Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Vatly10baitapktkn coban.thuvienvatly.com.94c56.40242...

Tài liệu Vatly10baitapktkn coban.thuvienvatly.com.94c56.40242

.DOC
117
354
127

Mô tả:

Gồm nhiều bài tập vât lý cơ bản lớp 10 bao gồm cả lý thuyết và bài tập tất cả các chương.
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) MỤC LỤC Chương I. Động học chất điểm.......................................................Trang 2 Chương II. Động lực học chất điểm..............................................Trang 18 Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn.......................Trang 43 Chương IV. Các định luật bảo toàn...............................................Trang 63 Chương V. Chất khí.......................................................................Trang 80 Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học....................................Trang 95 Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể....................Trang 102 1 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ A. VÍ DỤ Một ô tô xuất phát tại Hà Nội lúc 6 giờ. Ô tô đến Nam Định lúc 7 giờ 20 phút và đến Thanh Hóa lúc 10 giờ 40 phút. Chọn mốc thời gian lúc xuất phát. Xác định thời điểm ô tô đến Nam Định, Thanh Hóa. (Đáp số: Thời điểm ô tô đến Nam Định: 1 giờ 20 phút; Thời điểm ô tô đến Thanh Hóa: 4 giờ 40 phút) B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1.1. Định nghĩa nào sau đây là đúng? A. Sự dời chỗ của vật. B. Sự di chuyển của vật. C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian. D. Sự thay đổi khoảng cách của vật. 1.2. Trường hợp nào sau đây có thể coi chuyển động là chất điểm? A. Trái đất quay quanh Mặt trời. B. Trái đất quay quanh trục của nó. C. Hai hòn bi lúc chạm với nhau. D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc qua con mương nhỏ. 1.3. Chọn phát biểu đúng. Hệ quy chiếu gồm: A. vật .làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc và một thước đo. B. vật làm mốc và một đồng hồ. C. hệ tọa độ, đồng hồ và mốc tính thời gian. D. vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và mốc tính thời gian. 1.4. Tàu thống nhất Bắc – Nam xuất phát từ ga Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút, tới ga Đồng Hới lúc 6 giờ 44 phút của ngày hôm sau. Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến ga Đồng Hới là A. 23 giờ 44 phút. B. 23 giờ 16 phút. C. 12 giờ 44 phút. D. 11 giờ 44 phút. 2 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 1.5. Căn cứ vào Bảng giờ tàu chạy của Tàu thống nhất Bắc – Nam: Nam Định Thanh Hóa Vinh Huế Đà Nẵng Nha Trang 20 giờ 22 giờ 0 giờ 8 giờ 10 giờ 20 giờ 50 phút 31 phút 35 phút 05 phút 54 phút 20 phút Chọn gốc thời gian lúc tàu xuất phát từ Nam Định. a) Tàu đến Thanh Hóa vào thời điểm nào? (ĐS: 1 giờ 41 phút) b) Tàu đến Nha Trang vào thời điểm nào? (ĐS: 23 giờ 30 phút) c) Tàu chạy từ Thanh Hóa đến Nha Trang mất bao lâu? (ĐS: 21 giờ 49 phút) 3 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU A. VÍ DỤ Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động thẳng đều có dạng: x = 2 + 3t (x tính bằng m, t tính bằng s) a) Xác định vị trí chất điểm tại thời điểm ban đầu. (ĐS: x = 2 m) b) Tính quãng đường mà chât điểm đi được sau thời gian t = 5s. (ĐS: s = 15 m) c) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động trên. (HD: Đồ thị là đường thẳng qua A (0, 2); B (1, 5). B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 2.1. Một ô tô chạy trên đường thẳng, lần lượt đi qua ba điểm A, B, C cách đều nhau, AB = BC = 12 km. Xe đi đoạn AB hết 20 phút, đoạn BC hết 30 phút. Tính tốc độ trung bình trên các đoạn đường AB, BC và AC. (ĐS: 36 km/h; 24 km/h; 28,8 km/h) 2.2. Lúc 7h sáng, một ô tô đi từ A về B với tốc độ không đổi 54 km/h. a) Viết phương trình chuyển động của xe ô tô, lấy A làm gốc tọa độ, thời điểm xe bắt đầu xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương là chiều chuyển động. (ĐS: x = 54t) b) Lúc 10 h ô tô ở vị trí nào? (ĐS: x = 162 km) c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe ô tô. (HD: đồ thị là đường thẳng qua O (0, 0); B (1, 54)) 2.3. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có A. tốc độ không thay đổi B. quỹ đạo và tốc độ không đổi C. quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi. D. quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. 2.4. Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ 3 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển động và gốc thời gian là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyển động của chất điểm là A. x = x0 + 35. B. x = x0 -3t. C. x = -3t. D. x = 35. 2.5. Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi được quãng đường 10,8 km hết 0,5 h tốc độ của xe đạp là A. 60 m/s. B. 6 m/s. C. 5,4 m/s. D. 21,6 m/s. 4 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) 2.6. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là A. đường thẳng song song với trục Ot. B. đường xiên góc với trục Ot. C. đường song song với trục Ov. D. đường xiên góc với trục Ov. 2.7. Phương trình chuyển động của một chuyển động thẳng đều có dạng: x = 20 – 4t (x đo bằng m, t đo bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. B. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ. C. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. D. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ. C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 2.8. Một ô tô chạy trên đường thẳng, nửa đầu quãng đường ô tô chạy với tốc độ không đổi 30km/h, nửa sau của quãng đường ô tô chạy với tốc độ không đổi 50km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường. (ĐS: 37,5 km/h) 2.9. Hai ô tô xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30 km, chuyển động ngược chiều nhau, có tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h. a) Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai xe xuất phát. (ĐS: x1 = 60t; x2 = 30 – 40t) b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. (ĐS: 18 km; t = 0,3 h) c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. 5 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU A. VÍ DỤ Một đoàn tàu chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh, sau 1 phút thì dừng hẳn. a) Tính gia tốc của đoàn tàu. (ĐS: - 0,25 m/s2) b) Tính vận tốc của đoàn tàu sau 30 giây. (ĐS: 7,5 m/s) c) Tính quãng đường mà đoàn tàu đi được kể từ lúc hãm phanh cho đến khi dừng hẳn. (ĐS: 450m) B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 3.1. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s tàu đạt tốc độ 36 km/h. Hỏi sau bao lâu thì tàu đạt được tốc độ 54 km/h? 3.2. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. (t = 30 s) a) Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường là 1km thì ô tô đạt tốc độ 54 km/h. (ĐS: a = 0,0625 m/s2) b) Viết phương trình chuyển động của xe. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe bắt đầu tăng tốc, gốc thời gian lúc bắt đầu tăng tốc. (ĐS: 10 + 10t + 0,0313t2) 3.3. Một ô tô lên dốc, chuyển động chậm dần đều với tốc độ ban đầu 36km/h. Sau thời gian 20 s, tốc độ giảm xuống còn 18 km/h. Tìm gia tốc của xe ô tô. (ĐS: - 0,25 m/s2) 3.4. Một xe máy xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu. Sau khi đi được 40 s thì vận tốc của xe là 36 km/h. a) Xác định gia tốc của xe máy. (ĐS: 0,25 m/s2) b) Tìm quãng đường mà xe máy đi được trong 40s. (ĐS: 200 m) c) Viết phương trình chuyển động của xe máy. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe máy lúc xuất phát, gốc thời gian là lúc xuất phát. (ĐS: 0,125 t2) 3.5. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó là chuyển động trong đó A. gia tốc luôn luôn dương. B. vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian. C. vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với vecto vận tốc. D. quãng đường đi được tăng dần. 3.6. Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động nhanh dần 6 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) đều? A. x = 2t2 – 5t. B. x =20 – 5t + 2t2. 2 C. x = 5t – 2t . D. x = -5t – 2t2. 3.7. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, có phương trình chuyển động: x = 3t + 4t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Gia tốc, tọa độ và vận tốc của chất điểm t = 3s là A. a = 2 m/s2; x = 45 m; v = 9 m/s. B. a = 4 m/s2; x = 45 m; v = 15 m/s. 2 C. a = 8 m/s ; x = 45 m; v = 27 m/s D. a = 8 m/s2; x = 45 m; v = 24 m/s. 3.8. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 20 – 4t + t 2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm theo thời gian là A. v = 4 + 2t (m/s). B. v = -4 + 2t (m/s). C. v = 20 + 4t (m/s). D. v = 4 + t (m/s). 3.9. Một vật chuyển động có vận tốc được biểu diễn bằng phương trình: v = 2t + 4 (m/s). Quãng đường mà vật đi được trong 20 s đầu tiên là A. 80 m. B. 480 m. C. 120 m. D. 584 m. 3.10. Chọn phát biểu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều. A. vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian. B. tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian. C. độ lớn gia tốc a không đổi. D. tích a.v không đổi. 3.11. Chọn phát biểu đúng. A. chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0. B. chuyển động nhanh dần đều có a > 0. C. chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0. D. chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0. C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN. 3.12. Cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 50 m, có hai vật đang chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động với vận tốc 5 m/s. Vật thứ hai xuất phát từ B, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc tọa độ O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xuất phát. a) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật. 7 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) 1 2 2 (ĐS: xA = x0 + vt = 5t (m); x  x0  v0t  at  50  t (m) 2 b) Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. (ĐS: 5 s) c) Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có cùng tốc độ. (ĐS: 2,5 s) 8 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Bài 4. SỰ RƠI TỰ DO A. VÍ DỤ Một vật nặng rơi từ độ cao 27 m xuống đất. Lấy g = 10m/s2. a) Tính thời gian rơi. (ĐS: 2,32 s) b) Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. (ĐS: 23,2 m/s) B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 4.1. Một hòn đá rơi từ miệng giếng đến đáy giếng mất 3 s. Tính độ sâu của giếng. Lấy g = 10 m/s2. (ĐS: 45 m) 4.2. Một vật nặng rơi từ độ cao20m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. a) Sau bao lâu vật đến mặt đất? (ĐS: 2 s) b) Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu? (ĐS: 20 m/s) 4.3. Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được 15m. Lấy g = 10m/s2. a) Tính thời gian vật rơi chạm đất. (ĐS: 2 s) b) Độ cao nơi vật rơi. (ĐS: 20 m) 4.4. Chuyển đồng nào sau đây có thể coi là chuyển động rơi tự do? A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. B. Người phi công đang nhảy dù khi dù đã được bật ra. C. Một viên đá được thả rơi từ trên cao xuống đất. D. Một hạt mưa nhỏ rơi từ trên cao xuống. 4.5. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là. A. v  2 gh . B. v  2 gh . C. v  gh . 2h . g 4.6. Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của sự rơi tự do? A. là chuyển động nhanh dần đều. B. có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. C. có công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt. D. có quãng đường rơi tỉ lệ với thời gian. 4.7. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 10 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ngay trước khi vật chạm đất là A. 10 m/s. B. 10 2 m/s. C. 100 m/s. D. 100 2 m/s. 4.8. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Ở cùng một nơi trên Trái đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do với cùng gia tốc. D. v  9 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) B. Vecto gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. C. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lý của vật trên Trái đất. D. Khi vật rơi tự do, sức cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh chậm của vật. 4.9. Một vật rơi tự do từ độ cao h, nếu độ cao tăng lên gấp 2 lần thì thời gian rơi A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần. C. tăng 2 . 4.10. Hai vật có khối lượng m1 > m2 được thả rơi tự do tại cùng một địa điểm và cùng một độ cao, v1 và v2 lần lượt là vận tốc ngay trước khi chạm đất của hai vật. Chọn nhận xét đúng. A. v1 > v2. B. v1 < v2. C. không có cơ sở để so sánh. D. v1 = v2. C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 4.11. Thả một vật từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba. (ĐS: 25 m) b) Biết rằng trước khi chạm đất vận tốc của vật là 38m/s. Tính h. (ĐS: 72,2 m) 10 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Bài 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 15 m với tốc độ dài 54 km/h. a) Tính tốc độ góc. (ĐS: 1 rad/s) b) Tính gia tốc hướng tâm. (ĐS: 15 m/s2) Ví dụ 2. Một đĩa tròn bán kính 10 cm, quay đều mỗi vòng mất 0,2 s. Tính tốc độ dài của điểm nằm trên vành đĩa. (ĐS: 3,14 m/s) B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 5.1. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 2m, với tốc độ 10m/s. Hãy tính gia tốc, chu kỳ chuyển động của chất điểm. (ĐS: 50 m/s2; 1,256 s) 5.2. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2s. Tính chu kỳ và tốc độ góc của bánh xe. (ĐS: 0,02 s; 314 rad/s) 5.3. Chuyển động của các vật nào sau đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động quay của bánh xe máy khi vừa hãm phanh. B. Chuyển động quay của Mặt trăng so với Trái đất. C. Chuyển động quay của chiếc đu khi đang quay ổn định. D. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi mới bắt đầu khởi hành. 5.4. Vecto vận tốc của chuyển động tròn đều A. luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm khảo sát. B. tiếp tuyến với quỹ đạo và không thay đổi trong quá trình chuyển động. C. vuông góc với đường tròn quỹ đạo và không thay đổi trong quá trình chuyển động. D. tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo tại điểm khảo sát có độ lớn là một hằng số. 5.5. Chọn phát biểu sai. Vecto gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều. A. có phương và chiều không đổi. B. luôn hướng vào tâm quỹ đạo. C. có độ lớn không đổi. D. luôn vuông góc với vecto vận tốc. 5.6. Chọn phát biểu sai. Chuyển động tròn đều là chuyển động A. có quỹ đạo là đường tròn, có gia tốc bằng 0. B. có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. 11 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) C. có quỹ đạo là đường tròn và vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. D. có quỹ đạo tròn và tốc độ dài của vật không đổi. 5.7. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính R = 12 m, với tốc độ dài 43,2 km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là A. 1,2 m/s2. B. 0,12 m/s2. C. 12 m/s2. D. 1 m/s2. 5.8. Một chất điểm chuyển động đều trên đường tròn bán kính R = 20 m, với tốc độ dài 36 km/h. Gia tốc và tần số của chất điểm là A. 0,5 m/s2 và 0,08 Hz. B. 5 m/s2 và 0,08 Hz. 2 C. 0,5 m/s và 8 Hz. D. 0,5 m/s2 và 0,8 Hz. C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 5.9. Một ô tô có bánh xe bán kính 50 cm chuyển động thẳng đều. Trong 31,4 s bánh xe quay được 100 vòng. a) Tính chu kỳ, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm của một điểm ở vành ngoài bánh xe. Chỉ xét chuyển động quay của chất điểm quanh trục của bánh xe. (ĐS: 0,314 s; 20 rad/s; 200 m/s2) b) Tính quãng đường xe đi được trong 10 s. (ĐS: 100 m) 12 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Bài 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN A. VÍ DỤ Một chiếc thuyền chạy xuôi dòng sông được 20 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 2 km/h. Tính vận tốc của thuyền so với nước. (ĐS: 18 km/h) B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 6.1. Một chiếc thuyền chạy ngược dòng sông đi được quãng đường 22 km trong 2 giờ, nước chảy với vận tốc 3 km/h. Tính vận tốc của thuyền so với nước. (ĐS: 14 km/h) 6.2. Đoạn đường AB dài 140 m. Cùng một thời điểm ô tô thứ nhất đi từ A về B với vận tốc v1 = 30 km/h, ô tô thứ hai đi từ B về A với vận tốc v 2 = 40 km/h. Hỏi sau bao lâu hai ô tô gặp nhau? (ĐS: t = 2h) 6.3. Hai ô tô A và B chạy cùng chiều trên cùng một đoạn đường thẳng với vận tốc lần lượt là 80 km/h và 50 km/h. Vận tốc của ô tô A đối với ô tô B là A. 130 km/h. B. 30 km/h. C. – 30 km/h. D. 50 km/h. 6.4. Hai ô tô chuyển động từ một địa điểm theo hai hướng khác nhau trên cùng một đường thẳng với vận tốc 40 km/h và 60 km/h. Vận tốc của ô tô thứ nhất đối với ô tô thứ hai là A. 100 km/h. B. 20 km/h. C. 40 km/h. D. 60 km/h. 6.5. Một hành khách ngồi trong xe ô tô thứ nhất, nhìn qua cửa sổ thấy ô tô thứ hai bên cạnh và mặt đường chuyển động như nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Ô tô đứng yên so với mặt đường là ô tô thứ nhất. B. Cả hai ô tô đều chuyển động so với mặt đường. C. Ô tô thứ hai chuyển động so với mặt đường. D. Ô tô thứ nhất chuyển động so với mặt đường. 6.6. Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước được 23 km trong 1 giờ. Nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là A. 18 km/h. B. 23 km/h. C. 28 km/h. D. 5 km/h. C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN 6.7. Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ, khi chạy ngược từ bến B về bến A mất 3 giờ. Nếu phà tắt máy thả trôi theo dòng nước từ bến A về bến B thì mất thời gian là bao nhiêu? (ĐS: 12 h) 13 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I (Thời gian làm bài 45 phút) PHẦN I: TỰ LUẬN Câu 1. (5 điểm) Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp cao. Biết rằng trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường 98 m. Cho gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. a) Tính thời gian rơi của vật từ đỉnh tháp tới mặt đất. (2,5 điểm) b) Tính độ biến thiên của vận tốc trong 2 giây cuối cùng. (1,0 điểm) c) Vẽ đồ thị vận tốc của vật trong 4 giây đầu tiên từ khi bắt đầu rơi. (1,5 điểm) PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Câu 2. (2,0 điểm). Ghép một nội dung của cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột bên phải r 1. Vecto vận tốc v không đổi a) công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều. là đặc trưng của r b) phương trình tọa độ của 2. Vecto gia tốc a không đổi là chuyển động thẳng biến đổi đều. đặc trưng của c) công thức tính gia tốc s 3. v  là hướng tâm theo tốc độ góc của t chuyển động tròn đều. d) công thức tính gia tốc s 4. v  là hướng tâm theo vận tốc dài trong t chuyển động tròn đều. e) công thức tính tốc độ trung 5. v  R là bình. 6. v = v0 + at là f) Công thức vận tốc tức thời. 2 2 g) chuyển động thẳng biến 7. v  v0  2as là đổi đều. r r r h) công thức liên hệ giữa vận v  v  v 8. 13 12 23 là tốc, gia tốc và đường đi. i) công thức tính quãng 1 2 9. x  x0  v0t  at là đường của chuyển của chuyển 2 động rơi tự do. k) chuyển động thẳng đều. 1 2 10. h  gt 2 14 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) l) công thức cộng vận tốc. v2 là R 12. a  R 2 là 11. a  m) công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc. Câu 3. (0,5 điểm) Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ? A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó. C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ. Câu 4. (0,5 điểm) Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ 5 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyển động của chất điểm là A. x = x0 + 5t. B. x = x0 – 5t. C. x = -5t. D. x = 5t. Câu 5. (0,5 điểm) Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 – 3t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của chất điểm theo thời gian là A. v = 3 + 2t (m/s). B. v = -3 + 2t (m/s). C. v = 10 + 3t (m/s). D. v = 3 + t (m/s). Câu 6. (0,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ngay trước khi chạm đất là A. 20 2 m / s. B. 200 m/s. C. 20 m/s. D. 200 2 m / s. Câu 7. (0,5 điểm) Một bánh xe quay đều 50 vòng trong 1 giây. Chu kỳ và tốc độ góc của bánh xe là A. 0,2 s và 314 rad/s. B. 0,02 s và 314 rad/s. C. 2 s và 100 rad/s. D. 0,02 s và 100 rad/s. Câu 8. (0,5 điểm) Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là A. 10 km/h. B. 20 km/h. C. 15 km/h. D. 5 km/h. HẾT 15 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG I PHẦN I: TỰ LUẬN Câu 1: (5 điểm) a) Thời gian rơi của vật từ đỉnh tháp tới mặt đất: t = 6 s. (2,5 điểm) b) Độ biến thiên của vận tốc trong 2 giây cuối cùng: v = 19,6 m/s. (1,0 điểm) c) Đồ thị vận tốc của vật trong 4 giây đầu tiên từ khi bắt đầu rơi là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ, hệ số gốc: 9,8. (1,5 điểm) PHẦN II: TRẮC NGHIỆM Câu 2: (2,0 điểm). Ghép một nội dung của cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột bênr phải k) chuyển động thẳng đều. 1. Vecto vận tốc v không đổi là đặc trưng của r 2. Vecto gia tốc a không đổi là g) chuyển động thẳng biến đổi đều. đặc trưng của e) công thức tính tốc độ trung s 3. v  là bình. t f) Công thức vận tốc tức thời. s 4. v  là t m) công thức liên hệ giữa tốc 5. v  R là độ dài và tốc độ góc. 6. v = v0 + at là a) công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều. 2 2 h) công thức liên hệ giữa vận 7. v  v0  2as là tốc, gia tốc và đường đi. r r r l) công thức cộng vận tốc. 8. v13  v12  v23 là b) phương trình tọa độ của 1 2 9. x  x0  v0t  at là chuyển động thẳng biến đổi đều. 2 i) công thức tính quãng 1 2 10. h  gt đường của chuyển của chuyển 2 động rơi tự do. 2 d) công thức tính gia tốc v 11. a  là hướng tâm theo vận tốc dài trong R chuyển động tròn đều. 16 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) 12. a  R 2 là c) công thức tính gia tốc hướng tâm theo tốc độ góc của chuyển động tròn đều. Câu 3: (0,5 điểm). Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ? A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó. C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ. Câu 4: (0,5 điểm). Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc độ 5 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyển động của chất điểm là A. x = x0 + 5t. B. x = x0 – 5t. C. x = -5t. D. x = 5t. Câu 5: (0,5 điểm). Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 – 3t + t2 (x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của chất điểm theo thời gian là A. v = 3 + 2t (m/s). B. v = -3 + 2t (m/s). C. v = 10 + 3t (m/s). D. v = 3 + t (m/s). Câu 6: (0,5 điểm). Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ngay trước khi chạm đất là A. 20 2 m / s. B. 200 m/s. C. 20 m/s. D. 200 2 m / s. Câu 7: (0,5 điểm). Một bánh xe quay đều 50 vòng trong 1 giây. Chu kỳ và tốc độ góc của bánh xe là A. 0,2 s và 314 rad/s. B. 0,02 s và 314 rad/s. C. 2 s và 100 rad/s. D. 0,02 s và 100 rad/s. Câu 8: (0,5 điểm). Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là A. 10 km/h. B. 20 km/h. C. 15 km/h. D. 5 km/h. HẾT 17 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) Chương II. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 9. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM A. VÍ DỤ Ví dụ 1. Một chất điểm chịu tác dụng r r r đồng thời của ba lực F1 , F2 , F3 như hình vẽ. Biết độ lớn của các lực là F1 = 5 N, F2 = 2 N, F3 = 3 N. Xác định hợp lực tác dụng lên chất điểm đó. ur ur (ĐS: F  2 2 ( N );(� F 1 ; F )  450 ) ur Ví dụ 2. Hãy phân tích lực F thành hai thành phần theo hai phương Ox và ur Oy như hình vẽ.0 Biết F = 6 N; góc hợp bởi F và Ox bằng 30 . Hãy tính độ lớn của các lực thành phần. (ĐS: F1 = 6,9 N; F2 = 2,4 N) B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 9.1. Chất điểm chịu tác dụng của hai lực F 1 = F2 = 10 N. Góc giữa hai vector lực bằng 300. Tính độ lớn của hợp lực. (ĐS: 19,3 N) r r r r 9.2. Một chất điểm chịu tác dụng của bốn lực: F1 , F2 , F3 , F4 nằm trong cùng một mặt phẳng. Biết độ lớn của các lực là: F 1 = 2 N, F2 = F4 = 3 N, F3 = 6 r N. Tìm hợp lực tác dụng lên vật. (ĐS: F = 4 N, cùng hướng với F3 ) r r r F1 , F2 , F3 9.3. Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực: nằm trong cùng mặt phẳng. Biết ba lực này từng đôi một tạo với nhau một góc 120 0 và độ lớn của các lực là F1 = F2 = 5 N, F3 = 10 N. Tìm hợp lực tác dụng lên vật. r (ĐS: F = 5 N, cùng hướng với F3 ) 18 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) 9.4. Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng có độ lớn F 1 = F2 = F3 = 15 N và từng đôi một hợp thành góc 1200. Tìm hợp lực của chúng. (ĐS: F = 0 N) r 9.5. Lực F tác dụng lên chất điểm có phương lập với phương nằm ngang r một góc  F . Hãy phân tích lực thành hai lực thành phần theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng. Thiết lập công thức tính độ lớn của các r lực thành phần. (ĐS: F1  F sin  ; F2  F cos   . P ) 9.6. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng góc so với phương nằm ngang. Hãy phân tích trọng lượng thành hai lực thành phần theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Hãy chỉ ra tác dụng của các lực này. Thiết lập công thức tính độ lớn của các lực thành phần. ur ur (ĐS: F1  P sin  F2  P cos  F F ; ) 9.7. Hợp lực của hai lực ur uvà r 2 có thể A. vuông góc với lực F F . B. nhỏ hơn F. C. lớn hơn 3F. D. vuông góc với lực 2 9.8. Ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F 1 = F2 = F3 = 45 N và từng đôi một làm thành một góc 1200. Hợp lực của chúng có độ lớn là A. 0 N. B. 30 N. C. 45 N. D. 60 N. 9.9. Hai lực có độ lớn 4 N và 6 N tác dụng đồng thời vào một chất điểm. Lực nào dưới đây có độ lớn không thể là lực cân bằng với hợp lực của hai lực trên? A. 1 N. B. 7 N. C. 9 N. D. 5 N. 9.10. Một lực 10 N có thể được phân tích thành hai lực thành phần vuông góc nhau có độ lớn. A. 3 N và 7 N. B. 6 N và 8 N. C. 2 N và 8 N. D. 5 N và 5 N. 9. 11. Ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F 1 = F2 = 40 N, F3 = 60 N và từng đôi một làm thành góc 120 0. Hợp lực của chúng là: A. F = 0 N. uu r uu r B. F = 20 N, cùng hướng với lực F3 F3 . C. F = 100 N, cùng hướng với. uu r D. F = 40 N, ngược hướng với F3 . 19 Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản) 9.12. Người ta treo một cái đèn khối lượng m = 300g vào một giá đỡ gồm hai thanh nhẹ AB và AC như hình vẽ. Biết góc   600 và lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định lực tác dụng lên các thanh AB, AC. Thanh nào có thể thay thế được bằng một sợi dây? (ĐS: 5,2 N; 6 N) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan