Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa nông thôn nam bộ qua tiểu thuyết hồ biểu chánh...

Tài liệu Văn hóa nông thôn nam bộ qua tiểu thuyết hồ biểu chánh

.PDF
86
726
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN CÁI PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA NÔNG THÔN NAM BỘ QUA TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN CÁI PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA NÔNG THÔN NAM BỘ QUA TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths- GVC HUỲNH THỊ LAN PHƯƠNG Cần Thơ, 2014 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam bộ- tên gọi thân thương xuất hiện cách nay không lâu nhưng đã chiếm được một vị trí đặc biệ t trong tâm thức người Việt . Từ hơn 300 năm nay, vùng đất mới luôn trong tư thế vận động bởi sự tác động của các điều kiện khách quan. Những giá trị truyền thống được các thế hệ đi trước tạo dựng và lưu giữ hẳn không thể thiếu các yếu tố văn hóa đã được hình thành và gắn bó với đời sống của nhân dân nơi đây . Văn hóa Nam b ộ là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần đã được con người Nam Bộ làm nên và lưu giữ qua chuỗi không gia n, thời gian mà nó tồn tại . Nó giúp chúng ta hình dung được cuộc sống của tổ tiên , của đồng bào ta ngày xưa trên vùng đất buổi đầ u còn hoang sơ này. Đồng thời nhận ra những nét độc đáo trong tính cách , phong tục tập quán , những quan điểm sống của cộng đồng nơi đây trong những tháng năm mở ấp khai hoang để có được miế ng cơm manh áo . Văn hóa Nam bộ đã góp vào ngôi nhà văn hóa dân tộc Việt Nam những dáng nét đặc trưng của một vùng đất gắn liền với không gian ruộng đồng vườn tược , những sản vật của thiên nhiên qua đôi tay, khối óc của con người trở thành những sản phẩm có giá trị độc đáo. Nét đẹp riêng ấy mang dáng vẻ mộc mạc , chân chất nhưng không vì vậy mà trở nên quê mùa , lỗi thời so với các yếu tố văn hóa của các vùng miền khác . Giới hạn lại một phạm vi nhỏ hơn ở khu vực địa lý nông thôn thì những tính chất chung về văn hóa ấy cũng được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn như thế. Qua đó thấy được cuộc sống của một dân tộc , một cộng đồng người vốn lớn lên từ nền nông nghiệp lúa nước; để tâm hồn có được sự bình yên thanh thản trong cảnh quê hương yên bình của người Việt. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh luôn phản ánh sát sao thực trạng xã hội đương thời, mang đến cho người đọc những hiểu biết về đời sống của con người vùng quê Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Những tác phẩm của ông đến nay vẫn thu hút sự quan tâm của người đọc, đặc biệt khi được tái hiện thành những bộ phim gắn liền với tên tuổi đạo diễn Hồ Ngọc Xum như “Ngọn cỏ gió đùa”, “Cay đắng mùi đời”, “Bỏ vợ”, “Bỏ chồng”… Khung cảnh quê hương, con người Nam bộ hiện lên đầy đủ, mộc mạc khiến người xem liên tưởng đến không gian, thời gian và những giá trị văn hóa đã tồn tại trên mảnh đất này. Đồng thời khi được tìm hiểu môn học Văn học Việt Nam hiện đaị 1, giai đoạn 1900- 1930, chúng tôi có thêm những hiểu biết thú vị về nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng như tác phẩm của ông viết về quê hương Nam Bộ. Chính điều đó càng thôi thúc chúng tôi tìm đến và nghiên cứu một đề tài văn học trong mối tương quan với phạm trù văn hóa. 1 Sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam bộ, chúng tôi tự hào vì đã gắn cuộc đời mình với quê hương từ thuở nằm nôi, được lớn lên và dạy dỗ bằng văn hóa của vùng đất Nam bộ. Những điều ấy dần đi vào tâm thức tôi về một vùng đất và người hiền hòa, chân thật… với bao nhiêu tình cảm gắn bó thân thương mà chắc hẳn dù đi đâu cũng không thể nào quên được… Với tất cả niềm cảm phục và tự hào về một nhà văn Nam bộ và sự yêu thích tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Văn hóa nông thôn Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” làm luận văn với hy vọng sau quá trình tìm hiểu sẽ có thêm những hiểu biết mới về một vùng đất văn hóa mà mình đang sinh sống, thấy được những vẻ đẹp bình dị, đáng yêu của cha ông ta những năm đầu thế kỉ, trong bối cảnh văn hóa phương Tây, cụ thể là văn hóa Pháp đang ồ ạt tiến vào Việt Nam, trong đó có nông thôn Nam bộ. Khai thác tác phẩm của Hồ Biểu Chánh từ góc độ văn hóa, chúng tôi mong rằng sẽ góp một giọt nước nhỏ vào biển lớn những ý kiến đánh giá, nhận định về nhà văn Nam bộ này, mang đến cho người đọc những cảm nhận về đất và người nông thôn Nam bộ để có sự kế thừa, tiếp bước trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XIX với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, được độc giả- đặc biệt độc giả miền Nam yêu thích. Những vấn đề nhà văn phản ánh xoay quanh cuộc sống ở thành thị, nông thôn Nam bộ trong thời điểm có nhiều biến động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở vùng đất mới. Khi tiếp xúc với tác phẩm của ông, người đọc bắt gặp bóng dáng mình nơi ấy với những thói quen sinh hoạt, phong tục, tập quán trong cuộc sống thường nhật. Chính những điều đó càng rút ngắn khoảng cách giữa tác giả với đọc giả và tăng tính hiện thực của ngòi bút Hồ Biểu Chánh. Vậy nên cũng dễ hiểu vì sao tác phẩm Hồ Biểu Chánh có sức sống lâu bền không chỉ trong thời đại ông mà còn cho đến ngày nay. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã thu hút được sự quan tâm sâu sắc của giới phê bình văn học, độc giả cũng như các nhà nghiên cứu. Nhiều vấn đề về Hồ Biểu Chánh tiểu thuyết của ông dần được gợi mở trên nhiều, có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: “Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, “Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, “Thi pháp tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, “Ngôn ngữ đối thoại trong một số tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, “Tìm hiểu hệ thống từ ngữ âm của phương ngôn Nam bộ trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh”... Qua những công trình nghiên cứu kể trên, có thể thấy, phạm vi nghiên cứu về nhà văn Hồ Biểu 2 Chánh đã được khai thác từ lâu, làm cơ sở để người đọc hiểu sâu hơn về tác phẩm của nhà văn Nam bộ. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu khai thác về tác giả, tác phẩm ở phương diện nội dung, nghệ thuật. Việc tiếp cận tác phẩm của nhà văn Nam bộ dưới góc nhìn văn hóa dường như còn rất hạn chế, chỉ số ít bài viết mang tính chất khái quát chung về những vấn đề văn hóa mà nhà văn Hồ Biểu Chánh đã đưa vào tác phẩm Hồ Biểu Chánh là nhà văn gắn bó với đất và người Nam bộ. Đứng trước sự tác động của làn gió mới, ông đã cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết, phản ánh được những ảnh hưởng của luồng tư tưởng âu tây đến đời sống của người dân Nam bộ. Tác phẩm của ông làm sống dậy những lối ăn, lối ở của cộng đồng dân cư Nam bộ trong thời điểm đó. Cũng từ đây, khai thác các tác phẩm của nhà văn Nam bộ qua mối liên hệ giữa văn hóa - văn học sẽ góp phần cung cấp thêm một tư liệu cho việc tìm hiểu những sáng tác của nhà văn, để thấy được những đóng góp và thành quả lao động miệt mài của người cầm bút. Năm 2007, nhóm tác giả Trang Quan Sen, Nguyễn Văn Nở, Phan Tấn Tài đã cùng nhau thành lập trang web: hobieuchanh.com, với mong muốn tập hợp đầy đủ nhất những bài viết, những tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Những tác phẩm và ý kiến đánh giá đều được đưa vào trang thông tin ấy và trở thành nguồn tư liệu quý giá cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về nhà văn này. Trên cơ sở đó, các bài viết cũng được nhóm tác giả in thành quyển sách với nhan đề “Hồ Biểu Chánh người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Chính sự nhiệt tình, tận tâm của nhóm tác giả khiến người đọc phải suy ngẫm về những giá trị, những đóng góp của nhà văn Nam bộ đối với sự nghiệp văn chương của dân tộc. Cũng trong trang web được thiết kế dành riêng cho nhà văn Nam bộ ấy, nhiều bài viết của Th.s Huỳnh Thị Lan Phương về những phương diện xoay quanh tác giả, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh được lý giải cặn kẽ, đầy đủ và giàu sức thuyết phục. Viết về vấn đề nông thôn Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, tác giả đã trình bày cho người đọc những hiểu biết cụ thể qua bài: “Đời sống văn hóa ở nông thôn Nam bộ trong một số tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 7 (413), tháng 7-2007, trang 3743. Bài viết đề cập đến những phương diện như cách ăn mặc, cách tổ chức đời sống của người dân vùng sông nước. Song song đó, tác giả cũng đề cập đến những mâu thuẫn xã hội đang tồn tại, những vấn đề giao lưu văn hóa với sự giao thoa cũ- mới đang diễn ra. Bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, bài viết của tác giả Huỳnh Thị Lan Phương đã giúp người đọc thấy được những nét cơ bản, tiêu biểu trong đời sống văn hóa của người Nam bộ ở nông thôn được miêu tả chân thực, sinh động và hấp dẫn dưới ngòi bút của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với niềm đam mê nghiên cứu và sự quan tâm đặc biệt đối với các sáng tác viết về 3 vùng nông thôn Nam bộ, những bài viết của tác giả Huỳnh Thị Lan Phương đã khơi gợi nơi người đọc những cảm xúc về đất và người nông thôn những năm đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược với những biến thiên được thể hiện trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Một tài liệu khác liên quan đến vấn đề văn hóa được tập hợp trong “Hồ Biểu Chánh người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” là bài viết của Nguyễn Thanh Liêm với nhan đề: “Xã hội văn hóa Việt Nam trong tiểu thuyết Hồ Biều Chánh”. Mở đầu bài viết, tác giả đã giải thích sức hút của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh dựa trên nền tảng thị hiểu thẩm mĩ của đại bộ phận độc giả Nam bộ, khẳng định rõ hơn những nhân tố làm nên một tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh:“Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết được hình thành và phát triển trong điều kiện con người và môi trường văn hóa xã hội đó” (tính cách con người, tính chất vùng đất mới với điều kiện giao lưu văn hóa đầu thế kỉ XIX…). “Từ câu chuyện, cách thuật chuyện, cảnh vật làm nền, đến các nhân vật, chân dung, tính tình, nghịch cảnh, lời nói, hành động của họ… tất cả biểu lộ tính cách miền Nam đã nói trên” [43; 97]. Với bài viết này, Nguyễn Thanh Liêm đã chứng minh tính văn hóa được Hồ Biểu Chánh thể hiện trong các tác phẩm là hoàn toàn có căn cứ, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung và văn hóa của người Nam bộ nói riêng. Tuy nhiên bài viết chủ yếu phân tích những biểu hiện của văn hóa chủ yếu dưới góc độ nghệ thuật và trên cơ sở lí thuyết chung mà chưa chỉ ra những biểu hiện văn hóa cụ thể. Do đó, việc khai thác yếu tố văn hóa trong tác phẩm của nhà văn Nam bộ còn mang tính mới mẻ và hứa hẹn nhiều điều thú vị, tạo cảm hứng cho chúng tôi về một đề tài cụ thể hơn: “Văn hóa nông thôn Nam bộ qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh”. Ở Việt Nam, tiểu thuyết là thể loại văn học ra đời khá muộn, tuy nhiên vai trò của nó trong đời sống văn học luôn có vị thế nhất định. Tiểu thuyết là bộ tranh vẽ tập hợp mọi góc cạnh của đời sống đa sắc màu, từ nơi có nhiều ánh sáng đến những góc tối còn lẩn khuất. Viết về miền Nam, đặc biệt là quê hương Nam bộ, Hồ Biểu Chánh đã khai thác tối đa chất liệu cuộc sống để đáp ứng những nhu cầu của văn chương và thị hiếu thẩm mĩ của người đọc. Từ đây, có thể giải thích nguyên nhân vì sao tuy bị xem là văn rẻ tiền nhưng tác phẩm của Hồ Biểu Chánh vẫn gắn bó khăng khít với người đọc, đặc biệt là người dân Nam bộ. Từ những bài viết về vấn đề văn hóa trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đặc biệt giới hạn trong phạm vi văn hóa nông thôn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Văn hóa nông thôn Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” với tính chất chuyên sâu, nhằm phân tích cụ thể các phương diện đời sống của con người Nam bộ ở nông thôn. Từ đây có thể nhận diện được những nét đặc sắc đã được các tác giả khái lược trong từng bài viết, đồng thời có sự liên hệ, mở rộng vấn đề qua mối liên hệ với các yếu tố văn hóa khác, tạo cho người đọc có 4 được cái nhìn tương đối, rõ nét hơn về đặc sắc diện mạo văn hóa của người Nam bộ ở nông thôn được Hồ Biểu Chánh đưa vào tác phẩm. Đó cũng là một hướng tiếp cận và khai thác tính hiện thực trong tác phẩm của nhà văn này. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nét văn hóa nông thôn Nam bộ được tái hiện trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh bao gồm: Văn hóa giao tiếp của người nông thôn Nam bộ ở nông thôn với những nét đặc sắc trong giao tiếp và những nghi thức giao tiếp để qua đó nhận diện được tính cách, tình cảm, tâm hồn cao quý của người nông thôn Nam bộ được Hồ Biểu Chánh tái hiện trong tác phẩm của ông. Văn hóa ứng xử của người Nam bộ ở nông thôn ở hai phương diện: ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để thấy được họ đã sống, lao động như thế nào trong môi trường sinh thành và tồn tại của mình, giúp chúng tôi nhận diện cụ thể hơn đặc điểm văn hóa nông thôn Nam bộ được tái hiện trong tác phẩm văn chương, từ đó trân trọng hơn những giá trị hiện thực được tái hiện trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. 4. Phạm vi nghiên cứu Cả cuộc đời lao động miệt mài vì nghệ thuật, ngòi bút Hồ Biểu Chánh hầu như đều hướng về vùng đất Nam bộ với tất cả tình cảm gắn bó thân thương. Vậy nên khai thác các yếu tố văn hóa trong tác phẩm của nhà văn là một cách tiếp cận hiện thực đời sống được tác giả thể hiện trong từng tác phẩm qua bình diện văn hóa. Văn hóa là phạm trù rộng lớn. Tuy nhiên khảo sát vấn đề văn hóa ở nông thôn Nam bộ qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những biểu hiện tiêu biểu. Đó là văn hóa giao tiếp và văn hóa ứng xử của người Nam bộ ở nông thôn. Công trình này tập trung nghiên cứu yếu tố văn hóa Nam bộ qua những sáng tác tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh trong phạm vi không gian nông thôn. Bao gồm một số tiểu thuyết sau: Cha con nghĩa nặng, Cay đắng mùi đời, Khóc thầm, Tỉnh mộng, Cư Kỉnh, Chúa tàu Kim Qui, Ngọn cỏ gió đùa, Con nhà giàu, Đóa hoa tàn, Một đời tài sắc, Hai vợ…. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện công việc nghiên cứu, phương pháp chủ yếu chúng tôi sử dụng để làm sáng rõ những nội dung mà đề tài đặt ra là Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phạm vi và yêu cầu của đề tài đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa văn học với các kiến thức thuộc các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, địa lí và xã hội. Chúng tôi đã khảo sát nhưng ở 5 mức độ vận dụng những hiểu biết về những thông tin, những khái niệm cũng như số liệu mà các tài liệu của các ngành khoa học vừa nêu. Sự kết hợp giữa văn học và các ngành văn hóa khác đã góp phần giúp bài nghiên cứu có được tính khách quan, khoa học hơn. 6 NỘI DUNG 1.1. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Khái niệm về văn hóa “Văn hóa” là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học cũng như đời sống. Một số thuật ngữ liên quan đến “văn hóa” thường được đề cập như: “văn hóa giao tiếp”, “văn hóa ăn uống”, “trình độ văn hóa”, “người có văn hóa”… hay “văn hóa Đông Nam Á”, “văn hóa học”, “văn hóa Việt Nam”, “văn hóa Trung Hoa”, “văn hóa Ấn Độ”… “Văn hóa” tồn tại ở nhiều dạng thức với những biểu hiện trên nhiều phương diện. Đó là một trong những nguyên nhân làm nên tính đa dạng, phong phú của nó ngay từ khái niệm đến phương thức thể hiện. Về mặt lí thuyết, đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước về thuật ngữ này. Có thể điểm qua một số ý kiến sau: “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [35; 1477]. “Văn hóa” gắn liền với mỗi quốc gia, dân tộc qua các chặng đường hưng thịnh của nó. Mở đầu quyển “Hành trình văn hóa Việt Nam” (giản yếu), Nxb Lao Động, Hà Nội, 2002, tác giả Đặng Đức Siêu đã trích dẫn những quan điểm đã được Hồ Chủ tịch đúc kết về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của các phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và những đòi hỏi của sinh tồn” [45; 15]. Không những vậy, tác giả đã nêu lên những chính kiến của mình về khái niệm này trước thực tiễn đa dạng những định nghĩa và tính chất chưa thể thống nhất về nó: “Mọi hoạt động và sản phẩm, kết quả của những hoạt động ấy, do con người có ý thức tác động vào tự nhiên và xã hội mà có, đều có thể thuộc về văn hóa… Điểm xuất phát của văn hóa do con người hoạt động trong thực tiễn, trước hết là cải tạo hoàn cảnh tự nhiên rồi sau đó tiến lên cải tạo hoàn cảnh xã hội; con người sáng tạo ra văn hóa và ngược lại, văn hóa cũng lại tái tạo con người, bồi đắp nên những tình cảm tốt đẹp cũng như niềm tin vào cuộc sống” [45; 27-28]. Như vậy, theo tác giả, “văn hóa” là cái được sản sinh trong quá trình lao động sản xuất của con người, đồng thời được duy trì và phát huy trên bước đường phát triển của dân tộc. “Văn hóa” là yếu tố được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống và tồn tại trong cuộc sống. 7 “Văn hóa” là một phạm trù của lịch sử xã hội có sức mạnh cuốn hút các nhà nghiên cứu từ khái niệm đến các dạng tồn tại của nó. Trong quyển “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm đã nêu lên những nhận định của mình về “văn hóa” cũng như làm sáng tỏ các phương diện, các phạm trù của văn hóa Việt Nam. Ông cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [52; 10]. Theo tác giả, những thành tố văn hóa không tồn tại độc lập, riêng biệt mà giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong toàn bộ nền văn hóa của dân tộc. Văn hóa không cần phải là những giá trị cao sang, xa xôi mà trước nhất nó hiện hữu và gắn bó sâu sắc với đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Sự đa dạng, phong phú của “văn hóa” về mặt lý thuyết còn được thể hiện qua sự đánh giá, nhận định về nó ở những không gian, thời gian khác nhau. Trên thế giới, các tác giả đã đưa ra những nhận định về đối tượng này. Theo E.B Taylor: “Văn hóa là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, những tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội”. [52; 24]. Như vậy, văn hóa là phạm trù ngoại diên bao hàm những khía cạnh liên quan đến tính chất, các phương diện của xã hội dựa trên những chuẩn mực đo lường. Còn theo UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và cho lao động” [52; 27] đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise. Điều này đã góp phần bổ sung cho những tính chất chung của văn hóa, tạo nên giá trị khu biệt giữa các dân tộc trên thế giới, làm nên tính đa dạng trong việc thể hiện văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia… Tựu trung lại, hầu hết các khái niệm trên đều hướng văn hóa đến tính dân tộc của nó. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa tiêu biểu, bên cạnh những tương đồng còn có những dị biệt so với văn hóa của các dân tộc khác. Văn hóa là giá trị riêng biệt để đánh giá sự phát triển của một dân tộc qua quá trình vận động và phát triển của dân tộc đó. Văn hóa tồn tại song hành cùng những bước tiến của con người- tức chủ thể sản sinh đồng thời cũng chịu sự tác động của văn hóa trên nền tảng những chuẩn mực của cộng đồng xã hội. Không những vậy, văn hóa không chỉ biểu hiện ở những giá trị tốt đẹp được gạn lọc- cái còn lại của quá trình phát triển mà ngay cả sự vận động của nó cũng là những giá trị văn hóa, tức mối quan hệ giữa yếu tố văn hóa và điều kiện để nó tồn tại và vận động. Điều này đồng nghĩa với việc cần có sự lưu tâm đến văn hóa ở phương diện lịch đại, qua sợi dây liên hệ giữa các chủ thể văn hóa, các yếu tố, thành tố cấu thành hệ thống văn hóa của từng dân tộc. Nếu văn hóa chỉ 8 xét về góc độ là sự kết tinh những giá trị vật chất tinh thần qua quá trình hoạt động của con người, tức đang đứng trên gốc độ đồng đại để xác lập giá trị của nó. Một yếu tố văn hóa không thể tồn tại độc lập và tách rời “dung dịch chứa đựng và cung cấp dưỡng chất cho nó”. Vậy nên thấy được sự vận động để khẳng định được giá trị tồn tại của một yếu tố sẽ góp phần làm phong phú thêm về đối tượng cũng như tạo được cái nhìn khách quan, đầy đủ nhất. Nhìn chung, mọi sự vật, hiện tượng cũng như các quy luật của cuộc sống không bao giờ đứng yên mà luôn có sự vận động nhất định. Bản thân sự vận vận động sẽ tạo ra những hiệu ứng tương tác ngay trong bản thân nó và giữa nó với các yếu tố khác. Thông qua sự tác động lẫn nhau đó, nó đồng thời tạo nên sự đa dạng cho bản thân mình vào việc thể nghiệm xã hội, khiến nó trở nên đa dạng, phong phú hơn và khẳng định được sự tồn tại vững vàng của mình theo thời gian. Sự vận động của văn hóa tạo nên hiện tượng cộng hưởng giữa các khía cạnh văn hóa, giúp con người có được cái nhìn hoàn thiện về những đặc điểm, đặc trưng của một vùng văn hóa, nền văn hóa. Chẳng hạn khi nói đến yếu tố văn hóa sông nước (văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên) trong toàn cảnh bức tranh văn hóa Nam bộ thì không chỉ là sự phân tích để làm nổi bật yếu tố sông nước đó, mà hơn hết cần có sự mở rộng đến sự ảnh hưởng của nó trong mối quan hệ với các phương diện khác như văn hóa tổ chức đời sống cá nhân và tập thể (văn hóa lễ hội, tổ chức không gian làng xã, văn hóa, văn nghệ…) Như vậy, vừa làm sáng tỏ giá trị tự thân của một yếu tố văn hóa, vừa thấy được vai trò tác động của nó với các thành tố khác nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện hơn. Từ đây có thể thấy rằng, văn hóa nông thôn Nam bộ cũng là một thành tố văn hóa, vừa mang những đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc nhưng đồng thời lại có những nét riêng nhất định. Những tài liệu viết về vấn đề “văn hóa nông thôn” dường như còn rất mờ hồ và chưa có những khái niệm, những định nghĩa cụ thể. Vậy nên có thể hiểu, văn hóa nông thôn Nam bộ là nơi tập hợp những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của con người nơi đây dưới hình thức sinh hoạt nông nghiệp, bao gồm hoạt động trồng trọt (trồng lúa và cây ăn trái), chăn nuôi… và quá trình hình thành, phát triển của văn hóa nông thôn Nam bộ gắn bó chặt chẽ với các thời kỳ, giai đoạn của lịch sử dân tộc, trải dài từ các tỉnh Đông Nam bộ đến Tây Nam bộ… Hai từ “nông thôn” gợi lên cho người đọc một bức tranh thiên nhiên của Nam bộ với khung cảnh làng quê thôn dã, là mảnh đất của tổ tiên được lưu truyền qua bao thế hệ với những vườn cây xanh tốt, những cánh đồng lúa bạt ngàn chạy khắp chân trời. Nông thôn trong tâm thức của người Việt là mảnh đất giàu truyền thống gia đình, nơi lưu giữ cái hồn của người dân Nam bộ nói chung. Mỗi vùng miền sẽ chịu sự tác động khác nhau của điều 9 kiện tự nhiên bên cạnh những ảnh hưởng của lịch sử xã hội. Sự khác biệt ấy mang đến cho nông thôn những nét văn hóa riêng biệt, tạo nên giá trị độc đáo của một vùng đất mới. 1.2. Cơ sở hình thành văn hóa ở nông thôn Nam Bộ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng đất Nam bộ 1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Phần lớn diện tích Nam bộ giáp biển, do đó nhận được sự ưu ái của thiên nhiên mà trước nhất về địa hình. Địa hình Nam bộ tương đối bằng phẳng, bên cạnh một số vùng có địa hình đồi gò thấp, phần lớn diện tích còn lại là đất phù sa được bồi đắp bởi hai hệ thống sông chính là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Đất đai màu mỡ, bằng phẳng thuận lợi cho công việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nơi đây. Ngoài đất phù sa, một số vùng của Nam bộ còn có đất đỏ, thuận lợi cho việc canh tác các loại cây công nghiệp. Đặc trưng sông nước cùng đất phù sa màu mỡ đã hình thành nên một vùng lúa gạo và cây ăn quả lớn của cả nước, đáp ứng không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu. Nói đến những thuận lợi về tự nhiên không thể không kể đến yếu tố khí hậu. Nam bộ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu quanh năm nóng ẩm và chia làm hai mùa nắng mưa rõ rệt. Tháng mưa thường diễn ra từ tháng tư đến tháng mười một năm sau. Sự phân mùa này giúp người dân chủ động bố trí thời điểm gieo trồng cũng như lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với sự biến động của thời tiết. Vùng đất cực nam Tổ quốc luôn được làm mát với hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai và sông Cửu Long với các tiểu hệ làm nên mạng lưới sông ngòi đặc biệt dày đặc. Hằng năm, hai “nhà máy” này cung cấp lượng lớn phù sa, bồi đắp cho vùng đất vốn đã tươi tốt này thêm phì nhiêu, cung cấp nước tưới tiêu cho trồng trọt và sinh hoạt. Bên cạnh đó, những dòng sông trĩu nặng phù sa còn chứa trong nó nguồn cá tôm dồi dào, đặc biệt vào những mùa nước nổi. Ở những vùng tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Đồng Tháp Mười, vào những mùa nước lên, nhân dân nơi đây đã chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ nước mang đến. Họ nuôi trồng, đánh bắt các loại thủy sản sinh sôi trong mùa nước nổi này… Có lẽ bởi do đặc trưng sông ngòi nên mọi sinh hoạt lao động trên vùng đất này đều gắn liền với hình ảnh sông nước, làm nên nét đặc thù cho vùng đất cuối trời của Tổ quốc. Hệ sinh thái nơi đây cũng rất đa dạng: nước mặn ở những vùng ven biển, nước lợ ở những vùng tiếp giáp giữa biển với vùng nước ngọt và cuối cùng là hệ sinh thái vùng nước ngọt. Sự phong phú này giúp cho vùng đất mới sở hữu những loài sinh vật đặc thù. Theo ghi chép của nhà văn Sơn Nam trong “Hương rừng Cà Mau”, đây là nơi sinh sống của những loài động vật hoang dã như cá sấu, trăn, rắn, ong, chồn, hổ, báo,… Thực vật cũng không 10 ngoại lệ. Nam bộ là vùng đất sinh sôi nảy nở những loại cây mà hình ảnh của nó đã trở nên gắn bó với cuộc sống của nhân dân nơi này. Hình ảnh những cây tre, cây tràm, cây đước, những rặng bần nằm nghiêng nghiêng soi bóng xuống dòng sông…Tất cả làm nên vẻ đẹp bình dị, mộc mạc và thân thương của một vùng quê hương xứ sở. Bên cạnh những thuận lợi, người dân Nam bộ đôi lúc cũng gặp phải những khó khăn nhất định do thiên nhiên đem đến. Vùng đất hai mùa mưa nắng này thường có những đợt lũ diễn ra song song với mùa mưa kéo dài, do đó gây hại đến mùa màng của người dân. Mùa mưa diễn ra liên tục trên diện rộng, kết hợp với các đợt thủy triều lên nên thường gây hại đến mùa màng của người dân, nhất là những loại hoa màu, cây ăn quả… Thêm vào đó, mùa khô kéo dài cũng dẫn đến thiếu nước tưới tiêu cho một số vùng ít có sông ngòi đi qua, có khi dẫn đến tình trạng hạn hán diễn ra trong một thời gian dài và trên diện rộng. Điều này tác động lớn đến năng suất cây trồng và đời sống của người dân. Tuy quá trình khai hoang mở đất đã diễn ra từ rất lâu nhưng nhìn chung nơi đây còn rất hoang sơ, diện tích đất hoang hóa còn rất nhiều chưa được khai thác đưa vào sử dụng, đôi khi gây khó khăn cho việc giao thông đi lại. Theo các sách xưa lưu chép thì đây này vùng đất nhiều loài muỗi mòng, rừng thiên nước độc, nhiều loài động vật hoang dã như cọp, rắn, trăn, cá sấu… 1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội: Có thể nói Nam bộ là ngôi nhà của những kẻ tha phương tứ xứ về đây tụ họp. Nam bộ từ trước, vốn đã có người dân sinh sống nhưng trải qua những biến động của lịch sử, với sự suy tàn đổ nát của nền văn hóa Óc- Eo, dân cư còn lại thưa thớt. Chủ yếu là một bộ phận người Khmer sống tập trung ở những vùng gò đất cao, với hình thức sản xuất gần như là du mục, di canh di cư liên tục. Cho đến khi các chúa Nguyễn khuyến dân vào khai hoang thì bộ mặt kinh tế xã hội nơi đây có phần đổi khác hơn. Những người Việt từ các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị,… mang cả gia đình vào đây, để lại sau lưng những phong tục, tập quán của mình từ bao đời để đến một nơi xa xôi để tìm cái ăn, cái mặc. Do người Khmer đã sống ở những vùng đất cao, định cư và canh tác trên những giồng đất tốt, vì vậy mà những người Việt phải tích cực khai phá đất đai, kết hợp với nhau để mở rộng diện tích đất canh tác để cùng làm cùng ăn. Dần dần, với bản tính siêng năng kết hợp với kỹ thuật làm vườn sẵn có, người Việt đã hình thành cho mình những làng xóm với những khu vườn trù phú, đa dạng các loại cây trồng, làm nên hình ảnh trù phú ở một góc trời Nam bộ. Sự xuất hiện của người Hoa- người Minh Hương cũng đã góp một phần không nhỏ vào quá trình biến đổi của đất phương Nam này. Những người Minh Hương ấy, dẫn đầu là nhóm 11 Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch và Mạc Cửu… đã cho họ sinh cơ lập nghiệp tại đây, mở mang giao thương, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự giao lưu, hội nhập văn hóa giữa Nam bộ với các nguồn văn hóa khác. Văn hóa, dù hiểu theo nghĩa nào thì đó cũng là sản phẩm mà con người trực tiếp hay gián tiếp tạo nên và lưu giữ qua các thế hệ. Như vậy, chủ thể văn hóa khác nhau sẽ dẫn đến những đặc trưng văn hóa khác nhau, tạo nên giá trị khu biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Một khu vực địa lí đa dân tộc, chắc hẳn sự tiếp biến sẽ trở nên đa dạng hơn. Nam bộ là vùng đất tiêu biểu cho điều ấy. Sự hòa hợp giữa ba dân tộc cùng chung sống trên một vùng đất còn “tươi trẻ” là điều cần thiết trước nhất để họ có thể đối diện với những mối hiểm nguy do những yếu tố khách quan mang đến. Phải chăng đây cũng là tiền đề khiến người Nam bộ trở nên hào phóng hơn khi đứng trước sự ồ ạt của văn hóa phương Tây? Nam bộ là nơi diễn ra các hoạt động tiếp xúc với người nước ngoài cũng như sự giao lưu, tiếp nhận các luồng văn hóa khác. Sự kết hợp của ba dân tộc Kinh- Hoa- Khmer bên cạnh việc dung hòa các yếu tố văn hóa tích cực từ phương Tây (trước nhất là Pháp) và văn hóa Trung Hoa… đã làm nên khuôn mặt Nam bộ tươi mới, đa dạng và sinh động. Xuất phát từ những điều kiện về tự nhiên và xã hội, Nam bộ đã xây dựng riêng cho mình một hình ảnh đặc trưng tiêu biểu về vùng đất nông nghiệp của cả nước. Lịch sử khẩn hoang vùng đất mới gắn liền với những chuyến di dân, những đợt khai phá ruộng đất hoang hóa để mở rộng diện tích đất sinh sống. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được khởi đầu bởi những lớp người thuộc vương quốc Champa, cụ thể là người Khmer. Trong buổi đầu mở đất, họ chọn những nơi cao ráo, những vùng đất màu mỡ để cất nhà dưới hình thức tạm bợ để sống tạm. Theo Sơn Nam, “Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn” thì những người dân này “dễ thay đổi nơi cư trú, gặp địa phương làm ăn không khá thì ra đi, thậm chí sống lưu động” [37; 28]. Trong khoảng thời gian đó, họ cũng tiến hành trồng lúa và một số loại cây ăn quả ngắn ngày, khai thác, tận dụng những nguồn lợi có sẵn từ thiên nhiên: “trên bờ có lúa, dưới sông có cá”. Tuy nhiên, khi thấy vùng đất đó không còn thuận lợi cho việc canh tác nữa thì họ bắt đầu di chuyển sang nơi khác. Cho đến khi người Việt di dân vào đây thì quá trình khai hóa được đẩy mạnh hơn, làm nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng. Bên cạnh sự phát triển của nông nghiệp, thương nghiệp Nam bộ cũng ngày càng phát triển. Công lao lớn này thuộc về những di thần người Minh như Mạc Cửu, Dương Ngạn Địch… Nhóm những người Minh Hương này sau khi được các chúa Nguyễn cho du nhập vào Nam bộ đã ra sức mở mang buôn bán. Trên đất Nam bộ dần hình thành những khu chợ, hoạt động mua bán sôi nổi như cù lao Phố, Chợ lớn, kho hàng Hà Tiên, Mỹ Tho, Bãi Xàu 12 (Sóc Trăng) với sự đa dạng các sản phẩm từ nông sản cho đến các loại nhu yếu phẩm phục vụ đời sống: vải vóc, thịt khô, nhang, đèn, tượng phật… Ngoài người Hoa, những thương gia người Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan với sự trang bị các phương tiện tàu thuyền hiện đại đã sang nhượng hàng hóa của những thương nhân Hoa kiều để đi đến các vùng Quảng Đông, Nhật Bản, Malaisia, Indonesia. Nhờ đó, người Hoa càng tăng cường thu mua hàng hóa; chính sách thuế khóa của các chúa Nguyễn đặt ra nơi đây cũng tương đối thấp hơn so với các miền khác để khuyến khích phát triển mua bán. Hoạt động giao thương vì thế ngày càng phát triển. Những điều ấy đã góp phần khẳng định những tính chất riêng biệt và đặc sắc của vùng đất mới về sự phát triển kinh tế cũng như những yếu tố thuộc về xã hội của nó. Tính cách con người Nam bộ Quá trình Nam tiến của các chúa Nguyễn thực sự được ghi nhận vào thế kỷ XVII khi hàng loạt các chính sách khuyến dân vào Nam lập làng mạc thôn xóm được ban hành. Trước đó, Nam bộ vốn phồn thịnh với những nền văn hóa đồ sộ như văn hóa Óc-Eo, đạt đến trình độ rực rỡ vào những thế kỷ thứ IV, thứ V và sụp đổ vào thế kỷ thứ VI. Tiếp bước Champa là Chân Lạp tồn tại đến cuối thế kỷ XV. Khi Chân Lạp suy tàn, khu vực Nam bộ lúc này trở về thời kỳ nguyên thủy của nó với sự hoang vu như lúc ban đầu. Thế nên, cư dân Việt là những người có công rất lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, mang đến cho vùng đất “dưới sông sấu lội trên rừng cọp kêu” sự thay đổi mới mẻ. Những lưu dân Việt, vốn là những người tha phương lập nghiệp, lìa xa quê hương để đến với cuộc sống mới ở một vùng đất hoang vu xa lạ, họ không biết làm gì hơn ngoài suy nghĩ cố gắng lao động để có cái ăn, cái mặc. Điều kiện khách quan đó khiến họ không ngừng ra sức khai khẩn đất hoang hóa, mở rộng diện tích đất canh tác. Từ thế hệ này sang thế hệ khác và dường như trở thành sự di truyền trong tính cách của con người nơi đây, đó là tính cần cù, nhẫn nại và chịu khó trong đời sống sản xuất và sinh hoạt. Đất đai đầy rẫy những rừng hoang bụi rậm, cùng những hiểm họa từ những loài động vật nguy hiểm… nếu không kiên trì khai thác, canh tác thì rất khó để họ có đủ miếng cơm manh áo khi bắt đầu khởi nghiệp với hai bàn tay trắng… Thiên nhiên Nam bộ, có thể ví như một khu chợ buôn bán đầy đủ những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu sống hằng ngày của nhân dân nơi đây. Hơn ba trăm năm trôi qua, con người luôn sống trong sự chở che, bao bọc nhờ vào việc tận dụng những gì mà thiên nhiên ban tặng, từ nguồn thực phẩm dồi dào nhờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, sông có nhiều cá tôm, đa dạng về số lượng cũng như chất lượng… cho đến lúa gạo nhờ được thiên nhiên ưu đãi nên sản xuất không chỉ đủ ăn mà còn dư để xuất khẩu. Một vùng đất “dưới sông có cá trên bờ có rau”, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai… đã góp phần tạo nên tính cách hào sản, phóng khoáng của người Nam bộ. Sự rộng rãi trong lối sống ấy được biểu hiện trên nhiều 13 phương diện, từ hình thức đến nội dung của nó. Người Nam bộ, nhà giàu cũng như nhà nghèo, mỗi khi “khách đến nhà thì không trà cũng rượu”, tiếp đãi ân cần chu đáo theo quan niệm “người ta ăn còn, mình ăn hết”. Khách đến thì sửa soạn mâm cơm cho hậu hĩnh để chiêu đãi, nhà có bao nhiêu thì đem ra hết bấy nhiêu, nếu không có sẵn thì có thể đi vay, đi mượn về mà chiêu đãi cho coi được. Bởi họ quan niệm mọi thứ đều có sẵn, hiện hữu quanh mình, thiên nhiên không bao giờ phụ con người. Ngôi nhà ở cũng thế. Nhà thường cất rộng, ngoài ba gian chính để thờ cúng, sinh hoạt còn có thêm hai chái để nấu nướng và chứa những vật dụng cần thiết như nông cụ và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, nhà đã rộng, mà sân bãi quanh nhà cũng rộng không kém. Thêm nữa, giữa các ngôi nhà trong xóm thường không có hàng rào che chắn, bảo vệ mà thường để mở, hoặc chỉ ngăn cách bằng mấy bụi cây dại mọc hoang. Có thể nói, người Nam bộ nói chung có lối sống cởi mở, ít quan trọng vật chất và có phần dễ dãi là như thế. Vì sao khi nhắc đến tính cách của người Nam bộ, người ta thường hay nghĩ đến tính khí nóng nảy, đôi khi cộc cằn trong ứng xử với mọi người xung quanh. Điều này cũng hoàn toàn có căn cứ khi bản tính của họ vốn thường hay nói thẳng, nói thật, không dùng những lời hoa mĩ quanh co để làm vừa lòng người đối diện, không chấp nhận chung đụng với cái ác, cái xấu tồn tại quanh mình. Giải thích về nguyên nhân tạo nên những nét tính cách đặc sắc của người dân vùng cực nam Tổ quốc, không thể bỏ qua đặc điểm quá trình quần cư hình thành thôn xóm khi họ di dân từ miền Trung vào đây. Đất Nam bộ là nhà của họ kể từ thời điểm đó, với sự cần mẫn để có miếng ăn, mà phần lớn là lao động chân tay nặng nhọc, đàn ông cũng như đàn bà ai nấy đều phải làm để có cái ăn cái mặc. Vậy nên, sống trong hoàn cảnh như thế, sự giản lược tính chất cầu kỳ, hoa mĩ trong giao tiếp là điều tất yếu. Đồng thời, hệ quả của những nét tính khí ấy là sự căm ghét và không bao giờ muốn chung đụng với cái xấu tồn tại hiện hữu. Họ chăm chỉ, vất vả để sinh nhai bằng chính đôi tay, khối óc của mình, không phải là sự cầu khẩn, quy lụy bất cứ kẻ nào. Vì thế, những điều dối trá, lọc lừa nếu sản sinh trong môi trường xã hội Nam bộ thì ắt hẳn sẽ bị đào thải, hoặc con người cũng không chấp nhận nó cùng chung sống với mình. Ông bà tổ tiên ta ngày xưa, trên đất Nam bộ này là những kẻ tha hương lập nghiệp, cùng ra đi trong những chuyến di dân, trên những chiếc xuồng, chiếc ghe để đến với vùng đất mới lạ, không ai biết ai cũng không ai là bà con thân thuộc. Có lẽ vì vậy mà giữa những người đồng hương đã hình thành sợi dây tình cảm gắn bó. Họ có nhu cầu gắn kết, chia sẻ cùng nhau những chuyện vui buồn trong cuộc sống sau những giờ lao động vất vả, giữa họ càng gắn bó, thân thiết với nhau. Giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng hình thành sợi dây tình cảm gắn bó thân thiết không gì thay thế được. Nhu cầu vật chất qua lao động cần cù đã được đáp ứng, nhu cầu về tinh thần là yếu tố không thể thiếu, trước nhất là 14 tình yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau trong một môi trường sống hoàn toàn mới mẻ, đất rộng người thưa này. Bên cạnh tình cảm và sự gắn bó giữa những người trong cùng họ hàng, thân tộc, người dân Nam bộ còn có xu hướng “thân tộc hóa” những mối quan hệ với những người trong xóm làng, hình thành nên sự gắn kết chặt chẽ để làm dịu đi nỗi nhớ quê hương xứ sở. Cũng chính từ đó, người Nam bộ trở nên quý trọng tình cảm, biến tình cảm thành những chuẩn mực cần có trong quan hệ ứng xử với mọi người. Qua hơn ba thế kỷ khai phá, những điều kiện của môi trường sống đã tác động đến nhiều mặt tính cách con người. Thiên nhiên khắc nghiệt bởi rừng nhiều hơn ruộng, phải đối mặt với bao thách thức để làm nên chén cơm, manh áo, do đó quanh năm họ phải quần quật cùng mảnh vườn, thửa ruộng... Có phải bởi do những điều kiện sống này mà hằn sâu trong tâm tưởng của con người nơi đây sự giản dị trong lời ăn tiếng nói, trong cách làm, cách nghĩ. Họ không cầu kỳ, không lí lẽ dài dòng, thậm chí đôi khi bị cho là cục tính, chỉ biết nghĩ sao nói vậy. Cho đến khi miền Nam chìm trong ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, nhiều địa chủ giàu có gom góp tiền bạc hỗ trợ bộ đội đánh giặc, điều đó đã góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước sau này. Những phẩm chất ấy ăn sâu vào tâm thức của mỗi người, là bộ mặt chung của cả cộng đồng Nam bộ không thể nhầm lẫn vào đâu được. 1.3. Đôi nét về tác giả và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 1.3.1.Tác giả Hồ Biểu Chánh ( 1884- 1858) Xuất thân trong một gia đình lao động, từ thuở nhỏ, Hồ Văn Trung đã sớm có điều kiện gắn bó với ruộng đồng vườn tược của xứ sở Gò Công nói riêng cũng vùng đất Nam bộ nói chung. Về cơ bản, ông vẫn là người đi theo Nho học, dần dần học thêm chữ quốc ngữ và sau này tiếp xúc với tiếng Pháp. Năm 19 tuổi, sau khi đậu thành chung, ông thi vào ngạch ký lục ở Soái phủi Nam Kỳ- cơ quan cai trị cao nhất của thực dân Pháp lúc bấy giờ ở Nam Kỳ trước khi chính phủ nước này thành lập Liên bang Đông Dương. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của Hồ Biểu Chánh mà sau này đã tác động không nhỏ đến con đường sáng tác văn chương của ông. Tiếp sau đó, ông làm ký lục, thông ngôn rồi thăng chức lên đến chức Đốc phủ sứ- một chức quan có quyền lực cao trong bộ máy cai trị do thực dân thiết lập. Năm 1941, sau khi Hồ Văn Trung về hưu, thực dân Pháp mời ông làm cố vấn cho Hội đồng liên bang Đông Dương, kiêm chủ bút cho một tờ báo tuyên truyền cổ động cho chủ nghĩa Pháp- Việt. Đến năm 1947, khi chính quyền Nguyễn Văn Thinh được thành lập, ông được mời vào vị trí cố vấn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn ngũi, chính quyền này đã sụp đổ. Nguyễn Văn Trung- từ đây chính thức trở thành Hồ Biểu Chánh, cống hiến phần đời còn lại của mình cho sự nghiệp văn chương nghệ thuật. 15 Hồ Biểu Chánh là nhà văn không ngừng đi đây đi đó, không rời mắt trước số phận của người nông dân Nam bộ trước sự đổi thay của thời cuộc , những tác động của làng gió phương Tây đang ồ ạt thổi vào miền Nam Việt Nam này. Nhận định về nhà văn gây ra những tranh cãi này, tác giả Trần Bạch Đàng trong lời mở đầu quyển “Cha con nghĩa nặng”, Nxb Tiền Giang tái bản đã viết: “Từ trước đến nay tôi vẫn phân biệt Hồ Biểu Chánh nhà văn với Hồ Văn Trung một quan lại. Giới nghèo được ông trân trọng đặc biệt. Câu chuyện nào của ông cũng hấp dẫn. Tác phẩm của HBC không thuộc hệ thống cách mạng, nhưng về tính nhân bản thì chắc chắn không thể nào bị phủ nhận. Chừng đó thôi đã là đáng trân trọng rồi. Càng lâu về sau, ông trở thành nhà văn cổ điển của nền văn học Việt Nam và chắc chắn không phải nhiều nhà văn Việt Nam đương đại với chúng ta sống mãnh liệt và lâu bền được như vậy” [10; 3]. Qua đây, có thể nhận ra một điều sự chân thành và tấm tình yêu dân yêu nước của một nhà văn. 1.3.2 Đôi nét về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là bức tranh thu nhỏ của xã hội, phản ánh mọi góc độ của đời sống miền Nam đang chao đảo trong tay thực dân Pháp và một bộ phận quan lại địa chủ. Đó là số phận của người nông dân cùng khổ (“Con nhà nghèo”, “Cha con nghĩa nặng”, “Ngọn cỏ gió đùa”…); là sự biến động trong đời sống văn hóa xã hội ở thành thị, nông thôn do tác động của sự giao lưu, hội nhập văn hóa phương Tây mà trước nhất là văn hóa Pháp (“Vì nghĩa vì tình”, “Đoạn tình”); những vấn đề về kinh tế, xã hội, thuần phong mĩ tục của một vùng cuối trời Tổ quốc (“Khóc Thầm”, “Tại Tôi”, “Cư Kỉnh”, “Nợ đời”)… Có thể nói, những biến động trong đời sống của vùng đất này đều được nhà văn nắm bắt và phản ánh rất kịp thời, đầy đủ và chân thực nhất. Những sáng tác của nhà văn giúp cho người đọc hình dung khá đầy đủ về những chuyển biến trong thời đại của tác giả ở vùng đất cuối trời này. Qua những nội dung, những vấn đề phản ánh, Hồ Biểu Chánh mong muốn dùng những lí lẽ, đạo lý ở đời để cảm hóa quần chúng nhân dân quay về với những luân lý truyền thống của dân tộc trước sự tác động mạnh mẽ của văn hóa khác, nhà văn chủ trương “viết tiểu thuyết đặng lần lần dẫn dắt quần chúng nhân dân quay về đường chánh đạo quang minh”. Là một quan chức làm việc cho Pháp, nhưng đồng thời cũng mang nặng tư tưởng Nho giáo, Hồ Biểu Chánh luôn đứng trên lập trường dung hòa cái mới- cũ để vẽ đường ngay nẻo phải cho dân chúng. Những tồn tại xã hội được nhà văn ghi nhận, phản ánh vào trong tác phẩm của mình, nơi đó người đọc thấy được mọi sự biến đổi của vùng đất mới không chỉ ở thành thị mà còn cả nông thôn và trong từng giai cấp, từng tầng lớp trong xã hội. Những vấn đề đạo đức, tình cảm, tâm lí xã hội đều được nhà văn ghi nhận một cách tận tâm nhất, làm nên tính hiện thực trong sáng tác của nhà văn. Hồ Biểu Chánh trở thành người phóng viên đi 16 khắp Nam kỳ Lục tỉnh để ghi lại những hiện tượng, sự kiện trong đời sống của con người khắp mọi nẻo đường. Văn chương của ông là sự phản ánh sát sao những vấn đề thời cuộc, chứa đựng tư tưởng triết lí nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời nhất là khi đứng trước cảnh ta- tàu- tây lẩn lộn. Không những vậy, đọc văn Hồ Biểu Chánh, người đọc còn có cảm giác nao lòng bởi sắc vẻ của cuộc sống miền Nam đầy hương sắc: “khi ta đã thấy người, thấy ta, thấy tác giả rồi, ta sẽ còn thấy đất nước của ta, nơi ruộng nương phong phú, chỗ rừng rú thanh u, nơi náo nhiệt như Sài Gòn, Chợ Lớn, chỗ êm đềm mát mẻ tận trong rẫy, trong làng; lúc trăng thanh gió mát, cùng theo với những nhân vật trong truyện mà vui buồn ở chỗ phong cảnh nước nhà, tư tưởng phong tục theo cái xã hội An Nam, sanh hoạt theo cái lễ giáo của gia đình An Nam, mà nhận ra rằng tác giả là đồng bào của ta, và những công trình văn nghiệp của tác giả rất có bổ ích cho tinh thần, trí thức của ta vậy” [47; 272]. Những chất liệu, hình mẫu trong sáng tác của ông không phải truy tìm đâu xa. Bởi đó là những cảnh đời, những con người quen thuộc được “ghi hình” trực tiếp từ những hình mẫu khách quan ngoài đời. Không gian thời gian cụ thể; lời văn nôm na dễ hiểu gắn với những hình ảnh quen thuộc của xã hội Việt Nam (cụ thể là Nam bộ) từ những năm cuối thế kỉ XX; giọng văn giản dị, chân thành mà sâu sắc như Thanh Lãng từng nhận xét: “Tiếp thu truyền thống câu văn tiếng Việt “trơn tuột như lời nói thường” có từ thời Trương Vĩnh Ký, tiểu thuyết của ông đã đưa đến cho người đọc cách diễn đạt nôm na, bình dị, mất dần đi cái réo rắt của loại văn chương có đối, có vần. Hồ Biểu Chánh còn đưa vào cho văn xuôi phong cách “tả thực”, đối với người và việc, đưa vào màu sắc, khung cảnh, phong tục tập quán của mảnh đất Nam bộ, cách nói năng suy nghĩ của con người miền Nam. Phong cách bình dân của ngòi bút Hồ Biểu Chánh là một ưu thế khiến tác phẩm của ông thâm nhập rộng rãi trong quần chúng nhân dân Nam bộ” [47; 311]… tất cả đã giúp cho tác giả cùng những tác phẩm của ông sống mãi trong lòng bạn đọc về hình ảnh một nhà văn Nam bộ hiền từ, gần gũi và dễ mến. Cũng với Hồ Biểu Chánh, Thanh Lãng đã nhận xét đúng đắn về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn: “Ông Hồ Biểu Chánh chẳng những biết do sự quan sát mà sáng tạo ra những nhân vật đúng với khuôn mẫu của người đời, biết cho những nhân vật đó sống theo cái tánh cách riêng, cái thái độ riêng, trong mỗi hoàn cảnh của họ, mà ông còn khéo cho những nhân vật đó hiệp thành một cái xã hội gần giống xã hội của ta, cho kẻ giàu gặp phải kẻ nghèo, người hèn đụng phải người sang, kẻ giang hung quỷ quyệt với bực nữ sĩ anh hào, vị giai phong nữ sĩ với kẻ vô học phàm phu, vì những sự xung đột về danh về lợi, về tư tưởng, tánh tình, về tinh thần khí tiết, mà quay cuồng, vật lộn, mà chiến đấu cạnh tranh, gây nên cái vẻ hoạt động trong đời thường, cho độc giả được thỏa lòng quan sát” [47; 271]. Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm sinh động, hấp dẫn. Có khi tác giả để nhân 17 vật tự thuật, cũng có khi là truyện lồng trong truyện để tạo sự mới mẻ, gây hứng thú cho người đọc. Năm 2004, quyển “Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” ra đời do Nguyễn Kim Anh làm chủ biên. Quyển sách đã tập hợp những bài viết về các nhà văn Nam bộ cũng như những nhận xét, đánh giá về các tác phẩm. Nhận xét về nhà văn Nam bộ này và những đóng góp của ông, tác giả Nguyễn Thị Trúc Bạch có viết: “Dung chứa trong không gian nghệ thuật cụ thể ở mỗi tác phẩm là nhịp sống hối hả, chung đụng, bon chen trên đường tư sản hóa, tâm lí của con người luôn bị biến thiên bởi đồng tiền, quyền lực. Qua tác phẩm của mình, Hồ Biểu Chánh mạnh dạn vạch trần những tệ nạn xã hội đương thời. Để rồi bằng tư tưởng nhân văn , ngòi bút đạo lý ông hướng con người vươn đến điều thiện, lánh xa điều ác. Đó cũng chính là lý do những tác phẩm của ông luôn kết thúc theo hướng “thiện giả thiện lai, ác giả ác báo” [1; 325]. Ý kiến đánh giá ấy không chỉ bao quát phương diện nội dung tư tưởng của sáng tác Hồ Biểu Chánh mà còn thể hiện đầy đủ, khái quát đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Dường như điều gì được thể hiện trong tác phẩm của nhà văn Nam bộ này cũng có thể dễ dàng tìm thấy ở ngoài đời, bởi có lẽ người cầm bút luôn lấy hiện thực làm cảm hứng và tiêu chí sáng tác. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh luôn thu hút sự quan tâm của người đọc trong khắp Nam kỳ Lục tỉnh, trước nhất ở sự giản dị, gần gũi và quen thuộc của tất cả những gì trong cuộc sống, không mảy may xa lạ với thị hiếu thẩm mĩ của nhân dân. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ, bao gồm 74 bộ tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 2 truyện dịch, 12 tác phẩm hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu phê bình…với những tác phẩm tiêu biểu như: “Ai làm được” (Sài Gòn- 1912), “Ngọn cỏ gió đùa” (Sài Gòn- 1927), “Chúa tàu Kim Qui” ( Sài Gòn- 1923), “Cay đắng mùi đời” ( Sài Gòn- 1923), “Con nhà nghèo” ( Càn Long- 1930), “Tại tôi” (Vĩnh Hội- 1938), “Cư kỉnh” (Vĩnh Hội- 1941), “Thầy Chung trúng số” (1944), “Đoạn tình” (Vĩnh Hội- 1940), “Thầy thông ngôn” (Sài Gòn- 1927), “Ái tình miếu” (Vĩnh Hội-1941),… Hồ Biểu Chánh là cây bút tiêu biểu của miền Nam đã có những đóng góp rất lớn vào việc đổi mới tiểu thuyết miền Nam và cả nước nói chung những năm đầu thế kỉ XX. Những trang viết của ông đã góp thêm những hương sắc mới lạ vào vườn hoa văn học dân tộc. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng