Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa làng xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở việ...

Tài liệu Văn hóa làng xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh hưng yên)

.PDF
20
31
140

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------------------- NGUYÔN V¢N ANH V¡N HãA LµNG - X· Vµ Sù BIÕN §æI CñA Nã TRONG §IÒU KIÖN KINH TÕ THÞ TR¦êNG ë VIÖT NAM HIÖN NAY (Qua kh¶o s¸t ë tØnh H-ng Yªn) LuËn v¨n Th¹c sÜ Chuyªn ngµnh TriÕt häc Hµ Néi - 2014 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------------------- NGUYÔN V¢N ANH V¡N HãA LµNG - X· Vµ Sù BIÕN §æI CñA Nã TRONG §IÒU KIÖN KINH TÕ THÞ TR¦êNG ë VIÖT NAM HIÖN NAY (Qua kh¶o s¸t ë tØnh H-ng Yªn) LuËn v¨n Th¹c sÜ chuyªn ngµnh TriÕt häc M· sè: 60 22 03 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. §µo Ngäc TuÊn Hµ Néi - 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: VĂN HÓA LÀNG - Xà TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM ....................................................................... 6 1.1. Khái lƣợc về văn hóa ............................................................................ 6 1.1.1. Định nghĩa văn hóa ........................................................................... 6 1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ................ 7 1.2. Văn hóa làng- xã.................................................................................. 10 1.2.1. Khái lược lịch sử làng - xã .............................................................. 10 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của văn hóa làng - xã ........ Error! Bookmark not defined. 1.3. Khái niệm, đặc trƣng của kinh tế thị trƣờng .. Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Khái niệm kinh tế thị trường ........... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Đặc trưng của kinh tế thị trường ..... Error! Bookmark not defined. 1.4. Biến đổi của văn hóa làng - xã hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trƣờng .................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Chủ nghĩa tập thể và biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Tính bảo thủ và biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Tính tự quản và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.4. Chủ nghĩa cục bộ địa phương và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường....................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀNG- Xà PHÙ HỢP VỚI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH HƢNG YÊN)....................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng văn hóa làng- xã ở Hƣng Yên trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái quát chung .............................. Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Thực trạng văn hóa làng- xã ở Hưng Yên trong điều kiện kinh tế thị trường ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Giải pháp để xây dựng văn hóa làng- xã phù hợp với sự biến đổi trong điều kiện kinh tế thị trƣờng .............. Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Giải pháp về kinh tế- xã hội ............ Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Giải pháp về chính trị- xã hội ......... Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Giải pháp về văn hóa- xã hội .......... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đều phải đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định đối với sự phát triển. Trong bối cảnh này, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn chúng ta sẽ có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực, bởi phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực và cả nước. Văn hóa phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội với điều kiện kinh tế thị trường. Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng cho sự phát triển văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng trong giai đoạn sắp tới. Như chúng ta đã biết, nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng - xã là thực thể xã hội cơ bản, tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tập trung cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến văn hóa làng – xã và sự biến đổi của nó trong sự phát triển của đất nước. Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có đời sống vật chất và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, phát huy những giá trị văn hóa làng - xã, kết hợp với những yếu tố hiện đại của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa thực chất là quá trình “tiếp biến văn hóa”, là quy luật vận động tất yếu của văn hóa đương đại trong việc kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Mặt trái của kinh tế thị trường đang làm biến đổi cũng như có nguy cơ phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc có những lúc, những nơi bị xâm hại bởi các sức mạnh ghê gớm của nó như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng... Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Nhưng tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng”, tệ cường hào ở nông thôn 1 lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường đang len lỏi vào những miền quê xa xôi nhất và có nguy cơ phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. “Cây đa, bến nước, sân đình” - hình ảnh tiêu biểu của làng quê đang có dấu hiệu bị biến dạng. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng văn hóa làng - xã là nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của dân tộc Việt Nam và phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng - xã vừa là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa tiên tiến. Và chỉ khi đó văn hóa làng - xã mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội, dẫn tới sự biến đổi trong điều kiện kinh tế thị trường, làm động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Văn hóa làng – xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên)” làm luận văn, nhằm nhận diện và phân tích rõ hơn sự hình thành và vai trò của văn hóa làng - xã ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hưng Yên nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài làng - xã cổ truyền hầu như không được bất cứ một cuốn sử chính thức của một vương triều nào đề cập đến. Tuy nhiên nếu khảo sát thật kỹ các bộ sử cũ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục… cũng có thể tìm được một số thông tin liên quan đến làng xã dưưới góc độ cơ cấu tổ chức, luật pháp, chính trị, quân sự, văn hóa và xã hội. Bên cạnh các bộ chính sử, nguồn tư liệu hết sức quan trọng là các ghi chép hay các công trình khảo cứu của các học giả lớn trước đây như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Ngô Cao Lãng… Điều đáng lưu ý là ở nước ta có một hệ thống sách địa lý - lịch sử xuất hiện từ rất sớm như các bộ quốc chí (của Nguyễn Trãi, 2 Phan Huy Chú, Lê Quang Định, Nguyễn Văn Siêu, Quốc sử quán triều Nguyễn…), các bộ khu vực và tỉnh chí (của Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Khiếu Năng Tĩnh, Ngô Giáp Đậu, Phạm Văn Thụ, Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Bá Trác…), các bộ huyện chí (củaNguyễn Thu, Hoàng Đăng Quýnh…), đặc biệt là các bộ xã chí (của Đặng Xuân Viện, Lê Nhưng…), đã ghi chép khá cụ thể về địa lý, lịch sử, dân cư, văn hóa và lối sống của mỗi làng xã. Những ghi chép của thương nhân và giáo sĩ phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII; các tưư liệu về làng xã, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở các làng xã của các viên quan đô hộ và học giả người Pháp thời kỳ Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp được lưu trữ ở các kho tư liệu Việt Nam và Pháp cũng là nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu làng- xã Việt Nam cổ truyền và cận đại. Nguồn tư liệu về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nông thôn, nông nghiệp, nông dân, về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp… được lưu trữ tại các kho lưu trữ Trung ương và các địa phương là cơ sở tư liệu quan trọng để nghiên cứu làng xã Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu làng - xã Việt Nam càng ngược về thời kỳ xa xưa thì nguồn tư liệu thư tịch đương đại càng nghèo nàn và đơn điệu. Thời kỳ cận đại và hiện đại càng ngày càng có nhiều sổ sách, công văn, giấy tờ, biên bản, văn bằng, chỉ thị, nghị quyết, hóa đơn, chứng từ, số liệu thống kê... đưược tập hợp được tập hợp và lưu trữ, nhưng ngay đến cả nguồn tư liệu này cũng không thể phản ánh hết được cuộc sống thiên hình vạn trạng diễn ra ở làng quê. Vì thế, bên cạnh việc tập trung khai thác triệt để các nguồn tư liệu thư tịch đương đại làm cái nhân, cái lõi cho công trình nghiên cứu về làng xã của mình, nhà nghiên cứu không thể không tổ chức các cuộc điều tra khảo sát thực địa để có thể bổ sung cho sự khuyết thiếu của nguồn tư liệu thư tịch đương đại. Nhiều công trình đã được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa làng xã như: “Văn hóa làng và làng văn hóa” của Nguyễn Duy Quý, Thành Duy và Vũ Ngọc Khánh; “Văn hóa làng và sự phát triển” của Nguyễn Duy Quý; “Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội” của Phan Đại Doãn; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay” của Tô Duy Hợp; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện 3 nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay” của Thu Linh; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của Tô Duy Hợp; “Tín ngưỡng làng xã” của Vũ Ngọc Khánh; “Nếp cò - Làng xóm Việt Nam” của Toan Ánh; “Hương ước hồn quê” của Toan Ánh; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” của TS. Lê Quý Đức... Trong các công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian... Một số chuyên luận không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đề tài này của tác giả không trùng nội dung nghiên cứu của các công trình trên. Mặt khác, tác giả muốn khai thác và trình bày cụ thể sự biến đổi của văn hóa làng – xã trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hưng Yên nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển văn hóa làng - xã, vai trò của văn hóa làng- xã, sự biến đổi của văn hóa làng – xã trong điều kiện kinh tế thị trường, đánh giá nền văn hóa làng- xã Việt Nam hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp khắc phục mặt hạn chế, phát huy mặt tích cực, góp phần phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái lược lịch sử làng - xã ở Việt Nam. - Khái quát các đặc trưng của văn hóa làng - xã - Làm rõ sự biến đổi của văn hóa làng- xã trong trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng văn hóa làng- xã phù hợp với sự biến đổi trong điều kiện kinh tế thị trường. 4 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa, về vai trò của văn hóa làng – xã; nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là phương pháp điều tra, phân tích khảo cứu, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp logic và lịch sử... trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự biến đổi của văn hóa làng - xã trong điều kiện kinh tế thị trường qua khảo sát ở tỉnh Hưng Yên. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu văn hóa làng- xã - Biến đổi của văn hóa làng – xã - Khảo sát ở Hưng Yên 6. Đóng góp mới của luận văn - Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa làng - xã đến việc xây dựng văn hóa làng- xã trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. - Khái quát vai trò cơ bản của văn hóa làng -xã. - Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển văn hóa làng xã trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề về lí luận văn hóa làng - xã - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có nội dung gồm 2 chương, 6 tiết. 5 CHƢƠNG 1 VĂN HÓA LÀNG - Xà TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 1.1. Khái lƣợc về văn hóa 1.1.1. Định nghĩa văn hóa Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[67, tr.431]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[68]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[69, tr.314] … 6 Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn. Theo quan điểm của triết học Mác: Xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người và về phương thức xác định bản chất của sự “tồn tại người” của triết học Mác,có thể kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con người. Nói cách khác, văn hóa là sự kết tinh năng lực bản chất người trong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con người với tư cách là một “sinh vật có tính loài” - là “một thực thể xã hội” [70]. Như vậy, văn hóa là khái niệm phản ánh tổng thể sự thể hiện ra và sự phát huy những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng thứ tồn tại hoạt động của con người và là sự phản ánh tổng thể các hệ thống giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn - lịch sử - xã hội của mình. 1.1.2. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Với ý nghĩa văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, văn hóa phải được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Văn hóa là động lực cho sự phát triển con người, là nhân tố bên trong, nhân tố nội sinh. Văn hóa khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy năng lực bản chất người. Mối quan hệ con người với văn hóa là gắn liền nhau, văn hóa vừa thể hiện trong con người, đồng thời văn hóa là môi trường, là điều kiện cho sự hình thành, phát triển nhân cách con người. Tức là, văn hóa góp phần vào điều tiết quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, văn hóa luôn được xác định là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng và điều đó thể hiện một cách nhất quán trong đường lối văn hóa của Đảng ta từ ngày mới thành lập đến nay. Trong mỗi chính sách kinh tế- xã hội luôn đòi hỏi phải bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Xây 7 dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện”, nhằm mục đích nâng cao chất lượng đời sống xã hội, tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển lành mạnh về đời sống tinh thần. Đặt văn hóa là mục tiêu bởi vì mọi tâm huyết và công sức mà Đảng và nhân dân ta đang bỏ ra sẽ trở thành vô nghĩa, nếu như mục tiêu cuối cùng của chúng ta không phải là xây dựng một xã hội Việt Nam và những con người Việt Nam phát triển toàn diện trong một cuộc sống đầy đủ về vật chất và cao đẹp về tinh thần. Đối với một quốc gia, phát triển và tăng trưởng kinh tế không đồng nhất với nhau. Muốn phát triển bền vững và toàn diện thì động lực không thể thiếu là phát triển văn hóa. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng có khả năng phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách và chủ quan của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển của xã hội được hài hòa, cân đối, lâu bền. Văn hóa hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Văn hóa còn góp phần phần tăng cường sự hiểu biết, mở rộng sự giao lưu hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa truyền thống là cơ sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế các tệ nạn xã hội, xu hướng “sùng ngoại”, sùng bái tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Văn hóa phát triển mạnh và đúng hướng đóng vai trò điều tiết trong quan hệ quốc tế, để mở cửa và giữ vững được độc lập, chủ quyền, hợp tác kinh tế - văn hóa với nước ngoài mà không để người ta lợi dụng biến đất nước mình thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ, nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, những ảnh hưởng văn hóa độc hại. Do đó, với vai trò là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa phải điều tiết sự phát triển của kinh tế, phải gắn sự phát triển của kinh tế với tiến bộ xã hội đồng thời văn hóa phải thể hiện trình độ phát triển về ý thức, trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người. Với sự phát triển của văn hóa, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân và cả cộng đồng được bồi dưỡng và phát huy, trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, 8 một đất nước giàu hay nghèo không phải có nhiều hay ít lao động và tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là do có khả năng phát huy tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không. Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là nằm trong sự hiểu biết, tâm hồn, đạo lí, lối sống, thị hiếu, trình độ thẩm mĩ của mỗi cá nhân và cộng đồng. Hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao thì khả năng phát triển kinh tếxã hội càng lớn và hiện thực. Nói văn hoá là động lực của sự phát triển phải nói đến vai trò của văn hoá trong sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: Phát triển phải mang tính đồng bộ, hệ thống biểu hiện bằng chất lượng sống. Chìa khoá của sự phát triển tập trung ở một nhân tố sau: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; Nguồn vốn; Nguồn khoa học công nghệ; Nguồn lực con người. Trong đó, nguồn lực con người có vai trò quyết định, đây là chìa khoá của mọi chìa khoá. Con người tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm xã hội. Vì vậy cùng với quá trình phát triển phải hiện đại hoá dân tộc, trước hết cần phải hiện đại hoá nguồn lực con người. Đầu tư vào giáo dục đào tạo phải được coi là đầu tư cơ bản để đi tắt đón đầu trong quá trình phát riển. Con người phải được phát triển toàn diện về trí lực và thể lực, tư tưởng, lý tưởng, đạo đức, lối sống, đủ điều kiện để bước vào điều kiện kinh tế thị trường. Văn hoá phải làm bà đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lý và đạo lý xã hội, chống lại những tiêu cực phản giá trị, phản văn hoá do nền kinh tế thị trường dã man tạo ra. Hiện nay, đất nước ta đang trong điều kiện kinh tế thị trường, đòi hỏi con người phải có trình độ ngày càng cao: trình độ nhận thức, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải nắm chắc khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, vấn đề ngoại ngữ, vi tính, tin họ…thì mới có thể hòa nhập với thế giới phát triển được. Bên cạnh trình độ nhận thức, trình độ khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, con người xã hội hiện đại cũng phải có văn hoá: những hiểu biết về văn hoá nghệ thuật (để sáng tạo và hưởng thụ – nếu không được đào tạo cơ bản khó mà hưởng thụ được các tác phẩm văn học nghệ thuật), có mối quan hệ xã hội tốt đẹp dựa trên nền tảng của chuẩn mực xã hội. 9 1.2. Văn hóa làng- xã 1.2.1. Khái lược lịch sử làng - xã Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, văn hóa Việt Nam không phải cái gì đó xa lạ mà ngược lại rất gần gũi, bình dị xung quanh chúng ta. Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng- xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam với có. Thật vậy, văn hóa làng- xã mang bản sắc của một lối sống cộng đồng, là nơi mà quyền lợi của người này được gắn bó với quyền lợi của người khác và với quyền lợi của cộng đồng. Văn hóa làng - xã được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã được chuẩn mực hóa từ lâu, được thể hiện bởi một nền văn học dân gian phong phú, cuộc sống lễ hội sống động. Về cảnh quan vật chất, văn hóa làng - xã thể hiện bằng cảnh quan thơ mộng của những con đường làng uốn lượn, hàng tre lả lướt, tiếng sáo diều dập dìu, vẻ u linh của cây đa, kiến trúc cổ kính của đình chùa. Theo GS Phan Đại Doãn, làng- xã thường được dùng như một khái niệm chung nhưng thực ra làng và xã có nội hàm không đồng nhất. Làng là cộng đồng tự nhiên được tập hợp theo quan hệ huyết thống, quan hệ địa vực, nghề nghiệp... còn xã là cộng đồng dân cư theo tổ chức hành chính. Làng xuất hiện từ lâu trong lịch sử, còn xã chỉ xuất hiện khi nhà nước trung ương muốn và có đủ khả năng vươn tới quản lý các đơn vị dân cư cấp cơ sở. PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã cho rằng vào khoảng thế kỷ VII với cải cách của Khâu Hoà thì khái niệm làng - xã như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị sinh hoạt văn hoá cộng đồng và có lẽ đơn vị hành chính cấp cơ sở được ra đời. Đến khi giành được quyền tự chủ, họ Khúc đã khẳng định lại và chính thống hoá ý tưởng biến làng Việt cổ truyền thành đơn vị hành chính cấp cơ sở. Có thể lúc ban đầu xã và làng là đơn vị hành chính cấp cơ sở được đặt chồng lên nhau, về sau các dạng thức tồn tại phức tạp hơn như “nhất xã nhất thôn”, “nhất xã nhị tam thôn”... Trong đó thôn có thể là một đơn vị tụ cư tương đương với làng, ra đời chính là do nhu cầu quản lý cấp hành chính của bản thân cấp xã. Những tiếp cận của GS. Trần Từ đã chỉ ra cơ cấu tổ chức của làng - xã cổ truyền ở Bắc Bộ với rất nhiều hình thức tập hợp khác nhau: tập hợp người theo địa vực (ngõ, xóm), tập hợp người theo huyết thống (họ, chi, ngành) 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Văn học, Hà Nội. 2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên - 2002) Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 3. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2 tập. 5. Đỗ Huy – Chu Khắc (2005), Nhân cách văn hoá trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Vũ Khiêu (chủ biên) (2000), Văn hóa Việt Nam – xã hội và con người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Phan Ngọc (1999), Bản sắc văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb. Văn hóa – thông tin, Hà Nội. 8. Lưu Minh Văn (2008), Bài giảng triết học văn hóa, ĐHKHXH & NV – ĐHQGHN 9. Ban Nông nghiệp Trung ương (1991), Kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay, tập 3, Nxb. Tư tưởng văn hóa, Hà Nội. 10. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Vũ Văn Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Sở Văn hóa thông tin thể thao tỉnh Phú Thọ xuất bản, Hà Nội. 12. Trần Văn Bính (chủ biên - 1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Trần Văn Bính (chủ biên - 2000), Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 14. C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11 16. Cù Huy Cận (chủ biên – 1995), Đinh Gia Khánh, Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nộ 17. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Viện Văn hoá. Hà Nội. 18. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hóa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề về kinh tế- xã hộivăn hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 21. Bùi Xuân Đính (1993), “Lệ làng và sự phát triển kinh tế hàng hóa”, Xã hội học 22. Bùi Xuân Đính (1995), Lệ làng và phép nước, Nxb. Pháp lý, Hà Nội. 23. Trần Văn Giàu (1996), Các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Tô Duy Hợp (2000), Nông thôn trong bước quá độ sang kinh tế thị trường, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Tô Duy Hợp (Chủ biên - 2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Đỗ Huy - Trường Lưu (1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Viện Văn hóa, Hà Nội. 30. Nhiều tác giả(2008), Nông dân, nông thôn và nông nghiệp: Những vấn đề đang đặt ra”, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 31. Nguyễn Duy Quý (1998), “Văn hóa làng và sự phát triển”,Tâm lý học 32. Nguyễn Duy Quý, Thành Duy, Vũ Ngọc Khánh (1996), Văn hóa làng và làng văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 12 33. Vũ Ngọc Khánh (1994) Tín ngưỡng làng xã, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 34. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Vũ Khiêu (1996) Vai trò của văn hóa trong sự phát triển của nông thôn Việt Nam ngày nay, Ủy ban thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa của Việt Nam, Hà Nội. 36. Đỗ Long (2000), Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông dân, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Đỗ Long - Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Nguyễn Thừa Kỷ, Văn hóa Việt Nam truyền thống: một góc nhìn, Nxb. Thông tin và truyền thông 39. Nhiều tác giả (1993), Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa, Tạp chí nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội 40. Nhiều tác giả (1997), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nhiều tác giả (1997), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Nhiều tác giả (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 43. Hữu Ngọc (1989), Tên làng xã Việt Nam cuối thế kỷ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb.Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 45. Nguyễn Quang Ngọc (1996), Phan Huy Lê, Các giá trị truyền thống con người Việt Nam hiện nay, tập II, Chương trình khoa học cấp nhà nước KX-07, Hà Nội. 46. Nguyễn Quang Ngọc (1996), Làng thôn trong hệ thống thiết chế chính trị xã hộinông thôn, Trích trong Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay một số vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47. Nguyễn Quang Ngọc (2004), Mấy nét về quá trình ra đời và nguyên tắc xây dựnghương ước ở khu vực Đông Bắc Á và Việt Nam, Trích trong Đông Á, Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 13 48. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 49. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – hôm nay và mai sau, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Quảng Nam (11/1997), Một số vấn đề về xây dựng thôn - bản văn hóa. 53. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 54. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Hà Xuân Trường (1994), Văn hóa - Khái niệm và thực tiễn, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 56. Trần Từ (1989), Cơ cấu làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 57. Hồ Sĩ Vịnh (Chủ biên - 1993), Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội. 58. Viện dự báo và chiến lược khoa học và công nghệ (1993), Mấy suy nghĩ về môi trường kinh tế - xã hội cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Viện Mác - Lênin (1983), Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội. 60. Viện Văn hóa (1985), Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb .Văn hóa, Hà Nội. 61. TS. Phạm Thái Việt (chủ biên), TS. Đào Ngọc Tuấn (2010), Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản văn hóa- thông tin. 62. Vụ Văn hóa quần chúng (1991), Đời sống văn hóa ở cơ sở - Thực trạng và những vấn đề cần giải pháp, Viện Văn hóa và Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 14 63. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 64. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 65. Trần Quốc Vượng (Chủ biên - 2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 66. Từ điển Triết học (1976), Nxb Sự thật, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 3, tr. 431 68. Dẫn theo chương Văn hóa trong giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH&NV TP.HCM, tài liệu đánh máy. 69. Ngô Văn Lệ, Tộc người và văn hóa tộc người, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2004, tr. 314. 70. Vũ Thị Kim Dung. Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác. http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/vhh-va-cackhoa-hoc-giap-ranh/1963-vu-thi-kim-dung-cach-tiep-can-van-de-van-hoatheo-quan-diem-triet-hoc-mac.html 71. GS Trần Ngọc Thêm: Đánh giá của Đại tướng về văn hóa Việt vô cùng đúng, http://giaoduc.net.vn/Muc-cu/Vi-khat-vong-Viet/GS-Tran-Ngoc-ThemDanh-gia-cua-Dai-tuong-ve-van-hoa-Viet-vo-cung-dung-post129639.gd 72. Đại học Quốc gia Hà Nội, Làng Việt Nam, đa nguyên và chặt, Nxb ĐHQGHN, 2006, tr.7-24 73. GS Phan Huy Lê; các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay 74. Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế- Nguyễn Hồi Loan. http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tracuu/dac_diem_tam_ly_nong_dan_vn_hoi_nhap_kinh_te/default.aspx 75. Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI PGS.TS Đào Duy Quát (Hội đồng Lý luận – Phê bình VHNT Trung ương). http://vanhien.vn/vi/news/man-dam/Xay-dung-van-hoa-con-nguoi- Viet-Nam-trong-Nghi-quyet-Trung-uong-9-khoa-XI-8816/ 15 76. Xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên: Huy động tốt các nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Theo baohungyen.vn/ 77. Hưng Yên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Theo www.nhandan.com.vn 78. Kinh tế thị trường ở Việt Nam dưới góc nhìn triết học- Đặng Minh Phương. http://huc.edu.vn/vi/spct/id111/KINH-TE-THI-TRUONG-O-VIET-NAM-DUOI-GOC-NHIN-CUA-TRIET-HOC/ 79. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. 80. Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. 81. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XV- kỳ họp thứ sáu. 82. Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVkỳ họp thứ tám. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan