Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Vat ly 7,8

.DOC
2
222
119

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015: MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 ************** 1. Sự nhiễm điện do cọ xát: - Biết hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. - Mô tả hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. 2. Hai loại điện tích: - Dấu hiệu về tác dụng lực của hai điện tích và suy ra đó là hai điện tích gì? - Sơ lược cấu tạo nguyên tử. 3. Dòng điện – Nguồn điện: - Dòng điện là gì? Nhận biết các cực của nguồn điện. - Kể tên các nguồn điện thông dụng. 4. Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. - Biết và phân loại chất dẫn điện và chất cách điện. - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng 5. Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện. - Quy ước về chiều dòng điện. - Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản, biễu diễn bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ. 6. Các tác dụng của dòng điện. - Kể tên các tác dụng của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng. 7. Cường độ dòng điện. - Nêu được đơn vị đo CĐDĐ là gì? 8. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện và giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. - Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Nêu được đơn vị đo HĐT. - Khi có HĐT giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với HĐT định mức. 9. CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song. - Nêu được mối quan hệ giữa các CĐDĐ và HĐT trong đoạn mạch nối tiếp và song song. PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015: MÔN VẬT LÝ – LỚP 8 *************** 1. Định luật về công. - Phát biểu định luật bảo toàn về công cho các máy cơ đơn giản. 2. Công suất: - Công suất là gì? Viết công thức tính và đơn vị đo công suất. - Vận dụng công thức P  A để giải bài tập. t 3. Cơ năng ( Thế năng – Động năng) - Khi nào vật có cơ năng? - Nêu được các dạng của cơ năng: thế năng và động năng. - Thế năng, động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 4. Các chất được cấu tạo như thế nào? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Biết được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách để giải thích một số hiện tượng liên quan. 5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng và nhiệt độ càng cao các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. - Giải thích được hiện tượng khuếch tán và một số hiện tượng liên quan đến chuyển động nhiệt. 6. Nhiệt năng. - Định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt độ và nhiệt năng. - Nêu hai cách làm biến đổi nhiệt năng, cho ví dụ. - Định nghĩa nhiệt lượng, kí hiệu và đơn vị đo nhiệt lượng. 7. Dẫn nhiệt – Đối lưu – Bức xạ nhiệt. - Giải thích các hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt 8. Công thức tính nhiệt lượng. -Vận dụng được Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = mc  t = mc(t2 - t1) - Định nghĩa nhiệt dung riêng của một chất. - Ý nghĩa nhiệt dung riêng của một chất. 9. Phương trình cân bằng nhiệt - Biết được nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. - Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải bài tập. Qtỏa ra = Qthu vào Qtỏa ra = m1c1  t1 = m1c1(t1 – t2) Qthu vào= m2c2  t2 = m2c2(t2 – t1)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan