Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hoá học đường của trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ nam sài gòn...

Tài liệu Văn hoá học đường của trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ nam sài gòn

.PDF
115
40
141

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm về kinh tế, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định đƣờng lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tƣ duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Văn hóa học đƣờng là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa tốt đẹp cho dân tộc, văn hóa ứng xử cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống chính trị, của các Nhà trƣờng. Nhà trƣờng là nơi ƣơm mầm cho sự phát triển toàn diện của con ngƣời, là cội nguồn của văn hóa, học sinh sinh viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ là những ngƣời đem lại một nền văn hóa lớn của dân tộc. Khi phát động phong trào thi đua “ xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, nguyên Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nói rõ: Phong trào này “thiết lập lại môi trƣờng sƣ phạm với 6 đặc trƣng là trật tự, kỷ cƣơng, trung thực, khách quan, công bằng, tình thƣơng và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả” đây là một nội dung rất cơ bản của văn hóa học đƣờng. Tác động tích cực của văn hóa học đƣờng là xây dựng nhân cách cho học sinh sinh viên, chống lại lối sống tiêu cực. Chính vì thế, mỗi Nhà trƣờng cần có văn hóa học đƣờng của mình. "Văn hóa học đƣờng" là môi trƣờng rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con ngƣời sống có hoài bão, có lý tƣởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đƣờng phải đƣợc coi là có tính sống còn đối với từng Nhà trƣờng, vì nếu học đƣờng mà thiếu văn hóa thì không thể làm đƣợc chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp trồng ngƣời của trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn, trong đó việc xây dựng và phát triển "Văn hóa 1 học đƣờng" là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Nhà trƣờng. Sự nghiệp xây dựng và phát triển "Văn hóa học đƣờng" của Nhà trƣờng đã giúp đại đa số các cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh thậm chí cả các bậc cha mẹ có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng, có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp,... nhƣng vẫn còn một bộ phận học sinh có biểu hiện không đẹp về văn hóa ứng xử, thái độ sống.. Mỗi mùa thi đến, bên cạnh những bạn chăm chỉ ôn thi thì vẫn còn những bạn mãi chơi game, lƣời biếng, quay cóp, gian lận trong thi cử. Nhiều học sinh sinh viên còn mắc phải một số lỗi về cách cƣ xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Các hiện tƣợng: Nói xấu ngƣời khác; dối trá, nói tục, cãi vã với cha mẹ, ngƣời trên; vô lễ với thầy cô giáo, xả rác bừa bãi; tiêu pha lãng phí; ham chơi lêu lổng, bỏ học, trốn học, trộm cắp; đánh nhau, yêu đƣơng không lành mạnh,... diễn ra hàng ngày và ngày càng phổ biến. Vẫn còn một số học sinh sinh viên cũng nhƣ cán bộ, giáo viên, nhân viên chƣa thật sự có ý thức tôn trọng trong quan hệ giao tiếp. Học sinh sinh viên có thái độ thiếu tôn trọng, cũng nhƣ thiếu lịch sự trong giao tiếp với giáo viên,... vấn đề này đang đòi hỏi sự quan tâm từ phía lãnh đạo Nhà trƣờng và đặc biệt là các phòng chức năng tham mƣu cho lãnh đạo để góp phần xây dựng nét văn hóa học đƣờng tốt đẹp. Từ những lý do trên đã thôi thúc ngƣời viết hình thành một ý tƣởng về một công trình nghiên cứu về mảng “ Văn hóa học đƣờng” tại trƣờng mà ngƣời viết đang sinh sống và làm việc. Và sau khi tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành, ngƣời viết chọn đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành Việt Nam Học của mình là “ Văn hóa học đƣờng của trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn” 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học: Thực hiện đề tài này ngƣời viết hy vọng có thể đóng góp một phần của mình vào công cuộc nghiên cứu về mảng “văn hóa học đƣờng” trong chuyên ngành Việt Nam học nói chung và hệ thống nghiên cứu về lý luận văn hóa học đƣờng của Trƣờng Trung Cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn nói riêng. Bên cạnh đó, 2 những nghiên cứu của ngƣời viết có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực học đƣờng hiện tại và tƣơng lai. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm hiểu lại vấn đề, thấy đƣợc thực trạng nền văn hóa học đƣờng của Trƣờng Trung Cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn. Bao gồm những nét tốt đẹp, những nét tích cực và những thiếu sót, tồn đọng trong nền văn hóa tại trƣờng. Để từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao những điểm mạnh và ngăn chặn khắc phục những yếu kém và những nguy cơ tiêu cực đã, đang và sẽ xảy ra. 3. Mục đích nghiên cứu Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của Nhà trƣờng 2010 - 2020, trong đó có việc nâng cao "văn hóa học đƣờng", khảo sát tìm ra những yếu tố tác động đến văn hóa học đƣờng ở trƣờng. Thấy đƣợc những biểu hiện của văn hóa học đƣờng, đồng thời phân tích, đánh giá và rút ra nhận xét. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp nâng cao nền văn hóa học đƣờng tại trƣờng ngày càng phát triển bền vững và tốt đẹp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn ngƣời viết phải sử dụng các biện pháp chuyên ngành và liên ngành sau : - Phƣơng pháp luận : Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. - Phƣơng pháp lịch sử - logic: Ngƣời viết vận dụng phƣơng pháp này trong việc tìm về lịch sử hình thành trƣờng để biết nền văn hóa học đƣờng của trƣờng đƣợc hình thành trên cơ sở nhƣ thế nào và phát triển ra sao. - Phƣơng pháp quan sát – Thu thập tài liệu – Phiếu hỏi. Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết tìm các nguồn tài liệu từ sách vở, báo chí, trên các trang điện tử, cổng website của Nhà trƣờng để làm cơ sở lý luận cho luận văn. 3 Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng phát phiếu khảo sát cho cả hai đối tƣợng học sinh và sinh viên trong Nhà trƣờng. - Tiến hành phỏng vấn giáo viên, học sinh – sinh viên. Quan sát, chụp ảnh. Ghi nhận những thông tin cần thiết cho luận văn của mình. - Phƣơng pháp xử lý số liệu: Biểu đồ, bảng thống kê. Trên cơ sở các dữ liệu, ngƣời viết tiến hành phân tích, tổng hợp để đƣa đến những nội dung làm sáng tỏ luận văn. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các yếu tố tác động đến “ Văn hóa học đƣờng”. - Thực trạng của “ Văn hóa học đƣờng” ở Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Ngiệp vụ Nam Sài Gòn giai đoạn hiện nay. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ngƣời viết tập trung khảo sát thực hiện đề tài tại trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn gồm các cở sở nhƣ sau: + Số 47 Cao Lỗ, Phƣờng 4, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh; + Số 5 Bis Huỳnh Thị Phụng, Phƣờng 4, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh; + Số 89 – 91 Bùi Minh Trực, Phƣờng 6, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh; + Số 252 Tạ Quang Bửu, Phƣờng 6, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian : Ngƣời viết tìm hiểu về đặc điểm của Nhà trƣờng khi thành lập cho đến nay (hơn 30 năm). Ngƣời viết thực hiện nghiên cứu nền văn hóa học đƣờng trong Nhà trƣờng 5 năm học gần đây 2011 – 2012; 2012 – 2013; 2013 – 2014; 2014 – 2015 và 2015 2016 để thấy rõ đƣợc thực trạng “ Văn hóa học đƣờng” hiện nay trong Trƣờng Trung cấp Kỹ thuật và Ngiệp vụ Nam Sài Gòn. Thực hiện khảo sát phát phiếu điều tra và phỏng vấn vào đầu năm học 2015. 4 6. Bố cục luận văn Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nhƣ trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG TRONG TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG TRONG TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƢỜNG VÀ TỔNG QUAN VỀ TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN 1.1. Cơ sở lý luận chung về vấn đề văn hóa học đƣờng Văn hóa học đƣờng là một bộ phận, yếu tố của văn hóa. Trƣớc khi làm rõ khái niệm văn hóa học đƣờng ngƣời viết tìm hiểu, phân tích rõ khái niệm văn hóa. 1.1.1. Những lý luận cơ bản về văn hóa học đường 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Trong thƣ ngỏ gửi những ngƣời yêu thích văn hóa trên trang web vanhoa.net. Giáo sƣ, Viện sĩ Trần NgọcThêm có nói: “Con ngƣời tồn tại trong môi trƣờng văn hóa. Môi trƣờng ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian. Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hóa. Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta, sinh ra trong văn hóa, sống trong văn hóa và chết đi trong văn hóa”. Thật vậy, trong đời sống xã hội, con ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi môi trƣờng văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Văn hóa là một lĩnh vực khá rộng lớn và phức tạp, đối tƣợng nghiên cứu rất đa dạng và phong phú. Hiện nay trên thế giới, có khoảng trên 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Văn hóa là một nội dung hết sức phức tạp đƣợc nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.Tùy theo hƣớng tiếp cận khác nhau mà mỗi nhà khoa học có thể đƣa ra định nghĩa về văn hóa theo cách hiểu của mình nhƣ tiếp cận theo chức năng của văn hóa, theo giá trị chuẩn mực của văn hóa; theo ý nghĩa của văn hóa; đề cao đạo đức nhân cách con ngƣời,... Về hƣớng tiếp cận nêu trên đều có hƣớng đóng góp và có ý nghĩa lịch sử nhất định trong quá trình con ngƣời đi sâu khám phá, nghiên cứu bản chất của văn hóa, cũng có nghĩa là tìm hiểu chính bản thân con ngƣời và xã hội loài ngƣời với những biến đổi khác nhau trong những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, điều kiện tâm lý khác nhau, cũng nhƣ trong nhiều cạnh khác nhau của những hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần, quan 6 hệ ứng xử với môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội và với chính bản thân con ngƣời. Sau đây, ngƣời viết trình bày một số quan điểm của những nhà nghiên cứu về định nghĩa văn hóa. Theo tƣ tƣởng phƣơng Đông, văn hóa có nghĩa gốc đƣợc thể hiện chi tiết từ hai từ “văn hóa”, văn nghĩa là “vẻ đẹp”, hóa có nghĩa là “thay đổi, biến hóa, giác hóa”, gọp lại văn hóa theo nghĩa gốc có nghĩa là “làm cho trở nên đẹp”. Văn hóa theo phƣơng Tây đƣợc phát sinh từ cultura (với gốc cultus), có hàm nghĩa khởi nguyên là “canh tác, vun trồng”. Nhƣ vậy, nó vốn là một thuật ngữ thuộc khoa canh nông, nghề trồng trọt. Một hạt giống, một mầm cây đƣợc chăm sóc và vun xới tƣới bón đúng lúc, đúng cách sẽ lớn lên, ra hoa, kết quả, đem lại lợi ích cho cuộc sống con ngƣời.Thiếu sự chăm sóc này, cây sẽ trở nên cằn cõi, hoang dại, lụi tàn. Và rồi ngƣời ta thấy sự chăm sóc này là cần thiết cho quá trình trƣởng thành của một con ngƣời. Do đó culture về sau cũng mang theo nét nghĩa mở rộng “giáo dục, rèn luyện, bồi dƣỡng năng lực và phẩm chất con ngƣời”. Một xã hội với những thành viên đƣợc chăm sóc, bồi dƣỡng, giáo dục chu đáo sẽ có khả năng tạo dựng một cuộc sống vật chất và cuộc sống tinh thần có chất lƣợng cao. E.B.Tylor (1832-1917, Anh) đã đƣa ra một định nghĩa đến nay vẫn đƣợc coi là kinh điển về văn hóa. Trong tác phẩm nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy” (1871), ông viết “văn hóa là một tổ hợp các tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các thói quen khác mà con người với tư cách là thành viên của xã hội tiếp thu được” [12, tr.9]. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của chúng ta đƣợc mệnh danh là danh nhân văn hóa thế giới đã rất quan tâm về lĩnh vực văn hóa. Ngƣời đã nêu ra quan điểm của mình về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, đạo đức, chữ viết, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những 7 nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Quan điểm của Hồ Chí Minh đã toát lên cái nhìn toàn diện, sâu sắc về nguồn gốc lịch sử, sự biểu hiện của văn hóa trong lối sống và toàn bộ sinh hoạt của con ngƣời. Giáo sƣ Trần NgọcThêm một nhà khoa học có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa (1991) phát biểu rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể,...) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[31, tr10]. Trong định nghĩa văn hóa của mình, giáo sƣ Trần Ngọc Thiêm đã nhấn mạnh đến tính hệ thống, tính giá trị (giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị sử dụng, giá trị đạo đức,…), tính nhân sinh và tính lịch sử (nói đến quá trình tích lũy, trình độ phát triển, truyền thống văn hóa, những khuôn mẫu đƣợc đức kết thành phong tục, tập quán…) Năm 2002, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO đƣa ra định nghĩa: “Văn hóa nên được đề cập đến như một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức xúc cảm của xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Nói cách khác, văn hóa đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần mà con ngƣời đã sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, là biểu hiện trình độ của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu tƣợng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp nơi cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa là hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc hiện tƣợng (đẹp hay xấu, phải hay trái, đúng hay sai,…) theo cộng đồng ấy. Giáo sƣ Hà Văn Tuấn cho rằng: “Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định”. Ông đã nhấn mạnh đến những hệ thống ứng xử của con ngƣời và những chuẩn mực 8 đƣợc thể hiện ra trong mọi sinh hoạt, mọi hành vi, mọi nếp nghĩ, từ cách ăn, cách ở, cách lao động sản xuất đến cách sinh hoạt, ứng xử. Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: “ Văn hóa hiểu hiện theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng xử, văn hóa theo nghĩa hẹp như văn hóa nghệ thuật, học vấn,… và tùy trường hợp cụ thể mà có thể có những định nghĩa khác nhau” [37, tr23]. Định nghĩa văn hóa theo tinh thần tâm lý học “Văn hóa được hiểu là một phức hợp tâm lý chỉnh thể, hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát triển toàn bộ nhân cách con người (các yếu tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách: gen, văn hóa, sự trải nghiệm”. Giáo sƣ Vũ Khiêu và giáo sƣ Nguyễn Hồng Phong lại nhấn mạnh đến “tình ngƣời” của văn hóa. Hai tác giả quan niệm rằng: “Văn hóa là nhân hóa, là sự phát triển, tách rời của con người khỏi giới động vật”. Theo từ điển triết học: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa hẹp hơn, người ta vẫn thường nói về văn hóa vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá trị vật chất) và văn hóa tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức và giáo dục,…). Văn hóa là một hiện tượng lịch sử phát triển, phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội”. Giáo sƣ Phạm Xuân Nam định nghĩa văn hóa: “Văn hóa là sự hiểu biết của con người, nó định hướng cho cách ứng xử bao gồm những cái đúng, cái tốt, cái đẹp” [34, tr21-22]. Xét về mặt cấu trúc, văn hóa là hình thức đặc biệt thể hiện những kinh nghiệm xã hội mà loài ngƣời tích lũy đƣợc: là chuẩn mực chung, định hƣớng cho mỗi cá nhân trong xã hội để vƣơng tới trở thành con ngƣời xã hội; là hệ thống những giá trị chuẩn mực xã hội do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình phát triển. Trong hệ thống giá trị đó có chứa các nhân tố của quá khứ, hiện tại và có thể cả 9 tƣơng lai. Các giá trị truyền thống và thời đại, dân tộc và quốc tế là hạt nhân của văn hóa. Cốt lõi của giá trị văn hóa là tính đạo đức, tính thẩm mỹ, nó kích thích con ngƣời hành động vƣơn tới cái đẹp, cái có ích. Nhƣ vậy, giữa văn hóa và con ngƣời có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong sự phát triển của xã hội vì văn hóa chính là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra; mặt khác, văn hóa cũng sáng tạo nên phần lớn những phẩm chất con ngƣời xã hội, đem lại giá trị nhân cách của mỗi thành viên trong xã hội ấy. Do đó, văn hóa không phải là hiện tƣợng mang tính cố định mà nó vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính cá biệt. Nó vừa mang đặc điểm chung, vừa mang đặc điểm riêng của con ngƣời ở mỗi thể chế cộng đồng. Trong số đó, có khuôn mẫu hành vi kết hợp cả yếu tố bản sắc dân tộc và cũng có khuôn mẫu hành vi bị loại bỏ. Cách nhận định này không những có khả năng bao quát đƣợc khá nhiều cách tiếp cận khác nhau, chính hiểu biết khác nhau về văn hóa, mà còn cho phép ta nhận diện đƣợc một hiện tƣợng văn hóa và phân biệt nó với những hiện tƣợng khác không phải là văn hóa, từ những hiện tƣợng phi giá trị, những giá trị tự nhiên thiên tạo cho tới những giá trị nhân tạo chƣa có tính lịch sử. Từ cách nhận định quan điểm về văn hóa, ngƣời viết hệ thống lại khái niệm văn hóa nhƣ sau: - Văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với con ngƣời - Văn hóa là sản phẩm do con ngƣời tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn- xã hội của mình mà con ngƣời tích lũy đƣợc. - Văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần. Cốt lõi của giá trị văn hóa là tính đạo đức, tính thẩm mỹ hƣớng con ngƣời vƣơn tới hoạt động tốt đẹp, những giá trị chân, thiện, mỹ. - Khi xem xét bản chất của văn hóa, ta phải đặt văn hóa trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với chính bản thân con ngƣời, điều đó có nghĩa là, con ngƣời là chủ thể của văn hóa 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa học đường Văn hóa luôn đi liền với giáo dục, giáo dục gắn liền với văn hóa cả hai điều là sản phẩm đặc thù của loài ngƣời, chỉ có loài ngƣời mới có. V.I.Lênin (1870- 10 1924) đã khẳng định: Giáo dục là “phạm trù vĩnh hằng” - tồn tại mãi mãi cùng loài ngƣời, thế hệ trƣớc phải truyền cho thế hệ sau các kinh nghiệm lịch sử - xã hội; tạo nên tiến hóa không ngừng của loài ngƣời. Suốt chiều dài lịch sử, chân lý đó ngày càng đƣợc sáng tỏ, nhất là từ thế kỷ ánh sáng (thế kỷ thứ XVIII ở Pháp). Giáo dục (bao gồm cả đào tạo) đƣợc coi là nhân tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự trƣờng tồn của quốc gia, dân tộc. Ở nƣớc ta, trong cƣơng lĩnh Đảng Cộng Sản Việt Nam, Năm 1991 ghi rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Không bàn tới mầm mống (các hình thức) truyền đạt này theo cơ chế duy truyền mà chỉ nhắc lại một điều chính là bản chất (tính ngƣời, tình ngƣời, năng lực, nhân cách,…) của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển từ ngoài xã hội vào - đƣợc xã hội hòa nhập tận vào não bộ, lĩnh hội, biểu hiện ra hành vi, hành động, hoạt động theo cơ chế di sản. Nói cách khác, đứa trẻ từ bào thai chào đời nhƣ một sinh thể muốn thành ngƣời thì phải đắm mình vào quá trình giáo dục. Quá trình này, ai cũng cảm nhận đƣợc, thật dầy công, nhiều khi cả cuộc đời, nhất là từ tuổi thơ đến tuổi vị thành niên. Trong tiến hóa loài ngƣời, quá trình ấy còn dầy công hơn nhiều. Và mãi cho đến cách đây khoảng 5.000 năm, phạm trù Nhà trƣờng nhƣ một thể chế xã hội có tổ chức, có mục tiêu,… mới ra đời ở Trung Đông, rồi 1.500 năm sau ra đời ở Ai Cập; tiếp theo, từ giữa thiên niên kỷ trƣớc Công Nguyên, lớp học và Nhà trƣờng khá phát triển ở Trung Hoa và HyLạp. Khái niệm “học đƣờng” có từ đây, đề ra chƣơng trình, hình thành phƣơng pháp, xây dựng địa điểm giảng dạy - không gian tiến hành hoạt động dạy- học là một hoạt động cùng nhau với thầy và trò là chủ thể cùng nhau tiến hành các thao tác trong giờ học, lớp học, phòng thí nghiệm,… Các hành động truyền đạt, tiếp thu nhằm cùng một mục đích là hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng thái độ ở ngƣời học (3 thành tố của các môn học trong nhà trƣờng theo quyết định của Bộ Giáo dục năm 1985, 1990). Cả hai chủ thể của hoạt động dạy học với cùng động cơ là hình thành, phát triển con ngƣời (nhân cách, tay nghề, lƣơng tâm nghề nghiệp,…) trong dòng văn hóa, văn minh của nhân loại và dân tộc. Văn hóa, văn minh là nội dung của giáo dục và đào tạo và cũng là mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao chuyển vốn học vấn thành vốn văn hóa, từ tri thức, kỹ năng sang thái độ giá trị nhân cách điều thông thƣờng hay nói là dạy chữ, dạy nghề, dạy ngƣời. Tiến hành giáo dục trƣớc hết và cuối cùng là nhằm phát triển con ngƣời, hình thành ở mỗi 11 ngƣời nhân cách văn hóa, đòi hỏi một môi trƣờng giáo dục tƣơng ứng mà bây giờ gọi là “văn hóa học đƣờng” (dẫn theo bài nghiên cứu “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đƣờng” của Giáo sƣ Phạm Minh Hạc). Trên thế giới, thuật ngữ “Văn hóa học đƣờng” xuất hiện trong các nƣớc nói tiếng Anh vào khoảng đầu những năm 1990. Ở một số nƣớc nhƣ Mỹ, Úc, bƣớc đầu tìm hiểu cho thấy đã có Trung tâm nghiên cứu vấn đề này. Họ đã tổ chức khảo sát thực tiễn, xây dựng tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá. Tuy chƣa có nhiều tài liệu về chủ đề này, nhƣng các tác giả đều nhất trí rằng mỗi Nhà trƣờng cần có VHHĐ của mình.Vì thực tiễn đã chứng minh tác dụng tích cực của VHHĐ và dần dần trở nên phổ biến trên thế giới với ý nghĩa tổng quát.VHHĐ là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài ngƣời đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và quá trình hình thành nhân cách. Kent D. Peterson cho rằng, văn hóa nhà trƣờng là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu hiện và truyền thống tạo ra vẻ bề ngoài của trƣờng. Với Stephen Stolp, văn hóa Nhà trƣờng nhƣ là một cấu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả. Theo từ điển giáo dục GreenWood (Mỹ): “VHHĐ (hay văn hóa Nhà trƣờng School Cultuer) là những niềm tin, thái độ và giá trị đƣợc lƣu giữ bởi các thành viên trong Nhà trƣờng”. Theo Peterson, 1999: “VHHĐ là một bối cảnh (phong nền) tiềm ẩn phản ánh những giá trị, niềm tin, chuẩn mực, truyền thống, lễ nghi đƣợc xây dựng qua một thời gian dài, khi chỉ những hành động của các thành viên trong Nhà trƣờng mà cả động cơ, ý thức của họ”. Đôi khi ngƣời ta coi VHHĐ là bầu không khí trong Nhà trƣờng. VHHĐ thƣờng quyết định các thành viên trong nhà trƣờng sẽ cùng hành động và suy nghĩ nhƣ thế nào trƣớc một vấn đề, một tình huống xảy ra. Ở Việt Nam, VHHĐ là một thuật ngữ khoa học còn khá mới mẻ, một cụm từ xuất hiện cách đây chƣa lâu và cũng chủ yếu trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên, nội dung của “VHHĐ” thì các trƣờng ở Việt Nam từ xa xƣa đã có và trở thành các truyền thông quý báu của dân tộc ta nhƣ: Tôn sƣ trọng đạo, kính thầy yêu bạn, nhất tự vi sƣ bán tự vi sƣ, kính trên nhƣờng dƣới,… 12 Các nhà nghiên cứu lại cho rằng VHHĐ là giá trị văn hóa có tính phổ biến của những ngƣời cùng sống, học tập, công tác trong môi trƣờng giáo dục và đào tạo. Trong môi trƣờng đó, ngƣời dạy và ngƣời học là thành phần chủ yếu. Những giá trị chung, những phong cách ứng xử, những quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học; giữa những ngƣời học với nhau là những yếu tố chủ yếu tạo nên VHHĐ của Nhà trƣờng, của cơ sở giáo dục và đào tạo. Hệ thống giá trị của VHHĐ bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần, tồn tại dƣới dạng thức khác nhau nhƣ: những tồn tại vật lý bao gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí các phòng học, khung cảnh Nhà trƣờng, trang phục của nhà trƣờng, những biểu tƣợng, khẩu hiệu, lễ nghi, các hoạt động văn hóa và học tập của Nhà trƣờng, truyền thống, ý thức, tình cảm, niềm tin của các thành viên với Nhà trƣờng, bầu không khí tâm lý,... Xét với góc độ mối quan hệ giữa thầy - trò, VHHĐ là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc hình thành và tích lũy trong lịch sử bao gồm những suy nghĩ, quan niệm, thói quen, tập quán, tƣ tƣởng,... nhằm thiết lập mối quan hệ thầy trò và các thành viên có liên quan đến việc dạy và học đạt kết quả cao. VHHĐ là nét đặc trƣng của môi trƣờng học tập và là tấm gƣơng phản chiếu trình độ phát triển của xã hội. Theo Giáo sƣ, Viện sĩ Phạm Minh Hạc: VHHĐ là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý Nhà trƣờng, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Thạc sĩ Trần Đình Thích, hiện đang công tác tại khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Cần Thơ, trăn trở về vấn đề này cũng đƣa ra quan niệm của mình về VHHĐ: “VHHĐ là không gian văn hóa bao trùm toàn bộ các hoạt động phong phú, đa dạng trong nhà trƣờng (hoạt động dạy học, sinh hoạt vui chơi, giải trí,...). Tất cả các hoạt động đều đảm bảo những chuẩn mực văn hóa trong Nhà trƣờng. Văn hóa giao tiếp và đạo đức học đƣờng là những bộ phận trong VHHĐ”. Ông cũng đề cập đến vấn đề liên quan đó chính là đạo đức học đƣờng, ông cho rằng đạo đức học đƣờng là một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, nhằm giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng, tình cảm trong sáng, tốt đẹp cho học sinh trong Nhà trƣờng, 13 hƣớng đến những giá trị nhân văn cao quý của con ngƣời nhƣ: Tình nghĩa thầy trò: “Tôn sƣ trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn”; tình cảm gia đình: “Công cha nhƣ núi Thái sơn. Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra”; tình cảm bạn bè, tình ngƣời trong cuộc sống: “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”. Từ các quan điểm trên, ngƣời viết đƣa ra cách hiểu của mình về VHHĐ: VHHĐ là một bộ phận của văn hóa, là tập hợp những giá trị và niềm tin đƣợc hình thành và phát triển trong môi trƣờng học đƣờng giúp các thành viên trong Nhà trƣờng ấy có suy nghĩ, hành động tốt đẹp vƣơn tới giá trị chuẩn mực, chân, thiện, mỹ. Ở đây, ngƣời viết xoáy trọng tâm văn hóa học đƣờng ở hai góc độ: - Văn hóc học đƣờng là một môi trƣờng văn hóa để chủ thể văn hóa (con ngƣời cụ thể là học sinh, sinh viên) có thể hoạt động, phát triển trên môi trƣờng đó. - Văn hóa học đƣờng là giá trị chuẩn mực mà chủ thể văn hóa phải vƣơn tới. Đó là những giá trị chân, thiện, mỹ hƣớng tới sự phát triển toàn diện: 1.1.1.3. Mục tiêu của giáo dục văn hóa học đường Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đƣờng là xây dựng trƣờng học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện và chất lƣợng giáo dục. Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trƣờng học có mục tiêu, nội dung văn hóa học đƣờng của trƣờng mình. Để làm đƣợc điều đó, mỗi Nhà trƣờng phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của trƣờng mình mà nghiên cứu một hệ thống chuẩn mực, giá trị phù hợp các thành viên trong Nhà trƣờng cùng tham gia xây dựng với những biện pháp thực hiện. Hệ chuẩn mực giá trị đó phải phù hợp các thành viên trong Nhà trƣờng cùng tham gia xây dựng với những biện pháp thực hiện. Hệ chuẩn mực giá trị đó phải tƣơng hợp với một mức độ nhất định với các truyền thống của phong tục, địa phƣơng, cộng đồng. Văn hóa học đƣờng ở mỗi Nhà trƣờng tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện chức năng giáo dục và sứ mệnh nâng cao dân trí. Làm văn hóa học đƣờng trở nên tốt đẹp, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, trong sáng, đẹp đẽ, đầy tính nhân văn, có sức cảm hóa, sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, từ đó góp phần hình thành, phát triển nhân cách con ngƣời mới. 14 Văn hóa học đƣờng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện sứ mạng của Nhà trƣờng. Nhiều nghiên cứu của nƣớc ngoài đã khẳng định ảnh hƣởng của văn hóa học đƣờng đến chất lƣợng, hiệu quả dạy học và giáo dục học sinh. Văn hóa học đƣờng không phải từ trên trời rơi xuống mà đƣợc xây dựng nên và do đó có thể điều khiển đƣợc. Nó là duy nhất cho dù có thể tìm thấy những đặc điểm chung. Vì thế quá trình thay đổi văn hóa học đƣờng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về những vấn đề có tính liên quan và đó là một quá trình thay đổi diễn ra từ từ, theo những bƣớc đi thích hợp. 1.1.1.4. Bản chất của văn hóa học đường Về bản chất, văn hóa học đƣờng là môi trƣờng. Môi trƣờng văn hóa học đƣờng là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của cộng đồng. Môi trƣờng văn hóa học đƣờng phải bao gồm cả môi trƣờng địa lý tự nhiên, môi trƣờng vật lý, môi trƣờng tâm lý, ứng xử giao tiếp,... mà mỗi thành viên trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình. Môi trƣờng đó cũng là nơi chốn (thời gian, không gian) với các đối tƣợng mà mọi ngƣời trong xã hội khách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận đƣợc. 1.1.1.5. Vai trò của văn hóa học đường Văn hóa học đƣờng có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của Nhà trƣờng. Khi Nhà trƣờng có văn hóa tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ có ý nghĩa, cải cách chƣơng trình thành công và sử dụng số liệu về học sinh một cách có hiệu quả. Ở những trƣờng học nhƣ thế, giáo viên và học sinh đều trƣởng thành.Văn hóa học đƣờng có tƣơng quan với thái độ của giáo viên đối với công việc của mình. Sự chia sẻ thông tin về học sinh hằng ngày sẽ làm cho giáo viên nắm chắc hơn về hành vi và kết quả học tập của học sinh. Sự chú ý này của giáo viên sẽ tạo cho học sinh cảm giác mình thuộc về Nhà trƣờng (là thành viên của Nhà trƣờng) và từ đó chúng cố gắng cải thiện hành vi và kết quả học tập của chúng. Văn hóa học đƣờng tạo động lực làm việc. Động lực sƣ phạm đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hóa là một động lực vô hình nhƣng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Văn hóa học đƣờng giúp 15 nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và bản chất công việc mình làm. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng với hoạt động sƣ phạm mà đối tƣợng là tri thức và con ngƣời. Văn hóa học đƣờng với chất lƣợng đào tạo và thƣơng hiệu Nhà trƣờng. Văn hóa học đƣờng ảnh hƣởng nhiều chiều tới chất lƣợng và hiệu quả giáo dục trong Nhà trƣờng theo hƣớng phát triển con ngƣời toàn diện. Nó ảnh hƣởng rõ rệt đến suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong Nhà trƣờng, do đó có thể nâng cao hay cản trở động cơ, kết quả dạy học của ngƣời học. Văn hóa có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng thƣơng hiệu Nhà trƣờng, hơn bất kỳ một tổ chức nào.Văn hóa học đƣờng tích cực giúp cho ngƣời dạy, ngƣời học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì đƣợc là thành viên tổ chức của Nhà trƣờng, đƣợc làm việc vì những mục tiêu cao cả của Nhà trƣờng. Văn hóa học đƣờng hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dƣ luận, truyền thuyết do những thế hệ con ngƣời trong tổ chức Nhà trƣờng xây dựng nên. Khi Nhà trƣờng phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa học đƣờng là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trƣờng học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. Văn hóa học đƣờng giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hƣớng và hành động,... Nó tựa nhƣ chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dƣ luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thƣờng của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẩn, xung đột và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì văn hóa học đƣờng tạo ra hành lang đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức Nhà trƣờng. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì văn hóa tổ chức đã làm tăng các hiệu quả hoạt động trong Nhà trƣờng, trên cơ sở đó mà dần tạo nên những phẩm chất đặc trƣng khác biệt cho tổ chức trƣờng học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thƣơng hiệu” của Nhà trƣờng, tạo đà cho các bƣớc phát triển tốt hơn. 16 1.1.2. Nội dung của văn hóa học đường Nội dung của văn hóa học đƣờng vô cùng phong phú và đa dạng, xem xét ở nhiều góc độ, ngƣời viết đƣa ra ba quan điểm về văn hóa học đƣờng nhƣ sau: Quan điểm thứ nhất của một số thầy cô giáo đƣa ra trong hội thảo “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong Nhà trƣờng” (2009). Có nhà nghiên cứu đƣa ra nội dung cụ thể của văn hóa học đƣờng bao gồm: - Làm cho mọi thành viên hiểu mục tiêu và giá trị của Nhà trƣờng; - Chuẩn học các bộ môn; - Làm cho mọi ngƣời học cam kết có trách nhiệm học tập tốt; - Xây dựng quan hệ hợp tác trong Nhà trƣờng; - Tạo cơ hội để các cán bộ và nhà giáo phản ánh kịp thời tình hình, tập thể kiểm tra lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm với nhau; - Rèn dũa động cơ nâng cao tay nghề, cải tiến giảng dạy, tạo sự thống nhất trong cán bộ và nhà giáo. Trong thời đại ngày nay, mối quan hệ giữa thầy và trò là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả giáo dục Nhà trƣờng. Ủy ban Quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ XXI của UNESCO đã đặc biệt lƣu ý đến mối quan hệ này trong thời đại mới. Quan điểm thứ hai do Giáo sƣ Phạm Minh Hạc nguyên là Bộ trƣởng Bộ Giáo dục dành rất nhiều tâm huyết về văn hóa học đƣờng nêu rõ: Nội dung văn hóa học đƣờng gồm 3 thành tố chính: + Là Nhà trƣờng có hoàn cảnh riêng, nhất là về cơ sở vật chất; + Là đồng thời với việc chăm lo cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đội ngũ giảng dạy và quản lý, một việc phải bắt tay ngay là xây dựng môi trƣờng giáo dục trong Nhà trƣờng, trong ký túc xá hay nhà trọ, ở gia đình, nơi công cộng; + Là “văn hóa ứng xử”, “văn hóa giao tiếp”. Quan điểm thứ ba là do Tiến sĩ Phạm Văn Khanh chủ tịch Hội khoa học tâm lý và Giáo dục tỉnh Tiền Giang đề xuất: 17 Thứ nhất, văn hóa học đƣờng là văn hóa môi trƣờng.; Học đƣờng là nơi tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trƣờng học, cán bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chƣơng trình, nội dung giáo dục... để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trƣờng. Do vậy, nói đến văn hóa học đƣờng trƣớc hết phải nói đến môi trƣờng, cảnh quang sƣ phạm, cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt, họp hội, học tập, thực hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn,... nhƣ thế nào. Tổng quan Nhà trƣờng từ cổng, hàng rào, bảng tên trƣờng, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh,... đều toát lên văn hóa của Nhà trƣờng. Nhƣng điều đó không hẳn là cổng trƣờng to hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu, cây xanh nhiều hay ít,... mà quan trọng là cách sắp xếp, bố cục các vật thể ấy trong Nhà trƣờng nhƣ thế nào? Nói lên điều gì? Văn hóa học đƣờng tuy không phải là vật thể nhƣng văn hóa học đƣờng thể hiện qua các vật thể ấy. Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trƣờng học còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng là những cản ngại cho xây dựng văn hóa học đƣờng, nhƣng tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng không phải đợi đến khi Nhà trƣờng có cơ sở vật chất tƣơm tất, đầy đủ rồi mới xây dựng văn hóa học đƣờng. Thứ hai, văn hóa học đƣờng là văn hóa tổ chức; Trƣờng học là một tổ chức, văn hóa học đƣờng là văn hóa tổ chức. Một tổ chức sau khi đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau, cùng phấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ không làm thiệt hại danh dự, uy tín chung của Nhà trƣờng,... Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn hóa học đƣờng, nó hiện diện trong khắp hoạt động của Nhà trƣờng. 18 Thứ ba, văn hóa học đƣờng là văn hóa cƣ xử; Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tƣơng đồng với văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi (trong môi trƣờng học đƣờng). Văn hóa học đƣờng là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục trong Nhà trƣờng, là lối sống văn minh trong trƣờng học, thể hiện nhƣ: + Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh: Đƣợc thể hiện nhƣ sự quan tâm đến học sinh, sinh viên, biết tôn trọng ngƣời học, biết phát hiện ra ƣu điểm, nhƣợc điểm ngƣời học để chỉ bảo ... Thầy cô luôn gƣơng mẫu trƣớc học sinh, sinh viên. + Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quý của ngƣời học với thầy, cô giáo. Hiểu đƣợc những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó có tự giác, có trách nhiệm. + Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện ngƣời lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Ngƣời lãnh đạo có lòng vị tha, độ lƣợng, tôn trọng giáo viên, nhân viên, xây dựng bầu không khí lành mạnh trong tập thể Nhà trƣờng. + Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả các ứng xử trong Nhà trƣờng là nhằm xây dựng một môi trƣờng sống văn minh, lịch sự trong Nhà trƣờng. Nội dung của văn hóa học đƣờng vô cùng đa dạng và phong phú, tùy từng cách tiếp cận mà đƣa ra quan điểm của mình, từ cơ sở nghiên cứu về khái niệm cũng nhƣ biểu hiện của văn hóa, ngƣời viết chọn cách tiếp cận văn hóa học đƣờng bao gồm: văn hóa tổ chức, văn hóa môi trƣờng và văn hóa ứng xử để thực hiện luận văn của mình. Nội dung của từng phần văn hóa học đƣờng sẽ đƣợc ngƣời viết trình bày chi tiết, cụ thể ở Chƣơng 2. 19 1.2. Văn hóa môi trƣờng học đƣờng 1.2.1. Khái niệm văn hóa môi trường học đường “Môi trường” là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng ta tác động lên hệ thống này và xác định xu hƣớng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trƣờng có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trƣờng của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tƣơng tác với hệ thống đó. Một định nghĩa rõ ràng hơn nhƣ: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con ngƣời, ảnh hƣởng tới con ngƣời và tác động đến các hoạt động sống của con ngƣời nhƣ: không khí, nƣớc, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài ngƣời và các thể chế. Nói chung, môi trƣờng của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tƣợng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Vậy môi trƣờng học đƣờng ở đây là các yếu tố cấu thành nên bề ngoài của Nhà trƣờng. Từ khái niệm môi trƣờng ngƣời viết có thể suy luận ra, khái niệm văn hóa môi trƣờng nhƣ sau: Văn hóa môi trường học đường là các yếu tố cấu thành bên ngoài của học đƣờng mang sắc thái riêng biệt với các tổ chức khác làm nên giá trị thẩm mỹ của Nhà trƣờng, ảnh hƣởng, tác động và thể hiện đƣợc bộ mặt của Nhà trƣờng. Văn hóa môi trƣờng học đƣờng bao gồm các yếu tố nhƣ: Cơ sở vật chất Nhà trƣờng, cảnh quan môi trƣờng học đƣờng, là điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong khuôn viên trƣờng học. Tất cả các yếu ấy hòa quyện với nhau, tạo thành cảnh quan sƣ phạm đạt chuẩn, thúc đẩy việc học tập và giảng dạy ngày càng tốt hơn. Nét đẹp trong văn hóa môi trƣờng Nhà trƣờng là tạo nên bầu không khí thoải mái, trong lành, dễ chịu cho học sinh học tập và vui chơi, phát triển toàn diện. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan