phẩm với vai trò bạn hữu của người xấu số. Thái độ và tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ qua cách nói đầy xót xa “tha thân chi hữu cốt bao bì” qua giọng điệu thân thiết “tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc” và thái độ bàng hoàng sửng sốt “kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy”. Bốn câu tứ tuyệt không chỉ ghi lại một cảnh đời thê lương yểu mệnh mà còn họa lại trước mắt chúng ta hình ảnh của nhân vật trữ tình- tác giả Hồ Chí Minh, một con người có lòng nhân ái bao la. Nguyễn Du- bậc đại thi hào dân tộc- đã không hiếm lần cũng nuốt giọt lệ yêu thương và đau đớn vào lòng khi chứng kiến cảnh đời bất hạnh. Cách biểu hiện của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhất cá đổ phàm “ngạnh” liễu” có điều gì đó giống với Nguyễn Du trong Sở kiến hành, Thái Bình cầm giả ca…. Đó là sự gặp gỡ và đồng điệu trong tâm hồn của những bậc Đại Nhân. Nhờ họ, thơ ca dân tộc có được những thi phẩm vượt ra ngoài sự băng hoại của thời gian. Bởi lẽ, không có gì hơn lòng yêu quý con người. Nhật ký trong tù được viết khi tác giả phải chịu cảnh tù đầy, trong khi, ở quê là anh em đồng chí đang ngóng đợi, sự nghiệp cách mạng còn dang dở. Do đó, hình tượng nhân vật trữ tình trong tập thơ này phảng phất dáng dấp của một anh hùng lỡ bước. Đọc tập thơ của Bác, ta như được gặp lại nỗi niềm thiên thu của những con người ôm chí lớn mà chưa được thỏa. Có một sự giống nhau kì lạ giữa hình tượng trữ tình Đặng Dung trong Cảm hoài và Hồ Chí Minh trong Nhật ký trong tù. Từ hình ảnh: Quốc thù vị báo đầu tiên bạch (Cảm hoài) và Bạch phát liễu hứa đa (Tứ cá nguyệt liễu) đến cảm nhận: Thời lai đồ điếu thành công dị Vận khứ anh hùng ẩm hận đa (Cảm hoài) và Phùng thời nhất tốt khả thành công (Học địch kỳ) Thương thiên hữu ý tỏa anh hùng (Tích quang âm) Sở dĩ có sự đồng điệu này là vì hoàn cảnh “quốc thù vị báo” là hoàn cảnh chung của hai con người lịch sử trong hai thời đại cùng bị ngoại xâm thống trị. Trong hoàn cảnh ấy, ta bắt gặp đó đây trong Ngục trung nhật kí một nỗi buồn sâu xa thấm thía (Thu dạ- Đêm thu), một cảm khái bi kịch (Tích quang âm - Tiếc ngày giờ). Vì canh cánh nỗi nước nhà nên nhiều đêm Người không ngủ. Thơ ca trung đại cũng từng ghi lại 18 biết bao đêm trằn trọc không yên giấc của những người anh hùng chưa thỏa nguyện. Bài thơ Không ngủ được của Hồ Chí Minh cũng có phần nào giống với tâm sự của Nguyễn Trãi sáu trăm năm trước. Bậc hiền nhân xưa trong đêm khuya vắng nằm nghe mưa rơi “Vắng vẻ trong phòng tối/ Thâu đêm nghe tiếng mưa” (Thính vũ), thậm chí có lúc day dứt đến cùng cực “Uất ức tấc lòng không làm sao được/ Của thuyền xô gối không ngủ đến lúc bình minh” (Quy Côn Sơn chu trung tác). Thơ Hồ Chí Minh viết ở thế kỉ XX vẫn có sự đồng vọng với nỗi niềm của các bậc anh hùng yêu nước thương dân năm xưa. Vì thế, màu sắc cổ điển cứ bàng bạc tròn từng dòng thơ Nhật ký trong tù. Vây, từ phong thái đến cảm xúc, nỗi niềm đến nhân cách của nhân vật trữ tình trong Nhật ký trong tù đều toát lên vẻ đẹp cổ điển. Xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học, có vốn hiểu biết sâu sắc và phong phú về văn hóa phương Đông truyền thống, như một lẽ tự nhiên, Hồ Chí Minh chung đúc trong con người ông tinh hoa của quá khứ. Điều này được phản ánh trong Ngục trung nhật ký khiến cho tập thơ trở thành một tác phẩm giàu ý nghĩa và đậm đà màu sắc cổ điển. II. VẺ ĐẸP HIỆN ĐẠI TRONG NHẬT KÍ TRONG TÙ 1. Ngôn ngữ và thể loại Ngôn ngữ Hồ Chí Minh đã sử dụng chữ Hán như một người Trung Quốc thực thụ để viết Nhật ký trong tù. Nhưng bản thân tiếng Hán cũng có hai dạng, là văn ngôn và bạch thoại. Dạng văn ngôn là hệ thống ngôn ngữ sách vở trên cơ sở tiếng Hán cổ, nó chuẩn mực chặt chẽ, thường được các thi nhân xưa sử dụng để sáng tác. Dạng bạch thoại được xuất hiện sau, là hệ thống ngôn ngữ viết của tiếng Hán hiện đại, nó giản dị, nôm na ít quy tắc. Bạch thoại thường là ngôn ngữ trong sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh những bài thơ, câu thơ sử dụng văn ngôn rất chuẩn mực, Nhật ký trong tù còn có nhiều thi phẩm viết theo lối bạch thoại. GS. Trần Đình Sử gọi Nhật ký trong tù là những vần thơ chữ Hán nôm na. Sự nôm na này tạo nên tính hiện đại cho tập thơ xét trên phương diện ngôn ngữ. Để làm rõ điều này, chúng tôi xin tham khảo và trích dẫn bài nghiên cứu của GS. Trần Đình Sử. Với vốn hiểu biết sâu về chữ Hán, GS. Trần Đình Sử đã chỉ ra những yếu tố hiện đại trong cách sử dụng tiếng Hán của Hồ Chí Minh. “Có thể nói phần lớn các bài thơ trong tập đều pha trộn cấu trúc cổ văn và cấu trúc câu bạch thoại, thậm chí là khẩu ngữ, một điều rất hiếm gặp trong thơ cổ. Câu thơ cổ điển thường được danh ngữ hóa và tỉnh lược các hư từ. Câu thơ bạch thoại thường được động ngữ hóa, điều đó kéo theo việc sử dụng phổ biến các giới từ, hư từ. Tính chất nôm na thể hiện ở ba phương diện sau: Một là dùng các cấu trúc câu bach thoại với các giới từ như: bả, bị, tài, dã…; các giới từ phương hướng như tòng, hướng; các đại từ giá, na… Ví dụ bài Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu, câu “Túc Vinh khước sử ngã mông nhục, Cố ý trì diên ngã khứ trình” (Túc Vinh mà lại khiến ta mang nhục, Cố ý làm chậm trễ hành trình của ta), “khước sử”, “cố ý trì diên” đều là ngôn từ bạch thoại. Câu “Gián điệp hiềm nghi không niết tạo, Bả nhân danh dự bạch hi sinh” (Bày đặt chuyện tình nghi làm gián điệp, Làm mất hết danh dự của người ta) với “bả” đều là câu có cấu trúc văn xuôi bạch thoại. Cụm từ “không niết tạo” và “bạch hi sinh” là cách nói bạch thoại, khẩu 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan