Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH ...

Tài liệu VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

.PDF
43
276
61

Mô tả:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC NINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI PHÚC BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC     Tên tình huống GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ       Họ và tên học sinh: NGUYỄN DIỆU LINH       TRẦN THỊ HỒNG HẠNH Địa chỉ:  Lớp 9B ­ Trường THCS Đại Phúc Email: [email protected] Bắc Ninh, tháng 12 năm 2014 1. Tên tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:  “GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Bằng những kiến thức đã được học ở môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, Địa lý,  Giáo dục công dân và kiến thức thực tế để cho các bạn học sinh thấy được thực  trạng của vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói  riêng. Những hậu quả mà con người phải hứng chịu khi sống trong môi trường mà  không khí bị ô nhiễm. Từ đó, đề xuất những giải pháp, những biện pháp khắc phục  và cải thiện tình trạng đang diễn ra. Góp phần chung tay với bạn bè thế giới bảo vệ  môi trường sống của con người và muôn loài. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống ­ Bằng những kiến thức đã học trong môn Sinh học, Vật lý, Hóa học, Địa lý...tiến  hành tìm hiểu, phân tích, so sánh các thực trạng quan sát được cũng như đưa ra các  giải pháp. ­ Kết hợp với quan sát thực tế, tìm hiểu thông tin trên sách báo, tạp chí khoa học. ­ Tham khảo trên mạng Internet, các trang web chính thống và tin cậy. 4. Giải pháp giải quyết tình huống ­ Vận dụng kiến thức của các môn học như Sinh học, Vật lý, Địa lý, Hóa học, Giáo  dục công dân...để giải quyết tình huống. ­ Thực hiện các biện pháp đơn giản như: vứt rác đúng nơi qui định và có phân loại,  hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thạch, tăng sử dụng các nhiên liệu tái tạo như  sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời... ­ Tiến hành tuyên truyền cho cộng đồng xung quanh thấy tác hại của ô nhiễm môi  trường không khí và các biện pharp giảm thiểu ô nhiễm không khí. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi bao gồm  các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân  hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi  trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ  là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng  thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ.... Môi trường nói chung có 4 loại: + Môi trường nước + Môi trường đất  + Môi trường mặt đất, không khí + Môi trường sinh vật Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các  tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời  sống của con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường bao trùm tất cả các  dạng ô nhiễm. Tuy nhiên có 3 loại ô nhiễm môi trường chính là: ô nhiễm nguồn  nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất. Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng  trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch sẽ hoặc gây ra sự tỏa  mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con người,  đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến  đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit và suy giảm tầng ôzôn).... Hiện  nay,  vấn  đề  ô  nhiễm  môi  trường  không  khí,  đặc  biệt  tại  các  đô  thị  không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở  thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triền kinh tế ­ xã hội của các quốc gia trên  thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho  môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở lên tồi tệ hơn. Những  năm gần đây, nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm không khí đó  là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axit. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề búc xúc đối  với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Công nghiệp hóa càng mạnh,  đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng  nhiều, áp lực làm biến đổi không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Thực trạng  này đang là một bài toán nan giải, đau đầu cho các nhà quản lý, các nhà khoa học,  với nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý và kiểm soát tình trạng ô nhiễm. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác  kinh tế trọng điểm Hà Nội­ Hải Phòng­ Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc  của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở  phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội  ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên  823km2 tổng dân số 1.038.229 người.  Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng,  nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền  quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử,  văn hóa. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế  hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành  một trung tâm kinh tế­ văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà  Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội­ Hải Phòng­ Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn  nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các  tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc  khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều  chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao  chất  lượng  sản  phẩm  tạo  thành  các  khu  công  nghiệp  tập  trung,  cụm  công  nghiệp  vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu  cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu.  Những  năm  gần  đây,  cái  tên  Bắc  Ninh  không  còn  xa  lạ  với  nhiều  người.  Người ta nhắc đến Bắc Ninh là nhớ đến những làn điệu quan họ mượt mà, nhớ đến  những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những di tích lịch sử...bên cạnh đó, là các khu  công nghiệp tập trung, các làng nghề nổi tiếng. Kinh tế ngày càng phát triển, hoạt  động lao động và sản xuất của con người ngày càng nhiều và hiện đại một mặt thúc  đẩy tiến bộ xã hội, phát triển con người cả về tư duy lẫn thể chất, mặt khác hệ lụy  tất yếu chính là những hậu quả con người để lại cho môi trường là quá lớn. Những  ống khói nhà máy cao ngút trời, những dòng sông chết bốc mùi khó chịu, những  đường  xá  giao  thông  đi  lại  như  mắc  cửi,  hay  thói  quen  sử  dụng  nhiên  liệu  hóa  thạch, chặt phá cây xanh...tất cả những thứ đó, đã tạo lên môi trường không khí của  chúng ta ngày càng bí bách, thiếu trong lành. Vậy, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem có những nguyên nhân nào đã  làm  không  khí  bị  ô  nhiễm,  để  từ  đó  cùng  nhau  đưa  ra  các  giải  pháp  nhằm  giảm  thiểu tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, có thể chia  thành nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo. *Nguồn gốc tự nhiên   Núi  lửa:  núi  lửa  phun  ra  những  nham  thạch  nóng  và  nhiều  khối  bụi  giàu  sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó  được phun lên cao.  Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra  do  sấm  chớp,  có  sát  giữ  các  thảm  thự  c  vật  khô  như  tre,  cỏ...Các  đám  cháy  này  thường lan truyền rộng và phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão. Mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và  gió  thổi  tung  lên  thành  bụi.  Nước  biển  bốc  hơi  và  cùng  với  sóng  biển  tung  bọt  mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải  nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữ những khí tự nhiên hình thành các khí  sunfua, nitrit, các loại muối...Các loại bụi, khí này đền gây ô nhiễm không khí. *Nguồn nhân tạo Trong xã hội hiện đại và phát triển thì đây là nhóm nguyên nhân chính gây  ra ô nhiễm không khí. Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là  do  hoạt  động  công  nghiệp,  đốt  cháy  nhiên  liệu  hóa  thạch  và  hoạt  động  của  các  phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây  ra. Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các  nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây truyền sản xuất sản  phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có  thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện, vật liệu  xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp  cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bên cạnh đó  phải kể đến sinh hoạt của con người. Bắc Ninh là một tỉnh đang trên đà phát triển mạnh với nhiều ưu thế về vị trí  địa lý và nguồn lực con người, hiện đang thu hút nhiều sự quan tâm của các công  ty và tập đoàn nước ngoài. Nhưng năm gần đây, sức vóc của Bắc Ninh đã có một  sự  thay  đổi  lớn,  có  rất  nhiều  các  khu  công  nghiệp  mọc  lên,  các  làng  nghề  ngày  càng  phát  triển  về  qui  mô  và  số  lượng,  cùng  với  đó  là  hoạt  động  sống  của  con  người...Tất  cả  những  lý  do  kể  trên  đã  biến  bầu  không  khí  không  còn  được  trong  lành như những năm về trước. Ống khói từ các nhà máycông nghiệp khiến không khí bị ô nhiễm nặng nề Nhà máy nhiệt điện thải khí vào môi trường              Các phương tiện giao thông vận tải thải các khí độc hại vào môi trường Chặt phá rừng, đốt rừng để khai thác đất và lâm sản bừa bãi Phun thuốc trừ sâu bừa bãi, thuốc trừ sâu dạng hơi nước sẽ tỏa độc vào không khí Mùi hôi thối bốc lên từ những dòng sông chết Các loại rác hữu cơ đang phân hủy mà con người vứt bừa bãi Các khu chợ và những bãi rác bốc mùi tanh hôi Những bãi rác tập trung không được xử lý đúng cách cũng là một trong những  nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Bãi rác cầu Ngà – Bắc Ninh Bãi rác ở Yên Phong – Bắc Ninh Các bãi rác này là nơi qui tập rác khắp nơi, với đầy đủ các loại rác chưa được  phân loại. Cứ mỗi độ mùa màng gặt hái, bầu không khí quanh thành phố và khắp làng  mạc bỗng trở lên ô nhiễm....vì bà con nông dân đốt rơm rạ.  Cảnh đốt rơm rạ rất phổ biến vào các mùa gặt ở làng quê khắp Tỉnh Bắc Ninh Thói quen sinh hoạt sử dụng than tổ ong của người dân Than  tổ  ong  cũng  là  than  đá  nhưng  chủ  yếu  là  dạng  than  cấp  thấp,  người  ta  mang về trộn với bùn và chất khác tạo ra than tổ ong để đốt, khi đốt, than cháy sinh  ra  nhiệt  lượng,  đồng  thời  phát  thải  một  số  hợp  chất  độc  hại  ra  môi  trường.  Thứ  nhất, nó sẽ phát thải ra chất ôxít cácbon (CO) rất độc, trong điều kiện cháy không  tốt, chất này có thể sinh ra ôxít cácbon. Thứ hai, than ở Việt Nam có rất nhiều lưu  huỳnh, khi cháy tạo ra SO2 gây bệnh phổi, hen suyễn… Thứ ba, các hợp chất ôxít  của nitơ gọi chung là NOx, có khói màu vàng, là khí độc gây hại cho hệ hô hấp, hệ  tuần hoàn trong máu. Quá trình đun nấu trong sinh hoạt của người dân thải vào không khí một lượng khí  độc hại không nhỏ. Hậu quả của ô nhiễm không khí: 1.Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người: Theo  Tổ  chức  Y  tế  Thế  giới,  ô  nhiễm  không  khí  đô  thị  làm  khoảng  800.000  người  chết  và  4,6  triệu  người  giảm  tuổi  thọ  trên  thế  giới  mỗi  năm.  2/3  số  người  chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu  Á. Trong đó có Việt Nam. Các khí gây hại đến sức khỏe con người: ­ Khí oxit cacbon có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc gây tổn hại đến tim  mạch, trường hợp mức độ ô nhiễm cao sẽ gây nên bệnh tim mạch trầm trọng, tổn  thương  hệ  thống  hô  hấp…  và  về  lâu  dài  có  thể  dẫn  đến  những  chứng  bệnh  mãn  tính.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan