Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa kinh doanh tại chuỗi cửa hàng tiện lợi vinmart+ tại hà nội...

Tài liệu Văn hóa kinh doanh tại chuỗi cửa hàng tiện lợi vinmart+ tại hà nội

.PDF
106
134
83

Mô tả:

Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết và khẳng định vai trò to lớn của VHKD, đặc biệt là sự tương quan giữa VHKD và mức độ hài lòng của khách hàng trong thực tiễn. Luận văn cũng đưa ra định nghĩa và mô hình nghiên cứu về phương pháp xác định các biểu hiện VHKD mang bản sắc văn hoá Việt Nam và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển VHKD mang bản sắc văn hóa dân tộc tại VinMart+. Từ bài học thực tiễn này, Luận văn đã đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển Văn hóa kinh doanh mang bản sắc văn hóa dân tộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam và định hướng kinh doanh của bản thân...
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THÁI ANH VĂN HÓA KINH DOANH TẠI CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI VINMART+ TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY DUNG Hà Nội – 2020. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THÁI ANH VĂN HÓA KINH DOANH TẠI CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI VINMART+ TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY DUNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2020. MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục bảng biểu........................................................................................... i Danh mục hình vẽ .............................................................................................. i Danh mục biểu đồ và sơ đồ ............................................................................... ii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 5 5. Kết cấu luận văn ......................................................................................... 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH ........................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 6 1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 13 1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 27 Tóm tắt Chƣơng 1 ........................................................................................ 32 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 33 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 33 2.2. Quy trình nghiên cứu định tính ............................................................. 35 Tóm tắt Chƣơng 2 ........................................................................................ 50 Chƣơng 3. NHẬN DIỆN CÁC BIỂU HIỆN VĂN HÓA KINH DOANH TẠI CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI VINMART+ TẠI HÀ NỘI ....................... 51 3.1. Tổng quan về doanh nghiệp .................................................................. 51 3.2. Nhận diện các biểu hiện VHKD tại VinMart+ tại Hà Nội ................... 59 Tóm tắt Chƣơng 3 ........................................................................................ 76 Chƣơng 4. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH TẠI CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI VINMART+ TẠI HÀ NỘI ............................................................................. 77 4.1. Chủ trƣơng của Đảng và hành động của Chính phủ đối với phát triển Văn hóa trong kinh doanh ............................................................................ 77 4.2. Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển Văn hóa kinh doanh tại VinMart+ ...................................................................................... 78 4.3. Đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển Văn hóa kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam ......................................................................... 89 Tóm tắt Chƣơng 4 ........................................................................................ 92 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 96 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn “Văn hóa kinh doanh tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã đƣợc trích dẫn nguồn và toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn đƣợc phân tích từ nguồn điều tra, sự quan sát thực tế do nỗ lực bản thân tôi thực hiện. Nội dung luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình đƣợc nghiên cứu nào khác, các dữ liệu sử dụng trong luận văn phản ánh chính xác và trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Lê Thái Anh DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tóm tắt cấu trúc nhật ký quan sát các biểu hiện 47 VHKD 2 Bảng 3.1 Số cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên địa bàn Hà 59 Nội. DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành VHKD 17 2 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp xác định 26 các biểu hiện VHKD mang bản sắc văn hóa Việt Nam 3 Hình 2.1 Mô hình bốn bƣớc để tìm ra các biểu hiện 42 VHKD mang bản sắc văn hóa dân tộc 4 Hình 3.1 Cửa hàng tiện lợi với biển hiệu của VinMart+ 55 5 Hình 3.2 Cách bày bán hàng hóa điển hình của VinMart+ 70 i DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Hình Nội dung Trang 1 Biểu đồ 1.1 Điều gì khiến khách hàng hài lòng và không hài 32 lòng về Circle K trên Social media 2 Sơ đồ 2.1 3 Biểu đồ 3.1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Quy trình nghiên cứu 36 58 tại Hà Nội giai đoạn 2014-2018 4 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu địa điểm đặt cửa hàng của VinMart+ qua 68 khảo sát 5 Biểu đồ 3.3. Sự tƣơng quan giữa biểu hiện thái độ ứng xử có 72 văn hóa và mức độ hài lòng của khách hàng tại cửa hàng của VinMart+ 6 Biểu đồ 3.4. Kết quả quan sát đánh giá trao đổi thông tin trực tiếp của nhân viên VinMart+ tại cửa hàng ii 73 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GRDI Global Retail Develoment Chỉ số phát triển bán lẻ toàn Index cầu Vietnam Chamber of Phòng thƣơng mại và Công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế VCCI WTO giới 2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt Giải nghĩa tiếng Việt Chữ viết tắt CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Công ty CP Công ty Cổ phần Công ty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn SXKD Sản xuất kinh doanh TP. Hà Nội Thành phố Hà Nội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân VHKD Văn hoá kinh doanh VHDN Văn hoá doanh nghiệp iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thị trƣờng bán lẻ Việt Nam đƣợc mở cửa cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài theo cam kết hội nhập. Một mặt, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc tự đổi mới từ kinh doanh theo mô hình truyền thống sang kinh doanh mô hình hiện đại, phải từng bƣớc chủ động phát triển hệ thống phân phối, gắn kết ổn định hệ thống cung cấp để đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của các tầng lớp ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Mặt khác trong những năm gần đây, thị trƣờng bán lẻ Việt Nam không còn giữ đƣợc vị thế hàng đầu thế giới về tốc độ tăng trƣởng, thị trƣờng bán lẻ khá chật chội tại những thành phố lớn do đã có rất nhiều các “ông lớn” bán lẻ nƣớc ngoài đến đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam, đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh to lớn. Tuy nhiên, có một doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không những tồn tại đƣợc mà còn nổi lên nhƣ một biểu tƣợng quốc gia, không chỉ với doanh thu và thị phần ấn tƣợng, mà còn với một khát vọng chiến thắng tuyệt vời, đó chính là Chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+. VinMart+ là thƣơng hiệu bán lẻ thuộc Công ty VinCommerce (đơn vị thành viên của Tập đoàn đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam và trong khu vực - VinGroup). Khai trƣơng cửa hàng đầu tiên vào tháng 11 năm 2014, cho đến tháng 6 năm 2018 số cửa hàng tiện lợi VinMart+ đã lên tới trên 2.600 cửa hàng, phủ rộng gần 50 tỉnh tại Việt Nam, mang đến cho ngƣời tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng về chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mua sắm từ bình dân đến cao cấp của mọi khách hàng. Cũng chỉ trong thời gian này, hệ thống VinMart+ cũng đã đƣợc nhận nhiều giải thƣởng cao 1 nhƣ “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” , “Top 2 nhà bán lẻ đƣợc ngƣời tiêu dùng nghĩ đến nhiều nhất”; “Top 10 những nhà bán lẻ uy tín nhất”, v.v. Về mặt tài chính, theo Báo cáo tài chính soát xét cho nửa đầu năm 2019, doanh thu bán hàng tại siêu thị và các chuỗi bán lẻ của VinGroup đạt 14.020 tỷ đồng, tăng trƣởng mạnh 72% so với cùng kỳ 2018. Còn so với các năm trƣớc, doanh thu mảng bán lẻ của VinGroup đều tăng nhanh cực kỳ ấn tƣợng. Cụ thể năm 2014, VinGroup chỉ thu về khoảng 420 tỷ từ việc thâu tóm hệ thống siêu thị Oceanmart. Sang năm 2015, doanh thu mảng này của VinGroup đã đạt 4.300 tỷ đồng và 2016 là hơn 9.200 tỷ đồng, tiếp theo trong 2 năm 2017 và 2018, VinGroup thu lần lƣợt hơn 13.000 tỷ và 19.300 tỷ đồng. Sự tăng trƣởng thần tốc của VinGroup về doanh thu bán lẻ đến từ việc doanh nghiệp này liên tục thâu tóm và mua lại các hệ thống siêu thị trên thị trƣờng nhƣ Oceanmart (2014), Fivimart (2018), Shop & Go và Queenland Mart (2019). Mới đây trong tháng 9 năm 2019, Tập đoàn VinGroup đã công bố về việc Quỹ đầu tƣ Chính phủ Singapore (GIC) đầu tƣ 500 triệu USD vào Công ty CP Phát triển thƣơng mại và dịch vụ VCM. Câu hỏi đƣợc đặt ra là trong bối cảnh toàn cầu hóa và thị trƣờng trong nƣớc cực kỳ khắc nghiệt, yếu tố nào đã giúp VinMart+ không những vƣợt qua những thƣơng hiệu quốc tế tên tuổi mà còn thâu tóm đƣợc những chuỗi cửa hàng cạnh tranh để dẫn đầu thị trƣờng với những con số về doanh thu ấn tƣợng cùng với độ phủ rộng lớn đi cùng với uy tín và chất lƣợng. Trong tác phẩm Nghệ thuật quản trị Nhật Bản và Kinh nghiệm doanh nghiệp tốt nhất của Mỹ, hai nhà nghiên cứu Pascale và Althos, đã phát hiện ra rằng bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải kết hợp nhuần nhuyễn 7 nhân tố theo mô hình 7S của McKinsey. Với mô hình này, trong ba chữ “S cứng” đầu 2 tiên, tức là phƣơng diện “Chiến lƣợc”, “Kết cấu”, “Thể chế” các doanh nghiệp Nhật và Mỹ có sự tƣơng đồng nhau. Nhƣng với bốn chữ “S mềm” sau, tức là: “Nhân viên”, “Phong cách”, “Kỹ năng”, “Các giá trị đƣợc chia sẻ” đã có sự khác biệt rõ rệt. Chính các “S mềm” đã giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản vƣơn lên một bậc cả về hiệu quả SXKD lẫn khả năng tồn tại bền vững và lợi thế cạnh tranh độc tôn. (Lê Hồng Lôi, Đạo quản trị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 320). Đánh giá về kết quả nghiên cứu này, trong cuốn “Ra quyết định quản trị” Hoàng Văn Hải đã nhận định nhƣ sau: “Sở dĩ có sự khác biệt tạo nên lợi thế độc tôn nhƣ vậy, bởi các nhà quản trị Nhật Bản đã khai thác một cách hiệu quả các yếu tố văn hóa Nhật vào quản trị kinh doanh, biến chúng thành nghệ thuật quản trị kiểu Nhật” (Ra quyết định quản trị, trang 161). Vậy nên, nếu Văn hoá là giá trị cốt lõi làm nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển hài hòa trong mọi lĩnh vực của xã hội loài ngƣời nói chung của mỗi quốc gia nói riêng, thì VHKD chính là cốt cách bên trong để dẫn lối cho mọi hoạt động của chủ thể kinh doanh. Biểu hiện của VHKD chính là biểu hiện ra những cốt cách tốt đẹp làm cho chủ thể kinh doanh phát triển bền vững, lâu dài. Cốt cách chƣa hoàn thiện sẽ làm chủ thể kinh doanh gặp lúng túng trong việc ra quyết định, ngƣời tiêu dùng hoài nghi và có hành vi tiêu cực. Trong cốt cách văn hóa của mỗi một chủ thể kinh doanh lại bị ảnh hƣởng sâu sắc từ bản sắc riêng của văn hóa lãnh thổ, vùng miền, nơi mà chủ thể đó hình thành. Không nằm ngoài nguyên lý đó, bản sắc VHKD của các chủ thể kinh doanh quốc tịch Việt Nam cũng luôn sẵn có và luôn tác động vào hành vi, biểu hiện, tƣ duy và tình cảm của từng con ngƣời trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt đối với cửa hàng bán lẻ, nơi mà việc giao tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán theo phƣơng thức tuyền thống (offline) thì những biểu 3 hiện, hành vi, tƣ duy, tình cảm mang màu sắc văn hóa bản địa đã và đang mang lại sức thu hút nhất định đối với ngƣời tiêu dùng. Và đây cũng chính là sự cần thiết mà Luận văn này cần nghiên cứu, đó là các biểu hiện VHKD của VinMart+ đƣợc nhận biết nhƣ thế nào và với mức độ vận dụng văn hóa dân tộc ra sao mà đã giúp VinMart+ dành đƣợc lợi thế cạnh tranh và có đƣợc lợi thế độc tôn trên chính thị trƣờng Việt Nam. Để làm rõ cho sự cần thiết này, luân văn nghiên cứu với những câu hỏi nhƣ sau: Câu hỏi 1: Những biểu hiện VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện ích VinMart+ tại Hà Nội nhƣ thế nào?. Câu hỏi 2: Chuỗi cửa hàng bán lẻ VinMart+ cần những giải pháp nào để hoàn thiện và phát triển VHKD nhằm giữ vững lợi thế cạnh tranh độc tôn trên thị trƣờng Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Chỉ ra những biểu hiện VHKD thuộc chuỗi cửa hàng VinMart+ tại Hà Nội. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn tìm hiểu về những biểu hiện VHKD thuộc chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội, từ đó đƣa ra những đề xuất nhằm phát huy và thay đổi những giá trị văn hóa của Việt Nam tại chuỗi cửa hàng bán lẻ này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biểu hiện VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3.2.1. Về nội dung: Nghiên cứu những biểu hiện VHKD. 3.2.2. Về không gian và thời gian: Trong chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội giai đoạn từ 2017-2019. 4. Đóng góp của luận văn 4.1. Các đóng góp về mặt lý luận Luận văn hệ thống hóa góp phần làm rõ thêm vai trò của VHKD đối với các thƣơng hiệu nội địa; đề xuất định nghĩa về biểu hiện VHKD cũng nhƣ đƣa ra mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp xác định các biểu hiện VHKD và mô hình các bƣớc sàng lọc để tìm ra các biểu hiện của VHKD. 4.2. Đóng góp mới về thực tiễn: Qua kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất đƣợc giải pháp làm nâng cao VHKD của Chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+, hạn chế đƣợc những điểm yếu và hoàn thiện hơn lợi thế cạnh tranh bằng việc áp dụng những biểu hiện văn hóa tốt đẹp truyền thống của ngƣời Việt trong hoạt động kinh doanh. 5. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn có 04 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về VHKD. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Nhận diện các biểu hiện VHKD tại Chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội. Chƣơng 4: Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển VHKD tại chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại Hà Nội. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về VHKD nói chung và bản sắc VHKD Việt Nam nói riêng. Có thể tổng thuật một số các nghiên cứu điển hình quốc tế và trong nƣớc nhƣ sau: 1.1.1. Phân tích một số nghiên cứu quốc tế VHKD là một trong những nội dung đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Trong các giáo trình giảng dạy tại các trƣờng đại học quản trị của Mỹ và các nƣớc phát triển phƣơng Tây đã xuất hiện, đƣợc đƣa ra thảo luận kỹ và đƣợc coi nhƣ một phần không thể thiếu những kiến thức đƣợc trang bị cho doanh nhân. Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu nhƣ: i) Tác giả Edgar Schein là tác giả cuốn Văn hóa tổ chức và lãnh đạo (Organizational Culture and Leadership) đƣợc xuất bản năm 2010, 415 trang, đây đƣợc coi là một trong những cuốn sách quản lý có ảnh hƣởng nhất mọi thời đại, ấn bản thứ tƣ này đã biến khái niệm trừu tƣợng của văn hóa thành một công cụ có thể đƣợc sử dụng để định hình tốt hơn sự năng động của tổ chức và thay đổi. Phiên bản này của Edgar Schein tập trung vào thực tế kinh doanh phức tạp ngày nay và dựa trên một loạt các nghiên cứu đƣơng đại để chứng minh vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo trong việc áp dụng các nguyên tắc của văn hóa để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức của họ. Trong cuốn sách của mình, Edgar Schein đã khám phá cách lãnh đạo và văn hóa đan xen một cách cơ bản và tiết lộ những phát hiện 6 chính về lãnh đạo và văn hóa bao gồm: Lãnh đạo là doanh nhân và kiến trúc sƣ chính của văn hóa; Một khi các nền văn hóa đƣợc hình thành, chúng ảnh hƣởng đến kiểu lãnh đạo nào; Nếu các yếu tố của văn hóa trở nên rối loạn, thì trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo là phải làm gì đó để tăng tốc độ thay đổi văn hóa. Ngoài ra, cuốn sách còn chứa thông tin mới phản ánh văn hóa ở các cấp độ phân tích khác nhau từ vĩ mô quốc gia và dân tộc đến vi mô dựa trên các nhánh văn hóa. ii) Hai tác giả Fons Trompenaars & Charles Hampden- Turner trong cuốn sách Chinh phục các làn sóng văn hóa (Riding the Waves of Culture), xuất bản 1998, cuốn sách đã trở thành cẩm nang cần thiết cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo của các tổ chức đa quốc gia, cũng nhƣ cho bất kỳ ai thực hiện công việc kinh doanh ra nƣớc ngoài. Chinh phục các làn sóng văn hóa trở thành hƣớng dẫn tiêu chuẩn để dẫn đầu hiệu quả trong bối cảnh kinh doanh quốc tế, đƣa ra những nhận thức đa văn hóa để tận dụng lợi thế chiến lƣợc của sự khác biệt văn hóa trong môi trƣờng kinh doanh. Tận dụng cơ sở dữ liệu văn hóa có đƣợc cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu để đƣa ra cách xây dựng các kỹ năng, sự nhạy cảm và nhận thức văn hóa cần thiết để quản lý hiệu quả xuyên biên giới văn hóa và nắm bắt tất cả các cơ hội đa dạng mang đến cho một tổ chức. iii) Tác giả Nelson Lichtenstein, năm 2010 ông đã cho xuất bản cuốn “Cuộc cách mạng bán lẻ” (The Retail Revolution), 432 trang. Là một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về lao động và chính trị và là biên tập viên của một bộ sƣu tập các bài tiểu luận đƣợc trích dẫn nhiều về Wal-Mart nên trong cuốn sách của mình, tác giả đã đƣa ra những nghiên cứu và dẫn chứng sức ảnh hƣởng rộng lớn của 7 Wal-Mart đối với toàn cầu khi mà Doanh nghiệp đã đặt đƣợc ra luật chơi, một hệ thống tiêu chuẩn trong cả lĩnh vực xã hội và thƣơng mại - cho một vùng rộng lớn của nền kinh tế toàn cầu. Wal-Mart thậm chí đã truyền bá đạo Tin lành vào nơi làm việc, biến Nam Trung Quốc nhuộm màu văn hóa và chính trị của Mỹ. Đồng thời, ông dự đoán khi những thách thức đối với cách Wal-Mart đang thực hiện trong và ngoài nƣớc, có khả năng sẽ làm thay sâu sắc và nguyên bản thị trƣờng bán lẻ toàn cầu khi Wal-Mart đang tạo ra một cuộc cách mạng bán lẻ định hình lại thƣơng mại quốc tế. 1.1.2. Phân tích một số nghiên cứu trong nước Hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà suốt quá trình lịch sử của mình luôn phải đối mặt và phải vƣợt qua quá nhiều khó khăn, biến cố nhƣ dân tộc Việt Nam, vừa dựng nƣớc, giữ nƣớc, vừa xây dựng phát triển và gìn giữ bản sắc văn hóa. Cũng chính vì vậy, mà con ngƣời Việt Nam luôn quan tâm, xây dựng và hun đúc văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống của mình, dành cho văn hóa một chỗ đứng quan trọng những giai đoạn hòa bình hiếm hoi có đƣợc. Văn hóa dân gian luôn có mặt và ảnh hƣởng sâu sắc trong mọi hoạt động sinh hoạt thƣờng ngày nhƣ mua bán trao đổi, canh tác, nuôi trồng đến các hoạt động lễ hội, thờ cúng, tâm linh… Giai đoạn sau giải phóng thống nhất đất nƣớc, trƣớc thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 1986, cùng với cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, và một phần ảnh hƣởng từ văn hóa làng xã còn nặng nề, nền kinh tế bị siêu lạm phát hoành hành. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trƣớc luôn tăng ở mức hai con số và dao động ở mức 19-92%. Năm 1986, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn thiếu thốn. Sau 8 quyết định cải cách và mở cửa từ năm 1986, kinh tế dần phục hồi và có những bƣớc phát triển nhất định. Kể từ đây, các làn sóng văn hóa từ các nƣớc trên thế giới bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam và đã có tác động mạnh mẽ đến xã hội nói chung và đến hành vi ngƣời tiêu dùng Việt nói riêng. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập chính thức WTO (tháng 11 năm 2007) thì những ảnh hƣởng của văn hóa du nhập đã bắt đầu có những tác động rõ rệt từ thị hiếu tiêu dùng đến điều chỉnh hành vi, lối sống của ngƣời Việt, buộc các nhà học giả đã phải bắt tay vào nghiên cứu không chỉ về lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa mà còn nghiên cứu vể VHKD và tác động của văn hóa, bản sắc văn hóa đến hoạt kinh doanh. Điển hình nhƣ: i) Tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, đƣợc xuất bản năm 1996, với 664 trang, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận cách nhìn hệ thống về loại hình văn hóa Việt Nam, đặc biệt tác giải đã hệ thống, phân tích tìm ra các đặc trƣng riêng có của văn hóa ngƣời Việt từ quan điểm, tính cách, giao tiếp, kiến trúc, ăn mặc, sinh hoạt, ứng phó biến động môi trƣờng, đến tổ chức xã hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, v.v... Mặc dù, cuốn sách đã xây dựng đƣợc một bức tranh tổng quan về văn hóa với một khối kiến thức khổng lồ, nhƣng do nghiên cứu tổng hợp nhiều lĩnh vực nên yếu tố VHKD chƣa đƣợc tác giả đề cập. ii) Tác giả Dƣơng Thị Liễu và cộng sự trong cuốn “Giáo trình VHKD”, đƣợc tái bản lần 2 vào năm 2013, với 559 trang, ngoài việc kế thừa và hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa tổng quát từ các nghiên cứu trong nƣớc trƣớc đây, giáo trình đã tổng hợp và đƣa vào các lý luận về văn hóa tiêu biểu trên thế giới, cũng nhƣ đã phân tích đƣợc sự đa dạng và phong phú của VHKD quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các tác giả cũng phát triển nghiên 9 cứu sâu về văn hóa trong hoạt động kinh doanh bao gồm các kiến thức tổng quan và đƣa ra phân tích 5 yếu tố cấu thành nên VHKD. Đặc biệt, tác giả đã tìm hiểu sự gắn kết giữa cái lợi với những giá trị chân, thiện, mỹ trong các hoạt động kinh doanh của các thế hệ ngƣời Việt qua những giai đoạn lịch sử, từ đó nhận diện đƣợc VHKD Việt Nam và nhận diện đƣợc một số biểu hiện VHKD của từng khu vực kinh tế qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu đã lâu nên một số nhận định về doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân thời kỳ đổi mới đã không còn phù hợp với bối cảnh thực tế dẫn đến nhận định biểu hiện VHKD không còn thích hợp. Mặt khác, giáo trình chƣa đi sâu vào nghiên cứu các biểu hiện VHKD cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng vốn rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh từ trƣớc đến nay. iii) Tác giả Nguyễn Viết Lộc, trong Luận văn thạc sỹ của mình với đề tài “VHKD trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc ở Việt Nam”, đƣợc thực hiện năm 2008, với 104 trang đƣợc coi nhƣ một trong những đề tài về VHKD đầu tiên ngay sau thời kỳ Việt Nam gia nhập chính thức WTO (tháng 11 năm 2007). Đây là thời kỳ mà làn sóng các công ty mang quốc tịch Hàn Quốc đến đầu tƣ ồ ạt tại Việt Nam và kéo theo tạo ra cơn sốt văn hóa Hàn Quốc trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu mang tính thời sự, luận văn cũng đã hệ thống đƣợc các cơ sở lý luận về VHKD, tìm ra đƣợc một số điểm còn chƣa thống nhất trong khái niệm và các yếu tố cấu thành nên VHKD của các tác giả nhƣ Phạm Xuân Nam - 1996; Đỗ Minh Cƣơng 2001; Nguyễn Hoàng Anh – 2002; Dƣơng Thị Liễu - 2004. Đặc 10 biệt, Luận văn qua phân tích đặc trƣng văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc từ đó tìm ra những khác biệt văn hóa giữa doanh nhân Hàn Quốc và ngƣời lao động Việt Nam nhằm giải thích các xung đột thƣờng xuyên xảy ra trong môi trƣờng bên trong doanh nghiệp dƣới góc nhìn văn hóa và đề xuất các gợi ý để các doanh nghiệp Hàn Quốc xây dựng đƣợc một VHKD phù hợp khi kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luận văn mới chỉ nghiên cứu một chiều về VHKD Hàn Quốc, những biểu hiện mà các ông chủ Hàn Quốc thƣờng hay ứng xử với ngƣời lao động mà chƣa xem xét đến yếu tố văn hóa bên trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam với ảnh hƣởng nhất định của bản sắc văn hóa của ngƣời lao động Việt Nam, từ đó chƣa đƣa ra đƣợc các gợi ý cho các nhà kinh doanh, ngƣời lao động Việt Nam sử dụng bản sắc văn hóa của mình làm lợi thế trong hợp tác kinh doanh hoặc đàm phán bảo vệ quyền lợi của mình trong doanh nghiệp Hàn Quốc. iv) Tác giả Lê Thị Việt Hà, trong Luận án tiến sỹ của mình, với đề tài “Văn hóa Doanh nhân Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, đƣợc thực hiện năm 2018, với 148 trang. Luận án đã hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc để đƣa ra các khái niệm về văn hóa doanh nhân và xây dựng một mô hình hệ giá trị văn hóa Hàn Quốc thông qua phân tích, đánh giá các biểu hiện văn hóa của cộng đồng doanh nhân Hàn Quốc tiêu biểu. Từ đó, tác giả đề xuất, kiến nghị các cơ quan chức năng xây dựng chính sách quản lý đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam và những quy tắc ứng xử của doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc. Mặc dù Luận án đã làm rõ đƣợc bản chất vai trò của cộng đồng ngƣời làm kinh doanh ở 11 Hàn Quốc và những yếu tố VHDN Hàn Quốc thông qua xác định hệ giá trị doanh nhân Hàn Quốc gồm năm yếu tố từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm xây dựng VHDN Việt Nam thông qua bài học từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, luận án chƣa làm nổi bật đƣợc VHDN dƣới góc độ văn hóa, hành vi ứng xử của các doanh nhân với các bên liên quan mà chỉ cơ bản thiên về ca ngợi năng lực kinh doanh, phẩm chất đạo đức của các doanh nhân thành đạt tiêu biểu. Và cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây, luận văn luôn lấy sự thành đạt của các doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài làm thƣớc đo để áp đặt doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam học hỏi mà chƣa có đánh giá nhận xét nào về các doanh nghiệp, doanh nhân nƣớc ngoài ứng xử, điều chỉnh hành vi khi đối diện với những tác động văn hóa mang bản sắc riêng đến từ các bên liên quan tại Việt Nam. 1.1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nêu trên, có thể thấy rằng đa số các tài liệu nghiên cứu của các tác giả mới chỉ đề cập đến các khái niệm VHKD nói chung và văn truyền thống dân tộc Việt Nam nói riêng, những biểu hiện văn hóa, những vấn đề mà văn hóa truyền thống phải đối mặt trong thời kỳ hội nhập. Một số đề tài đã nghiên cứu sâu một trong những yếu tố cấu thành nên VHKD nhƣ văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, v.v., ít có đề tài nghiên cứu về ảnh hƣởng của văn hóa truyền thống tại địa phƣơng tác động vào doanh nghiệp và chƣa có nghiên cứu nào về những biểu hiện văn hóa mang màu sắc truyền thống riêng có của dân tộc tại doanh nghiệp địa phƣơng thành công trên chính trên đất nƣớc sở tại. Về VHKD trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, một số nghiên cứu đã chỉ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan