Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ VĂN HỌC CẦN VƯƠNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ...

Tài liệu VĂN HỌC CẦN VƯƠNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

.PDF
130
145
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Như Trang VĂN HỌC CẦN VƯƠNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Như Trang VĂN HỌC CẦN VƯƠNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thu Yến, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô là cán bộ Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM và các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học. Xin đặc biệt cảm ơn nhà báo Phan Thanh Bình ở báo Phú Yên, người đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tìm kiếm tư liệu để thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 4 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 12 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 13 5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 13 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................. 15 1.1. Hoàn cảnh ra đời của văn học thời Cần Vương ..................................................... 15 1.1.1. Tình hình chính trị, xã hội ....................................................................................15 1.1.2. Tình hình văn học .................................................................................................20 1.2. Văn học Cần Vương .................................................................................................. 22 1.2.1. Khái niệm “Văn học Cần Vương”........................................................................22 1.2.2. Một vài đặc điểm của văn học Cần Vương ..........................................................25 CHƯƠNG 2: VĂN HỌC CẦN VƯƠNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ............................................................................ 30 2.1. Tình yêu quê hương, đất nước .................................................................................. 30 2.1.1. Nỗi niềm thương nhớ quê hương .........................................................................30 2.1.2. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan ..................................................................32 2.1.3. Quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm...........................................................................35 2.1.4. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân...............................................................38 2.2. Tinh thần phê phán xã hội ........................................................................................ 41 2.2.1. Phản ánh cục diện đất nước ..................................................................................41 2.2.2. Lên án hành động của bọn cướp nước và bán nước .............................................45 2.3. Tinh thần, trách nhiệm của kẻ sĩ .............................................................................. 51 2.3.1. Quan niệm về chữ “trung”....................................................................................52 2.3.2. Quan niệm về chí nam nhi ....................................................................................56 2.4. Tình cảm của quân dân đối với người lãnh đạo phong trào.................................. 61 2.4.1. Ca ngợi tài năng, khí phách ..................................................................................62 2.4.2. Tiếc thương cho sự hy sinh vì nghĩa lớn ..............................................................65 2.5. Hình ảnh người phụ nữ tham gia phong trào ......................................................... 68 2 CHƯƠNG 3: VĂN HỌC CẦN VƯƠNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ..................................................................... 79 3.1. Thể loại........................................................................................................................ 79 3.1.1. Hịch ......................................................................................................................82 3.1.2. Văn tế....................................................................................................................87 3.1.3. Thơ........................................................................................................................89 3.2. Từ ngữ ......................................................................................................................... 92 3.2.1. Thực từ và hư từ ...................................................................................................93 3.2.2. Từ láy....................................................................................................................95 3.2.3. Từ mang tính chất trang trọng, ước lệ ..................................................................96 3.2.4. Từ mang tính chất bình dân, thông dụng..............................................................99 3.3. Giọng điệu ................................................................................................................. 101 3.3.1. Giọng hào sảng, lạc quan ...................................................................................103 3.3.2. Giọng trữ tình, thống thiết ..................................................................................110 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 119 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 124 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam là một chuỗi các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, vì vậy văn học yêu nước luôn là một trong những dòng chảy chủ đạo và là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt” của nền văn học dân tộc. Điều này đã được minh chứng qua thời gian hàng nghìn năm. Dường như hoàn cảnh lịch sử càng ngặt nghèo thì dòng văn học này lại càng phát triển mạnh mẽ. Đứng trước họa ngoại xâm, văn học trở thành phương tiện để “tỏ lòng”, khi căm giận, lúc đau thương, tự hào xen lẫn với quyết tâm chiến thắng. Nó như một mạch ngầm âm ỉ chỉ chờ điều kiện thuận lợi là bùng lên dữ dội. Văn học Việt Nam đã ghi nhận nhiều giai đoạn, bộ phận văn học ứng với những sự kiện lịch sử cụ thể như: văn học Tây Sơn, văn học thời kì chống Pháp, văn học trong cao trào chống Mỹ…, và văn học Cần Vương cũng là một trong số đó. Có lẽ, bất kì ai có kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam đều biết đến phong trào Cần Vương diễn ra vào nửa cuối thế kỉ XIX. Nhưng nhắc đến văn học Cần Vương thì thực sự không nhiều người biết, thậm chí là mới mẻ đối với một số người. Ngay cả những tài liệu nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam cũng không thấy đề cập một cách chi tiết đến bộ phận văn học này. Cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng văn học Cần Vương dường như bị bỏ ngỏ bởi nhiều lí do khác nhau. Nó thực sự chưa có được một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc. Phong trào Cần Vương thường được khai thác ở khía cạnh lịch sử, đó là điều dễ hiểu. Song, việc bỏ quên “sản phẩm ngôn từ” tồn tại đồng thời trong mối liên hệ mật thiết với nó là điều không nên. Bởi lẽ, chính tiếng nói của tâm tư, tình cảm ấy đã góp phần làm nên diện mạo tinh thần của phong trào này. Đành rằng, nếu không có phong trào Cần Vương thì cũng sẽ không có văn học Cần Vương, nhưng nếu nói đến phong trào Cần Vương mà không nhắc đến bộ phận văn học đi theo phong trào thì thật là một thiếu sót. Dù chỉ tồn tại trong một thời gian khá ngắn (khoảng 10 năm) cùng với phong trào, nhưng văn học Cần Vương vẫn có những đặc điểm và giá trị riêng mà chúng ta không thể không lưu tâm. Do địa bàn hoạt động của phong trào trải dài ở cả phía Bắc và phía Nam kinh thành Huế nên văn học Cần Vương cũng được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực lại ít nhiều có những điểm giống và khác nhau, mặc dù chúng nằm trong cùng một hệ thống của văn học Cần Vương. Về mặt không gian, bộ phận văn học này tồn tại trong một khu vực rộng 4 lớn, chính điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho người nghiên cứu khi tập trung tìm kiếm nguồn tư liệu chủ yếu lưu trữ ở các địa phương, trong các gia đình có hậu duệ của những tướng lĩnh từng tham gia phong trào. Trong khi đó, sự hạn chế về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu không cho phép chúng tôi có thể khảo sát toàn bộ văn học Cần Vương. Vì thế để tránh trường hợp nghiên cứu một cách qua loa, cẩu thả, chúng tôi đã chọn một phần của bộ phận văn học này để tiến hành nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. Thêm vào đó, quê hương tôi cũng thuộc vùng đất này, nên chọn tìm hiểu văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ như một cách để tôi hiểu hơn về vùng đất nơi tôi sinh ra và lớn lên. Trên đây là những lí do chúng tôi lựa chọn đề tài “Văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ”. 2. Lịch sử vấn đề Trong luận văn, lịch sử nghiên cứu vấn đề được trình bày theo quy tắc các công trình là sách được xếp trước, báo và tạp chí xếp sau; công trình có liên quan trực tiếp với đề tài rồi mới đến các công trình có liên quan gián tiếp với đề tài. Như đã nói ở trên, bộ phận văn học này chưa có được sự quan tâm đúng mức nên không có nhiều tài liệu đề cập đến. Có chăng thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, điểm qua hoặc phác thảo vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm mà chưa đi sâu vào việc tìm hiểu những giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật của nó. Trong số những công trình hiếm hoi có đề cập đến văn học Cần Vương, đáng kể nhất là quyển Thi ca Việt Nam thời Cần Vương 1885 - 1900 do Phan Canh và Đào Đức Chương biên soạn năm 1997. Đây có thể được xem là tài liệu quý, có tính chất tổng hợp văn học của cả một phong trào lịch sử đặc biệt. Nhưng trong khoảng 450 trang sách (khổ lớn, 19cm × 27cm, không tính các trang lót bìa và trang mục lục), tác giả đã dành một số lượng quá lớn (hơn 400 trang) chỉ để giới thiệu tiểu sử tác giả và tác phẩm tuyển chọn; phần ít ỏi còn lại thì chủ yếu dùng để nêu hoàn cảnh lịch sử và sự hình thành phong trào Cần Vương. Như vậy, với tỉ lệ quá chênh lệch giữa các phần được trình bày, quyển sách đưa lại cho người đọc cảm giác đây không khác một quyển hợp tuyển văn học là mấy. Không thấy một trang nào trong đó có phân tích bất kì một tác phẩm hay tác giả cụ thể nào. Trong số các tác giả và tác phẩm được giới thiệu trong quyển sách này thì thơ ca khu vực Nam Trung Bộ chiếm 65 trang (gồm 15 tác giả và 104 tác 5 phẩm). So với phần thơ ca của nhóm Thanh-Nghệ-Tĩnh-Bình và nhóm miền Bắc Việt Nam thì số lượng cũng tương đương. Tổng tập văn học Việt Nam tập 19 do Nguyễn Văn Huyền chủ biên (nhà xuất bản Khoa học – Xã hội Hà Nội, năm 1996) là một tập sách giới thiệu tác giả và tác phẩm thuộc văn học yêu nước chống Pháp dưới ý thức hệ phong kiến giai đoạn 1885 - 1900. Đây là quyển sách đã tập hợp một số lượng lớn các tác giả (58 tác giả tiêu biểu) thuộc văn học Cần Vương và gần 300 tác phẩm (có phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ), bao gồm nhiều thể loại: hịch, văn tế, thơ, phú…; đó là còn chưa kể đến các tác phẩm trong phong trào (những sáng tác khuyết danh hoặc tuy hữu danh song còn đơn lẻ chưa đủ để đưa vào phần tác giả tuyển chọn). Nhưng cũng giống như quyển Thi ca Việt Nam thời Cần Vương đã nói đến ở trên, công trình này cũng chỉ làm công việc giới thiệu tác giả và tác phẩm. Ngoài ra, tập sách không giới thiệu mảng văn học dân gian, một phần tuy không phải là chủ đạo nhưng có và góp phần làm nên diện mạo của bộ phận văn học này. Trong số 58 tác giả thì chỉ có 5 tác giả (với 10 bài thơ) thuộc vào khu vực Nam Trung Bộ, quá ít so với các khu vực còn lại. Quyển Văn thơ trên đất Tây Sơn quật khởi do nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hồng Sinh khảo lục (được NXB Văn học phát hành năm 2005). Đây là một công trình khảo lục khá công phu về văn chương (chủ yếu là thơ và văn vần) của các dòng họ Nguyễn ở Nam Trung Bộ trong khoảng thời gian từ Tây Sơn Nguyễn Huệ đến Cách mạng tháng Tám 1945. Quyển sách giới thiệu những tác phẩm hữu danh của hơn 100 tác giả, tuy chất lượng thơ văn chưa thật đồng đều nhưng đều chan chứa tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, nồng nàn tình cảm đoàn kết dân tộc, lòng tin vào vận mệnh và tương lai tươi sáng của Việt Nam. Công trình được chia làm ba phần, trong đó phần thứ 2 mang tên Từ các phong trào văn thân yêu nước (1802-1925) đã giới thiệu thơ văn của 43 tác giả, trong đó có 32 tác giả và khoảng 100 tác phẩm thuộc vào văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ. Các tác giả này phần lớn là trực tiếp tham gia chiến đấu dưới lá cờ Cần Vương ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. Đặc biệt, phần này có sự xuất hiện của nhiều nhà thơ nữ. Họ không chỉ giữ vai trò là người con, người vợ, người mẹ trong gia đình mà còn là những chiến sĩ kiên cường trên mặt trận Cần Vương. Đây thực sự là một tài liệu có giá trị. Các tác phẩm được giới thiệu là do tác giả đã dành thời gian sưu tầm bằng cách ghi lại theo lời đọc của những hậu duệ là con cháu dòng họ Nguyễn ở vùng đất Tây Sơn. Rất nhiều tác phẩm có trong quyển này mà chúng ta không tìm thấy ở hai công trình đã nói ở trên, những tác phẩm 6 này đã cung cấp một lượng tư liệu quý cho người viết đi sâu hơn vào nghiên cứu đề tài, nhất là phần văn học nữ. Hợp tuyển thơ văn yêu nước: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX do NXB Văn học ấn hành năm 1976, chương 2 có giới thiệu 34 tác phẩm của văn học Cần Vương (chủ yếu là phần văn học dân gian), trong đó có hai tác phẩm thuộc về khu vực Nam Trung Bộ. Văn học Phú Yên 400 năm (1611 – 2011) do Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên biên soạn. Đây là công trình tổng hợp, đánh giá về văn học Phú Yên suốt từ thời Lương Văn Chánh mở đất cho đến nay, trong đó có một đoạn ngắn viết về văn học trong phong trào Cần Vương. Bên cạnh đó, công trình còn giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của văn học Cần Vương tại địa phương như: Lê Thành Phương với “Tuyệt mệnh thi”, Võ Trứ với “Tái hạ khúc”, Trần Cao Vân với “Chết”. Trong số các tác phẩm được in, bài thơ “Chết” được cho là của Trần Cao Vân khiến chúng tôi băn khoăn. Bởi vì trong quá trình sưu tập các tác phẩm thuộc bộ phận văn học Cần Vương Nam Trung Bộ, chúng tôi phát hiện bài “Chết” được in trong “Văn học Phú Yên 400 năm” rất giống với bài “Chết nào có sợ” của Mai Xuân Thưởng in trong “Thi ca Việt Nam thời Cần Vương 1885 - 1900”, “Văn thơ trên đất Tây Sơn quật khởi” và “Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”. Phải nói rằng hai bài thơ này giống nhau đến 90% (chỉ khác câu đầu và câu cuối). Nếu xét về ý tứ thì bài thơ của Mai Xuân Thưởng có phần hay hơn. Xem trong cuộc đời và sự nghiệp Trần Cao Vân (tác giả Tô Đình Cơ, cháu ngoại cụ Trần Cao Vân) thì chúng tôi không thấy có bài thơ này. Nghi vấn này cũng được nhà báo Viết Hiền đề cập đến trên báo Bình Định ngày 8/4/2011 với nhan đề “Bài thơ CHẾT là của ai?”. Trong bài viết tác giả đã đưa ra những cứ liệu cho thấy bài thơ này đã được in trong nhiều sách, tuyển tập nhưng hầu hết đều ghi tên tác giả là Mai Xuân Thưởng chứ không phải là Trần Cao Vân. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu, khảo cứu ở Bình Định đều cho rằng đây là một bài thơ rất nổi tiếng được Mai nguyên soái làm trước lúc bị hành hình. Tên của bài thơ đều do người biên soạn đặt nên ta thấy bài thơ xuất hiện dưới nhiều cái tên khác nhau: Chết nào có sợ, Chết nghĩa lưu danh đến vạn đời, Chết chém, Bài thơ khẩu chiếm trước khi chết. Tuy bài thơ tồn tại với nhiều dị bản và còn nghi vấn về tên tác giả, nhưng đây là một trong những bài thơ hay nên chúng tôi mạnh dạn dùng bài thơ này làm tư liệu khảo sát dưới tên tác giả là Mai Xuân Thưởng. Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quyển 9 (xuất bản năm 2013, NXB Quân đội nhân dân). Quyển sách này viết về các nhân vật tham gia phong trào nghĩa hội ở khu vực Nam Trung kỳ và Nam kỳ dưới lá cờ Cần Vương. Từ trang 13 đến 7 trang 164 giới thiệu các nhân vật tiêu biểu trong phong trào ở khu vực Nam Trung Bộ dưới góc độ lịch sử, bên cạnh đó có kèm theo một vài tác phẩm của các nhân vật này làm lúc ở trong tù, lúc sắp bị hành quyết hoặc làm để kêu gọi nhân dân chiến đấu. Tuy đây là công trình chuyên ngành lịch sử, nhưng với số lượng tác phẩm ít ỏi được nhắc đến phần nào đã giúp người viết có thể hiểu sâu hơn về những người chiến sĩ – thi sĩ của văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ. Phong trào nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Sinh Duy, xuất bản năm 1997. Đây là công trình viết về lịch sử hình thành, quá trình hoạt động, những gương mặt tiêu biểu của nghĩa hội nên không có đề cập đến khía cạnh văn học. Song, đáng chú ý là phần phụ lục có in ba tác phẩm: Văn tế Nguyễn Duy Hiệu, Câu đối về Nguyễn Duy Hiệu và Hịch văn thân Quảng Nam. Riêng Hịch văn thân Quảng Nam có phần nghiên cứu về lai lịch bản hịch, so sánh các bản, nêu tư tưởng chủ đạo và một phần chú thích khá công phu. Đây có thể xem như nghiên cứu cơ bản về một tác phẩm thuộc vào bộ phận văn học này, ít nhất là về mặt nội dung. Lịch sử văn học Việt Nam của Lê Trí Viễn (xuất bản năm 1965). Chương II: Văn học yêu nước chống Pháp, tác giả có đề cập đến văn học Cần Vương nhưng không phải nói riêng mà xếp chung trong văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX. Mục 1 của chương II, tác giả có nhắc đến Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn (những nhà thơ thuộc văn học Cần Vương) với tư cách là một nhà thơ yêu nước; và ở trang 25 có một đoạn ngắn viết về tác phẩm “Vè thất thủ kinh đô” (bài vè kể lại diễn biến sự kiện kinh đô thất thủ ngày 5/7/1885). Mục 2 của chương II viết về hình tượng trung tâm là nhà nho yêu nước và người chiến sĩ nhân dân. Khi phân tích hình tượng nhà nho yêu nước, tác giả lấy nhiều nhà thơ trong giai đoạn Cần Vương làm dẫn chứng như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Quang Bích. Có thể nói chương I và chương II của Lịch sử văn học Việt Nam được viết khá hay và thấu đáo về văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX từ bối cảnh lịch sử đến tình hình văn học, những tính chất của văn học thời kì này và hình tượng con người trung tâm. Song, vì đây là công trình khái quát văn học cả một giai đoạn kéo dài nửa thế kỉ ở Việt Nam nên không có một trang nào viết riêng về văn học Cần Vương âu cũng là điều dễ hiểu. Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn do Nguyễn Phong Nam chủ biên, xuất bản năm 1997 có vài bài viết đáng chú ý có liên quan đến văn học Cần Vương. 8 “Phác qua văn chương triều Nguyễn” của GS. Lê Trí Viễn. Ông “tạm coi thời kì Văn chương triều Nguyễn được bắt đầu từ khi Gia Long lên ngôi (1802) đến Hiệp ước Patơnốt (1885)” [36, 171]. Như vậy, với cách xác định thời gian như thế, tác giả đã không tính văn học Cần Vương vào văn chương triều Nguyễn. Có lẽ vì hoàn cảnh lịch sử đặc biệt thời bấy giờ (triều đình nhà Nguyễn đồng thời có hai ông vua, một ông vua kháng chiến được dân ủng hộ - Hàm Nghi, và một ông vua bù nhìn được chính quyền Pháp dựng lên ngay sau đó – Đồng Khánh) nên khó xác định văn học Cần Vương có phải là thuộc triều Nguyễn không trong khi triều đình chỉ còn là cái vỏ, còn thực dân Pháp mới là kẻ nắm thực quyền. “Chống đầu hàng – tư tưởng nổi bật trong thơ Nguyễn Xuân Ôn” của PTS. Nguyễn Phong Nam. Nguyễn Xuân Ôn là một nhân vật nổi bật trong phong trào Cần Vương, bên cạnh đó ông còn để lại một lượng tác phẩm khá phong phú gắn liền với sự nghiệp chiến đấu của mình. Trong bài viết này, tác giả đã nhận định tư tưởng chống đầu hàng của Nguyễn Xuân Ôn là cách ứng xử tích cực trước sự phân rã về tư tưởng của tầng lớp quý tộc phong kiến. Ngay từ đầu ông đã gay gắt lên án và vạch trần cái chủ trương hòa hoãn mà thực chất là đầu hàng của đa số những nhân vật được gọi là “rường cột” quốc gia. Bài viết đã nêu được những biểu hiện phong phú của tư tưởng chống đầu hàng trong thơ Nguyễn Xuân Ôn từ việc bày tỏ quan điểm về một vị minh quân, đến cái “chuẩn” đánh giá nhân cách con người, phê phán những kẻ luồn cúi, xu nịnh và hết lời ca ngợi trung thần nghĩa sĩ. Cuối cùng tác giả đánh giá “ông là tấm gương tiêu biểu cho một tầng lớp nho sĩ tiến bộ, yêu nước trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội” [36, 208] và “văn chương của ông là tâm huyết của một chiến sĩ” [36, 208]. “Văn thơ Nguyễn Thượng Hiền – “Muôn hàng huyết lệ sục sôi ứa ra đầu ngọn bút”” của PTS. Tôn Thất Dụng. Nguyễn Thượng Hiền không trực tiếp tham gia vào phong trào Cần Vương mặc dù ông là con rể của Tôn Thất Thuyết (chủ soái của phe chủ chiến). Trong thời gian kinh thành Huế thất thủ rồi bị quân Pháp chiếm đóng, ông ở ẩn tại Thanh Hóa, sáng tác thơ ca chủ yếu để bày tỏ niềm trăn trở và nỗi đau trước cảnh đất nước bị xâm lược. Mục đích của tác giả bài viết là “góp thêm một vài ý kiến liên quan đến tâm trạng nhà thơ trước nỗi đau mất nước” [36, 218]. Vì thế, bài viết tập trung khai thác những biểu hiện của nỗi buồn, nỗi đau, nỗi cô đơn trước thời cuộc được cụ thể hóa qua hình ảnh giọt lệ lúc thì ướt đẫm tay áo, khi lại âm thầm nhỏ sa. 9 Ngoài những công trình trên thì hầu như không có công trình nào nghiên cứu về văn học Cần Vương một cách riêng biệt. Chỉ có một vài công trình giới thiệu một tác giả cụ thể nào đó, mà tác giả này thuộc vào văn học Cần Vương. Có thể kể đến một số công trình như: Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn do Nguyễn Đức Vân, Hà Văn Đại dịch và giới thiệu (1961). Công trình đã khái quát tiểu sử Nguyễn Xuân Ôn, phân tích tính hiện thực, tư tưởng chủ đạo trong sáng tác về đề tài yêu nước, nghệ thuật thơ văn của ông, giới thiệu 4 bài thơ văn quốc âm và 9 bài trong Ngọc Đường văn tập. Thân thế và sự nghiệp Trần Cao Vân của tác giả Tô Đình Cơ, xuất bản năm 1995, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp Trần Cao Vân (1866 - 1916), một nhà yêu nước đấu tranh chống ách áp bức, đô hộ của thực dân Pháp. Quyển này chủ yếu viết về sự nghiệp đấu tranh dưới lá cờ Cần Vương và giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu nhất gắn với thời gian hoạt động trong phong trào của cụ. Phan Đình Phùng – cuộc đời và sự nghiệp do Đinh Xuân Lâm và Chương Thâu biên soạn năm 2007. Phải nói rằng đây là một công trình được biên soạn công phu, cách sắp xếp các chương khoa học, hợp lí, cung cấp thông tin về nhân vật khá đầy đủ, chi tiết, kĩ lưỡng. Phan Đình Phùng được đánh giá cao ở cả vai trò lịch sử lẫn vị trí trong dòng văn học yêu nước đương thời. Các tác phẩm được giới thiệu một phần là của Phan Đình Phùng và một phần là những tác phẩm viết về Phan Đình Phùng. Cuốn sách đã khắc họa được một cách toàn diện chân dung của một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào Cần Vương ở Hà Tĩnh. Tống Duy Tân – cuộc đời và thơ văn của tác giả Hoàng Huyênh (nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 2007). Dù không phải là một công trình đồ sộ nhưng quyển sách này đã cho người đọc cái nhìn khá đầy đủ về một nhân vật trọng yếu trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, thuộc phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Một nửa dung lượng của quyển sách được dùng để giới thiệu tác phẩm của Tống Duy Tân, gồm 5 bài thơ chữ Hán, 7 câu đối bằng chữ Hán, 2 bài thơ Nôm, 1 thư trả lời công sứ Pháp ở tỉnh Thanh Hóa. Và quyển sách cũng sơ bộ phân tích hai nội dung chính của thơ văn Tống Duy Tân: tình yêu quê hương, đất nước và yêu nước, thương dân. Bên cạnh đó còn một số bài báo (chủ yếu là báo địa phương) viết về các nhân vật vừa tham gia phong trào Cần Vương vừa sáng tác như: + Những người cùng thời viết về Mai Xuân Thưởng (báo Bình Định ngày 14/5/2003) của tác giả Hà Giao, được viết nhân kỉ niệm 116 năm ngày mất của Nguyên soái Mai 10 Xuân Thưởng. Qua bốn bài thơ của các tác giả Nguyễn Duy Cung, Nguyễn Diêu, Võ Trứ, Tống Phước Phổ (đều là nghĩa sĩ Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ), chúng ta thấy được hình ảnh người lãnh đạo phong trào Cần Vương ở Bình Định chiếm được nhiều tình cảm yêu mến và kính trọng của những người cùng kề vai sát cánh trong phong trào. + Cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân (Báo Phú Yên online, ngày 3/5/2006) của tác giả Ba Đà Rằng có giới thiệu hai bài thơ của Võ Trứ: Đại phá Lang Sa hậu hữu cảm (Viết sau khi đại thắng giặc Pháp) và Độc Mai nguyên súy thi di hữu cảm (Đọc bài thơ còn lại của nguyên soái Mai Xuân Thưởng cảm tác). Đây là hai trong số mười ba bài thơ Võ Trứ để lại cho đời. Người viết nhận định thơ Võ Trứ là “những bản hùng ca khắc họa chân dung người nghĩa sĩ Cần Vương, là nhật kí chiến trường”. Nếu tác giả chỉ căn cứ vào hai bài thơ được giới thiệu để rút ra lời nhận định này thì bài viết chưa đủ sức thuyết phục. + Trang blognguoiquangngai.wordpress.com, ngày 20/6/2008 có đăng bài Phác thảo diện mạo văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi. Đây là một bài viết có giá trị, đưa ra những nhận định khách quan về tình hình nghiên cứu mảng văn học Cần Vương tại địa phương và vị trí của văn học Cần Vương tại Quảng Ngãi vào cuối thế kỉ XIX. Bài viết đã nêu được nội dung cơ bản của những tác phẩm yêu nước tiêu biểu thuộc văn học Cần Vương Quảng Ngãi, trong đó nhấn mạnh đến tác giả Nguyễn Duy Cung. + Bài viết Bài thơ CHẾT là của ai? của tác giả Viết Hiền (báo Bình Định, ngày 8/4/2011) đã đặt ra nghi vấn về tên của tác giả bài thơ “Chết” được in trong quyển “Văn học Phú Yên 400 năm (1611-2011)” không phải là Trần Cao Vân. Tác giả nêu ra những cứ liệu cho thấy rằng bài thơ có nhiều tên gọi khác nhau, thậm chí được gắn với tên của các tác giả khác nhau (Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp, Mai Xuân Thưởng). Nghi vấn được tác giả đặt ra là hoàn toàn có cơ sở vì trong quá trình sưu tập tác phẩm thuộc văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ, chúng tôi cũng nhận thấy điều này. Kết thúc bài báo, tác giả đã để một câu hỏi mở chứ không đưa ra kết luận, có lẽ vì chính tác giả cũng băn khoăn không biết bản in nào, ý kiến của ai mới là chính xác khi mà bài thơ này được làm trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt như vậy (trước khi tác giả bài thơ bị hành quyết). Tóm lại, các công trình kể trên dù ít hay nhiều đều có đề cập đến văn học Cần Vương, nhưng nhìn chung chúng hoặc là quá khái quát, hoặc là quá chi tiết và đa phần là 11 dừng lại ở mức độ giới thiệu tác giả, văn bản tác phẩm chứ chưa có công trình nào nghiên cứu đủ sâu và rộng khiến cho người đọc gặp khó khăn trong việc nhìn nhận diện mạo của văn học Cần Vương, chứ chưa nói đến văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ. Tình hình nghiên cứu các tác giả thuộc văn học Cần Vương ở nhóm Thanh – Nghệ - Tĩnh – Bình lại khởi sắc hơn nhiều so với khu vực Nam Trung Bộ. Đành rằng, một nền văn học được chia ra nhiều giai đoạn, bao giờ cũng có giai đoạn trầm lắng, có giai đoạn nổi bật, đỉnh cao, chứ không phải lúc nào cũng phát triển một cách đồng đều; nhưng thiết nghĩ, văn học là một dòng chảy xuyên suốt đi cùng với lịch sử dân tộc, vì vậy việc tập trung quá nhiều vào những giai đoạn có nhiều thành tựu mà ít quan tâm đến những giai đoạn chưa nổi bật sẽ khiến cho bức tranh của lịch sử văn học Việt Nam chưa thực sự đầy đủ. Dù không thể sánh với các giai đoạn hay các bộ phận phát triển rực rỡ khác, nhưng sự tồn tại của văn học Cần Vương là không thể chối bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế nó chưa có được vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy, một công trình nghiên cứu có hệ thống những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức của bộ phận văn học này là vô cùng cần thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm được sáng tác trong thời gian phong trào Cần Vương diễn ra (1885 -1900) mà tác giả là người trực tiếp tham gia hoặc có cảm tình với phong trào, sáng tác trên tinh thần ủng hộ phong trào. Vì luận văn hướng đến một khu vực cụ thể của văn học Cần Vương nên đối tượng mà chúng tôi khảo sát là những tác phẩm văn học viết có hai đặc điểm bắt buộc sau. Thứ nhất là tác phẩm được sáng tác trong thời gian phong trào Cần Vương diễn ra. Thứ hai, những tác phẩm này có đề cập đến vùng đất Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, thời điểm đó chưa có tỉnh Ninh Thuận). Cụ thể hơn là tác giả có thể sinh ra và lớn lên tại vùng đất này hoặc là người ở nơi khác đến định cư, lập nghiệp và viết về phong trào Cần Vương theo khuynh hướng yêu nước, chống Pháp. Tác giả cũng có thể vốn là người ở vùng đất Nam Trung Bộ, vì một lí do nào đó mà phải chuyển đi nơi khác, nhưng vẫn viết về vùng đất này, hướng tình cảm, cảm xúc về quê hương Nam Trung Bộ trong thời gian có phong trào Cần Vương, ví dụ như Bạch Ngọc Đường với bài thơ “Gửi bạn La Thiên Lãnh” Phạm vi nghiên cứu 12 Với tính chất đặc biệt của hoàn cảnh lịch sử lúc này nên thơ ca Cần Vương được in tản mạn trong nhiều sách, lưu trữ ở nhiều địa phương gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học Cần Vương ở một khu vực cụ thể; và đặt văn học Cần Vương trong dòng chảy chung của văn học yêu nước để thấy được điểm tương đồng và dị biệt với mảng văn học yêu nước của các giai đoạn khác. Tài liệu chủ yếu mà chúng tôi sử dụng để khảo sát là 167 tác phẩm của 43 tác giả, được in trong các quyển: Thi ca Việt Nam thời Cần Vương (Phan Canh và Đào Đức Chương biên soạn), Tổng tập văn học Việt Nam tập 19 (Nguyễn Văn Huyền chủ biên), Văn thơ trên đất Tây Sơn quật khởi (Nguyễn Hồng Sinh khảo lục). Cần lưu ý là vì điều kiện tư liệu không có phần dịch nghĩa nên khi trích dẫn các tác phẩm chữ Hán để chứng minh cho luận điểm, chúng tôi đành phải sử dụng bản dịch thơ, dù những bản dịch thơ chưa thật sát với bản phiên âm. Bảng thống kê tác giả và tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn được in trong phần Phụ lục. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng để xem xét, phân tích các yếu tố - nội dung, nghệ thuật có liên quan đến đề tài, từ đó đi đến các nhận xét chung, hình thành các luận điểm. Phương pháp so sánh - đối chiếu: phương pháp này được áp dụng khi cần so sánh, - đối chiếu văn học Cần Vương ở các khu vực khác nhau, và với thơ văn yêu nước của các giai đoạn trước và sau nó. Phương pháp hệ thống: đặt văn học Cần Vương trong các mối quan hệ giữa các yếu - tố cấu thành văn học trung đại Việt Nam như các hệ tư tưởng, quan niệm, tác giả, tác phẩm… Phương pháp xã hội học: đặt văn học Cần Vương trong bối cảnh lịch sử cụ thể về - thời gian lẫn không gian để lý giải những đặc điểm của nó. 5. Đóng góp của đề tài - Nghiên cứu một cách có hệ thống văn học Cần Vương ở một khu vực cụ thể. - Đánh giá lại những giá trị của văn học Cần Vương đối với văn học yêu nước nói riêng và văn học Việt Nam nói chung; và thử xác lập vị trí văn học sử của văn học thời kì này trong dòng chảy của văn học Việt Nam. 13 - Góp phần phổ biến một bộ phận văn học thuộc văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương này chủ yếu phân tích những điều kiện lịch sử tạo nên sự ra đời của văn học Cần Vương cũng như chỉ ra một vài đặc điểm chính của nó, đồng thời giới thiệu văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ. Chương 2: Văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ - nhìn từ phương diện nội dung Trong chương này, chúng tôi dựa trên việc khảo sát tác phẩm để đưa ra những nội dung chính mà bộ phận văn học này thể hiện, chủ yếu là xoay quanh nội dung yêu nước và những biểu hiện cụ thể của nó. Thấy được sự tiếp tục của dòng chảy văn học yêu nước và những khía cạnh mới mẻ của quan niệm yêu nước và chí nam nhi trong hệ thống tư tưởng trung đại. Chương 3: Văn học Cần Vương khu vực Nam Trung Bộ - nhìn từ phương diện nghệ thuật Nhiệm vụ của chương này là tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật thể hiện nội dung như: thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu… Nó có gì khác so với giai đoạn văn học trước đó. 14 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hoàn cảnh ra đời của văn học thời Cần Vương 1.1.1. Tình hình chính trị, xã hội • Về chính trị Văn học Cần Vương ra đời vào nửa cuối thế kỉ XIX, đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động của Việt Nam. Thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 và ráo riết thực hiện mưu đồ biến nước ta thành thuộc địa, bành trướng thế lực của chúng trên bản đồ thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản phương Tây và sự cạnh tranh giữa các tập đoàn tư bản chính là nguồn gốc của những cuộc chinh phạt các nước nhỏ và lạc hậu hơn của các “ông lớn” như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Và vùng đất phía Đông của châu Á trở thành một mục tiêu hấp dẫn bởi vị trí chiến lược, thị trường rộng lớn, nguồn tài nguyên phong phú và nguồn nhân công rẻ mạt, trong đó có Việt Nam. Âm mưu xâm lược nước ta đã có từ trước thế kỉ XIX và được hiện thực hóa từng bước một. Đầu tiên, tư bản Pháp đã can thiệp vào nội chiến Việt Nam bằng việc giúp Nguyễn Ánh đánh lại Tây Sơn (1784), và để đền đáp Nguyễn Ánh đã phái giám mục Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp để kí những điều khoản mở đầu cho cuộc xâm chiếm Việt Nam. Năm 1817, Pháp đòi triều đình nhà Nguyễn thực thi hiệp ước đã kí năm 1784. Thay vì thực hiện điều đã kí kết, Gia Long đã cho Pháp quyền tự do thông thương và truyền giáo. Vì thế mà tư bản Pháp đã cài vào nước ta một lực lượng gián điệp đội lốt giáo sĩ để thăm dò tình hình đất nước cũng như lực lượng quân sự. Bên cạnh đó chúng còn gây ra một vài xung đột nhỏ để xem phản ứng của triều đình. Khi chính thức nổ súng xâm lược (1858), Pháp đánh cửa biển Đà Nẵng nhằm thủ tiêu đầu não triều đình ở Huế, nhưng không thành công nên chúng chuyển sang tấn công Nam kì, biến Nam kì thành bàn đạp tiến quân ra Bắc và Trung kì. Sau khi chiếm được Nam kì (qua hai bản hiệp ước năm 1862 và 1874), chúng tạo ra đội ngụy binh người Việt làm tay sai cho chúng, đánh thuế nặng đối với nông dân, cấu kết với quan lại địa phương và địa chủ, mở trường đào tạo thông ngôn và giáo viên tiếng Pháp, cũng chính là lực lượng tuyên truyền cho đường lối khai hóa, bảo hộ của chúng. Sau mười lăm năm chuẩn bị, Pháp tiến đánh Bắc kì và Trung kì. Một mặt, chúng giúp đỡ cho những phần tử phiến loạn mượn danh phù Lê chống Nguyễn. Mặt khác, chúng lại điều đình với triều đình nhà Nguyễn đem quân đi dẹp phiến loạn, khôi phục lại trật tự. Với sự gian xảo đó, Thực dân Pháp đã đạt được mục đích khiến triều đình phải cầu cứu đến sự bảo hộ của chúng. Và sau 15 hai bản hiệp ước năm 1883, 1884 Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác về kinh tế, đàn áp về chính trị, khủng bố về văn hóa trên phạm vi toàn cõi Việt Nam. Trước dã tâm của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn lại tỏ ra hèn nhát, chống cự yếu ớt rồi đầu hàng, lần lượt cắt đất cầu hòa và cuối cùng là để chính quyền rơi vào tay thực dân. Điều đó đã được chứng minh qua những hòa ước mà nhà Nguyễn đã kí với Pháp kể từ lúc Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến năm 1884. Việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã mở đầu cho giai đoạn tuột dốc không phanh của triều đình trên con đường hàng giặc. Năm 1874, nhà Nguyễn lại tiếp tục kí hiệp ước Giáp Tuất dâng lục tỉnh Nam kỳ cho Pháp. Khi Pháp đánh ra Bắc và Trung kì, triều đình vẫn duy trì đường lối thỏa hiệp với giặc để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Thậm chí, nhà Nguyễn còn ngu ngốc trông chờ vào sự giúp đỡ của những thế lực ngoại bang khác như thực dân Anh – một nước đế quốc tham vọng và mưu mô chẳng kém gì Pháp, hay Trung Quốc – một “cái bánh ngọt” đang bị các đế quốc phương Tây xâu xé. Kết quả của kiểu cầu viện ấy chỉ khiến cho tình hình đã rối còn rối thêm, đã nguy càng nguy thêm. Ngoài chính sách ngoại giao dựa vào thế lực ngoại bang thì nhà Nguyễn còn tích cực đánh dẹp các cuộc nổi dậy của văn thân và nông dân gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân và tầng lớp thống trị phong kiến. Vậy là ý định cấu kết với giặc ngoài để dẹp loạn trong của nhà Nguyễn lại mang đến kết quả đi ngược với mong muốn của chúng. Chẳng những loạn trong không dẹp được mà giặc ngoài còn có cớ nhảy vào can thiệp, dẫn đến việc mất nước. Hiệp ước Harmand (1883) đã xác lập sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam và hiệp ước Patơnôt (1884) được kí kết không những thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam mà còn đưa vào tay Pháp toàn bộ quyền đối ngoại của vua Nam. Vậy là trong khoảng thời gian hơn hai mươi năm, nhà Nguyễn lần lượt kí hết hiệp định này đến hòa ước khác không khác gì kí vào những tờ văn tự bán nước chỉ vì lợi ích giai cấp. Trong nội bộ triều Nguyễn cũng xảy ra nhiều sự kiện gây rối loạn triều chính. Từ ngày vua Tự Đức qua đời thì quyền hành rơi vào tay Thượng thư Bộ lại Nguyễn Văn Tường và Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết. Trong vài tháng ngai vàng liên tục đổi chủ, vua Dục Đức lên ngôi được 3 ngày, còn chưa kịp đặt niên hiệu thì đã bị phế bỏ; vua Hiệp Hòa tại vị được 4 tháng cũng bị phế do có ý thân Pháp và bị buộc tự vẫn bằng thuốc độc; Kiến Phúc sau 8 tháng làm vua cũng mất, cái chết của vị vua này đến nay vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng là do bệnh hay bị ám sát; năm 1884, vua Hàm Nghi được đưa lên ngôi lúc mới mười ba tuổi. Sau khi Hàm Nghi rời Huế ra căn cứ kháng chiến thì Pháp 16 lập Đồng Khánh làm vua bù nhìn. Trong dân gian đã có ca dao ghi lại tình hình thay vua như thay áo của triều Nguyễn như sau: Một nhà sinh được ba vua Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài. (Vua sống là Đồng Khánh, vua chết là Kiến Phúc, vua thua là Hàm Nghi) Thêm vào đó, nội bộ triều đình có sự mâu thuẫn giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa, trong đó phe chủ hòa đông hơn và chiếm ưu thế hơn. Sau nhiều lần nhượng bộ trước những đòi hỏi ngày càng quá đáng và vô lý của thực dân Pháp, phe chủ chiến của triều đình quyết định nổi dậy chống lại. Rạng sáng 5/7/1885, quân ta khai hỏa tấn công giặc ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ. Cuộc nổi dậy có gây bất ngờ cho quân địch nhưng do chênh lệch về kĩ thuật quân sự cũng như vũ khí quá lớn nên cuối cùng quân ta thất bại. Vua Hàm Nghi cùng Tam cung phải rời khỏi kinh thành Huế xa giá ra chiến khu Tân Sở ở Quảng Trị, và chiếu Cần Vương lần thứ nhất được khởi thảo ngày 13/7/1885 rồi nhanh chóng được chuyển đi các vùng khác trong cả nước. Các địa phương nhận được lời kêu gọi thì nhanh chóng hưởng ứng và tổ chức kháng chiến dưới lá cờ Cần Vương. Chiếu Cần Vương được xem như “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đánh dấu cho sự mở đầu của phong trào Cần Vương chống Pháp. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục diễn ra. Phong trào Cần Vương tuy nở rộ khắp nơi (Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, miền núi phía Bắc) và đạt được một số thành công nhất định nhưng cuối cùng do sự thiếu chỉ đạo liên tục từ trung ương, những quyết định sai lầm của người lãnh đạo phong trào cũng như những hoạt động đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp đã khiến phong trào không thể đi đến thành công cuối cùng mà dần tan rã và kết thúc khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo bị thất bại (1896), cờ Cần Vương bị hạ xuống. Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của lực lượng vua quan phong kiến mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết. Sau mười năm, phong trào đi đến kết thúc, các lãnh tụ phong trào lần lượt bị bắt rồi xử tử, vua Hàm Nghi bị đày sang An-giê-ri, Tôn Thất Thuyết bị giam lỏng ở Trung Quốc. Tuy tồn tại trong thời gian không dài nhưng phong trào đã chứng minh được sự ủng hộ của nhân dân đối với chủ trương chiến đấu chống ngoại xâm. Sau đó, thực dân Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn khai thác thuộc địa ở nước ta, thực hành chính sách chia để trị, duy trì bộ máy chuyên chế, tập trung toàn bộ quyền lực vào tay người Pháp. 17 Về phía nhân dân, chính những hành động ngông cuồng, trắng trợn của giặc ngoại xâm cùng với sự đớn hèn của triều đình đã mở đầu cho hàng loạt cuộc đấu tranh chống thực dân cùng bè lũ tay sai của chúng ở khắp mọi miền Tổ quốc. Nam kỳ là vùng đất đầu tiên nổi dậy kháng Pháp, đặc biệt là sau thời điểm triều đình cắt đất cầu hòa (1862). Đáng chú ý là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Thông, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Trung Trực, Quản Hớn…, trong đó có nhiều lãnh tụ là nông dân. Với sự giúp đỡ của nhân dân cả vùng, các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục khắp các địa phương Nam bộ, kéo dài khoảng mười lăm năm, gây nhiều khó khăn cho bọn thực dân khi chúng nghĩ rằng sẽ dễ dàng “nuốt trọn” Nam kỳ sau hai bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và Giáp Tuất (1874). Ở Bắc và Trung kỳ, nhân dân cũng sớm phản ứng gay gắt trước phương án hòa hoãn của triều đình. Nhưng khác với các cuộc khởi nghĩa ở Nam kỳ, các phong trào chống Pháp ở Bắc và Trung kì hầu hết do các văn thân, nho sĩ yêu nước lãnh đạo, dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở là chính mà nổi bật nhất trong số đó là phong trào Cần Vương với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hà Văn Mao (ở Ba Đình, Thanh Hóa), Nguyễn Thiện Thuật (ở Bãi Sậy, Hưng Yên), Phan Đình Phùng (Hương Khê, Hà Tĩnh). Sở dĩ phong trào Cần Vương tạo nên một sức ảnh hưởng rộng lớn như vậy là do nó được khởi xướng bởi vua Hàm Nghi và vị đại thần nắm quyền triều chính bấy lâu – Tôn Thất Thuyết, nhưng quan trọng nhất là do phong trào đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, đã đứng về phía nhân dân cùng chống ngoại xâm. • Về xã hội Nửa đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện sự phản động của nó trên nhiều phương diện khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ sở và lạc hậu. Đến khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, vì khiếp sợ trước sức mạnh quân sự của ngoại bang nên vua quan nhà Nguyễn không chỉ từng bước dâng nước ta cho giặc mà còn “bắt tay” với chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy đẩy người dân rơi vào cảnh “một cổ hai tròng”. Sự xuất hiện của thực dân Pháp trên đất nước ta bằng con đường chiến tranh đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đời sống xã hội, biểu hiện cụ thể ở: Sự thay đổi của thành phần giai cấp: Trước đây, xã hội Việt Nam có hai giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân. Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành, thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt công nhân. Song dưới sự chèn ép của thực dân 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan