Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa kinh doanh...

Tài liệu Văn hóa kinh doanh

.PDF
11
549
84

Mô tả:

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VĂN HÓA KINH DOANH Trên cơ sở tự tìm hiểu thêm các kiến thức, kết hợp tham khảo những nội dung gợi mở từ môn học, anh chị nêu những nhận thức tâm đắc riêng của mình về bản chất (những gì thực chất nhất) nội dung của văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp? (văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp có những nội dung gì?) Trả lời: Kinh doanh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở mang thêm”. Thứ hai là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi”. Chúng tôi xin hướng sự tìm tòi của mình trong văn hóa kinh doanh với lớp nghĩa thứ hai, tức là kinh doanh hướng tới mục đích lợi nhuận để tái đầu tư và đảm bảo lợi ích của người quản lý, người lao động và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hàng hóa và các dịch vụ xã hội. Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra , sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. Theo Tổ chức quốc tế: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết.Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong văn hóa kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nó khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế.Nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp từ hành động đến ngôn ngữ lời nói. Có những giá trị văn 1 hóa doanh nghiệp không thuộc về văn hóa dân tộc, cũng không phải nhà lãnh đạo sáng lập ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên hay còn gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. chúng hình thành vô thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực.Doanh nghiệp có thể tích lũy những kinh nghiệm tập thể trong việc xử lý các vấn đề chung, kinh nghiệm về giao dịch khách hang, về phục vụ yêu cầu của khách hay những kinh nghiệm ứng phó với những thay đổi. Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác qua quá trình nghiên cứu thị trường , nghiên cưu đối thủ cạnh tranh. Có thể là những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác hay các giá trị do những thành viên mang lại, những xu hướng hoặc trào lưu xã hội (xu hướng sử dụng điện thoại di động , xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc,… Văn hóa doanh nghiệp nó mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, văn hoá doanh nghiệp có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình. Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”. Không có văn hoá doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định, và những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu”..., nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó. Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được 2 tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các thành tố mang tính chất “hữu hình” (như nghi lễ, trang phục, biểu tượng công ty, cách bài trí văn phòng, các qui định, qui tắc, ngôn ngữ trong tổ chức…) và các thành tố mang tính “vô hình” (như các giá trị, các niềm tin các giả định được chia sẻ giữa các thành viên của tổ chức). Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo tính pháp lý. Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, những toan tính vụ lợi thiển cận, thậm chí mang tính bóc lột, chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ qua vấn đề bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, yếu tố văn hoá... đã để lại những bài học đắt giá, những hậu quả vô cùng tai hại: môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội, bệnh tật... ngày một trầm trọng. Có nghĩa là, sự tăng trưởng quá nhanh về kinh tế (GDP) đã không phản ánh sự phát triển về văn hoá và con người. Do vậy, quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá với kinh doanh, làm cho cái lợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh doanh có văn hoá) là xu hướng chung của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) thể hiện qua việc kiếm lời chân chính trên cơ sở tài năng, sức lực của người kinh doanh. Đồng tiền thu được của người kinh doanh phải là đồng tiền làm ra bới sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin và nhu cầu thị trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, kiểu đáng sản phẩm, đổi mới các hình thức dịch vụ hướng tới tự tiện ích ngày càng cao... chứ không phải là bởi buôn lậu, hành vi gian lận thuế. làm hàng nhái hàng giả. hối lộ... Mặt khác văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) còn thể hiện ở việc người kinh doanh phải biết quan tâm đến lợi ích tinh thần, khuyến khích tài năng sáng tạo của người lao động, giữ gìn và ngày càng củng cố chữ tín đối với bạn hàng và khách hàng. Khi nói đến văn hóa kinh doanh là ta đã nói đến một vấn đề cốt lõi, mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của người kinh doanh. Nói cách khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có đạo đức. Đạo đức cầu người kinh doanh không phải là vấn đề trừu tượng, mà rất cụ thể: tính trung thực, giữ chữ tín đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống. không chạy theo lợi ích của cá nhân hay nhóm người để làm ăn đối trá. lừa đảo, chụp giật, "đánh quả" bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc loại trừ đối thủ trên thương trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chủ trương đưa ra hình ảnh tối ưu nhằm nâng cao uy tín cho doanh nghiệp qua những triết lý kinh doanh như phục vụ khách hàng hoàn hảo, coi khách hàng là 3 thượng đế chữ tín quý hơn vàng, gửi trọn niềm tin... Phải chăng đây chính là những tác động lâu dài và bền vững nhất của văn hoá khi nó thâm nhập vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp? Mặt khác trong một doanh nghiệp đạo đức kinh doanh còn được thể hiện qua cách đánh giá , bổ nhiệm, sử dụng và bảo vệ người lao động cũng như các nhân viên. Đánh giá đúng năng lực của người lao động không thiên vị khi bổ nhiệm một ai đó, sử dụng họ và trả lương theo đúng quy định chứ không phải bóc lột sức lao động của họ, đồng thời bảo vệ họ không xúc phạm đến các quyền lợi của họ , đảm bảo về bảo hiểm, y tế cho người lao động. Hiện nay một số doanh nghiệp chưa làm tốt các vấn đề này, vẫn còn hiện tượng ưu tiên hay đúc lót. Bản chất của văn hoá trong kinh doanh đó là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng cái tốt, cái đẹp. Cái lợi đó tuân theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Ngược lại cái đúng, cái tốt, cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi. Văn hoá kinh doanh cuả các nhà kinh doanh, của doanh nghiệp được nhận biết qua hai phương diện chính. Một là: các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) được vận dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá về dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hoá. Đó chính là kiểu kinh doanh có văn hoá, kiểu kinh doanh phù hợp với nét đẹp của văn hoá dân tộc. Hai là: cái giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật kinhdoanh...mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động và làm nghề kinh doanh của họ, có tác dụng cổ vũ biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hoá mà họ đang theo đuổi. Đó chính là lối sống có văn hoá của các chủ thể kinh doanh. Đề cao cái lợi của hoạt động kinh doanh gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, nhằm thoả mãn có chất lượng nhu cầu và thị hiếu của đời sống xã hội, mỗi xã hội cần định hình ra thành các truyền thống văn hoá kinh doanh trong nền văn hoá chung của dân tộc. Trong kinh doanh, triết lý kinh doanh phản ánh có mục đích phục vụ cho chủ thể kinh doanh nên sự khác nhau về quy mô và lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của nó mang tính khách quan, có nét đặc thù. Sẽ là sơ lược và giản đơn nếu nghiên cứu các triêt lý kinh doanh chúng ta lại bỏ qua những nét đặc thù của khách thể- môi trường kinh doanh của chủ thể. Trong các nên kinh tế thị trường thì các nhà kinh 4 doanh thành công đều trở thành những nhà quản lý kinh doanh; chủ thể kinh doanh thành đạt, phát triển là các tổ chức kinh doanh- các doanh nghiệp, cho nên triết lý kinh doanh chỉ có giá trị phổ quát khi nó áp dụng được trong các doanh nghiệp. Mặt khác,quản lý một doanh nghiệp bao giờ cũng phức tạp, khó khăn hơn hoạt động của một cá thể tự kinh doanh nhưng lại bị thất bại với tư cách nhà quản lý kinh doanh, lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước một tập thể. Cái cốt lõi của triết lý kinh doanh là bộ phận triết lý chung của tổ chức kinh doanh- triết lý của doanh nghiệp, còn gọi tắt là triết lý doanh nghiệp. Nói cách khác, triết lý doanh nghiệp là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên của một doanh nghiệp cụ thể. Triết lý kinh doanh là hạt nhân của văn hóa doanh nghiệp, nằm trong tầng sâu nhất, cốt lõi nhất của văn hóa doanh nghiệp. Nó thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa mạnh thì trước hết phải có triết lý kinh doanh mạnh, có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Triết lý kinh doanh không phải chỉ là những ý tưởng, lý tưởng nằm trong suy nghĩ, trên giấy tờ mà phải thẩm thấu vào các lớp khác của văn hóa doanh nghiệp, được hiện thực hóa qua hoạt động của doanh nghiệp đó, chứa đựng trong sản phẩm và kết quả của chính doanh nghiệp đó tạo ra. Mỗi doanh nghiệp muốn kinh doanh bền vững phải bắt đầu từ yếu tố cơ bản nhất là quan niệm kinh doanh đúng đắn: tiến hành kinh doanh vì cái gì, như thế nào? Làm sao để có được quan niệm kinh doanh đúng đắn và phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp là điều không hề đơn giản,đòi hỏi tầm nhìn, cái tâm và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của chủ thể kinh doanh. Trong kinh doanh, văn hóa ứng xử văn hóa giao tiếp cũng góp phần rất quan trọng trong việc đem lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ứng xử lịch thiệp tạo sự hòa nhập, nói năng hòa nhã, cuốn hút tránh những điều kiêng kỵ của hai bên. Văn hóa ứng xử là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong đàm phán, hứa hẹn mang lại một cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp, tạo mối quan hệ hữu nghị. Đặc biệt, người đứng đầu lãnh đạo doanh nghiệp là người mang bản chất của một doanh nhân,có tầm nhìn chiến lược,khả năng thích ứng cao, linh hoạt,… biết cách tổ chức một doanh nghiệp mang đậm nét văn hóa, tạo được môi trường thân thiện, thiện cảm với nhân viên, xem lợi ích của nhân viên, lợi ích của doanh nghiệp là trên hết. 2. Liên hệ định hướng nghề nghiệp bản thân, anh (chị) phát thảo những dự định nhằm vận dụng những kiến thức văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh 5 nghiệp ( gắn với những thiết chế cụ thể) góp phần xây dựng cho môi trường văn hoá nơi công tác và đời sống của bản thân mình trong tương lai. Trả lời: Trong xã hội hiện nay, kinh doanh là một ngành nghề quan trọng nó quyết định sự thành bại sự tiến bộ của xã hội. Đất nước có văn minh phát triển hay không đều phụ thuộc vào sự phát triển nền kinh tế. Ý thức được điều đó các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đang đẩy mạnh vai trò của mình trong kinh doanh góp phần cho việc định hướng xã hội chủ nghĩa. Riêng bản thân tôi cũng vậy,sau khi ra trường tôi muốn sẽ lập cho mình một doanh nghiệp vừa phải chuyên về mỹ phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh này và xây dựng nó phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa trong kinh doanh. Một doanh nhân trẻ đã từng nói: “Không có khái niệm doanh nghiệp không có văn hóa vì khi sáng lập doanh nghiệp, từng thành viên đã đem đến đây một văn hóa của riêng mình. Vì thế, doanh nghiệp nên chọn cho mình một văn hóa ngay từ khi mới khởi nghiệp” Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải dựa trên nội dung và hình thức: Về nội dung: trước tiên chúng ta phải xây dựng được những con người văn hoá có đầy đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn, luôn phấn đấu vì mục đích chung. Bao gồm những yếu tố: + Tính trung thực: Luôn thành thực trong cuộc sống, không gian dối, thực hiện đúng những gì mình đã hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện. Trung thực là đức tính quý nhất của con người, hãy luôn trân trọng và giữ gìn. + Tính tự giác: Không nề hà công việc, sẵn sàng bất cứ công việc gì có lợi cho doanh nghiệp, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của doanh nghiệp. + Tính sáng tạo: tự tin năng động và sáng tạo, sử dụng thời gian hợp lý cho từng công việc, biết sắp xếp , xử lý những tình huống bằng những hành động hợp lý nhất. Về hình thức: bên cạnh đó cần tạo hình ảnh bên ngoài, để cân bằng giữa nội dung và hình thức tạo nên một phong cách hài hoà, ấn tượng, trong đó xây dựng phong cách làm việc là vấn đề quan trọng. Hơn nữa chúng ta không nên hiểu Văn hoá doanh nghiệp là cái gì đó to tát mà ngược lại bắt nguồn từ những gì đơn giản, nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày, nằm ngay ở phong cách làm việc của mỗi người. Đó có thể là: đi làm 6 đúng giờ, không sai hẹn với khách, biết chào hỏi, cười với khách hàng, mặc trang phục đúng quy định, đeo logo, biển hiệu, biết học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp,… Do vậy cần phải chú ý tới hình ảnh, dáng đi, trang phục, lời ăn tiếng nói, đừng cho đó là hình thức mà không quan tâm thực hiện. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình theo các khía cạnh như : Tạo dựng và truyền bá những giá trị chung: Là lãnh đạo phải xây dựng giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp và truyền bá để mọi nhân viên tin tưởng vào những giá trị chung đó. Những giá trị này cần được coi như là nguyên tắc hướng dẫn mọi hoạt động của tất cả nhân viên doanh nghiệp, phải ăn sâu vào tiềm thức của mọi nhân viên. Như là lập bảng triết lý kinh doanh, nêu rõ mục tiêu, mục đích, nguyên tắc kinh doanh để tất cả nhân viên đọc vào những buổi sang làm việc. Để triết lý kinh doanh tạo tành quan niệm chung của mọi thành viên. Về việc tuyển chọn nhân viên thì tuyển chọn những người phù hợp với công ty. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc của công ty. Thứ hai, nhân viên phải có tính cách, giá trị đạo đức…phù hợp với giá trị chung của công ty.Nhân viên làm việc cho những công ty kinh doanh trực tuyến phải là người có kiến thức cơ bản về kinh doanh, tin học…là người làm việc được độc lập , nhanh nhạy, có khả năng hợp tác với những đối tác làm ăn qua mạng. Lựa chọn những nhân viên cũ tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những nhân viên mới vào công ty, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được những giá trị, nguyên tắc làm việc…của công ty. Tạo môi trường thân thiện để mọi người hòa nhập với nhau. Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của công ty. Lập một hệ thống đánh giá thưởng phạt nghiêm minh. Đây là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc, gắn bó lâu dài với công ty. Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại trong công ty: đây được coi là phần văn hóa truyền miệng của công ty. Những câu chuyện góp phần tạo nên hình ảnh công ty, đem lại niềm tự hào cho các thành viên. Đó thường là những câu chuyện về người sáng lập, giám đốc điều hành và mỗi câu chuyện sẽ là một thông điệp gửi tới các thành viên. 7 Xây dựng những hình tượng điển hình trong công ty: Chọn ra những người làm việc tốt nhất để biểu dương, khen thưởng theo tháng, quý hoặc năm. Đây là bằng chứng sinh động cụ thể hóa những giá trị của công ty. Xây dựng và nâng cao bản sắc doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi: giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp có thể bao gồm bảng công bố sứ mạng, chính sách kinh doanh, chiến lược công ty, tổ chức, sản phẩm và dịch vụ, chính sách chất lượng, đạo đức kinh doanh. Trong điều kiện của một doanh nghiệp xuất khẩu chính sách chất lượng và đạo đức kinh doanh nên được quan tâm hàng đầu. + Chính sách chất lượng: chào hàng những gì mình có thể làm trong điều kiện bình thường và cam kết đảm bảo chất lượng đúng theo những gì mình cam kết. + Đạo đức kinh doanh: các vấn đề liên quan đến môi trường lao động, sử dụng lao động trẻ em, an toàn trong sản xuất, vệ sinh trong sản xuất phải được cam kết thực hiện bằng văn bản và công bố công khai trong doanh nghiệp. Thái độ của doanh nghiệp: văn hóa, truyền thống doanh nghiệp các tiêu chuẩn giá trị và phong cách quản lý tạo nên thái độ doanh nghiệp. Trong kinh doanh xuất khẩu tính chuyên nghiệp và chữ tín là điều quan trọng nhất, tính chuyên nghiệp thể hiện trong giao tiếp kinh doanh. Để thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo chữ tín trong đầu khách hàng thương mại một số điểm cần lưu ý: + Hứa những gì mà doanh nghiệp làm, và làm những gì doanh nghiệp hứa.Lời hứa là lời của doanh nghiệp không phải lời của các nhân viên hay chỉ là lời của ông giám đốc. + Mỗi khi làm việc với khách hàng phải chuẩn bị trước kỹ càng và luôn có một danh mục việc cần chuẩn bị (check list) gồm các công cụ cần có sẵn khi làm việc với khách: đồng phục, bảng tên, như danh thiếp, brochure, catalogue, biểu mẫu (form) làm việc, biểu mẫu giao cho khách để xác nhận... Sử dụng biểu mẫu ghi chép ngay khi đàm phán hay làm việc với khách hàng. Doanh nghiệp cần phải xác định quy trình xử lý, phản hồi và theo dõi mọi kết quả làm việc với khách, dù đánh giá đây là khách hàng không tiềm năng. 8 Các yếu tố đồ họa: bao gồm việc thiết kế logo, bìa thư, letter-head, brochure, catalogue, danh thiếp, website, thiết kế gian hàng tại hội chợ.... Một vấn đề cần chú ý là tất cả các công cụ thiết kế này ngoài việc thống nhất về nội dung cần phải thống nhất về màu sắc, bố cục, kiểu chữ (font chữ) và thể hiện giá trị cốt lõi và toát lên thái độ của doanh nghiệp. Truyền thông: Các phương tiện truyền thông chính gồm: email, website, catalogue, hội chợ thương mại và các nhân viên bán hàng trực tiếp. Để tăng hiệu quả của truyền thông phải đảm bảo các công cụ truyền thông khác nhau cùng thể hiện chung một thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng. + Email thương mại: ngắn gọn đi vào nội dung chính, tránh những từ thừa do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ có thể làm sai lệch nội dung + Website thương mại: không nên quá nhiều hình ảnh nhảy múa, clips, màu sặc sỡ hoặc quá nhiều chữ trong nội dung. Nên có title tags liên quan như "Vietnamese garment supplier" hay "furniture supplies"... để khách hàng dễ tìm ra trên Google + Catalogue: thông tin trên catalogue phải chính sác và thống nhất với thông tin trên website đặc biệt là tên sản phẩm, hình sản phẩm và mã sản phẩm. Trong trường hợp tiết kiệm có thể dùng các tờ product sheet rời có thể đính vào bìa một catalogue chung. + Hội chợ thương mại: gian hàng tại hội chợ chính là bản sắc doanh nghiệp mà bạn muốn thể hiện và chính là hình ảnh của doanh nghiệp mà khách hàng cảm nhận. Do vậy, việc đầu tư vào gian hàng hội chợ phải cần được quan tâm. Tại vì nếu doanh nghiệp đã thường xuyên tham gia vào một hội chợ nổi tiếng, việc không tham gia sẽ đặt câu hỏi trong đầu khách hàng "doanh nghiệp này có vấn đề gì đây?" Nhân viên bán hàng trực tiếp: hãy biến mỗi nhân viên bán hàng trực tiếp là một giám đốc bán hàng và là bộ mặt của công ty. Mặt khác, vận dụng văn hóa kinh doanh văn hóa doanh trong việc xây dựng văn hóa gia đình cũng rất cần thiện. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình ấm no hạnh phúc thì doanh nghiệp, xã hội mới tốt, mới phát triển. Góp phần vào công cuộc định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, đưa nước nhà hội nhập kinh tế thế giới. 9 Tài liệu tham khảo: 10 1.Bài giảng Văn hóa kinh doanh_ PGS.TS. Dương Thị Liễu 2.Internet: http://www.vnpost.vn/Tint%E1%BB%A9c/ArticleDetail/tabid/70/CateId/37/ItemId /1008/Default.aspx https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090521.html http://www.tc-consulting.com.vn/vi/thu-vien/bai-viet-chuyen-gia/xay-dung-vanhoa-doanh-nghiep-ly-thuyet-va-thuc-tien-trong-cac-doanh www.bemecmedia.vn/...hoa/tac-dung-cua-van-hoa-doanh-nghiep-va-cac.. http://lc.vietinbank.vn/sites/home/discuss/10020208.html 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan