Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn phòng đại diện công ty samsung...

Tài liệu Văn phòng đại diện công ty samsung

.DOCX
32
87
107

Mô tả:

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu đề tài Nhân loại đang phát triển không ngừng trên tất cả các lĩnh vực như đời sống, khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, thời trang cuộc sống… mỹ thuật công ngiệp nói chung và trang trí nội thất nói riêng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó. Đặc biệt trong một thập kỷ gần đây nghành trang trí nội thất phát triện rất mạnh mẽ cả về lượng và chất. Nguyên nhân có sự phát triển mạnh mẽ như vậy là bởi nhu cầu của cuộc sống càng ngày càng tăng, nhu cầu tiện nghi, nhu cầu làm đẹp cho cuộc sống ngày một mạnh mẽ. Khi đời sống càng ngày càng nâng cao cuộc sống no đủ thì cái đẹp lại được quan tâm và coi trọng bởi vậy nghành nội thất đang có vận hội lớn để trở thành một nghành công nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong tổng thể nghành kinh tế nước nhà. Đối với những người đang đi làm là nguồn lao động chính của xã hội thì thời gian họ gắn bó với nơi làm việc của mình chiếm phần lớn thời gian trong ngày cho nên văn phòng không những là nơi họ đến để làm việc mà còn là ngôi nhà thứ hai, không gian văn phòng nói lên nét văn hóa và sự chuyên nghiệp của công ty đó.Yếu tố thẩm mỹ trong việc thiết kế không gian nội thất văn phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc kết hợp yêu cầu sử dụng, tiện nghi, nó còn là nơi gặp gỡ khách hàng quan trọng. Để thể hiện những nét đặc trưng và hình ảnh của một thương hiệu tôi chọn đề tài tốt nghiệp của mình là “ Văn Phòng Đại Diện Công Ty SAMSUNG” để gửi gắm những tư duy, phong cách của mình vào một văn phòng hiện đại, ấn tượng. 1.2. Tên đề tài: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY SAMSUNG 1.3. Lý do chọn đề tài: Thiết bị điện tử ngày càng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và gần như là một phần không thể tách rời với môi trường làm việc hiện đại từ những cái máy tính, máy điện thoại, máy điều hòa không khí… SAMSUNG luôn cuốn hút tôi về công nghệ vì luôn đi đầu và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Sự đa dạng về hình dáng và thiết kế hiện đại của các sản phẩm của SAMSUNG khiến tôi muốn chọn Văn Phòng Đại Diện Công ty SAMSUNG làm đề tài tốt nghiệp. Tôi muốn truyền cảm xúc, tư duy của mình vào một văn phòng hiện đại, tiện nghi, ấn tượng. Hy vọng những ý tưởng của tôi sẽ được mọi người quan tâm và chú trọng. Tôi muốn thử thách và tôi tin vào khả năng thể hiện của mình. 1.4. Phương pháp ngiên cứu đề tài: Trang 1 - Tham khảo các dữ liệu và hình ảnh qua internet, sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tham quan các showroom của SAMSUNG, các dữ liệu của sinh viên khóa trước và đặc biệt là sự cuốn hút về thiết kế hiện đại của sản phẩm là cảm hứng chính của tôi. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về không gian làm việc trong môi trường văn phòng công sở từ đó phân bố và bố trí không gian theo chức năng. Tập chung vào các vấn đề sau:  CÔNG NĂNG Nói đến không gian làm việc thì vấn đề đầu tiên mà nhà thiết kế quan tâm giải quyết là công năng của thiết kế, cho dù thiết kế được chau truốt đầu tư nhiều ý tưởng bay bổng nhưng công năng sử dụng thấp thì vẫn không được coi trọng. (Minh họa: Hình 1.1).  MÀU SẮC Màu sắc luôn tác động đến cuộc sống, đem lại nhiều cung bậc xúc cảm ngay khi chúng ta chỉ nhìn thấy một ánh nắng chiều vàng, ánh hoàng hôn đỏ rực hay bầu trời xanh ngắt… Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Thế giới sẽ trở nên buồn tẻ và kém phần xinh đẹp hơn bao giờ hết thiếu sự hiện diện của màu sắc. Màu sắc là yếu tố đặc trưng của trường phái thiết kế . Ngôn ngữ màu sắc nói lên hình ảnh của thương hiệu kiến tạo không gian làm việc hài hòa. (Minh họa: Hình 1.2).  HÌNH KHỐI, ĐƯỜNG NÉT VÀ KIẾN TRÚC Sự chuyển động của hình khối cũng là những yếu tố không kém phần quan trọng. Nó thể hiện sự năng động, đột phá, tăng thêm sức căng và sức hấp dẫn cho không gian sống. (Minh họa: Hình 1.3).  NGHỆ THUẬT CHIẾU SÁNG Là phần thiết yếu không thể thiếu trong bất kỳ một không gian nội thất hiện đại nào. Điều mà tôi mong muốn vận dụng không chỉ là những nguyên lý chiếu sáng thông thường mà chính là hiệu quả chuyển động của ánh sáng theo tính chất đặc trưng của Pop Art. (Minh họa: Hình 1.4). 1.6. Khả năng ứng dụng của đề tài Các nghiên cứu trong đề tài được vận dụng để thiết kế nội thất cho một văn phòng làm việc điển hình với đầy đủ các không gian làm việc như phòng làm việc nhân viên, phòng giám đốc, phòng họp, khu vực tiếp tân, khu vực giải trí...Từ đó rút ra một số các Trang 2 nguyên tắc, phương pháp khi áp dụng trong thiết kế để phát triển và vận dụng vào các loại công trình khác. Chương 2 NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Thiết kế Văn phòng luôn là một trong những đề tài được bàn luận rất nhiều trong cuộc sống. Thiết kế và xây dựng như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của môi trường làm Trang 3 việc, tính năng sử dụng phải phù hợp với con người cũng như thời tiết khí hậu của Việt Nam, đây là một bài toán khó đối với người thiết kế. Cuộc sống chúng ta chủ yếu diễn ra ở bên trong những không gian nội thất do các cấu trúc và mái che của các công trình tạo nên. Những không gian này chuẩn bị đầy đủ những gì chúng ta có thể sáng tạo ra và làm cho kiến trúc hàm chứa chúng có hình thức sinh động. Vì thế đối với những người thiết nội thất thì không gian là số một trong ý tưởng của người thiết kế và là yếu tố cơ bản trong thiết kế nội thất. Trong quá trình học tập tại trường với chuyên ngành đã chọn, em đã được tiếp xúc và nghiên cứu nhiều đề tài liên quan đến trang trí nội thất. Từ những đồ án nhỏ nhất đến những đồ án mang tính quy mô lớn như các công trình khách sạn, resort, bảo tàng, cửa hàng, trường mầm non v v... Mỗi đồ án đều có các nét riêng biệt mà em cần phải cố gắng tận dụng để khai thác nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy có các nét riêng nhưng trong toàn bộ quá trình thực hiện các đồ án đều có chung một mục đích là tổ chức và giải quyết không gian hay nói cách khác là kiến tạo không gian đó là một đặc thù của trang trí nội ngoại thất. Văn phòng công sở ngày nay ngoài các tiện ích truyền thống đang từng bước đứng trước nhu cầu phải sắp xếp không gian và trang trí nội ngoại thất nhằm hội đủ các công năng để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của mọi người đối với văn hóa vật chất. Trên cơ sở đó không ngừng thỏa mãn nhu cầu được hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần. Trong xu thế đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, các thành phố lớn ngày càng đất chật người đông, không gian thiên nhiên ngày một thu hẹp nhường chỗ cho các chung cư cao tầng, những biệt thự xen giữa những khu chung cư thiếu những khoảng không gian xanh cho ngôi nhà và trở nên khô cứng thiếu hơi thở thiên nhiên. Đồng thời xã hội đã xuất hiện nhiều tầng lớp cư dân đô thị có điều kiện hưởng thụ khác nhau về một chỗ ở có tiện nghi cao hơn, có cá tính hơn. Những văn phòng kiểu cũ với lối kiến trúc và nội thất rập khuôn khô cứng đã không còn thích hợp. Từ tình hình đó, nhiều văn phòng kiểu mới mọc lên với nhiều dáng vẽ khác nhau nhưng chủ yếu với hai hình thức hoặc là những cao ốc văn phòng hoàn chỉnh cho thuê, hoặc là những cao ốc chỉ xây bán phần thô, còn phần nội thất thì tùy người sở hữu đầu tư theo khả năng và sở thích của chính mình. Làm việc trong cao ốc hẳn nhiên khác với sống trong căn hộ chung cư cao tầng hoặc thấp tầng. Song dù trong loại hình nhà nào, các nhà kiến trúc và nội ngoại thất vẫn cố gắng đề xuất những giải pháp tạo một không gian thân thiện, tạo mối giao lưu thoải mái giữa môi trường – con người đạt hiệu quả tối đa về tiện nghi và thẩm mỹ. Trang 4 2.1. Một số thông tin, số liệu nghiên cứu chung 2.1.1. Khái niệm về văn phòng công sở Để phục vụ cho công tác lãnh đạo quản lý ở các cơ quan, đơn vị cần phải có công tác văn phòng với những nội dung chủ yếu như : tổ chức, thu thập xử lý, phân phối, truyền tải quản lý sử dụng các thông tin bên ngoài và nội bộ, trợ giúp lãnh đạo thực hiện các hoạt động điều hành quản lý cơ quan , đơn vị… Bộ phận chuyên đảm trách các hoạt động nói trên được gọi là văn phòng. - Văn phòng có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như sau: + Nghĩa rộng: văn phòng là bộ máy làm việc tổng hợp và trực tiếp trợ giúp cho việc điều hành của ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Theo quan niệm này thì ở các cơ quan thẩm quyền chung, cơ quan, đơn vị có quy mô lớn thì thành lập văn phòng (Ví dụ: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Tổng công ty…), còn ở các cơ quan, đơn vị quy mô nhỏ thì văn phòng là phòng hành chính tổng hợp. + Nghĩa hẹp: Văn phòng là trụ sở làm việc của một cơ quan, đơn vị, là địa điểm giao tiếp đối nội và đối ngoại của cơ quan đơn vị đó. Ngoài ra, văn phòng còn được hiểu là phòng làm việc của thủ trưởng cấp cao như: Nghị sỹ, Kiến trúc sư trưởng… Mặc dù văn phòng có thể hiểu theo những cách khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là: + Văn phòng phải là bộ máy được tổ chức thích hợp với đặc điểm cụ thể của từng cơ quan. Ở các cơ quan đơn vị có quy mô lớn thì bộ máy văn phòng sẽ gồm nhiều bộ phận với số lượng cán bộ nhân viên cần thiết để thực hiện mọi hoạt động, các cơ quan đơn vị có quy mô nhỏ, tính chất công việc đơn giản thì văn phòng có thể gọn nhẹ ở mức độ tối thiểu. + Văn phòng phải có địa điểm hoạt động giao dịch với cơ sở vật chất nhất định. Quy mô của các yếu tố vật chất này sẽ phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động của công tác văn phòng. 2.1.2. Văn hóa trong văn phòng công sở Văn hóa công sở là gì? Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng (Khoa Lữu trữ học và Quản trị văn phòng Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội) thì văn hóa là tổng hòa những giá trị hữu hình và vô hình bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán Trang 5 bộ công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Văn hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn vị. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng chính là thước đo sự văn minh của mỗi cán bộ công chức hay nói khác đi nó phản ánh sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc nơi công sở. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở đồng thời văn hóa với những giá trị bền vững được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc từ quá khứ đến hiện tại, tương lai; từ môi trường bên trong đến bên ngoài công sở sẽ có tác động trở lại góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, đạo đức cho cán bộ công chức. Xây dựng văn hóa công sở chính là xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Từ đó tạo bầu không khí cởi mở giúp cán bộ công chức hứng khởi làm việc đưa chất lượng và hiệu quả công việc lên cao. 2.1.3. Các yếu tố cấu thành văn phòng công sở: Gồm hai thành tố như sau: Bên trong Bên ngoài + Con người + Môi trường chính trị + Thể chế + Hê ê thống cơ sở pháp luâ êt của nhà nước + Thông tin + Xu thế hoạt đô êng của thế giới + Mục tiêu tổ chức + Đời sống kinh tế, văn hóa của đất nước + Cơ cấu tổ chức + Các yếu tố của môi trường tự nhiên + Các mối quan hệ của tổ chức + Các công dân tại nơi tổ chức hoạt đô êng + Văn hóa hành chính của hê ê thống công vụ + Tiến đô ê phát triển của KHKT Trang 6 2.2. Một số thông tin, số liệu nghiên cứu về nguyên vật liệu tại bản địa Văn phòng công sở tọa lạc trong khuôn viên thành phố Hồ Chí Minh, để phù hợp với lối kiến trúc hiện đại, phù hợp với hình ảnh thương hiệu SAMSUNG những vật liệu sẽ được sử dụng trong công trình này như sau: - Ván MDF sơn phủ PU: Gỗ công nghiệp phù hợp với công trình thi công nhanh, giá thành hợp lý. MDF có các thành phần cơ bản gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ (Minh họa: Hình 2.1). Kính (Minh họa: Hình 2.2). Laminate, mica, thạch cao… (Minh họa: Hình 2.3). 2.3. Giới thiệu các dữ kiện hồ sơ kiến trúc được sử dụng cho thiết kế các không gian nội thất của đồ án + Tên gọi công trình kiến trúc: Văn Phòng Đại Diện Công ty SAMSUNG + Loại hình kiến trúc: Khối văn phòng công sở + Công năng sử dụng chính: Khu ®Êt x©y dùng v¨n phßng giao dÞch lµ khu ®Êt n»m trªn ®êng khu Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM. Khu ®Êt theo kÕ ho¹ch sÏ x©y dùng ë ®©y mét toµ nhµ 9 tÇng cïng víi mét s©n Tennis phôc vô cho c¸n bé c«ng nh©n viªn cña c«ng ty, s©n tennis sÏ ®îc x©y dùng sau khi toµ nhµ x©y xong. HiÖn tr¹ng toµn bé khu ®Êt ®· ®îc ®Çu t x©y dùng hÖ thèng h¹ tÇng kü thuËt hoµn chØnh. HiÖn tr¹ng hiÖn nay cña l« ®Êt b»ng ph¼ng, c¸ch rÊt xa c¸c c«ng tr×nh kh¸c. H×nh d¹ng khu ®Êt lµ h×nh ch÷ nhËt v¸t bèn gãc. DiÖn tÝch cña khu ®Êt lµ 1000 m2. + Đặc điểm công trình về kiến trúc, cảnh quan: * * * * Tæng diÖn tÝch khu«n viªn ®· ®îc quy ho¹ch chi tiÕt x¸c ®Þnh lµ: 960 (m2). Tæng diÖn tÝch x©y dùng c«ng tr×nh: 350(m2) trong ®ã: HÖ sè chiÕm ®Êt: 36,4% ( nhá h¬n 50% phï hîp víi quy chuÈn x©y dùng). Tæng diÖn tÝch sµn: 3150(m2) trong ®ã:  DiÖn tÝch phßng lµm viÖc: 1812(m2).  DiÖn tÝch hµnh lang, cÇu thang: 781 (m2).  DiÖn tÝch s¶nh, kh«ng gian sinh ho¹t chung: 230(m2).  DiÖn tÝch khu vÖ sinh: 248(m2).  DiÖn tÝch khu kü thuËt, nhµ kho: 82(m2).  DiÖn tÝch ban c«ng vµ c¸c kh«ng gian phô trî kh¸c: 345(m2). TÇng 1 ®îc bè trÝ chñ yÕu lµ kh«ng gian ®ãn tiÕp gåm: s¶nh ®ãn, phßng kh¸ch, phßng tiÕp t©n, v¨n th, b¶o vÖ trong nhµ. C¸c phßng thuéc khèi phßng lµm viÖc ®îc bè trÝ tõ tÇng 2 ®Õn tÇng 8, bao gåm ®Çy ®ñ c¸c kh«ng gian kü thuËt vµ phô trî. TÇng 9 ®îc bè trÝ héi trêng lín lµm kh«ng gian tæ chøc häp, héi th¶o, héi nghÞ vµ c¸c sinh ho¹t tËp chung. TÇng ¸p m¸i ®îc sö dông víi môc ®Ýnh chÝnh lµm kh«ng gian sinh ho¹t chung, gi¶i lao gi¶i trÝ buæi tra víi c¨ng tin néi bé, ®ång thêi bè trÝ phßng kü thuËt thang m¸y, bÓ níc m¸i dù tr÷. * HÖ sè sö dông ®Êt: 384%. * C¸c kh«ng gian phô trî ngoµi nhµ:  DiÖn tÝch s©n tríc c«ng tr×nh: 168 (m2).  DiÖn tÝch khu«n viªn, c©y xanh: 322 (m2).  DiÖn tÝch b·i ®Ó xe: 120 (m2). + Giới thiệu chi tiết các bản vẽ thiết kế kiến trúc: - Mặt bằng quy hoạch tổng thể: (Minh họa: Hình 2.4) - Mặt đứng chính và mặt bên: (Minh họa: Hình 2.5) - Mặt cắt dọc, cắt ngang: (Minh họa: Hình 2.6) - Mặt bằng tầng 1,2: (Minh họa: Hình 2.7) - Mặt bằng tầng 3,4,5,6,7,8: (Minh họa: Hình 2.8) - Mặt bằng tầng 9, mái: (Minh họa: Hình 2.9) 2.4. Giới thiệu khái quát về đặc điểm chung của phong cách nghệ thuật được lựa chọn để khai thác áp dụng cho đồ án thiết kế Pop Art là một phong cách nghệ thuật sử dụng các đề tài bình dân như nhãn mác sản phẩm, ảnh thần tượng, bao bì sản phẩm, tranh quảng cáo v.v... làm chủ đề chính để sáng tạo. Trong trang trí nhà, Pop Art thường được sử dụng để trang trí tường cho những gia đình ưa thích sự độc đáo và sáng tạo. Cách vẽ của Pop Art không quá cầu kỳ, có thể sử dụng các tông màu nóng, rực rỡ nhưng cũng có thể đơn giản chỉ là hai màu đen - trắng cơ bản. Nó đã được áp dụng trong rất nhiều loại công trình với sự phá cách mạnh mẽ trong không gian, màu sắc, vật liệu và trang thiết bị. Chính vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn POP ART cho thiết kế Văn phòng đại diện Công ty SAMSUNG. Chương 3 NGHIÊN CỨU CHI TIẾT ĐỀ TÀI 3.1. Các nghiên cứu chi tiết về các vấn đề liên quan đến phong cách nghệ thuật 3.1.1. Hoàn cảnh ra đời a. Chính trị - xã hội - Chấn thương sau Đại chiến thế giới thứ hai, chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, chiến tranh Việt Nam… Những bất công xã hội như: giàu – nghèo, phân biệt chủng tộc, phân biệt nam nữ… Những cuộc khủng bố: Kennedy, Martin Luther King bị ám sát… Tất cả những yếu tố trên đã đem đến cho người dân sự hoang mang, thất vọng, bế tắc, ức chế tâm lý, đặc biệt trong giới trẻ. Từ những em bé được sinh ra sau Đại chiến II, thập niên 60 là của tuổi trẻ. Jack Kerouac 1948 gọi họ là “Thế hệ Beat” ( “Beat”: tồi, đổ nát, kiệt sức, tuyệt vọng, thất bại; “Beatific”: tính chất huyền nhiệm). b. Kinh tế xã hội - Tự do hóa mậu dịch, toàn cầu hóa kinh tế sản xuất hàng loạt đã hình thành từ đầu thế kỷ, giờ càng phát triển mạnh vì sự tập trung nhiều công ty, tập đoàn lớn mà thị trường mở rộng qua nhiều nước. Tình hình mức sinh hoạt, mức tiêu thụ được nâng cao cùng với sự lan tràn của lối sống thực dụng, từ đầu thập niên 50 ở Mỹ, sau lan sang Châu Âu. c. Văn hóa xã hội - Khoa học công nghệ: Phát triển vượt bậc của tin học, công nghệ sinh học, khoa học vũ trụ, vô tuyến truyền hình & kỹ thuật bán dẫn… Truyền thông ngày càng trở thành công cụ quảng bá đắc lực, nhiều ưu thế về thông tin và giải trí trong truyền thụ văn hoá và dân chủ hoá văn hoá. Những trào lưu nghệ thuật với tinh thần nổi loạn, vô chính phủ. Xuất hiện những trào lưu nghệ thuật phá cách:  Dada 1916 – 1920 + Là trào lưu nghệ thuật quốc tế do các nghệ sĩ và nhà văn ở Châu Âu đưa ra trong khoảng 1915 - 1922. Dada say sưa với những điều được coi là ngớ ngẩn và nhấn mạnh vai trò của sự không đoán trước được trong sáng tạo nghệ thuật. + Dada có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Pop Art, mà đôi khi còn được gọi là : Dada mới + Trừu tượng biểu hiện (Mỹ, 1940-1960)  Nghệ thuật tối giản (Mỹ, 1950-1970)  Nghệ thuật tình huống (Mỹ, 1957-1972)  Pop Art (Mỹ, Âu, 1960-1965)  Fluxus (Mỹ, Âu, Nhật, 1960-1965) 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển a) - Khởi đầu là Pop music: ( Hình 3.1) Người Mỹ có công sinh ra nhạc rock and roll nhưng lại không phát triển nó. Nhạc rock Mỹ dậm chân tại chỗ, dường như quên đi nhạc rock and roll và thậm chí có nguy cơ chết non. - Người Anh đã tiếp nhận nhạc rock và phát triển nó lên một mức cao hơn. Năm 1964, sau khi chinh phục Châu Âu, bốn chàng trai trẻ của xứ Liverpool: John Lenon, Paul McCartney, George Harrison, Ringo Star trong ban nhạc Beatles (1957-1980) dẫn đầu cuộc tấn công nước Mỹ bằng âm nhạc của chính mình và hoàn toàn chinh phục dân Mỹ. - 1964: Cuộc “xâm lăng” nước Mỹ lần thứ nhất của các ban nhạc Anh: The Beatles, The Rolling Stones, ….và gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường âm nhạc Mỹ. Tuy về mặt giá trị nghệ thuật chưa có nhiều ý nghĩa nhưng về mặt thương mại nó đã tạo thế cân bằng về thị trường băng đĩa ở hai bờ Đại tây Dương, thúc đẩy công nghiệp biểu diễn (showbiz) phát triển mạnh mẽ hơn, chuyên nghiệp hơn và cạnh tranh quyết liệt hơn. Nhạc Rock bắt đầu thực sực trở thành một ngành công nghiệp hái ra tiền. Sự phản kháng của các ban nhạc Mỹ cũng đã làm cho nền âm nhạc Mỹ phát triển hơn. - 1967 – Năm của Rock: Cuộc “xâm lăng” nước Mỹ lần thứ nhất của các ban nhạc Anh, dẫn đầu vẫn là The Beatles, với The Bee Gees, The Cream, The Pink Floyd, The Who… - Các ban nhạc Mỹ đã phản kháng dữ dội với The Doors, The Grateful Death, Jimi Hendrix,… đã làm cho nhạc Rock phát triển rất cao về mặt nghệ thuật cũng như về đề tài. Sự cạnh tranh về nghệ thuật và thương mại này đã hình thành ra thể loại Psychedelic Rock và trào lưu mỹ thuật Pop Art. b) - Từ Pop Music đến Pop Art: (Hình 3.2) Sự cạnh tranh giữa hai nền âm nhạc dẫn tới sự ra đời của Psychedelic Rock và trào lưu mỹ thuật Pop Art. - Psychedelic Rock hay còn gọi là Acid Rock, là loại nhạc rock siêu thực, dựa trên ảnh hưởng của ma tuý, đưa người nghe đến một thế giới hoàn toàn khác lạ. Thể loại nhạc này phá vỡ cấu trúc thông thường của âm nhạc mà phát triển tự do theo trí tưởng tượng của nhạc sỹ và về mặt nội dung nó khai thác nhiều khía cạnh hơn về thần thoại, cổ tích, ma quỷ, lịch sử. - Cùng với Psychedelic rock là trào lưu mỹ thuật Pop Art . Đây là hai mặt của một đồng tiền do sự quan hệ mật thiết giữa hai loại hình này với nhau. Đối với loại âm nhạc đầy ảo giác này thì hình ảnh minh hoạ cho bìa đĩa không thể khô cứng mà là một tác phẩm nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng của người mua. Pop Art xuất hiện từ những năm 64 65 dựa trên những mẫu quảng cáo nay màu sắc cộng với một chút của phái trừu tượng Picasso và những ảo giác của ma túy. - Đến năm 67, cùng với sự phát triển của Psychedelic rock, Pop Art mới thật sự lên ngôi. Trào lưu nghệ thuật này được đánh dấu bởi sự mê hoặc của nền văn hóa Pop nhằm phản ánh xã hội sung túc sau chiến tranh. Với việc ca ngợi các vật dụng trong cuộc sống hàng ngày như lon súp, bột giặt, cột tranh khôi hài trên bao hay chai nước soda. . ., trào lưu này biến những hình ảnh phổ biến thành những biểu trưng. - Pop Art là hậu duệ trực tiếp của Dada theo cách mà nó thiết lập nghệ thuật bằng những hình ảnh được lấy trên đường phố, trong siêu thị, trên các phương tiện thông tin đại chúng là nghệ thuật. Pop Art nhắm vào những giá trị thường ngày và những hình ảnh có tính đại chúng. (Hình 3.3) - Andy Warhol, nghệ sĩ tiên phong cho trường phái này ở Mỹ - một thiên tài lập dị, đã thực sự mang Pop Art đến với công chúng. Nghệ thuật của Warhol đã loại bỏ ranh giới giữa mỹ thuật và nghệ thuật thương mại. Các nghệ sĩ Pop Art không tự coi mình là họa sĩ như quan niệm của các nghệ sĩ trước họ mà sử dụng các kỹ thuật thương mại và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật được sản xuất bằng máy với hình thức bóng mượt. - “Pop Art là phổ thông, nhất thời, có thể tiêu dùng (tiền), chi phí thấp, sản xuất hàng loạt, trẻ tuổi, khôi hài, sexy, phô trương, quyến rũ và các thương vụ lớn”. Thời kỳ Pop Art phát triển mạnh mẽ gắn liền với các phong trào hippie, phản chiến, giải phóng phụ nữ và chống phân biệt chủng tộc, do đó sức ảnh hưởng của nó to đời sống xã hội là rất lớn; nó là bước ngoặt về phong cách sống, về tinh thần của xã hội. Sang thập niên 80 , Pop Art không còn bùng nổ như trước nữa, nhưng nó vẫn có ảnh hưởng lớn tới đời sống và các trào lưu nghệ thuật sau này. 3.1.3. Đặc điểm của Pop Art a) Tính đại chúng - Pop Art mở cho sự tham gia của công chúng. Nghệ thuật ứng tác (happenning) mang tính ngẫu nhiên, tùy hứng, dựa trên động tác qua lại giữa người sáng tạo và người thưởng thức (đồng sáng tạo). - Pop Art lấy đề tài, chất liệu từ đại chúng, từ những vật dụng thông thường hàng ngày (Hình 3.4). Mỗi một nghệ sỹ theo cách riêng của mình sẽ quan niệm về mỗi đề tài, loại chất liệu khác nhau như theo Robert Rauschenberg (Mỹ, 1925- nay )thì “ Bất cứ động cơ nào thúc đẩy tôi vẽ đều tốt như nhau, không có đề tài nào nghèo nàn cả”, với ông thì “Một đôi tất cũng có thể làm thành một bức tranh chứ không phải chỉ có gỗ, đinh, nhựa thông, sơn dầu, vải…” Và ông đang cố gắng để làm sao có thể hành động đứng giữa nghệ thuật và cuộc sống bởi “nghệ thuật cần tương hợp toàn vẹn với cuộc sống mà chẳng có gì cần tương hợp với nghệ thuật”. “Những ý tưởng tầm thường, những đồ vật vô dụng…đều được người nghệ sỹ khai thác từ chỗ hư vô và bất động để biến thành chất liệu nghệ thuật”, đó là những gì mà Pierre Restany nghĩ. Andy Warhol cho rằng : “Tôi không có cảm giác đang thể hiện những biểu tượng sex chính yếu của thời đại khi vẽ Marilyn hay E.Taylor. Tôi coi Marilyn như một kẻ bất kỳ, tôi thể hiện màu sắc mạnh mẽ chỉ vì đối với tôi những màu ấy cũng đẹp như Marilyn” Với Jean Paul Gaultier ( Pháp, 1952- nay ): “Tất cả những chất liệu trong thiên nhiên đều có thể thành y phục của phái đẹp” (Hình 3.5). b) Tính nhất thời, hiệu quả sử dụng cao, giá rẻ - Tính nhất thời: giải pháp cấp kỳ, mẫu mã sản phẩm và các hình thức thể hiện thay đổi theo mốt và nhu cầu của số đông. - Hiệu quả sử dụng: nghệ thuật nhưng hữu ích trong tiêu dùng - Giá thành: chi phí sản xuất thấp, giá cả phải chăng, phụ vụ số đông như tiểu thuyết 4 xu ở Pháp, tiểu thuyết 10 xu ở Mỹ (cuối XIX); sách phổ thông, bỏ túi, giá rẻ… c) Tính trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, gợi cảm, dí dỏm, hài hước Ý tưởng táo bạo; bố cục ngẫu hứng; màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn, có thể sặc sỡ, tương phản mạnh mẽ; tạo ấn tượng ngộ nghĩnh hoặc gợi cảm; nhấn mạnh những biểu tượng tình yêu, sự thoả mãn, tiện nghi… Tìm kiếm những vật liệu mới (Hình 3.6). Khước từ những quy tắc (xã hội & nghệ thuật) truyền thống cứng nhắc, lạnh lùng. Theo Robert Rauschenberg: “Hội hoạ luôn mạnh mẽ nhất vào lúc bất kể bố cục, màu sắc, nó xuất hiện như một điều không thể khác chứ không phải như một sự bày biện”. d) Tính kinh doanh thương mại:  Kinh doanh nghệ thuật là bước đầu tiên để dẫn tới nghệ thuật thương mại. Andy Warhol bắt đầu như một nghệ sỹ thương mại và kết thúc như một nghệ sỹ kinh doanh. Đối với Warhol thì “làm ra tiền là một nghệ thuật và kinh doanh giỏi là thứ nghệ thuật cao nhất”.  Pop Art lấy hình ảnh từ văn hóa đại chúng và chuyển hoá chúng thành những vật liệu khác, mỹ cảm hoá để chúng trở nên hấp dẫn, quyến rũ hơn. Những hình ảnh mang vẻ quyến rũ hay thảm hoạ đó đều chỉ là những chủ đề không phân biệt và là nội dung của văn hoá hàng hoá.  Pop Art trở thành một phần của truyền thông, tận dụng sức mạnh của truyền thông đại chúng phục vụ cho hành vi của con người, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rất có hiệu quả (Hình 3.7).  Sử dụng màu sắc rất táo bạo hoặc sử dụng không gian đơn sắc kết hợp với màu sắc và hình khối của trang thiết bị vừa thoả mãn được nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hằng ngày vừa tạo ra những xúc cảm đặc biệt phù hợp với các thành viên trong gia đình.Pop Art rất thích hợp với các không gian và công trình mang tính chất giải trí, yêu cầu sự mới lạ, đẹp, có phong cách để thu hút khách như như Bar, quán cà phê, các khu trưng bày. 3.2. Một số ý tưởng thiết kế chủ đạo Ý tưởng chủ đạo của đề tài là lấy 3 gam màu Đen – Trắng – Xanh dương làm những màu chủ đạo, những đường thẳng vô hướng làm đường nét chính trong thiết kế. Đường thẳng vốn là đường nét có mặt trong tất cả các vật thể trong trang trí nội thất, và công trình kiến trúc. Từ đường thẳng chúng ta có thể biến đổi nó thành những dạng như đường thẳng gấp khúc, nó sẽ làm cho không gian thiết kế trở nên lạ mắt và tránh sự nhàm chán, đường gấp khúc cũng là thứ gần gũi và thân quen trong đời sống hàng ngay,do vậy nó phù hợp tinh thần Pop art. Khi những đường thẳng được bẻ gấp, nó cho ta những ấn tượng mạnh về cảm xúc, mặt khác nó cũng cho chúng ta hình dạng lạ mắt theo ý đồ nhà thiết kế. Nếu chúng ta biết cách sự dụng nó thì đường thẳng gấp khúc sẽ không trở nên khô cứng và nhàm chán mà ngược lại nó trở nên rất ấn tượng và độc đáo. Khi ta chọn những đường thẳng gấp khúc này kết hợp với 3 tông màu Đen – Trắng – Xanh thì việc làm cho không gian tránh được sự khô cứng là một thành công trong công việc thiết kế. Việc tôi chọn 3 tông màu Đen – Trắng – Xanh và đường thẳng gấp khúc [vô hướng] làm ý tưởng chủ đạo cho công trình đồ án của mình là một thử ngiệm hoàn toàn phù hợp với tinh thần Pop Art. Ngoài ra nó còn thỏa mãn tính độc đáo và mới lạ của nghệ thuật.  Một số hình ảnh minh họa làm cơ sở tạo hình cho không gian thiết kế [ Hình minh họa: Hình 3.8; Hình 3.9; Hình 3.10; Hình 3.11; Hình 3.12.] 3.3. Phạm vi khối lượng thiết kế của đồ án Trong đồ án này tôi chọn thiết kế các không gian như sau: - Khu vực tiếp tân: là khu vực bao giờ cũng được xem là nơi quan trọng nhất của công ty về mặt ngoại giao, với vai trò là trung tâm, là cánh cửa đầu tiên để tiếp xúc các vị khách quý đến với thế giới riêng của công ty. Phòng làm việc nhân viên: phòng làm việc nhân viên sẽ không còn là những bức tường khô khan, văn phòng làm việc của công ty đã thực sự trở thành những tác phẩm nghệ thuật, xứng đáng là niềm mơ ước của bất cứ một nhân viên nào. Bên cạnh đó, văn phòng làm việc còn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là bộ mặt của cả công ty. Khi khách hàng hay đối tác đến tham quan, làm việc, điều gây ấn tượng đầu tiên và sâu sắc nhất với họ chính là văn phòng làm việc của công ty. Nói một cách khác, văn phòng làm việc phải thể hiện được phong cách và cá tính của công ty, góp phần quan trọng giúp khách hàng và đối tác ghi nhớ thương hiệu của công ty. Phòng giám đốc: Phòng giám đốc là nơi có vai trò như một bộ não của công ty nên khi thiết kế nội thất cho phòng giám đốc luôn phải đảm bảo vừa là nơi sang trọng, hiện đại đồng thời cũng là không gian riêng biệt thể hiện quyền lực. Trong đó, yếu tố quan trọng đầu tiên cần chú ý là Bàn giám đốc - nơi những quyết định quan trọng được ký duyệt, nơi hoạch định chiến lược để phát triển công ty. Phòng họp: Trong văn phòng thì phòng họp đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nơi đưa ra những ý tưởng, những định hướng cho công việc của mọi người, đây là nơi mọi người có thể đề xuất ý kiến của bản thân mình. Vì vậy, phòng họp thường được các công ty quan tâm, thiết kế phòng họp như thế nào để có được một không gian thoải mái và hiệu quả. Khu vực nghỉ ngơi, thư giãn, coffee: Là nơi đem lại cảm giác được thư giãn, thoải mái cho nhân viên công ty trong thời gian nghỉ trưa. 3.4. Các giải pháp chi tiết cho nội dung thiết kế nội thất của đồ án - Về công năng: công năng các khu vực làm việc được thiết kế hợp lý như: Phòng quản lý thiết kế ấn tượng tạo sự uy nghiêm của người lãnh đạo. Hay đối với khu làm việc nhân viên nội thất phải được bố trí phù hợp với không gian tạo giao thông thông thoáng, hình dáng và kích thước bàn làm việc phù hợp với khu vực làm việc chung. Hoặc khu tiếp tân thiết kế hiện đại, được cách điệu từ các sản phẩm của SamSung tạo ân tượng mạnh với khách hàng ngay từ khi bước vào công ty. Về thẩm mỹ: Thông thoáng trong văn phòng cũng rất quan trọng vì mật độ người làm việc thường lớn chính vì vậy cần tính toán theo đúng quy phạm để tạo môi trường làm việc tiện nghi và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Vì yêu cầu thẩm mỹ và chiếu sáng, văn phòng có thể sẽ sử dụng nhiều kính do đó nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp vào bàn làm việc. Nên bố trí bàn làm việc và bàn họp gần cửa sổ. Phòng nhân viên phải có tầm nhìn mở rộng, các vị trí ngồi phải theo một hệ thống nhất định tạo sự thuận tiện khi đi lại cũng như trong đảm bảo được tầm nhìn bao quát từ vị trí người quản lý. Khu vực lễ tân thuận tiện gần cửa ra vào để dễ dàng tiếp cận với khách đến văn phòng, nên trang trí khu vực lễ tân bắt mắt gây ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. - Về màu sắc: Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao động của con người, nhất là những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo cao. Như chúng ta đã biết, màu sắc được chia làm các nhóm thể hiện các trạng thái khác nhau như:  Nhóm màu sắc rực rỡ (màu vàng, màu đỏ, màu da cam) cho cảm giác mạnh mẽ, hưng phấn, sống động và ấn tượng.  Nhóm màu sắc tươi tắn (xanh ngọc, xanh lá mạ, xanh cốm, xanh nõn chuối) cho cảm giác trẻ trung, khỏe khoắn và sảng khoái.  Nhóm màu sắc yên tĩnh (trắng, hồng, tím) cho cảm giác thanh bình, êm dịu của một không gian rộng mở. Màu sắc sử dụng trong văn phòng phải được phối cách hài hòa tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh và đặc thù của công việc. Bên cạnh sự lựa chọn màu sắc thông thường theo kiến trúc, mục đích sử dụng… thì việc lựa chọn màu sắc theo phong thủy cũng rất quan trọng. Thuyết ngũ hành trong thuật phong thủy xếp thế giới thành 5 mệnh Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy và tương ứng là các màu đặc sắc tượng trưng. Màu xanh tượng trưng cho Mộc, màu hồng tượng trưng cho Hỏa, màu vàng tượng trưng cho Thổ, màu trắng tượng trưng cho Kim và màu đen, xanh nước biển tượng trưng cho Thủy. Hiểu được lý lẽ đó sẽ có thể lựa chọn được đúng màu sắc phù hợp với ngũ hành. - Về ánh sáng: Có thể bố trí hộp đèn neon hoặc đèn Downlight âm trần, đèn đặt ngay trên bàn làm việc, đèn chiếu tường, vật trang trí hoặc những chỗ cần gây chú ý. Các giải pháp về tiết kiệm năng lượng cũng cần được quan tâm như sử dụng điện từ năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng chung, chiếu sáng giao thông hoặc thông gió cưỡng bức. 3.4.1. Quy hoạch dây chuyền giao thông trong các không gian nội thất Giao thông theo phương ngang trên mặt bằng được phục vụ bởi hệ thống hành lang rộng 2,0m được nối với các nút giao thông theo phương đứng (cầu thang). Giao thông theo phương đứng gồm thang bộ (mỗi vế thang rộng 1,26m) và thang máy 2,1mx1,8m thuận tiện cho việc đi lại và đủ kích thước để vận chuyển đồ đạc, dụng cụ văn phòng, đáp ứng được yêu cầu đi lại giữa các tầng. 3.4.2. Tổ chức bố cục tạo hình và bố cục tổ chức sử dụng các không gian nội thất Không gian nội thất là một yếu tố tác động trực tiếp đến mỗi người hàng ngày trong mọi vấn đế: tâm tư tình cảm, sức khỏe, hiệu quả công việc… Nó có thể giúp cho con người thoải mai, thư giãn và kích thích khả năng làm vệc sáng tạo, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể khiến cho người sử dụng trở nên bí bức, ngột ngạt nếu như tổ chức không gian không hợp lý. Vì vậy, con người đã quan tâm đến một không gian sống cho riêng mình, nhưng phải đạt được như cầu thưởng thức thẩm mỹ một cách trọn vẹn nhất, cho nên một không gian nội thất đẹp, hợp lý và phong phú đã được quan tâm chú ý đặc biệt. Hơn nữa họa sĩ nội thất đã đưa vào công trình những tình cảm, trạng thái tâm hồn, phong cách riêng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Vì nội thất cũng góp phần định hướng, giáo dục thẩm mỹ cho con người. Trang trí nội thất là một bộ phận của văn hóa, qua cách trang trí nội thất ta có thể biết được trình độ của một đối tượng, tạo nên một môi trường sống tốt và tiện dụng. Nội ngoại thất còn được coi là loại hình nghệ thuật mang tính thị giác cao, nó được coi như một ngành khoa học vì nó không còn là nghệ thuật đơn thuần mà còn có logic, hợp lý qua từng chi tiết nhỏ nhất. Thiết kế nội ngoại thất luôn phải gắn những sáng tạo ý tưởng của mình vào cuộc sống, gợi mở, dung hòa chung cho loại hình nghệ thuật này. Trang trí nội ngoại thất chính là phương pháp bố cục trong không gian ba chiều, ở đó người họa sĩ phải giải quyết mối quan hệ tổng hòa giữa không gian, ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối chất liệu, âm thanh đến điều hòa không khí sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho từng mục đích sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu về công năng vật chất cũng như các công năng tinh thần. Người thiết kế nội ngoại thất bên cạnh những sáng tạo của riêng mình còn phải điều phối, sử dụng các sản phẩm sẵn có như tranh, ảnh, thiết bị ánh sáng, âm thanh, cây cảnh để tạo nên một không gian hài hòa, tiện dụng và có tính thẩm mỹ cao. Trang trí nội ngoại thất phản ánh chính xác bộ mặt của xã hội. Khi xã hội ngày càng đi lên, mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu hưởng thụ cho cuộc sống ngày càng lớn. Vì vậy người ta đã quan tâm đến một không gian sống cho riêng mình, nhưng phải đạt được nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ một cách trọn vẹn nhất, cho nên không gian nội thất đẹp, hợp lý và phong phú đã được quan tâm chú ý đặc biệt. Nội thất đưa vào các công trình những tình cảm, trạng thái tâm hồn, phong cảnh riêng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Hơn nữa nó góp phần định hướng và giáo dục thẩm mỹ cho con người. Trang trí nội ngoại thất là một bộ phận của văn hóa, là yếu tố tổng hòa của khoa học và nghệ thuật tạo nên một môi trường sống tốt thoải mái và tiện dụng. Trang trí nội ngoại thất còn được coi là một loại hình nghệ thuật mang tính thị giác cao, nó còn được coi như một ngành khoa học. Vì nó không còn là nghệ thuật đơn thuần mà còn có sự logic, hợp lý qua từng chi tiết nhỏ nhất. Người thiết kế nội ngoại thất luôn phải gắn những sáng tạo, ý tưởng của mình vào cuộc sống, gợi mở, dung hòa chung cho loại hình nghệ thuật này. Trang trí là phương pháp bố cục không gian 3 chiều. Ở đó người họa sĩ giải quyết mối quan hệ tổng hòa giữa không gian, ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối, chất liệu, âm thanh đến điều hòa. Không khí sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất cho từng mục đích sử dụng để thỏa mãn nhu cầu về công năng vật chất cũng như các công năng tinh thần. Người họa sĩ nội ngoại thất bên cạnh những sáng tạo của riêng mình còn phải điều phối, sử dụng các sản phẩm sẵn có như tranh ảnh, thiết bị ánh sáng, âm thanh, cây cảnh để tạo nên một không gian hài hòa, tiện dụng và có tính thẩm mỹ cao. Một không gian nội thất hoàn hảo, đáp ứng được các yêu cầu về mặt công năng thẩm mỹ và công năng sử dụng bao gồm các yếu tố: - Hình khối. - Bố cục. - Màu sắc. - Chất liệu. - Ánh sáng. Các không gian chức năng được bố trí tập chung ở tầng 3 và 4 của tòa nhà tạo sự liên kết hài hòa trong bố cục chung của văn phòng. Mỗi không gian chức năng đều được lấy ý tưởng thiết kế từ các sản phẩm cũng như màu sắc chủ đạo của SamSung tạo sự thống nhất cho văn phòng. 3.4.3. Quan điểm và cách thức xử lý các quyết định thiết kế tạo hình tạo dáng cho các thành phần cấu tạo không gian và các trang thiết bị nội thất Các chi tiết trang trí và hình dáng nội thất phù hợp với văn phòng hiện đại được bố trí và phân chia khu vực sao cho thuận tiện về giao thông. Những sản phẩm của SamSung thực sự đã cuốn hút và tạo cho em nguồn cảm hứng chính trong thiết kế. Từ những chiếc điện thoại, máy tính với hình dáng thiết kế tinh tế đến chức năng rất tiện lợi của nó đều được thể hiện trong từng mảng trang trí trong các không gian chức năng. Tất cả đều toát lên hình ảnh của SamSung và tạo ấn tượng mạnh với khách hàng khi tiếp xúc ngay từ lần đầu tiên. 3.4.4. Giải pháp kỹ thuật công nghệ ứng dụng cho xây dựng kết cấu cấu tạo các không gian nội thất. Các sản phẩm nội thất được gia công sản xuất trên công nghệ tiên tiến nhất như: Bàn làm việc được dùng ván MFC phủ laminate bằng cách ép nhiệt dán viền hoàn thiện, các máy cắt đạt độ chính xác cao tạo sự tinh tế cho sản phẩm. Công nghệ phun sơn công nghiệp dùng cho những chi tiết sơn PU với chế độ pha màu trên máy tính nên màu sắc thống nhất và độ bền cao. Đối với những mảng trang trí lớn được gia công tại chỗ để đảm báo tính chính xác và tiết kiệm cho công trình. 3.4.5. Quan điểm sử dụng vật liệu, chất liệu cho các không gian nội thất Tường không chỉ là nơi để ta treo hình hoặc dựa kê đồ đạc mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc trang trí. Tường có thể là một nền nhạt để làm nổi bật các đồ đạc nhiều màu sắc đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc trang trí. Có thể có muôn vàn sắc thái, kiểu mẫu đặc sắc để nâng đỡ màu sắc tối, mờ của đồ đạc. Bởi thế ta cần phải suy tính và chọn lựa cẩn thận vì không dễ gì và rất tốn kém nữa khi phải sơn lại một màu tường hoặc dán lại một kiểu giấy dán trang trí khác. Phòng nhỏ hẹp: Tường và các đồ đạc nên chọn màu nhạt phát sáng. Nếu dán giấy nên chọn các kiểu hình nhỏ hoặc sọc nhỏ. Phòng trông sẽ thoáng đãng hơn. Phòng rộng lớn: Nếu đồ đạc lớn cỡ hoặc nhiều màu sắc, tường nên có màu tương phản hoặc dán giấy kiểu hình trung bình hoặc hình không to quá, nhỏ quá. Nếu đồ đạc nhỏ hay màu tối nhạt, tường nên sơn màu ấm hoặc dán giấy vẽ các kiểu hình lớn. Các đường viền trên tường: Ta có thể viền ngang hoặc viền dọc theo tường một kiểu hình màu sắc tương phản để tạo một vẻ mỹ thuật riêng cho căn phòng. Các đường viền ngang dọc, tạo thành những khung lớn trên tường làm cho căn phòng bề thế hẳn lên. Đường viền thẳng đứng khiến cho trần nhà có vẻ cao hơn.Đường viền quanh phòng phía trên trần nhà và phía dưới chân phòng tạo cảm giác căn phòng rộng hơn. Chỉ nên dùng đường viền trên các cửa sổ, cửa ra vào trong những phòng khỏng phải phòng chính trong căn nhà như: phòng ngủ, phòng trẻ em, phòng tắm, nhà bếp chỗ bàn ăn v v… Thường thì viền trên tường một màu. Các đường viền này phải để kích thước thật thích hợp và tương quan với tất cả đồ đạc trần, tường và sàn của căn phòng. Các xảo thuật: Ta có thể tạo một ảo tưởng về chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng bằng cách sơn một hay hai bức tường màu tương phản với các bức tường kia. Phòng vuông vức quá: Phòng trong bớt vuông vức khi một tường sơn màu tương phản với ba bức tường màu tương phản với các bức tường kia. Ví dụ nếu ba bức tường màu xám thì ta sẽ sơn bức tường thứ tư màu vàng, xanh. Hoặc nếu ba bức tường sơn thì bức thứ tư có thể dán giấy, bức thứ tư có thể sơn nhạt để làm nổi bật màu sắc hấp dẫn của các kiểu hình vẽ trên giấy. Bức tường tương phản này lại càng có tác dụng nếu như nó là bức tường quan trọng mà ta dự định kê ghế dài, trường kỷ trong phòng khách hoặc giường đôi chính trong phòng ngủ. Phòng dài và hẹp: Phòng có thể rộng hơn, nếu ta sơn hai bức tường hẹp một màu sáng nhạt hơn hai bức tường dài. Hai màu của mỗi cặp tường này có thể tương phản hoặc hòa hợp. Phòng có chỗ thụt vào: Chỗ thụt vào này có thể dùng để tăng thêm vẽ đặc sắc cho việc trang trí hoặc có thể cho chìm lẫn vào cái nền, cái phông của phòng. Muốn được chú ý, chỗ thụt vào sơn một màu tương phản với các phần tường kia hoặc dùng giấy dán trong khi các phần tường kia lại sơn. Trường hợp toàn phòng đều dán giấy, chỗ thụt vào sơn một màu thật xứng hợp với màu sắc chính của kiểu giấy dán. Chỗ thụt vào bớt được chú ý khi sơn hoặc dán giấy y như các phần tường khác. Các chất liệu khác dùng làm tường: Nhiều nhà đã có sẵn những bức tường đẹp, không cần sơn hay dán giấy. Tường ván: tường làm bằng những tấm gỗ tự nhiên, không cần che phủ sơn phết thêm để giữ nguyên vẻ đẹp nhẵn bóng của gỗ. Tường gạch, xi măng thông thường cũng có thể phủ bên ngoài bằng một lượt ván gỗ. Ta nên chọn loại gỗ đẹp tốt, để còn làm phông cho đồ đạc nữa. Tường gương: Đây là một cách để tăng thêm phần sống động cho một căn phòng hay một góc nhà tẻ nhạt. Tấm gương có thể dùng làm một phần hay cả nhà một bức tường để căn phòng trông rộng rãi thoáng đãng. Tường kính: cả tường ghép bằng những tấm kính trong suốt hoặc bằng mica.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan