Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa kinh doanh ả rập...

Tài liệu Văn hóa kinh doanh ả rập

.DOC
44
445
113

Mô tả:

Trang 316 Trong quá trình chữa bệnh, điều này có thể là tốt đối với sự hồi tưởng lại những ngôn từ tinh khôn của các trưởng giáo sĩ do thái thay cho các giáo đoàn người do thái: Không một tín nguỡng nào có sự duy nhất về chân lý tôn giáo…thuợng đế,có thật;trái đất có thật.vì vậy,mỗi một nền văn hóa có một sự đóng góp nhất định. NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA Ả RẬP TRANG 316 Đối với những nguời không chuyên môn,chìa khóa để hiểu vùng trung đông đuơng thời tốt hơn là hiểu về văn hóa Ả rập.Chúng tôi nhấn mạnh rằng không phải tất cả nguời trung đông là người Ả rập,là người Iran,Thổ Nhĩ Kỳ,và Israen sẽ nhắc nhở chúng ta.Hơn 20 đất nước vùng a rập có thể được đồng hóa là những thành viên của liên đoàn người Ả rập.Mặc dù những đất nước vùng Ả rập được đánh giá là nền văn hóa trung đông,không phải tất cả những đất nước trung đông là người Ả rập.Nói rằng những đất nước thành viên có cùng những quan điểm,những cách ứng xử và giao tiếp là rất sai lầm.Ví dụ,ở những đất nước hồi giáo thuộc Xu Đăng,Somalia,và Mauritania,ngôn ngữ người bộ lạc được thích hơn là tiếng Ả rập ,và có những thông lệ văn hóa mà thiên về di sản của người châu phi. Không phải tất cả người Ả rập đều tin vào hồi giáo,như người Ả rập thừa nhận.những ngừơi dân Ả rập đa số là theo đạo hồi.Như là một quy luật,người Ả rập người mà không theo một tôn giáo nào thường có liên quan tới người xa mít,ngược lại người theo đạo hồi rất sùng đạo.Người mà đựoc hòa hợp những sự khác nhau về văn hóa có thể tạo nên hiệp lực văn hóa,không chỉ ở lĩnh vực đó mà còn ở những sự tương tác ở khắp nơi trên thế giới,nơi mà cách sống chịu ảnh hưởng lớn bởi đạo hồi và văn hóa Ả rập. Theo nghĩa rộng “Ả rập” đề cập tới một nhóm người mà những chuẩn mực thuộc cách ứng xử là độc nhất bởi vì văn hóa,ngôn ngữ,tôn giáo, và thậm chí là dân tộc của họ.Họ không có cách nhìn và ăn mặc giống nhau và điều đó không nên là những mẫu rập khuôn.Hơn nữa,người Ả rập không phải là một chủng tộc,một màu da,một đất nước hay thậm chí là cùng một tín đò hồi giáo.Theo khái niệm gốc trước thời kỳ đạo hồi,một người a rập là một dân cư của người a rập,một thành viên của những bộ lạc Ả rập du cư.Trong suốt kỷ nguyên bành truớng của đạo hồi,những người Ả rập mang theo những tín ngưỡng,ngôn ngữ,và văn hóa đến khắp trung đông và ngoài trung đông. Họ lấy nhau trong họ gần để chinh phục nhừ ng người Persia đến Pyrenees.Vì vậy ngày nay những người Ả rập không có nhiều nhóm vô thần như là một cộng đồng.những người lãnh đạo Ả rập đã một lần giải thích khái niệm như “bất kỳ ai sống trên đất nước chúng ta,nói ngôn ngữ chúng ta,là nuôi dưỡng văn hóa chúng ta,và mang đến sự kiêu hãnh cho danh tiếng chúng ta”.Sự lúng túng về định nghĩa của thời kỳ đó có nghĩa là Ả rập thường được dùng như là có thể thay thế cho nhau với trung đông hay đạo hồi Những gì là tổng quan về văn hóa a rập đế có thể phân biệt?đơn giản đó là một hình dáng đa dạng của tấm thảm thêu của những tôn giáo và chính trị xã hội..nguyên do người Ả rập sửa lại và viết lại liên tục là vì hoàn cảnh xung quanh chúng cũng thay đổi. Trang 317 Những giá trị Ả rập Trong những xã hội xưa,những đức tính được đánh giá để được nắm quyền lực tối cao là phẫm giá,thanh danh,và sự uy tín.Những người nước ngoài bằng bất cứ giá nào nên tránh làm mất mặt một người Ả rập,hay là làm họ xấu hổ (hay như trong trường hợp một người phụ nữ,làm mất trinh tiết của mình trước khi kết hôn).Sự một lòng đối với gia đình cũng như nhã nhặn và hòa hợp với cộng đồng được nhấn mạnh.thời bộ lạc và giao tiếp truyền thống,người Ả rập ưu tiên trước tiên là bản thân mình,tiếp đó là họ hàng,người sống ở thành phố,hay người bộ lạc,và những người chia sẻ những tín ngưỡng và đất nước giống nhau.chưa có một trình độ nào của chủ nghĩa tập thể,vì sự đô thị hóa nhanh chóng đã gia tăng sự ảnh hưởng tới sự gắn bó với bộ lạc,như là Ai cập và Iran.Đem đến sự tác động của sự đô thị hóa,các học giả tự vấn rằng cộng đồng đó có thể giữ được bao lâu những đặc trưng truyền thống này như sự hào pháng,galăng,dũng khí,kiên nhẫn,và sự bền bỉ.Sự trái ngược hình ảnh này của người Ả rập với những sự rập khuôn sai lầm là sang tạo bởi phương tiện truyền thông phương tây,phim ảnh,và ngành công nghiệp truyền hình về những con người như thế. Khoảng cách cá nhân người Ả rập Những người a rập tìm kiếm những mối quan hệ cá nhân gần gũi.một cách tốt nhất là không có khoảng cách hoặc người trung gian.Vì vậykhứu giác là sự nổi bật trong đời sống người Ả rập.Đối với nhiều người Ả rập,khứu giác là cần thiết và là một cách liên quan tới mỗi mùi hương.mùi cơ thể và mùi thức ăn được dùng để làm gia tăng mối quan hệ con người;trước kia đó thậm chí còn là sự quan trọng trong sự chọn lựa bạn đời.Sự khác biệt về văn hóa đó cũng mở rộng đến sự đối mặt với một người Ả rập,hay không đối mặt với những cá nhân khác;để xem bề ngoài là bất lịch sự,vì vậy ngồi hay đứng mà quay ra phía sau là điều thô lỗ.Mặc dầu những người Ả rậpcó thể là rất quan tâm khi mà tương tác với bạn bè,họ có thể tìm thấy một khoảng cách gần trong những cuộc đối thoại với những người lạ hoặc chỉ là những người mới quen sơ sơ.Vào những dịp đặc biêt,họ có thể ngồi ở vị trí đối diện trong căn phòng và nói chuyện với một người khác ở phía bên kia.Ngay cả khi hộ không quen biết, họ cũng khá thân thiện và dể biểu lộ tình cảm với người khác cã bằng lời nói và không không bằng lời nói. Tính thân thiện của người Ả Rập Lòng chân thành là hạt nhân của nền văn hóa này và là điều hiển nhiên từ những dịp như tại hội tiệc cừu non cho tới việc họ đi uống cà phê đen. Trang 318 Nó cũng mở rộng đến các cuộc gặp gỡ làm ăn khi mà cuộc họp hội nghị đầu tiên được dành cho để đạt được mối quan hệ quen biết với ít sự quan tâm cho lịch trình hay cuộc hẹn. Kiểu giao tiếp thì bao gồm cả nói bằng miệng và nghe bằng tai – nhấn mạnh vào việc nghe cũng giải thích tại sao quá nhiều sự yêu thích hơn để hoc từ máy phát thanh hoặc băng cassette. Chào hỏi truyền thống thì là đặt cánh tay phải của một người trên ngực gần trái tim như là biểu lộ sự thành thật và nồng ấm, dù những người ả rập hiện đại cỏ lẻ đi qua điều này với một cái bắt tay nhẹ nhàng. Tập quán thì dành cho người đàn ông để hôn một ai đó vào hai má của họ. Đối với những người ả rập theo hồi giáo, có những cách dạy theo kiểu hồi giáo ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, chẳng hạn như là việc cấm ăn thịt lợn, uống rượu, đánh bài, và mại dâm. Phụ nữ ả rập Văn hóa gia trưởng của ả rập đặt người đàn ông trong vai trò trụ cột gia đình, trong khi bảo vệ và tôn kính người phụ nữ. trong một hộ gia đinh ả rập, người đàn ông thì có vai trò mạnh mẽ và ảnh hưởng mạnh, người mẹ “ phía sau những tấm màn” thì thường chịu trách nhiệm cho những vấn đề gia đình. Ở bên ngoài , người phụ nữ theo ý của chồng, những trong gia đình thì họ có quyền quyết định. Một cách nghịch lý là, hồi giáo lại không đưa ra khái niềm về vị trí thấp kém vốn có của người đàn bà , sự khác biệt duy nhất của họ; nó không nhận thức vị trí thấp kém về mặt sinh học, và nó khẳng định tính bình đẳng tiềm ẩn giữa hai giới. suốt một cuộc phỏng vấn, tiến sĩ Fatima Mernissi phát biểu: Toàn bộ hệ thống hồi giáo thì đều dựa vào giả định cho rằng phụ nữ là sinh vật nguy hiểm và đầy sức mạnh. Họ chứng tỏ một điều rằng những luật lệ ả rập và những tập quán liên quan đến chế độ nhiều vợ, sự bỏ vợ, sự phân biệt giới tính … có thể được nhận thức như là một sự chống lại sự mạnh gây ra đổ vỡ của giới nữ. những người khác chỉ ra rằng những lời bào chữa về quyền của phụ nữ ả rập đang sử dụng hồi giáo và quan niệm của những người có học thức về tôn giáo khai sáng để làm dịu những giới hạn về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Trong vài đất nước ả rập, người phụ nữ muốn được bình đẳng với đàn ông, trong khi ở những nơi khác họ có vai trò giới hạn. Trong nhiều cộng đồng ả rập truyền thống hơn nơi mà những người theo hồi giáo điều khiển những luật lệ cưới hỏi, người đàn ông được phép cưới nhiều hơn một người đàn bà, bao gồm cả người được sinh ở nước ngoài,. Người phụ nữ chỉ duy nhất cưới được một người chồng, bao gồm cả người nước ngoài. Người chồng có thể ly hôn mà không cần có lý do , trái lại một người vợ phải chỉ rõ những lý do để thõa mãn tòa án, và trong một phòng tòa án, sự chứng nhận của một người đàn ông thì có thể bằng hai người đàn bà. Kinh koran, cho ví dụ , không nói rằng đàn bà phải bị che kín, chỉ một điều là họ phải giản dị trong vẻ bề ngoài bằng cách bao phủ những cánh tay và đầu của họ, thứ mà được xem như là rất nhạy cảm. những nhà học thức thấy việc sử dụng mạng che mặt giống như là biểu tượng với ý nghĩa xã hội học. việc sử dụng mạng che mặt tùy thuộc vào phần thời gian và những trường hợp. Vài nước ả rập thì không có giới hạn ăn mặc cho phụ nữ, vì thế họ có thể mặc những thời trang mới nhất; trái lại những nơi khác, nới thì mà nhiều truyền thống , có lẽ đòi hỏi một cái màn choàng hoặc cái the đen và dài – 1 cái abaya- một cái dùng để che phủ từ đầu đến chân. Trang 319 Những sự tương phản văn hóa trong xã hội ả rập về vấn đề này thì đang được xem xét.trong một vài đất nước ả rập , hầu hết phụ nữ thì không hiểu biết gì, trái lại ở những nơi khác thì lại được giáo dục tốt;trong một vài nước phụ nữ không được phép ra khỏi nhà một mình hoặc được phép lái xe ,trái lại trong những vùng khác phụ nữ được làm việc và lái xe. Trong nhiều nước ả rập phụ nữ không có quyền để bầu cử , nhưng trái lại trong những nơi khác thì phụ nữ được quyền như vậy; trong hầu hết xã hội ả rập, kết hôn là do sự xắp đặt,trái lại một vài nơi tự do kết hôn thì được xem trọng và con số này thì đang tăng dần. Trong một thế giới ả rập với sự rối loạn và thay đổi , một người có lẽ sẽ thấy cả hai trào lưu chính thống hồi giáo mọc lên và trào lưu đòi bình quyền nam nữ nổi lên. Trong những xã hội truyền thống, những luật lệ thời trung cổ về cách cư xử của người phụ nữ bị thúc ép bởi một ủy ban để ngăn chặn thói xấu và đề cao đức hạnh – một “ matawa” hay là cảnh sát tôn giáo. Trong những cộng đồng ả rập còn nhiều bảo thủ, khi một người phụ nữ không tuân theo những điều luật đó, chẳng hạn không mặc những “bộ abaya” một cách giản dị, hoặc không bước vào một chiếc xe buýt bằng một cánh cửa riêng biệt và ngồi ở nơi riêng biệt , họ có lẽ bị quất hoặc bị đánh bằng roi bởi cảnh sát khu vực. ngoài ra, vẫn còn có nhiều dạng khác trong thế giới ả rập về biểu tượng của người phụ nữ. Một bài báo cáo của tổ chức Freedom House đánh giá rằng những sự thực thi về quyền lợi văn hóa và xã hội của người phụ nữ trong những nước ả rập theo thứ tự là : tunisia, leban, palestine,kuwait,jordan, ai cập , syria, uae, iraq, và thấp nhất là ả rập saudi. Những người phụ nữ nước ngoài viếng thăm những nước ả rập ắt hẳn đã biểu lộ sự nhạy cảm lớn về cái có thể chấp nhận hoặc không trong mỗi hoàn cảnh của vùng. Dù du lịch như là khách du lịch hoặc đang làm kinh doanh, những khách phụ nữ phải làm cho hòa hợp chính bản thân họ đến cái được xem là cách cư xử riêng và đồ trang điểm cho giới của họ trong mỗi vùng. Những cô gái trẻ từ bên ngoài nền văn hóa người mà không chú ý lời khuyên bảo có lẽ sẽ có những trải nghiệm không vui vẻ. Dù đàn bà hoặc đàn ông người mà làm kinh doanh thành công hoặc những sự trao đổi nghề nghiệp trong thế giới ả rập nên chú ý đến những đặc điểm riêng của nó. Những hiểu biết sâu hơn về những vấn đề này thì được giới thiệu trong những phần sau. Nhưng hãy nhận ra điều là cách sống truyền thống của ả rập thì đang chịu sự thay đổi sâu sắc từ thế giới rộng lớn bên ngoài – về xã hội , kinh tế , chính trị , và thậm chí là tôn giáo. Thực tiễn có lẽ đã thay đổi sự phụ thuộc vào mức độ quy trinh kinh tế và sự thế tục, cũng như là sự mở rộng của giáo dục và sự hiện đại hóa. Một tài liệu tóm tắt về 8 nước trung đông thì trong phần trình bày 11.3 DIỆN MẠO VĂN HÓA CỦA AI CẬP VÀ Ả RẬP SAUDI Bằng cách nhắm vào hai nước giông nhau nhưng lại có những sự khác biệt văn hóa , một người có lẽ sẽ đạt được những hiểu biết trong những khía cạnh văn hóa của những nước này và những người đáng chú ý trong vùng. Cả hai ai cập và ả rập sau di thì là một phần của thế giới ả rập, nhưng ai cập hình thành từ một nền văn minh cổ và nhiều rộng rãi hơn , trái lại ả rập sau di thì là một quốc gia truyền thống được tạo ra trong thế kỉ qua được phát triển bởi những sự phát hiện dầu mỏ . (xem lại hình 11.3 cho một sự so sánh cơ bản của những đất nước chính này với 6 tài liệu về những người láng giềng quan trọng của họ. Chú ý về địa lý , ai cập nằm trên lục địa châu phi, nhưng chúng ta bao gồm nó ở đây như là một phần văn hóa của trung đông. Trang 320 rập, tiếng kurdish, tiếng ac-mê-ni,tiếng xyri,tiếng circassian Đạo alawite, đạo druzeHồi giáo dòng sunniDamacus18,448,752185,180 Syria Nền quân chủ $1290075.46 năm78.8% Tiếng ả rập Hồi giáoRiyadh26,417,599*1,960,582 Saudi arabia Nền quân chủ lập hiến danh nghĩa $2210077.03 năm83.5% Hồi giáo dòng Tiếng shiite, ả rập, Hồi tiếng giáoanh dòng sunni ,cơ đốc,đạo ấnKuwait2,335,64817,820 Kuwait Nền quân chủ lập hiến $480078.24 năm91.3% ả rập, tiếng anh Hồi giáo dòng sunni,cơ đốcAmman5,759,73292,300 jordan $2200079.32 năm 95.4% Tiếng hê brơ,ả rập, tiếng anh Đạo do thái ,hồi giáo, cơ đốcJerusalem6276,88320,770israel Tiếng ả rập , tiếng kurdish, tiếng asyrian,tiếng ac-mê-ni ,cơ đốcHồi giáo dòng sunniHồi giáo dòng shiiteBaghdad26,074,906437,072 iraq thổ nhĩ kì,tiếng kurdish Đạo thờ lửa,đạo do thái,cơ đốc, đạo baha’iHồi giáo dòng sunniHồi giáo dòng shiiteTehran68,017,8601,648,000 iran 71 năm57,7% Tiếng ả rập,tiếng anh, tiếng pháp Cơ đốcĐạo Hồi coptic giáo( hầu hết là dòng sunni)Cairo77,505,7561,001,450 egypt Chính phủGdp bình quân trên đầu người Tuổi thọ dự tínhSự biết đọc Ngôn ngữ Tôn giáoThủ đôDân số Diện tích cvnbnbncnation Trang 325 Cuộc sống xã hội – điều này được định hướng vào những gia đình mở rộng và các cuộc tụ họp công cộng, với một cảm giác gần về khoảng cách. Chuẩn bị cho một cách sống chậm hơn , bao gồm việc quyết đinh, và thiếu sự đúng giờ trong việc đúng hẹn. người dân thì theo lịch hồi giáo với một tháng mặt trăng hay là 354 ngày một năm. 5 ngày nghỉ quốc gia thì được sửa lại, trái lại vào tháng ăn chay và năm mới của hồi giáo thì có lẽ phụ thuộc vào việc quan sát mặt trăng. Thói quen làm việc-công việc làm hằng tuần thì từ thứ bảy đến thứ tư, không có làm việc vào ngày thứ năm và thứ sáu ( đó là ngày linh thiêng của hồi giáo). Những giớ làm việc thì rất đa dạng, nhưng tiêu biểu là vào mùa hè thì từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều; trong mùa đông , 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều, và 5 đến 7 giờ tối. Công việc giấy tơ bao gồm hai ngày – lễ gregorian hoặc phía tay và hijrah hoặc ả rập(đạo cơ đốc có lịch khác) Giống như trong xã hội hồi giáo , lễ hajj là một sự kiện quan trọng hằng năm như hình 11.4 giải thích Ả RẬP SAU DI Bán đảo ả rập là vùng đất trung tâm của văn hóa hồi giáo, nơi mà là trải qua 14 thế kỉ, hình thành trong thánh địa mecca. Dân cư của ả rập thì là nguồn chính của sự mở rộng ả rập qua trung đông và châu âu từ 570- 1258 sau công nguyên, thời đại vàng của đế chế ả rập. nhưng quốc gia ả rập sau di ngày nay là sản phẩm của thế kỉ 20, đặc biệt là nhờ vào sự khám phá và sự phát triển dầu mỏ. trong vài thập kỉ , công dân của nó đã chuyển dịch từ văn hóa của bộ lạc Bedouin thành văn hóa đô thị hiện đại. sau hằng trăm năm sinh sống tồn tại, một xã hội bị bần cùng hóa , theo lối gia trưởng , với cuộc sống du mục đã bất ngờ biến thành một đất nước định hướng quốc tế, được giáo dục và thịnh vượng. với sự mâu thuẫn này giữa truyền thống và hiện đại, vương quốc giàu có được hình thành trên nguồn gốc hồi giáo đã trải qua những thay đổi lớn lao. Những tạp chí nổi tiếng đã miêu tả quốc gia này như là kẻ thống trị sa mạc – a đế chế quân chủ phong kiến mỏng manh, giàu có đang tiến vào một thời đại hiện đại. Con người và vùng đất của họ Khoảng 90% người sau di là người ả rập, chỉ khoảng 10% thiểu số là người châu á .dân số của vương quốc này đã gia tăng nhanh chóng đến 26 triệu và đang tiếp tục tăng. Đất nước này chiếm 4 phần 5 bán đảo ả rập, một vùng đất rộng lớn với 850000 mét vuông, làm nó trở thành một trong những nước lớn nhất của tôn giáo. Về mặt địa lý, nó là một cao nguyên lởm chởm khắc nghiệt hướng đến từ biển đỏ trên phía tây hướng vào vịnh về hướng đông (được gọi là ả rập bởi những người sau di và ba tư bởi người iran trên bờ đối diện). Trang 326 Phụ lục 11.4 Haji – Chuyến đi của lòng trung thành Đây là cuộc hành hương linh thiêng hàng năm về thủ phủ của Đạo Hồi, Mecca, ở Ả rập Xê Út.Được gọi là Makkal theo tiếng Ả rập, đây là “thành phố của Chúa” nơi mà nhà tiên tri Muhammad được chôn cất.Theo điều căn bản thứ năm của Đạo Hồi, mỗi tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải hành hương về Mecca ít nhất một lần trong đời khi có đủ khả năng.Như một lời cam kết tinh thần sâu sắc, nó nhấn mạnh đến lịch sử 14 thế kỷ liên tục của Đạo Hồi.Bằng việc trở lại đền Kabah để cầu nguyện và tưởng niệm sự tự nguyện của Abraham hi sinh đứa con trai của mình theo mệnh lệnh của Đấng Tối Cao,với những nghi lễ của Id al-Adha, những tín đồ Hồi giáo củng cố mạnh mẽ các mối liên kết mà đã ràng buộc họ lại với nhau, với nhà tiên tri Muhammad và với căn nguyên của tôn giáo độc thần. Do đó, những người hành hương đã mở ra những tuyến đường thương mại xuyên thế giới, phát triển theo quá trình xây dựng vùng thương mại tự do AfroEuropean.Với lòng nhân ái,những tín đồ Hồi giáo khác sẽ giúp cho chuyến đi của những người hành hương này thuận tiện bằng việc xây dựng những khu hay những khách sạn lớn để họ được nghỉ ngơi,cung cấp nước và sự bảo vệ, đồng thời quyên góp để giúp họ một phần chi phí.Cuộc hành hương Haji cũng đã trở thành một hiện tượng xã hội quan trọng, góp phần tạo nên nền văn hoá Hồi giáo trên khắp thế giới, đồng thời lấp đi sự khác biệt về quốc tịch, đạo đức, và văn hoá.Haji là biểu tượng chân thật nhất của nền văn hoá xuyên lục địa của Trái Đất,nuôi dưỡng và mở rộng khoa học, thương mại, chính trị, và tôn giáo.Hàng triệu người hành hương cầu nguyện trước Makkah 5 lần mỗi ngày, gắn bó với nhau trong suốt tháng Ramadan, thi hành những điều lệnh của kinh Koran, và chia sẻ lòng mến khách.Qua nhiều thế kỷ, mong muốn giúp đỡ người hành hương đã khích lệ những tín đồ Hồi giáo thúc đẩy toán học, nhãn quan học, thiên văn học, hàng hải, giao thông, địa lý, giáo dục, y tế, tài chính, văn hoá, và thậm chí cả chính trị.Mặc dù chuyến đi gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm gấp bội, nhưng dòng chảy bất biến của những người hành hương vẫn là gốc rễ của chất men hiểu biết và văn hoá. [Ghi chú của tác giả: trong khi ngày nay những đoàn lữ hành lạc đà đã được thay thế bằng những phương tiện giao thông hiện đại, thì vương quốc Ả rập Xê út vẫn tiếp tục chuẩn bị đón chào khối lượng lớn những người hành hương mỗi năm, mặc cho những hạn chế về khủng bố, hoả hoạn và sự chạy tán loạn.] Nguồn: phỏng theo David W.Tschnaz’s “Journeys of Faith, Roads of Civilization,”Saudi Aramco World, Tháng 9/ Tháng 10 2004, pp.2-5 Trang 327 Những chính quyền người Gulf khác chia sẻ bán đảo đó từ nam tới bắc gồm có: Cô-oét, Ba-ranh, Quata, và các tiểu vương quốc Ả rập.Đường biên giới phía bắc Ả rập thì tiếp giáp với Jordan, I rắc, và Cô-oét, còn phía nam thì giáp với Yemen va Oman.Có một sự đa dạng lớn trong thành phần dân cư Ả rập, theo thứ tự tăng dần từ người cư ngụ ở sa mạc đến người cư ngụ ở thành phố.Thành viên các bộ lạc người Ả rập du cư khởi nguyên là những người tử tế, tỉnh táo, sắc sảo tinh khôn và không bao giờ bị đánh giá thấp.Người Ả rập sống trong một thành phố Hồi giáo hoàn toàn với trữ lượng dầu hoả là 261.8 tỉ thùng. Ngày nay, quốc gia này có 300 bệnh viện hiện đại, cũng như 5 triệu học sinh sinh viên ở 24000 trường học, 8 trường đại học, một số lượng lớn cao đẳng và trung tâm đào tạo.Nhưng cũng rất nhiều thanh niên Ả rập trình độ cao không được chuẩn bị một cách phù hợp cho thị trường công việc hiện tại bởi vì ngành học của họ thì không phù hợp với thực tế thị trường.Do đó cứ mỗi năm người công nhân nước này thì có một người được sinh ra ở nước ngoài.Khoảng 1triệu dân nhập cư và chuyên viên ở Ả rập xê út để giúp xây dựng cơ sở vật chất, quốc phòng, cung cấp nhiều kỹ thuật và dịch vụ mới.Dòng người tràn vào nước này bao gồm người Mỹ, người Châu âu, những người lao động chân tay và đầy tớ ở thế giới thứ ba, như người Philipin,người Châu phi và người ở những nước trung đông khác. Với một tỉ lệ biết chữ khoảng trên 78%, sự hiện đại hoá và giàu có nhanh chóng của người Ả rập đã gia tăng cơ hội học học tập trong nước cũng như ở nước ngoài cho cả nam và nữ.Trong suốt chiều dài lịch sử, tiếng Ả rập đã trở thành một nguồn truyền đạt chữ viết lớn.Mặc dù ngôn ngữ này với ba dạng của nó (cổ điển, chính thống, và tiếng địa phương) được sử dụng chủ yếu bởi người Ả rập, nhưng tiếng Anh vẫn được nói và hiểu rộng rãi trong những lớp học đào tạo thương mại.Ba biểu tượng phổ biến nhất của dân cư nước này là biểu tượng cây cọ của sự phát triển và sức sống,kiếm không bao của sức mạnh niềm tin,và cây sậy của người Hồi giáo.Mặc dù người Ả rập thích kiểu khăn trùm đầu với dây thừng quấn quanh hơn, nhưng ngừơi Ả rập trên toàn thế giới đều mặc quần áo kiểu phương tây ở nhà khi thích hợp. Vương quốc này còn theo một hình thức chủ nghĩa hồi giáo cực đoan gọi là Hanabalism (hoặc cách nói phỉ báng là Wahhabism ).Nó là một trong những luật lệ Hồi giáo hạn chế nhất.Mặc dù bị chỉ trích là cứng nhắc, không thoả hiệp và tự cho là đúng đắn, nhưng hầu hết người Ả rập đều tuân theo một sự pha trộn giữa truyền thống địa phương và sự phát triển hiện đại.Người Ả rập bình thường được biết đến với sự rộng lượng và hiếu khách. Những yếu tố địa lý và kinh tế Ả rập Xê út rộng gấp 3.5 lần bang Texax (Mỹ) và gồm có 4 vùng địa hình chính:  Asir, một dải núi dọc ven biển tương đối màu mỡ ở phía tây bắc với đỉnh núi cao tới 1000 feet và hệ thống ruộng bậc thang.  Hijaz, một dãy núi bao quanh phần còn lại của bờ biển phía tây dọc theo biển Đỏ.  Nejd, cao nguyên bán đảo khô cằn với Rub-al Khali hay Empty Quarter, sa mạc cát rộng lớn nhất thế giới, một vùng ốc đảo ở phía bắc cũng như là những đụn cát di động và những vùng dầu mỏ chưa được khai thác- tại trung tâm thủ phủ Al-Riyadh như là một khu vườn vì có mùa xuân và nước mát. Trang 328  Al Hasa,một tỉnh phía đông nơi mà sản xuất dầu mỏ và khí đốt chủ yếu được diễn ra ở đây, song song với sản xuất nông nghiệp ở nhiều ốc đảo, chẳng hạn như Haradh va Hofuf. Ả rập Xê út có 14 khu dân cư chủ yếu và 4 thành phố chính.Riyadh, thủ đô hoàng gia với hơn 4.2 triệu người, là một thành phố hoang mạc hiện đại với đường xa lộ,bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm, và một sân bay lớn nhất trên thế giới.Thành phố cảng giáp biển Đỏ Jeddah là trung tâm thương mại lớn nhất đất nước và cũng là trung tâm của hệ thống đường cao tốc dài 8000 dặm.Jeddah thì rất rộng lớn, sân bay 10tỉ đô với hơn 2 triệu khách hồi giáo hàng năm đến với các vùng đất linh thiêng của nước này.Tụ tập tại đồng bằng Arafat, cuộc hành hương Haji sẽ di chuyển tới Mecca cách đó 50dặm.Sau đó những người hành hương sẽ thẳng tiến tới Medina, một thành phố linh thiêng của nhà tiên tri Muhammad, cũng là một trung tâm thương mại phát triển, bên cạnh cảng mới Yanbu.Ở bờ biển phía đông, thêm 2 trung tâm thương mại quan trọng nữa là Al-khubar và thành phố cảng Dhahman gần đó, điểm cuối của chuyến tàu lửa mà người Ả rập đi đến Riyadh.Cũng ở bên cạnh là hai thành phố dầu hoả :Dhahran với sự kết hợp Aramco của những gia đình phong cách Mỹ, và Ras Tannurah, cảng dầu lớn nhất thế giới.50 dặm về phía bắc cho tới bờ biển là thành phố công nghiệp mới Jubail với cảng lớn khổng lồ và căn cứ hải quân.Jubail và Yanbu là 2 dự án công cộng rộng lớn nhất trong lịch sử.Kể từ những năm 70, khi chúng được xây dựng hầu như là từ con số 0, bây giờ 2 thành phố này đã chiếm đến 10% khối lượng sản xuất dầu hoả của cả thế giới. Điều kiện chính trị và xã hội Lịch sử của nước này song song với lịch sử gia đình Saud ,được thành lập vào thế kỉ 18, chiếm được địa vị ở Riyadh năm1902 và mở rộng quyền kiểm soát của họ với vùng Ả rập Xê út hiện đại ngày nay.Việc này được hoàn thành dưới sự lãnh đạo của Abdul Aziz ibn-Abd ar-Rahman.Được gọi là ibn-Saud, ông ta tuyên bố trở thành quốc vương của toàn bộ đất nước vào năm 1927, đổi tên nước thành Vương quốc Ả rập Xê út vào năm 1932, và trước năm 1945 đã là thành viên của Liên Hợp Quốc và Liên hiệp các nước Ả rập.Với sự giúp đỡ của các kỹ sư dầu hoả của Mỹ, năm 1939 vua Abdul Aziz đã khiến cho tương lai của đất nước và của công ty Aramco khởi sắc bằng việc mở khoá cho phép việc sản xuất dầu ở nước này với 4 triệu thùng một ngày.Từ đó đến nay thì hàng trăm tỉ thùng dầu đã được hút lên và nó vẫn tiếp tục chảy.Công ty Aramco ngày nay được sở hữu và kiểm soát hoàn toàn bởi chính quyền Ả rập, và sản xuất đến 95% lượng dầu của đát nước.Năm 2005, nước này đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Trang 329 Vị vua thứ sáu, Abdullah bin Abdul Aziz al-Saud đang cai trị đất nước với sự giúp đỡ của gia đình hoàng gia hơn 30000 người, trong đó có 7000 hoàng tử.Khoảng 5000 hoàng tử làm việc trong chính phủ, nhưng chỉ có 60 người là được cho là có quyền ra quyết định.Kể từ ngày còn là thái tử, Abdullah, bây giờ đã hơn 80 tuổi, đã đề xướng nhiều cuộc thảo luận, sự tán thành, và sự cải cách tự do.Cũng như những vị vua tiền nhiệm trước,đường lối lãnh đạo của ông là khuyến khích phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, và kỹ thuật, đồng thời tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước phương Tây, nhưng vẫn duy trì giáo dục tư tưởng Hồi giáo chính thống và vẫn theo đuổi tham vọng thống trị thế giới của người Ả rập.Sự liên kết giữa các bộ lạc vẫn được duy trì thông qua tổ chức Saudi National Guard.Tài sản của gia đình Al Saudi được ước lượng là cả hàng trăm tỉ đôla. Ở Ả rập Xê út, luật Shariah chi phối cách cư xử và lối sống của người dân.Một bộ máy tư pháp sẽ giải thích và cho nhà vua lời khuyên về đạo luật này và về những đạo luật khác mà không được đề cập.Quan toà của luật Sharah bao gồm 700 thẩm phán, là cột sống của hệ thống pháp luật, nhưng lại là nguyên nhân suy sụp của những nhà cải cách.Vua cũng được trợ giúp bởi một hội đồng bộ trưởng được tiến cử bởi thái tử, giữ nhiệm vụ như là một phó thủ tướng. Majlis al-Shura là một hội đồng cố vấn gồm 150 thành viên được chỉ định,đại diện rộng rãi cho sự đa dạng hoá dân cư của vương quốc,ngoại trừ việc nó không bao gồm phụ nữ.Mặc dù không có bầu cử hay làm luật, tuy nhiên nhà vua và chính quyền các tỉnh, cũng như các hoàng tử hoàng gia, cai trị vương quốc bằng sự đồng lòng nhất trí nhưng lại dụa trên thẩm quyền tuyệt đối.Trong một hệ thống dựa trên niềm tin như vậy, họ giữ được cái gọi thông thường là majlis , hay là những người lắng nghe, nơi mà những người kiến nghị trong dân chúng có thể tiến hành mở những phiên toà để thỉnh cầu, đưa ra những lời phàn nàn, hay xem xét những lời phàn nàn.Trên phương diện quốc tế, nhà vua đối lập với nền dân chủ phương Tây và các cơ quan của nó, trong khi đó thúc đẩy một cách nhẹ nhàng đất nước của ông ta tiến đến một xã hội không có những thành viên bảo thủ quá mức gây khó chịu.Một bước tiến đến nền dân chủ diễn ra vào năm 2005 với những cuộc bầu cử cho các hội đồng thành phố, nhưng chỉ cho một nửa số ghế.Nước này đã bỏ ra 15 tỉ đôla hàng năm cho lực lượng quốc phòng để bảo vệ vương quốc trước kẻ thù bên ngoài. Đạo Hồi thấm sâu vào đời sống của người Ả rập – thánh Allah luôn hiện diện, điều khiển mọi thứ, và thường xuyên được đề cập trong mọi cuộc nói chuyện, cái tên này cũng xuất hiện trên dòng chữ Ả rập trên quốc kỳ của nước này.Mọi thứ được viết về đạo Hồi và văn hoá Ả rập thì đều hiện diện một cách nhiệt thành trong xã hội truyền thống, ngày nay thì sắp có sự thay đổi lớn hơn.Những “tecnet” Hồi giáo nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ bằng cách giới hạn số vợ mà một người đàn ông có thể lấy,giới hạn nạn ly hôn,và bằng việc bảo đảm những quyền của phụ nữ tới tài sản và quyền thừa kế từ chồng và cha. Đàn ông có thể li dị vợ với một lời tuyên thệ đơn giản, trong khi phụ nữ phải biện hộ trước một quan toà toàn là đàn ông, và những người mẹ thì không có quyền chăm sóc cho con của họ.hơn nữa những người chồng có thể không cho vợ cái quyền đi ra ngoài, làm việc hay học đại học.Do ảnh hưởng của cuộc chiến đầu tiên của người Wulf với Iraq,phụ nữ bắt đầu có một cuộc cách mạng thầm lặng.Trong nhiều thế kỷ, người phụ nữ Ả rập phải sống trong một sự cấm kị ngặt nghèo, mang mạng che mặt dài hay gọi là abaya, và bị đàn ông bảo hộ.Ngày nay phụ nữ Ả rập vẫn còn cô lập với xã hội, bị kiềm nén sự di chuyển và cách ăn mặc, và bị thống trị rất nhiều bởi chồng hay những người đàn ông đứng đầu gia đình. Trang 330 Nhiều doanh nhân nữ thành công không hài lòng khi người đại diện cho họ là đàn ông. Dù không được thụ hưởng nền giáo dục cấp cao, nhưng phụ nữ Ả rập đã bắt đầu bước chân vào thế giới kinh doanh và những nghề nghiệp có tính chuyên môn cao, đặc biệt là việc giảng dạy các môn xã hội và cộng đồng. Những người phụ nữ được gọi là “vô hình” này hiện được cho là đã kiểm soát 40% tài sản cá nhân, đa phần trong số chúng là do thừa kế. Mặc dù có những giới hạn xã hội đối với phụ nữ, cũng như các điều cấm về việc lái xe, du lịch, và hoạt động chính trị - tất cả những điều này bị “mutawa” hay là “cảnh sát tôn giáo” cưỡng chế thực hiện, nhưng những người phụ nữ Ả rập hiện đại đang tiến lên đấu tranh dần dần. Những tài sản gia tăng trong kinh tế của họ đang được sử dụng ngày càng nhiều vào đầu tư tài sản và cam kết trong các mối quan hệ làm ăn – 2000 dự án gần đây được đăng ký với Riyadh Chamber of Commerce. Dấu hiệu hi vọng khác là 55% người đăng ký vào trường đại học là phụ nữ. Vương quốc đã bị làm chấn động vào ngày 20 tháng 11 năm 1979, khi mà 350 người cuồng tín tôn giáo xâm chiếm Mecca’s Sacred Mosque. Cuộc bao vây và trận đấu khốc liệt kéo dài 2 tuần lễ trước khi đoàn người Ả rập giết chết và giải thoát cho “những người Hồi giáo bỏ đạo”, như “ulama” hay những người theo thần học gọi họ như vậy. Cùng thời gian đó ở thành phố của Qatif, phần nhỏ người Shia Muslims, chiếm cho 5 % đến 10 % dân số, đã làm bạo động. Toàn bộ vụ việc được cho là bị những người tu hành Irania Shia điều khiển, đồng đảng là Ayatollah Khomeini kẻ đã lật đổ chế độ quân chủ ở Iran. Kể từ sau đó, luật lệ ở Ả
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất