Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn học Trung Quốc thời kỳ mới (1976 - 1986 )...

Tài liệu Văn học Trung Quốc thời kỳ mới (1976 - 1986 )

.PDF
180
147
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM VĂN HỌC TRUNG QUỐC THỜI KỲ MỚI (1976 -1986) ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ 1998 -1999 Người thực hiện: TS. Hồ Sĩ Hiệp TP. Hồ Chí Minh 1999 MỤC LỤC CHƢƠNG I: VĂN HỌC TRƢỚC THỜI KỲ MỚI ................................................................... 1 I. Văn học 17 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1949 - 1966); .............................................. 1 II. Văn học thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976): .......................................................... 7 CHƢƠNG II: VĂN HỌC GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA THỜI KỲ MỚI (1976 - 1982) .............. 20 I. Hiện tƣợng mới, sự vật mới trong văn học. ...................................................................... 20 II. Bài học kinh nghiệm quý báu .......................................................................................... 36 CHƢƠNG III: TƢ TƢỞNG VĂN HỌC VÀ LÝ LUẬN VĂN NGHỆ THỜI KỲ MỚI ........ 49 I. Đại hội văn nghệ lần thứ 4, 5: .......................................................................................... 49 II. Thảo luận và tranh luận lý luận văn nghệ: ...................................................................... 54 III. Những kết quả đạt đƣợc: ................................................................................................ 60 CHƢƠNG IV: THUYỆN NGẮN PHỤC HƢNG ................................................................... 69 I. Bối cảnh sáng tác truyện ngắn .......................................................................................... 69 II. Thành tích lịch sử của truyện ngắn ................................................................................. 70 III. Lƣu Tâm Vũ - Chủ tƣớng của văn học vết thƣơng ........................................................ 76 IV. Nhƣ Chí Quyện Từ "Mỉm cƣời đến trầm tƣ"................................................................. 82 V."Họa gia phong tục" Uông Tăng Kỳ ................................................................................ 85 VI. Trƣơng Huyền, Trần Kiến Công và Vƣơng An Ức ....................................................... 88 VII. Nữ nghệ thuật gia trữ tình Trƣơng Khiết ..................................................................... 92 CHƢƠNG V: THÀNH CÔNG CỦA TIỂU THUYẾT ........................................................... 97 I. Sự tiên tiến của tiểu thuyết trong thời kỳ mới. ................................................................. 97 II. Diệu Tuyết Ngân và tiểu thuyết lịch sử "Lý Tự Thành" ............................................... 106 III. Tác phẩm "Hứa Mậu và con gái của ông ta " của Chu Khắc Cần. ............................. 108 IV. Tác phẩm " Phù Dung trấn" của Cổ Hoa. .................................................................... 110 V. Tác phẩm "Tƣớng quân ngâm " của Mạc Ứng Phong ................................................. 111 CHƢƠNG VI: SÁNG TÁC THƠ CA ................................................................................... 113 I. Cụ diện mới của sáng tác thơ ca ..................................................................................... 113 II. " Thời đại hoàng kim thứ 2" của Ngải Thanh ............................................................... 117 III. Công Lƣu - Nhà thơ "Sống Lại" .................................................................................. 118 PHỤ LỤC 1. LỜI CHÀO MỪNG TẠI ĐẠI HỘI VĂN NGHỆ LẦN THỨ TƢ (10/1979)- Đặng Tiểu Bình ........................................................................................................................................ 120 2. BÀI NÓI CHUYỆN TẠI CUỘC TỌA ĐÀM VỀ SÁNG TÁC KỊCH BẢN (12/3/1980)Hồ Diệu Bang ........................................................................................................................ 124 3. LỜI CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI NHÀ VĂN TRUNG QUỐC LẦN THỨ TƢ (29/ 12/ 1984 5/1/1985)- Hồ Khởi Lập ........................................................................................................ 130 4. CỐ GẮNG LỚN, ĐOÀN KẾT LỚN, PHỒN VINH LỚN TẤT YẾU SẼ ĐEM LẠI SỰ SÔI ĐỘNG LỚN, SỰ THI ĐUA LỚN, SỰ NÂNG CAO LỚN- Trƣơng Quang Niên ........ 135 5. NĂM THẾ HỆ NHÀ VĂN TRUNG HOA- Đinh Linh ................................................... 141 6. HAI MƢƠI NĂM VĂN HỌC CỦA NƢỚC TRUNG QUỐC MỚI- Trƣơng Quýnh ....... 148 7. HƢỚNG ĐI CỦA VĂN HỌC THỜI KỲ MỚI- Vƣơng Kỳ Nhân .................................... 156 8. VÀI SUY NGHĨ VỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ (Ở TRUNG QUỐC)Khuê Tăng .............................................................................................................................. 162 9. LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ VIỆC XÂY DỰNG LÝ LUẬN VĂN NGHỆ ĐƢƠNG ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC- Đồng Khánh Bính ............................................................................ 169 CHƢƠNG I: VĂN HỌC TRƢỚC THỜI KỲ MỚI I. Văn học 17 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1949 - 1966); 1.Khái quát tình hình văn học: Sự thành lập nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đánh dấu thời điểm kết thúc cơ bản giai đoạn chủ nghĩa dân chủ mới và mở đầu giai đoạn xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng mở màn cho sự phát triển của văn học đƣơng đại Trung Quốc. Trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội không chỉ là một hệ thống tƣ tƣởng hoặc một loại tƣ tƣởng mà là một tồn tại hiện thực của chế độ chính trị và chế độ kinh tế. Nó quyết định và ảnh hƣởng một cách sâu sắc đến các hình thức sinh hoạt, hình thức đấu tranh và bộ mặt tinh thần của các tầng lớp nhân dân các dân tộc. Cuộc đấu tranh to lớn và cải cách vĩ đại để xây dựng, phát triển, củng cố, hoàn thiện chế độ chính trị và chế độ kinh tế của chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cơ bản của đời sống xã hội nƣớc ta. Văn học đƣơng đại với chức trách phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân, không chỉ đối với đề tài hiện thực hay đề tài lịch sử đều không thể không mang dấu ấn tinh thần Thời đại xã hội chủ nghĩa, nó phối hợp và phục tùng mục tiêu lịch sử vĩ đại của nhân dân nƣớc ta là xây dựng cƣờng quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Do đó, xét về tổng thể, văn học đƣơng đại nƣớc ta thuộc lại văn học mới của loại hình văn học xã hội chủ nghĩa trẻ trung mới xuất hiện trong lịch sử thế giới. Ở nƣớc ta, vận mệnh của văn học gắn chặt với vận mệnh của đất nƣớc và nhân dân. Nƣớc Trung Quốc xã hội chủ nghĩa trẻ trung của chúng ta 35 năm qua đã trải qua một chặng đƣờng lịch sử quang vinh vĩ đại nhƣng cũng rất gian nan gập ghềnh, nền văn học xã hội chủ nghĩa trẻ trung của chúng ta cùng trải qua một quá trình nhƣ vậy và đồng thời phản ánh giai đoạn lịch sử này. Nó kiên cƣờng bền bỉ phát triển và trƣởng thành trong một hoàn cảnh vừa sinh động và phong phú, vừa vĩ đại và phức tạp của xã hội chủ nghĩa, với ngòi bút phong phú đa dạng, khẳng khái bi tráng, hùng vĩ rực rỡ, đã viết nên những trang vĩ đại, dệt bằng hy vọng và đau khổ, thắng lợi và dày vò. Tuy nhiên hiện nay nó còn nằm trong giai đoạn phát triển chƣa thành thục, nhƣng với nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật tƣơi mới mang đặc sắc dân tộc, nó đã phát huy ảnh hƣởng ngày càng to lớn trong văn học tiến bộ đƣơng đại của thế giới. Năm mƣơi lăm năm nay, sự phát triển của văn học xã hội chủ nghĩa nƣớc ta trải qua ba thời kỳ: 1 * Thời kỳ thứ nhất: Nền văn học xã hội chủ nghĩa(nƣớc ta) ra đời trên cơ sở tiếp thu truyền thống văn học cách mạng của giai cấp vô sản "Ngũ tứ", nhất là tiếp tục truyền thống của văn nghệ nhân dân mới mẻ xuất hiện trong điều kiện lịch sử chính quyền nhân dân ở khu giải phóng sau khi đồng chí Mao Trạch Đông phát biểu "Bài nói chuyện tại cuộc tọa đàm văn nghệ Diên An" năm 1942. Sau ngày giải phóng, phƣơng hƣớng văn nghệ phục vụ công nông binh, phục vụ quảng đại quần chúng lao động mà "Bài nói chuyện" nêu ra đã đƣợc quán triệt và thực hiện trên phạm vi toàn quốc, nhà văn với quần chúng nhân dân gắn bó thêm một bƣớc, sáng tác văn học và nhân dân lao động kết hợp thêm một bƣớc từ đó hình thành một cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong lịch sử văn học, thúc đẩy nền văn học xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Thật đúng nhƣ Lenin đã nói, văn học xã hội chủ nghĩa là thứ văn học tự do chân chính, công khai liên hệ với giai cấp vô sản, là thứ văn học phục vụ nghìn nghìn vạn vạn nhân dân lao động. Nền văn học xã hội chủ nghĩa trẻ trung nƣớc ta, trong thời kỳ phát triển thứ nhất của nó, đã hiện rõ khuôn mặt tƣơi tắn lạ thƣờng của một loại hình văn học mới thuộc về nhân dân. Phần lớn thời gian của thời kỳ này, công tác văn học về cơ bản là chấp hành đƣờng lối văn nghệ Mác xít của Đảng, sáng tác văn nghệ xã hội chủ nghĩa nói chung phồn vinh, có sinh khí và thành tích rõ ràng. Bộ mặt tinh thần về đời sống chính trị lành mạnh, sáng rỡ của Đảng, Nhà nƣớc và toàn thể nhân dân đoàn kết, phấn đấu ở thời kỳ đầu xây dựng đất nƣớc đã phản ánh sinh động, trong sáng tác văn học thời kỳ này. Giới văn nghệ đã triển khai rộng rãi phong trào cải tạo tƣ tƣởng và đấu tranh tự tƣởng văn nghệ, chống quan điểm lịch sử duy tâm chủ nghĩa, mở rộng trận địa của giai cấp vô sản. Nhiều nhà văn trẻ với tinh thần vƣợc khó và nhiệt tình ở điểm xuất phát mới của lịch sử đã lao vào cuộc sống đấu tranh nóng bỏng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm của họ tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng và sắc thái tƣ tƣởng mới. Dù các nhà văn đƣơng thời có tƣờng tận và đi sâu vào nắm bắt cuộc sống của giai đoạn xã hội chủ nghĩa, thƣờng là trách cho việc nhiệt tình của họ làm cho họ nôn nóng biểu hiện và ca ngợi thời đại mới; công sức nghệ thuật của nhà văn còn chƣa cố thể thích ứng với yêu cầu biểu hiện cuộc sống mới. Cuộc đấu tranh tƣ tƣởng văn nghệ tuy có thu đƣợc kết quả tích cực nhƣng cuộc đấu tranh này lại dùng phƣơng thức phong trào để tiến hành nên đã ảnh hƣởng đến sự phát huy dân chủ của nghệ thuật, khiến cho một số cái "tả " tràn lan. Nhƣng tất cả những cái đó đều không lấn át đƣợc nhuệ khí và thanh thế của văn học xã hội chủ nghĩa mới ra đời. Sự phát triển của văn học xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng thu hoạch đƣợc vụ mùa đầu tiên. 2 Năm 1956, chế độ xã hội chủ nghĩa nuớc ta cơ bản đƣợc xác lập. Trọng điểm của công tác toàn quốc là chuyển từ hình thức đấu tranh giai cấp quần chúng kiểu ''mƣa to gió lớn" sang phát triển sự nghiệp kinh tế và văn hóa, chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội: đây là yêu cầu khách quan của lịch sử đƣơng thời, là nguyện vọng mãnh liệt của nhân dân. Để thích ứng với bƣớc chuyển này và điều động mọi nhân tố tích cực phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hộ, đồng chí Mao Trạch Đông nêu ra phƣơng châm "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", phát triển khoa học và văn hóa xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự năng động và giải phóng tƣ tƣởng cho giới văn nghệ đƣơng thời. Gắn bó chặt chẽ với các vấn đề nhƣ quán triệt chấp hành và đồng thời phát triển phong phú phƣơng hƣớng và đƣờng lối văn nghệ đƣợc xác lập trong "Bài nói chuyện" nhƣ thế nào; kiên trì phƣơng pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, tuân thủ các quy luật nghệ thuật, phát huy đầy đủ tính dân chủ nghệ thuật nhƣ thế nào: khắc phục các khuynh hƣớng sáng tác chủ quan chủ nghĩa nhƣ công thức hóa, khái niệm hóa nhƣ thế nào đều đƣợc giới lý luận văn nghệ triển khai thảo luận nghiêm túc. Cùng với vấn đề tính năng động và giải phóng tƣ tƣởng. "Trăm hoa đua nở" trong sáng tác bắt đầu nẩy nở. Nhiều nhà văn với tinh thần trách nhiệm cao đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đã ra sức đột phá cách nhìn chật hẹp của tƣ tƣởng siêu hình mở rộng tầm quan sát cuộc sống, đi sâu vào suy nghĩ và tìm tòi cuộc sống. Tác phẩm của họ phản ánh chân thực cuộc sống hiện thực, dùng cảm vạch ra mâu thuẫn xã hội, cổ vũ mọi ngƣời đấu tranh với những hiện tƣợng tiêu cực cản trở sự nghiệp của chúng ta tiến lên, làm cho văn học xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta tăng thêm ý chí chiến đấu mới mẻ, khỏe mạnh. Đề tài sáng tác văn học mở rộng, khai thác nhiều phƣơng diện về thế giới tinh thần, tình cảm, đạo đức của con ngƣời, miêu tả chân thực và sâu sắc thế giới tình cảm phong phú của nhân dân. Nhƣng phƣơng châm "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" trong thực tế cũng vấp phải quấy nhiễu và cản trở. Một số ít phần tử phái hữu của giai cấp tƣ sản thừa dịp phủ định sự lãnh đạo của Đảng và con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, đảng phát động cuộc đấu tranh tất yếu phản kích lại các phần tử phái hữu của giai cấp tƣ sản. Nhƣng cuộc đấu tranh này đã xuất hiện sai lầm khuyếch đại hóa nghiêm trọng, lẫn lộn hai loại mâu thuẫn khác nhau. Sai lầm này, cũng xuất hiện trong cuộc đấu tranh của giới văn nghệ, làm hại một loạt những ngƣời làm công tác văn nghệ, trong đó bao gồm một số nhà văn lão thành có cống hiến lớn và rất nhiều nhà văn lớp trung niên và lớp trẻ nhiều tài hoa, dũng cảm tìm tòi trong thực tiễn sáng tác và lý luận phê bình. Điều đó đã làm tổn thƣơng nghiêm trọng đến tính tích cực trong sáng tác văn học nghệ thuật, khiến sự phát triển của văn học xã hội chủ nghĩa bị chà đạp. 3 Mặc cho tiến trình lịch sử của văn học đƣơng đại xuất hiện khúc khuỷu, nhƣng xu thế phát triển ngày càng cao rộng mà nó đã tích lũy đƣợc từ sau ngày dựng nƣớc nên nó không thể bị cản trở. Trải qua trƣờng kỳ thai nghén 7, 8 năm. đến cuối nhƣng năm 50, đầu 60, văn học xã hội chủ nghĩa nƣớc ta đón một mùa thu hoạch lớn với một loạt tiểu thuyết dài làm tiêu chí. Những tiểu thuyết này chủ yếu phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng và Lịch sử cách mạng và đề tài cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Chúng đều trải qua quá trình thai nghén, cấu tứ và gia công nghệ thuật tƣơng đối dài của tác giả, do đó, đƣợc trình bày với diện mạo tƣơng đối hoàn chỉnh và thành thục, chứng tỏ thực tích phát triển của nền văn học xã hội chủ nghĩa 17 năm này. So sánh với sự phồn vinh của tiểu thuyết dài, do ảnh hƣởng tiêu cực của việc khuyếch đại hóa cuộc đấu tranh chống phái hữu trong giới văn nghệ, tiểu thuyết loại vừa phản ánh cuộc sống hiện thực ở cự ly gần lại tƣơng đối đơn mỏng. Từ sau 1957, tiểu thuyết vừa và ngắn tuy không thiếu Tác phẩm ƣu tú, nhƣng tác phẩm dám vạch ra mâu thuẫn trong đời sống hiện thực, nhất là động chạm tới những tác phong bất lƣơng của chủ nghĩa quan liêu trong cuộc sống dƣờng nhƣ vắng bóng hẳn. Dƣới ảnh hƣởng của thứ "Gió thổi phồng" ( ) và "Gió cộng sản", còn xuất hiện một số tác phẩm tô hồng hiện thực. Khuynh hƣớng "tả" dần dần tràn lan, những thanh qui giới luật trong lý luận văn nghệ dần dần tăng vọt, con đƣờng sáng tác văn học ngày càng chật hẹp. Để cải biến tình trạng này, dƣới sự lãnh đạo và quan tâm sâu sắc của đồng chí Chu Ân Lai, từ năm 1961 đến 1962, bộ môn lãnh đạo văn nghệ đã chủ trì triệu tập nhiều hội nghị quan trọng, tiến hành công Tác điều chỉnh đối với chính sách văn nghệ của đảng. Căn cứ vào tinh thần của "Bài nói chuyện tại hội nghị tọa đàm công tác văn nghệ và hội nghị sáng tác phim truyện" tháng 6 năm 1961 của đồng chí Chu Ân Lai đã khởi thảo "Ý kiến về công tác văn học nghệ thuật trƣớc mắt" tức "Tám điều văn nghệ" đã đƣợc Trung ƣơng đảng phê chuẩn và thử thi hành trong toàn quốc và các đoàn thể văn nghệ. Sự điều chỉnh chính sách văn nghệ mà đảng tiến hành đà đem lại chuyển biến tốt đẹp cho sự phát triển của văn học xã hội chủ nghĩa. Cục diện "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" dần đƣợc phục hồi. Nhƣng bƣớc chuyển này hãy còn chƣa kịp cải biến căn bản bộ mặt lạc hậu của văn học, đã rất nhanh chóng bị ngọn sóng mới của tƣ trào "tả " khuynh tràn lan lúc bấy giờ xung kích. 2.Những thành tựu đạt đƣợc : Trên đây trình bày vắn tắt con đƣờng quanh co của văn học xã hội chủ nghĩa trải qua trong 17 năm. Có thể thấy rằng, xây dựng một nền văn học xã 4 hội chủ nghĩa mang đặc sắc dân tộc không phải là một sự nghiệp dễ dàng. Để tìm một con đƣờng phát triển của văn học xã hội chủ nghĩa, nhận thức và nắm vững qui luật phát triển của sự nghiệp văn học xã hội chủ nghĩa, nhiều nhà văn và phê bình lý luận của chúng ta phải tiến hành tìm tòi gian khổ, bỏ ra bao công sức mới đổi lại đƣợc cho sáng tác văn học xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trong 17 năm đầu. Nhìn lại giai đoạn này của văn học sử đƣơng đại, chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, trong mọi lãnh vực của sáng tác văn học bao gồm tiểu thuyết, hý kịch , thơ ca, tản văn v.v ... đều xuất hiện hàng loạt nhà văn và tác phẩm ƣu tú đƣợc quảng đại quần chúng yêu mến và hoan nghênh. Trong17 năm này, hai nhà văn vĩ đại của văn học sử hiện đại là Quách Mạt Nhƣợc và Mao Thuẫn, tuy đảm nhiệm nhiều công tác lãnh đạo nặng nề trên nhiều phƣơng diện của khoa học và văn hóa, vẫn chuyên cần viết ra nhiều tác phẩm văn học và trƣớc tác lý luận xuất sắc. Vở kịch lịch sử "Thái Văn Cơ" của Quách Mạt Nhƣợc và "Dạ độc ngẫu ký" của Mao Thuẫn là những trƣớc tác phê bình. lý luận văn nghệ giàu tính độc đáo trong toàn bộ lịch sử văn học đƣơng đại, xứng danh kiệt tác. "Cống Long Tu" và ""Quán trà" của Lào Xá - bậc đại sƣ về nghệ thái ngôn từ, với nội dung tƣ tƣởng thâm trầm và ngôn ngữ văn học đƣợm sắc thái địa phƣơng Bắc Kinh của nó đã chinh phục quảng đại độc giả trong và ngoài nƣớc. Tiểu thuyết dài phồn vinh chƣa từng có, sản sinh ra những tác phẩm ƣu tú nổi tiếng xa gần nhƣ ''Sáng nghiệp sử", "Hồng kỳ phổ" (Dƣới lá cờ hồng), "Đá đỏ", "Bảo vệ Diên An", "Bài ca tuổi trẻ", "Hồng Nhật", "Phong vân sơ ký" ( ), "Rừng thẳm tuyết dày", "Tam gia cảng" ( loan", "Sơn hƣơng cự biến ( ), "Tam lý ),"Đội du kích đƣờng sắt", "Tiểu thành xuân thu" ( ), "Hoa diếp dại", "Phong lôi'", '"Lửa đồng thổi gió xuân thiên thành cổ" (Dã hỏa xuân phong đấu cổ thành), "Chúng ta gieo hạt tình yêu", "Luyện mãi thành thép", "Thƣợng Hải ban mai", '"Cƣỡi sóng, vƣợt gió", "Kim sa chân" ( "Diễm dƣơng Thiên", ""Hoạn tiếu đích Kim sa giang" ( ), "Hƣơng thơm bốn mùa", ), "Phƣơng Nam tƣơi đẹp" (Mỹ lệ đích nam phƣơng), "Trên thảo nguyên mênh mông), "Lý Tự thành" tập I v.v... Sáng tạo ra Lƣơng Sinh Bảo, Lƣơng Tam lão hán, Chu Lão Trung, Nghiêm Chí Hòa, Hứa Vân Phong, Chị Giang v.v... Những hình tƣợng điển hình giàu đặc sắc dân tộc. Trong những nhân vật này, lần lƣợt khái quát nội dung xã hội rất sâu rộng về thời kỳ cách mạng dân chủ và thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của những hình tƣợng điển hình này là một cống hiến rất mới cho bức chân dung văn học tiến bộ thế giới. Trong tiểu thuyết vừa "Trong những ngày hòa bình", "Thiết mộc tiền truyện", "Đóa hoa không tàn" (Khai bất bại đích hoa đóa), "Ba nghìn dặm giang sơn", "Thƣợng 5 cam lĩnh", "Chủ nhiệm Lƣơng Mạt", "Sáu giờ sáng", "Trạm thu mua miền núi", "Đêm bào ), "Đảng phí", "Hoa bách hợp ", tuyết" (Phong tuyết chi dạ), "Bên sông buổi sớm" ( "Lý Song song tiểu truyện", "Thƣợng cấp số một của tôi", "Xuân chủng thu thu" ( "Nông thôn tán ký" ( ), ), "Đạt kết và bố", "Ngƣời trẻ tuổi từ Bộ tổ chức mới về" ( ). v.v... đều đƣợc quảng đại độc giả quen biết và tán thƣởng. Về thơ ca "Ngọn lửa trả thù", ( ), "Tƣớng quân tam bộ khúc" ( ), "Phóng ca lập"( "Lý Đại Chiêu", "Hãn xa truyện" ( ), "Hoa Bạch Lan", "Rừng mai ca đạt", "A thi mà"( ), "Truyện Dƣơng Cao", ), "Bách điểu y" ( ), Bạch Vân ngạc bác giao hƣởng thi ( ), "Hải giáp thƣợng" ( ), "Thiên sơn mục ca" ( của trẻ chăn trâu ở Thiên Sơn), "Cam giả lâm - ( :Trƣớng lụa xanh), "Thạch đầu thi" ( : Bài hát :rừng mía) - "Thanh sa trƣớng" ( ) và những tập thơ của Đua âm trào khắc đồ ( :tên riêng), Ba bố Lâm bối hách ( ), Thiết y phố giang ( Khố nhĩ ban A Lý ( ), Hiểu Tuyết, Kim Triết, Khang ), Nhiêu giới ba tang ( ), lãng súy ... hoặc vẽ nên những bức tranh tráng lệ về lịch sử đấu tranh của nhân dân nƣớc ta, hoặc cất cao lời ca say sƣa cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa, đều thể hiện thị phong mới của thời đại xã hội chủ nghĩa. Sáng tác tản văn, những tác phẩm và tác giả nổi tiếng không sao kể hết "Sống với những ngƣời anh hùng", "Tấm ảnh từ Liêm thƣơng mang về" của Ba Kim. "Tiểu cát đăng" ( ). "Ca ngợi hoa anh đào" của Băng Tâm, ''Ai là ngƣời đáng; yêu nhất" của Ngụy Nguy, "Ba ngày ở Trƣờng giang" của Lƣu Bạch Vũ, "Thổ địa" của Tần Mục. "Ký về một cỗ máy dệt" ( ) của Ngô Bá Tiêu. "Tuyết lãng hoa" ( ) của Dƣơng Sóc, ''Năm, ba năm là bao nhiêu" của Tào Tĩnh Hoa, "Nội Mông phỏng cổ" của Tiễn Bá Tán, "Thi lần thứ hai" của Hà Vi, "Dƣới chân kỳ liên sơn" của Từ Trì, "Trên công trƣờng làm cầu" của Lƣu Tân Nhạn, "Hoa đào nở nhƣ thế nào" của Ngụy Cƣơng Diêm, "Yên Sơn dạ thoại" của Đặng Thác v.v... đều là những hoa chƣơng ý đẹp lời hay ngƣời ngƣời truyền tụng. Kịch nói "Trƣởng thành trong chiến đấu". "Muôn núi nghìn sông". "Đông tiến tự khúc" ( "Hòe thụ trang" ( thiên" ( ), ), "Quan Hán Khanh", "Công chúa Văn Thành", "Đảm kiến ), "Đứng gác dƣới đèn nê ông", "Muôn nghìn chớ nên quên" v.v... đều đƣợc ngƣời xem hoan nghênh. Những tác phẩm văn học nhi đồng nhƣ "Câu chuyện về La Văn Ứng", "Bí mật của hồ lô quí", "Hạ thứ khai thuyền cảng" ( "Chú lính 6 ), "'Bài ca dòng suối nhỏ", Trƣơng Ca", "Ngƣời mẹ thổ nhƣỡng của chúng ta" V. V... đƣợc các độc giả nhỏ tuổi yêu thích. Sáng tác thể hồi kỷ cách mạng phát triển mạnh mẽ thành những giáo tài tốt giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên. Tóm lại, thành quả của văn học xã hội chủ nghĩa 17 năm đầu là tƣơng đối khả quan. Những tác phẩm ƣu tú này với nội dung tƣ tƣởng sâu sắc và hình thức nghệ thuật ƣu mỹ giàu tác phong dân tộc và khí khái dân tộc, có sứ hấp dẫn quảng đại quần chúng. Chúng có tác dụng to lớn đối với việc cổ vũ quần chúng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng bồi dƣỡng đạo đức tình cảm xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ thanh thiếu niên, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Nền văn học xã hội chủ nghĩa của chúng ta xứng đáng là tấm gƣơng của thời đại vĩ đại, đồng thời cũng là tập sách giáo khoa về cuộc sống để nhân dân nƣớc ta hấp thu trí tuệ và sức mạnh trong đó. Tiềm lực dồi dào của phong trao sáng tác văn nghệ nghiệp dƣ quần chúng của chúng ta, nhà văn của chúng ta có một quần chúng độc giả rộng lớn và năng động, tác phẩm văn học của chúng ta đƣợc ảnh hƣởng trở lại vào đời sống nhân dân, so sánh với tình hình của văn học sử lâu dài trƣớc kia của nƣớc ta, có thể nói là chƣa từng có. II. Văn học thời kỳ Cách mạng văn hóa (1966-1976): 1. Tƣ trào cực tả và sự nghiệp văn nghệ: a. Văn hóa chuyên chế của Lâm Bƣu và "Bè lũ bốn tên"1 Bắt đầu từ năm 1966 nền chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa Trung quốc bƣớc vào một thời kỳ vô cùng đen tối, hỗn loạn và phức tạp. Đó là thời kỳ "cách mạng văn hóa" (19661976). Cuộc "Cách mạng văn hóa" kéo dài trong mƣời năm và kết thúc vào năm 1976 mà lịch sử gọi là "Mƣời năm động loạn". Trong thời kỳ này, do Lâm Bƣu và ''Bè lũ bốn tên" cƣớp một phần quyền lực của Đảng và Nhà nƣớc, điên cuồng thi hành đƣờng lối cực "tả", làm cho giới văn hóa trong đó bao gồm lãnh vực văn học nghệ thuật hình thành cục diệu chủ nghĩa chuyên chế văn hóa phát xít phong kiến. Trong lịch sử văn học đƣơng đại. đây là thời kỳ khác thƣờng, ảm đạm và đen tối nhất. Ngoài thứ văn nghệ liên hệ với âm mƣu của "Bè lũ bốn tên" và văn nghệ chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng phản động của "Bè lũ bốn tên", tô điểm cho văn đàn của chúng ta, hầu nhƣ không thấy một sáng tác văn nghệ nào có giá trị chân chính, đích thực. Tác phẩm văn nghệ cách mạng tuy cũng có, nhƣng số lƣợng quá ít, chất lƣợng cũng không thể so sánh 1 "Bè lũ bốn tên" là Giang Thanh, Vƣơng Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trƣơng Xuân Kiều. 7 với những tác phẩm ƣu tú của giai đoạn 17 năm trƣớc đó1. Đúng nhƣ lời Mao Trạch Đông đã nói ở hậu kỳ của thời kỳ này, đây là một thời không có tiểu thuyết, không có thơ ca, không có bình luận văn nghệ, không có "Trăm hoa đua nở". Là một nhà viết kịch lịch sử kiêm giáo sƣ sử học. Ngô Hàm mƣợn khẩu hiệu "lọc cũ lấy mới", trong vở kịch lịch sử "Hải Thụy bãi quan'" ông lên tiếng ca ngợi một viên quan thanh liêm đời Thanh đã "vì dân thỉnh nguyện" dám chống lại đƣờng lối nông nghiệp của Hoàng đế và bị Hoàng đế bãi chức. Cùng với Ngô Hàm. Điền Hán viết vở "Tạ Giao Hoàn" lấy cái chết oan ức của nữ tƣớng đời Võ Tắc Thiên nhà Đƣờng để bày tỏ lòng căm ghét nhƣng tên bạo chúa về già lẩm cẩm. Đặng Thác mƣợn lối lấy xƣa nói nay của kịch lịch sử để bày tỏ thái độ qua tập tạp văn "Yên Sơn dạ thoại". Còn Mạnh Siêu thì mƣợn oan hồn Lý Tuệ Nƣơng, một tì thiếp xinh đẹp, thông minh của một tên bạo tƣớng nƣớc Tống xa xƣa để tố khổ... Những tác phẩm "ngƣợc dòng" này bày tỏ khéo léo sự phản ứng của giới văn nghệ sĩ trƣớc đƣờng lối văn nghệ quân phiệt và thực dụng. Tháng 1 - 1965. "Bè lũ bốn tên" dựng nên chiêu bài "Phê bình vở kịch lịch sử Hải Thụy bãi quan" của Ngô Hàm để mở đầu cuộc đấu tranh gay gắt và phức tạp này, Nhà phê bình Diêu Văn Nguyên đƣợc sự trực tiếp chỉ đạo của "Ngƣời cầm lái vĩ đại" đã phát biểu bài "Phê bình vở kịch lịch sử mới Hải Thụy bãi quan" lần lƣợt đăng trên "Văn hối báo", "Quang Minh nhật báo" và Nhân dân nhật báo. Nhân việc phê bình Ngô Hàm. "Bè lù bốn tên" thọc sâu vào việc phê phán bộ ba trong ban tuyên giáo thành ủy Bắc Kinh là Đặng Thác, Ngô Hàm, và Liêu Mạt Sa và sau họ là Bành Chân - Bí thƣ thành ủy Bắc Kinh là "đi theo con đƣờng xét lại". Để đạt đƣợc mục đích tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng, Lâm Bƣu và Giang Thanh đã bày mƣu dựa vào văn nghệ làm '"đột phá khẩu" tấn công vào lãnh vực chính trị. Từ ngày 2 đến ngày 20 - 2 - 1966, Giang Thanh cấu kết với Lâm Bƣu triệu tập một cuộc "Tọa đàm về công tác văn nghệ quân đội" tổ chức tại Thƣợng Hải. Sau đó chúng xuất bản "Kỷ yếu cuộc tọa đàm công tác văn nghệ quân đội do Lâm Bƣu ủy quyền Giang Thanh triệu tập". Trong tập "Kỷ yếu" này đã thể hiện rất rõ cƣơng lĩnh và hành động phản động của Lâm Bƣu cùng bè lũ Giang Thanh trong lãnh vực văn hóa, thể hiện rõ đƣờng lối cực "tả" của chúng. "Kỷ yếu" công khai xuyên tạc thành tựu to lớn của nền văn hóa Trung Quốc từ sau khi thành lập nƣớc (1949) nhằm ý đồ thay đổi phƣơng hƣớng văn nghệ của chủ nghĩa xã hội mà mục đích trƣớc hết là cƣớp đoạt quyền lãnh đạo 1 Tức là giai đoạn văn học từ năm 1949- 1966 8 của Đảng và nhà nƣớc. Để thực hiện âm mƣu đen tối này, bƣớc đầu tiên mà chúng thực hiện là giƣơng cao ngọn cờ "Đại cách mạng văn hóa" mà "Kỷ yếu" là thể hiện "Lý luận chuyên chính của văn nghệ tuyến đen". "Kỷ yếu" tuyên bố: "Chúng ta đang sống dƣới ách chuyên chính của đƣờng lối đen (hắc lộ tuyến) chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội, đi ngƣợc lại tƣ tƣởng văn nghệ Mao Trạch Đông"1. "Kỷ yếu" nhấn mạnh: "Đƣờng lối đen đó là sự kết hợp giữa tƣ tƣởng mỹ học tƣ sản và tƣ tƣởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại cùng với văn học nghệ thuật những năm 30. Chúng ta nhất định kiên quyết tiến hành cuộc đại cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mặt trận văn hóa"2. Tiêu biểu cho lý luận này là "Lý luận 8 đen" (Hắc bát luận), lý luận "miêu tả chân thực", lý luận "chủ nghĩa hiện thực - con đƣờng rộng rãi", lý luận "chủ nghĩa hiện thực thâm hóa", lý luận "Phản lại đề tài quyết định", lý luận "Nhân vật trung gian", lý luận "phản lại vị thuốc lừa", lý luận "Hòa hợp tinh thần thời đại" và lý luận "Ly kinh phân đạo". Sau đó, "Kỷ yếu" còn cố ý miệt thị đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng Trung Quốc là "do giai cấp tƣ sản giáo dục, bồi dƣỡng nên", gán ghép cho họ là "đã không chống sự bức hại phản biến của kẻ thù" và "đã không chống lại sự độc hại thối nát của tƣ tƣởng giai cấp tƣ sản" hay sau khi trở về thành phố lớn "trong khi tiến lên phía trƣớc đã rớt lại phía sau". Chúng ra sức tuyên truyền phải "Tổ chức lại đội ngũ văn nghệ". "Kỷ yếu" còn kêu gào quét sạch những tác phẩm văn nghệ ƣu tú ra đời sau khi nƣớc cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Chúng trắng trợn xuyên tạc sự thật: "Những tác phẩm tốt hoặc cơ bản tốt cũng có, nhƣng không nhiều; không ít tác phẩm là ở tình trạng trung bình; còn có hàng loạt cô độc chống Đảng và chống chủ nghĩa xã hội". Chúng lấy cớ "chuyên viết về đƣờng lối sai lầm", "chuyên viết về nhân vật trung gian", "chuyên nói về tình yêu" qui làm tội danh để phủ định những sáng tác ƣu tú này. Sau khi "Kỷ yếu" đƣợc công bố, Lâm Bƣu và Giang Thanh lập tức ra tay thanh trừng toàn bộ giới văn nghệ và bài bác các tác phẩm. Chúng táng cƣờng và áp dụng văn hóa chuyên chế theo kiểu độc đoán, phát xít, nhằm từng bƣớc thực hiện mục đích cƣớp đoạt quyền lãnh đạo văn nghệ và chính trị. - Chúng bịa đặt cho sự lãnh đạo của văn nghệ các tội danh nhƣ: "Tổng đầu não của văn nghệ tuyến đen", "Đi theo con đƣờng của phái tƣ sản", "Tổ sƣ phụ" v .v ... Ngƣời thì bị đấu tố, ngƣời thì bị cách chức và bị bức hại nghiêm trọng, tạo nên sự tê liệt và tan rã của các đơn vị văn nghệ trong cả nƣớc. 1 2 Theo Nhân Dân nhật báo, ngày 29 - 5 - 1967 9 - Chúng vung chiếc gậy "Cô độc chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội", ra sức vu cáo, hãm hại truyền thống sáng tác văn học ƣu tú của Trung Quốc từ sau khi thành lập nƣớc đến nay là "công kích đƣờng lối cách mạng của Mao Chủ tịch", "cổ vũ cho triết học phản động", "bôi nhọ hình tƣợng công nông binh", "tuyên truyền khủng bố chiến tranh" và "tuyên truyền nhân tính luận" v.v... Trong thời gian ngắn trên báo chí công khai đăng các bài phê phán hơn 10 tác phẩm văn học ƣu tú nhƣ: "Dƣới ngọn cờ hồng" (Lƣơng Bàng và Dƣơng Tích Ngôn), "Tam lý loan" (Triệu Thụ Lý), "Ngõ ba nhà" (Ngô Hàm - Đặng Thác -Liêu Mạc Sa), "Mặt trời đỏ" (Vƣơng Lực), "Thƣợng Hải ban mai" (Chu Nhi Phục), "Cống Long Tu" và "Quán trà " (Lão Xá) v.v... - Phần lớn các nhà văn đều bị bức hại một cách tàn bạo. Có ngƣời chịu sự giam cầm, khổ ải lâu dài. Có ngƣời bị hành hạ, đánh đập cho đến chết. Đó là trƣờng hợp của Lão Xá, Điền Hán, Dƣơng Sóc, Văn Tiệp, Phùng Tuyết Phong, Hải Mặc, Ba Nhân, Thiệu Tuyền Lân, Hầu Kính Thuyên, Dĩ Quần ... Họ đều là những ngƣời ôm hận mà chết. b. Đƣờng lối văn nghệ của Lâm Bƣu, "Bè lũ bốn tên" và cuộc đấu tranh kịch liệt trong lĩnh vực văn nghệ Thời kỳ này cũng là thời kỳ ngọn lửa ngầm vẫn chuyển động và sôi sục trong lòng đất. Đông đảo nhà văn cùng quần chúng nhân dân vẫn thông qua các phƣơng pháp công khai hoặc ẩn dấu uyển chuyển mà tiến hành đấu tranh kiên cƣờng, bền bỉ với "Bè lũ bốn tên". Đối với Lâm Bƣu và "Bè lũ bốn tên", chúng đã từng bƣớc thực hiện các âm mƣu sau đây: - Bƣớc thứ nhất: Lâm Bƣu và Giang Thanh tăng cƣờng mở rộng hoạt động "kịch mẫu". Chúng huy động tất cả công cụ tuyên truyền và tuyên dƣơng rùm beng cho cái gọi là "Bát xuất kịch", coi đó là "cái mẫu" của văn học giai cấp vô sản. Thực ra, từ đầu những năm 60, không ít những ngƣời làm công tác văn nghệ đã bắt đầu thể nghiệm việc diễn các vở kịch hiện đại cách mạng. Những vở kịch nhƣ "Ngọn đèn đỏ", "Ngọn lửa lơ đãng", "Dùng mƣu chiếm núi Uy Hổ" lúc đó rất đƣợc quần chúng hoan nghênh. Trong "mƣời năm động loạn" này, Giang Thanh đã nắm quyền lực trong tay, đem những thành quả sáng tác vốn đã có này và dùng tƣ tƣởng văn nghệ phản động của chủ nghĩa duy tâm của mình để "cải tạo" và "hoàn thiện". Từ đó Giang Thanh tự xƣng là một "ngọn cờ Cách mạng văn nghệ". Ngoài ra chúng còn dùng chiêu bài "kịch mẫu" để làm chiếc áo khoác đƣờng lối và phƣơng châm văn nghệ của mình, đem sáng tác văn nghệ đƣa vào quỹ đạo tội ác của việc cƣớp đoạt quyền lãnh đạo của Đảng. 10 - Bƣớc thứ hai: Lâm Bƣu và Giang Thanh có ý đồ lấy quan điểm văn nghệ phản động của cực tả, duy tâm để sáng tạo ra một loạt tác phẩm văn học giả tạo. Quan điểm chủ yếu này có: *Nhiêm vụ căn bản luận: Chúng đề xuất: "Sáng tạo nhân vật anh hùng công nông binh là nhiệm vụ căn bản của văn nghệ xã hội chủ nghĩa". Đây là hạt nhân quan điểm trong hệ thống lý luận văn học phản động của chúng. Đó là dùng khẩu hiệu cực tả để che đậy bản chất phản động. Chúng muốn mƣợn đó để phủ nhận hàng loạt tác phẩm ƣu tú sau khi xây dựng đất nƣớc. Cái gọi là tiêu chuẩn "anh hùng" chỉ là sự đội lốt giả hiệu. Từ trong công năng và qui luật phát triển xã hội của văn nghệ để nói, thì loại cƣờng điệu này cũng là rất hoang đƣờng, bóp méo phƣơng hƣớng chính xác của công tác văn nghệ, làm cho công tác văn học đi vào chỗ chết. *Nguyên tắc tam đột xuất: Đây là công thức sáng tác của Lâm Bƣu và đồng bọn Giang Thanh đặt ra. Nội dung của nó là chỉ lúc sáng tạo hình tƣợng nhân vật: "Trong nhân vật phải có đột xuất nhân vật chính diện, trong nhân vật chính diện phải đột xuất nhân vật anh hùng, trong nhân vật anh hùng phải đột xuất nhân vật anh hùng chủ yếu". Loại công thức này, hoàn toàn đi ngƣợc lại qui luật cơ bản của sáng tác, làm cho hình tƣợng chính diện miêu tả ra đều là nhân vật "cao to hoàn mỹ", làm mất đi tính chân thực và tính sinh động, làm cho độc giả chán ghét. *Chủ đề trƣớc tiểu luận: Chúng cực lực hô hào, sáng tác văn nghệ trƣớc tiên cần phải có chủ đề tƣ tƣởng, sau đó lại căn cứ chủ đề tƣ tƣởng để sắp đặt nhân vật và tình tiết. Đây là một quá trình sáng tác hoàn toàn đảo ngƣợc, mục đích của nó hẳn nhƣ là để văn học phục vụ "chủ đề tƣ tƣởng" chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội của Lâm Bƣu và đồng bọn Giang Thanh xác định. Trƣờng thiên tiểu thuyết "Hồng Nam tác chiến sử" và "Kim Quang đại đạo" sáng tác lúc đó là sản phẩm dƣới sự chỉ đạo của tƣ tƣởng văn nghệ này. - Bƣớc thứ ba là sau khi Lâm Bƣu sụp đổ, Giang Thanh, Trƣơng Xuân Kiều, Vƣơng Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên kết thành "Bè lũ bốn tên" tiến thêm một bƣớc chuẩn bị tiến hành dƣ luận cƣớp quyền lãnh đạo của Đảng. Để làm việc đó, trong lãnh vực sáng tác văn học chúng soạn thảo "âm mƣu văn nghệ". Đặc trƣng đột xuất của loại "âm mƣu văn nghệ" này là một mặt lấy việc phản đối "Phải đi theo con đƣờng tƣ bản" làm chiêu bài, đem đấu tranh mâu thuẫn trực tiếp với đồng chí Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và các nhà cách mạng tiền bối. Mặt khác dùng lực lƣợng tâng bốc Giang Thanh, cầm lấy chính trị tƣ bản. "Bè lũ bốn tên" lợi dụng tập san "Triều Hà" nằm trong tay của chúng để đăng một loạt tiểu thuyết nhƣ: "Buổi sáng đầy Xuân", "Chuông vàng 11 ngân dài", "Một bài báo cáo bóc trần mâu thuẫn" đều là những tác phẩm của họ nhằm mục đích phản động. "Bè lũ bốn tên" lại tổ chức sắp xếp một loạt bộ phún nhƣ "Quyết liệt", "Phản kích", "Sông Tiểu Lƣơng cuộn sóng" và vở kịch nói "Ngày Tết của Thịnh Đại". Chúng còn gán ghép hàng loạt cán bộ lão thành cách mạng là "đi theo con đƣờng của phái tƣ bản chủ nghĩa"... - Bƣớc thứ tƣ là "Bè lũ bốn tên" lấy các loại tội danh đối với một số tác phẩm văn học phản ảnh tâm nguyện của nhân dân xuất hiện lúc đó đã tiến hành đại qui mô "bao vây tiêu diệt". Năm 1974, dƣới sự kêu gọi của đồng chí Chu Ân Lai đã xuất hiện hai vở kịch tốt, đó là vở Tấu kích "Ba lần lên đỉnh Đào" và vở Tƣớng kịch "Bài ca Viên Đình". Những vở kịch này không tuân thủ theo lý luận văn học của "Bè lũ bốn tên" để cấu tứ sáng tác, mà là ca ngợi phong cách của chủ nghĩa cộng sản, ca ngợi thầy giáo của nhân dân. "Bè lũ bốn tên" rất phẫn nộ trƣớc các vở kịch này và tìm cách phê phán. Chúng xuyên tạc nào là "Cổ vũ đấu tranh giai cấp tiêu diệt luận", "Thanh toán phản công giai cấp vô sản" ... Những ngƣời có liên quan đến các vở kịch này đều bị bức hại. Cùng lúc đó giới điện ảnh cũng xuất hiện hai bộ phim tốt. Đó là phim "Sáng nghiệp" ca ngợi tinh thần chiến đấu của công nhân dầu mỏ và "Hải hà" phản ánh đời sống chiến đấu của nữ dân quân tiền tiến phòng thủ bờ biển. "Bè lũ bốn tên" đối với các bộ phim này cũng rất giận dữ. Đối với bộ phim "Sáng nghiệp" chúng qui thành mƣời tội lớn, không cho phép bộ phim "Hải hà " đƣợc trình chiếu trƣớc công chúng. Đối với hành động tội ác phản động trong lĩnh vực văn nghệ của Lâm Bƣu và "Bè lũ bốn tên", quảng đại những ngƣời làm công tác văn nghệ và quần chúng nhân dân từ lúc mới bắt đầu đã không ngừng đấu tranh. Có nhà văn đã dùng hết sức lực để sáng tác ra tác phẩm tốt phơi bày cái "bang phong" và "bang khí". Có nhà văn đã gác bút không viết, lấy sự im lặng biểu thị phản kháng; có nhà văn ở trong tù vẫn cấu tứ nên tác phẩm sáng ngời chính nghĩa; có nhà văn lấy hình thức "bản chép tay" để truyền bá tác phẩm của mình trong quần chúng nhân dân nảy sinh sự ảnh hƣởng rộng rãi. Đồng chí Chu Ân Lai, mặc dù bị quản thúc, nhƣng rất quan tâm đến tình hình của công tác văn nghệ. Một mặt dƣới điều kiện có thể đƣợc, ông dốc sức bảo vệ công tác văn nghệ tránh đƣợc sự bức hại. Mặt khác, sau khi chủ trì các công việc hàng ngày của trung ƣơng, đồng chí nhiều lần đề xuất: "Quần chúng nêu ý kiến, nói điện ảnh quá thiếu", "Đó là đúng, không chỉ có điện ảnh, xuất bản cũng nhƣ thế", yêu cầu "trong vòng ba năm điện ảnh phải đi lên", Đồng chí Chu Ân Lai đích thân phê chuẩn mời nhà âm nhạc ngoại quốc đến Trung Quốc báo cáo, biểu diễn. Ông còn khẳng định hai bộ phận "Sáng nghiệp" và 12 "Hải hà " đã biểu hiện tinh thần dũng cảm đối với việc ủng hộ tích cực văn học cách mạng. Tất cả điều này đều bị sự chống đối của "Bè lũ bốn tên". Chúng dùng thủ đoạn ám chỉ, ám thị, thậm chí vu cáo cho đồng chí Chu Ân Lai "là ngƣời cầm đầu" của "trào lƣu quay về văn nghệ tuyến đen". Lịch sử đã chứng minh, âm mƣu đen tối của Lân Bƣu và "Bè lũ bốn tên" đã bị thất bại, bị nhân dân và giới văn nghệ sĩ lên tiếng phản đối, phẫn nộ. Trong báo cáo tại đại hội đại biểu lần thứ 4, những ngƣời làm công tác văn học nghệ thuật Trung Quốc, đồng chí Chu Dƣơng đã tổng kết: "Cuộc đấu tranh giữa những ngƣời làm công tác văn nghệ cách mạng với Lâm Bƣu và "Bè lũ bốn tên" là cuộc đấu tranh cách mạng giữa nhân dân cách mạng với âm mƣu và dã tâm phản cách mạng, là cuộc đấu tranh giữa phƣơng châm "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" của Đảng với chủ nghĩa chuyên chế văn hóa phát xít phong kiến và chủ nghĩa hƣ vô văn hóa, cũng là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trên tƣ tƣởng văn nghệ, giữa chủ nghĩa hiện thực cách mạng với chủ nghĩa công thức, chủ nghĩa phục cổ. Cuộc đấu tranh này là vô cùng gay gắt". 2. Văn học tranh đấu trƣởng thành trong gian khó a. Sắc xuân trỗi dậy trong vƣờn văn nghệ tiêu điều: Sự động loạn của mƣời năm đã tạo nên tai họa lớn chƣa từng có từ trƣớc đến nay trên văn hóa Trung Quốc. Sự phát triển của văn học cũng cơ bản ở thái độ "ngƣng trệ" và "tiêu điều". Nhƣng từ trong vƣờn văn nghệ tiêu điều và tàn lụi ấy vẫn nảy sinh những mầm mống tốt đẹp, phản ánh tâm tƣ, tình cảm và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Loại sáng tác này đại thể có hai tình hình sau đây: Một loại là xung phá sự khống chế của chủ nghĩa chuyên chế văn học của "Bè lũ bốn tên", xuất hiện ra tác phẩm tốt, lúc đó đƣợc xuất bản số lƣợng rất ít. Một loại khác là ở thời kỳ "Bè lũ bốn tên" tiến hành cấu tứ về sáng tác một cách bí mật hoặc lấy hình thức của "bản chép tay" để lƣu truyền trong quần chúng, hoặc là tác phẩm sau khi đập tan "Bè lũ bốn tên" mới công khai ở công chúng. Vô luận là tình hình nào, đều biểu hiện đầy đủ cho tinh thần chiến đấu rất đáng quí của nhà văn chân chính và trung thành với phẩm chất của nhân dân. Trƣờng thiên tiểu thuyết "Lần thứ hai nắm tay" là một bộ tác phẩm ƣu tú đã từng lấy hình thức bản viết tay lƣu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Tác giả Trƣơng Dƣơng là một thanh niên nhiệt huyết dám nói dám làm. Ông kiên trì sáng ác dƣới áp lực của "Bè lũ bốn tên". Bản thảo của ông gồm có: "Về đến", "Lá đỏ Hƣơng Sơn", "Một đời Thiên Kiều" và "Mẹ của khí 13 đạn" v.v... Trong việc lƣu truyền, một công nhân ở Bắc Kinh đã đem tiểu thuyết đặt tên là "Bắt tay lần thứ hai". Bộ tiểu tuyết này ca ngợi đồng chí Chu Ân Lai, ca ngợi phần tử trí thức yêu tổ quốc, hiến dâng cho sự nghiệp khoa học, mà xúc phạm đến "phép vua" của "Bè lũ bốn tên". Quyển tiểu thuyết bị kiểm duyệt, bản thân tác giả bị giam hãm 4 năm. Trƣơng Dƣơng đã nói đến động cơ sáng tác của mình. Ông nói: "Tôi yêu Mao Chủ tịch, yêu thủ tƣớng Chu Ân Lai, yêu Đảng Cộng sản, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu tất cả những sự vật tốt đẹp đã bị "Bè lũ bốn tên" đàn áp, tiêu hủy. Tôi cần phải viết ra tình yêu của nhân dân. từ đó mà khích lệ lòng căm giận của nhân dân" (Bắt tay lần thứ hai). Thông qua sự miêu tả vận mệnh hẩm hiu và tình yêu rắc rối của ba nhân vật là Kiết Quỳnh, Tô Quan Lan và Diệp Ngọc Ham, tác phẩm biểu thị phẩm chất đạo đức cao thƣợng của tình yêu khoa học, yêu tổ quốc của phần tử trí thức chân chính Trung Quốc, biểu thị con đƣờng gian nan khúc khuỷu của các nhà khoa học Trung Quốc, hiến thân cho sự nghiệp mà đi lên. Sự sáng tạo hình tƣợng của mấy vị khoa học gia trong tác phẩm là thành công, xúc động đến mọi ngƣời. Trong tiểu thuyết còn có hình tƣợng rực rỡ của đồng chí Chu Ân Lai, viết về sự quan tâm của Ngƣời đối với sự nghiệp khoa học, việc coi trọng đối với phần tử trí thức, đối với tinh thần quên mình công tác ... "Bắt tay lần thứ hai" có thể nói là sáng tác tiểu tuyết trƣờng thiên sớm nhất trên lịch sử văn học đƣơng đại lấy khoa học gia làm nhân vật chủ yếu. Tính mới mẻ của đề tài, tính độc đáo của tƣ tƣởng và tính khúc triết của câu chuyện làm cho bộ tiểu thuyết này đƣợc sự yêu thích của độc giả rộng lớn trong cái "sa mạc văn hóa", làm cho nó có thể phổ biến và bảo tồn về sau. Đƣơng nhiên, từ hôm nay nhìn đến, sự ảnh hƣởng chính trị và nội dung tƣ tƣởng của bộ tác phẩm này rõ ràng là ở thành tựu nghệ thuật cao của nó. Tiểu thuyết "Sao hồng lấp lánh" của Lý Tâm Điền cũng là tác phẩm văn học nhi đồng lấy đề tài lịch sử cách mạng ƣu tú xuất hiện thời gian này. Tác phẩm miêu tả câu chuyện xảy ra trong thời kỳ nội chiến cách mạng lần thứ 2 ở căn cứ địa cách mạng miền Nam Trung Quốc. Nhân vật chính tác phẩm là một thiếu niên anh hùng nổi tiếng là Phan Đông Tử. Cha của cậu ta theo Hồng quân trong cuộc vạn lý trƣờng chinh, mẹ hy sinh trong chiến đấu. Từ nhỏ Phan Đông Tử đã trƣởng thành lên từ trong sự đấu tố giai cấp quyết liệt. Dƣới sự yêu mến và quan tâm của các đội viên du kích, em nhanh chóng trờ thành một chiến sĩ Hồng quân dũng cảm. Tác phẩm chú ý bộc lộ quá trình gian khổ và các điều kiện trƣởng thành của Phan Đông Tử. Cậu ta từng bƣớc nhận thức đƣợc một đạo lý sâu sắc "Dựa vào một cá nhân không thể đánh ngã đƣợc kẻ thù giai cấp. Chỉ có tham gia đội ngũ cách mạng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Mao Chủ tịch, mới có thể đánh bại kẻ thù giai cấp, giành lấy sự 14 thắng lợi của cách mạng vô sản". Sự sáng tạo thành công của hình tƣợng Phan Đông Tử là sự thu hoạch quan trọng nhất của bộ tiểu thuyết này. "Lý Tự Thành" (quyển 2) của Đào Tuyết Ngần là thành tựu lớn nhất của sáng tác văn học thời kỳ này. Từ những năm 30 tác giả đã bắt đầu tiến hành sáng tác văn học. Trong đó có hai trung thiên và trƣờng thiên tiểu thuyết là "Ngƣu Toàn Đức và Hồng Mộng bốc", "Đêm dài". Tác giả đã cấu tứ trƣờng thiên tiểu thuyết lịch sử "Lý Tự Thành" từ tích lũy tƣ liệu và chuẩn bị tình tiết. Năm 1957, sau khi tác giả đƣợc miễn án về chính trị, lại dốc sức vào việc sáng tác tiểu thuyết này. Năm 1963, "Lý Tự Thành" xuất bản quyển đầu tiên. Thời gian "Cách mạng văn hóa" , tác giả gạt hết nỗi ƣu tƣ, lo lắng, để hoàn thành quyển thứ 2. Toàn bộ tác phẩm gồm 5 quyển. Năm 1981 xuất bản quyển thứ 3. "Lý Tự Thành" là lấy toàn bộ quá trình của cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh để làm nội dung trọng tâm của tiểu thuyết. Nó miêu tả bức tranh rộng lớn của cuộc chiến tranh Cách mạng nông dân. Và từ nhiều phƣơng diện nó phản ảnh bộ mặt của xã hội cuối đời Minh. Từ sự hoang dâm xa xỉ, sự hủ bại cùng cực của giai cấp thống trị đến sự tiêu vong bại sản, áp bức cơ hàn của nhân dân lao động. Từ sự xâm lƣợc, lừa gạt của ngoại tộc, đến mâu thuẫn giữa quân lính khởi nghĩa nông dân, đều đƣợc tác giả miêu tả chân thực, sinh động. Giống nhƣ Lý Tự Thành, các nhân vật khác nhƣ Trƣơng Hiếu Trung, Lƣu Tôn Mẫn, Hồng Nƣơng Tử đều đƣợc tác giả khắc họa sâu sắc. Sự sáng tạo hoàng đế Sùng Trinh trong tiểu thuyết là một lần thực tiễn thành công của hình tƣợng phản diện trong sáng tác đƣơng đại... Ngoài "Lý Tự Thành" còn có các trƣờng thiên tiểu thuyết nhƣ "Xuân triều cấp" của Khắc Phi, "Quần núi sục sôi" của Lý Vân Đức, tiểu thuyết lịch sử cách mạng trƣờng thiên "Đỏ khắp nghìn non" của Lê Nhữ Thanh, đều là những tác phẩm tƣơng đối tốt xuất hiện trong cuộc "cách mạng văn hóa". Những tác phẩm này hoặc viết về mâu thuẫn phức tạp trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp, hoặc viết về cuộc đấu tranh gay gắt trong việc khôi phục vùng mỏ của thời kỳ đầu giải phóng, hoặc viết về lịch sử vĩ đại của chiến tranh cách mạng nội chiến lần thứ 2. Nội dung xứng đáng, sáng tạo hình tƣợng cũng tƣơng đối sinh động. Nhƣng, do sự hạn chế, nên trên trình độ nhất định các tác phẩm này đã biểu hiện sắc thái của "chủ đề đi trƣớc" và "Tam đột xuất" làm giảm đi sức sống nghệ thuật của nó. Trong lãnh vực sáng tác truyện ngắn, cũng tỏ rõ sự tiến bộ. Tác phẩm tƣơng đối tốt, có truyện ngắn "Một ngày của Cục trƣởng cơ điện" của Tƣởng Tử Long, "Chim ƣng tung cánh" của Tôn Kiện Trung, "Biển chỉ đƣờng" của Hầu Kiến Băng, sáng tác thơ ca trong thời kỳ này cũng bùng nổ ảnh hƣởng to lớn nhất là phong trào thơ ca Thiên An Môn làm chấn động trong và ngoài 15 nƣớc. Nhà thơ Quách Tiểu Xuyên trong năm 1975 đã sáng tác những bài thơ đƣợc mọi ngƣời chú ý nhƣ: "Mùa thu" của Đoàn Bạc Oa" và "Thu ca". Những bài thơ này đã khích lệ tinh thần của các chiến sĩ Cách mạng làm cho mọi ngƣời kính phục, tin tƣởng. Tân văn thời kỳ này không có gì đặc sắc. Tập tân văn trữ tình nhan đề: "Trân châu phú" của Tạ Bộc là tác phẩm tƣơng đối đƣợc độc giả hoan nghênh. b. Phong trào thơ ca Thiên An Môn : Ngày 8 -1 -1976, trong khi "Bè lũ bốn tên" đang vô cùng hí hửng tranh giành việc cƣớp quyền lãnh đạo Đảng, thì đồng chí Chu Ân Lai kính mến chẳng may từ trần. Đất nƣớc đau thƣơng, sông núi ngậm ngùi, toàn Đảng toàn dân thƣơng tiếc. Trong khi quần chúng nhân dân đang chịu cái tang to lớn, nỗi xót thƣơng và tƣởng nhớ đồng chí Chu Ân Lai đang tràn ngập thì "Bè lũ bốn tên" lại tăng cƣờng đàn áp và ngăn cản. Hàng ngàn, hàng vạn công nhân và tầng lớp các giới quần chúng nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, sau tết Thanh minh đã tụ tập thành biển ngƣời tại Quảng trƣờng Thiên An Môn để biểu lộ tấm lòng đau thƣơng và tổn thất vô hạn đối với lãnh tụ Chu Ân Lai. Họ làm thơ, đọc thơ, sáng tác điếu văn, tản văn nói lên tấm lòng của mình đối với đồng chí Chu Ân Lai mà bất chấp sự ngăn cản và đàn áp của bọn "Bè lũ bốn tên ". Đó là "phong trào 45" nổi tiếng. Thơ ca trong "Phong trào 45" phát huy tác dụng chiến đấu rất to lớn. Vô số công nhân, nông dân, học sinh, cán bộ, chiến sĩ đều cầm bút viết nên những bài thơ yêu ghét rõ ràng và lòng căm phẫn cao độ. Quảng trƣờng Thiên An Môn thành biển ngƣời, biển hoa và biển thơ ca. Hàng nghìn, hàng vạn quần chúng chuyền tay nhau đọc những bài thơ thống thiết, bộc lộ tình cảm sâu sắc đối với đồng chí Chu Ân Lai và phẫn uất đối với tội ác của "Bè lũ bốn tên". Bất chấp chân lý và chính nghĩa, "Bè lũ bốn tên" đã thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. "Bè lũ bốn tên" đã coi "Phong trào 45" là "sự kiện chính trị phản cách mạng". Có tác giả bị bắt cầm tù. Nhiều bài thơ dán đầy trên quảng trƣờng Thiên An Môn bị xé sạch. Mƣời sáu thầy giáo của phòng nghiên cứu và giảng dạy Hán ngữ thuộc Học viện ngoại ngữ Bắc Kinh đã lấy danh nghĩa "Tuần nhớ nhi đồng" đã tập hợp những bài thơ viết tay này và xuất bản thành tập thơ. Đó là tập "Thiên An Môn thì sao"1. Tƣởng niệm đồng chí Chu Ân Lai và tiếng thét phẫn nộ đối với "Bè lũ bốn tên " là nội dung cơ bản của tập thơ "Thiên An Môn thì sao". 1 Tham khảo "Văn học Trung Quốc hiện đại" của Lƣơng Duy Thứ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 1989. trang 37. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất