Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn học việt nam tiếp nhận văn học xô viết...

Tài liệu Văn học việt nam tiếp nhận văn học xô viết

.PDF
163
423
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG LOAN VĂN HỌC VIỆT NAM TIẾP NHẬN VĂN HỌC XÔ VIẾT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2005 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cổng trình nào khác. VŨ HỒNG LOAN Tác giả luận án 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................3 MỤC LỤC .................................................................................................................4 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................6 01. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu ..................................................... 6 0.2 - Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 7 0.3 - Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 12 0.4 - Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 15 0.5 - Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 16 0.6 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................ 16 Chương 1: VĂN HỌC XÔ VIẾT VỚI CÔNG CHÚNG VIỆT NAM ...............18 1.1- Con đường cách mạng XHCN ở Việt Nam và sự tiếp nhận nền văn học Xô viết ....................................................................................................................................... 18 1.2. Quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Liên Xô ................................................. 23 1.3 - Độc giả Việt Nam đối với văn học Xô viết.......................................................... 33 1.3.1 – Một lớp đọc giả mới...................................................................................... 33 1.3.2- Một lớp độc giả của thời kỳ chiến tranh kéo dài ............................................ 42 1.4 - Văn học Xô viết trong bức tranh dịch thuật ở Việt Nam ................................... 43 1.4.1 - Bức tranh dịch thuật: những con số biết nói.................................................. 43 1.4.2 - Bức tranh dịch thuật: những bước đi của đời sống chính trị - xã hội, sự vận động của nhu cầu thị hiếu ......................................................................................... 50 Chương 2: VĂN HỌC VIỆT NAM TIẾP NHẬN VĂN HỌC XÔ VIẾT TRÊN BÌNH DIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC .......................57 4 2.1 - Văn học Việt Nam tiếp nhận mô hình tổ chức của văn học Xô viết.................. 57 2.2 - Văn học Việt Nam tiếp nhận lí luận văn học Xô viết ......................................... 63 2.2.1 - Lý luận văn học Xô viết trong đời sống chính tri xã hội Việt Nam .............. 63 2.2.2 - Lý luận văn học Xô viết và văn học Xô viết trong nhà trường Việt Nam..... 92 Chương 3: DẤU ẤN CỦA VĂN HỌC XÔ VIẾT TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC VIỆT NAM .................................................................................................101 3.1 - Dấu ấn của văn học Xô viết trong sáng tác văn học Việt Nam giai đoạn 1945 1975 ............................................................................................................................. 101 3.2 - Hệ quả của sự ảnh hưởng ................................................................................. 115 3.2.1. Một nền văn học giàu tinh thần sử thi .......................................................... 115 5 MỞ ĐẦU 01. Sự cần thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu Văn học Việt Nam trong quá trình phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn - phụ thuộc vào điều kiện và đòi hỏi cụ thể của thời đại - có diện mạo đặc trưng và giá trị riêng của mình. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám được coi là một "giai đoạn mở đầu cho một thời kỳ văn học mới chưa có tiền lệ" [120: 10] - một nền văn học được sinh ra, tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, một nền văn học có "sự biến đổi toàn diện từ mối quan hệ văn học với đời sống nhà văn và công chúng, đến quan niệm nghệ thuật, các thể tài, thể loại và thỉ pháp''[120:11], đồng thời cũng là một nền văn học "bước đầu xây dựng theo mô hình mới, chưa có kinh nghiệm bao nhiêu, do đó khó tránh khỏi những lệch lạc ấu trĩ" [134: 48]. Trong quá trình hình thành và phát triển một nền văn học với những đặc điểm nêu trên có sự ảnh hưởng không nhỏ của quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế đó trong vài thập niên vừa qua chủ yếu thu gọn trong phạm vi ảnh hưởng của phe XHCN, trước hết là Liên Xô. Tổng kết và khép lại thế kỉ XX, văn học Việt Nam thế kỉ XXI trong tiến trình hoá nhập với văn học hiện đại thế giới không thể không mang theo trong hành trang của mình những thành qua và kinh nghiệm của quá khứ vẫn còn mới nguyên. Có thể nói, đây là thời điểm đã đủ độ lùi của thời gian, đã bắt đầu hội đủ những nhân tố để chúng ta, với một tinh thần cầu thị và ý thức dân tộc, nhìn lại và đánh giá toàn diện, khách quan một thực trạng lịch sử rất đáng trân trọng của chúng ta, đồng thời rút ra những bài học thiết thực nhất cho quá trình hội nhập với cộng đồng quốc tế, trước hết là tiếp tục mối quan hệ tốt đẹp, hứa hẹn trải dài trên nhiều thời kỳ lịch sử tiếp theo với một nền văn hoá thân thiết, quý giá đối với tâm hồn người Việt - nền văn hóa Nga. Giờ đây Liên Xô không còn nữa. Trên vũ đài lịch sử, tái hiện nước Nga như một cường quốc văn hoá, một dân tộc có nền văn hiến vĩ đại đã trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm, đột biến hết sức phức 6 tạp. Chúng ta đứng trước sự tất yếu phải tiếp tục và đổi mới những mối quan hệ văn hoá với Nga và các nước trước kia là thành viên của Liên bang Xô viết . "Muốn thành công trong việc hệ trọng này, thiết tưởng cần nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá khách quan và công bằng kết qua của gần nửa thế kỉ giao lưu văn hoá Nga trong khuôn khổ Liên bang Xô viết, rút ra những bài học thiết thực, từ đó đề ra những đường hướng chủ trương xác đáng, phù hợp với những nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá nhà nước trong giai đoạn mới."[28: 592] Trước những yêu cầu chính đáng trên, với một tinh thần thực sự cầu thị, với niềm mong muốn nền văn học nước nhà ngày càng đi vào quỹ đạo phát triển, với tình yêu sâu bền đối với nền văn hoá, văn học Nga, chúng tôi lựa chọn và tiến hành khảo sát đề tài Văn học Việt Nam tiếp nhận văn học Xô viết. Thực hiện đề tài, chúng tôi xác định hướng đến những mục đích sau đây: 0.1.1 -Tìm hiểu quá trình tiếp nhận văn học Xô viết ở Việt Nam trong vòng hai phần ba thế kỉ qua trên bình diện lý luận và sáng tác, từ đó rút ra một số đặc điểm của văn học Việt Nam trong giai đoạn ảnh hưởng của nền văn học này, nhận chân giá trị của một thời kỳ văn học nước nhà. 0.1.2 - Tìm hiểu cách tiếp nhận của công chúng Việt Nam đối với văn học Xô viết , lý giải cách tiếp nhận đó nhằm rút ra những bài học trong mối bang giao văn hóa với Nga trong thời gian tiếp theo. 0.2 - Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu 0.2.1 - Đối tượng nghiên cứu trực tiếp trong giới hạn phạm vi của luận án là mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Xô viết giai đoan 1945 – 1975, giai đoạn được đánh giá "là thời kỳ phát triển độc tôn của lý luận văn học và mỹ học hiện thực xã hội chủ nghĩa" [198: 13]. Văn học thành thị miền Nam cùng thời gian này cũng nằm trong tầm khảo sát của luận án, nhưng ở mức độ ít hơn, vì dòng văn học này tiếp nhận văn học Xô viết ở khía cạnh khác, chịu ảnh hưởng về lý luận văn học, trong sáng tác văn học không quan sát thấy rõ rệt. 7 Văn học Xô viết hiện diện và có những tác động đến văn học Việt Nam trong cả các giai đoạn trước 1945 và sau 1975, nhưng không rõ rệt như thời kỳ chúng tôi xác định. Nếu như những tác động của nó trong giai đoạn trước 1945 còn lẻ tẻ, chưa thành hiện tượng có tính hệ thống, quy mô, thì những tác động và ảnh hưởng của nền văn học đó trong thời kỳ sau 1975, nhất là từ thời kỳ Đổi mới văn học, tuy vẫn tiếp tục bền bỉ, nhưng không còn đậm đặc và mang tính "thuần nhất" nữa. Cuộc giao lưu của văn học Việt Nam đã mở rộng hơn phạm vi đóng khung trước đây. Tuy nhiên giai đoạn trước 1945 và giai đoạn sau 1975 sẽ luôn được chúng tôi dùng để đối chiếu trong khi đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình của văn học Việt Nam trong thế kỉ XX - kỉ nguyên nó gia nhập vào dòng chảy của văn học hiện đại thế giới. 0.2.2 - Đối tượng và phạm vi khảo sát thứ hai của chúng tôi là văn học Xô viết từ 1917 đến 1991 trong sự tiếp nhận của người Việt Nam, với diện mạo chủ yếu mà nó trình diện trước công chúng nước ta giai đoạn 1945- 1975. Nền văn học Nga vĩ đại thế kỉ XX là một chỉnh thể nghệ thuật đa dạng và phức tạp, được cấu thành từ nhiều bộ phận, đại thể là từ ba bộ phận lớn sau: - Văn học Nga đầu thế kỉ XX. - Văn học Nga Xô viết (dòng văn học chủ lưu của nền văn học Nga trong thời kỳ tồn tại xã hội Xô viết, được tính từ 1917 đến 1991). - Văn học Nga Hải ngoại (dòng văn học do nhiều thế hệ Nga lưu vong viết). Chúng tôi sẽ chỉ khảo sát bộ phận văn học Xô viết trong sự tiếp nhận của người Việt Nam. Ngay trong bộ phận này, xét về một số phương diện và tính chất, cũng không phải là một nền văn học "thuần nhất" theo nguyên tắc sáng tác hiện thực XHCN. Nhưng những tính chất không "thuần nhất", "phi hiện thực XHCN" này chỉ được chúng tôi dùng để đối chiếu, chứ không được xem như đối tượng chủ yếu của quá trình khảo sát. 0.2.3 - Hai đối tượng trên được khảo sát song song với việc phân tích môi trường văn hoá, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của giai đoạn hình thành một nền văn học mới “chưa có tiền lệ”. 8 Khi đặt một thời kỳ văn học nào đó vào tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc, cần tính đến rất nhiều giá trị, đặc điểm truyền thống văn hoá của dân tộc để nhìn thấy sự tương tác của các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có như thế mới nhận chân được ý nghĩa và vị trí của những gì nền văn học đạt được trong những bước khởi đầu và phát triển. Bakhtin yêu cầu: "Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học, hệ thống chỉnh thể của văn học gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa, và chỉ cố hệ văn hoá mới quan hệ tương tác trực tiếp với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Khổng thể tách rời văn học khỏi hệ văn hoá và "vượt mặt" văn hoá, liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị - kinh tế- xã hội. Những nhân tố ấy tác động đến văn hoá trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó mà ảnh hưởng đến văn học'' [dẫn theo 28: 182]. Luận án của chúng tôi là công trình mang tính ứng dụng, cho nên, tuy sử dụng những thành tựu của Mỹ học tiếp nhận, chúng tôi xin phép không triển khai phần lý thuyết, chỉ xin đưa ra cách hiểu của mình về lý thuyết ấy trong việc ứng dụng đối với đề tài luận án này. Tác phẩm văn học là kết qua sáng tạo của nhà văn, và kết qua đó tồn tại, kéo dài đời sống của mình trong cảm thụ, thưởng thức của độc giả. Cho nên, đối tượng của Mỹ học tiếp nhận không chỉ là tác phẩm, tác giả, mà còn là hoạt động giao tiếp của người sáng tác và người đọc cổ quan hệ liên minh với nhau. Đời sống của từng tác phẩm văn học (mở rộng ra là hiện tượng văn học, nền văn học với những quan điểm triết mỹ của mình) có những số phận khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tiếp nhận. Và không hiếm khi khi môi trường tiếp nhận thay đổi, số phận của hiện tượng văn học cũng thay đổi. Nghĩa là giá trị của văn học, bên cạnh những mặt "bất biến", có cả (thậm chí nhiều hơn) những mặt "khả biến". Cái mặt "khả biến "này liên quan đến tầm tiếp nhận từ bên trong văn bản và liên quan cũng không kém đến yêu cầu xã hội, tức là liên quan đến người đọc của một xã hội nhất định, một thời kỳ nhất định. Cho nên xác định đời sống một hiện tượng văn học 9 không phải là một việc làm đơn giản, và mối quan hệ giữa hiện tượng văn học với người đọc là một qua trình gập ghềnh, biến động. Dựa vào cách hiểu trên, chúng tôi thấy cần thiết vừa nhấn mạnh chức năng xã hội của văn học, lại vừa phải chú ý đến việc xác định đặc điểm nghệ thuật của nó. Việc làm này sẽ luôn đặt "cái xã hội" trong liên quan với "cái nghệ thuật", luôn chú ý đến vai trò tích cực của công chúng nghệ thuật, trình độ tiếp nhận của người đọc. Văn học Việt Nam thời kỳ chịu ảnh hưởng văn học Xô viết là một giai đoạn đặc biệt trong tiến trình văn học thế kỉ XX của nước ta. Trong mối quan hệ này văn học Xô viết đóng vai trò "hiện tượng văn học " = "cái được tiếp nhận", còn văn học Việt Nam là "chủ thể tiếp nhận". Công trình khảo sát của chúng tôi nhằm đối chiếu hai nền văn học song song theo lịch đại để thấy những ánh xạ, những tương phản trên đối tượng nghiên cứu, chỉ ra các khả năng trong tiếp nhận hiện tượng văn học. Xuất phát từ quan điểm như trên, khi tiến hành khảo sát đối tượng, chúng tôi sẽ nhìn đối tượng từ chức năng xã hội - lịch sử của nó: sự đáp ứng của văn học Xô viết đối với những yêu cầu nội tại của văn học Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều đó mang lại ý nghĩa thời sự của hiện tượng văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ luôn lưu ý những giá trị có khả năng vượt qua những giới hạn của thời gian, mang tính nhân loại phổ quát, tính vĩnh cửu cũng của chính hiện tượng văn học ấy, nhằm đánh giá, tổng kết chặng đường đã qua, rút ra những bài học cho việc tiếp nhận văn hoá thế giới trong thời gian tới của văn học Việt Nam Khi tiếp cận giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 chúng tôi thấy nhất thiết phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội -chính trị cụ thể cũng như ương tiến trình văn học nước nhà thế kỉ XX đang vươn mình nỗ lực hoá nhập với văn học hiện đại thế giới. Cái được, cái chưa được của nó cần phải khách quan nhìn nhận trong những đóng góp mới và riêng mà nó đem đến cho tiến trình văn học dân tộc, trong đó những tất định của hoàn cảnh luôn đáng được lưu tâm. Xác định phạm vi nghiên cứu như vậy, chúng tôi chủ yếu sẽ tham khảo và sử dụng các loại tài liệu sau đây: 10 - Những công trình nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam, văn học Xô viết , cũng như những văn bản tác phẩm của hai nền văn học có liên quan đến đề tài. Trong nhóm tài liệu này chúng tôi chú ý nhiều nhất đến một số công trình của các nhà nghiên cứu uy tín như Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy ghi nhận về sự đổi mới tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học ta thập kỉ qua, Lý luận và phê bình văn học của Trần Đình Sử, Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hoá của Lê Ngọc Trà, Văn học và hiện thực của Phong Lê, Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long, Văn học Xô viết thời gian gần đây của Hoàng Ngọc Hiến... Vai trò của văn học Xô viết trong việc đổi mới xã hội Xô viết của E.p. Chelyshev... - Những trước tác kinh điển và công trình nghiên cứu macxít về văn hóa văn học, như K.Marx, F.Engels, Lenin về văn học và nghệ thuật, Đề cương về văn hoá Việt Nam của Trường Chinh, KMarx - F.Engels, V.LLenin và một số vấn đề lí luận văn nghệ của Hà Minh Đức... - Những tài liệu đề cập đến vấn đề giao lưu văn hoá, văn học Việt Nam - Nga như Đôi nét cơ bản về giao lưu văn hoá Việt Nam - Thế giới từ sau Cách mạng tháng Tám của Phạm Vĩnh Cư, Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ biến văn học Xô viết ở Việt Nam, cỗ xe tam mây Không phải của riêng ai của Thúy Toàn... - Những bài viết về lý thuyết tiếp nhận văn học, văn học so sánh của các tác giả trong và ngoài nước. - Những sáng tác thường hay được nhắc đến của văn học Xô viết và văn học Việt Nam, như Người mẹ (M. Gorki), Thép đã tôi thế đấy (N. Ostrovski), Đội cận vệ thanh niên (A. Fadeev), Đất vỡ hoáng, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đấu vì tổ quốc (M. Solokhov), Con đường đau khổ (A. Tolstoi)..., Bão biển (Chu Văn), Cái sân gạch (Đào Vũ), Vùng trời (Hữu Mai), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)... 11 Tóm lại, luận án được xây dựng trên cơ sở những kiến thức văn học sử Việt Nam và Nga, lý luận văn học, triết học Mácxít 0.3 - Lịch sử vấn đề Với đối tượng khảo sát khá đa dạng đã được xác định trên đây cùng với khối tư liệu tương đối bề bộn cần phải xử lý, song lịch sử vấn đề được chúng tôi xem xét lại không quá dàn trải, mà chỉ tập trung vào vấn đề cốt lõi: quá trình đánh giá tiếp nhận văn học Xô viết ở Việt Nam qua từng thời kỳ diễn ra như thế nào, đã thu được kết quả đến đâu, trên cơ sở đổ xác định hướng đi tiếp của công trình. Về vấn đề này có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu. Do bề rộng của đề tài nên chúng tôi xin phép không dừng lại ở những bài viết nghiên cứu cách tiếp cận của người Việt Nam đối với từng tác gia, từng tác phẩm văn học Xô viết. Loại này có một số lượng rất lớn, tập trung nói nhiều nhất về M. Gorki, M. Maiakovski, c. Paustovski, s. Esenin, c. Simonov, A. Fadeev, N. Ostrovski, M. Solokhov... Các bài viết thường bày tỏ những ấn tượng tốt đẹp, sự tin cậy, gắn bó tâm hồn của bạn đọc Việt Nam đối với các nghệ sĩ Xô viết . Nguyễn Đình Chiến trong bài Sergei Esenin bộc bạch: "Nếu phải chọn một nhà thơ tiêu biểu cho những phẩm chất thi sĩ, từ dung nhan dáng điệu đến tâm hồn tính cách, tôi dứt khoat sẽ chọn Sergei Esenin [...]. Cùng với Puskin, Esenỉn là nhà thơ Nga được nhân dân ta yêu quý nhất [...] Tôi có thể nói, Esenin là ngôi sao Kim của thi ca Nga, luôn luôn tỏa ra một thứ ánh sáng trong trẻo, dịu dàng và mãnh liệt Một thứ ánh sáng vĩnh cửu." [22: 42, 64]. Bình luận về bài thơ điện ảnh Nỗi khổ không của riêng ai của nhà thơ c. Simonov viết về chiến tranh ở Việt Nam, Hà Xuân Trường viết: "Nỗi khổ không phải của riêng ai không phải chỉ là một sự phẫn nộ đối với một sự độc ác nhất, một sự tàn bạo nhất không có gì so sánh được, mà còn là tâm tình, là suy nghĩ của một qủa tim, một tâm tình rung cảm với những gì cao quý nhất của loài người" [220: 603]. Nếu liệt kê những bài viết như vậy sẽ phải lập một bản danh sách dài vô kể. Chúng tôi dừng lại lược thuật một số bài viết, công trình nghiên cứu cách tiếp nhận của độc giả Việt Nam đối với cả nền văn học Xô viết mà trong đó bao gồm tất cả những tác gia quen thuộc đối với chúng ta như đã nêu trên. Trước hết chúng tôi muốn nói đến 12 một loạt bài viết của Thúy Toàn về mối giao lưu giữa hai nền văn học Việt Nam - Nga Xô viết, như Vài nét về văn học Xô viết ở Việt Nam (1977), Bước đầu tìm hiểu quá trình phổ biến vấn học Xô viết ở Việt Nam (1977), Nhà xuất bản Văn học giới thiệu vấn học Nga Xô viết ở Việt Nam (1989), Bước đầu tìm hiểu thơ ca Nga ở Việt Nam (2005). Trong chùm bài này Thúy Toàn đã đưa ra cho chúng ta một cái nhìn vừa khái quát vừa cụ thể về quá trình du nhập văn học Nga Xô viết vào Việt Nam qua từng thời kỳ, chủ yếu dưới góc độ dịch thuật và xuất bản. Qua từng thời kỳ ấy, chúng ta thấy văn học Nga Xô viết ngày càng trở nên thân thuộc gần gũi vì sách Nga đã chiếm một tỉ lệ lớn nhất trên thị trường sách dịch: "Nhìn lại quá trình sự hiện diện của văn học Nga ở Việt Nam, ta thây chỉ trong vòng nửa thế kỉ, từ chỗ công chúng Việt Nam chưa hề biết gì về thơ ca Nga, bắt đầu được tiếp cận qua vài bản dịch các bài thơ lẻ tẻ, đến nay họ có thể tìm hiểu và thưởng thức thơ ca Nga bằng tiếng Việt của hàng trăm nhà thơ Nga" [208: 178]. Với tư cách một độc giả yêu quý văn học Nga Xô viết, Thúy Toàn băn khoăn: "Hơn nửa thế kỉ có mặt ở Việt Nam, thơ ca Nga đã để lại dấu ấn gì trong đời sống tinh thần xã hội, trong thơ ca Việt Nam? Nó ảnh hưởng đến đâu?" [208: 179]. Niềm băn khoăn ấy không phải của riêng Thúy Toàn. Trong các bài viết Ảnh hưởng to lớn của văn học Xô viết ở Việt Nam (1987), Nhìn lại văn học Nga thế kỉ XX (1995), Văn học Xô viết trong nhà trường PTTH (1997)..., Nguyễn Hải Hà khẳng định lại những giá trị trường tồn của văn học Xô viết, đòi hỏi có cách tiếp cận mới đối với nó, đồng thời đặt ra cho mình nhiệm vụ tìm hiểu quá trình thâm nhập và ảnh hưởng của văn học Xô viết trong đời sống tinh thần xã hội, trong văn học Việt Nam. Việc ấy một người không thể làm nổi, rất cần trông mong vào đội ngũ kế cận: "Liên Xô đã sụp đổ nhưng còn lại mãi với nhân loại nền văn học Nga vĩ đại đòi hỏi nhiều công sức và trông đợi ở đội ngũ các nhà Nga học trẻ tuổi, tiếc thay hiện còn rất thưa thớt ở Việt Nam" [58: 8]. Thật vậy, những công trình chuyên sâu về tiếp nhận, ảnh hưởng của văn học Xô viết đối với văn học Việt Nam chỉ thấy lác đác: Đạo đức nhân vật trong văn học Xô viết và văn học Việt Nam hiện đại (1987) của Lưu Liên, Văn học Nga Xô viết tại thành thị miền Nam giai đoạn 1954 -1975 (1998) của Phạm Thị Phương, Sự tiếp nhận kịch Xô 13 viết ở Việt Nam (2001) của Tất Thắng, Suy nghĩ từ việc tiếp nhận văn học Nga thời Xô viết ở Việt Nam (2001) của Nguyễn Văn Kha... Những công trình này tuy có đưa ra cái nhìn tổng thể về một giai đoạn hay một vài ảnh hưởng về thể, nhưng cái nhìn đó vẫn chưa bao quát được một bề rộng. Trong khi khảo sát quá trình đô thị miền Nam tiếp nhận văn học Nga Xô viết, Phạm Thị Phương lưu ý đến cơ chế chính trị - xã hội nhiều khi tác động và quy định thái độ của công chúng. Phan Hồng Giang trong bài Văn hóa - văn nghệ Liên Xô trong quá trình cải tổ hiện nay (Tạp chí Thông tin Văn hoá văn nghệ số 1/1988) đưa ra một cái nhìn phác thảo về việc nhận định lại các quan niệm văn hoá nghệ thuật của các nhà lãnh đạo Liên Xô, trong đó đề cao tinh thần tự phê phán, tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật: chưa chú ý thích đáng những đặc thù của lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, ít chấp nhận tranh luận, xem nhẹ lời dạy chí lí của Lênin về việc tự do sáng tạo chân chính của người nghệ sĩ, có khuynh hướng dùng biện pháp cấm đoán... Đặc biệt, bài viết nêu lên những bài học về cơ chế chính sách về văn hoá, về quản lý văn hoá đã không khuyến khích chất lượng, mang tính bình quân số lượng. Cách nhìn nhận cởi mở trên đây của nước bạn khuyến khích chúng ta một cách tiếp cận mới. Phạm Vĩnh Cư trong các bài viết Mấy suy nghĩ về giao lưu văn hoá Việt Nam - Nga (1993), Giao lưu văn hoá Việt Nam - Nga - Đông Âu dưới góc độ giá trị (1994), Đôi nét cơ bản về giao lưu văn học Việt Nam - thế giới từ sau Cách mạng tháng Tám (1995) cũng đặt ra những vấn đề ảnh hưởng văn học, nhưng nhìn sự ảnh hưởng ấy rộng hơn, ở cả phương diện lý luận, cơ chế nhà nước và bình diện văn hoá. Đó là cách đặt vấn đề khoa học nhằm lý giải khách quan, toàn diện và hiệu qua về những hiện tượng "văn hoá phi vật chất". Chỉ ra những thành tựu rực rỡ mà văn học Việt Nam đạt được trong mối giao lưu văn hoá Nga Xô viết, Phạm Vĩnh Cư không ngần ngại chỉ ra những mặt hạn chế của quá trình tiếp nhận. Đó là sự chưa thật sự thấu hiểu của chúng ta về văn hoá, văn học Nga Xô viết và một cách tiếp nhận, ảnh hưởng "thiếu tinh thần độc lập tự chủ". Vì lợi ích lâu dài của mối bang giao hai nước, ông khẩn thiết đòi hỏi: "Chúng ta phải khám phá lại nền văn hoá ấy, tiếp thu lại kho tàng tinh hoá của nó, hiểu nó đến tận gốc và thiết lập quan hệ đối thoại, đối tác với nó" [28: 604]. 14 Đồng quan điểm trên, Hoàng Ngọc Hiến trong Về vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của văn học nghệ thuật Xô viết tới văn học nghệ thuật của ta (1996) cũng đề nghị nghiên cứu ảnh hưởng của văn học Xô viết cần phải lưu ý ba vấn đề: 1).Về thiết chế quản lý văn học, 2). Về lý luận và tư tưởng, 3). Về phương diện các tác phẩm. Sau khi phân tích sự cần thiết của phường hướng trên, Hoàng Ngọc Hiến kết luận: "Tóm lại, nghiên cứu ảnh hưởng của văn học nghệ thuật Xô viết, không thể chỉ giới hạn ở ảnh hưởng của những tác phẩm. Cần nghiên cứu cả lĩnh vực thiết chế và lĩnh vực lý luận, tư tưởng thì mới thấy rằng trong đời sống văn hoá xã hội ta thời kỳ vừa qua, văn hoá Xô viết có ảnh hưởng toàn diện và to lớn trong đó có những tác động tích cực rất lớn, sâu sắc đồng thời cũng có những mặt tiêu cực" [73: 92]. Tiếp thu các ý kiến có tính chất chỉ dẫn của các nhà phế bình và nghiên cứu văn học, dưới sự chỉ đạo của hai giáo sư hướng dẫn Mai Quốc Liên và Nguyễn Văn Hạnh, chúng tôi xây dựng luận án của mình thành những bộ phận cấu thành của quá trình và tổng thể tiếp nhận, đi từ ảnh hưởng cơ cấu thiết chế, lý luận tư tưởng đến ảnh hưởng trong đời sống xã hội và đến sáng tác văn học. Với phương hướng ấy và với quy mô có giới hạn của công trình, chúng tôi sẽ không có điều kiện đi sâu vào phân tích, đối chiếu so sánh một tác giả, một tác phẩm chuyên biệt nào, mà chỉ có thể xem xét vấn đề ở tầm khái quát. 0.4 - Phương pháp nghiên cứu Từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận án, chúng tôi thực hiện đề tài này theo các phương pháp nghiên cứu sau đây: lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh. Với phương pháp lịch sử, đề tài của chúng tôi sẽ tìm thấy sự hỗ trợ trong việc xác định lại những điều kiện lịch sử - xã hội - chính trị - kinh tế làm phát sinh, phát triển sự vật, hiện tượng. Cụ thể là văn học Xô viết được đón nhận trong hoàn cảnh như thế nào, hoàn cảnh ấy tác động gì đến việc tiếp thu nội dung, tư tưởng, hình thức tác phẩm văn học . 15 Tiếp cận vấn đề bằng phương pháp xã hội giúp chúng tôi xác lập lại tầm đón nhận, thị hiếu thẩm mỹ của các thế hệ độc giả khác nhau, xác lập khả năng tồn tại, phát sinh những hướng tiếp cận khác lạ so với ban đầu. Việc thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh giúp chúng tôi nhìn nhận sự vật trong một hệ thống, không sa đà vào những chi tiết vụn vặt, nhưng vẫn làm nổi bật được những hiện tượng chủ yếu với những đặc điểm cơ bản của nó. 0.5 - Những đóng góp mới của luận án 0.5.1 - Có thể coi đây là công trình nghiên cứu tổng hợp đầu tiên ở nước ta về việc tiếp nhận, ảnh hưởng toàn diện của văn học Xô viết đối với văn học Việt Nam thông qua những ảnh hưởng mở rộng của cả hệ thống thượng tầng kiến trúc xã hội. 0.5.2 - Thực hành hướng nghiên cứu mới theo lý thuyết tiếp nhận để khảo sát từ điểm đến diện một hiện tượng có tính chất quy mô, bao trùm cả một thời kỳ lịch sử, đưa ra cái nhìn khái quát về phạm trù độc giả hết sức đa dạng, phức tạp, đầy khả thể biến động của thời kỳ ấy. 0.6 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng thể về những tiền đề xuất hiện ở nước ta tạo điều kiện cho việc tiếp nhận văn học Xổ viết. Những lập luận của luận án chứng minh rằng xu hướng phát triển văn học cách mạng từ sau 1945 là một sự lựa chọn tự nguyện, có ý thức, xuất phát từ yêu cầu nội tại và nhiệm vụ chính trị của một giai đoạn mới trong lịch sử. Điều này cần thiết cho việc lý giải về sự gắn bó tương tác nhiều mặt trong mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, cũng như về tác động sâu sắc của văn học Xô viết trong nhiều lĩnh vực văn hoá - xã hội Việt Nam. Trong mối quan hệ này Việt Nam mãi mãi sẽ ghi nhận sự giúp đỡ ân tình to lớn chưa từng có của một quốc gia anh em đối với mình. Mối bang giao kéo dài hơn nửa thế kỉ này có tác động lớn đến sự thay đổi diện mạo văn hoá Việt Nam, từ đội ngũ trí thức, tính chất công chúng đến các bước vận động của đời sống vật chất tinh thần xã hội. 16 Trên cơ sở những lập luận trên, luận án cho thấy văn học Việt Nam, với ý thức tự nguyện, đã tiếp thu hầu hết mô hình, thiết chế văn học ở Liên Xô cũng như các paradigme (bộ khung các khái niệm cơ bản) lý luận Xô viết. Quan niệm rằng ảnh hưởng văn học là khâu quan trọng của quá trình tiếp nhận, luận án đặt ra nhiệm vụ khảo sát sự tiếp nhận văn học Xô viết ở Việt Nam đã diễn ra cụ thể như thế nào ở phương diện thực hành quan trọng bậc nhất của đời sống xã hội là sáng tác văn học. Luận án chủ trương không đi sâu vào đối chiếu cụ thể một số tác giả, tác phẩm chuyên biệt nào, mà cố gắng đưa ra cái nhìn tổng quát về sự ảnh hưởng dẫn đến những đặc điểm, hệ quả gì cho văn học Việt Nam. Đứng trước những thách thức mới của nhu cầu hội nhập văn hóa, vì một nền văn học theo định hướng XHCN đậm đà bản sắc dân tộc, chúng tôi coi việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thực tiễn đáng kể. Một mặt luận án khẳng định tính đúng đắn trong việc tiếp tục phát triển quan hệ với nền văn hóa, văn học Nga trên một tầm cao mới, mặt khác nhìn nhận lại một số đặc điểm của nền văn học Việt Nam trong giai đoan ảnh hưởng văn học Xô viết trên cơ sở đó nhận chân giá trị của nền văn học nước nhà. Luận án gồm 207 trang. Ngoài phần mở đầu (16 trang), kết luận (5 trang), thư mục tham khảo (21 trang), phần chính văn của luận án dược cấu tạo thành ba chương: Chương 1: VĂN HỌC XÔVIET VỚI CÔNG CHÚNG VIỆT NAM (53 trang). Chương 2: VĂN HỌC VIỆT NAM TIẾP NHẬN MÔ HÌNH Tổ CHỨC VÀ LÝ LUẬN VĂN HỌC XÔVIÊT (57 trang). Chương 3 : DÂU ẤN CỦA VĂN HỌC XÔ VIẾT TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC VIỆT NAM (55 trang) 17 Chương 1: VĂN HỌC XÔ VIẾT VỚI CÔNG CHÚNG VIỆT NAM 1.1- Con đường cách mạng XHCN ở Việt Nam và sự tiếp nhận nền văn học Xô viết Sau hàng ngàn năm bị chế độ phong kiến đè nặng, nhiều thập niên nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, bước sang thế kỉ XX, Việt Nam đã cố gắng đi tìm con đường giành độc lập, hồi sinh dân tộc. Sau nhiều lần, nhiều phương hướng lựa chọn, cuối cùng Việt Nam đã quyết định đi theo con đường giải phóng dân tộc của cách mạng vô sản. Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đến với nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc như một thứ ánh sáng cho người đang đi trong đêm tối. Đến năm 1945 cuộc cách mạng của Lênin đã đi được một chặng đường vẻ vang, đạt được nhiều thành tựu đáng noi theo. Sự vận dụng sáng tạo những luận điểm Lênin vào cách mạng Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đưa đến thành công cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 và công cuộc kháng chiến kiến quốc trong thời gian kế tiếp. Nếu như lúc này nhiều dân tộc phương Tây còn phân vân về con đường XHCN thì Việt Nam cũng như một số nước châu Á lại thấy đó là con đường phù hợp và hiện thực nhất của mình: cuộc cách mạng vô sản, biến người lao động thành những chủ nhân của đất nước - một sự đổi đời vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. Và giữa bầu trời Việt Nam còn tăm tối ấy, cách mạng và văn học Nga Xô viết đã đến, doi một ánh sáng mới, - "ánh sáng từ phương Bắc tới", - đầu đề một bài viết của học giả Đặng Thai Mai [131], - vào đời sống tinh thần xã hội. Và ánh sáng đó là nguyện vọng, là ước mong của người dân mất nước, mong mỏi một con đường giải thoát. Bước sang thế kỉ XX, văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta dưới nhiều hình thức, trong đó con đường vào của văn hóa Nga - Xô viết đem đến một ấn tượng đặc biệt. Đó không phải là sự khuất phục do vũ lực hay đồng tiền mà là sự chinh phục của tư duy khoa học, của cả một kho tàng văn học nghệ thuật được chiếu sáng bởi tư tưởng nhân văn - một sự chinh phục trí tuệ và trái tim. Đặng Thanh Lê lưu ý đến tính khác biệt trong 18 bước khởi nguyên cho mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam với Nga-Xô viết: "Có thể nói, gương mặt Puskin, Tolstoi, Maiakovskiy Fadeev... đến với tâm hồn Việt Nam không bị phản quang bởi mối quan hệ xâm lược - bị xâm lược, mối quan hệ thống trị - bị thống trị. Ngược lại, trước khi nhận diện được chiều sâu triết lí và về vẻ đẹp ngôn từ triết học, văn học Trung Quốc và Pháp, trước khi có thể tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện văn hóa và văn học Mỹ, Việt Nam phải đối đầu với cung tên của Trung Quốc cổ xưa, súng đạn của Pháp thời hiện đại và B52 của Mỹ đương đại." [100: 4]. Những thành tựu của nhà nước Liến Xô đã khích lệ nhân dân Việt Nam tin tưởng vào một xã hội tương lai tốt đẹp. Nước Nga Xô viết chỉ một thời gian ngắn sau Cách mạng tháng Mười 1917 đã nhanh chóng vươn lên, trở thành một cường quốc lớn mạnh, chiến thắng trong Đệ Nhị Thế Chiến, giải phóng nhiều dân tộc châu Âu, mở đường cho các dân tộc thuộc địa ở các châu lục khác, trong đó có Việt Nam, vùng lên. Nước Nga Xô viết với chế độ ưu việt đã trở thành ước mơ của người dân Việt thuộc địa (như từng được thể hiện trong câu thơ nổi tiếng của Tố Hữu "Lão ngồi mơ nước Nga", hay như trong bài hát Mơ Liên Xô vắt phổ biến trước kia). Được sự hỗ trợ và khích lệ bởi chiến thắng của Hồng quân Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân lao động Việt Nam đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" (Nguyễn Đình Thi), tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa, đập tan ách đô hộ của Pháp - Nhật. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám làm nhân dân Việt Nam càng tin tưởng con đường mà mình đã lựa chọn, tự tin vào sức mạnh của mình để đi tiếp con đường trường chinh kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sự giúp đỡ của Liên Xổ trong hai cuộc kháng chiến và trong sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta đã ngày càng thắt chặt tình thân giữa hai dân tộc: "Nửa thế kỉ qua dân tộc Việt Nam đã từ trong đêm tối của nổ dịch đột ngột bước ra vùng sáng lòa của hai cuộc kháng chiến vừa khốc liệt vừa kéo dài. Trong thoáng chốc con người Việt Nam đã xé bỏ được lớp kén dày của sự bạc nhược, an phận, ích kỉ, trở thành trang hảo hán dám quên thân vì đại nghĩa" [90: 63]. Một câu hỏi đặt ra: Chủ thuyết nào, tổ chức chính trị nào đã làm thay đổi được tinh thần một dân tộc ưiệt để và nhanh chóng thế? Đó là niềm tin ở thực tiễn, ở thành quả to lớn của Liên Xô cùng phe XHCN mà người dân Việt Nam thấy 19 được. Học thuyết Mác-xit (cũng như các lý thuyết khác) đối với dân ta - những người thuở lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đa số là thất học, nghèo đói - không phải là thứ dễ hiểu. Chưa chắc đã hiểu, nhưng họ tin vào cái đang diễn ra. Nguyễn Khải cảm nhận: "Học thuyết Mác-xit vốn xa lạ với người nông dân Việt Nam, nhưng tác động của nó tới đông đảo quần chúng thật mãnh liệt và tức thì. Lần đầu tiên một học thuyết nổi danh dám suy tôn những người thất học và bần cùng là nhân vật chính của lịch sử hiện đại, là chủ nhân ông đích thực của đất nước họ trong hiện tại và trong tương lai. Rằng họ có sức mạnh dời non lấp biển, có thể đánh bại mọi kẻ xâm lược và kiến tạo một xã hội công bằng nhất trong lịch sử loài người" [90: 64]. Đối với nhiều người trí thức khác thì, như Tố Hữu hồi tưởng: "Chúng tôi giác ngộ chủ nghĩa Mác do nhiều nhân tố, nhiều ảnh hưởng cộng lại. Một phần là do thân phận bị bạc đãi, hạnh phúc bị tổn thương. Một phần rất quan trọng do sự giáo dục của Đảng, cửa văn học cách mạng, văn học yêu nước tiến bộ. Chủ nghĩa cộng sản đến, hợp với nguyện vọng cửa mình, vì chủ nghĩa cộng sản giải phóng loài người có mình trong đó, gạt tất cả buồn đau [...]. Buổi đầu đến với chủ nghĩa cộng sản, với Đảng, tôi thấy nó như một thiên thần với hào quang lãng mạn và rất nhiều mộng tưởng" [83: 15]. Cũng như thế, Như Phong trong bài Nhớ lại buổi đầu gặp gỡ đã khẳng định vai trò của văn học Xô viết đối với người thanh niên trí thức trước cách mạng: "Những tác phẩm văn học này được chúng tôi chuyền tay đọc đến nhàu nát, đã vào trong những câu chuyện hàng ngày của chúng tôi, và ở một số bạn mà tôi biết, đã góp phần định đoạt cho cả một cuộc đời đấu tranh quên mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng" [158: 405]. Sức hấp dẫn, sức thu phục nhân tâm của nền văn hoá, văn học Xô viết được nhìn thây trong chế độ XHCN ưu việt, là chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân như đỉnh cao của trí tuệ loài người, là tấm gương xây dựng đất nước từ lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp lớn bậc nhất trên thế giới. Chế độ đó hứa hẹn một thế giới tốt đẹp, huy hoàng chưa từng có trong lịch sử mà so với nó, tất cả các giai đoạn trước là "Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chửa thành người/Đêm ngàn năm man rợ" (Tố Hữu). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan