Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ...

Tài liệu Văn hóa ứng xử của người quan họ thông qua lời ca dân ca quan họ cổ

.PDF
102
147
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG NGỌC TÙNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ THÔNG QUA LỜI CA DÂN CA QUAN HỌ CỔ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƢƠNG NGỌC TÙNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ THÔNG QUA LỜI CA DÂN CA QUAN HỌ CỔ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Dân gian Mã số: 60220125 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIỆT HƢƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các số liệu, tên đề tài và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Hà Nội ngày 15.12.2014 Ngƣời cam đoan Trƣơng Ngọc Tùng LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy lớp Cao học K57 Ngữ văn trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và các thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học dân gian của trƣờng nói riêng, những ngƣời đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về Văn học và Văn học Dân gian, làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Việt Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện, có giai đoạn không đƣợc thuận lợi nhƣng những gì cô đã hƣớng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn Thƣ viện tỉnh Bắc Ninh, các câu lạc bộ Quan họ trong tỉnh Bắc Ninh, Nhà hát Quan Họ Bắc Ninh, các Liền anh, Liền chị Quan họ và các Nghệ nhân làng Xuân Ổ, Phú Lâm, Làng Diềm, Lộ Bao và hội Quan họ ngƣời cao tuổi Tiên Du đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hiệu trƣởng và BGH trƣờng THPT Minh Phú, nơi tôi công tác và gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Thầy/ Cô và các bạn học viên. Hà Nội tháng 12. 2014 Học viên Trƣơng Ngọc Tùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 7 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................... 13 1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử...................................................................... 13 1.2. Không gian văn hóa Quan họ xứ Kinh Bắc ............................................. 17 1.2.1. Môi trường tự nhiên .............................................................................. 17 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 19 1.2.3. Môi trường kinh tế................................................................................. 20 1.2.4. Môi trường văn hoá............................................................................... 20 1.3. Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển dân ca Quan họ ................... 22 1.3.1. Khái niệm dân ca Quan họ ................................................................... 22 1.3.2. Khái niệm lời ca dân ca Quan họ cổ .................................................... 24 1.3.3. Nguồn gốc ............................................................................................. 27 1.3.4. Lịch sử phát triển .................................................................................. 22 CHƢƠNG 2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG ĐỜI SỐNG ..................................................................................................... 30 2.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ với môi trƣờng tự nhiên .............................. 30 2.1.1. Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung 30 2.1.2. Ứng xử của người Quan họ với tự nhiên .............................................. 32 2.2. Ứng xử của ngƣời Quan họ trong môi trƣờng xã hội .............................. 37 2.2.1. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình........................................... 38 2.2.2. Ứng xử của người Quan họ với xã hội.................................................. 42 3 CHƢƠNG 3. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG VĂN BẢN LỜI CA........................................ Error! Bookmark not defined. 3.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ thể hiện qua nội dung lời ca ........................ 56 3.1.1. Ứng xử của người Quan họ với môi trường tự nhiên …….…………. 57 3.1.2. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình ………………….……….….64 3.1.3. Ứng xử của người Quan họ ngoài xã hội ………………….…………….76 3.2. Phƣơng thức thể hiện lối ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca ............. 80 3.2.1. Thể thơ, vần nhịp ................................................................................... 81 3.2.2. Ngôn ngữ lời ca Quan họ ...................................................................... 83 3.2.3. Hình tượng trong lời ca ........................................................................ 84 3.2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến dân ca Quan họ Bắc Ninh là nói đến một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo, có chiều dài lịch sử và không gian văn hóa sâu rộng. Sức hút của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này đã vƣơn ra khỏi địa bàn nơi nó sinh ra, lan truyền trong và ngoài nƣớc. Ngày nay, chúng ta dễ dàng chứng kiến tại các lễ hội, các hội nghị, các trung tâm vui chơi giải trí và thậm chí trong các đám cƣới ở khắp mọi miền đất nƣớc hình ảnh liền anh liền chị Quan họ xúng xính tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy e lệ bên chiếc nón quai thao và ca lên những giai điệu, lời ca mƣợt mà lôi cuốn…Vì sao dân ca Quan họ lại có sức sống, sự lan tỏa rộng khắp và mạnh mẽ đến nhƣ vậy, nhất là hiện nay, trong đời sống xã hội hiện đại có rất nhiều hình thức giải trí khác nhau? Từ những năm đất nƣớc ta chìm dƣới bom đạn chiến tranh, mặc dầu còn rất nhiều khó khăn gian khổ hy sinh, song Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất chú trọng công tác nghiên cứu và bảo tồn dân ca Quan họ. Trải qua hơn nửa thế kỷ, có rất nhiều tác giả đã dày công sƣu tầm, nghiên cứu và để lại khối lƣợng tác phẩm khá phong phú đa dạng, sâu sắc và nhiều chiều, đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời yêu mến Quan họ một trữ lƣợng kiến thức rất đầy đủ liên quan tới vùng đất, con ngƣời Quan họ. Song chƣa đủ để chúng ta kết luận rằng đó là sức hấp dẫn của dân ca Quan họ với công chúng. Thiết nghĩ, bên cạnh lề lối sinh hoạt, những phép tắc, phong tục, những giai điệu uyển chuyển hay sự trình diễn của các nghệ nhân Quan họ còn có một sự đóng góp rất lớn cho sự tồn tại và phát triển, có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới công chúng bao đời của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này, ấy chính là lời ca, đặc biệt là lời ca cổ. Trong lời ca dân ca Quan họ cổ không chỉ chứa 5 đựng tình cảm, tình yêu, khát vọng của ông cha ta từ muôn đời trƣớc mà nó còn mang trong mình một nét văn hóa đậm chất Kinh Bắc: Văn hóa ứng xử. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, văn hóa ứng xử của nhân dân Kinh Bắc nói chung và ngƣời Quan họ nói riêng đã đƣợc hình thành và phát triển từ rất lâu đời, tạo ra không gian văn hóa đặc biệt, không thể trộn lẫn. Nhƣng có thể nói, trong lời ca cổ của các bài dân ca Quan họ đã chứa đựng nét văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ một các sâu sắc và phong phú đa dạng, từ cá nhân, gia đình tới xã hội, từ phong tục tập quán lễ hội tới thiên nhiên, đất nƣớc. Nói cách khác, trong lời ca dân ca Quan họ cổ, ngƣời Quan họ đã thể hiện một nét văn hóa ứng xử đậm tính nhân văn, nhân bản - cội nguồn của dân tộc Việt Nam nói chung và ngƣời Kinh Bắc nói riêng. Nghiên cứu dân ca Quan họ dƣới góc độ văn học dân gian nhìn chung các tác giả trình bày tƣơng đối phong phú, sâu sắc. Song, thực tế tìm hiểu chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu lời ca dân ca Quan họ cổ vẫn chƣa thành hệ thống, đại đa số tập trung vào việc tìm hiểu văn hoá, âm nhạc, không gian sinh hoạt Quan họ... Không nhiều ngƣời khai thác tìm hiểu Quan họ dƣới góc nhìn văn học dân gian, đặc biệt là khai thác lời ca cổ khi lời ca tách khỏi âm nhạc. Trên thực tế tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy, hiện nay mặc dầu các bài ca dân ca Quan họ cổ đƣợc sƣu tầm, ký âm tƣơng đối đầy đủ, song để diễn giải nội dung các bài ca thành một hệ thống thống nhất giúp ngƣời đọc ngƣời nghe dễ dàng tiếp nhận và cảm thụ đƣợc cái hay, sự sâu sắc, ý tứ thâm trầm mà các lời bài ca cổ đem lại, đặc biệt từ đó bạn đọc cảm nhận đƣợc nét văn hóa ứng xử mà tiền nhân gửi gắm trong lời ca cổ thì cho đến nay chƣa có ai, chƣa có cuốn sách nào đề cập tới. Do đó, đôi khi ngƣời ta nghe dân ca Quan họ thấy hay mà không hiểu tƣờng tận vì sao hay, chƣa thấy hết đƣợc thú chơi Quan họ của ngƣời Quan họ. Và thời gian cứ trôi đi, cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và hàng ngàn hình thức 6 giải trí công nghệ hiện đại, con ngƣời sẽ không có nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu vốn văn hóa sâu sắc và độc đáo này. Dân ca Quan họ chắc chắn vẫn tồn tại mãi mãi, nhƣng lời ca cổ với văn hóa ứng xử của ngƣời xƣa sẽ ra sao khi Quan họ cải biên, Quan họ đài, Quan họ lời mới cứ ngày một lấn át. Rồi ngày nào đó, thế hệ sau chúng ta có còn ai hiểu rõ tƣờng tận về ông cha khi tiếp nhận lời ca cổ? Từ những trăn trở muốn tìm hiểu kho tàng lời ca Quan họ cổ, một tài sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vô cùng độc đáo và sâu sắc, để thấy đƣợc văn hóa ứng xử của tiền nhân, chúng tôi mạnh dạn khai thác một khía cạnh nhỏ trong vô vàn nội dung khác nhau chứa đựng trong lời ca: Văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca dân ca Quan họ cổ. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Những công trình nghiên cứu, các hội thảo với số lƣợng bài viết về Quan họ và vùng đất Kinh Bắc rất phong phú và đa dạng trải qua một thời gian tƣơng đối dài, giúp chúng ta lý giải phần nào vấn đề ở trên. Điển hình là những nhà nghiên cứu nhƣ: Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý cùng viết trong cuốn “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển” (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1978). Trong cuốn sách này, cả ba tác giả đã căn cứ từ những tƣ liệu, tài liệu có nguồn gốc thực tế qua quá trình tìm hiểu các hoạt động nghệ thuật của Quan họ, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để đi đến việc kết luận nguồn gốc ra đời và phát triển của nghệ thuật Quan họ. Nhạc sĩ Hồng Thao với công trình nghiên cứu, sƣu tập bền bỉ “300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh” (Viện Nghiên cứu Âm nhạc, 2002) và “Dân ca Quan họ” (NXB Âm nhạc 1997). Đây là công trình rất có ý nghĩa và chất lƣợng, là nguồn tài liệu quý giá cho việc tìm hiểu về vùng đất, văn hoá và con ngƣời Kinh Bắc qua các bài ca, làn điệu Quan họ cổ. Có thể nói công trình này của nhạc sĩ Hồng Thao nhƣ là cuốn bách khoa toàn thƣ về lời Quan họ cổ, bởi ông đã dày công 7 sƣu tầm, ghi âm, ký âm gần nhƣ tất cả các làn điệu. Ngoài ra, bạn đọc còn đƣợc cung cấp thêm hàng trăm dị bản khác nhau đƣợc tác giả kèm thêm vào mỗi bài ca. Hai tác giả Lê Danh Khiêm, Hoắc Công Huynh viết trong cuốn “Dân ca Quan họ - Lời ca và bình giải” (Trung tâm Văn hoá Quan họ Bắc Ninh, 2001) với rất nhiều tƣ liệu, cách đánh giá, tìm tòi sâu rộng. Ngoài việc cung cấp rất nhiều văn bản lời ca dân ca Quan họ cổ, nhóm tác giả còn cắt nghĩa, giải thích một cách tƣờng tận, dễ hiểu cho bạn đọc các sự vật, hiện tƣợng đƣợc sử dụng trong giao tiếp của ngƣời Quan họ cũng nhƣ trong lời ca Dân ca Quan họ. Từ đó bạn đọc hiểu sâu hơn về ca từ đƣợc sử dụng trong bài ca, thấy đƣợc sự đặc sắc trong văn hoá nghệ thuật Quan họ. Tiếp là nhóm các tác giả Nguyễn Văn Phú, Lƣu Hữu Phƣớc, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc rất dày công trong cuốn “Dân ca quan họ Bắc Ninh” (Nhà xuất bản Văn hoá ,1961) và Dân ca Quan họ, (Nhà xuất bản Âm nhạc,1997). Đây là những công trình nghiên cứu có quy mô tƣơng đối lớn, các tác giả đã thể hiện sự tâm huyết của mình trong tình yêu Quan họ bằng sự dày công sƣu tầm, phân tích, đánh giá đa dạng nhiều chiều. Từ nguồn gốc, quá trình phát triển của Quan họ tới phạm vi ảnh hƣởng của nó trong đời sống xã hội xƣa và hiện tại. Ở đây chúng ta còn đƣợc cung cấp thêm về sự khác biệt giữa Quan họ lời cổ và Quan họ hiện đại, trong mối qua hệ mật thiết giữa văn hoá vùng miền của ngƣời Quan họ và lời ca. Từ đó, ngƣời đọc sẽ cảm nhận về Quan họ sâu rộng hơn, cảm nhận sự sâu sắc tinh tế trong lời ca hơn và thêm yêu loại hình nghệ thuật này hơn. Ngay trong cuốn “Hà Bắc ngàn năm văn hiến”, tập 3 có tựa đề “Đất nƣớc con ngƣời”, đây là kết quả của hội nghị tổng kết mƣời bảy năm công tác bảo tồn và bảo tàng (1956-1973), nhiều tác giả trong hội nghị đã có bài phát biểu sâu sắc, thể tình yêu và trách nhiệm của mình với quê hƣơng Hà Bắc, trong đó đáng lƣu ý là hai bài viết của tác giả Trần Linh Quý “Làng gốc Quan họ và bảo tồn, bảo tàng đối với Quan họ” và của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết „Tục 8 kết nghĩa làng chạ cổ truyền và tƣ liệu kết nghĩa làng chạ ở Hà Bắc”. Ở hai bài viết này, độc giả có thêm kiến thức về Quan họ cũng nhƣ cách thức sinh hoạt, cách thức diễn xƣớng và ứng xử của ngƣời Quan họ. Cùng thời gian này, Ty văn hóa Hà Bắc cũng cho ra đời cuốn sách “Một số vấn đề về dân ca Quan họ”. Cuốn sách tổng hợp bài phát biểu, báo cáo và tham luận của các nhà quản lí văn hóa ở địa phƣơng vùng Quan họ, các cán bộ nghiên cứu công tác tại viện Văn học, viện Dân tộc học, viện Âm nhạc, viện Sân khấu, vv… Nội dung các bài viết đều tập trung vào khai thác tìm hiểu tập tục, nguồn gốc, lịch sử phát triển của dân ca Quan họ cũng nhƣ phƣơng án bảo tồn, phát triển Quan họ. Cuốn sách này cũng là một tƣ liệu vô cùng quý báu cho thế hệ sau. Trong website: www.spnttw.du.vn, tác giả Nguyễn Thế Khoa dành nhiều thời gian, công sức để sƣu tập, tìm hiểu dân ca Quan họ qua bài viết “Hành trình sƣu tầm nghiên cứu dân ca Quan họ”. Từ những năm 1972, khi đất nƣớc còn chia cắt, miền Bắc chìm trong khói bom của giặc Mỹ nhƣng tác giả Trần Văn Khê cùng nhóm nghiên cứu đã dành tình cảm và trách nhiệm của mình cho nền nghệ thuật độc đáo của dân tộc và đã cho ra đời hai cuốn “Một số vấn đề về dân ca Quan họ”, và “Âm nhạc truyền thống Việt Nam và Hát Quan họ” (Ty Văn hoá Hà Bắc , 1972). Có thể nói đây là những tài liệu vô cùng quý báu, thể hiện tinh thần yêu nƣớc, yêu văn hóa truyền thống của thế hệ đi trƣớc. Đặc biệt trong Website tỉnh Bắc Ninh (http://www.bacninh.gov.vn) và trong từ điển “Bách khoa toàn thƣ mở” (http://vi.wikipedia.org/quanho) cung cấp tƣơng đối đầy đủ cho bạn đọc các kiến thức liên quan tới loại hình nghệ thuật này. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả khác đăng trên các tạp chí, các diễn đàn, các tờ báo của trung ƣơng và địa phƣơng. Nhìn chung các tác giả đều cho bạn đọc một cái nhìn rất phong phú và đa dạng, nhiều chiều về dân ca Quan họ và con ngƣời xứ Kinh Bắc. Từ việc sƣu tầm và tham khảo khoảng trên dƣới 100 tài liệu là những cuốn sách, bài nhận xét, công 9 trình nghiên cứu trải dài từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến nay, chúng tôi nhận thấy và tạm chia thành 3 loại: - Công trình sƣu tầm nghiên cứu các làn điệu Quan họ đặc biệt là Quan họ cổ dƣới góc độ âm nhạc. Ở loại này chủ yếu là ký âm, ghi lời những bài ca cổ, những dị bản và một số những lời bài Quan họ cải biên, đổi mới. Trong đó điển hình là nhạc sĩ Hồng Thao (Phạm Hồng Thao 1932-1996), Lâm Minh Đức, Nguyễn Trọng Ánh, Đức Miêng… Đặc biệt có giá trị là cuốn “300 bài dân ca Quan họ Bắc Ninh” do nhạc sĩ Hồng Thao dày công sƣu tầm, ghi âm, ký âm. Đây có thể nói là nguồn tài liệu vô cùng quý giá về lời ca cổ của Quan họ. Ở phần này, những bài ca dân ca Quan họ cổ đƣợc sƣu tầm kí âm chính là căn cứ để so sánh, tìm hiểu nguồn gốc, sự ra đời và phát triển của Quan họ. Đây cũng là cơ sở đặc biệt về ngôn ngữ cho ngƣời nghiên cứu âm nhạc nói riêng và nghiên cứu ngôn ngữ lời ca nói chung. - Những công trình nghiên cứu chung về Quan họ bao gồm: Tìm hiểu về Quan họ, nguồn gốc phát triển, đặc điểm… của dân ca Quan họ. Ở loại này, tập trung khá đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà báo có tâm huyết và tình yêu với loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Điển hình là các tác giả: Hồng Thao, Trần Linh Quý, Đặng Văn Lung, Lê Danh Khiêm, Trần Đình Luyện. Tìm hiểu qua các công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình này ngƣời đọc có thêm rất nhiều kiến thức và cách nhìn phong phú đa dạng về dân ca Quan họ. - Những công trình nghiên cứu, những bài viết về vùng văn hóa, vùng đất và con ngƣời xứ Kinh Bắc. Những tác giả viết về mảng này đều tập trung tìm hiểu và giới thiệu cho bạn đọc những nét đặc sắc trên quê hƣơng Quan họ nhƣ phong tục, tập quán, lễ hội, phong cảnh, di tích văn hóa, con ngƣời … từ góc độ nhân học, tức môi trƣờng nảy sinh dân ca Quan họ. Ở loại này, điển hình là các tác giả: Trần Đình Luyện, Lê Việt Nga, Đặng Văn Lung, Tô Ngọc Thanh. 10 Trong tất cả những tài liệu đã đƣợc công bố rộng rãi trên các thông tin đại chúng, mặc dầu đa dạng phong phú, có chất lƣợng và số lƣợng, song căn cứ từ việc chia loại nhƣ ở trên thì số lƣợng tác giả có tác phẩm, công trình nghiên cứu về lời ca dân ca Quan họ cổ chƣa nhiều, đặc biệt là tìm hiểu về văn hóa ứng xử trong lời ca cổ. Văn hóa ứng xử trong lời ca cổ là một đề tài tƣơng đối rộng, đƣợc hình thành từ gốc rễ nhân bản và tính cách của ngƣời Quan họ bao đời. Trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt, ngƣời Kinh Bắc đã để lại vốn văn hóa dân gian vô cùng phong phú và độc đáo. Nhìn từ góc độ xã hội, hiếm thấy có nơi nào chứa đựng đƣợc nền văn hóa đa dạng và sâu rộng nhƣ ở đây. Chính vì thế, nghiên cứu tìm hiểu về vùng đất và con ngƣời Kinh Bắc nói chung và dân ca Quan họ nói riêng, từ trong quá khứ tới hiện tại, rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu, sƣu tầm và để lại khối lƣợng tác phẩm rất có giá trị. Nói các khác, khi chúng ta quan tâm yêu mến tìm hiểu, nghiên cứu loại hình văn hóa dân gian đặc sắc này thì nguồn tài liệu liên quan tới nó là tƣơng đối đầy đủ cả về chất lƣợng và số lƣợng. Cũng từ sự nghiên cứu tìm hiểu đã trình bày, chúng tôi nhận thấy việc khai thác khía cạnh văn hóa ứng xử trong lời ca cổ là có cơ sở lý luận và thực tiễn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ trong không gian sinh hoạt văn hoá Kinh Bắc. Trọng tâm là văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ thông qua lời ca dân ca Quan họ cổ 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ trong phạm vi lời ca dân ca Quan họ cổ 11 - Phạm vi khảo sát trong 500 bài dân ca Quan họ cổ do các nhà nghiên cứu sƣu tầm, chỉnh lý hoặc do các nghệ nhân bản xứ lƣu giữ và diễn xƣớng. 3.3. Mục đích nghiên cứu - Thông qua tìm hiểu nghiên cứu lời ca dân ca Quan họ cổ, thấy đƣợc văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ, một trong khía cạnh vô cùng đặc sắc của ngƣời Kinh Bắc, để từ đó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn, đồng thời cũng đóng góp vào việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. - Từ kết quả của việc nghiên cứu sẽ là một căn cứ để khẳng định thêm vị thế của dân ca Quan họ nhƣ một loại hình nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc, độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc cả ở góc độ văn học và văn hóa dân gian. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính là phân tích, so sánh cấu trúc, đặc trƣng thể loại và một số các thao tác nhƣ tổng hợp, thống kê, khảo sát, điền dã. 3.5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về đề tài Chƣơng 2. Văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ trong đời sống Chƣơng 3. Văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca Quan họ cổ 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI Văn hoá là một phạm trù rất rộng liên quan tới quá trình hình thành và phát triển nhận thức của con ngƣời. Văn hoá ứng xử chính là một trong những biểu hiện của văn hoá trong cuộc sống của từng bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Trong phạm vi của chƣơng mở đầu, chúng tôi khái quát hai vấn đề này thành hệ thống làm cơ sở lý luận cho việc lý giải sự hình thành và phát triển của văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ nói chung và văn hoá ứng xử của ngƣời Quan họ thông qua lời ca dân ca Quan họ cổ nói riêng. 1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử Nói đến văn hóa là nói đến hàng nghìn định nghĩa khác nhau. Tùy quốc gia, tùy dân tộc, tùy vùng miền… mà hình thành nên những nét đẹp văn hóa. Theo từ điển “Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia” thì văn hóa là sản phẩm của loài ngƣời, văn hóa đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là trình độ phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra. Về khái niệm văn hóa: Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngƣỡng, phong tục, lối sống... Cũng theo “Đại từ điển tiếng Việt” của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, Nhà 13 xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử". Còn trong “Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học”, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đƣa ra một loạt quan niệm về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên xã hội”. [12, tr.32] “Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát), văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn” [12, tr.38]. Đồng ý kiến này, hai cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: “Văn hóa - vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa” [12, tr. 56]. Và trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình” [49, tr.18]. Cuối cùng, nhận xét về văn hóa, tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO có viết: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia” [3]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng văn hóa là tất cả 14 những giá trị vật thể và phi vật thể do con ngƣời sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. [3]. Nhƣ vậy, văn hoá là một phạm trù rất rộng có liên quan tới quá trình nhận thức và phát triển của loài ngƣời. Một trong khía cạnh biểu hiện của văn hoá đó là sự ứng xử. Sự ứng xử của mỗi xã hội, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều khác nhau, do đó hình thành nét riêng, độc đáo mang đặc tính, đặc điểm của xã hội, dân tộc, quốc gia đó, mà chúng ta thƣờng gọi là văn hoá ứng xử. Bàn về văn hóa ứng xử, theo ý kiến của Tiến sĩ mỹ học Phạm Thế Hùng thì “Văn hóa ứng xử là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng ngƣời trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội và từ vi mô đến vĩ mô” [12, tr.314]. Văn hoá ứng xử của ngƣời Việt đã đƣợc hình thành trong quá trình giao tiếp qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử đƣợc cha ông ta lƣu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khac. Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhƣng giao tiếp ứng xử vẫn có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức trong cộng đồng dân cƣ, trong tình bạn, tình yêu, trong gia đình, trong nhà trƣờng, trong kinh doanh, đàm phán - thƣơng lƣợng khi có những bất đồng có thể dẫn đến xung đột. Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh, là cơ sở để tạo ra mội trƣờng xã hội có lơi cho sức khoẻ của con ngƣời. Trong cuộc sống hàng ngày ngƣời Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp, ngƣời Việt Nam do thiên về tình hơn về lý nên khi giao tiếp con ngƣời luôn đề cao vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ để đảm bảo cho sự đoàn kết nhất trí, cho cuộc sống vui vẻ hài hoà. Đề cập tới vấn đề này, trong ca dao Việt Nam có câu: 15 “Lời nói chăng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Ngƣời Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng ngƣời khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” Hơn nữa ngƣời Việt luôn coi trọng nghĩa tình, những lúc khó khăn, có công có việc ngƣời ta đến với nhau vì tình chứ không phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xử, ngƣời Việt rất coi trọng tinh thần, đặt cái tình, cái nghĩa lên hàng đầu. Cái đẹp trong văn hoá ứng xử của con ngƣời Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, phục vụ đại đa số nhân dân. Cái đẹp mang tính dân tộc, nó phản ánh cái đẹp riêng của con ngƣời Việt Nam. Cái đẹp đó còn mang tính nhân loại vì nó là tia sáng mà tất cả mọi ngƣời trên hành tinh này muốn hƣớng tới. Cái đẹp đó đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là cái lõi, cái hồn đất, hồn nƣớc, tinh hoa của dân tộc. Trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét hoa tinh tế nhất trong các nét đặc sắc. Đặc biệt nét văn hóa này đƣợc biểu hiện rất rõ, đƣợc cô đọng và đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam, đó là ca dao và tục ngữ. Thế ứng xử trƣớc hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng ngƣời và đã mặc nhiên trở thành một quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống và mặc nhiên cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cả một cộng đồng ngƣời. Văn hoá ứng xử cũng nhƣ cách ứng xử có văn hoá đƣợc hình thành từ rất sớm và ngày càng phong phú. Nó bao gồm hàng loạt hệ thống: ứng xử trong gia đình, trong họ mạc làng xã, giữa các dòng họ, giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa tình yêu đôi lứa… Đạo lý của nhân dân ta trong giao tiếp ứng xử là quan hệ trên dƣới tôn kính. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con ngƣời trƣớc sự tác động của ngƣời khác với mình trong một tình huống nhất định 16 đƣợc thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con ngƣời nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân đƣợc thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những ngƣời chung quanh. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con ngƣời, đƣợc thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con ngƣời đối với bản thân, với những ngƣời chung quanh, trong công việc và môi trƣờng hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó đƣợc hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trƣởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa đƣợc coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân đƣợc thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó đƣợc biểu hiện trong mối quan hệ với những ngƣời chung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Đối với ngƣời Quan họ xứ Kinh Bắc, văn hóa ứng xử là nét đẹp trong cộng đồng mà ở họ đƣợc gìn giữ. Qua bao đời trong đời sống sinh hoạt thể hiện rõ nhất qua hoạt động văn hóa Quan họ, trở thành yếu tố đặc sắc không thể thiếu của dân ca Quan họ. Điều này đƣợc thể hiện không chỉ ở hoạt động diễn xƣớng mà còn rất rõ nét trong lời ca của những bài ca dân ca Quan họ cổ 1.2. Không gian văn hóa Quan họ xứ Kinh Bắc 1.2.1. Môi trường tự nhiên Vị trí địa lý Tỉnh Bắc Ninh (Kinh Bắc) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, tự ngàn năm đã hình thành vùng dân cƣ đông đúc trù phú. Nơi đây sản sinh ra một loại hình nghệ thuật đặc sắc đó là dân ca Quan họ. Ngƣời Kinh Bắc gắn bó với cây lúa nƣớc, nhân dân thuần chất yêu lao động, hài hòa trong các mối quan hệ 17 với tự nhiên. Những phong tục tập quán còn lƣu truyền đến ngày nay vẫn giữ nguyên phẩm chất ấy của họ. Hàng năm, nơi đây có nhiều lễ hội gắn liền với tâm thức ngƣời Việt. Ngƣời Kinh Bắc yêu quê hƣơng, trân trọng giữ gìn bản sắc văn hóa. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này trong lễ hội nhƣ phiên chợ Âm phủ, hội Lim (Thị trấn Lim), hội làng Diềm (Yên Phong), hội làng Phú Lâm (Xã Phú Lâm)… Ngƣợc dòng lịch sử, quê hƣơng Quan họ có nhiều tên gọi khác nhau và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, vv… qua các triều đại. Từ xa xƣa đã nổi tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ. Dƣới thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ XIX, từ ngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963, hai tỉnh đó đƣợc sát nhập lại thành một tỉnh Hà Bắc rộng lớn với ngót hai triệu rƣởi dân và hơn bốn ngàn rƣởi cây số vuông, và tỉnh Hà Bắc đó đƣợc xem nhƣ quê hƣơng của dân ca Quan họ. Gần đây tỉnh Hà Bắc lại đƣợc tách ra thành hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang. Do phần lớn các làng Quan họ quần tụ trên mảnh đất Bắc Ninh, chỉ có vài làng nằm trên đất Bắc Giang; nên ngƣời ta vẫn thƣờng nói Kinh Bắc; hay có khi nói Bắc Ninh là quê hƣơng, là chiếc nôi sinh ra và nuôi dƣỡng các làng Quan họ. Nhƣng về tổng quát, quê hƣơng ấy vẫn là một vùng đất rộng lớn ở phía Bắc sông Hồng, nằm trong vùng văn hoá, văn minh châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hải Hƣng, Quảng Ninh ngày nay. Tính từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam đƣờng thẳng chừng 70 km; từ điểm cực Ðông sang điểm cực Tây đƣờng thẳng chừng 120 km, chia làm 3 vùng rõ rệt: miền núi, trung du và đồng bằng. Nhƣng các làng Quan họ chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng. Từ rất lâu đời, cƣ dân Kinh Bắc là cƣ dân nông nghiệp lúa nƣớc. Cùng với nông nghiệp, họ cũng sớm có những làng nghề thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng thủ công: nghề gốm ở Thổ Hà, Phù Lãng, nghề đúc và gò đồng ở Ðại Bái, Lãng Ngâm, Quảng Phú, nghề rèn sắt ở Quế Nham, Ða Hội, Nga Hoàng, nghề nhuộm ở Ðình Bảng, Phù Lƣu, nghề đóng đồ miếu ở 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan