Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy m...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

.PDF
29
69
103

Mô tả:

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Lịch sử Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học; Mã số: 60 31 27 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khái quát cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân Việt Nam. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khái quát thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991 đến nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Keywords. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giai cấp công nhân; Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa Content. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử nhân loại đã chứng minh, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân là những người sáng tạo công cụ sản xuất, giá trị thặng dư và giữ vai trò quyết định chính trị xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin là những người đã phát hiện ra ra chân lý về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, họ đã đấu tranh không mệt mỏi để đưa chân lý ấy vào thực tiễn cách mạng châu Âu từ giữa thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX. Đối với nước ta, người đầu tiên tiếp thu và đưa chân lý ấy vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, không ai khác là Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến quá trình xây dựng và phát triển giai cấp công nhân, đă ̣t niề m tin vững chắ c vào g iai cấ p công nhân , khẳ ng đinh ̣ sự nghiệp giải phóng dân tộc và viê ̣c từng bước đưa đấ t nước đi lên chủ nghiã xã hô ̣i trước h ết là sứ mệnh lịch sử của giai cấ p công nhân. Trung thành và phát triển tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta qua mọi giai đoạn lịch sử và mọi thời kỳ cách mạng luôn coi trọng việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Đặc biệt, sau hơn 20 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa đạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tuy nhiên, trên thực tế sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề còn thiếu nghiêm trọng ; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Một bộ phận không nhỏ công nhân chưa thích nghi với cơ chế thị trường. Ðịa vị chính trị của họ chưa thể hiện đầy đủ để phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khẳng định: “ xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu to lớn trên đây, đối với Đảng, Nhà nước và chính bản thân giai cấp công nhân, kiên trì, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân nói chung, xây dựng giai cấp công nhân nói riêng là vấn đề có tính nguyên tắc số một. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Chính trị học chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2.Tình hình nghiên cứu Từ lâu, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân đã trở thành một trong những vấn đề cơ bản được giới sử học cận – hiện đại cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Đã có hàng chục, các cuốn sách, các đề tài cấp Nhà nước, cấp ngành nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Một trong những các tư liệu nghiên cứu bài bản, công phu và có giá trị về tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập; bộ Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử gồm 10 tập, mới đây vừa xuất bản lần 2 đĩa CDRoom Hồ Chí Minh toàn tập, là công cụ tra cứu và hệ thống trích dẫn theo chuyên đề, trong đó có chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân. Tài liệu đặc biệt có giá trị do chính tác giả Hồ Chí Minh viết đó là cuốn “ Giai cấp công nhân và công đoàn” – Nxb Lao động, Hà Nội 1985, gồm những bài và đoạn trích trong các tác phẩm của Bác về phong trào công nhân và công đoàn từ những năm 1920 đến 1969; Tuyển tập đề cập đến những tư tưởng lớn của bác về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn theo học thuyết Mác – Lênin. Tác phẩm nghiên cứu chuyên biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân là “Bác Hồ với giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam” do PGS.TS Đỗ Quang Hưng (chủ biên) – Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 1999 và “Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Quang Hưng – Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội (2008) đã tập hợp nhiều bài viết về Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn; một số bài viết và huấn thị của Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân - lao động và tổ chức công đoàn Việt Nam; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; các quy định mới nhất về hoạt động và tổ chức công đoàn. Cuốn “Giai cấp công nhân Việt Nam: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Bùi Đình Bôn – Nxb Lao động, Hà Nội 1999 nêu lên những vấn đề có tính quy luật của quá trình hình thành phát triển cùng với đặc trưng của giai cấp công nhân Việt Nam. Một số biện pháp nhằm phát huy sứ mệnh lịch sử giữ vững bản chất và tăng cường sức mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cuốn “ Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do tác giả Hoàng Minh Chúc (chủ biên) – Nxb Lao động, Hà Nội đã nêu lên những vấn đề vai trò, động lực phát triển, nhiệm vụ của giai cấp công nhân trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Một số vấn đề về chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân. Vai trò của Công đoàn, Đảng với giai cấp công nhân trong tình hình mới. Luận án tiến sĩ triết học của nghiên cứu sinh Trần Ngọc Sơn ( Hà Nội,2001) “Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đã phân tích và làm rõ quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó. Phân tích sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong tiến trình cách mạng dưới góc độ của chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. Để từ đó làm rõ những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận án tiến sĩ triết học của nghiên cứu sinh Lê Duy Sơn – Hà Nội, 2001 “ Sự phát triển mối quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nghiên cứu những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc. Lí giải những vấn đề có tính quy luật về mối quan hệ giữa giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nêu lên những đề xuất, kiến nghị về việc giải quyết mối quan hệ đó trong thực tiễn đổi mới. Luận án Phó Tiến sỹ khoa học triết học của tác giả Trịnh Đức Hồng (Hà Nội,1996) “Xu hướng biến động cơ cấu giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay” nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Biến động giai cấp công nhân trong thời kỳ hiện đại hóa. Những giải pháp nhằm xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm nghiên cứu về giai cấp công nhân như: “Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng cộng sản thành lập đến cách mạng thành công” của giáo sư Trần Văn Giàu - Nxb Sử học, Hà Nội 1963;“Giai cấp công nhân Việt Nam : “Sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp "tự mình" đến giai cấp "cho mình” của giáo sư Trần Văn Giàu – Nxb Sự thật, Hà Nội 1958”; “Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1945-1954” của tác giả Nguyễn Hữu Hợp, Phạm Quang Toàn- Nxb Khoa học xã hội “Vai trò giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa” của đồng chí Lê Duẩn - Nxb Sự thật, Hà Nội 1975 và 1976; “Vai trò giai cấp công nhân trong công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc”của tác giả Lê Long – Nxb Sự thật, Hà Nội 1957; “Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” của tác giả Hoàng Quốc Việt – Nxb Lao động, Hà Nội 1976 cùng nhiều bài viết trên các tạp chí Công sản, Triết học, Thông tin lí luận, nghiên cứu lí luận và một số luận văn, luận án tiến sĩ, về vấn đề giai cấp công nhân. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ cách mạng xã hội và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp thu và trân trọng kế thừa, vận dụng và phát triển kết quả của những công trình nghiên cứu trước vào việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình, Luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 1. Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Khái quát cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân Việt Nam. 2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 3. Khái quát thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991 đến nay 4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, hệ thống các quan điểm cơ bản được thể hiện phong phú qua các bài nói, bài viết của Người. Luận văn chủ yếu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở khảo sát từ thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991 đến nay (2011), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của họ trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lô gích. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn sử dụng những phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch... 6. Đóng góp của luận văn Một là, khái quát cơ sở hình thành và những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai là, đánh giá thực tiễn xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ 1991 đến nay Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương I: Cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam 1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2.1. Thực trạng xây dựng giai cấp công nhân từ 1996 đến nay 2.2. Một số kiến nghị nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CHƢƠNG I CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam 1.1.1. Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới 1.1.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn từ các phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX 1.1.1.2. Kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào vô sản thế giới 1.1.2. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.2. Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam 1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân Trên cơ sở v ận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan niệm cơ bản về giai cấp công nhân như sau: Thứ nhất, công nhân là lực lượng chủ chốt làm việc tại các xí nghiệp Thứ hai, công nhân là những người lao đô ̣ng không có tư liê ̣u sản xuấ t , phải bán sức lao đô ̣ng mà kiế m số ng Thứ ba, đặc tính cách mạng giai cấp công nhân là kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật Thứ tư, giai cấp công nhân là động lực của cách mạng Thứ năm, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng Thứ sáu, để hoàn thành sứ mệnh sử của mình, giai cấp công nhân phải có Đảng cách mạng chân chính dẫn đường Thứ bảy, giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với giai cấp công nhân quốc tế 1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa Từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc đến khi cả nước tiến hành xây dựng chế độ mới Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác giáo dục, xây dựng và phát triển giai cấp công nhân. Có thể khái quát một số quan điể m c ơ bản của Người về xây dựng giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa như sau: Một là, công nhân phải đi tiên phong trên mă ̣t trâ ̣n kinh tế Hai là , giai cấ p công nhân cầ n tích cực tham gia quản lý guồ ng máy sản xuấ t , quản lý nhà nước Ba là , giai cấ p công nhân phải tâ ̣p hơ ̣p , tổ chức hướng dẫn các lực lươ ̣ng xã hô ̣i khác cùng tham gia xây dựng chế độ xã hội mới Bố n là , giai cấ p công nhân Viê ̣t Nam cầ n phải nêu cao tinh thầ n quố c tế vô sản và thực hiện tố t các nghiã vu ̣ quố c tế CHƢƠNG II VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC 2.1. Quan điể m chỉ đa ̣o của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc và thực trạng xây dựng giai cấp công nhân từ 1996 đến nay 2.1.1. Quan điểm chỉ đaọ của Đảng Trong Cương liñ h xây dựng đấ t nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ( năm 1991) của Đảng đã có đề cập đến việc : “ Phát triể n giai cấ p côn g nhân về số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng để xứng đáng là giai cấ p tiên phong trong sự nghiê ̣p xây dựng chủ nghĩa xã hội . Đặc biệt coi trong một đội ngũ công nhân lành nghề , những nhà kinh doanh có tài , những nhà quản lý giỏi và cá c nhà khoa ho ̣c , kỹ thuật có trình độ cao” [15, tr. 141]. Nghị quyết số 07- NQ/HNTW Hô ̣i nghi ̣lầ n thứ bảy Ban Chấ p hành Trung ương Đảng khóa VII Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấ p công nhân trong giai đoa ̣n mới (30-7-1994) khẳ ng định: “Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình”. Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i Đa ̣i biể u toàn quố c lầ n thứ VIII của Đảng nêu rõ nhiê ̣m vu ̣ bao trùm trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta: “ nắ m vững hai nhiê ̣m vu ̣ chiế n lươ ̣c xây dựng chủ nghiã xã hô ̣i và bảo vê ̣ tổ quố c , đẩ y ma ̣nh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa”. Từ đó , Đa ̣i hô ̣i đã xác đinh ̣ mục tiêu cơ bản xây dựng giai cấ p công nhân trong những năm tới : “ Xây dựng giai cấ p công nhân lớn ma ̣ nh về mo ̣i mă ̣t , phát triển số lươ ̣ng, giác ngộ về giai cấp , nâng cao trình đô ̣ ho ̣c vấ n và tay nghề , có năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới , có tác phong công nghiệp và có ý thức tổ chức , kỷ luâ ̣t, lao đô ̣ng , đa ̣t nă ng suấ t , chấ t lươ ̣ng và hiê ̣u quả ngày càng cao , làm nòng cốt trong viê ̣c xây dựng khố i liên minh công nhân , nông dân, trí thức và tăng cường khối đa ̣i đoàn kế t dân tô ̣c” [10, tr. 80] Đa ̣i hô ̣i Đa ̣i biể u toàn quố c lầ n thứ IX của Đả ng đã có những bước tiế n mới trong nhâ ̣n thức, lí luận về giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây đươ ̣c coi là cơ sở lí luâ ̣n mới để xem xét về nô ̣i dung , nhiê ̣m vu ,̣ quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấ p công nhân nước ta . Đa ̣i hô ̣i khẳ ng đinh ̣ rõ : “ Trong thời kỳ quá đô ̣ , có nhiều hình thức sở hữu về tư liê ̣u sản xuấ t , nhiề u thành phầ n kinh tế , giai cấ p, tầ ng lớp xã hô ̣i khác nhau, nhưng cơ cấ u , tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiề u cùng với những biế n đổ i to lớn về kinh tế , xã hội. Mố i quan hê ̣ giữa các giai cấ p , các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân , đoàn kế t và hơ ̣p tác lâu dài trong sự nghiê ̣p xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quố c dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng. Lơ ̣i ích giai cấ p công nhân thố ng nhấ t với lơ ̣i ích toàn dân tô ̣c ” [11, tr. 85]. Để tiế p tu ̣c xây dựng giai cấ p công nhân lớn ma ̣nh về mo ̣i mă ̣t , Đa ̣i hô ̣i Đa ̣i biể u toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định : “Đố i với giai cấ p công nh ân, phát triển về số lươ ̣ng, chấ t lươ ̣ng và tổ chức ; nâng cao giác ngô ̣ và bản liñ h chính tri ̣ , trình độ học vấ n và nghề nghiê ̣p , xứng đáng là lực lươ ̣ng đi đầ u trong sự nghiê ̣p công nghiêp hóa đấ t nước ” [13, tr. 118]. Hô ̣i nghi ̣lầ n thứ sáu Ban Chấ p hành Trung ương Đảng (khóa X ) họp tại Hà Nô ̣i từ ngày 14 đến ngày 22-1-2008 đã thảo luâ ̣n và thông qua Nghi ̣quyế t số 20- NQ/TW “ Về tiế p tu ̣c xây dựng giai cấ p công nhân Viê ̣t Nam trong thời kỳ đẩ y mạnh công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nước” . Nghị quyết đã kế thừa cái nhin ̀ biê ̣n chứng và toàn diê ̣n từ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấ p công nhân trong thời kỳ cách ma ̣ng xã hô ̣i chủ nghiã , đánh giá đúng thực trạng tình hình , xác định rõ vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đã cụ thể hóa, bổ sung và phát triển để thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng về xây dựng giai cấp công nhân, từng bước giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với việc xây dựng giai cấp công nhân; đồng thời cũng nêu ra những vấn đề cần tiếp tục tổng kết, nghiên cứu lý luận để xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh gắn với chiến lược phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Ðây là một vấn đề cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với Ðảng và chế độ ta, đáp ứng mong đợi của toàn Ðảng, của giai cấp công nhân và toàn xã hội. Nghị quyết đưa ra những quan niê ̣m mới về giai cấ p công nhân : “ Giai cấ p công nhân Viê ̣t Nam là mô ̣t lực lươ ̣ng xã hô ̣i to lớn , đang phát triể n , bao gồ m những người lao đô ̣ng chân tay và trí óc , làm công hưởng lương trong các loại hì nh sản xuấ t kinh doanh và dich ̣ vu ̣ công nghiê ̣p , hoă ̣c sản xuấ t kinh doanh và dich ̣ vu ̣ có tính chấ t công nghiê ̣p” [16, tr. 43]. Như vậy , những quan điể m trên đây chứng tỏ sự kiên đinh ̣ của Đảng ta đố i với viê ̣c vâ ̣n du ̣ng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân , tinh thầ n Cương liñ h năm 1991 và Nghị quyết của các Đại hội Đảng về giai cấp công nhân và sứ mê ̣nh lich ̣ sử của giai cấ p công nhân . Đây chính là cơ sở lí luâ ̣n để chúng ta tiế p tu ̣ c xây dựng và phát triể n giai cấ p công nhân Viê ̣t Nam hiê ̣n nay và những chă ̣ng đường sắ p tới. 2.1.2. Chính sách của Nhà nước Cùng với những chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm xây dựng và phát triển giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong Nghị quyết số 07- NQ/HNTW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “ phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đọan mới ” Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ( ngày 28/1/2008 ) về “ tiế p tu ̣c xây dựng giai cấ p công nhân Viê ̣t Nam trong thời kỳ đẩ y ma ̣nh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nước” , Nhà nước ta đã thông qua một số chính sách cơ bản: Một là, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng những nhà kinh doanh có tài, có đức, các nhà quản lý giỏi và cán bộ khoa học - kỹ thuật xuất thân từ công nhân có trình độ cao, có khả năng tiếp cận với công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế thị trường, hội nhập. Hai là, quy hoạch nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ cao, có khả năng tiếp cận với công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế thị trường, hội nhập. Ba là, quy hoạch nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp mới, hiện đại. Bốn là, chú trọng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề; có chính sách để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề với phương tiện kỹ thuật hiện đại. Khuyến khích liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo lại. Năm là, chú trọng đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân trong các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để cụ thể hóa những chính sách nêu trên, Chính phủ đã ban hành một số Quyết định nhằm giải quyết những khó khăn, bức xúc của giai cấp công nhân như vấn đề nhà ở, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm, nơi sinh hoạt văn hóa cho giai cấp công nhân trước những áp lực khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái toàn cầu hiện nay. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, ngày 24-4-2009, về việc "Ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê" và Quyết định số 96/2009/ QĐ-TTg, ngày 22-7-2009, về việc "Sửa đổi một số điều của Quyết định số 65/2009/ QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg, ngày 24-4-2009". 2.1.3. Thực traṇ g xây dựng giai cấ p công nhân từ năm 1996 đến nay 2.1.3.1. Về số lượng Tính đến đầu năm 2007, tổng số công nhân nước ta có khoảng 9,5 triệu người (chiếm tỷ lệ 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội). Trong số đó , công nhân nữ chiế m 43,6%; tỷ lệ trong doanh ng hiê ̣p nhà nước chiế m 34,2%, ngoài doanh nghiệp nhà nước là 38,8%, trong doanh nghiê ̣p có vố n đầ u tư nước ngoài là 67,4 %. Giai cấp công nhân nước ta đang tăng nhanh về số lượng và có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế. So với cuối năm 2003, đến đầu năm 2007, số công nhân trong các doanh nghiệp tăng 30,5%; trong đó, công nhân doanh nghiệp của tư nhân và tập thể tăng 63%, công nhân doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 68%, công nhân doanh nghiệp nhà nước giảm 15% [3, tr. 11]. 2.1.3..2. Về cơ cấ u Cơ cấ u đô ̣i ngũ giai cấ p công nhân nước ta hi ện nay phong phú , đa da ̣ng và không thuầ n nhấ t. Biể u hiê ̣n: Thứ nhấ t, cơ cấ u giai cấ p công nhân theo thành phầ n kinh tế Thứ hai, cơ cấ u giai cấ p công nhân theo ngành nghề Thứ ba, cơ cấ u giai cấ p công nhân theo vùng miề n Thứ tư, cơ cấ u giai cấ p công nhân theo tuổ i đời Thứ tư, cơ cấ u giai cấ p công nhân theo tuổ i nghề 2.1.3.3. Về mặt chất lượng Mô ̣t là, sự mấ t cân đố i giữa các bô ̣ phâ ̣n giai cấ p công nhân ; trình độ học vấn, tay nghề thấ p và không đồ ng đề u ; ý thức học tập , nâng cao trình độ học vấn , nghiê ̣p vu ̣ chuyên môn, trong mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n công nhân chưa cao. Hai là , chất lượng cuộc sống thấp ; chưa thực sự làm chủ mo ̣i mă ̣t đời số ng xã hô ̣i, đă ̣c biê ̣t là trong sản xuấ t , kinh doanh, phân phố i. Ba là , tỷ lệ công nhân tham gia sinh hoa ̣t các tổ chức chính tri ̣chưa cao , mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n công nhân triǹ h đô ̣ chiń h tri ,̣ phẩ m chấ t giai cấ p và lố i số ng suy giảm ; kỷ luật lao đô ̣ng, tác phong công nghiệp kém. 2.2. Một số kiến nghị nhằm tiếp tục vận dụng và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 2.2.1. Đối với Đảng Để tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng cần thiết thực thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân Hai là, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục; nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục - Đối với công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong xây dựng giai cấp công nhân. Bốn là, giữ vững và tăng cường bản chất công nhân của Đảng; tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. Thứ nhất, giữ vững và tăng cường bản chất công nhân của Đảng Thứ hai, tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng Thứ ba, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. 2.2.2. Đối với Nhà nước Để tiếp tục vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có hiệu quả, Nhà nước cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp sau: Một là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân Hai là, tiếp tục bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân Ba là, tiếp tục xây dựng nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2.2.3. Đối với tổ chức Công đoàn Để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần thiết phải thực hiện một số vấn đề sau: Một là, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân Hai là, đổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp Trong thời gian tới cần thực tốt một số giải pháp sau: - Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với người lao động và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để nâng cao hiệu quả công tác nữ công của công đoàn tại các doanh nghiệp và khu công nghiệp. - Sớm bổ sung cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở. 2.2.4. Đối với giai cấp công nhân Để hoàn thành sứ mệnh và nhiệm vụ lịch sử của mình trước yêu cầu mới của cách mạng, giai cấp công nhân cần phải tự cải tạo, rèn luyện để trở thành tấm gương cho toàn xã hội. Cụ thể: Thứ nhất, tích cực tham gia sinh hoa ̣t cá c hoạt động đoàn thể, nâng cao nhận trình độ chính trị, ý thức giai cấp và bản lĩnh chính trị, ý thức công dân và tinh thần dân tộc, gắn bó thiết tha với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về hợp đồng lao động và thỏa ước lao động đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thứ ba, học tập để nâng cao trin ̀ h đô ̣ văn hóa , khoa học - kỹ thuật, học tập quản lý; học ở trường, học ở nhà, học ở cơ quan xí nghiệp, học trong thực tiễn, học hỏi chuyên gia nước ngoài, học hỏi cán bộ và đồng nghiệp lẫn nhau. Có như vậy giai cấp công nhân mới có thể phát huy được vai trò lãnh đạo, thực hiện được quyền làm chủ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ tư, trau dồi phẩ m chất giai cấp , lương tâm nghề nghiệp, đồng thời xây dựng lố i số ng văn hóa, văn minh tại các khu công nghiệp. Thực hiện nghiêm túc tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, phấn đấu vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm chủ cuộc sống. Thứ năm, thực hiện tốt vai trò là nòng cốt trong việc xây dựng và củng cố khối liên minh công nhân – nông dân – trí thức và các tầng lớp lao động khác, tạo nên sự ổn định về chính trị, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. KẾT LUẬN Vận dụng dụng và phát triển tư tưởng của Người về xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm qua sự nghiệp xây dựng và phát triển giai cấp công nhân của Đảng, Nhà nước và các tổ chức Công đoàn đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận: Nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên, công nhân lao động về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, về yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về chính trị, pháp luật và ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của đông đảo công nhân, lao động đã được nâng lên. Công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân, lao động được tích cực triển khai, mỗi năm có hàng trăm nghìn lao động được đào tạo nghề, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, tiền lương, thu nhập của người lao động dần được tăng lên; tỷ lệ công nhân thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, công nhân có nhiều điều kiện hơn trong tìm, lựa chọn việc làm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện năng lực, trí tuệ của bản thân. Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ giải quyết đời sống cho số lao động dôi dư trong sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề nhà ở, nhà trẻ và các thiết chế văn hóa đối với công nhân, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được chú trọng hơn. Thực hiện dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp nhà nước có tiến bộ, được bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về vật chất và tinh thần; quyền được tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; quyền được đối xử bình đẳng, được chăm sóc sức khoẻ, học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động ưu tú với Đảng xem xét, kết nạp; trong đó đã chú trọng đến công nhân lao động trẻ, nữ và công nhân thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, góp phần đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng tư tưởng của Người không tránh khỏi những hạn chế như: Sự biến động thường xuyên về cơ cấu và số lượng giai cấp công nhân. Sự mấ t cân đố i giữa các bô ̣ phâ ̣n giai cấ p công nhân ; trình độ học vấn, tay nghề thấ p và không đồ ng đề u ; ý thức học tập, nâng cao trin ̀ h đô ̣ học vấn, nghiê ̣p vu ̣ chuyên môn , trong mô ̣t s ố bộ phận công nhân chưa cao . Chất lượng cuộc sống thấp ; chưa thực sự làm chủ mọi mặt đời sống xã hội , đă ̣c biê ̣t là trong sản xuấ t , kinh doanh, phân phố i . Tỷ lê ̣ công nhân tham gia sinh hoa ̣t các tổ chức chin ́ h tri ̣chưa cao , mô ̣t số bô ̣ phâ ̣n công nhân trình đô ̣ chính tri ,̣ phẩ m chấ t giai cấ p và lố i số ng suy giảm ; kỷ luật lao động , tác phong công nghiê ̣p kém . Vì vây, việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp công nhân trong thời trong những năm sắp tới là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và chính bản thân giai cấp công nhân. Muốn làm tốt việc này đòi hỏi Đảng và Nhà nước, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế xây dựng giai cấp công nhân trong tình hình mới kịp thời và thích hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Trong đó, phải tạo ra những điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự phát triển số lượng và chất lượng của giai cấp công nhân một cách vững chắc, cần dựa trên cơ sở xác lập những phương hướng đúng, thực hiện đồng bộ những giải pháp, từ việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đến việc xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực cho giai cấp công nhân phát triển và phát huy vai trò của nó trong thời kỳ mới. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ơ 1. Bài giảng tại lớp bồi dưỡng ngắn hạn khoá I (1981), Nhiệm vụ của công đoàn và công tác công đoàn trong giai đoạn hiện nay, Nxb Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Hà nội. 2. Ban Tuyên huấn trung ương (1959), Nâng cao giác ngộ cách mạng nâng cao ý thức chủ nhân làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp công nhân, Nxb Ban tuyên huấn trung ương, Hà nội. 3. Ban tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghi ̣ quyế t Hội nghị Trung ương 6 khóa X, Nxb Chính tri ̣quố c gia, Hà Nội. 4. Bùi Đình Bôn (1999), Giai cấp công nhân Việt Nam: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà nội. 5. Cao Văn Biền (chủ biên) (2001), Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 : Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Lao động, Hà nội. 6. Nguyễn Công Bình (chủ biên) (1974), Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Lao động, Hà nội. 7. Lê Đức Bình (1963), Giai cấp công nhân trong sự nghiệp hóa, hiện đại hóa xã ội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà nội. 8. C. Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Trường Chinh (1957), Cách mạng tháng mười và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cho độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà nội. 10. Hoàng Minh Chúc (chủ biên) (1999) Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 11. Lê Duẩn (1976) (In lần 2), Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà nội. 12. Lê Duẩn (1978), Làm chủ tập thể là bản chất và bản lĩnh của giai cấp công nhân, Nxb Sự thật, Hà nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI đến Đại hội IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 07/ NQ/TW ngày 30/07/1994 . Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Bộ Chính trị: “Về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 20 / NQ/TW ngày 28/01/2008 . Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X của Bộ Chính trị: “ Về tiế p tu ̣c xây dựng giai cấ p công nhân Viê ̣t Nam trong thời kỳ đẩ y ma ̣nh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nước” , Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 24. Phạm Văn Đồng (1990), “Hồ Chí Minh-một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp”, Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. Đặng Quang Định ( 2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Đĩa CD-ROM (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26. Võ Nguyên Giáp (2000), tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. GS.Trần Văn Giàu (1957), Giai cấp công nhân Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp "tự mình" đến giai cấp "cho mình", Nxb Sự thật, Hà nội. 28. GS.Trần Văn Giàu (1958), Giai cấp công nhân Việt Nam : Sự hình thành và sự phát triển của nó từ giai cấp "tự mình" đến giai cấp "cho mình", Nxb Sự thật, Hà nội. 29. GS.Trần Văn Giàu (1961), Giai cấp công nhân Việt Nam Nxb Sự thật, Hà nội. 30. GS.Trần Văn Giàu (1963), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng cộng sản thành lập đến cách mạng thành công, Nxb Sử học, Hà nội. 31. GS.Trần Văn Giàu (1993), Thành công của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 32. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2003), Nxb Chính trị Quốc gia. 33. Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Nxb Chính trị Quốc gia. 35. Lê Thanh Hà (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2006), Nxb Thể dục Thể thao, Hà nội. 36. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Đào Thanh Hải ( 2005), Đảng, Nhà nước đối với vai trò và vị trí của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 38. Ngô Văn Hoa (chủ biên) (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan