Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Vận dụng thí điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của ngành chế biến...

Tài liệu Vận dụng thí điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu bình định

.DOCX
100
1
51

Mô tả:

MỤC LỤC •• Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1........................................................................................................................Tí nh cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1 2........................................................................................................................Tổ ng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................ 4 4........................................................................................................................đố i tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 5. phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 6. ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................ 6 7........................................................................................................................kế t cấu của đề tài ................................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................................8 1.1. Tổng quan về phương pháp Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động..........................................................................................................8 1.1.1..............................................................................................................N guồn gốc và sự phát triển của thẻ điểm cân bằng. ........................................... 8 1.1.2. Khái niệm thẻ điểm cân bằng...........................................................9 1 1.1.3. Vai trò của thẻ điểm cân bằng.......................................................... 12 1.2. Triển khai thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động. ....... 14 1.2.1. Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược. ................................................... 14 1.2.2. Các khía cạnh của thẻ điểm cân bằng..............................................16 1.2.3. Quy trình xây dựng thẻ điểm cân bằng ........................................... 21 1 1.3.Tình hình ứng dụng thẻ điểm cân bằng tại Việt Nam. 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................ 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU BÌNH ĐỊNH 34 2.1. Giới thiệu khái quát về ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định ... 34 2.1.1. Vai trò và vị trí của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Bình Định 34 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về một số doanh nghiệp nghiên cứu................. 35 2.2......Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định ...................................................................................... 39 2.2.1......Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu trong năm 2016. ................................................................................ 39 2.2.2. Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định ........................................................................... 40 2.3....Nhận xét về phương pháp đánh giá thành quả hoạt động trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu đang áp dụng. .......................................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 53 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU BÌNH ĐỊNH.......................................................................... 54 3.1.Sự cần thiết phải vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định. ...................... 54 3.2. Phương hướng và nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu trong năm 2017. ...................................................................... 55 3.3. Xây dựng thẻ điểm cân bằng phục vụ trong đánh giá thành quả hoạt động của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định......................................... 57 1.3.Tình hình ứng dụng thẻ điểm cân bằng tại Việt Nam. 30 3.3.1............................................................................................................Xá c định sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược. ........................................................... 57 3.3.2. Tập hợp các mục tiêu chiến lược và xây dựng bản đồ chiến lược. ... 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 72 KẾT LUẬN................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 74 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao) BSC Thẻ điểm cân bằng BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT CBLĐ Bảo hiểm y tế Cán bộ -công nhân lao động Cán bộ lao động CP Cổ phần DN Doanh nghiệp KNXK Kim ngạch xuất khẩu LN Lợi nhuận ƯTH Ước thực hiện XNK Xuất nhập khẩu CB-CNLĐ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Chi tiết biến động doanh thu qua 2 năm 2015-2016 ..................... 41 Bảng 2.2: Tỷ trọng của từng khoản mục chi phí qua 2 năm 2015-2016 ....... 42 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời năm 2015-2016............... 44 Bảng 3.1:Các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính năm 2017 của công ty CP Thủy Sản Bình Định ............................................................................... 59 Bảng 3.2: Bảng triển khai chiến lược năm 2017 về khía cạnh tài chính Công ty CP Thủy Sản Bình Định ............................................................ 60 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kế hoạch về khách hàng năm 2017 của Công ty CP thủy Sản Bình Định. ...................................................................... 62 Bảng 3.4: Bảng triển khai chiến lược năm 2017 về khía cạnh khách hàng của Công ty CP Thủy Sản Bình Định................................................... 62 Bảng 3.5: Các chỉ tiêu kế hoạch về quy trình hoạt động nội bộ năm 2017 của Công ty CP Thủy Sản Bình Định................................................... 64 Bảng 3.6. Bảng triển khai chiến lược năm 2017 về khía cạnh quy trình hoạt động nội bộ của Công ty CP Thủy Sản Bình Định ....................... 64 Bảng 3.7: Các chỉ tiêu kế hoạch về học hỏi và phát triển năm 2017 của Công ty CP Thủy Sản Bình Định. ........................................................... 66 Bảng 3.8. Bảng triển khai chiến lược năm 2017 về khía cạnh học hỏi và phát triển của Công ty CP Thủy Sản Bình Định ................................... 67 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình vẽ 1.1: Mô hình chuyển chiến lược thành những hành động cụ thể của BSC ................................................................................................ 10 Hình 1.2: Cấu trúc BSC.................................................................................. 12 Hình 1.3: BSC diễn giải sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược .......... 22 Hình 1.4: Dữ liệu nền tảng cần xem xét khi xây dựng bản đồ chiến lược ..... 25 Hình 3.1: Bản đồ chiến lược........................................................................... 69 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy chiến lược để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới và việc lựa chọn chiến lược để tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn. Nhưng làm thế nào để biến chiến lược thành hành động lại là vấn đề khó hơn và khó nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp để khẳng định con đường mà doanh nghiệp đang đi không bị chệch hướng. Những thước đo truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của một doanh nghiệp chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với thời kỳ cạnh tranh thông tin khi mà hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình và phi vật chất. Ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở Bình Định cũng là một trong những thương hiệu có uy tín trên thế giới với nhiều sản phẩm thủy sản đa dạng. Tuy nhiên để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Bình Định cần thay đổi tư duy kinh doanh và tiếp cận với những phương pháp quản trị mới, toàn diện và hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nguyên liệu giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi không có chiến lược kinh doanh trong thời kỳ mở cửa đã mất dần di. Chính sự thiếu vắng chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như việc xây dựng chiến lược dựa vào cá nhân sẽ không còn phù hợp và khó phát huy hiệu quả trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Và tất yếu, việc lựa chọn và ứng dụng mô hình quản lý mới với tư duy chiến lược hiện đại được tiếp cận 2 theo hệ thống thẻ điểm cân bằng là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp. Phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) ra đời giúp các doanh nghiệp chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống xoay quanh 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và khía cạnh học hỏi và phát triển để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, BSC sẽ là một công cụ khá tốt giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề vướng mắc, rủi ro và xây dựng kế hoạch khả thi trong kinh doanh. Để đứng vững và phát triển ổn định trong xu thế cạnh tranh, hội nhập và toàn cầu hóa, doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh rõ ràng, có một phương pháp đo lường được hiệu quả hoạt động, qua đó thực thi thành công chiến lược. Hiện nay, các công ty đang có những thay đổi về cách thức hoạt động nhưng chưa có những thay đổi về cách thức hoạt động và vẫn sử dụng thước đo tài chính là chủ yếu. Chính vì thế mà lựa chọn phương pháp thẻ điểm cân bằng giúp quản lý hiệu quả công việc và kết nối từng thành viên với chiến lược và mục tiêu chung của doanh nghiệp là việc làm quan trọng và thiết thực. Xuất phát từ những lý do trên, việc tác giả lựa chọn đề tài: “Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định” là cấp thiết nhằm góp phần làm cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh hiện nay. 2 .Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan - Đề tài: “ Vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng điểm (Balance Scorecard) tại Cty TNHH MSC Việt Nam” của tác giả Trần Thị Hương (2011). Luận văn này đã giải quyết được các khía cạnh sau: Khảo sát thực trạng của 3 công ty trên bốn khía cạnh (tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo phát triển); vận dụng thẻ cân bằng điểm để xây dựng các mục tiêu và thước đo cho công ty TNHH MSC Việt Nam, giúp công ty vượt qua khó khăn và đánh giá thành quả hoạt động theo những mục tiêu đã được cụ thể hóa. - Đề tài “ Thiết lập và áp dụng bảng đánh giá thành quả Balance Scorecard tại công ty TNHH MTV đóng tàu Nha Trang” của tác giả Lê Quang Lâm (2012). Luận văn đã chỉ ra rằng áp dụng mô hình quản trị bằng phương pháp BSC là phù hợp. Bảng đánh giá thành quả (BSC) của công ty được thiết lập bao gồm 11 mục tiêu liên kết với nhau trong mối quan hệ nhân quả được đánh giá là các yếu tố quyết định thành công của công ty trong việc thực thi chiến lược. Hệ thống 23 thước đo với các chỉ tiêu được xác định cụ thể, đo lường được, dựa trên nguồn lực và khả năng đáp ứng của công ty đã lượng hóa để đo lường chính xác kết quả thực hiện các mục tiêu của từng khía cạnh. - “Áp dụng thẻ cân bằng điểm tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Hương (2010). Bài báo đã khái quát chung về BSC và nêu lên nội dung của BSC và bài báo cũng đưa ra một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng BSC tại các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam. - Đề tài “Vận dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty In nhân dân Bình Định “ (2015) luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Minh Trang. Luận văn đã liệt kê và phân tích các yếu tố cần thiết cho việc thiết lập BSC cho công ty In nhân dân Bình Định, xây dựng bản đồ chiến lược cho công ty, chỉ ra được mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược nằm trong bốn khía cạnh của BSC. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một bảng các thước đo hiệu suất và các chương trình hành động giúp công ty In nhân dân Bình Định có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. - Đề tài: “ Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả 4 hoạt động tại công ty TNHH MTV hoa tiêu hàng hải KV VII” (2016) luận văn thạc sĩ của tác giả Huỳnh Thị Ty Na. Luận văn đã chỉ ra được sự cần thiết trong việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH MTV hoa tiêu hàng hải KV VII, khắc phục được những hạn chế của phương pháp đánh giá thành quả hiện tại. - “ Thực trạng áp dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm (Balance ScoreCard) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Hùng Cường và Bùi Văn Minh. Bài báo đã trình bày những yếu tố cơ bản nhất của phương pháp BSC và tập trung phân tích việc áp dụng phương pháp này tại 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu chung Vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chiến lược hoạt động kinh doanh của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến BSC và khả năng áp dụng BSC vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. - Mô tả và đánh giá thực trạng đánh giá thành quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định. - Vận dụng thẻ điểm cân bằng - BSC để đánh giá thành quả hoạt động năm 2016 của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định. - Đánh giá hiệu quả thực thi chiến lược của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định năm 2016 và đề xuất phát triển cho cả ngành thủy sản nói chung. 5 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở tập trung tìm hiểu, trả lời những câu hỏi như sau: 1) Lợi ích khi triển khai BSC ở ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định là gì? 2) Quy trình xây dựng BSC ở ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định? 3) Làm cách nào để duy trì và phát huy hiệu quả áp dụng BSC cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh và vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động ở bốn đơn vị chế biến thủy sản xuất khẩu. - Công ty CP thủy sản Bình Định (Bidifisco) - Công ty CP thực phẩm XNK Lam Sơn (Lam Son Fimexco) - Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn (Seaprodex) 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức xây dựng BSC để áp dụng trong quản lý hoạt động tại - Công ty CP thủy sản Bình Định - Công ty CP thực phẩm XNK Lam Sơn - Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này là nghiên cứu định tính về việc áp dụng một mô hình quản trị hiệu quả công việc toàn diện nhằm xây dựng một hệ thống các thẻ 6 điểm, trong đó xác định các viễn cảnh, mục tiêu, thước đo, chỉ tiêu, chương trình hành động để dựa vào đó tiến hành thực hiện, đo lường và quản lý việc thực thi chiến lược của 3 doanh nghiệp. Phương pháp truyền thống được sử dụng như: phương pháp thu thập số liệu, thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích, đánh giá. Phương pháp chuyên gia: thu thập ý kiến chuyên gia qua phỏng vấn. Để triển khai, việc thu thập số liệu cho quá trình nghiên cứu là một bước quan trọng, từ các nguồn dữ liệu như sau: Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các nghiên cứu và lý thuyết từ sách, bài báo khoa học, nghiên cứu về BSC, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2016; các chính sách về đào tạo; các chính sách nội bộ đối với người lao động, quy trình, thủ tục, quy định thuộc hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu sơ cấp gồm bảng khảo sát được thu thập từ việc sử dụng phương pháp phỏng vấn. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6.1. về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa về mặt lý luận cho những nghiên cứu về BSC và cụ thể việc ứng dụng BSC trong quản lý điều hành, thực thi chiến lược tại các công ty trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu. 6.2. về mặt thực tiễn: Luận văn vận dụng thẻ điểm cân bằng cho 3 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại Bình Định. Đây còn là nguồn tài liệu tham khảo cho 3 doanh nghiệp nói riêng và ngành chế biến thủy sản nói chung. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học. 7 7. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục...luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định. Chương 3: Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Định. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP THẺ • ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. •• 1.1. Tổng quan về phương pháp Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động. 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của thẻ điểm cân bằng. Phương pháp thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard (BSC) được phát triển từ những năm 1990 bởi các giáo sư trường đại học Harvard là Robert Kaplan- một giáo sư chuyên ngành kế toán và David Norton- một chuyên gia tư vấn. Lý thuyết này ra đời từ một công trình nghiên cứu 12 công ty nhằm khảo sát các phương pháp mới trong lĩnh vực đo lường hiệu suất. Cùng với Kaplan và Norton, các công ty tham gia nghiên cứu cho rằng những thước đo tài chính đối với hiệu suất đã ảnh hưởng đến khả năng tạo ra giá trị của chính công ty. Và giải pháp là thẻ điểm cân bằng- công cụ đề cao các thước đo hiệu suất và thu hút được các hoạt động xuyên suốt tổ chức. [14] BSC là một mô hình quản trị công việc hiệu quả toàn diện để thành công trong kinh doanh. Phương pháp này ra đời đánh dấu bước phát triển tiếp theo trong tiến trình phát triển chỉ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước Kaplan và Norton tin rằng nếu các doanh nghiệp muốn cải thiện hiệu quả quản lý các tài sản vô hình như: thương hiệu, sự trung thành của khách hàng, nguồn nhân lực, văn hóa, năng lực của tổ chức thì họ phải tích hợp việc đo lường các tài sản vô hình vào hệ thống quản trị của mình [15] . BSC với 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển đã giúp các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai, điều này đã giúp cho các tổ chức có được một hệ thống đo lường, đánh giá thành quả hoạt động không chỉ liên quan đến thước đo tài chính mà cả thước đo phi tài chính. Thước đo tài chính là phương pháp đo lường truyền thống song chúng mới chỉ tái hiện kết quả tài chính trong quá khứ, không chỉ ra được kết quả tài chính trong tương lai, không hỗ trợ nhiều cho việc cung cấp những định hướng sớm về khách hàng, chất lượng, các vấn đề về nhân viên hay cơ hội,...do đó mà chưa đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. BSC thực sự cần thiết cho các tổ chức, những gì mà BSC mang lại chính là phương pháp cân bằng chính xác và tổng thể của những thước đo tài chính với các yếu tố định hướng về kết quả tài chính trong tương lai của tổ chức. Do vậy, mục tiêu và lợi ích mà phương pháp BSC hướng tới đó là: thiết lập các mục tiêu về kết quả tài chính một cách cân đối hài hòa nhằm gắn kết định hướng chiến lược với các mục tiêu hoạt động, từ đó là cơ sở để đánh giá kết quả công việc cho các bộ phận và các nhân, giúp công ty phát triển một cách cân đối và bền vững. Khi BSC giành được sự quan tâm của hàng nghìn tổ chức trên toàn cầu như một công cụ chủ chốt trong việc thực thi chiến lược thì Kaplan và Norton lại tổng kết khái niệm này cùng nghiên cứu về nó trong cuốn sách được xuất bản năm 1996- The Balanced Scorecard (thẻ điểm cân bằng). Thực tế cho thấy, phương pháp BSC đã được khoảng 60% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 1000 ứng dụng và xem như công cụ chi phối của thế giới kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Bởi lẽ đó mà BSC được tạp chí Harvard Busuness Rewiew gọi là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 [18] 1.1.2. Khái niệm thẻ điểm cân bằng BSC là một hệ thống nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển. BSC cung cấp một khung mẫu giúp biến chiến lược thành các tiêu chí hoạt động như sau: QUI TRÌNH NỘI Bộ THỊ TRƯỜNG K. HÃNG Chúng ta tỏi ưu hoá qui trinh nòi bộ bâng cách nào đẻ thoa mãn khách hảng Chúng ta phái cung ứng dịch vụ và san phàm nào cho khách hang đẻ đạt được tàm nhin và mục tiêu Mục tiêu Mục tiêu Chi số J Biên pháp Chì Sũ Biện pháp L HỌC HÔIPHẤT TRIÉN ỉãng cách nảo chúng ta có thẻ thực hiện sự thay đôi và hoàn thiện đê đạt được tâm nhỉn và mục tiêu Hình vẽ 1.1: Mô hình chuyển chiến lược thành những hành động cụ thể của BSC (Nguồn: [14]) Với góc nhìn tài chính: “Để thành công trong viêc tạo hình ảnh của công ty trong con mắt cổ đông” cần phải đạt các mục tiêu về chiến lược năng suất cũng như chiến lược tăng trưởng doanh thu. [2] Với góc nhìn khách hàng: “Để đạt được tầm nhìn của công ty, chúng ta cần xuất hiện ra sao trước khách hàng”, do đó chúng ta phải đạt các mục tiêu về chất lượng, tính năng, giá cả, thương hiệu, hài lòng khách hàng. [3] Với góc nhìn về quy trình nội bộ: “Để thõa mãn cổ đông và khách hàng, những quy trình nào chúng ta cần làm xuất sắc”, do đó chúng ta phải đạt các mục tiêu về quy trình quản lý hoạt động, quản lý khách hàng, quản lý cải tiến đổi mới và quản lý quy định và xã hội. [4] Với góc nhìn về học hỏi và phát triển: “Để đạt được tầm nhìn của công ty, chúng ta sẽ tạo bền vững cho khả năng tạo thay đổi và cải tiến ra sao”, do đó chúng ta phải đạt các mục tiêu về vốn con người (kỹ năng, năng lực...), về vốn thông tin (bao nhiêu dữ liệu, công cụ phân tích dữ liệu gì? ứng dụng thông tin ra sao?) và vốn về tổ chức (khả năng lãnh đạo? Tính liên kết? Tính đồng đội? Văn hóa?) [5] Như vậy, BSC liên kết tất cả các chiến lược đang áp dụng trong doanh nghiệp từ tài chính, bán hàng, thương hiệu, sản phẩm, quản lý hoạt động sản xuất, quản lý khách hàng đến cải tiến sản phẩm, nhân sự... Khi đánh giá và xác lập BSC của một doanh nghiệp phải dựa trên bốn khía cạnh tài chính - khách hàng - quy trình hoạt động nội bộ - học hỏi và phát triển nhưng được xuất phát từ tầm nhìn - sứ mạng - giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy mối quan hệ nhân quả của nó đến kết quả của doanh nghiệp, chỉ cần không làm tốt một khía cạnh này nó sẽ dẫn đến hệ quả của khía cạnh khác. Nếu xét bốn khía cạnh từ trên xuống thì đó chính là mong muốn hay kế hoạch thực hiện. Còn từ dưới lên thì đó là triển khai thực hiện. Mối quan hệ ràng buộc này sẽ tác động đến hệ thống mục tiêu của toàn tổ chức. BSC giúp làm cân bằng giữa hai cái nhìn này và đánh giá toàn diện bốn khía cạnh để từ đó xác lập hệ thống mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của chúng. BSC có cấu trúc xuyên suốt từ sứ mệnh, các giá trị, tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thông qua bản đồ chiến lược thấy rõ được BSC trong bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển tương ứng với các mục tiêu, thước đo, các chỉ tiêu và các sáng kiến. Hình 1.2: Cấu trúc BSC (Nguồn: [14]) 1.1.3. Vai trò của thẻ điểm cân bằng. - BSC là một công cụ giúp xây dựng các mục tiêu và giải pháp chiến lược mang tính trọng tâm và tập trung gắn với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nói cách khác, BSC là các công cụ làm sắc bén chiến lược, giúp doanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan