Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trong công tác giáo dục tha...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay

.PDF
97
457
97

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỒNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HẢI VÂN VẬN DỤNG T ư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC THANH NIÊN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN NGHỆ AN HIỆN NAY • • • Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Giáo dục chính trị Mã số: 60. 14.10 LUẬN VĂN THẠC Sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÁI SƠN NGHỆ AN - 2013 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 4 A. MỞ Đ Ằ U ..........................................................................................................5 B. NỘI DUNG....................................................................................................12 CHƯƠNG 1. T ư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC THANH NIÊN VÀ TÍNH TẤT YÉƯ CỦA VIỆC VẬN DỤNG T ư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN..............12 1.1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minhvề giáo dục thanh n iên ....12 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm,phương pháp giáo dục thanh n iê n ..................................................................................................................... 31 1.3 Tính tất yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên.....................................................................................................38 CHƯƠNG 2. THựC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN NGHỆ AN HIỆN NAY..................................................................................................................... 46 2.1. Vài nét khái quát về tình hình xã hội tỉnh Nghệ A n.................................46 2.2. Tổng quan về công tác giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay........................................................................................................................49 2.3. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện n ay ............................................................................56 CHƯƠNG 3. MỘT SÓ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC THANH NIÊN TRONG CỒNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN NGHẸ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN N A Y ...............73 3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay . 73 4 3.2. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho đối tượng là đoàn viên thanh niên...................................... 77 3.3. Tích họp tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên vào các môn khoa học xã hội và nhân văn nhằm giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường.... 80 3.4. Chọn lọc những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên để tăng cường phổ biến, tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt Đoàn.................................................................................................................... 83 3.5. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp giáo dục cho thanh thiếu niên, chú trọng tăng cường các cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng giáo dục thanh niên của Hồ Chí M inh................................................................................................ 87 c . KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ...................................................................... 92 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................95 4 LỜI CẢM ƠN ĩ 07 tình cảm chân thành nhất, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học ĩ Inh đã tận tình truyền đạt những tri thức qui báu, dìu dắt giúp đõ' tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thái Son đã tận tâm giúp đõ' tôi trong quá trình học tập, nghiên cứỉd và hướng dẫn, đóng góp ỷ kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm OTÌ phòng sau đại học, trường Đại học Vinh, Tỉnh Đoàn Nghệ An và các bạn học viên đã tạo điều kiện giúp đõ’ đế tôi có được những thông tin, sổ liệu tin cậy. Tôi xin chân thành cảm 071 gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất đế tôi có thế hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng nghiệp luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong thời gian thực hiện luận vãn. Mặc dù đã rất cổ gang trong quá trình thực hiện nhưng luận vãn không thể tránh khỏi những thiểu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ỷ của quỷ thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè. Xin chân thành cảm ơnĩ Nghệ An, tháng 09 năm 2013. Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân 5 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thân thế và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã được cả thế giới quan tâm nghiên cứu, nhằm tìm ở Người không chỉ như một tấm gương cách mạng tuyệt vời về người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, mà còn với tư cách nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Những quan điểm lý luận và giá trị tư tưởng về nhiều phương diện, cũng như khí phách anh hùng, phẩm chất cao quý của Người đã trở thành tài sản vô giá của phong trào cách mạng và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Tháng 1 năm 1946 trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Là một vị lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng hơn ai hết Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng kiến thiết nước nhà. Đe phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục thanh niên một cách toàn diện và chu đáo. Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là di sản vô giá, niềm tự hào vô hạn của Đảng và dân tộc ta, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Trước lúc đi xa, trong bản Di Chúc, Người đã ân cần dặn dò: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” . Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.” [25;504] 6 Trong những năm gần đây, Nghệ An đã mở rộng quan hệ với các nước trong xu hướng vận động chung của đất nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nghệ An sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuổi trẻ Nghệ An đã nhanh chóng phát huy khả năng nhanh, nhạy với yêu cầu chung của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân nảy sinh ra nhiều yếu tố tiêu cực. Các tác động của nền kinh tế thị trường đã phá vỡ những nét đẹp văn hóa, làm phai nhạt những khuôn mẫu đạo đức đã được vun đắp bao đời nay. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng (1997) đã gióng lên hồi chuông báo động toàn xã hội khi cho rằng tình trạng một bộ phận thanh niên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước là điều “đáng lo ngại”. Trong khi đó, do yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thanh niên đang và nhất định sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp. Chính vì thế, tại đại hội IX, Đảng ta lại nhấn mạnh: đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như vậy trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng hàng đầu. Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 7 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay nước ta bước vào thời kỳ mới, sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo những thay đổi to lớn ảnh hưởng đến lối sống cũng như tư tưởng của thanh thiếu niên. Vì vậy giáo dục tư tưởng thanh niên là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục thanh thiếu niên là một trong những đề tài phổ biến. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục thanh niên với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Như công trình nghiên cứu của tác giả TS. Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia; TS. Nguyễn Văn Sáu (chủ biên) (2005), Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng H ồ Chí M inh trong thời kỳ đỏi mới, Nxb Lý luận Chính trị; Nxb Thanh niên (2002), H ồ Chí Minh về giảo dục và tố chức thanh niên. ; Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (2007), H ồ Chí Minh về giảo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng, Nxb Lao động - Xã hội. .. TS. Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng H ồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, đã làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên ở nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả ở Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đong, Nxb Lao động - Xã hội. Với kết cấu 2 phần: Phần thứ nhất: Hồ Chí Minh với thanh, thiếu niên và nhi đồng, là tập hợp các câu nói của Hồ Chí Minh về thanh niên và thiếu niên, nhi đồng; Phần thứ 2: Nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh, thiếu niên và nhi đồng, là tập hợp các bài viết của các tác giả trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh thiếu niên, từ đó đề ra những phương pháp giáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và nhi đồng trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách của nhà xuất bản Lao động: Danh nhân Hồ Chí Minh đã khái quát những mốc son trong hành trình của danh nhân Hồ Chí Minh và tập hợp những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung Ương đã Nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới nhằm làm rõ việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng, là tình cảm, nguyện vọng thiết tha của mọi người Việt Nam. Nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải nhằm mục đích lâu dài, nhất quán, là biến tư tưởng của Người thành hiện thực, hình thành và phát triển tố chất Hồ Chí Minh, tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam Trong cuốn Thấm nhuần tư tưởng đạo đức H ồ Chí Minh (2012), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, của Tiến sỹ Phạm Văn Khánh, đã nghiên cứu những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: lòng yêu nước, thương dân, tận tụy phục vụ nhân dân và thực hiện tiết kiệm bài trừ quan liêu, tham nhũng đặc biệt là các cấp, các ngành luôn quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nói chung, trong đó có chăm lo bồi dưỡng, giáo dục cho thanh thiếu niên, nhi đồng trở thành những người có đức, có tài, người chủ tương lai thật sự của đất nước. Các công trình trên đã đề cập đến vị trí, vai trò của thanh thiếu niên trong quá trình phát triển đất nước. Đồng thời đã đưa ra những phương pháp bồi dưỡng thanh niên. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể để đưa ra những giải pháp tốt nhất để giáo dục thanh niên. 9 Các công trình này là cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng, cần thiết để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích: Mục đích của đề tài là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh thiếu niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. - Đe ra các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Đe tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về giải pháp giáo dục thanh thiếu niên trong cả nước; các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Đe tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp lịch sử - lôgich - Phương pháp thống kê - Phương pháp quan sát thu thập thông tin. 10 5. Đối tirợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đoi tượng nghiên cứu: - Đe tài tập trung nghiên cứu công tác giáo dục thanh niên và tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực giáo dục thanh thiếu niên qua các bài nói, bài viết trong Hồ Chí Minh toàn tập và quá trình hình thành tư tưởng của Người. - Các văn kiện, chỉ thị của Đảng, Đoàn. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào công tác giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể, đề tài đi sâu nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An. 6. Những đóng góp của đề tài. - Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. - Làm rõ thực trạng công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay. - Nêu rõ quan điểm của Đảng về công tác giáo dục thanh niên. Từ đó đề xuất những giải pháp giáo dục thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 7. Giả thuyết khoa học. Đe tài được nghiên cứu dựa trên giả thuyết cho rằng nếu đề xuất được những giải pháp có tính khoa học, hiệu quả, đồng bộ để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên thì sẽ nâng cao được chất lượng công tác giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 8. Ket cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: 11 Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và tính tất yếu của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên. Chương 2. Thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An hiện nay. Chương 3. Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay 12 B. NỘI DƯNG CHƯƠNG 1 T ư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈ GIÁO DỤC THANH NIÊN VÀ TÍNH TẤT YÉU CỦA VIỆC VẬN DỤNG T ư TƯỞNG HÒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH NIÊN 1.1. Nội dung cơ bản của tu tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên 1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thanh niên Những năm tháng tuổi trẻ, được hòa mình vào cuộc sống lao động, đấu tranh của nhân dân nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh đã có điều kiện tìm hiểu thêm về vai trò của thanh niên trong sự phát triển của lịch sử nhân loại. Nhờ có phương pháp luận mác xít và những hiểu biết thực tiễn cách mạng và sự phát triển xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng thanh niên là lớp người trẻ tuổi có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực: Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội; Tuổi trẻ là bức vạn lý trường thành vững chắc. Người đã chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở tràn đầy nhựa sống. Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh đẹp nhất, sức sống nhất, mới mẻ nhất cho thanh niên, khẳng định vai trò của thanh niên đối với cả dân tộc và sự kỳ vọng vào tương lai. Đó là lứa tuổi đang thời kỳ sung sức vươn lên, lứa tuổi ham hiểu biết khám phá, có khả năng tiền ẩn trong việc thực hiện lý tưởng, niềm tin và mục tiêu cao quý của xã hội. Đó là lứa tuổi tiếp thu nhanh nhạy với cái mới, cái đẹp và cái tiến bộ mà ít chịu những ảnh hưởng tiêu cực của quá khứ. Do vậy nếu được giáo dục tốt, phù hợp với tính cách và tâm lý, một sự giáo dục tiến hành trên cơ sở những điều kiện vật chất, tinh thần cho sir phát triển tính cách tâm lý đó và biết định hướng, động viên đúng mức thanh niên sẽ say sưa với lý tưởng sống cao đẹp, phát huy tài năng, tính sáng tạo sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa. 13 Hồ Chí Minh luôn coi thanh niên là rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc, bởi lẽ thanh niên là thế hệ trẻ, năng động và là thế hệ kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc: “ thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng” [24;488]. “thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc”[24;489] Khi nói về thanh niên với tính chất là một lực lượng xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định: Thanh niên là công dân của nước Việt Nam. Đó là lực lượng đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ khó khăn gian khổ, và có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao: các cháu thanh niên cần phải xung phong trong lao động và trong học tập, cần thực hiện khẩu hiệu: “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm” [24; 336] “Đoàn viên thanh niên nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ” [25; 504]. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ thanh niên : “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức, cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật”[24; 306]. Trong điều kiện mới, Hồ Chí Minh khẳng định: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó" [19; 422]. Đánh giá cao vị trí và vai trò của thanh niên nhưng Hồ Chí Minh cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế như tính nông nổi, thiếu thực tế, ham chuộng hình thức, thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải..., Người thường xuyên quan tâm giáo dục, tổ chức, hướng dẫn để thanh niên làm tốt vai trò 14 đặc biệt của mình. Không những thế, Người còn gắn trách nhiệm giáo dục thanh niên là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đe xứng đáng vào sự kỳ vọng của toàn dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng thanh niên “cần phải hăng hái tham gia kháng chiến, cần phải rèn luyện mình thành những chiến sỹ kiên quyết và gan góc, không sợ nguy hiểm, không sợ khó khăn, cần phải yêu lao động và kính trọng của công, chống quan liêu tham ô, lãng phí. cần phải tuyệt đối yêu Tổ quốc, dũng cảm hy sinh cho Tổ quốc, cần phải gắn chặt lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế chân chính, thật thà trung thành với nhân dân, với Đảng và chính phủ” [21;66 ]. Thanh niên cần phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng nước nhà. Thanh niên phải có ý chí, tự cường, tự lập, có khí khái làm việc, không ham địa vị, ham tiến bộ, ham học hỏi, đã làm gì thì đến nơi đến chốn. Hồ Chí Minh đã truyền lửa nhiệt huyết cho thanh niên tinh thần chiến đấu, làm việc học tập say sưa bất chấp khó khăn: Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên. Người dạy thanh niên phải kiên quyết làm được những điều: Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc). Các việc đáng làm thì khó mấy cũng cố chịu quyết tâm làm cho kỳ được. Ham làm những việc ích quốc lợi dân, không ham địa vị công danh phú quý. Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc. Quyết tâm làm gương về mọi mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc. Nói ít làm nhiều, thân ái đoàn kết. Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc, đất nước, Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác thanh niên. Chính Hồ Chí Minh đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sau khi giành được 15 chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra các chính sách thanh niên phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt là về mặt giáo dục, đào tạo. Công tác thanh niên mà cơ bản là đào tạo, giáo dục, phát huy thanh niên theo Hồ Chí Minh là quá trình tác động đồng bộ của các chủ thể từ gia đình, đoàn thể, xã hội cho đến các cấp ủy đảng và chính quyền. Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm nổi tiếng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [27; 129]. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho Đảng và dân tộc, Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc quan trọng và rất cần thiết” [25; 504]. Nội dung bao quát của công tác thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình thành “lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [25; 504] 1.1.2 Giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên Ngay từ đầu lập nước, trải qua hơn bốn nghìn năm, ông cha chúng ta đã cùng hợp sức chinh phục thiên nhiên chống thiên tai, bão lụt, hơn thế nữa, lịch sử nước nhà là lịch sử của một dân tộc chống giặc ngoại xâm. Nhiều trang sử của cha ông ta đã nối tiếp và trở thành huyền thoại - một huyền thoại bằng máu thịt sống động và đầy sức mạnh can trường. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta là tinh thần yêu nước, một truyền thống đã trở thành tư tưởng nhân văn đầy cao cả. Tinh thần yêu nước của từng người dân đã gắn chặt với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường của Tổ quốc thân yêu. Càng yêu nước, càng có thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, dám vươn lên để khơi mạch cho dân tộc thoát khỏi đói nghèo, xây dựng đất nước phồn vinh. Ngược dòng lịch sử, những người con của thế hệ vẫn giữ vững ý chí son sắt đó. Tất cả đều quyết tâm khẳng định từ trong tiềm thức đều mong mỏi 16 đất nước được độc lập, mọi người đều được ấm no hạnh phúc. Và quả thật, để đạt được những thành quả đó thật không dễ dàng, bao nhiêu xương máu đã đổ, biết bao tấm gương anh dũng đã hy sinh. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc có truyền thống yêu nước, lại tiếp nhận những tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây về đạo “làm người” của Nho giáo, về “cứu khổ, cứu nạn”, nhân ái, khoan dung của Phật giáo. Từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin thấm nhuần con đường cách mạng vô sản, tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển biến bước ngoặt mang tính tổng hợp từ giá trị tinh hoa của nhân loại. Tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống của Người. Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu sống cuộc đời nô lệ. Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần và ý chí đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Là nhà ái quốc vĩ đại, cuộc đời cao cả của Người chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo và học tập. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục truyền thống dân tộc, chủ yếu là giáo dục lòng yêu nước cho tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên với những mức độ, hình thức rất phong phú. Trong số các vấn đề cần giáo dục thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước. Trong năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng thì điều thứ nhất là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Đối với thanh niên Bác yêu cầu: “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn”. 17 Tinh thần yêu nước, như Bác khẳng định, là vốn quý, là sức mạnh tuyệt vời đã bao lần giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử. Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [26; 484]. Tinh thần yêu nước được hun đúc từ bao đời đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam. Qua các giờ học nội khóa ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) năm 1910, Nguyễn Tất Thành dựa trên kiến thức lịch sử tiến hành việc giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc cho học sinh. Nguyễn Tất Thành thường phổ biến cho học sinh thơ ca yêu nước của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục... để khơi dậy ở học sinh tinh thần yêu nước. Trong thời gian ở Xiêm (nay là Thái Lan, 1928 - 1929), Thầu Chín, tên gọi của Hồ Chí Minh lúc ấy, tổ chức, vận động, giáo dục kiều bào vốn có tinh thần yêu nước. Người tổ chức diễn kịch, thường là “kịch về lịch sử Việt Nam mất nước”, viết thơ ca về các anh hùng dân tộc, như bài ca “Trần Hưng Đạo”. Bài ca này được truyền bá một cách mau chóng và thần diệu, chỉ một thời gian không lâu, Trần Himg Đạo đã trở thành người hùng cứu quốc, có sức cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước của đồng bào, làm cho nhanh chóng giác ngộ, xóa bỏ những cảnh bê tha rượu chè, cờ bạc; biết đoàn kết với nhau để góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho cán bộ, cho thế hệ trẻ. Người quan niệm, việc kế thừa và phát huy những truyền thống đó phải dựa trên một cơ sở nhận thức cần thiết về lịch sử, đất nước và con người Việt Nam. 18 Trong những lớp huấn luyện cán bộ thời tiền khởi nghĩa, Hồ Chí Minh đã soạn ra những bài diễn ca rất dễ hiểu, dễ nhớ về lịch sử và địa lý để giáo dục truyền thống yêu nước dân tộc. Trong bài “Nên học sử ta” và quyển “Lịch sử nước ta”, Hồ Chí minh đều nhấn mạnh: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Hồ Chí Minh căn dặn phải học lịch sử vì “sử dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta ... ”. Người đau xót nhắc lại, có những tri thức Việt Nam đào tạo dưới thời Pháp thuộc, biết mọi chuyện trên thế giới mà lại “mù tịt” về lịch sử và địa lý nước nhà. Người nói: “Trước kia, khi thực dân Pháp còn cai trị nước ta, có những người tri thức Việt Nam rất thông thuộc lịch sử địa lý và các chuyện thần thoại của nước Pháp, của Hy Lạp và La Mã. Nhimg khi hỏi đến các vị anh hùng là tổ tiên, ông cha mình, hỏi đến địa lý nước mình thì lại mù tịt” [25; 565]. Hồ Chí Minh đòi hỏi, người Việt Nam cần “hiểu rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình” [25; 566]. Quyển “Lịch sử nước ta” là một loại diễn ca, được nhân dân yêu thích, vì vậy, sách đã nhanh chóng đi vào quần chúng cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh giành độc lập. Đồng thời, Người cũng viết các quyển “Địa dư của nước ta”, “Địa dư Cao Bằng” để giáo dục lòng yêu tổ quốc cho đồng bào: Qua việc học lịch sử và địa dư nước nhà đã làm cho chúng tôi tăng thêm lòng yêu nước, căm thù giặc. Thật thế, không ai yêu nước hơn khi biết nước mình bị chà đạp, dân mình bị làm nô lệ; không ai tin tưởng, dũng cảm hơn khi biết được truyền thống oanh liệt, bất khuất của cha ông mình. Hồ Chí Minh đã nêu cao truyền thống tốt đẹp tiêu biểu cho tâm hồn và phẩm giá dân tộc kết tinh những giá trị của nền văn hóa dân tộc, đó là tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta; nhân dân ta rất cần cù, thông minh, khéo léo. Hồ Chí Minh đã ví truyền thống tốt đẹp như “các thứ của quý” có khi bị cất 19 dấu kín đáo trong rương, trong hòm, có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy và nhiệm vụ của chúng ta là phải phát hiện ra những “thứ của quý” ấy và đem “thực hành” vào sự nghiệp cách mạng hiện nay. Muốn vậy, truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước không những được kế thừa và phát huy, mà còn phải được nâng lên một tầm cao mới, chất lượng mới theo yêu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Như Hồ Chí Minh khẳng định, trong thời đại ngày nay, “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” [27; 114]. Mọi truyền thống dân tộc phải được nâng cao trên lập trường cách mạng của giai cấp vô sản: chủ nghĩa yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, truyền thống anh hùng nâng lên thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức độc lập tự do của dân tộc chuyển thành ý thức độc lập dân tộc gắn liền với tự do của nhân dân, tinh thần đoàn kết dân tộc nâng lên thành tinh thần làm chủ tập thể của nhân dân lao động... Việc giáo dục tuổi trẻ thông qua những tấm gương cách mạng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh là người thấu hiểu điều này và Người đã từng nhắc nhở: Có số thanh niên tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay là trên trời rơi xuống, không biết tự gian nan, cực khổ cũ. Các đồng chí già phải kể lại cho họ nghe. Đó là cách giáo dục thanh niên. Đối với những tấm gương anh hùng cách mạng với những chiến công của các anh hùng, dũng sỹ đã lập nên trong công cuộc cứu nước và giữ nước. Người căn dặn: chúng ta phải thường ghi chép và nhắc lại những sự tích ấy... để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết, quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tổ quốc. Người thanh niên có giáo dục phải là người “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời nay và trở thành một lẽ sống quý báu của dân tộc ta. Với những anh hùng liệt sỹ đã cống 20 hiến máu xương mình cho Tổ quốc, chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của họ. Trong “Di chúc” để lại cho đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với các liệt sỹ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Những tư tưởng quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những tư tưởng đó lại có giá trị hơn bao giờ hết. Thấm nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những lời dạy đó sẽ giúp thanh niên có thêm niềm tin và sức mạnh. Đó cũng là biểu hiện sinh động của phong trào toàn dân, trong đó có thanh niên “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Bên cạnh trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng có vai trò đối với việc giáo dục , bồi dưỡng thanh niên. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức cách mạng do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện là đội ngũ của những người thanh niên Việt Nam ưu tú. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây vừa là tổ chức, vừa là môi trường cho người thanh niên yêu nước rèn luyện và cống hiến. Đe phát huy vai trò của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh căn dặn: “Trung ương Đoàn cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên”. Trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhủ đó của Người lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. 1.1.3 Giáo dục lý tưởng cách mạng, tình thần quốc tế cộng sản cho thanh niên. Theo c. Mác, lý tưởng cách mạng là lợi ích chân chính của con người trong quan niệm của thời đại đó. Quá trình thực hiện lý tưởng cách mạng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng